THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

CHƯƠNG 3

Đạo Vốn Không Lời

 

 

 

Một vị Thiền sư đă phẩm b́nh một cách vắn tắt về một môn đồ ưa lư thuyết dông dài về Thiền học, “Bạn có quá nhiều Thiền.”

 “Thế nhưng có ǵ là trái tự nhiên khi một Thiền sinh nói chuyện về Thiền?”, người học tṛ bối rối hỏi thầy. “Tại sao Thầy lại ghét người ta nói về Thiền?”

 “Bởi v́”, vị Thiền sư trả lời một cách thẳng thắn, “nó làm cái bụng ta khó chịu.”

 

“Đạo vốn không lời,” Bồ Đề Đạt Ma tổ sư Thiền Đông Độ đă nói như vậy -bởi v́ bằng lời nói, thế gian được bắt đầu. Đúng như những ǵ mà Thánh Kinh đă nói –“Lúc khởi nguyên đă có Ngôi Lời ”. (1) Và lúc kết thúc cũng sẽ là Ngôi Lời.

Cái khoảnh khắc mà bạn đi vào thế giới ngôn từ, bạn bắt đầu rời xa sự thực. Bạn càng đi sâu vào lời chừng nào, bạn càng xa rời Thượng Đế chừng nấy. Lời nói là một hư ngụy lớn lao. Nó không hề là một chiếc cầu, không hề là một phương tiện truyền thông –mà thật ra là một chướng ngại.

Bồ Đề Đạt Ma nói, “Đạo vốn không lời,” Nếu tâm của bạn không phát thành lời, trong cái tĩnh lặng đó chính là Thượng Đế, là sự thật, là niết bàn. Cái khoảnh khắc mà lời nói chen vào, bạn không bao giờ c̣n là bạn nữa. Bạn đă đi xa. Ngôn ngữ đă mở ra một cuộc hành tŕnh đưa bạn rời xa tự tánh. Thực ra, bạn không bao giờ thoát ra khỏi chính bạn –nhưng bạn có thể mơ ước điều đó. Thực ra, bạn luôn luôn hiện hữu ở đó, bạn chỉ có thể ở đó, mà không nơi nào khác –nhưng mà bạn vẫn có thể đi vào giấc ngủ và mơ một ngàn lẻ một giấc mơ khác nhau.

 

Tôi sẽ lại một lần nữa kể cho bạn nghe một trong những câu chuyện hay ho nhất đă được lưu lại –câu chuyện sa ngă của Adam. Truyện kể rằng Thượng Đế cấm Adam ăn trái Cây Hiểu Biết. Điều này th́ Thiền không có ǵ để phản đối, bởi v́ chính hiểu biết đă làm cho bạn ngu dốt, chính hiểu biết đă không cho phép bạn nhận thức. Adam đă có khả năng nhận thức trước khi y ăn trái từ Cây Hiểu Biết. Nhưng ngay từ khoảnh khắc mà y ăn trái cấm này, cái khoảnh khắc mà y trở nên hiểu biết, y đă không c̣n biết ǵ nữa. Y đă giả từ sự ngây thơ vô tội. Y trở nên lém lỉnh, sắc sảo hơn. Trí tuệ đă ra đi. Vâng, trí thức có thể gia tăng nhưng trí tuệ không c̣n nữa. Trí thức không những chẳng dính líu ǵ đến trí tuệ mà c̣n là sự tương phản, đối nghịch. Bạn càng trở thành người trí thức chừng nào, bạn càng trở nên kém trí tuệ chừng nấy.

Thật ra, trí thức là vật thay thế để che dấu sự thiếu trí tuệ của bạn; nó là bạc giả. Bởi v́ bạn không có trí tuệ nên bạn thay thế nó bằng trí thức. Trí thức là một cái ǵ đó rẽ tiền mà bạn có thể mua sắm dễ dàng ở bất cứ nơi đâu. Trong thực tế, người ta sẽ rất sẵn ḷng san sẻ kiến thức của họ cho bạn. Người ta sẽ rất sẵn sàng quẳng tất cả những cặn bả rác rưới của họ lên người bạn.

Adam trở nên người có kiến thức -kể từ khi sa ngă. Kiến thức v́ thế chính là sự sa đọa.

 

Câu chuyện kể rằng Adam đă ăn một trái táo, một quả từ Cây Hiểu Biết. Đây không thể nào là một trái táo. Những trái táo không hề được nuôi lớn từ Cây Hiểu Biết. Có một đ́ểm nào đó trong câu chuyện không được ổn. Những trái táo rất là ngây thơ vô tội -bạn không thể bị tống cổ, trục xuất ra khỏi thiên đường chỉ v́ ăn một trái táo. Thượng Đế không thể nào quá đỗi giận dữ như thế đối với bạn.

Không, không thể nào là một trái táo; táo chỉ là sự ẩn dụ. Đây phải là lời nói, ngôn ngữ. Trên Cây Hiểu Biết kết đầy những trái ngôn từ, ư niệm, triết lư, hệ thống  -không hề là những trái táo. Hăy quên trái táo của bạn đi. Hăy nhớ rằng đó là ngôn ngữ.

Và rồi, con rắn là người thầy giáo đầu tiên của nhân loại, trong hệ thống giáo dục sơ khai. Con rắn -kẻ lừa mị đầu tiên đó, cũng là người viện sĩ đầu tiên của chúng ta. Y đă dạy bài học bịp bợm gian trá đầu tiên về hiểu biết: xúi biểu Eve ăn trái cấm. Y đă không thể thuyết phục được Adam một cách trực tiếp. Tại sao như thế? Tại sao y phải thuyết phục Eve trước tiên? Bởi v́ Eve dễ dàng bị tấn công hơn. Phụ nữ luôn luôn dễ bị tấn công, họ cởi mở, nhu nhược và mềm yếu hơn. Họ rất dễ bị người ta xỏ mũi lôi đi ; họ rất dễ dàng bị ám thị ; họ có thể bị thôi miên dễ dàng hơn một người đàn ông. Thế là con rắn đă thuyết phục được người đàn bà. Y không những là nhà viện sĩ đầu tiên mà c̣n là người chào hàng đầu tiên của nhân loại nữa. Và y là người chào hàng thành công.

 

Tuy nhiên y đă không làm điều ǵ sai trái. Những ǵ y nói ra đều đúng sự thật. Y nói rằng, “Bạn sẽ trở thành người hiểu biết, nhận thức được cái ǵ là cái ǵ. Không ăn trái cây này, bạn sẽ không bao giờ biết ǵ cả.”

 

Có một loại hiểu biết hoàn toàn khác biệt: bạn biết và đồng thời cũng không thể biết được cái ǵ là cái ǵ. Đây là một loại hiểu biết khá phức tạp. Nó không được xếp loại, phân chia hay phân tích. Adam chắc là đă sống trong trạng thái ngây thơ vô tội không thể phân tích đó. Khoa học không có mặt ở đây; chỉ có tín ngưỡng -tất cả được bao phủ trong một bầu khí tín ngưỡng. Adam chắc chắn là một huyền nhiệm trước khi ăn trái Cây Hiểu Biết -mọi đứa trẻ đều là một huyền nhiệm. Mọi đứa trẻ được sinh ra như là một huyền nhiệm trước khi chúng ta lôi chúng vào trường học, hệ thống giáo dục, làm quen với các con rắn. Con rắn đó chính là văn minh, văn hóa, là điều kiện cách.

Con rắn là một sinh vật qủy quyệt và là một ẩn dụ khá hoàn toàn. Nó rất là gian manh, trơn tuột như lươn -chẳng khác ǵ luận lư. Bạn không thể biết trước nó đi đến đâu. Nó đi không cần đến chân; không chân mà vẫn di động, mà lại di động rất nhanh. Giống như những điều dối trá. Dối trá thường không có chân đứng cho nên phải mượn đỡ đôi chân từ chân lư; đó là  lư do tại sao mọi điều dối trá đều luôn luôn cố gắng tối đa để chứng tỏ rằng ḿnh là chân lư. Nhưng chẳng qua đó chỉ là những cặp chân vay mượn.

