Nhịp Đập của Vũ Trụ
Xưa có một người đang đứng trên một đỉnh đồi cao. Ba người khách bộ
hành đi ngang qua trông thấy ông ta từ đằng xa và bắt đầu lên tiếng
tranh căi. Một người cho rằng, “Có lẽ ông ta đang lạc mất con gia súc mà
ông ta ưa chuộng.” Người kia căi lại, “Không đâu, chắc là ông ta đang
trông chờ người bạn đấy thôi.” Người thứ ba không đồng ư: “Ông ta lên
đứng đó để thưởng thức không khí trong lành đó mà.”
Ba người bộ hành chẵng ai đồng ư với ai và tiếp tục căi nhau cho đến
khi họ lên đến đỉnh đồi chỗ người kia đang đứng. Người thứ nhất lên
tiếng hỏi: “Này ông bạn, đứng trên đỉnh đồi trông ngóng, phải chăng ông
bạn bị lạc mất con gia súc nào chăng?” “Thưa Ngài, tôi không lạc mất
con gia súc nào cả.”
Người kia hỏi tiếp: “Thế chắc là ông bị lạc mất người bạn chứ ǵ?”
“Thưa Ngài, tôi cũng chẳng có người bạn nào bị lạc cả.”
Người thứ ba hỏi: “Như vậy chắc ông bạn đang đứng hóng gió ?” “Không
phải vậy đâu, thưa Ngài.”
“Tất cả các câu hỏi của chúng tôi ông bạn đều trả lời là không phải,
vậy ông bạn đứng đây làm ǵ vậy?”
Người đàn ông trên đồi trả lời: “Th́ chỉ đứng chơi vậy thôi mà.”
Thiền là ǵ? Thiền là sống trong một sự ḥa điệu -cả nội tại lẫn ngoại
giới. Thiền là sống trong t́nh trạng chan ḥa. Thiền là hoà điệu sống.
Con người lạc lối v́ đă đánh mất sự hoà điệu này. Y ở trong t́nh trạng
bị xâu xé; bị lôi đi mọi hướng khác nhau trong cùng một lúc. Y không c̣n
là một cá thể mà đă trở thành người của đám đông. Đám đông th́ không c̣n
ở trong thiền. Không là đám đông mà chỉ là một tức là ở trong thiền. Lúc
đó chỉ có một thực thể duy nhất và ngay cả cái duy nhất này cũng không
c̣n tồn tại nữa… Đông phương gọi t́nh trạng này là bất nhị, không phải
là nhất thể. Chúng ta đă phải tạo ra hai chữ “bất nhị” này để diễn tả,
để chỉ rơ rằng đây không phải là nhị nguyên, thế thôi. Hai không c̣n
hiện hữu, cái đám đông tan biến đi, và dĩ nhiên cùng với cái đám đông,
cái nhất thể cũng ta biến theo. Cái một chỉ hiện hữu trong cái nhiều.
Thông thường con người là đám đông, là tập thể. Con người không hề là
chính nó bởi v́ ở hắn không có sự hợp nhất. Tất cả chỉ là những mảnh vụn,
không được hợp thành, không bao giờ là một khối.
Thiền là trở thành một khối và khi bạn là một khối nguyên vẹn, bạn trở
nên an lạc.
Thế nên điều trước tiên là người ta phải đạt đến sự hoà điệu này ngay
chính từ trong nột tâm và rồi sau đó ra ngoại giới. Bản thân y trước hết
phải trở thành một khối ḥa điệu để có thể bắt đầu có cùng chung một
nhịp đập với một khối ḥa điệu lớn hơn của vạn hữu.
Như vậy Thiền bao gồm hai bước đi. Bước thứ nhất là không có sự xung đột
nội tại, không cho phép một cuộc chiến nào kéo dài âm ỉ ở trong bạn -giữa
tâm và thân, giữa lư trí và cảm xúc, giữa cảm xúc và dục tính. Thế nhưng
cuộc chiến vẫn cứ tiếp tục không bao giờ ngưng nghỉ -bạn có để ư đến
điều này không? Một cuộc chiến cứ liên tục tiếp diễn không bao giờ
ngừng.
Dĩ nhiên làm thế nào bạn có thể hạnh phúc được. Trừ phi những thành phần
tranh chiến này ở trong bạn chịu ôm lấy nhau, chấm dứt chiến đấu, yêu
thương nhau, tan hoà vào nhau, không cách ǵ bạn có thể có được hạnh
phúc. Hạnh phúc lúc đó chỉ c̣n là một mối hy vọng. Phải nên hiểu rằng
hạnh phúc luôn là chiếc bóng của sự hoà điệu, nó theo sát sự ḥa điệu
đến khắp mọi nơi. Ngoài ra không c̣n một cách thế nào khác để đạt đến
hạnh phúc. Trừ phi bạn trở thành một khối ḥa điệu, cho dù bạn có cố
gắng cách mấy đi nữa rồi bạn cũng sẽ chỉ gặt lấy sự phiền toái bực bội
ngày một nhiều hơn, rồi sẽ rơi vào những khổ đau bất tận. Giống như một
cái bóng theo đuổi bạn, hạnh phúc chỉ theo sát khi bạn là một khối ḥa
điệu thống nhất.
Như vậy bước thứ nhất diễn ra ở ngay trong chính bạn –và khi bạn trở nên
cùng chung một nhịp đập không c̣n sự chia cách, một luồng sóng năng
lượng không c̣n sự đối kháng, không thấp hơn cũng không cao hơn, không
chọn lựa, không đánh giá, cũng không phán xét, một cách đơn giản khi bạn
chỉ là một, lúc đó bước thứ hai xảy đến. Khi bạn trở thành một, bạn mới
có thể thấy được nhất thể -chỉ lúc đó nó mới có thể được nh́n thấy. Đôi
mắt của bạn đă trở nên sáng tỏ, mọi chuyện đều rơ ràng. Khi bạn là một
bạn sẽ thấy được cái nhất thể bao quanh bạn. Bây ǵờ th́ bạn hiểu được
ngôn ngữ của nhất thể. Cái ngôn ngữ của đám đông đă biến mất -tiếng động
hỗn tạp kia không c̣n nữa, bạn đă thoát ra khỏi nhà thương điên, cơn ác
mộng xưa đă chấm dứt. Bạn ở trong tĩnh lặng. Từ trong tĩnh lặng này bạn
có thể tan hoà vào vạn hữu; và bây giờ th́ bạn có thể hoà điệu với nhịp
đập chung của toàn vũ trụ. Đây là bước thứ hai của thiền.
Bước thứ nhất tương đối khó khăn, bước thứ hai th́ dễ dàng hơn. Bước thứ
nhất đ̣i hỏi nhiều cố gắng, một nỗ lực lớn lao; bước thứ hai hoàn toàn
đơn giản, nó đến một cách hầu như tự động. Bước thứ nhất giống như một
người mù đang được giải phẫu đôi mắt. Bước thứ hai là lúc giải phẩu xong:
đôi mắt đă lành, người mù mở mắt ra và trông thấy ánh sáng, một thế giới
tràn ngập ánh sáng, và hàng triệu niềm vui ̣a vỡ chung quanh y với màu
sắc, ánh sáng, với bao nét diễm kiều, với thiên h́nh vạn trạng.
Bước thứ nhất cần nỗ lực, bước thứ hai đến một cách tự nhiên. Bước thứ
nhất giống như yoga, bước thứ hai là Thiền -hoặc nếu so sánh một cách
thời thượng, bước thứ nhất giống như Gurdjieff
(1) và bước thứ hai giống như Krishnamurti
(2). Đó là lư do tại sao tôi gọi thiền là
tuyệt đỉnh. Thiền là tiếng nói cuối cùng. Yoga chỉ mới là bước đầu của
cuộc hành tŕnh, Thiền là bước kết thúc.
Khi bạn trở thành một bỗng dưng bạn thấy được cái nhất thể bao quanh,
tất cả mọi vật cản hoàn toàn biến mất. Lúc này chẳng c̣n “ta” cũng chẳng
c̣n “ngươi”, chỉ c̣n duy nhất là Thượng Đế hay chân lư hay đại định hay
bất cứ danh từ nào mà bạn thích –niết bàn chẳng hạn. Thiền giả gọi t́nh
trạng này là konomama hay sonomama –đó là t́nh trạng như
thị, là chân như, tagatha. Một chính là như thị, là vô tác, vô
niệm, vô cảm thọ. Cái như thị này là kinh nghiệm rốt ráo về cực lạc.
Ngoài ra không c̣n ǵ khác nữa. Đấy là mục tiêu. Để đạt đến cái như thị
này là một nỗ lực kiếm t́m không ngưng nghỉ của mọi con người.
Nhưng trước khi có thể biết được làm cách nào để đạt đến sự hoà điệu nội
tâm này chúng ta cần phải nh́n một cách thấu đáo bằng cách nào chúng ta
đă biến thành một cái đám đông bát nháo như thế. Bằng cách nào cái tai
ương này lại đổ xuống đầu chúng ta như thế? Ai tạo ra chuyện đó và nó
được tạo ra như thế nào. Trừ phi chúng ta biết nó được tạo ra như thế
nào, không cách ǵ chúng ta có thể loại bỏ được nó.
Có một lần trong buổi thuyết pháp vào buổi sáng, Đức Thế Tôn cầm trên
tay một chiếc khăn tay. An vị trước mười ngàn tăng chúng, Ngài bắt đầu
thắt nút chiếc khăn. Mọi người đều rất ngạc nhiên -họ chưa hề thấy Ngài
làm như thế bao giờ. Phật đang làm ǵ vậy? Không lẽ Ngài đă quên mất
buổi thuyết pháp sáng hay sao? Nhưng do ḷng tôn kính Phật, tăng chúng
đều yên lặng theo dơi việc làm của Ngài.
Đến nút thứ năm th́ Phật dừng tay rồi hỏi thính chúng: “Ta muốn tháo gỡ
những nút buộc này ra, nhưng trước khi làm chuyện này ta muốn nêu lên
hai câu hỏi: Thứ nhất, chiếc khăn này có phải cùng một chiếc khăn trước
khi thắt nút hay không?”
Một trong những vị đại đệ tử của Phật, ngài A Nan thưa: “Bạch Đức Thế
Tôn, trên một phương diện nào đó, nó chẳng khác, bởi v́ những nút thắt
không làm thay đổi tánh chất của chiếc khăn. Chúng không thêm vào cũng
không hủy diệt cái ǵ cả. Chiếc khăn vẫn giống y như cũ, phẩm chất của
nó chẳng hề đổi thay, nó vẫn là chiếc khăn trước đây. Thế nhưng trên một
phương diện khác nó không giống với chiếc khăn cũ, đă có một vài thay
đổi. Giá trị căn bản của nó có thể vẫn y nguyên thế nhưng bây giờ có một
vài yếu tố mới: năm cái nút thắt. Nó đă được cột chặt lại với nhau thế
nên nó không c̣n tự do nữa. Tự do đă bị đánh mất. Chiếc khăn vẫn là
chiếc khăn cũ nhưng là một kẻ nô lệ.”
“Đúng vậy, A Nan,” Phật tiếp, “Đó là điều mà ta muốn nói cùng đại chúng.
Khi một người bị chia cách, trên phương diện nào đó thoạt trông chẳng có
ǵ thay đổi nhưng thật ra y chẳng c̣n là con người cũ trước đây. Y đă
mất đi tự do, mất đi sự ḥa điệu –cơ bản th́ chẳng có ǵ thay đổi. Các
ngươi vẫn là những thượng đế, nữ thần, không ǵ thay đổi cả, nhưng đó là
những thượng đế bị cầm tù. Một vài cái nút thắt đă đến trong đời. Trên
cơ bản, ta và các ngươi đều hoàn toàn tự do, nh́n một cách hiện sinh ta
và các ngươi đang ở cùng một chỗ, thế nhưng trên b́nh diện tâm lư ta và
các ngươi không ở cùng một nơi, các ngươi không là ta. Trên mặt hiện
sinh chúng ta đều là những vị Phật, trên mặt tâm lư chúng ta đang sống
trong những thế giới khác biệt, riêng tư… những cái nút thắt.”
