THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ
 

 

Về Osho…

 

Osho, tên thật là Bhagwan Shree Rajneesh, nguyên là giáo sư Đại học giảng dạy bộ môn Triết học tại viện đại học University of Jabalpur, Ấn Độ trước khi trở thành một bậc Đạo Sư nổi tiếng trên thế giới mà cuộc đời và tư tưởng của ông -cũng giống như các nhân vật nổi tiếng khác- đă và đang là trung tâm của những tranh căi. Trong sự nghiệp văn chương và triết học đồ sộ của ông c̣n để lại, -gần bảy trăm tác phẩm- một số lượng lớn đă nói về Phật giáo, hoặc thuyết giảng những kinh sách Phật giáo. Những tư tưởng, những phát biểu ngợi ca Phật giáo của Osho –trên tinh thần phóng khoáng của một giáo sư Triết học, có thể đă làm một số Phật tử tự xem ḿnh là chính thống không hài ḷng, cho rằng ông đă không phản ảnh đúng giáo lư nhà Phật, hay nặng nề hơn, xuyên tạc Phật giáo. Đồng thời, với tinh thần phê phán triệt để của một vị Đạo Sư nhằm khai mở nguồn suối tâm linh, đưa con người đến ánh sáng giác ngộ, Osho cũng đă tỏ ra không hề nhượng bộ trước những kẻ đang sống bám vào dịch vụ tôn giáo, những thế lực, tổ chức chính trị núp bóng tín ngưỡng trong âm mưu nô lệ hoá con người… Để phản ứng lại, họ chụp cho ông đủ mọi thứ mũ, cụ thể như cho rằng ông là người đang cổ xúy t́nh dục, và đủ mọi thứ nhăn hiệu chính trị khác.

 

Thế nhưng một câu hỏi không thể không được đặt ra: Thế nào, và trên tiêu chuẩn nào th́ được xem là chính thống?

Khi Phật Giáo đến Trung Hoa và phát triển đến giai đoạn cực thịnh nhất, các tông phái đua nhau xuất hiện. Có thể nói đây là thời kỳ “Trăm Hoa Đua Nở” của Phật Giáo Trung Quốc. Cái vườn hoa bát ngát tư tưởng này đă có những cống hiến tích cực cho xă hội, nhân sinh, không phải chỉ riêng cho Trung Quốc mà là chung cả vùng Tây Á. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không tạo nên những cái nhíu mày của thành phần thủ cựu, bảo thủ trong Phật Giáo, thành phần tự xem ḿnh là chính thống. Một câu hỏi được nêu ra –cũng là một câu hỏi muôn đời: Những pháp môn hành tŕ này có hoàn toàn phản ảnh đúng tư tưởng của giáo lư nhà Phật hay không? Có bao nhiêu phần trăm Phật Giáo trong những pháp môn tu hành này?

Câu hỏi tương tự này một lần nữa cũng được đặt ra cho Phật Giáo Nhật Bản khi các tông phái Tịnh Độ Chơn Tông và Nhật Liên Tông -sau này phát triển thành phong trào SOKA GAKKAI- ra đời. Đối với Nhật Liên Tông, câu hỏi này c̣n được nêu lên một cách gay gắt và sắt máu hơn. Để duy tŕ sự "chính thống" của ḿnh, các tông phái Thiền, Tịnh Độ và Luật Tông của Nhật Bản đă tập hợp hàng ngàn đệ tử, tổ chức một cuộc phục kích với một rừng gươm giáo, và tên bắn như mưa quyết tiêu diệt cho kỳ được người sáng lập Nhật Liên Tông, Nichiren Daishonin,  và môn đệ. Daishonin đă thoát chết trong cuộc mưu sát này như một phép lạ.