 

Con rắn -người thầy giáo, vị viện sĩ đầu tiên của chúng ta- đă thuyết phục Eve không mấy khó khăn, và Adam dĩ nhiên đă bị Eve thuyết phục tin theo ḿnh. Người phụ nữ luôn luôn rất có uy thế với đàn ông -tất cả những ǵ mà người đàn ông suy nghĩ đều không được đếm xỉa đến, ấy thế mà y cứ luôn làm bộ như ḿnh là quan trọng; như ḿnh có nhiều uy thế hơn. Thật là vô nghĩa. Và người đàn bà cứ để cho người đàn ông nghĩ như thế -hoàn toàn “okay”, không có vấn đề, cứ để cho y nghĩ như thế. Điều này có làm đổi thay được t́nh huống ǵ đâu. Người đàn bà luôn luôn là kẻ cầm cân nẩy mực.

 

Mọi chuyện đều có lư lẽ của nó... Giống cái luôn có uy thế hơn giống đực; nhu luôn thắng cương, nước chảy đá ṃn. Bạn có thể hỏi Lăo Tử, nhà minh triết phương Đông, về chuyện này. Ông ta biết rất rơ. Ông ta biết rất rơ dù không phải là người giàu kiến thức. Ông ta bảo rằng nếu bạn muốn có quyền lực lâu dài, hăy trở thành nhu, hăy trở nên thụ động. Thụ động luôn luôn có sức mạnh hơn, hàm súc hơn năng động –đó là lư do tại sao đàn ông không thể mang thai. Y chẳng khác ǵ một băi sa mạc cằn khô. Chỉ đàn bà là có khả năng mang thai, mang sức sống tiềm ẩn. Người đàn bà chuyên chở sự sống; chứa đựng đời sống ở trong họ. Rất nhiều đời sống.

 

Adam đă bị lọt bẩy, rất thích thú với điều này. Anh ta chắc đă nghĩ rằng nếu càng có nhiều kiến thức y sẽ càng trở nên năng động hơn, sẽ hiểu biết nhiều hơn. Y chắc chắn đă trở thành một con người đầy tham vọng. Đó là những ǵ mà con rắn đă mang đến. Con rắn há đă chẳng nói rằng, “Nếu bạn ăn trái táo này bạn sẽ chẳng khác ǵ Thượng Đế, đầy quyền lực như Thượng Đế -đó là lư do mà Thượng Đế cấm bạn ăn trái cấm này. Ngài lo sợ, ngài ghen tức với bạn.”

Mỗi đứa con trai trong gia đ́nh đều có cung cách suy nghĩ như vậy -rằng người cha đang ghen tức với ḿnh, rằng  cha ḿnh lo sợ ḿnh, rằng ông ta không bao giờ muốn con cái có quyền để ông có thể luôn luôn điều khiển được chúng.

 

Câu chuyện ngụ ngôn trong kinh thánh này là một câu chuyện ngụ ngôn rất hay ho, chứa đựng nhiều ư nghĩa thâm thúy.

 

Adam nguyên ở trong trạng thái hiểu biết đơn thuần, thế rồi y trở thành con người có kiến thức. Thế là tôn giáo tín ngưỡng biến mất, và khoa học lên ngôi. Khoa học ... cái tiếng ‘khoa học’ rơ ràng đă mang sẵn ư nghĩa kiến thức. Thế nên những trái cấm đó chính là trái cấm khoa học. Adam đă đánh mất sự hồn nhiên vô tội và trở thành người lém lỉnh xảo quyệt.

Điều này xảy ra cho tất cả mọi đứa trẻ được sinh ra trong thế giới này. Mỗi đứa trẻ đều được sinh ra trong khu vườn của Thượng Đế -Vườn Địa Đàng Eden- và rồi chúng bị rù quyến bởi những con rắn văn minh, văn hóa, giáo dục. Mỗi đứa trẻ đều bị điều kiện hóa, bị lôi kéo, bị điều khiển nhằm hướng đến tham vọng, những mục tiêu thoả măn bản ngă –có quyền lực như những ông thượng đế, đó là tất cả tham vọng của khoa học. Khoa học tin rằng một ngày nào đó ḿnh có thể khám phá ra tất cả mọi bí ẩn của vũ trụ và con người trở thành thượng đế, với quyền lực bất tận. Đó chỉ là một tham vọng, một cuộc phiêu lưu của bản ngă.

 

Chúng ta kéo lê từng đứa trẻ hướng về bản ngă cá nhân mà bản ngă th́ lại sống bám vào ngôn ngữ. Thế nên một đứa trẻ càng nói sỏi chừng nào nó càng trở nên vị kỷ chừng nấy. Khả năng diễn tả, truyền đạt ư tưởng của nó bằng lời càng xuất sắc chừng nào, nó càng trở nên nổi tiếng chừng ấy. Nó sẽ trở thành nhà lănh đạo hay văn hào, nhà thơ, v.v... –đây là những con người nổi tiếng nhất trên thế giới. Nó cũng có thể trở thành nhà tư tưởng, giáo sư Đại học hay là một triết gia. Đây là những con người chuyên chế ngự kẻ khác.

Tại sao họ có thể chế ngự trong thế giới này? Một người ăn nói lưu loát là một người có khả năng chi phối. Làm ǵ có chuyện một anh lănh đạo đần độn, ăn nói không ra hồn, không diễn tả được những điều ḿnh suy nghĩ lại trở thành nổi tiếng? Không bao giờ. Danh tiếng đến từ ngôn ngữ. Thế là đứa trẻ bắt đầu ngày càng trở nên gắn bó với ngôn ngữ, với lời nói –và Bồ Đề Đạt Ma cho rằng, “Bất lập văn tự.”

 

Tôi đă gọi con rắn là người thầy giáo đầu tiên. Thế nên nỗ lực chính của một vị Đạo Sư tôn giáo không ǵ ngoài việc làm thế nào để giải trừ con rắn này, làm thế nào để giải trừ tất cả những ǵ mà bạn đă được dạy dỗ, làm thế nào để giải trừ cả một hệ thống giáo dục, làm thế nào để giải phóng bạn ra khỏi t́nh trạng bị điều kiện hóa, làm thế nào để giúp bạn giải trừ ngôn ngữ. Khoảnh khắc mà ngôn ngữ được giải trừ, bạn trở lại thành con người ngây thơ vô tội –đó là cái mà người ta gọi là thánh quả, là ngây thơ, là vô nhiễm nguyên tội.

Cái khoảnh khắc mà ngôn ngữ ĺa khỏi tâm và bạn không bao giờ c̣n quay cuồng chung quanh lời nói, một sự tĩnh lặng vô biên xuất hiện... sự tĩnh lặng mà hầu như bạn đă lăng quên từ một thuở xa xưa nào đó. Bạn không hề được cảnh báo rằng bạn đă từng có nó. Nó tràn ngập bạn khi bạn c̣n là bào thai nằm trong bụng mẹ. Nó chan hoà hiện hữu khi bạn mới sanh ra, lần đầu tiên mở mắt chào đời. Nó luôn ở đó, cực kỳ sống động. Bạn sống trong nó vài ngày, vài tháng, vài năm. Và rồi nó biến mất, từ từ biến mất. Những bụi bặm chồng chất và rồi tấm gương không c̣n phản chiếu nữa. Khi người ta nói rằng bạn đă trưởng thành cũng có nghĩa là bạn đă đánh mất đi sự thơ ngây vô tội.