Rồi Phật hỏi tiếp câu hỏi thứ hai, “Này đại chúng, đây là câu hỏi khác:
Nếu ta muốn tháo gỡ những nút thắt này ra, ta nên làm như thế nào?” Một
vị đại đệ tử khác, Xá Lợi Phất, đứng dậy cung kính thưa, “Bạch Đức Thế
Tôn, nếu Ngài muốn tháo gỡ những nút thắt này hăy để cho con đến gần để
quan sát chúng. Bởi v́ trừ phi con biết chúng được thắt như thế nào th́
mới có thể tháo gỡ chúng ra được. Phải hiểu phương cách ǵ được dùng để
thắt nút. Phải hiểu chúng được tạo ra như thế nào. Khi hiểu được như vậy
rồi mới có thể tháo gỡ chúng. Hăy để cho con đến gần hơn. Thế Tôn đừng
làm bất cứ điều ǵ trước khi con trông kỹ chúng, bởi v́ nếu Ngài làm
chuyện ǵ khác trước khi biết những cái nút thắt này đă hiện hữu như thế
nào, có thể Ngài sẽ tạo ra thêm những nút thắt vi tế khác. Công chuyện
sẽ khó khăn thêm và không chừng ta sẽ không thể tháo gỡ chúng ra được.”
“Đúng vậy, Xá Lợi Phất,” Đức Phật trả lời, “Đó đúng là điều mà ta muốn
nói.”
Trước khi một người muốn hiểu bằng cách nào để đạt đến đích, y phải hiểu
rằng y đang thiếu cái ǵ. Những ǵ là nguyên nhân của khổ nạn? Tại sao
ta lại trở thành bị phân liệt? Bằng cách nào chuyện bất khả này lại xảy
ra –khi t́nh trạng bất khả phân lại trở thành phân liệt, khi cực lạc
biến thành khổ đau, khi những thượng đế lại bị giam hảm? Nó đă xảy ra
như thế nào?
Cái “thế nào” này cần phải được t́m hiểu thật thấu đáo, thế nên trước
tiên ta sẽ đi sâu vào cái “thế nào”.
Chúng ta có thể bắt đầu với Plato (3).
Ông ta là người xây đắp nền móng của ư thức hiện đại về lănh vực này.
Với Plato sự phân liệt bắt đầu một cách khá rơ ràng và đầy luận lư. Vấn
đề này có thể đă hiện hữu từ trước nhưng chưa hề được nghiên cứu trên
căn bản luận lư, chưa hề được hỗ trợ bởi một bậc kỳ tài như Plato. Kể từ
đó, trong suốt hai ngàn năm, vấn đề phân liệt hầu như đă được mọi người
tin tưởng. Và nếu bạn tin vào một cái ǵ đó trong suốt hai ngàn năm, nó
trở thành hiện thực. Niềm tin có khuynh hướng biến thành thực tế. Được
ru ngủ bởi niềm tin và rồi ngày qua ngày chúng vận hành cứ y như thật.
Theo Plato, cách ứng xử của con người được bắt nguồn từ ba nguồn mạch
chính: Kiến thức, t́nh cảm và dục vọng. Đây được xem như là chỉ dấu đầu
tiên về sự phân liệt cụ thể trong con người. Con người được phân chia ra
làm ba khu vực: Kiến thức, t́nh cảm và dục vọng. Kiến thức phát xuất từ
cái đầu, t́nh cảm từ trái tim và dục vọng từ chỗ thắt lưng –cái đầu,
trái tim và bộ phận sinh dục, đây là ba khu vực phân cách. Dĩ nhiên cái
đầu là cao hơn hết, trái tim ở ngay giữa và bộ phận sinh dục là thấp
nhất.
Con người sống với bản năng sinh dục được coi là loại người thấp kém
hơn cả; ở Ấn Độ, họ được gọi là shudra, kẻ tiện dân. Con ngựi
sống với trí óc được xem như là loại người cao quư nhất, họ được gọi là
Brahmin, Bà La Môn. C̣n tất cả những người khác ở lưng chừng
khoảng giữa -với những cấp độ t́nh cảm khác nhau.
Ba khu vực này không phải đơn thuần là sự tin tưởng. Nó đă thấm sâu vào
ư thức con người đến nỗi bây giờ ư thức con người xem như dược hiện hữu
với ba bộ phận trên. Thế là bạn đă bị phân liệt, bạn không c̣n là một
khối nguyên vẹn; bạn là ba, bạn trở thành ba ngôi nhất thể. Bạn mang ba
khuôn mặt khác nhau. Một là khuôn mặt tính dục rất mực riêng tư mà bạn
luôn dấu kín trong bóng tối. Thứ hai là khuôn mặt t́nh cảm tuy không đến
nỗi riêng tư nhưng vẫn là riêng tư –v́ rất hiếm khi mà bạn biểu lộ ra.
Trước cái chết của ai đó, bạn than khóc, điều khả dĩ được chấp nhận, c̣n
b́nh thường ra bạn không làm chuyện này, đôi khi c̣n xem như là chuyện
đàn bà v́ cho rằng đàn bà là sinh vật thấp kém hơn đàn ông.
Chủ nghĩa sô-vanh trọng nam hiện hữu khắp nơi. Người đàn bà không được
xem là người bà la môn, nhiều tôn giáo khước từ vai tṛ của người phụ nữ
-cho rằng họ không thể vào nước Trời như là một người nữ. Để được vào
đây, trước tiên họ phải sinh ra như một người nam, như vậy mới có đủ tư
cách. Chỉ có người nam mới vào được nước thiên đàng. Phụ nữ là một sinh
vật thấp kém. Người phụ nữ chỉ có hai trung tâm, tính dục và t́nh cảm -họ
không có cái đầu, không có bộ năo, không có trí óc. Như vậy, dĩ nhiên họ
cứ việc tha hồ mà khóc lóc, cười giỡn, tỏ bày t́nh cảm một cách tự nhiên.
Đàn ông th́ rất hiếm khi cho phép t́nh cảm của ḿnh được biểu lộ như thế.
Tính dục hoàn toàn tuyệt đối riêng tư; t́nh cảm th́ nửa công nửa tư, c̣n
trí óc th́ tuyệt đối công khai. Đây là cái mà bạn luôn đem ra phô trương,
trưng bày khắp mọi nơi. Lư trí, luận lư, kiến thức -tất cả những cái đó.
Sau hai ngàn năm, Sigmund Freud một lần nữa lại mang cái đề tài phân
liệt này ra –Plato và Freud, đôi bạn đồng sàng. Thế nhưng con người như
thế nào đó đă chấp nhận chuyện phân liệt này một cách sâu xa đến độ nó
đă ăn sâu vào tiềm thức. Freud c̣n cho rằng lư trí là ông vua, t́nh cảm
là bà hoàng c̣n tính dục là kẻ bầy tôi, và điều dĩ nhiên, ta cứ việc
quân vương vạn tuế! Dẹp tính dục đi, dẹp luôn t́nh cảm và chuyển tất cả
năng lượng của bạn lên cái đầu. Thế là những cặn cáu đă dính lại trong
cái đầu này.
Không t́nh dục, con người không c̣n vui thú; không t́nh cảm, tất cả
những ǵ êm ái dịu dàng, tế nhị biến mất. Thuần lư trí, bạn trở thành
một sa mạc khô cằn, một vùng đất hoang dă. Không có ǵ gieo trồng được
trên những mảnh đất này.
Tôi đang đọc cuốn tự truyện của Charles Darwin
(4) ngang tới đoạn này. Thật là một khám phá thú vị. Charles
Darwin viết rằng: “Lúc c̣n bé và ngay cả tuổi thanh niên, các loại h́nh
thi ca đă mang đến cho tôi niềm thích thú lớn lao. Những h́nh ảnh thời
xưa cũng gây ấn tượng trong tôi và âm nhạc quả thật đă tạo cho tôi niềm
vui, sự khoái cảm vô biên. Thế nhưng bây giờ, trong nhiều năm qua tôi
khó mà chịu đựng nỗi một câu thơ. Tôi đă hết sức cố gắng để rồi khám phá
ra rằng nó nhàm chán đến độ làm tôi buồn nôn. Đồng thời tôi cũng không
c̣n cảm thấy thích thú ngắm nh́n tranh, thưởng thức âm nhạc. Tâm thức
của tôi dường như đă biến thành một cổ máy ngấu nghiến các định luật
tổng quát rút ra từ những bộ sưu tập các dữ kiện. Tại sao điều này đă
gây nên sự tiêu ṃn riêng phần năo bộ nơi chủ tŕ các thưởng ngoạn cao
cấp, tôi thật t́nh không thể hiểu được. Mất đi những thưởng ngoạn này
cũng có nghĩa là mất đi hạnh phúc.”
Darwin đă viết những điều này lúc ông về già. Ông ta đă mất hết những
cảm quan về thi ca, hay nói đúng ra, nó làm cho ông nôn mửa. Ông ta
không chịu đựng nổi âm nhạc. Ông ta không hề nói đến t́nh yêu của ḿnh -nếu
thi ca làm nôn mửa và âm nhạc làm khó chịu, t́nh yêu cũng sẽ không c̣n
chỗ đứng. Darwin đă biến thành loại người nào? Ông ta đă tự thú rằng
ḿnh đă biến thành một cổ máy.
Đây là điều xảy ra cho nhân loại nói chung. Mọi người đều đă trở thành
một cổ máy –máy lớn, máy nhỏ, máy tinh xảo, máy thô sơ –nhưng vẫn là
những cổ máy.
Và rồi những bộ phận nào bị khước từ sẽ nổi dậy chống lại bạn, cuộc
chiến tiếp diễn liên tục là như vậy. Bạn không thể nào tiêu diệt được
tính dục; bạn có thể vượt qua được nó, chắc chắn như vậy, nhưng bạn
không thể tiêu diệt được nó. Bạn cũng không thể tiêu diệt được t́nh cảm.
Trái tim vẫn tiếp tục vận hành, vẫn tiếp tục dệt ra những giấc mộng. V́
bạn đang chống lại chúng triệt để, chúng có thể rút lui vào hoạt động bí
mật, hay là lặn khuất vào tiềm thức, t́m một hang động âm u sâu thẳm nào
đó để ẩn trốn, thế nhưng chúng vẫn tồn tại. T́nh cảm có thể được hoá
thân nhưng không thể bị tiêu diệt. Không cách ǵ tiêu diệt được cả tính
dục lẫn t́nh cảm.
Đó là tất cả những ǵ mà cái đầu đang làm: Một cách tổng quát, nó hiện
hữu bằng cái giá mà trái tim và xác thân phải trả. Nó giết chết trái tim,
giết chết cái xác thân và sống lẩn quất như một bóng ma trong một cổ máy.
Bạn có thể thấy điều này xảy ra ở khắp nơi trên thế giới này. Một người
càng có học thức chừng nào, càng ít sống chừng nấy. Càng biết nhiều th́
càng sống ít. Y càng thông thạo về những khái niệm, những vấn đề trừu
tượng chừng nào, y càng khó mà thể nhập vào ḍng sống sinh động. Một
người chỉ quanh quẩn với cái đầu th́ làm sao mà có thể thưởng thức được
những niềm vui, những mật ngọt của cuộc đời. Điều nhận xét về ḿnh của
Charles Darwins rất thú vị. Ông ta nói rằng: “Cái ǵ đă xảy đến cho tôi?
Tại sao tôi mất đi tất cả mọi lạc thú? Niềm vui, hạnh phúc của tôi biến
đâu rồi?”
Thế là v́ bạn đă chuyển toàn bộ năng lượng lên cái đầu, chẳng dành một
tí nào cho tính dục, trong khi tất cả niềm vui đều được bắt nguồn từ
tính dục, đó là điều mà tôi thấy cần phải nhắc lại cho bạn. Khi tôi dùng
hai chữ “tính dục”, tôi không hề ám chỉ đến những hoạt động của bộ phận
sinh dục. Đây chỉ là một kinh nghiệm rất nhỏ nhoi, một biểu tỏ của dục
t́nh, trong khi tính dục là cả một phạm trù bao quát lớn lao hơn. Nói
đến tính dục có nghĩa là lúc nào mà xác thân của bạn c̣n sống động, c̣n
cảm xúc, trái tim c̣n đập rộn ràng –là bạn đang sống trong tính dục. Nó
có thể không nhất thiết liên hệ đến cái giống. Cụ thể như khi bạn đang
khiêu vũ, dó là một hoạt động tính dục; một vũ công là một biểu hiện
tính dục, năng lượng khiêu vũ là một năng lượng tính dục. Nó không phải
là chuyện của bộ phận sinh dục, bạn có thể chẳng hề nghĩ ǵ đến chuyện
t́nh dục cả, bạn có thể đă hoàn toàn quên bẳng chuyện đó đi; mà thật sự
ra, khi bạn quên đi chuyện t́nh dục và tan biến vào trong một thể nhập
sâu xa với thân xác bạn, th́ đó chính là dục tính. Bạn có thể đang bơi
lội, đang chạy bộ, chạy bộ vào buổi sáng chẳng hạn.