Không phải chỉ ở Trung Hoa hay Nhật Bản mà bây giờ tại Việt Nam, ngay trong thế kỷ này, người ta thấy câu hỏi trên cũng được thành phần tự nhận là "chính thống" đặt ra với Phật Giáo Ḥa Hảo, thậm chí họ c̣n đệ đơn lên chính quyền đương nhiệm xin giúp đỡ họ xoá dùm hai chữ Phật Giáo trong Phật Giáo Ḥa Hảo v́ cho rằng Phật Giáo Hoà Hảo không phải là Phật Giáo!

Thế nhưng, có lẽ câu hỏi này cũng nên được đặt ngược trở lại với những người tự nhận rằng ḿnh là chính thống: Có bao nhiêu phần trăm Phật giáo ở trong họ? Đại Thừa há đă chẳng từng bị người anh em Nguyên Thủy xem là Bà La Môn đội lốt? Và ngay trong nội bộ của Phật Giáo Đại Thừa, cũng đă từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc tranh căi kịch liệt giữa những vị đại luận sư, có lúc các ngài c̣n nặng lời với nhau, cụ thể như ngài Thanh Biện, một vị luận sư lẫy lừng của Trung Quán đă lên án một cách nặng nề phái Duy Thức rằng “học thuyết của trường phái Duy Thức đă được bày đặt ra “một cách vô liêm sỉ” bởi Vô Trước và những kẻ theo đuôi, trên cơ sở hoàn toàn nhận thức sai lầm về một số nội dung kinh điển Phật giáo.” (1) Tất cả những vấn nạn này nói chung đều được bắt nguồn từ tinh thần cố chấp, bảo thủ, cục bộ, tông phái luôn luôn cho rằng tư tưởng của ḿnh, của phe ḿnh là đúng, là chính thống, là chân lư c̣n bất cứ những ai không theo quan điểm của phe phái ḿnh là tà, là ngụy! Tinh thần này rơ ràng đă hoàn toàn phản lại tinh thần bao dung, nhân bản và khai phóng của đạo Phật.

 

Để trả lời những cáo buộc về chủ trương cổ xúy t́nh dục, Osho minh thị: “Người ta nghĩ là tôi đang rao giảng về t́nh dục. Không phải vậy, tôi là một trong những người rao giảng Thượng Đế (2). Nếu tôi có nói những chuyện liên quan đến t́nh dục, dĩ nhiên là phải có lư do –mà cái lư do chính là tôi muốn rằng bạn phải hiểu biết về nó trước khi quá trễ. Hiểu biết về nó, hiểu biết một cách hoàn toàn, trực diện với nó và kết thúc với nó. Bạn phải đi vào t́nh dục trong suy niệm, trong cảnh báo, tỉnh thức –đó là cách thức tiếp cận của mật tông, đó là phong thái của mật tông. Thể nhập vào đó và chứng nghiệm. Một khi bạn hiểu biết cặn kẽ một cái ǵ đó, có nghĩa là bạn được hoàn toàn tự do không c̣n vướng bận đến nó nữa. Từ kiến thức, đến hiểu biết, rồi giải phóng.” (3)

Osho đă giải thích rơ ràng hơn: “Tất cả những nỗ lực của tôi ở đây là làm cho các bạn trở nên chán ngán t́nh dục. Bởi v́ chỉ khi nào bạn chán ngán t́nh dục, bạn mới quay trở về lại với Thượng Đế, và không hề có chuyện ngược lại. Một người bị ẩn ức sinh lư sẽ vẫn c̣n quan tâm đến t́nh dục măi, đó là lư do tại sao tôi chống lại sự ức chế. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng đó là lô-gíc của tôi, sự tính toán của tôi. Một người bị ức chế sinh lư sẽ vẫn c̣n quan tâm đến t́nh dục, vẫn bị ám ảnh bởi t́nh dục, thế nên tôi nói rằng bạn cứ việc thanh thoả với t́nh dục đi và rồi ngay sau đó bạn sẽ chán, chuyện đó sẽ chấm dứt. Và khi bạn đă thanh thoả xong với nó, t́nh dục mất tất cả ư nghĩa của nó rồi, th́ đó chính là ngày trọng đại, là giây phút lớn lao nhất trong đời bạn. Lúc đó bạn trở nên quan tâm đến Thượng Đế, điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.” (4)

Đó là con đường từ dục đến vô dục của Osho. Như Yagyu, một vị Thiền sư đă nói, “Bạn hăy cứ để cho ḿnh đi với dục. Sống với nó, làm bạn đồng hành với nó. Đó cũng là một cách thế để loại trừ nó.”