 

Người ta đă làm hư hỏng đời bạn, người ta đă thôi miên và đưa bạn vào ngôn ngữ. Bây giờ bạn nghĩ rằng ḿnh thấy, nhưng thực ra bạn không nh́n thấy ǵ hết. Bây giờ bạn nghĩ rằng ḿnh biết nhưng thực ra bạn không biết ǵ cả. Bạn quanh quẩn hết chỗ này đến chỗ nọ nhưng không bao giờ đi vào đúng mục tiêu. Bạn chỉ chạy ḷng ṿng thôi. Bạn sẽ nói về Thượng Đế, nói về t́nh yêu, nói đủ thứ chuyện nhưng bạn chẳng hề biết rơ cái ǵ cả -bởi v́ để biết về yêu bạn phải yêu trước đă. Suy nghĩ về nó, đọc trăm cuốn sách về nó cũng chẳng ích lợi ǵ hết. Bạn có thể trở thành một chuyên gia nặng kư về t́nh yêu nhưng thực ra bạn hoàn toàn mù tịt về nó. Phải thực chứng trước đă. Ngôn ngữ cực kỳ tráo trở. Nó thay thế chân lư bằng sự nói về chân lư.

 

Một hôm có một người đến gặp tôi và cho biết, “Bây giờ tôi mới được biết về Thượng Đế.” Tôi trả lời, “Tại sao lại biết về? Tại sao không tự ḿnh chính là Thượng Đế?” Vâng, tại sao lại biết về? Nó giúp ích được cái ǵ khi bạn chỉ biết về Thượng Đế? Vâng, bạn có thể tích luỹ được một số thông tin, dữ kiện, bạn sẽ trở nên giàu kiến thức –nhưng điều này chẳng giúp ích ǵ cho bạn cả, nó chẳng hề làm bạn thăng hoa, chẳng hề biến thành ánh sáng giác ngộ ở trong bạn. Bạn vẫn ch́m ngập trong bóng tối như bao giờ.

 

Tất cả những nỗ lực của Chúa Giê Su, của Đức Phật, của Bồ Đề Đạt Ma không ǵ khác hơn ngoài việc làm thế nào để giải trừ tất cả những ǵ mà xă hội đă tác động lên bạn. Đây là những con người chống lại xă hội nhất trong thế giới này. Họ phá hủy tất cả những ǵ mà xă hội đă tạo dựng lên chung quanh bạn, tất cả những rào chắn chung quanh bạn, tất cả hàng rào pḥng thủ chung quanh bạn, tất cả những bức tường chung quanh bạn -họ phá hủy, tiếp tục phá hủy. Như là những con người hư vô chủ nghĩa vĩ đại. Chỉ có một việc đơn giản là phá hủy -Phá hủy bởi v́ không cần thiết phải tạo dựng lên. Nó đă có sẵn ở đó. Đâu cần phải sáng chế ra mà chỉ cần khám phá ra. Hay, nói một cách chính xác hơn, khám phá trở lại.

 

Bạn đă từng biết nó. Thế nên đó là lư do tại sao mà chúng ta luôn luôn có một cảm giác thoáng qua về cực lạc. Có khi chúng ta biết nó là cái ǵ nhưng mà rất khó dùng ngôn từ để diễn tả. Chúng ta đang t́m kiếm nó. Chúng ta đang ṃ mẫm trong bóng tối để hướng về một cái ǵ đó gọi là cực lạc. Nếu trước đây bạn chưa hề biết nó, tại sao bây giờ bạn lại tiếp tục ṃ mẫm kiếm t́m? Chắc chắn là bạn đă có lần biết nó. Bây giờ có thể bạn đă quên đi, đúng vậy, nhưng bởi v́ bạn đă từng biết qua thế nên trong tận cùng sâu thẳm của tiềm thức, trong ngỏ ngách sâu kín của tâm hồn, bạn vẫn mang theo với bạn giấc mơ cùng nỗi nhớ nhà.

 

Trường hợp này cũng giống y như vậy. Bạn đă từng biết Thượng Đế. Bạn đă từng sống như là một Thượng Đế. Khi bạn c̣n là một đứa trẻ, bạn sống hồn nhiên không bản ngă -trước khi tiếp xúc với con rắn lần đầu tiên. Bạn đă từng được biết qua, ngày đó đôi mắt của bạn hoàn toàn trong sáng, và tất cả mọi thứ đều trong suốt, bạn có thể nh́n xuyên qua không có ǵ ngăn ngại. Bạn đă từng sống như là một Thượng Đế, từng biết qua cực lạc là ǵ nhưng nay bạn đă quên đi. Thế nhưng trong tận cùng tiềm thức nó vẫn không ngừng nhắc nhở bạn –“Hăy đi t́m. Hăy t́m nữa.”

 

Từ đó bạn t́m kiếm Thượng Đế, bạn t́m kiếm thiền định, bạn t́m kiếm yêu thương, bạn t́m kiếm tất cả những ǵ có thể t́m kiếm được. Có lúc bạn đi đúng hướng, có lúc bạn lạc đường, thế nhưng bạn vẫn tiếp tục đi t́m kiếm cái mà bạn biết đă có lần ở đó và bây giờ không c̣n nữa. Đến cái ngày mà bạn biết được Thượng Đế là ǵ, cái ngày mà bạn thân chứng được điều này, bạn sẽ bật cười sảng khoái : “Đây là Thượng Đế sao? Ta đă từng biết rồi mà. Ta có thể nhận ra được.” Đó là cách mà con người đă nhận ra Thượng Đế như thế nào, bằng không làm sao họ có thể nhận ra được? Nếu một ngày nào đó bạn đi ngang qua tôi, và nếu bạn không biết tôi trước, làm sao bạn có thể nhận ra tôi?

 

Con người đă từng nhận biết nó. Khoảnh khắc mà Đức Phật đạt đến giác ngộ, Ngài có thể nhận ra ngay lập tức, “Vâng, nó đây rồi”. Khi Bồ Đề Đạt Ma đạt đến khoảnh khắc đó, Ngài cả cười, “Nó đây mà? Trong tuổi ấu thơ của ta, nó đă từng ở đó. Nhưng rồi nó đă bị hủy diệt, nó đă bị nhiễm độc. Bụi bặm đă quẳng vào mắt ta và sự trong sáng không c̣n nữa. Bây giờ th́ đôi mắt ta đă phục hồi chức năng trở lại và ta có thể trông thấy nó.”

Thượng Đế hiện hữu như thế. Bạn chính là Thượng Đế mà không hay, vị Thượng Đế đang ngủ quên chưa ai đánh thức dậy.

 

Thêm một chi tiết chung quanh câu chuyện trong Kinh Thánh. Chuyện kể rằng Thượng Đế đă trục xuất Adam ra khỏi Vườn Địa Đàng. Điều này không đúng. Thượng Đế không thể trục xuất bất cứ ai. Thượng Đế không hề có quyền lực trong lănh vực này. Thượng Đế trục xuất người ta đi đâu? Làm ơn cho tôi biết. Chỗ nào? Ở đâu cũng là vườn của Ngài. Bất cứ bạn ở chỗ nào chỗ đó vẫn là vườn của Ngài. Từ đầu này cho đến đầu kia, đâu đâu cũng là Vườn Địa Đàng Eden. Không cách ǵ có thể trục xuất được. Vương quốc của Thượng Đế là vô tận. Làm thế nào mà Ngài có thể trục xuất bạn được? Trục xuất bạn đi đâu bây giờ? Đâu có chỗ nào khác? Thế giới của Ngài là duy nhất, đâu c̣n thế giới nào khác. Thế nên Adam không hề bị trục xuất bởi lẽ không có chỗ nào để trục xuất.

 

Thứ hai, Thượng Đế không thể trục xuất bởi v́ Adam cũng chính là Thượng Đế. Adam là một phần của Thượng Đế. Làm thế nào bạn có thể trục xuất một phần thân thể của chính ḿnh? Tôi không thể nào trục xuất tay của tôi hay chân của tôi. Không thể nào. Trục xuất Adam cũng chẳng khác ǵ Thượng Đế tự làm cho ḿnh trở nên tàn tật. Không hề có chuyện như vậy, Ngài không thể nào làm như thế; Ngài không phải là kẻ bạo dâm nên không thể nào tự cắt xẻo ḿnh ra thành từng bộ phận. Thượng Đế rất nhân từ. Và như thế, Adam không thể nào bị trục xuất.