Trong suốt mười năm -từ 1947 đến 1957- tôi có thói quen chạy bộ tám dặm
vào buổi sáng và tám dặm vào buổi chiều. Việc này đă trở thành như một
thông lệ. Qua việc chạy bộ này tôi cũng đă học được lắm điều hay.
Trong mười năm đó, với mười sáu dặm một ngày, tính ra tôi đă có thể chạy
bộ ṿng quanh trái đất đến bảy lần. Sau khi chạy đến dặm thứ hai hay thứ
ba, một khoảnh khắc chợt đến khi mọi chuyện bắt đầu cuốn trôi đi một
cách tự nhiên, thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của cái đầu, lúc đó bạn bỗng
trở nên một với thân xác, bạn là một cơ thể sống động. Bạn bắt đầu vận
hành như một sinh thể -như một cái cây, một con thú vận hành. Đó có thể
là một con sư tử, con công hay con sói. Cái đầu lúc này đă hoàn toàn bị
bỏ quên. Cả trường đại học, bằng cấp các thứ cũng không c̣n nhớ tới, bạn
không c̣n biết đến cái ǵ khác, bạn là như thị.
Quả thật như thế, chạy được ba hay bốn dặm bạn sẽ không thể nào nhận ra
ḿnh c̣n liên hệ với cái đầu. Một tổng thể hiện khởi. Plato không c̣n,
Freud cũng biến mất, tất cả mọi phân cách không c̣n tồn tại -bỏi v́ tất
cả chỉ là cái bề mặt –trong tận cùng thẳm sâu cái nhất thể của bạn bắt
đầu tự khẳng định.
Chạy bộ dưới ngọn gió trong lành của buổi sáng sớm tinh khôi mà vạn hữu
như chan hoà trong một niềm vui mới, chẳng khác ǵ được tắm gội trong
nỗi hân hoan của một ngày mới bắt đầu, khi mọi vật đang phô bày nét trẻ
trung tuơi mát qua một đêm dài say ngủ, quá khứ bỗng nhiên tan biến đi,
tất cả trở nên hồn nhiên như thuở ban sơ –và rồi lúc bấy giờ ngay cả
người đang chạy cũng bỗng nhiên không c̣n hiện hữu. Chỉ c̣n cái chạy.
Không có người chạy mà chỉ c̣n cái chạy đang vận hành. Và rồi bạn sẽ
thấy rằng một khúc luân vũ đang trổi dậy cùng với làn gió, với bầu trời,
với những tia nắng ban mai, với cỏ cây, với trái đất thân yêu này. Bạn
đang thể nhập vào khúc luân vũ đó. Bạn bắt đầu rung cảm cùng với nhịp
đập của vũ trụ. Đó là tính dục. Bơi trong gịng sông
cũng là tính dục. Không phải chỉ giao hợp mới là hoạt động tính dục; bất
cứ chuyện ǵ mà thể xác của bạn rung lên cùng một nhịp đập không bị ức
chế đều là tính dục.
Thế nên khi tôi dùng hai tiếng ‘tính dục’ tôi muốn nói
đến cái kinh nghiệm về sự hợp nhất này. Hoạt động của bộ phận sinh dục
chỉ là một trong những chức năng của tính dục. Nó đă trở thành quan
trọng bởi v́ chúng ta đă quên đi tất cả toàn bộ chức năng của dục tính.
Thật ra, cái mà bạn tôn xưng là bậc đại thánh đă làm cho bạn chỉ biết
quanh quẩn chung quanh cái giống của bạn. Tất cả mọi thống trách nên
được trút xuống đầu những ông thánh và đại thánh này -họ đều là những
thủ phạm, những tên tội phạm. Họ chẳng bao giờ bảo cho bạn biết tính dục
thực sự là cái ǵ.
Ngày qua ngày, tính dục đă bị gom lại vào trong cái
giống; nó trở nên cục bộ, không c̣n là cái toàn thể. Hạn hẹp trong cái
giống là điều tồi tệ, bởi v́ cao nhất nó chỉ mang đến cho bạn sự khoan
khoái; nó không bao giờ mang đến khoái cảm tuyệt đích. Sự xuất tinh
không phải là một khoái cảm tuyệt đích; toàn bộ xuất tinh không là sự
cực khoái và mỗi khoái cảm tuyệt đích không phải là một kinh nghiệm cực
lạc. Sự xuất tinh là thuộc về cái giống, khoái cảm tuyệt đích là thuộc
về t́nh dục, kinh nghiệm cực lạc thuộc lănh vực tinh thần. Khi tính dục
bị hạn chế vào cái giống, bạn chỉ có được sự khoan khoái, nhưng bạn mất
đi năng lượng, bạn không thu nhận thêm vào được cái ǵ cả. Một cách đơn
giản, đây là điều ngu xuẩn. Sự khoan khoái này cũng chẳng khác ǵ lúc
bạn đang nhảy mũi một cái thật đả, không hơn không kém.
Đó không phải là khoái cảm tuyệt đích bởi v́ toàn cơ thể
bạn không rung lên cùng một nhịp đập. Bạn không ở trong khúc luân vũ,
bạn không hoà nhập vào tổng thể, bạn không được thánh hoá. Bởi v́ nó
mang tính cục bộ mà cục bộ th́ không thể nào có được khoái cảm tuyệt
đích v́ khoái cảm này chỉ xuất hiện khi có sự dự phần của toàn thể cơ
cấu. Chỉ khi nào từ cái đầu đến ngón chân cùng rung lên một nhịp, khi
tất cả những sợi tơ mỏng manh trong sinh thể bạn cùng hoà điệu, khi tất
cả mọi tế bào của thân xác bạn cùng hoà chung khúc luân vũ, khi mà trong
bạn là một cuộc đại hoà tấu, cùng tham dự khúc luân vũ này –th́ lúc đó
là khoái cảm tuyệt đích. Tuy nhiên mỗi khoái cảm tuyệt đích không phải
là một kinh nghiệm cực lạc. Khi mà tất cả những ǵ trong bạn cùng hoà
chung một nhịp đập th́ đó mới chỉ là khoái cảm tuyệt đích. Chỉ khi nào
tổng thể của bạn hoà chung với tổng thể của vạn hữu th́ lúc đó mới là
kinh nghiệm cực lạc. Thế nhưng con người cứ măi chạy theo sự xuất tinh
mà quên đi khoái cảm tuyệt đích và hoàn toàn bỏ rơi kinh nghiệm cực lạc.
Họ không hề biết đó là cái ǵ.
Và bởi v́ họ đă không thể vươn tới cái cao hơn, họ bị
giam hảm ở trong cái thấp hơn. Khi bạn có thể đạt đến cái cao hơn, cái
tốt đẹp hơn, tự nhiên phần thấp kém hơn bắt đầu tan biến đi một cách tự
động. Nếu bạn hiểu được những điều tôi nói... t́nh dục –mà không phải là
dục tính- sẽ được chuyển hoá. Bạn sẽ trở nên khêu gợi hơn. Đúng vậy, khi
t́nh dục không c̣n bạn càng trở nên khêu gợi hơn. Thế nhưng t́nh dục sẽ
đi đâu ? Nó sẽ trở thành tính dục. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Bạn sẽ
có sức sống mănh liệt hơn, nhiều chất lửa hơn; bạn sẽ sống như cơn sóng
lớn. Những luồng sóng nhỏ sẽ tan đi. Bạn sẽ trở thành một cơn bảo, một
trận cuồng phong làm rung chuyển cỏ cây sông núi. Bạn sẽ là ngọn triều
dâng, là cơn lũ. Ngọn đèn cầy của bạn sẽ cháy bùng lên một lúc cả hai
đầu.
Trong khoảnh khắc đó -cho dù bạn chỉ được sống trong một
phút giây ngắn ngủi cũng là quá đủ- bạn đă nếm được mùi vị của vĩnh
cữu.
Từ Plato đến Freud, sự phân liệt vẫn c̣n đeo đẳng măi
trong tâm trí của những triết gia, nhà sư phạm, chính khách, học giả. Sự
phân liệt đó nay đă trở thành một thực tế. Bạn đâu có nghĩ rằng những bộ
phận sinh dục của bạn là chính bạn -phải không? Bạn bắt đầu nghĩ như là
chúng thuộc về bạn, là hai thực thể tách rời nhau.
Thậm chí có rất nhiều người c̣n đặt tên riêng cho cả cái
giống của ḿnh. Sự phân liệt đến đây là hoàn tất. Bây giờ th́ bạn xem
chúng chẳng khác ǵ là một dụng cụ của bạn. Bạn sử dụng chúng chứ không
c̣n là chúng nữa. Một sự phân liệt trọn vẹn, hoàn toàn trọn vẹn.
Bạn luôn luôn nghĩ rằng ḿnh là chúa tể c̣n thân xác là
một cái ǵ đó tách biệt. Có bao giờ bạn nghĩ đến ḿnh như là cái chân,
cái tay, là cột sống, là máu huyết đang luân lưu trong huyết quản? Không
bao giờ, cái căn cước của bạn vẫn là cái đầu; cái đầu vẫn là ông vua.
Đâu có ai muốn ḿnh dính dấp với kẻ nô lệ, kẻ tôi tớ -hoặc ngay cả với
bà hoàng?
Trên căn bản của sự phân liệt này một học thuyết thần
học lớn lao đă được dựng lên –xin hăy cố gắng để hiểu chuyện này. Số một
là cái đầu; số hai là trái tim; số ba là cái giống. Thượng Đế chỉ có cái
số một; cái số hai và số ba không hề hiện hữu. Thượng Đế không hề có
t́nh cảm và tính dục. Đấy là định nghĩa về Thượng Đế của hầu hết mọi tôn
giáo ngoại trừ Thiền. Tiếp đó ta có những ông thánh. Ông thánh th́ có
cái số một và cái số hai, không có cái số ba. Ông ta có lư trí, trí
khôn, thông minh, có t́nh cảm, trái tim nhưng không có tính dục. Kế đến
là những con người b́nh thường. Y có đủ cả ba. Cái số một, số hai và số
ba. Tiếp đến là những người tội lỗi. Y không có cái số một –không có trí
khôn, thông minh, không có lư trí, không có cái đầu- y chỉ có cái thứ
hai và thứ ba, t́nh cảm và dục tính. Kế tiếp là Qủy Sứ. Y chỉ có cái thứ
ba. Hai cái đầu tiên không hiện hữu –không lư trí, không t́nh cảm, chỉ
có dục tính. Thế nên ở Đông phương, đặc biệt là ở Ấn Độ, tên của Qủy Sứ
được gọi là Kam Deva, vị chúa tể của t́nh dục. Thật là đúng không chê
vào đâu được.
Đây là thần học về phân liệt: Thượng Đế chỉ có cái đầu;
Quỷ Sứ chỉ có t́nh dục. Kẻ tội lỗi gần hơn với Qủy Sứ nên chỉ có một con
đường là đi xuống địa ngục; ông thánh gần với Thượng Đế hơn nên sẽ lên
nước thiên đàng. Bọn người khốn khổ ở giữa có đủ cả ba thứ nên tự nhiên
là có nhiều xung đột hơn bốn loại kể trên. Khi bạn chứa đủ cả ba, bạn
càng có nhiều xung đột.
Đây không phải là quan điểm của Thiền. Đây là ư niệm của
Cơ Đốc, của Hồi giáo, Ấn giáo chứ không phải của Thiền. Thiền có một
nhận thức tiến bộ hơn về đời sống cho nên nó mang đến một nhận thức tươi
mát về tất cả mọi chuyện. Thiền cho rằng Thượng Đế là nhất thể thế nên
Thượng Đế gồm đủ cả ba, như vậy đâu c̣n có sự xung đột. Cả bộ ba này sẽ
hoà điệu với nhau một cách tuyệt vời, tay trong tay trong cùng một vũ
điệu. Chúng sẽ không tranh chiến mà ôm chầm lấy nhau thân t́nh. Từ đó có
sự thăng hoa; khi không có sự xung đột tranh chấp, thăng hoa sẽ nẩy mầm.
Trong Thượng Đế t́nh dục trở thành cảm quan. Thượng Đế là quan năng.
T́nh dục trở thành sống động; t́nh dục trở thành cuộc vui chơi. T́nh cảm
biến thành nhạy cảm, ḷng từ, t́nh yêu thương. Và lư trí biến thành tri
kiến, tỉnh thức, thiền.