 

Xuyên suốt qua các tác phẩm của Osho người ta thấy đều toát ra một thông điệp chính: Thông điệp giải phóng con người. Ông mang cho ḿnh sứ mạng của một kẻ giải phóng nô lệ, đưa con người thoát ra khỏi những trói buộc, áp bức của tư tưởng; những bức tường, những rào chắn của định kiến đă được dựng lên chung quanh và trong họ từ bao đời.  Giải phóng con người có nghĩa là giúp cho họ nhận ra được những khả năng tiềm ẩn ở trong họ, sử dụng được chúng như là của riêng ḿnh. Và sứ mệnh của một vị Thầy thực sự, những nỗ lực chính của ông ta là t́m cách tạo điều kiện cho môn sinh đứng vững trên đôi chân ḿnh, để họ trở thành độc lập, trở thành chính họ. Một cái nh́n thấu suốt vào sinh thể như thế được gọi là thân chứng, là đạt ngộ, tức là sự tỉnh thức từ sau một cơn mê dài. Osho là người tiếp tục đi khai triển cái thông điệp của Đức Phật Thích Ca đă nói với nhân loại hơn hai ngàn năm trăm năm trước: “Các người hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi.” Nhưng vấn nạn chung của con người trên b́nh diện tâm linh, tư tưởng, do bị điều kiện hoá, thường có khuynh hướng thích được sống trong nô lệ hơn là được giải phóng. Con người thường cảm thấy thoải mái đi van vái những gốc đa, những ông Trời, những Thượng Đế hơn là đi t́m cầu giác ngộ. Họ cần những cái nạng chống. Từ đó trên thế gian mới nảy sinh ra một giai cấp tự nhận ḿnh là thông dịch viên chính thức của Thượng Đế, của Chúa, của Phật -những thông dịch viên hữu thệ! Họ là những người phục vụ cho những cơ chế đă được thiết định. Họ ru ngủ kẻ nô lệ, họ cấu kết với kẻ thống trị, và như thế, số phận của nhà giải phóng đă được an bài. Không bị đóng đinh trên thập tự th́ cũng được đưa lên giàn hỏa. Osho may mắn hơn và nhiều lần ông đă ngạc nhiên tự hỏi: “ họ đă để cho chúng ta sống yên cũng đă là một phép lạ. Cũng chỉ là chuyện chẳng đặng đừng thôi v́ thời buổi này người ta đâu có thể giết người theo cái kiểu mà họ đă đóng đinh Chúa Giêsu hay bắt Socrates uống thuốc độc.”

 

Một nhà văn của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm trước đây đă viết một truyện ngắn ẩn dụ đầy ư nghĩa có tựa đề là "Con ngựa già của chúa Trịnh." Chuyện kể rằng Chúa Trịnh rất thích ngựa đẹp. Con ngựa được tuyển để chạy xe cho Chúa là con ngựa thuộc loài giống tốt. Nó được nuôi dưỡng để làm một nhiệm vụ duy nhất là kéo xe cho Chúa. Từ nhỏ nó đă được gắn hai tấm mạng để che mắt hai bên. Từ đây nó không c̣n được phép nh́n đi bất cứ nơi đâu mà chỉ nh́n về một hướng. Không có một con đường nào khác ngoài con đường trước mặt. Ngày hai buổi đi về trên lối ṃn cũ, trên một con đường nó đă thuộc nằm ḷng. Bao nhiêu năm như thế. Con đường này đă trở thành chân lư, không có một sự thật nào khác ngoài con đường này. Chân lư cụ thể như vậy cho nên dầu có nhắm mắt lại nó cũng không bao giờ đi chệch ra một bước. Rồi đến một ngày khi  nó già yếu không c̣n kéo xe được nữa, người mă phu cho tháo hai tấm che ở hai bên mắt ra. Con ngựa già của chúa Trịnh vô cùng ngạc nhiên -và hoảng hốt- khi khám phá ra rằng chân lư không phải chỉ là một lối ṃn duy nhất mà trong bao nhiêu năm qua nó cắm cúi đi về. Hai bên đường c̣n có biết bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ, thế giới chung quanh thật mênh mông và huyền diệu biết bao.