 

Như vậy th́ chuyện ǵ đă xảy ra? Anh chàng Adam chắc chắn thế nào cũng cảm thấy buồn ngủ. Ăn trái Cây Hiểu Biết xong là y sẽ ch́m vào cơn buồn ngủ thôi. Bây giờ y sẽ không c̣n nh́n thẳng vào thực tại nữa mà bắt đầu mơ mộng về nó. Bây giờ th́ y có những ư tưởng riêng, ư niệm riêng, thị kiến riêng của ḿnh. Bây giờ th́ y trở thành nhà chế tạo, và tha hồ sáng chế. Thay v́ nh́n thực tại với nguyên dạng, y lại sáng chế ra. Y sử dụng thực tại nguyên dạng như là cái màn ảnh để phóng chiếu cái thế giới ngôn ngữ ư niệm của riêng ḿnh.

Đó là lư do tại sao Bồ Đề Đạt Ma tuyên bố, “Bất lập văn tự”. Và nếu bạn đă lập th́ hăy nên tháo rời, buông bỏ. Đây là một trong những thông điệp căn bản nhất của Thiền. Tiếng Trung hoa gọi t́nh trạng này là ‘mo chao’ -mặc chiếu- khi bạn không c̣n dùng đến ngôn ngữ văn tự. Mo -mặc- có nghĩa là yên tĩnh, yên lặng và ‘chao’ có nghĩa là chiếu. Từ chiếu (reflection) này không mang cái ư nghĩa như ta hiểu thông thường trong Anh ngữ, tức không phải là quán chiếu. Ư nghĩa thực sự của nó bao hàm sự phản chiếu với phẩm chất của một tấm gương. Mặt hồ đang yên lặng –không một gợn sóng lăn tăn. Nó phản chiếu một cách hoàn toàn, như trong đêm trăng rằm, vầng trăng được phản chiếu trọn vẹn trên mặt hồ.

Bạn đă từng trông thấy chưa? Cái vầng trăng được phản chiếu trên mặt hồ c̣n đẹp tuyệt vời hơn cả vầng trăng trên bầu trời kia nữa. Có một cái ǵ đó đă được điểm xuyết vào -phải chăng là cái quang cảnh thanh vắng, tĩnh lặng, mát mẽ của chiếc hồ? Và cả cái tấm gương trong xinh xắn kia. Khi Thượng Đế phản chiếu vào bạn, vào cái t́nh trạng mặc chiếu đó, Thượng Đế cũng trở nên xinh đẹp rực rỡ bội phần. Một chất liệu ǵ đó đă được bỏ thêm vào.

 

Thế rồi bạn suy nghĩ, cũng có nghĩa là lúc bạn làm cho mặt hồ sóng gợn. Chiếc hồ nay ở trong t́nh trạng xáo động. Bạn không c̣n ở trong t́nh trạng phản chiếu. Bạn ở trong t́nh trạng phá hủy thực tại. Mặt trăng sẽ không c̣n phản chiếu nguyên dạng nữa, nó bị hủy diệt bởi những gợn sóng do bạn gây ra. Nếu đó là những lượng sóng lớn, tầm mức hủy diệt lại càng lớn hơn. Thế là chẳng những bạn không thêm được ǵ vào nét đẹp của vầng trăng mà ngược lại bạn  tước đoạt hoàn toàn nét xinh xắn đó. Và rồi sự thật bị bóp méo. Trăng không c̣n là trăng mà là một cái ǵ đó rất xa lạ, không đúng với sự thật. Hoàn toàn không đúng.

 

T́nh trạng mặc chiếu này được diễn tả trong một bài thơ nổi tiếng của Thiền Sư Hung Chin :

 

Khi bỏ quên mọi ngôn từ ch́m khuất vào lặng yên, tĩnh mịch ;

Thực tại xuất hiện trước mặt ta sống động rơ ràng.

Nó bao la vô bờ khi ta thực chứng ;

Trong Bản thể của nó, ta trở nên tỉnh thức.

Tuệ giác sáng ngời được phản chiếu

Đầy kỳ diệu là sự phản chiếu thuần khiết này...

Giọt sương và vầng trăng,

Những ngôi sao và những ḍng suối

Tuyết bám trên những cành thông

Những đám mây lửng lơ trên đầu núi-

Từ bóng tối, tất cả bừng lên trong ráng hồng rực rỡ ;

Từ tối tăm, tất cả nhuộm trong ánh sáng lộng lẫy chan ḥa.

Nỗi ngạc nhiên vô tận thấm vào sự tĩnh lặng này ;

Trong phản chiếu này mọi nỗ lực cố ư đều biến mất.

Tĩnh lặng là lời nói cuối cùng của mọi lời giáo huấn.

Chân lư của mặc chiếu

Là viên măn và viên thành.

Hăy nh́n xem ! Trăm nhánh sông đang xuôi chảy

Tuôn trào thành những ḍng thác

Xuôi về đại dương !

 

 

Thiền được đặt cơ sở trên mặc chiếu –mochao. Cần phải hiểu rơ điều này. Nhưng khi nói tịch tĩnh không có nghĩa là một sự vắng lặng cưỡng chế. Bạn có thể ép cho tâm của bạn trở nên vắng lặng nhưng điều này chẳng giúp ích ǵ nhiều cho bạn cả. Đó là điều mà nhiều người nghĩ rằng các Thiền giả trên thế giới này đang làm. Họ đă bức ép tâm một cách hung bạo. Họ đă tấn công tâm của họ một cách quyết liệt. Nếu bạn cứ tiếp tục theo kiểu này th́ bạn có thể đạt đến cái điểm mà tâm của bạn –v́ quá mệt mỏi- đă phải nhượng bộ. Tuy nhiên đây chỉ là bề mặt thôi, trong tận cùng tiềm thức của bạn vẫn không ngừng xáo động. Đây chỉ là một tĩnh lặng giả hiệu, hoàn toàn không có thật.

Sự tịch tĩnh không thể được mang đến bằng ư chí –không bao giờ. Cũng không thể mang đến bằng nghị lực. Nó chỉ đến bằng hiểu biết cảm thông, không phải bằng quyết tâm, ư chí. Thế nên đừng bao giờ nghĩ đến việc thay thế cảm thông bằng ư chí -mặc dù đây là một cám dỗ lớn. Sự cám dỗ luôn luôn có mặt, bởi v́ làm bất cứ chuyện ǵ đó thông qua ư chí, hay dùng sức mạnh coi bộ vẫn dễ dàng hơn ; bằng cảm thông và thương yêu th́ lại vô cùng khó khăn và h́nh như phải mất cả ngh́n năm mới đạt đến. Thế nên thông thường người đời vẫn thường có thói quen t́m con đường tắt.

Nhưng khốn nổi, đời sống tâm linh không thể tiến bộ bằng những con đường tắt. Không hề có chuyện như thế và sẽ không bao giờ có chuyện như thế. Bạn đừng bao giờ để ḿnh trở thành nạn nhân của những con đường tắt. Sự tịch lặng cần phải được vun quén, không thể bằng cưỡng chế. Nó phải được đến từ tận cùng cốt lơi sâu thẳm của bạn, từ cảm thông.

 

Thế nên hăy cố gắng để hiểu ngôn ngữ đă làm ǵ cho bạn, cố gắng để hiểu ngôn ngữ đă hủy diệt trong bạn những ǵ, cố gắng để hiểu rằng những kiến thức của bạn không phải là hiểu biết. Nh́n thẳng vào nó. Canh chừng nó. Lưu tâm đến nó trong mọi trạng huống -để thấy rằng nó đă kéo bạn xa rời thực tại như thế nào.