Đây là một viễn cảnh hoàn toàn khác biệt. Không có ǵ bị
khước từ, không có ǵ bị loại bỏ. Thiền bao gồm tất cả. Nó không hề chối
bỏ một ai, không hề nói «không» với bất cứ cái ǵ; nó chấp nhận tất cả
và chuyển hoá chúng đến một thực tại cao hơn. Nó rất là tổng hợp, một
hợp thành viên măn. Tất cả mọi nguồn năng lượng đều được hội tụ để trở
thành một nguồn năng lượng duy nhất. Không có cái ǵ bị khước từ bởi v́
nếu bạn khước từ cái ǵ đó, bạn sẽ làm vơi đi sự phong phú vốn có.
Bây giờ hăy nghĩ đến một ông Thượng Đế, một ông Thượng
Đế Cơ Đốc chẳng hạn, không hề có dục t́nh lẫn t́nh cảm. Ông Thượng Đế
này thuộc loại ǵ vậy? Chỉ đơn thuần trí óc, ông ta giống như một tượng
đá. Thế th́ bạn nên đi thờ phượng một cái máy vi tính vẫn c̣n hơn. Một
cái máy vi tính rất giống với một ông Thượng Đế Cơ Đốc -chỉ có cái đầu.
Máy vi tính là một cái đầu được phóng đại ra. Không sớm th́ muộn chúng
ta sẽ sản xuất ra những chiếc máy vi tính ngày càng tối tân hơn. Đến một
ngày nào đó ta sẽ có được một cái máy vi tính rất hoàn chỉnh –nó sẽ hoàn
toàn giống đúc khuôn một ông Thượng Đế mà ta dự kiến -chỉ có cái đầu.
Chiếc máy vi tính không hề có cảm quan, không tính dục, không t́nh cảm.
Chiếc máy vi tính sẽ không hề biết nhỏ nước mắt cho ai đó mới qua đời,
nó không hề biết cười, biết chúc tụng cho ai đó mới sinh ra, và một điều
chắc chắn, chiếc máy vi tính sẽ không hề biết yêu –nó không bao giờ làm
một chuyện ngu xuẩn như thế. Chiếc máy vi tính chỉ là cái bộ óc, thuần
túy là một bộ óc. Hăy suy nghĩ đến chuyện đó... Cái đầu của bạn đă bị
tách rời ra khỏi xác thân, ra khỏi tổng thể và bắt đầu tiếp tục đập một
nhịp đập khác tại một nơi đầy cơ giới, được nuôi dưỡng bằng cơ giới. Bạn
chỉ c̣n biết suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ, ngoài ra chẳng c̣n chuyện
ǵ khác -vị Thượng Đế đă hiện hữu như thế đó.
Nhưng Thiền th́ không như thế. Cả vũ trụ, cái tổng thể
phong phú đến mức bao gồm luôn tất cả. Thượng Đế và con người -sự khác
biệt không phải ở chỗ con người gồm đủ ba mà Thượng Đế chỉ có một; sự
khác biệt là ba thứ trong con người tranh chiến lẫn nhau, c̣n ba thứ
trong Thượng Đế th́ sống chung ḥa điệu. Đó là sự khác biệt duy nhất.
Bạn không biết làm thế nào để đưa chúng vào chung một tấu khúc. Ngày mà
bạn biết cách, chính là ngày bạn trở thành Thượng Đế. Bạn hội đủ tất cả
nhũng yêu cầu cơ bản để trở thành một vị Thượng Đế. Cũng giống như một
nhà huyền môn Sufis đă nói: Bạn có đủ bột, đủ nước, đủ muối, đủ bơ và
ngọn lửa th́ đang cháy, trong khi bạn cứ ngồi đó chịu để cho cái đói dày
ṿ, không biết cách nào để làm cái bánh chapattis. Nếu bạn không biết,
bạn nên hỏi thẳng một hành giả của tôi, Paramahansa. Y có thể làm ra
hàng ngàn cái bánh Chapatti chỉ trong vài giờ.
Cơn đói sẽ không bao giờ biến mất trừ phi bạn biết cách
làm chapatti. Chapatti là cái ǵ? Nó là sản phẩm gồm nước, bột, bơ và
muối, kể cả lửa ở trong đó. Bạn cứ việc nấu chúng lại thôi.
Nó cũng giống y như trựng hợp của bạn vậy. Bạn có đủ
tất cả các yếu tố cấu thành Thượng Đế thế mà bạn vẫn cứ như người đói
khát. Bạn có đủ những ǵ đ̣i hỏi, không thiếu một thứ ǵ, nhưng bạn
không biết làm thế nào để đạt đến sự hợp thành viên măn.
Với Thiền, hành tŕnh tâm linh mang ư nghĩa tổng thể;
với Thiền, hành tŕnh thánh hoá mang ư nghĩa tổng thể. Tất cả đều phải
được dự phần và chuyển hoá; tất cả đều phải được dự phần và vượt qua.
Khi tất cả đều dự phần, có mặt, bấy giờ sự quân b́nh hiện khởi. Sự quân
b́nh này cho thấy một điều rơ ràng rằng -mọi thành phần đều b́nh đẳng
với nhau. T́nh dục không là kẻ tôi tớ, trái tim không là bà hoàng, lư
trí và cái đầu không là ông vua –không bao giờ. Tất cả đều hoàn toàn
b́nh đẳng. Hăy để tôi lập lại điều này. Nếu không có một cái nh́n b́nh
đẳng, bạn khó mà đạt đến t́nh trạng quân b́nh. Tất cả đều hoàn toàn b́nh
đẳng. Không có ai là chủ cũng không có ai là tớ. Đấy là cuộc cách mạng
của Thiền.
Tất cả đều là chủ mà tất cả cũng đều là tớ. Có những
khoảnh khắc mà t́nh dục lên ngôi, nhưng cũng có những khoảnh khắc mà
t́nh cảm hay lư trí lên ngôi –nhưng không hề có ai là một chủ nhân ông
cố định, chỉ là sự luân chuyển xoay ṿng. Bạn là một cái bánh xe xoay
ṿng đó và bộ ba kia là những biểu hiện. Thỉnh thoảng cái biểu hiện này
trổi lên và cái kia ch́m xuống, nhưng cả bộ ba này đều hỗ trợ cho bánh
xe kia. Đây có thể được xem là ư nghĩa biểu trưng của Thiên chúa ba ngôi
trong Cơ Đốc giáo, hay cũng là ư nghĩa của khái niệm trimurti –ba
diện mạo của Thượng Đế trong Ấn giáo: một Thượng Đế duy nhất ẩn ở đàng
sau ba khuôn mặt.
Không có ai là ông vua, không có ai là bà hoàng, cũng
không có ai là quần thần tôi tớ -tất cả đều là những ông chủ và tất cả
cũng đều là những người tớ. Điều này có nghĩa rằng không có ai là chủ và
không có ai là tớ, tất cả đều sánh vai nhau, hỗ trợ lẫn nhau, sống chung
ḥa điệu cùng nhau trong một mối liên hệ thân hữu rộng lớn. Nên thân
thiện với cả ba yếu tố này của bạn, đừng dính mắc vào với bất cứ một cái
nào, bằng không có nghĩa là bạn đang ép buộc một anh chàng cứ ngự trị
trên ngôi vĩnh viễn. Hăy thân thiện với cả ba, hăy tôn trọng cả ba và
hăy nên nhớ rằng bạn vừa là cả ba đồng thời cũng là trung tâm điểm của
tất cả.
Hăy tưởng tượng đến một cái h́nh tam giác với ba đỉnh:
một đỉnh là dục tính, đỉnh kia là t́nh cảm và đỉnh c̣n lại là lư trí.
Trong cái h́nh tam giác đó, ngay chính trung tâm là ư thức –là chính
bạn. Khi tất cả bộ ba này đều quy chiếu về bạn, về ư thức, tuệ giác của
bạn, cái đó được gọi là Thiền. Trong sự hoà điệu, thanh thoả đó, chính
là lúc mà bạn trở về nguồn cội.
Như vậy hăy nhớ một điều rằng không nên loại trừ bất cứ
cái ǵ trong bộ ba này. Đời sống vốn là một sự phong phú, quân b́nh và
siêu việt, là một hợp thành viên măn. Tất cả những yếu tố trong bạn đều
phải được thanh thoả, và nó chỉ được thanh thỏa khi nào chúng ḥa điệu
cùng nhau, trợ giúp lẫn nhau. Nếu chúng tách ĺa nhau, sẽ không có một
cơ phận nào được thanh thỏa. Đó chính là vấn nạn đă và đang xảy ra –cái
đầu không hề được thanh thoả, cả trái tim và dục t́nh cũng thế. Từ gốc
đến ngọn bạn không là ǵ cả ngoài sự bực dọc, một sự không thanh thỏa,
một niềm bất măn, một kẻ đói khát. Bạn cứ măi rơi ch́m vào bóng tối, cứ
tiếp tục chạy đi t́m kiếm một cái ǵ đó nhằm thoả măn ḿnh –nhưng sẽ
không có cách ǵ làm bạn thoả măn được trừ phi bạn đạt đến sự ḥa điệu
nội tâm.
Và đây là ba lộ tŕnh để đạt đến. Một số ít người đi vào
bằng con đường t́nh dục –đó cũng là con đường của mật tông (tantra).
Một số ít người đi vào bằng con đường tín lư –đó là con đường của trái
tim, của t́nh cảm, của bhaki yoga. Những người thông qua ngỏ
t́nh dục, họ lựa chọn đi vào tantra yoga, những người theo con
đường t́nh cảm đi qua ngưởng cửa bhaki yoga, con đường của người
tín hữu. C̣n những ai đi vảo ngỏ hiểu biết, trí óc, họ lựa chọn con
đường thể nhập bằng tri kiến –gyana yoga. Đây là ba lộ tŕnh. Tất
cả các tôn giáo thế giới trên một phương diện nào đó đều nằm trong ba
hướng đi này.
Cụ thể như Vedanta (Vệ Đà), Kỳ Na
giáo, Phật giáo nhập đạo lộ bằng đầu óc, trí tuệ, tri kiến, tỉnh thức.
Đó là con đường của gyana, tri kiến. Ấn giáo, Cơ Đốc, Hồi giáo
lựa chọn con đường của t́nh cảm, bhaki yoga. Họ đi vào ngỏ trái
tim. Mật tông lựa chọn con đường t́nh dục, đây là con đường của du già
t́nh dục. Có tất cả ba khả năng như thế.
C̣n Thiền là một tổng hợp của cả ba. Thiền là mật
-tantra, là tín lư, và là tri kiến. Thiền cho rằng cả ba con đường này
đều có thể kết hợp lại cùng nhau, bạn không cần phải lựa chọn một. Không
có nhu cầu để phải lựa chọn, ta có thể sử dụng tất cả ba –toàn bộ cái
bánh xe, toàn bộ cái tam giác- đều quy hướng nội tâm. Sẽ không có một
phương tiện đơn lẻ nào và cũng không có một phương cách duy nhất nào.
Cũng không có một lộ tŕnh nào được xem là có giá trị hơn lộ tŕnh khác.
Bạn theo con đường nào cũng được, nhưng đừng để bị chia cắt; bạn có thể
theo bất cứ lộ tŕnh nào nhưng đừng để cho ḿnh bị dính mắc vào đó. Hăy
để cho ḿnh mở rộng ra với mọi con đường.
Hăy luôn luôn ghi nhớ một điều là con người có thể đi
vào đạo bằng ba ngả khác nhau. Thế nên bạn đừng vội lên án bất cứ ai.
Nếu như ai đó đang lựa chọn con đường tantra, bạn cũng đừng nên chê
trách họ, v́ làm như vậy đâu có khác ǵ bạn đang lên án cái dục tính của
chính ḿnh. Nếu ai đó đang đi theo con đường của tín lư đức tin, cũng
không có ǵ để bạn phải lên án họ, bởi v́ sự chê trách lên án này chỉ
nói lên một điều rằng: Bạn đang khước từ trái tim của ḿnh trong cung
cách thể hiện trọn vẹn của nó. Điều này sẽ là một cản trở, chướng ngại
cho bạn.
Bây giờ chúng ta hăy trở lại với giai thoại tuyệt với
ban đầu. Đây là một trong những câu chuyện hay ho nhất. Thiền có nhiều
giai thoại rất ư vị nhưng không có câu chuyện nào có thể so sánh được
với chuyện này. Nếu bạn bị buộc phải chọn lựa một trong số những giai
thoại về Thiền, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn câu chuyện này. Tôi đă
yêu thích giai thoại này trong rất nhiều năm.