Đây là một ẩn dụ chính trị, nhưng đồng thời cũng là một ẩn dụ về tâm linh, đời sống, và con người. Tôi không c̣n nhớ rơ câu chuyện được kết thúc như thế nào và tôi cũng không có nhu cầu phải t́m hiểu số phận của những con ngựa già của cúa Trịnh. Có thể có những con -một số rất ít- cảm thấy hân hoan trước những khám phá mới, chúng cảm ơn đời và sống hạnh phúc với những ngày c̣n lại. Có thể chúng sẽ vào chùa đi tu v́ đă quá già để đi làm cách mạng! Nhưng số rất đông c̣n lại sẽ vô cùng đau khổ. Chúng sẽ đi đứng rất lạng quạng và có thể sẽ bị té xuống hố không chừng. Chúng sẽ rất oán hận và nguyền rũa những người đă mở mắt chúng và vô cùng tiếc nuối những ngày đi về trên lối ṃn cũ với tấm mạng che mắt ở hai bên! Osho đă đi làm công việc giải phóng "những con ngựa già của chúa Trịnh." Ông nhận được những lời tán dương và cũng không thiếu những lời nguyền rũa!

 

Gần đây, một số tác phẩm của Osho đă được chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm giới thiệu đến độc giả và đặc biệt là giới Phật tử một cái nh́n mới mẻ, thơ mộng về tư tưởng Phật giáo, về Thiền tông. Trong số những công tŕnh đó phải kể đến bộ Kinh Pháp Cú do Sư bà Trí Hải ở trong nước dịch và Sư cô Minh Tâm ở hải ngoại với một số tác phẩm khác. Cũng trong chiều hướng này, chúng tôi hôm nay xin được giới thiệu đến độc giả cuốn  thứ nhất trong bộ “Thiền: Con Đường Nghịch Lư” gồm ba cuốn của Osho. Đây là một tập hợp gồm những bài giảng, những câu hỏi đáp được kết tập lại chung quanh đề tài Thiền học mà trong đó, Osho đă chỉ ra cho con người một nghệ thuật sống Thiền để có thể hoà điệu, trôi theo cùng với nhịp đời đang tuôn chảy, và quan trọng hơn, chuẩn bị cho những người t́m cầu giác ngộ một hành tŕnh tâm linh để có thể làm một bước nhảy quyết liệt vào Tánh Không, một bước nhảy tự sát, tan hoà vào Nhất Thể, chan hoà cùng vạn hữu, hoà nhịp cùng khúc luân vũ của toàn vũ trụ. Cái Tánh Không đó, bạn không thể t́m kiếm nó ở bất cứ nơi đâu, không thể t́m cầu ở bất cứ ai, không ở Thượng Đế, không ở Chúa, ở Phật ... Nó ở ngay trong bạn. Trong vô niệm. NGAY BÂY GIỜ và TẠI ĐÂY. 

Những bài giảng về Thiền trong “Thiền: Con Đường Nghịch Lư” được điểm xuyết thêm một chút khôi hài duyên dáng bởi những câu chuyện tiếu lâm, những chuyện tiếu lâm có thể làm cho các nhà đạo đức nhăn mặt, nhưng đó là một trong những sở trường của Osho, v́ ông cho rằng Thiền không hề mang một khuôn mặt chảy dài nghiêm trọng, và chỉ có Thiền là tôn giáo duy nhất trêmn thế giớ này đă và sẽ mang đến cho con người những nụ cười, có khả năng biến cải đời sống này thành một ngày lễ hội. Và từ đó, Osho đă đi đến một kết luận dứt khoát rằng, Thiền sẽ là một tôn giáo của tương lai, một tôn giáo phổ quát của nhân loại. Thực tế đă và đang chứng minh điều ông nói.