Khi bạn đi ngang qua một đoá hồng và ngay cái khoảnh khắc mà bạn vừa trông thấy nó, lập tức ngôn ngữ nhảy vào và rồi tâm của bạn thốt lên, «Một đoá hồng tuyệt đẹp.» Thế là bạn đă hủy diệt mất một cái ǵ đó. Bây giờ th́ không c̣n cả cái tuyệt đẹp lẫn bông hồng -lời nói đă chen vào. Đừng bao giờ để cho lời nói xen vào từng mỗi một kinh nghiệm sống của bạn. Thỉnh thoảng bạn cứ ở đó cùng với cái bông hồng mà không cần phải buột miệng ra, « Đoá hồng ». Không cần thiết như vậy. Đóa hồng không hề có tên, những danh hiệu đều do con người gán cho chúng. Danh không phải là thực. Thế nên nếu bạn cứ măi bám víu vào danh, bạn sẽ xa rời thực tại. Cái tên chợt đập vào đôi mắt bạn và rồi từ đó bạn phóng chiếu ra một cái ǵ khác -tất cả những bông hồng trong quá khứ.

Khi bạn nói rằng, đây là một đóa hồng, bạn đang làm cái công việc phân loại nó mà thực ra không một đoá hồng nào có thể được xếp loại bởi v́ tất cả hoa hồng đều thống nhất và mang bản sắc cá biệt khó mà xếp loại. Như vậy, đừng xếp hạng, đừng cho vào từng ngăn kéo, đừng bỏ nó vào hộp. Hăy thưởng thức vẻ đẹp của nó đi. Hăy thưởng thức màu sắc, thưởng thức vũ điệu của nó. Hăy đứng đó. Không nói một lời. Chỉ nh́n ngắm. Mặc chiếu –mochao- để sự vật tự nó phản chiếu trong tịch lặng. Bạn trở thành một tấm gương. Nếu bạn trở thành một tấm gương, bạn đă trở thành một hành giả hành Thiền. Thiền định không ǵ khác hơn là kỹ thuật soi bóng ḿnh. Bây giờ không c̣n một ngôn từ nào thâm nhập vào nội tâm, bạn không c̣n bị kéo đi lạc hướng.

 

Lời nói liên hệ với nhau, nối kết với nhau. Lời này dẫn đến lời khác, rồi lời khác nữa và rồi càng ngày nó càng dẫn bạn đi xa hơn. Cái khoảnh khắc bạn nói rằng, « Đây là một đóa hồng tuyệt đẹp, » lập tức bạn nhớ ngay đến người bạn gái có thói quen yêu thích hoa hồng, và rồi bạn nhớ lại những ǵ đă xảy đến với cuộc t́nh cùng người bạn gái năm nào -mối t́nh thơ mộng, tuần trăng mật, và rồi những bất hạnh xảy đến, và tiếp theo là đổ vỡ, ly dị… đại loại như thế.

Và đóa hồng này -hầu như bạn đă quên bẵng nó đi. Đóa hồng này không c̣n ở đó nữa. Ngôn ngữ, văn tự đă lôi kéo bạn đi vào một cuộc viễn du mới. Một từ dẫn đến một từ khác; những liên kết không ngừng tiếp diễn. Tất cả những từ đều kết nối nhau, gắn liền nhau trong một mối quan hệ sâu xa. Hăy bắt đầu bằng một từ và rồi bạn chờ xem, nó sẽ bắt đầu nhảy lung tung.

 

Bạn nói « Con chó » chẳng hạn, một từ rất b́nh thường, nhưng rồi chỉ một giây sau đó bạn lập tức bị cuốn theo bởi từ này. Bạn nhớ lại con chó đă làm bạn kinh hoàng lúc nhỏ -con chó của người hàng xóm. Nó đă làm bạn hoảng sợ biết bao mỗi lần bạn đi học về, bây giờ nhớ lại chuyện này, trái tim của bạn như đập mạnh hơn, mối lo sợ như chớm bùng dậy. Con chó này vẫn c̣n chỗ đứng trong trí tưởng bạn. Con chó này dẫn bạn nghĩ lan man đến người láng giềng, và cứ thế, chuyện nọ dẫn đến chuyện kia.

Một chuyện dẫn đến một ngàn lẻ một chuyện khác và xem chừng như không bao giờ chấm dứt. Vâng, tất cả bắt đầu bằng Ngôi Lời -Kinh Thánh quả nói rất đúng. Tất cả đều được bắt đầu bằng lời. Thế gian được khởi đầu bằng lời. Khi bạn quên lời, cái thế giới đó biến mất. Bạn thể nhập vào Thượng Đế. Và rồi đứa con đi hoang, đứa con bị trục xuất kia nay lại trở về nhà. Nó đă và đang sống trong tỉnh thức.

 

Thế nên đừng bao giờ phải gượng ép để đạt đến tĩnh lặng. Đó là lư do tại sao tôi cứ măi lập lại ở đây là đừng nên gượng ép –thay v́ cứ việc nhảy múa, hát ca. Cứ để cho những hoạt động tự nhiên của bạn tuôn trào. Cứ để cho tâm của bạn rong chơi đây đó, cho đến một lúc nào tự nó cảm thấy thấm mệt. Cứ việc nhảy rồi thở rồi chạy bộ rồi đi bơi, đến một lúc nào đó thân tâm của bạn mệt mỏi, đó là lúc bạn ngồi xuống yên lặng và lắng nghe.

Từng khoảnh khắc tịch tĩnh cực kỳ vi tế sẽ bắt đầu thấm vào hồn bạn. Từng giọt một. Có một danh từ chuyên môn của nhà Phật để gọi cái này... Đó là sát na tỉnh thức, ‘chitta-kshana’ -một khoảnh khắc của tỉnh thức. Những sát na tỉnh thức, những khoảnh khắc vi tế của ư thức này, bắt đầu nổi lên ở trong bạn. Chúng đến cách quảng. Khi một niệm vừa diệt, niệm kia chưa kịp dấy lên, giữa hai khoảnh khắc này bỗng dưng một khoảng trống xuất hiện –đó là một cách quảng, một kẻ hở. Từ đây bạn có thể nh́n xuyên suốt thực tại, vô cùng sáng tỏ. Bạn nh́n trở lại bằng đôi mắt hồn nhiên của tuổi thơ mà bạn đă hoàn toàn đánh mất. Thế giới một lần nữa lại rực rỡ muôn màu, phiêu bồng, sống động, kỳ diệu vô cùng.

 

Đó là điều mà Thiền sư Hung Chin đă nói...

 

đầy kỳ diệu là sự mặc chiếu thuần khiết này...

Nỗi ngạc nhiên vô tận đó đă chan hoà vào sự tịch lặng.

 

Sự kỳ diệu là hương vị của tịch tĩnh. Cái tâm của ngựi thời nay đă mất hết khả năng ngạc nhiên. Do kiến thức, nó đă mất hết mọi khả năng để nh́n vào những điều bí ẩn, những phép lạ, v́ nó nghĩ là nó biết hết mọi chuyện. Cái khoảnh khắc mà bạn nghĩ rằng ḿnh biết, nỗi ngạc nhiên không c̣n dấy lên. Cái khoảnh khắc mà bạn mất dần kiến thức, sự kỳ diệu trở lại, bắt đầu thâm nhập bạn. Hăy lắng nghe. Nếu bạn nghĩ  rằng bạn hiểu biết cái cây này, bạn sẽ không c̣n thấy được cái kỳ diệu của nó.

Đó là lư do mà bạn không hề cảm thấy sững sờ trước vợ bạn, trước vẻ đẹp của nàng. Bạn cứ tưởng là bạn biết nàng. Nếu nàng là vợ của kẻ khác th́ may ra c̣n thu hút, hấp dẫn bạn. Nhưng đây là vợ bạn, và bạn nghĩ là bạn biết nàng, biết quá rơ là khác. Thật ra không phải như vậy -bởi v́ mỗi con người là một điều bí ẩn hoàn toàn không cách ǵ hiểu được. Bạn không thể hiểu được người đàn bà này chỉ v́ bạn là chồng của người đó, bạn cũng không thể biết được người đàn ông kia v́ bạn là vợ của anh ta.