Xưa có một người đang đứng trên một đỉnh đồi cao.
Những câu chuyện Thiền thường là những ẩn dụ. Bạn phải
cố gắng để lănh hội những ẩn dụ đó. Một người đang đứng ở trên đỉnh đồi
cao có nghĩa là một người đă đạt đến đích, đă đạt đạo. Đồi cao cũng có
nghĩa là đỉnh cao của đời sống và vạn hữu. Một người đứng ở trên đỉnh
đồi có nghĩa là một người canh thức quan sát mà trên những đỉnh đồi cao
y có thể nh́n thấu suốt mọi chuyện chung quanh. Những lũng sâu, những
con đường dẫn đến đỉnh đồi đều trải dài trước mặt. Trong vị trí đó, tất
cả đều ở trong tầm mắt, tia nh́n có thể phóng ra khắp mọi hướng, không
c̣n bị hạn chế. Khi bạn đang ở dưới lũng thấp, bạn không thể nào có được
một tầm nh́n như thế; khi bạn đang đi trên đường bạn cũng chỉ có thể
thấy được con đường đi của bạn mà thôi, bạn không thấy được những người
đang đi trên những con đường khác –đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Bạn
bị thu gọn lại trong một không gian chật hẹp. Nhưng khi bạn càng lên cao
chừng nào, khoảng không gian càng mở rộng ra.
Khi bạn lên đến đỉnh cao nhất, khi bạn lên tận chóp núi
Everest và đứng ở đó, nguyên cả dảy Hy Mă Lạp Sơn đều ở ngay trong tầm
nh́n. Bây giờ th́ không những bạn có thể trông rơ lộ tŕnh của bạn mà
c̣n có thể nh́n thấy được tất cả những lộ tŕnh khác dẫn lên đỉnh núi.
Bây giờ th́ bạn có thể trông thấy ngay cả những ai đang đối lập với bạn
cũng như bất cứ ai mà bạn đang đối kháng. Họ cũng đang trên hành tŕnh
tiến đến chung một đỉnh. Bây giờ bạn có thể nh́n thấy v́ ở trên đỉnh cao
này, tầm nh́n của bạn hoàn toàn bao quát. Bây giờ th́ mọi phân cách đă
biến mất, mọi triết thuyết đều cáo chung, mọi chấp trước đă không c̣n ư
nghĩa. Con người được hoàn toàn tự do bởi v́ thị kiến của y đă hoàn
chỉnh.
Xưa có một người đang đứng trên một đỉnh đồi cao.
Đây là ngọn đồi của tỉnh thức, ngọn đồi của thiền định -
đỉnh núi của Thiền.
Ba người khách bộ hành đi ngang qua trông thấy ông ta
từ đằng xa...
Đây là ba người lữ hành mà tôi từng đề cập đến –ba khu
vực trong một con người.
Ba người khách bộ hành đi ngang qua trông thấy ông ta
từ đằng xa...
Họ đang ở xa đỉnh đồi và họ đang căi nhau, đó là điều tự
nhiên thôi. Khoảng cách khá xa nên họ chỉ việc đoán ṃ, suy luận.
Ba người khách bộ hành đi ngang qua trông thấy ông ta
từ đằng xa và bắt đầu lên tiếng tranh căi.
Vâng, đúng như vậy, không thiếu ǵ người trong các bạn
có lúc đă nhận ra một vị Phật, một vị Chúa Christ; cũng không thiếu ǵ
người đă từng đi ngang qua Mahavira (5)
hay Zarathustra (6) –và rồi các bạn đă
không ngừng tranh căi nhau về họ. Vẫn c̣n một khoảng cách khá xa. Khi
tôi nói đến khoảng cách, nó không hề bao hàm ư nghĩa vật lư, có thể là
đă không hề có một khoảng cách vật lư nào.
Khi Đức Phật trở về lại hoàng cung thăm viếng phụ hoàng,
họ đang đứng trước mặt nhau không hề cách xa ǵ cả. Thế nhưng giữa họ
vẫn có một khoảng cách muôn trùng. Đức Phật nói một đàng và phụ hoàng
nói một ngả. Người cha không phải đang nói chuyện với một vị Phật mà là
đang nói với đứa con trai nay đă không c̣n là con của ngài nữa. Ông ta
đang tṛ chuyện với một quá khứ đă hoàn toàn mất dấu. Đứa con rời bỏ
hoàng cung ngày xưa nay đă chết –đă hoàn toàn quá văng; đây là một sinh
thức mới đă ra đời, một sự phục sinh. Thế nhưng người cha đă không thấy
được điều đó; ông ta đă bị một đám mây mù bao phủ -đám mây mù của quá
khứ, của giận hờn chồng chất, v́ ông cho rằng đứa con này đă phản bội
lại ông trong lúc tuổi già.
Đức Phật là đứa con trai duy nhất, người con được sinh
ra trong tuổi xế chiều của ngài. Thế nên có không biết bao nhiêu là kỳ
vọng, gắn bó. Đứa con này sẽ là người nối ngôi, sẽ thừa hưỏng tất cả
những ǵ trong vương quốc mà ông để lại. Mà ông th́ ngày càng già đi với
bao niềm lo lắng. Bây giờ đứa con yêu của ông trở thành một kẻ đi ăn
mày... Ông ta giận dữ là điều rất tự nhiên.
Thế rồi người con đă đạt đến bến bờ -không những thế
người con c̣n thuyết phục người cha hăy nên đi theo bước chân ḿnh. Bạn
cũng có thể h́nh dung ra người cha đă giận dữ và bực bội như thế nào. Có
thể ông đă la lên và cho rằng Đức Phật đă phản bội ḿnh.
Nhưng Đức Phật vẫn từ tốn, «Thưa Ngài, ngài đang nói
chuyện với ai đây? Người thuở nào đă từng là con trai của ngài nay
không c̣n nữa. Hăy nh́n kỹ đi. Ai đang đứng trước mặt ngài đây? Tôi đă
không c̣n là con người cũ. Đă có một sự đổi thay hoàn toàn. Đây là một
con người khác, thưa ngài.» Người cha chắc sẽ cười lên và bảo, «Này, con
không tính gạt cha đấy chứ? Con đang nói cái ǵ vậy? Bộ con khùng lên
rồi chắc? Con là con trai của cha, đứa con đă bỏ nhà ra đi độ nào –Ta
c̣n có thể nhận ra được con mà. Máu huyết của cha đang chảy ở trong con.
Ta biết con, biết từ ngày đầu tiên con mới mở mắt chào đời. Làm sao ta
lại quên được? Làm sao lại có chuyện ngộ nhận được?» Thế nhưng sự ngộ
nhận vẫn cứ tiếp tục.
Đức Phật mĩm cười, "Thưa Ngài, hăy lắng nghe tôi nói.
Vâng, đúng như thế, ngài đă sinh ra một đứa con trai và chúng ta vẫn c̣n
chung huyết thống, thế nhưng tâm thức th́ đă hoàn toàn khác xa. Tôi đang
nói về tâm thức, về con người trước mặt ngài, về nội tâm của tôi. Một
con người từ bóng tối vô minh đạt đến ánh sáng giác ngộ. Xin hăy lắng
nghe tôi -tuổi già của ngài đă đến, tôi có thể thấy rơ điều đó. Bàn tay
của ngài đang run rẩy, nay ngài đă không c̣n đứng vững một ḿnh. Không
sớm th́ muộn, thần chết sẽ gơ cửa. Nhưng trước khi cái chết đến, hăy
thiền định. Trước khi thần chết viếng thăm, hăy cố gắng quán chiếu về
ḿnh."
Câu chuyện sẽ vẫn cứ tiếp diễn theo cung cách như thế
-khoảng cách vẫn muôn trùng. Thế nên khi tôi nói ‘khoảng cách’, tôi
không hề nói đến cái khoảng cách vật lư. Bạn có thể đă từng đi ngang qua
một vị Phật hay Chúa hay Raman (7) hay Ramakrishna (8) –vâng, đúng
như thế- và có thể là bạn đă trông thấy họ một cách gần gũi, thế nhưng
bạn vẫn không ngừng tranh căi về họ. Họ đang đứng trên một đỉnh núi xa
tít nào đó và bất cứ điều ǵ mà bạn nói ra đều chẳng có ǵ liên quan đến
họ v́ tất cả chỉ là những phỏng đoán.
Ba người khách bộ hành đi ngang qua trông thấy ông ta
từ đằng xa và bắt đầu lên tiếng tranh căi.
Đó là điều mà chúng ta đang làm hiện nay đối với những
vị Phật –chúng ta căi nhau, kẻ pḥ người chống. Thế nhưng tất cả những
ǵ mà chúng ta nói về các Ngài đều vô nghĩa. Bạn có ca tụng hay lên án
cũng chẳng có ǵ khác nhau. Tất cả những lời ca tụng của bạn đều vô
nghĩa, tất cả những lời lên án cũng thế -bởi v́ bạn không thể nào hiểu
được nhũng ǵ xảy ra đối với một vị Phật. Để hiểu được, bạn sẽ phải trở
thành một vị Phật.
Không cách ǵ để nh́n cái vẻ khách quan bên ngoài của ai
đó như là một đối tượng bằng tâm thức đầy chủ quan của ta. Với một hiện
tượng nội giới, sâu sắc như thế bạn không thể nào nh́n từ bên ngoài. Bạn
phải thể nhập vào trong, phải là chính nó.
Thế nên người ta cứ căi nhau ỏm tỏi.
Một người cho rằng, “Có lẽ ông ta đang lạc mất con
gia súc mà ông ta ưa chuộng.”
Đấy là lư trí, con người cứ luôn nghĩ đến những vật sở
hữu: cái nhà, chiếc xe, gia súc, đồng ruộng, cơ xưởng, tiền bạc, quyền
lực và thanh danh. Đấy là lư trí. Lư trí là một chướng ngại. Lư trí là
một khổ nạn. Nó chỉ biết nghĩ đến chiếm hữu, thu góp.
Đây là một câu chuyện có ư nghĩa tượng trưng, ẩn dụ.
Người thứ nhất cho rằng, “Có lẽ ông ta đang lạc mất con gia súc mà
ông ta ưa chuộng.” –đó là tất cả những ǵ mà lư trí có thể suy luận
ra.
Nếu bạn trông thấy một người đang ngồi thiền định một
cách tĩnh lặng và bạn là người thuần lư, bạn sẽ nghĩ ông ta đang làm
chuyện ǵ? Bạn sẽ nghĩ rằng có lẽ ông ta đang trù tính thiết lập một cơ
xưởng mới hoặc là đang suy tính làm sao để có thể chiến thắng trong kỳ
bầu cử sắp tới hay là làm sao để có tiền thêm nhiều hơn trong trương mục
của ḿnh –đó là tất cả những ǵ mà bạn có thể nghĩ đến. Đó là cái đang
chi phối bạn. C̣n nếu bạn đang lặng yên tĩnh tọa, bạn sẽ suy nghĩ đến
cái ǵ? Chắc là bạn cũng sẽ suy đoán về ai đó. Không có cách thế nào
khác. Bạn vẫn c̣n bị cầm tù trong cái thế giới của bạn. Ngay cả khi bạn
nói điều ǵ về ai đó th́ bạn cũng chỉ đang nói về chính ḿnh mà thôi.
Người này nói rằng, “Có lẽ ông ta đang lạc mất con
gia súc mà ông ta ưa chuộng.” Nếu y đang đứng ở chỗ đó th́ có thể
là như vậy –y bị mất con ḅ và đang đứng trên đỉnh đồi ngó mông ra khắp
phía để t́m kiếm nó. Có thể con ḅ đă đi lạc. Để t́m kiếm con ḅ này y
mới phải đi lên đồi cao –không c̣n một lư do nào khác. Cho dù y có lên
đến tận trên đỉnh Everest, y cũng chỉ sẽ nh́n khắp nơi t́m kiếm con ḅ
lạc của y thôi –hăy nhớ như vậy, ngay cả đứng ở đó tâm của y cũng sẽ
không bao giờ hướng về Thượng Đế.