 

Cuối cùng, một điều cũng xin được thưa với độc giả rằng, Phật giáo không phải của riêng ai, cũng không ai có thể đại ngôn nói rằng chỉ có ḿnh là hiểu đúng giáo lư của Đức Phật, và dành cho ḿnh cái độc quyền diễn giải tư tưởng của Ngài. Từ xưa đến nay, Phật giáo –trong đó có Phật Giáo Việt Nam- đâu có nhu cầu cần thiết phải dựng lên những rừng gươm giáo để bảo vệ cái mà ḿnh cho là chính thống? Đâu có cần những cảnh sát tôn giáo theo kiểu những ông đạo Taliban và cũng không hề có nhu cầu đào tạo ra những ông quan kiểm tục mới. Chiếc áo màu vàng tự nó đă đẹp, tự nó đă toát ra mùi hương, ánh sáng của giác ngộ. Đâu có cần phải tranh nhau để nói rằng chỉ có màu vàng của chiếc áo mà tôi đang mặc mới đúng là màu vàng của chiếc y mà Đức Phật đă bận lúc c̣n tại thế? Người Phật tử chân chính chỉ cần đi trong chánh niệm, vơ trang bằng chánh kiến, chánh tư duy và bằng lời Phật dạy trong kinh Kalama:

"Này các người Kàlàma, đừng tin v́ nghe nói lại, đừng tin v́ theo phong tục, đừng tin v́ nghe tin đồn, đừng tin v́ kinh điển truyền tụng, đừng tin v́ lư luận, đừng tin v́ công thức, đừng tin v́ có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin v́ phù hợp với định kiến; đừng tin v́ phát xuất từ nơi có uy quyền, đừng tin v́ Sa môn là bậc đạo sư của ḿnh.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự ḿnh biết rơ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hăy từ bỏ chúng!”

Như vậy tại sao chúng ta lại không thong dong tự tại, để cưởi ngựa xem hoa, dạo chơi trong vườn hoa tư tưởng. Hăy để cho những con ngựa già của chúa Trịnh chết trong b́nh an với cặp kiếng che. Và bây giờ hăy để cho những tác phẩm của Osho nói lên tư tưởng của ḿnh. Trong tinh thần đó, xin được giới thiệu đến độc giả "Thiền con đường của nghịch lư " của Osho. Cũng trong tinh thần đó, mời bạn bước vào thế giới của Thiền, với cung cách của Bồ Đề Đạt Ma, một chiếc giày ở trong chân, và một chiếc giày đội trên đầu. Hay như thông điệp cuối cùng được ghi lại trên bia mộ của Osho, do đích thân ông viết:

OSHO

Không sinh không diệt

Chỉ đến viếng thăm hành tinh trái đất này trong khoảng từ

11/12/1931-19/01/1990

 

Xin lỗi bạn đọc, có lẽ tôi đă hơi dông dài.

"Đạo vốn không lời" - Như Bồ Đề Đạt Ma đă nói.

 

Tâm Hà Lê Công Đa

 

CHÚ THÍCH:

 (1) Tánh Và Tướng. Vấn Đề Nhị Đế trong Tứ Đại Thuyết Phái Phật Giáo. Prof. Guy Newland, Ph.D.

(2) Từ Thượng Đế ở đây không mang ư nghĩa của Thượng Đế trong các tôn giáo độc thần. Đây là một khái niệm để chỉ cái bản tánh của muôn loài. Đối tượng giảng pháp của Osho là người Tây phương, ông dùng từ Thượng Đế để cho họ dễ hiểu hơn.

(3&4) Zen, The Path of Paradox. Osho. P. 67.

 

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

 

This site was last updated 08/15/05