Bạn có thể sống chung với nhau hằng ba chục năm trời nhưng vẫn không hề hiểu về nhau. Các bạn vẫn chỉ là những người khách lạ. Bởi v́ tất cả chúng ta đều là những nỗi bí ẩn, không cách ǵ có thể làm quen được, mỗi khoảnh khắc đều không thể tiên đoán được.

Thỉnh thoảng bạn thể nghiệm được chuyện đó. Bạn sống với một người đàn bà hơn mười năm, bỗng dưng một hôm bạn thấy nàng nổi cơn thịnh nộ, và bạn không bao giờ ngờ rằng nàng có thể giận dữ đến như thế. Trong mười năm bạn đă nh́n kỹ nàng và nàng th́ luôn luôn dịu dàng, đáng yêu, nhân ái biết bao, thế mà bỗng dưng hôm nay nàng lại nổi giận lên như thế, giận đến độ muốn giết luôn cả bạn. Khó mà lường trước được. Thế mà bạn cứ tưởng là mọi sự đă ổn định, đă bắt đầu cho là một chuyện đương nhiên, và nghĩ rằng bạn rất hiểu nàng. Không có ai hiểu ai cả. Nàng không hề hiểu bạn và bạn cũng không hề hiểu nàng.

Vâng, có thể là bạn đă sanh ra một đứa con. Nó đă nằm trong bào thai hơn chín tháng, nhưng bạn không biết ǵ về nó. Khi đứa trẻ ra đời, như những đứa trẻ khác, bạn cũng khó mà tiên liệu nó như thế nào. Chúng ta chỉ là những kẻ lạ mặt.

Cả toàn thể hiện hữu này cũng thế. Những cành cây chung quanh đây... Bạn trông thấy nó hàng ngày nhưng trong từng giây, từng phút qua đi thật ra bạn đă không trông thấy ǵ cả bởi v́ bây giờ bạn nghĩ rằng bạn đă biết nó –trọng điểm là ǵ ? Hăy làm ơn lắng nghe tôi đi. Hăy nh́n chúng trở lại một lần nữa và rồi bạn sẽ ngạc nhiên. Không có cái ǵ gọi là đă biết. Kiến thức chẳng mang lại ǵ cả. Kiến thức chỉ là sự dốt nát hoàn toàn. Cuộc sống vẫn là những bí ẩn. Vâng, ta có thể vẫn vui sống, nhảy múa, hát ca, chúc tụng cuộc đời –ta có thể làm như vậy. Nhưng hiểu được nó, không bao giờ.

 

Tất cả những bậc đạo sư lớn của thế giới này đều cho rằng không có cái gọi là kiến thức. Nó không hề hiện hữu trong bản chất của vạn pháp. Và tất cả những điều mà bạn nghĩ rằng ḿnh biết thật ra chỉ là chuyện b́nh thường -những điều giả huyễn của bạn. Và rồi chính cái điều giả huyễn này đă trở thành gánh nặng không c̣n cho bạn những ngạc nhiên khám phá trước cuộc đời. Một đứa trẻ ngạc nhiên thích thú là v́ nó chưa hề biết ǵ. Một khi nó bắt đầu làm quen -học địa lư, học sử kư và tất cả những điều nhảm nhí khác- thế là nó nghĩ rằng ḿnh là người hiểu biết. Từ đó, những đóa hoa không c̣n thơm mùi hương nguyên thủy nữa, những cánh bướm không c̣n hấp dẫn y như trước đây. Và rồi nó không c̣n chạy nhảy nhặt vỏ ṣ trên bải biển. Người ta nói rằng nó đă trưởng thành.

Thực ra nó đă ngừng lớn khôn. Thực ra nó đă chết. Cái ngày mà bạn nghĩ rằng ḿnh  hiểu biết, cũng là ngày mà bạn khai tử chính ḿnh -bởi lẽ từ đây bạn sẽ không c̣n ngạc nhiên, vui sống, thích thú trước cuộc đời. Bạn đang sống trong nỗi chết. Và như vậy, bây giờ bạn có thể chui vào huyệt mộ được rồi, đâu có ǵ mất mát hay nuối tiếc. Bởi v́ bạn sống mà không c̣n chút ngạc nhiên trước cuộc đời th́ sống để làm ǵ ? Tự tử đi là hơn. Quả thật đúng như vậy. Chúng ta đang tự sát. Cái ngày mà bạn nghĩ rằng ḿnh hiểu biết, bạn đang thực hiện một cuộc tự sát.

 

Với mặc chiếu –mo chao- một lần nữa bạn lại trở thành trẻ con, bạn lại nh́n đời bằng đôi mắt tuyệt vời của tuổi thơ –ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng.

Như vậy, hăy nhớ kỹ rằng, tịch tĩnh hay tĩnh lặng không phải là sự điềm tĩnh hay thanh thản. Nó bao hàm sự vượt qua cả lời hay cả ư để hiển lộ một trạng thái siêu việt, chan hoà an lạc. Nó không phải là một cái tâm vắng lặng mà là một vắng lặng tự thân. Nó cũng không phải là một nỗ lực để đưa vào kỷ cương. Nó không có ǵ để thực hành, mà chỉ cần được thông cảm, yêu thương. Bạn phải vui đùa với nó thay v́ t́m phương cách giải quyết. Không hề có bất cứ một nỗ lực tinh thần nào ở đây. Vâng, đó là tất cả những ǵ được gọi là thiền định -vắng bóng nỗ lực tinh thần. Tâm đi vào trạng thái vô niệm, tâm đi vào trạng thái tịch tĩnh.

Nó không có một chút hơi hướng nào của hoạt động tinh thần, đây là sự tỉnh giác trong tịch lặng của tánh không. Người Nhật đă có một danh từ khá tuyệt cho trạng thái này: họ gọi là kokoro. Kokoro có nghĩa là tánh không tuyệt đối, là không có ǵ cả, là trống rỗng hoàn toàn –nhưng không phải là tiêu cực. Tánh không cho ta cảm giác một cái ǵ đó bị phủ định. Không. Tất cả những ǵ là rác rưởi đều phải bị phủ định, chắc chắn và hiển nhiên như thế, nhưng một khi bạn phủ định tất cả những ǵ là rác rưởi, th́ phần bản tánh thẳm sâu nhất ở trong bạn lại được khẳng định. Đó là phần tích cực nhất.

 

Khi chiếc hồ không c̣n những gợn sóng lăn tăn bạn có thể nói rằng không có ǵ trên mặt hồ. Tuyệt đối không có ǵ lưu lại, nổi lên ở trên đó. Nhưng đây không phải là một thể trạng tiêu cực. Thực ra trong sự yên lắng hoàn toàn này, chiếc hồ bây giờ đă tự khẳng định chính ḿnh. Bản tánh của nó đă được thể hiện rơ ràng qua mặt hồ, từ lâu vốn bị những luồng sóng, những gợn lăn tăn che khuất. Bây giờ th́ nó được hiện bày ra. Không ồn ào, hoàn toàn trong yên lắng. Nó không cần phải kêu lên, “Tôi đây này” –cái “Tôi” đă không c̣n hiện hữu nữa.

Cái “Tôi” này chẳng là ǵ cả ngoài những náo động của bạn kết hợp lại. Khi những náo động này biến mất, khi cái tâm, cái trí không c̣n, bỗng nhiên lần đầu tiên bạn trở lại là ḿnh –đúng vậy, bạn chưa bao giờ là bạn cả. Trong lối sống cũ đó, bạn không hề là bạn; bây giờ con người cũ đó chết đi, bạn được tái sanh trở lại. Đây là lần thơ ấu thứ hai trong đời.