Lúc Edmund Hillary leo lên đến tận đỉnh Everest, một
điều chắc chắn là ông ta không hề nghĩ đến Thượng Đế. Trong một t́nh
huống tuyệt vời như thế, là người đầu tiên đặt chân lên một mảnh đất
trinh nguyên mà trước ông chưa hề có ai đến -phẩm chất trinh nguyên đó
khó mà c̣n t́m ra được trên trái đất này. Lẽ ra ông ta nên ngồi xuống đó
để quán niệm. Thế nhưng bạn biết ông ta đă làm ǵ không? Ông ta cắm
xuống đó những lá cờ. Thật là một cái đầu ngu xuẩn. Leo lên đến một điểm
cao như thế, một cao độ như thế, một khoảng vùng đất nguyên sơ chưa hề
có dấu chân người như thế, nơi mà mọi luồng sóng tâm thức của con người
chưa hề vươn đến, một không gian vẫn c̣n ở ngoài tầm tâm thức –đây có
thể trở nên một t́nh huống lư tưởng giúp bạn đạt ngộ. Tuy nhiên Edmund
Hillary đă cắm lên đó những lá cờ và chắc là đang suy nghĩ, “Ta là người
đầu tiên, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đă chinh phục cao điểm
này. Bây giờ thành tích của ta chắc chắn sẽ được ghi lại trong sách sử.
Ta đă làm nên chuyện phi thường.” Đây là một cái tâm đầy ngă chấp. Ông
ta đâu có thể suy nghĩ điều ǵ khác hơn? Ông ta chắc sẽ vô cùng thích
thú khi thấy tên tuổi ḿnh vang dội khắp thế giới, chiếm đầy trang nhất
của tất cả những tờ nhật báo. Ông ta chắc chỉ nghĩ đến bấy nhiêu đó,
không có ǵ khác. Một t́nh huống như thế, vô giá như thế, đă bị đánh
mất, đánh mất một cách vô nghĩa.
Khi người này cho rằng người đàn ông đứng trên đỉnh đồi
đang trông t́m con gia súc của ḿnh bị lạc –th́ y cũng chỉ đang nói
chuyện về ḿnh thôi. Nếu y đang đứng ở trên đỉnh đồi đó th́ cũng chẳng
có lư do nào khác hơn ngoài việc trông t́m con gia súc của y bị mất. Chỉ
với lư do này y mới leo lên một điểm cao như vậy.
Có rất nhiều người chạy đến tôi và hỏi, “Nếu tôi tập
thiền nó sẽ mang đến cho tôi lợi ích ǵ trong thế gian này?” Ngay cả
việc thiền quán mà họ cũng hỏi là có mang đến lợi ích, lợi nhuận ǵ
không! Một vài người khác c̣n nêu câu hỏi, “Tôi đang trải qua một giai
đoạn khó khăn về tài chánh, tập thiền có giúp tôi thoát ra khỏi t́nh
trạng này không?’ Thế là ngay cả leo lên đỉnh núi, bạn cũng mang theo
với ḿnh cái đầu óc hám tiền.
Đấy là lư trí, là cái đầu. Cái đầu là cái xuẩn động nhất
trong sinh thể của bạn bởi v́ nó được liên hệ với toàn là những thứ xuẩn
động, với những thứ rác rưởi. Chẳng có cái ǵ quư giá lọt vào cái đầu
của bạn. Nó chỉ là cái bải chứa đồ phế thải.
Người kia căi lại, “Không đâu, chắc là ông ta đang
trông chờ người bạn đấy thôi.”
Đây là con người của trái tim; đây là ẩn dụ về trái tim.
Y bảo rằng, “Không phải đâu, không phải chuyện của cải đâu. Ông ta đang
t́m kiếm người bạn.” Đây là khuynh hướng nghiêng về trái tim, t́nh yêu,
t́nh bạn, ḷng từ. Có thể là y đă mất một người bạn. Người này đang tỏ
cho thấy tấm ḷng của ḿnh, đây là suy nghĩ của trái tim. Dĩ nhiên trái
tim từ ái hơn cái đầu; cái đầu th́ luôn cứng ngắt.
Cái đầu th́ hay gây hấn, cái đầu là một tên hiếp dâm. Và chúng ta được
huấn luyện để trở thành những tên hiếp dâm bởi v́ chúng ta chỉ được huấn
luyện những ǵ bên trong cái đầu –khát vọng, bản ngă, gây hấn. Tất cả hệ
thống giáo dục của chúng ta không ngoài mục đích chuẩn bị cho con người
đi hiếp dâm -hiếp dâm thiên nhiên, hiếp dâm kẻ khác, hiếp dâm mọi người,
làm cách nào để gây hấn và làm thế nào để chứng tỏ rằng bạn là A Lịch
Sơn Đại Đế hay Adolf Hitler hay những mẩu người xuẩn ngốc khác. Tất cả
mọi nền giáo dục đều dạy cho con người khát vọng mà khát vọng là hiếp
dâm –đó là lư do tại sao tôi nói rằng cái đầu là một tên hiếp dâm
Trái tim th́ có ḷng từ hơn, nhiều chất thơ hơn, mang tính ẩn dụ hơn, nó
chứa đựng một chút thương yêu, thân hữu. Người thứ hai nói rằng,
“Không đâu, chắc là ông ta đang trông chờ người bạn đấy thôi.” Có
thể một người bạn của ông ta đă lạc đường và người này tự nhủ, “Nếu ta
phải đi lên cái đồi đó th́ chắc là không phải chuyện đi t́m kiếm tài
sản rồi, ta chỉ đến đó, chịu khổ chịu sở đến đó chẳng qua là v́ muốn làm
một cái ǵ đó cho bạn ta. Vâng, ta có thể chấp nhận một cuộc hành tŕnh
như thế chỉ là v́ bạn, chỉ bởi t́nh yêu.”
Người thứ ba không đồng ư: “Ông ta lên đứng đó để thưởng thức không
khí trong lành đó mà.”
Đấy là tính dục. Tính dục… Cố gằng để hiểu điều đó. Bạn cũng phải làm
cho chức năng tính dục của bạn hoạt động. Người ta làm t́nh chẳng khác
ǵ như đang làm tṛn một bổn phận. Có rất nhiều những ông đại thánh –như
ông thánh Gandhi chẳng hạn- bảo rằng bạn chỉ làm t́nh khi nào bạn muốn
truyền sản. Thế là cái đầu lại làm chủ, nó muốn chế ngự dục t́nh. Chỉ
làm t́nh khi nào bạn muốn truyền sản. Làm như tính dục không hề có một
chức năng nào cả, y như một cái nhà máy sản xuất không bằng –khi nào mà
bạn muốn truyền sản, tốt thôi, hăy đi làm tṛn cái bổn phận ấy đi, hoàn
tất cái nhiệm vụ đó một cách ngon lành và rồi kết thúc với nó.
Đối với ông thánh Mahatma Gandhi và những người như ông ta, làm t́nh v́
dục lạc là một điều tội lỗi; vâng, ông ta gọi đó là tội lỗi. Đối với
những người như vậy –mà những người này thường là những kẻ bạo dâm- bất
cứ cái ǵ thoảng mùi vị hoan lạc đều là tội lỗi. Họ không để cho bạn
làm bất cứ chuyện ǵ chỉ mang đến niềm vui mà phải làm có chủ đích. Họ
đều là những nhà doanh nghiệp. Mahatma Gandhi cũng xuất thân từ một gia
đ́nh thương buôn, pania; bản thân ông ta là một vaishya,
nhà doanh nghiệp. Và ông ta vẫn măi là một nhà doanh nghiệp cho đến cuối
đời -rất tính toán và mưu lược.
Đối với những người này, tất cả mọi chuyện đều phải có chủ đích, kể cả
việc làm t́nh. Bạn không được yêu nàng hay chàng trong tràn ngập hân
hoan, v́ vầng trăng tṛn lung linh trên bầu trời đêm nay, v́ bải bể
chiều hôm sao quá đổi tuyệt vời, v́ sóng biển không ngừng âm vang réo
gọi, v́ cơn mưa quá thơ mộng êm đềm, v́ bạn muốn chúc tụng nguồn năng
lượng cuộc sống đang luân lưu. Không, ông thánh Gandhi sẽ không cho phép
bạn làm chuyện này. Đó là việc tội lỗi. Trừ phi bạn có một chủ đích nào
đó -truyền sản chẳng hạn- th́ đừng có làm t́nh nữa nhé.
Thế nhưng, chức năng của dục tính trên căn bản là lạc thú, niềm vui. Đó
là một cuộc vui chơi, không phải là thương vụ hay công việc. Nó hoàn
toàn là một cuộc chơi. Đó là sống hạnh phúc với năng lượng của bạn, là
một sự chia xẻ, một chúc tụng cuộc đời.
“Ông ta lên đứng đó để thưởng thức không khí trong lành đó mà,”
người thứ ba đă nói như thế. Đối với người thứ nhất th́ đây thật là một
ư kiến ngu ngốc. Leo lên đỉnh đồi chỉ để thưởng thức không khí trong
lành thôi à? Những người như Mahatma Gandhi, ngay cả lúc đang thả bộ
cũng không phải là để tận hưởng niềm vui đi bộ -họ đi bộ chỉ v́ lư do
sức khoẻ. Đây là những đầu óc con buôn –mà ở đâu cũng có. Họ đi bộ chỉ
v́ chuyện sức khoẻ.
Và hăy nhớ rằng, điều này đang trói buộc bạn vào những chuyện rất nhỏ
nhặt. Đừng nên định vị ḿnh trong một chuyện nhỏ nhặt như thế. Sức khoẻ
chỉ là một phó sản thôi. Nếu bạn đi bộ để tận hưởng không khí trong lành
th́ tự khắc sức khoẻ cũng sẽ từ đó mà có, bạn không cần phải lo lắng v́
nó, không cần phải xem đó là một mục tiêu. Bạn cứ việc thong dong thưởng
thức không khí trong lành, ánh nắng mặt trời, bầu trời cao rộng, cứ việc
đi, cứ việc chạy và rồi sức khoẻ sẽ đến với bạn như là một phó sản. Bạn
không cần phải đi t́m kiếm đâu cả. Bởi v́ khi đi t́m kiếm nó, bạn sẽ
đánh mất tất cả. Lúc đó nó trở thành một nghiệp vụ -và bạn sẽ không bao
giờ c̣n hưởng được những thú vị của nó.
Đâu có ai tận hưởng được cái thú vị của thể dục đâu, hăy nhớ điều đó.
Đừng bao giờ làm công chuyện TẬP thể dục. Hăy tận hưởng cái thú vị của
nó, đừng hành xử như là một cuộc tập thể dục. Cái tiếng đó thật là tồi
tệ. Cái ǵ là tập thể dục? Cứ việc nhảy múa, ca hát, chạy bộ, bơi lội
nhưng đừng xem đó là chuyện tập thể dục. Tập thể dục phát xuất ra từ cái
đầu, nhảy múa phát tiết từ trung tâm t́nh dục là trung tâm cảm quan sơ
khai nhất của bạn. Cái nền móng cơ bản của bạn nằm ở chỗ đó. Cái đầu là
kẻ đến sau. Trước khi cái đầu có mặt, trái tim đă có sẵn rồi; trước khi
trái tim có mặt, t́nh dục đă hiện hữu.
Bạn được khai sinh ra từ trong tính dục. Do cha mẹ của bạn đă làm t́nh
mà bạn được thụ thai. Bước chuyển động đầu tiên của bạn đi vào thế giới
này đă thông qua t́nh dục và bước chuyển động cuối cùng của bạn trước
khi từ giă thế giới này cũng thông qua t́nh dục. Khi năng lượng tính dục
mà bạn được cha mẹ ban cấp khô kiệt, đó là lúc bạn kết thúc cuộc đời.
Suốt bảy mươi năm trường bạn đă không ngừng tiêu thụ nó, nó đă là nguồn
năng lực của bạn. Ngày qua ngày nó cứ tiêu ṃn dần và đến một ngày nào
đó nó biến mất hết -thế là bạn chết, bạn lại biến mất đi một lần nữa, và
lại sẽ phải chờ đợi ai đó làm t́nh để bạn có cơ hội nhập vào một bào
thai khác. Thông qua yêu thương mà bạn đi đến cơi đời này. Yêu thương là
cánh cửa mà qua đó chúng ta nhập thế và cũng là cánh cửa mà chúng ta
bước ra đi. T́nh dục là kẻ đến sớm nhất; cái đầu là kẻ đến sau. T́nh dục
giống như cái tầng hầm trong nhà, trong khi cái đầu là rầm thượng.
Người thứ ba không đồng ư: “Ông ta lên đứng đó để thưởng thức không
khí trong lành đó mà.”
Ba người bộ hành chẵng ai đồng ư với ai và tiếp tục căi nhau …
Họ chẳng bao giờ đồng ư với nhau cả, họ không thể đồng ư với nhau.
… và tiếp tục căi nhau cho đến khi họ lên đến đỉnh đồi chỗ người kia
đang đứng.
Chỉ khi nào lên đến tận đỉnh đồi th́ cuộc tranh căi mới chấm dứt, nó
không hề kết thúc trước đó -bởi v́ chỉ khi nào bạn bắt đầu đối diện với
chính thực tại, lúc đó mới hết tranh căi, bằng không sự đồn đoán vẫn cứ
được tiếp tục. Khoảng cách giữa bạn và thực tại càng xa chừng nào, càng
gây ra lắm sự tranh căi, càng nhiều thuyết lư được đưa ra chừng nấy.
Khoảng cách càng ngắn, càng bớt được sự tranh căi, cho đến khi nào đối
mặt, đụng đầu với thực tại, cuộc tranh căi mới chấm dứt. Chỉ khi nào ba
người bộ hành gặp người đàn ông đang đứng ở trên đồi họ mới thôi căi cọ.
Người thứ nhất lên tiếng hỏi: “Này ông bạn, đứng trên đỉnh đồi trông
ngóng, phải chăng ông bạn bị lạc mất con gia súc nào chăng?”
“Thưa Ngài, tôi không lạc mất con gia súc nào cả.”
Cuộc căi vả ngưng nhưng tập quán, thói quen th́ không dễ ǵ từ bỏ. Bây
giờ th́ họ không c̣n căi nhau, bởi v́ đâu c̣n ǵ để tranh căi khi bạn có
thể nêu câu hỏi trực tiếp với đối tượng –Đă thấy tận mặt tỏ tường rồi
th́ đâu c̣n có điểm nào nữa để phải tranh căi hay đồn đoán?
Tuy nhiên thói quen cũ vẫn cứ được tiếp tục. Thay v́ hỏi trực tiếp ngay
người đàn ông kia rằng ông ta đang đứng đó làm ǵ, người bộ hành thứ
nhất lại nêu câu hỏi, “Này ông bạn, đứng trên đỉnh đồi trông ngóng,
phải chăng ông bạn bị lạc mất con gia súc nào chăng?” Cái tập quán
như vậy đă thâm căn cố đế. Ngay cả khi không c̣n điểm nào để tranh căi,
khi mà bạn có thể hỏi thẳng người kia là y đang làm ǵ, tâm thức của bạn
cũng vẫn không chịu đi trực tiếp vào thực tại –nó vẫn chạy ḷng ṿng
trên những lối ṃn xưa cũ. Nó vẫn khoác lên ḿnh cái cung cách, lề thói
riêng của nó. Người này vẫn cố gắng để chứng tỏ rằng ḿnh là đúng.
Tin tôi đi, ngay cả khi đối diện với Thượng Đế bạn cũng luôn chứng tỏ
rằng –“Chỉ có Cơ Đốc của tôi là đúng, chỉ có Ấn giáo của tôi là đúng,
chỉ có Hồi giáo của tôi là đúng.” Và rồi bạn cũng sẽ hỏi Thượng Đế,
“Ngài có phải đúng là Thượng Đế của người Cơ Đốc không?” Thế nào lúc đó
bạn cũng vẫn c̣n mang theo bên ḿnh cuốn Phúc Âm và cố gắng để buộc Ngài
phải trả lời cho bạn rằng: “Vâng, ta đúng là ông Thượng Đế trong Phúc Âm
đây.” Và rồi người Ấn giáo sẽ nêu câu hỏi, “Thưa Ngài, con nay đứng
trước mặt Ngài, phải chăng Ngài đúng là người đă viết nên kinh Vệ Đà, là
Thượng Đế thực sự của người Ấn giáo?” câu chuyện cứ được tiếp diễn đại
loại như thế…
Người thứ nhất lên tiếng hỏi: “Này ông bạn, đứng trên đỉnh đồi trông
ngóng, phải chăng ông bạn bị lạc mất con gia súc nào chăng?”
“Thưa Ngài, tôi không lạc mất con gia súc nào cả.”
Khi bạn không nêu một câu hỏi trực tiếp thông thường bạn sẽ nhận được
một câu trả lời tiêu cực –hăy nhớ điều này. Thiền giả thường rất coi
trọng vấn đề đi thẳng. Nếu bạn hỏi một cách trực tiếp bạn sẽ nhận được
một kinh nghiệm tích cực; nếu bạn hỏi một cách gián tiếp, thông thường
bạn nhận được một câu trả lời tiêu cực, chẳng liên hệ ǵ đến vấn đề.
Thay v́ hỏi, “Ông đang làm ǵ đó?” bạn lại hỏi, “Có phải ông đang t́m
kiếm con gia súc bị lạc?” và thế nào bạn cũng nhận dược câu trả lời,
“Không đâu, thưa Ngài.”
Không bao giờ đặt bất cứ câu hỏi gián tiếp nào với thực tại cũng không
bao giờ nên nêu lên câu hỏi với thực tại bằng định kiến sẵn có của ḿnh,
nếu bạn không muốn nhận được câu trả lời, “Không”. Hăy hỏi một cách
trực tiếp. Buông bỏ ư thức của bạn, buông bỏ tất cả những định kiến, giả
định, học thuyết và hỏi thẳng vấn đề. Đó là những ǵ mà nhà Thiền gọi là
“nh́n thẳng vào bản thể của vạn pháp.”
Người kia hỏi tiếp: “Thế chắc là ông bị lạc mất người bạn chứ ǵ?”
“Thưa Ngài, tôi cũng chẳng có người bạn nào bị lạc cả.”
Cái anh thứ hai này cũng chẳng học được bài học ǵ từ anh thứ nhất –cái
anh vừa mới nhận được một câu trả lời tiêu cực. Chúng ta thường xuẩn
động như thế v́ không bao giờ chịu học. Chúng ta cứ tiếp tục bước đi
trên lối ṃn có sẵn. Lẽ ra lúc này người thứ hai nên rút kinh nghiệm là
không nên nêu lên một câu hỏi gián tiếp thế nhưng y cũng chẳng khác ǵ
người thứ nhất. Người Cơ Đốc đă thất bại, người Ấn giáo cũng không may
mắn ǵ hơn, và rồi người Hồi giáo, người Kỳ Na cũng thế. Họ sẽ vẫn cứ
tiếp tục lập lại một lỗi lầm giống nhau.
“Thưa Ngài, tôi cũng chẳng có người bạn nào bị lạc cả.”
Người thứ ba hỏi: “Như vậy chắc ông bạn đang đứng hóng gió ?”
Người thứ ba, thay v́ học hỏi kinh nghiệm từ hai người trên, đă hy vọng
rằng có nhiều cơ may là ḿnh sẽ đúng – đây là điều tự nhiên và rất hợp
luận lư. Câu hỏi của hai người kia đặt ra đă bị trả lời là không đúng,
thế nên anh ta nghĩ là ḿnh đang gần với chân lư hơn. Đâu c̣n có xác
suất nào khác? Chỉ có ba khả năng: lư trí đă thất bại, t́nh cảm đă thất
bại, bây giờ chỉ c̣n lại một khả năng duy nhất -rẳng t́nh dục sẽ thành
công. Con đường tri kiến đă thất bại, con đường đức tin cũng không may
mắn ǵ hơn, bây giờ chỉ c̣n lại một con đường sau cùng -mật thừa. Mật
thừa sẽ thành công.
Người thứ ba có vẻ rất chứa chan hy vọng. Hầu như y đă nắm chắc phần
đúng trong tay-người đàn ông kia đâu c̣n có thể trả lời ǵ khác hơn. Ông
ta đành phải nh́n nhận thôi. Thế nhưng bạn chẳng bao giờ nắm được thực
tại. Thực tại quá đổi bao la rộng lớn không thể nào bị hạn chế vào một
con đường nào, nó cũng không bao giờ bị hạn chế vào bất cứ một nhận định
nào về nó. Chân lư bao hàm tổng thể thế nên không một bộ phận đơn lẽ nào
trong bạn có thể nhận làm của riêng ḿnh. Người thứ ba đă không học được
một điều rằng hai chàng kia vốn khôn ngoan hơn nhưng đă thất bại. Anh
chàng lư trí vốn thông minh nhất trong bộ ba này, đă không ngừng quán
chiếu qua hằng bao thế kỷ, sáng tạo ra không biết bao nhiêu triết lư cao
siêu, đă thất bại. Anh chàng trái tim, cao cấp hơn t́nh dục, gần gũi với
cái đầu hơn, đứng ở giữa, cũng thất bại luôn.
Dĩ nhiên khi bạn đứng giữa hai cực bạn sẽ là người hiểu biết hơn v́ bạn
là điểm trung dung, chiết trung. Bạn có thể nh́n về cả hai phía, không
hề cực đoan. Bạn có thể thấy được cái đầu, thấy được t́nh dục v́ bạn ở
ngay giữa trung tâm. Cái đầu không thể thấy được t́nh dục. Trái tim ở
giữa có thể nh́n thấy cả hai phía thế nên trái tim có khả năng thông
minh hơn cái đầu. Cái đầu có nhiều kiến thức hơn, trái tim khôn ngoan
hơn -thế mà ngay cả kẻ ngôn ngoan hơn vẫn thất bại như thường. C̣n t́nh
dục, chẳng có trí thông minh nào cả, không có khả năng để trở thành khôn
ngoan như trái tim… Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn có chuyện xảy ra là những
nơi mà thiên thần sợ hăi không dám bước vào, những anh chàng đần vẫn
thản nhiên đâm xổ tới.
Người thứ ba hỏi: “Như vậy chắc ông bạn đang đứng hóng gió ?” “Không
phải vậy đâu, thưa Ngài.”
“Tất cả các câu hỏi của chúng tôi ông bạn đều trả lời là không phải,
vậy ông bạn đứng đây làm ǵ vậy?”
Người đàn ông trên đồi trả lời: “Th́ chỉ đứng chơi vậy thôi mà.”
Chắc là họ đă cùng nhau nêu câu hỏi. Câu hỏi này lẽ ra nên được đặt ra
đầu tiên th́ lại là câu hỏi sau cùng.
Người đàn ông trên đồi trả lời: “Th́ chỉ đứng chơi vậy thôi mà.”
“Tôi chỉ hiện hữu. Tôi chẳng làm bất cứ chuyện ǵ cả.” Người đàn ông trả
lời một cách đơn giản, “Tôi là trung tâm của cái tam giác đó.”
Chỉ đứng vậy thôi. Đây chính là thiền. Đây là trạng thái
vô tác –không suy tưởng, không cảm xúc, không t́nh dục; không ở trong
thể xác, không ở trong trái tim, không ở trong cái đầu –không hề bị cột
chặt vào bất cứ đâu, chỉ thong dong đứng ở giữa trung tâm của cái tam
giác.
Cái tam giác này là Thiên Chúa ba ngôi, là ba khuôn mặt
của Thượng Đế, mà ngay giữa trung tâm chính là Thượng Đế. Thượng Đế là
vô tác, Thượng Đế chỉ hiện hữu. Sống là sống trong thiền. Và một khi bạn
đạt đến cái trung tâm điểm này cũng là lúc mà ba người bộ hành trong bạn
biết cách đặt câu hỏi một cách trực tiếp.
Câu chuyện được chấm dứt ở đây bởi v́ câu chuyện thực sự
phải được kết thúc ở điểm này –nó không thể đi xa hơn. Ba người kia phải
rơi vào im lặng. Họ không hề nhận ra được cái khả năng này, cái khả năng
thứ tư -mà Ấn giáo gọi là turiya, cái thứ tư- không thể được nhận
ra bởi lư trí, trái tim hay dục t́nh, không hề được nhận ra. Nó hiện hữu
nhưng không hề được nhận biết, không cách ǵ có thể nh́n thấy nó dù đứng
ở bất cứ góc cạnh nào. Tuy nhiên khi mọi góc cạnh được buông bỏ, khi bạn
tuyệt đối trần truồng, khi bạn không c̣n mang sẵn một định kiến, không
c̣n những lớp vỏ y phục bao che, lúc bạn tuyệt đối ch́m trong tĩnh lặng,
lúc đó bạn sẽ thấy.