 

 

Thiền sư Suigan, sau mùa an cư kiết hạ tuyên bố, “Ta đă nói khá nhiều trong suốt mùa hè này, đủ mọi thứ chuyện Đông Tây kim cổ, với chư huynh đệ. Xem thử coi lông mày của ta có tiếp tục dài thêm chút nào không?”

“Chúng dài đẹp lắm đó, bạch Thầy”, một đệ tử trả lời.

“Kẻ nào phạm tội trộm cắp, tâm hồn họ sẽ không bao giờ thoải mái,” một người khác nói.

Và người thứ ba, chẳng nói ǵ cả, chỉ buột miệng, “Kong!”

 

“Kong” chỉ là một lời thốt ra hoàn toàn vô nghĩa. Nó cũng chẳng biểu trưng cái ǵ, chỉ là một âm thanh.

 

Vi Thiền sư đang nói… Đây là chuyện khôi hài, nếu không nói là điều nghịch lư –ngay cả một vị Thiền sư cũng phải nói. Ông ta nói về chuyện giải trừ ngôn ngữ thế nhưng ông ta vẫn c̣n phải sử dụng đến ngôn ngữ.

Chẳng khác ǵ bạn đang lâm bệnh v́ một loại độc dược và chúng ta bào chế thuốc men bằng một loại độc dược khác để chữa trị bệnh này. Tất cả mọi loại thuốc men đều được chế biến từ chất độc. Đó là cách dùng độc trị độc.

 

Chân của bạn đang đạp phải một cái gai, chúng ta chạy đi kiếm một cái gai khác để lể nó ra. Dùng gai lể gai là như thế. Vâng, chuyện khôi hài là ngay cả một vị Thiền sư cũng phải nói luôn mồm. Phật cũng đă nói liên tục trong suốt bốn mươi hai năm, buổi sáng, buổi chiều, buổi tối –và lúc bán thời. Và Ngài chỉ nói có một chuyện –đó là: đừng nói ǵ nữa, hăy yên lặng, “Đạo vốn không lời”.

 

Bây giờ th́ vị Thiền sư này, cái ông Suigan đó, đă phải nói trong suốt mấy tháng, và kết thúc mùa an cư bằng câu, “Ta đă nói khá nhiều trong suốt mùa hè này, đủ mọi thứ chuyện Đông Tây kim cổ, với chư huynh đệ. Xem thử coi lông mày của ta có tiếp tục dài thêm chút nào không?” Ư ông ấy muốn nói, “Này nh́n xem, ta đang sống hay đă chết đây. Nói nhiều như thế chắc là ta chết mất rồi, có thể ta không c̣n lớn dậy nữa”.

 

Người đệ tử thứ nhất trả lời, “Chúng dài đẹp lắm đó, bạch Thầy”. Y nói rất đúng, một trăm phần trăm đúng. Y có thể nh́n thấu suốt vào vị Thầy ḿnh. Những lời mà ông nói ra không hề khuấy động sự tịch tĩnh của ông, không hề biến ông trở thành cái xác chết khô cằn -mạch đời của ông vẫn tuôn chảy như tự bao giờ. Chúng không hề là những chướng ngại. Như vậy bạn chỉ được quyền nói khi nào mà lời sẽ không hủy diệt sự tịch tĩnh trong bạn. Khi sự tịch tĩnh này không bị đụng chạm bởi lời, bạn có thể nói. Những lời nói của bạn lúc này sẽ là một ân sủng cho trần gian. Bạn sẽ giúp cho biết bao người thoát ra khỏi sự trói buộc của ngôn từ. Lời nói của bạn lúc này sẽ biến thành một thần dược.

Thế nhưng nếu lời nói làm khuấy động sự tịch lặng của bạn, nghĩa là trong khi nói bạn bị tách ĺa ra khỏi phần thẳm sâu nhất của sự tịch tĩnh trong bạn, mặc chiếu, th́ lời nói sẽ chỉ là những phù phiếm, vô ích. Lúc này tốt nhất là bạn nên chữa trị cho ḿnh trước đă. “Người thầy thuốc tự chữa trị cho chính ḿnh”. Khoan nghĩ đến chuyện chữa trị cho ai khác. Bạn sẽ gây nguy hại cho họ thay v́ chữa lành cho họ.

Người đệ tử thứ nhất trả lời, “Chúng dài đẹp lắm đó, bạch Thầy. Tôi có thể nh́n thấy được sự an nhiên tự tại đó”.

 

Người đệ tử thứ hai nói, “Kẻ nào phạm tội trộm cắp, tâm hồn họ sẽ không bao giờ thoải mái.” Người này xem ra khá hơn ngựi trước. Điều y muốn nói là, “Thầy ạ, mặc dầu Thầy đă vượt ra ngoài chuyện trộm cắp, nhưng nếu Thầy phạm phải, Thầy vẫn cảm thấy tội lỗi như thường. Chúng con biết là lời nói không c̣n khuấy động đến Thầy, thế nhưng lời nói vẫn c̣n là một mối phiền toái làm Thầy không thoải mái. Con có thể nhận thấy điều đó.”

Tôi có thể hiểu được những suy nghĩ của người học tṛ thứ hai. Vâng, nói chuyện với các bạn tôi không được thoải mái, v́ có một điều hết sức nguy hiểm là bạn có thể đă không lắng nghe những ǵ tôi đang nói, không lắng nghe những điều mà tôi muốn nói và rồi bạn cũng sẽ bắt đầu nói như tôi. Nguy hiểm nằm ở chỗ đó. Thế là tôi đang phạm một lỗi lầm. Tôi đă phải phạm tội bởi v́ không c̣n một cách thế nào khác để giúp đỡ bạn. Phải chấp nhận sự rủi ro thôi.

Người đệ tử thứ hai như thế đă đi sâu thêm một bậc. Nên nhớ rằng nếu người đệ tử thứ nhất đúng một trăm phần trăm th́ người đệ tử thứ hai đúng đến hai trăm phần trăm. Y nói, “Kẻ nào phạm tội trộm cắp, tâm hồn họ sẽ không bao giờ thoải mái. Tôi có thể nhận thấy điều đó.”

 

Nhưng người thứ ba th́ có thể nói là đúng đến ba trăm phần trăm. Người đệ tử thứ ba không nói ǵ cả, y chỉ thốt ra một tiếng đơn giản “Kong!” Giống như bạn kêu lên “hu!” Bởi v́ nói ra bất cứ điều ǵ cũng đều là vô nghĩa. Y chỉ buột ra một âm thanh. Và điều y muốn nói là, “Bất cứ những ǵ mà Thầy đă và đang nói ra chỉ là những thanh âm rỗng tuếch, Thầy ạ! Không có ǵ phải lo lắng. Bất cứ những ǵ mà Thầy đă và đang nói chẳng khác ǵ nhả ra một luồng hơi nóng, giống như tiếng ‘Kong!’ của con thôi.  Vâng, nó cũng có thể hữu ích khi ta cần đánh thức một người nào đó mà không cần phải mang một ư nghĩa ǵ cả. Nếu một người nào đó đang ngủ ngon và bạn la lớn vào tai y “Kong!”, y sẽ mở mắt thôi, chỉ có thế. Như vậy là xong việc. Và cái tiếng ‘Kong!” này không cần phải có ư nghĩa ǵ cả.”

Đúng như vậy, tất cả những ǵ mà vị Thiền sư thốt ra đều chỉ là một tiếng “Kong!” Nó không mang một ư nghĩa nào, nó không chuyên chở bất cứ triết lư trong đó. Đây chỉ là những tiếng kêu để đánh thức bạn dậy. Người đệ tử thứ ba như thế là đă hoàn toàn hiểu được Thầy ḿnh. Y ở chung trong cùng một không gian và tần số với vị Thiền sư.

 

Nhưng tiếng “Kong!” này từ đâu mà đến? Nó đến từ kokoro, tánh không. Một khi bạn ở trong tánh không này, tất cả đều khả dĩ. Cái tánh không này rất hiệu năng, rất tích cực, cái tánh không này chính là Thượng Đế. Phật giáo không gọi đó là Thượng Đế, bởi v́ dùng từ Thượng Đế có vẻ như bị hạn chế rất nhiều. Họ gọi là tánh không –kokoro, shunyata. Trong tánh không này bạn sẽ thấy Thượng Đế có mặt khắp nơi. Cái tánh không này phủ đầy vạn hữu.