Hăy lắng nghe câu nói, “Tôi chỉ đứng thôi mà,”
tất cả bộ ba lúc này đều rơi vào trong yên lặng. Ngay cả họ không thể
nào tưởng tượng ra có một t́nh huống như thế. Bây giờ th́ không c̣n
chuyện gia súc, bạn bè, không c̣n việc thưởng thức không khí trong lành,
hoặc những việc đại loại như thế -điều này chắc chắn đă gây nên một cú
«sốc». Khi bạn lần đầu tiên đạt đến cảnh giới thiền, tất cả mọi trung
tâm ở trong bạn đều chấn động trong yên lặng. Lư trí tĩnh lặng, ngôn ngữ
không c̣n chuyển động; trái tim tĩnh lặng, cảm thọ không c̣n che mờ bạn;
t́nh dục tĩnh lặng, dục tính không c̣n khởi hiện. Thấu đạt chân lư, tất
cả đều trở nên tĩnh lặng.
Câu “Tôi chỉ đứng thôi mà,” chính là định nghĩa
của Thiền. Một khi bạn đă đạt đến điểm này có nghĩa là bạn đă đạt đến
một sự hoà điệu ỏ trong bạn. Đây là bước đầu tiên, bước Yoga, bước
Gurdijieff, bước nỗ lực, bước ư chí trong Thiền. Rồi th́ bước kế tiếp sẽ
tự động xảy đến, bạn không cần phải làm bất cứ chuyện ǵ cả; bước đầu
vẫn c̣n cần đến tác hành, bước tiếp theo chỉ là một hiện bày.
Bạn đă đi một đổi khá xa đủ để lên đến tận đỉnh đồi và
đứng đó vượt lên trên tất cả những bóng tối của lũng sâu, vượt lên trên
tất cả mọi ngả đường, mọi quan điểm, tôn giáo, triết học; bạn phải vượt
qua chúng. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dễ dàng, mà rất là khó khăn
gian khổ. Nhưng một khi bạn đă đạt đến đó, đứng ở đó, là Thượng Đế hiện
bày. Ngay chính trong khoảnh khắc khi mà thế đứng của bạn không c̣n bị
nhiễu loạn, đột nhiên bạn hiệp thông với Thượng Đế. Bạn tan biến đi,
Thượng Đế cũng tan biến đi; chỉ c̣n lại nhất thể.
Cái nhất thể đó là đại định –đó cũng là điểm khác biệt
giữa đạt ngộ và đại định. Đạt ngộ là đạt đến sự hoà điệu nội tại trong
bạn, đó là bước đầu tiên. Đại định là đạt đến sự ḥa điệu với tổng thể,
đó là bước cuối cùng. Trong đạt ngộ, những mối xung đột trong bạn tan
biến đi; trong đại định ngay chính bạn đồng thời cũng tan biến luôn.
Đạt đến lạc thú này là đạt đến t́nh trạng không c̣n xung
đột nội tại; đạt đến cực lạc này cũng có nghĩa là hoà chung nhịp đập với
vũ trụ. Đó là lúc bạn nhảy múa cùng muôn v́ sao, lớn dậy cùng cỏ cây, nở
hoa cùng vạn thảo, hát ca cùng chim chóc, thét gào với sóng biển, chan
ḥa trong cát mịn. Bạn trải rộng ra muôn phương, hiện hữu khắp mọi chốn.
Bạn có mặt ở khắp nơi và cũng không ở một nơi chốn nào cả -đấy là mục
tiêu duy nhất.
Và cái mục tiêu này ẩn chứa một nét đẹp tuyệt vời... Nét
tuyệt mỹ này chính là một niềm vui không mang tính bóc lột. Khi bạn muốn
có thật nhiều tiền, bạn sẽ phải bóc lột kẻ khác. Bạn sẽ không thể nào có
thêm tiền nếu như không làm cho những người khác ở đâu đó nghèo đi. Nếu
bạn muốn tăng thêm quyền lực chính trị, bắt buộc bạn phải tước đoạt từ
kẻ khác.
Tất cả mọi nguồn lạc thú ngoài thiền đều mang tính bóc
lột. Ngay cả khi bạn đang yêu một cô gái đẹp, đó cũng là một bóc lột,
bởi v́ người đẹp này sẽ không c̣n sẵn sàng cho bất cứ ai khác nữa. Bạn
đă chiếm hữu nàng, vạch ra một lằn ranh, và bây giờ nàng đă xem như
thuộc về bạn. Bây giờ bất cứ ai yêu nàng, cũng sẽ không tránh khỏi được
khổ đau hệ lụy, v́ nàng đă có người yêu
Ngoại trừ thiền tất cả mọi lạc thú đều mang tính bóc
lột. Chỉ có Thiền mới có niềm vui không mang tính bóc lột, chỉ có thiền
là một niềm vui vô tranh. Bạn không hề dành lấy của ai bất cứ cái ǵ, mà
đơn giản, chính bạn chỉ lớn dậy trong đó. Giác ngộ không hề là cái ǵ đó
xảy ra từ bên ngoài, mà là cái ǵ đó được nẩy mầm từ trong bạn, nở hoa ở
trong bạn. Đó là một sự trưởng dưỡng, không phải là một thành quả.
Đó là lư do tại sao giác ngộ không thể là một hành tŕnh
của bản ngă. Thiền là một hành tŕnh vô ngă. Thiền là ǵ ? Thiền là hiện
hữu trong hoà điệu nội tại lẫn ngoại tại. Thiền là hiện hữu trong hoà
điệu. Thiền là sự hoà điệu.
CHÚ THÍCH :
(1)
Gurdjieff (1866-1949): George
Ivanovitch Gurdjieff là người Armenian gốc Hy Lạp, sinh quán tại
Alexandropol gần biên giới Nga-Thổ. Trong hành tŕnh t́m đạo, ông đă đến
Đông phương để nghiên cứu học hỏi về mật tông. Năm 1922, ông đến Pháp và
định cư tại Paris, thành lập học viện “Institute for the Harmonious
Development of Man”, giới thiệu với phương Tây một giáo lư cổ truyền của
mật tông chưa hề được biết đến về phát triển và tỉnh thức tâm linh, biến
cuộc sống đời thường thành đời sống chân lư một cách sáng tạo. Đây là
một giáo lư nhất quán và đầy năng lực của mật tông, độc lập với tất cả
các trường phái khác, để giúp con người tự chuyển hoá, và ông gọi đó là
Đệ Tứ Đạo Lộ, “the Fourth Way.” Gurdjieff cũng lên tiếng cảnh báo
rằng nhân loại có thể bị hủy diệt, trừ phi “minh triết” của phương Đông
và «năng lượng» của phương Tây được kết hợp và sử dụng hài hoà. Ông đă
đào tạo được nhiều môn sinh tài giỏi.
(2)
Krishnamurti (1895-1986): Jiddu
Krishnamurti thoạt tiên được «khám phá», nuôi dưỡng và đào tạo bởi Hội
Thông Thiên Học Adyar, Ấn Độ và người ta tin ông là một nhà tiên tri hoá
thân của Thượng Đế hay Messiah. Nhưng kể từ năm 1929, Krishnamurti đă từ
bỏ tất cả để bắt đầu giảng dạy triết thuyết riêng của ḿnh. Ông tin rằng
thiền định mang lại trật tự ổn định cho những hoạt động tư duy, từ đó
tâm hoàn toàn tĩnh lặng và đây chính là ch́a khoá để chấm dứt những khổ
đau, phiền năo của nhân loại.
(3)
Plato (427 – 347 BC) : Triết gia Hy
Lạp, môn sinh của Socrates và là thầy của Aristotle. Sinh trưởng trong
một gia đ́nh thuộc gịng dơi quư tộc tại Nhă Điễn, ông đă chứng kiến
phiên xử tội của thầy ḿnh và sự kiện này đă lưu lại một dấu ấn sâu đậm
trong suốt đời ông. Ở tuổi 40, ông thành lập một học viện đầu tiên của
nền văn minh Tây phương, Academus –The Academy, và dành rất nhiều th́
giờ để giảng dạy tại đây. Một trong những lư thuyết nổi bật của ông, cho
rằng thực tại chung quanh ta chỉ là những phản chiếu của một chân lư ở
một cơi cao hơn. Plato đă chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử
Triết học Tây phương. Những tác phẩm của ông, đa phần dưới dạng đối
thoại hiện vẫn c̣n tồn tại.
(4)
Charles Darwin (1809-1882): Người
Anh, cha đẻ của thuyết tiến hoá. Thoạt tiên theo học Đại học Y khoa tại
Edinburg, nhưng sau đó từ bỏ và theo học ngành địa chất tại Cambridge.
Sau khi tốt nghiệp, ông tham dự một chương tŕnh thám hiểm vùng duyên
hải Nam Mỹ trong năm năm và trở về Anh quốc vào tháng 10, 1936. Do việc
khảo sát những mẫu phẩm vật mang về từ cuộc hành tŕnh này mà lư thuyết
tiến hoá ra đời, trong đó kể cả việc cho rằng nhân loại là kết quả của
một tiến tŕnh tiến hoá tự nhiên chứ không do ai sáng tạo. Lư thuyết của
Darwin ngày càng được kiểm chứng bởi sự tiến bộ của khoa Sinh vật học và
sự khám phá DNA.
(5)
Mahavira (599-527 BC): Được xem là Đấng Giác Ngộ thứ 24
và cũng là cuối cùng của Kỳ Na Giáo. Mahavira hay Mahavir là một hoàng
tử, sinh tại tiểu quốc Bihar, Ấn Độ. Đến năm 30 tuổi, Mahavira từ bỏ tất
cả tài sản, tước vị, kể cả y phục để trở thành một hành giả. Sau hơn 12
năm ch́m sâu trong thiền định, Mahavira đạt thành giác ngộ và sau đó đă
đi bộ khắp cả Ấn Độ để rao truyền chân lư mà ông đă t́m ra mà mục tiêu
tối hậu là đạt đến Moksha, một t́nh trạng cực lạc hoàn toàn, giải phóng
khỏi ṿng sinh, diệt, khổ đau. Mahavira nhập Moksha năm 72 tuổi.
(6)
Zarathustra : Zarathustra hay
là Zoroaster là một trong những vị thầy vĩ đại của Đông phương, người
khai sáng Bái Hỏa giáo -Zoroastrianism, được coi như là quốc giáo của Ba
Tư dưới vương triều Achaemenid, trong khoảng từ 1400 đến 1200 BC
(về thời điểm xuất hiện của tôn giáo này, một số học giả khác ước định
tối thiểu cũng phải khoảng năm 600 BC).Học thuyết của Zarathustra hay
của Bái Hỏa giáo có thể tóm tắt như sau: Từ buổi ban sơ của vạn hữu đă
có sự hiện hữu cuả hai vị thần linh đại biểu cho thiện và ác. Sự hiện
hữu của cái ác, như thế đă được thiết định ngay từ đầu. Cả hai vị thần
linh này đều có nhũng quyền năng đặc biệt và đối chọi nhau trên mọi lănh
vực. Vi thiện thần, Ormazd, là ánh sáng, đời sống, sáng tạo ra tất cả
những ǵ là tinh khiết, tốt đẹp -cụ thể như môt thế giới đạo đức, công
chính, trật tự, chân lư. Vị ác thần đối đầu là bóng tối, là cái chết và
tạo ra tất cả những ǵ xấu xa nhất trên thế gian này. Hai thế lực tinh
thần này tranh đấu lẫn nhau. Sự chiến thắng tối hậu của vị thiện thần là
một nhu cầu đạo lư của lương tâm tôn giáo và là yếu tính của Bái Hỏa
giáo.
(7)
Raman: Xem Ramana Maharshi (1879-1950)
(8)
Ramakrishna: Sri Ramakrishna Paramhansa
(1836-1886), là một đạo sư Ấn giáo quan trọng của thế kỷ thứ 19, thuộc
trường phái Advaita Vedanta, nêu bật tính cách bất nhị giữa Tiểu Ngă
(Atman) và Đại Ngă (Brahman). Ông cho rằng tất cả mọi tôn giáo đều có
một mục tiêu giống nhau, và xem trọng vai tṛ của tín ngưỡng tinh thần
hơn là chủ nghĩa lễ nghi mù quáng. Giáo lư của
Ramakrishna có thể được thu gọn trong bốn trọng điểm: Tính cách
nhất thể của vạn hữu; sự thánh hoá của mọi chúng sanh; sự hợp nhất của
Thượng Đế; và sự hoà điệu của các tôn giáo. Giáo lư của ông đă được kết
tập bởi một đệ tử xuất sắc là Đạo sư Vivekanada, người thành lập giáo
phái RamakrishnaMission.
[MUCLUC] [LGT]
CH1] [CH2]
[CH3] [CH4]
[CH5]
[CH.6] [CH7] [CH8]
CH9]
[CH10] [SACH]
[HOME]
|