 

John Donne (2) có nói như thế này, “Thượng Đế ở khắp mọi nơi, là một thiên thần trong một thiên thần, một viên đá trong một viên đá, một cọng rơm trong một cọng rơm.”

Trong tánh không này bạn sẽ thâm nhập vào trong tận cùng bản thể của vạn pháp. Xuyên suốt vào bản thể của vạn pháp là một mục tiêu. Nó chỉ được thể hiện khi nào bạn “bất lập văn tự”. Rồi th́ mọi chuyện diễn ra.

 

Hăy lắng nghe vài lời thơ của Wordsworth (3):

 

Con gà đang gáy

Ḍng suối đang chảy

Đàn chim nhỏ hót líu lo

Ánh sáng lấp lánh trên mặt hồ

Dưới ánh mặt trời, cánh đồng xanh say ngủ.

 

Mọi chuyện đều như thị. Con gà đang gáy và những cánh đồng xanh ngủ yên trong ánh sáng mặt trời. “Thượng Đế ở khắp mọi nơi, là một thiên thần trong một thiên thần, một viên đá trong một viên đá, một cọng rơm trong một cọng rơm.” Và rồi Thượng Đế biến đi. Chỉ c̣n lại sự kính tín. Không c̣n một đấng trời thần nào cả, mà chỉ c̣n lại thánh linh, một ḍng thánh linh tinh khiết dịu dàng, tràn ngập mọi chiều kích không gian.

Mới hồi đêm rồi tôi đang dọc cuốn nhật kư của Leonardo Da Vinci. (4) Trong cuốn nhật kư này có một câu đập mạnh vào trí tôi: “Trong tất cả những ǵ lớn lao được t́m ra chung quanh ta, sự hiện hữu của tánh không là vĩ đại nhất.” Kokoro.

Sự hiện hữu của tánh không không đến từ lời, từ ngôn ngữ, từ ư niệm, từ tâm hay trí –mochao, mặc chiếu.

 

 

 

Bây giờ chúng ta đi vào câu chuyện ngụ ngôn này.

 

Một vị Thiền sư đă phẩm b́nh một cách vắn tắt về một môn đồ ưa lư thuyết dông dài về Thiền học…

 

Này, chuyện đầu tiên là -Thiền không hề có học thuyết. Thiền không tiếp cận thực tại bằng học thuyết. Nó không có giáo điều, chủ nghĩa –và bởi thế nó không có nhà thờ, linh mục hay giáo hoàng. Thiền rất là trần tục, thực tế; nó không đối diện với những khái niệm trừu tượng. Đó là một hiện tượng hiếm có. Đó là môt cuộc hôn phối của hai ḍng tinh thần kiệt xuất -một Ấn Độ và một Trung quốc.  Tinh thần Ấn Độ th́ rất trừu tượng –ngay cả Đức Phật. Ngài đă cố gắng hết sức để làm giảm bớt trừu tượng nhưng đâu có thể làm ǵ khác hơn? Một người Ấn vẫn luôn là một người Ấn.

Tinh thần Ấn Độ th́ rất là trừu tượng. Nó đề cập đến những chuyện vô cùng lớn lao, đến những học thuyết; xoay quanh những tư tưởng lớn. Nó bay bổng trên mây, chẳng bao giờ hạ cánh xuống mặt đất. Và như thế, hằng bao thế kỷ qua tinh thần Ấn Độ đă không biết làm cách nào để đáp xuống mặt đất. Nó cứ đi lên mà chẳng bao giờ biết cách quay trở lại. Nó không có rễ. Nó chỉ có cánh mà không có rễ. Đó là điều khốn khổ.

 

Tinh thần Trung Hoa th́ thực tế, thực dụng, thực tiễn hơn. Chúng không bay bỗng lên trời quá mức. Ngay cả nếu chúng có lên tới đó th́ cũng luôn bám chặt đôi chân trên mặt đất, giữ gốc rễ trên mặt đất. Chúng không bay như chim, mà vươn lên trời như một cái cây. Chúng vẫn giữ gốc rễ trên mặt đất. Lăo Tử rất là thực tế, cả Khổng Tử cũng thế.

 

Khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc mang theo thông điệp vĩ đại của Thiền, đă tạo ra một sự giao lưu tư tưởng lớn, một cuộc đại tổng hợp giữa tinh thần Ấn Độ và Trung Quốc. Thiền v́ thế không là Trung Quốc mà cũng không là Ấn Độ. Nó chứa đựng cả hai truyền thống nhưng đồng thời cũng vượt ra khỏi cả hai.

Thế nên nếu bạn hỏi một tăng sĩ Phật giáo Ấn Độ -cũng không nhiều lắm đâu- về Thiền, ông ta sẽ không xem đây là chuyện quan trọng. Ông ta sẽ nói, “Toàn là chuyện nhảm nhí.” Bất cứ nơi nào mà truyền thống Phật giáo Ấn Độ thịnh hành, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan chẳng hạn, không ai nói đến Thiền. Họ cười nữa là khác, cho rằng đó chỉ là chuyện tiếu lâm.

Ngược lại nếu bạn nói chuyện với các Thiền giả Trung hoa hay Nhật Bản về các đại tạng kinh Phật giáo, họ sẽ bảo bạn, “Đem đốt chúng hết đi ngay lập tức. Tất cả những lư thuyết trừu tượng đều nhảm nhí. Chúng kéo con người ra khỏi thực tại.”

 

Đối với tôi, Thiền là một tổng hợp vĩ đại nhất -một hiện tượng thăng hoa. Trước tiên nó là hiện sinh mà không là lư thuyết. Nó không nói bất cứ điều ǵ về chân lư, nó chỉ cho bạn chân lư, như thị. Một cách đơn giản, nó đánh thức bạn dậy. Nó lay bạn cho bạn thức giấc, nó la lên cho bạn thức dậy –nhưng nó không hề đưa ra lư thuyết, nó không cho bạn bất cứ giáo điều, kinh điển nào. Thiền là một tôn giáo duy nhất có khả năng đốt sạch mọi kinh điển, và là một tôn giáo duy nhất có khả năng hủy diệt tất cả những ǵ được gọi là lư tưởng, thần tượng.

 

Một vị Thiền sư đă phẩm b́nh một cách vắn tắt về một môn sinh ưa lư thuyết dông dài về Thiền học…

 

Thiền không hề có học thuyết. Đây là điều độc nhất vô nhị về Thiền. Cái khoảnh khắc mà bạn bắt đầu nói về lư thuyết Thiền học, Thiền không c̣n là Thiền nữa. Đó là học thuyết chứ không phải Thiền. Thiền và học thuyết không thể sống chung với nhau. Học thuyết th́ rất hạn chế; trong khi đó Thiền là một thân chứng, một kinh nghiệm tâm linh vô giới hạn. Thiền chẳng khác ǵ  ḷng yêu thương -bạn không thể nào định nghĩa được.

 

Vị Thiền sư nói,

 

“Bạn có quá nhiều Thiền”

 

Đây là một câu nói rất hay ho. Khi ông ta nói rằng, “Bạn có quá nhiều Thiền,” có nghĩa là ông ta muốn nói rằng, “Bạn không có chút Thiền nào trong người cả.” Đó là cách nói của vị Thiền sư. Thay v́ nói, “Bạn chẳng có tí ǵ Thiền cả” –th́ ông nói ngược lại, “Bạn có quá nhiều Thiền”. Làm sao mà bạn lại có quá nhiều Thiền được? Chỉ có hay không mà thôi và đây là cách nói cho thấy rằng bạn chẳng có tí Thiền nào cả. “Bạn có quá nhiều Thiền” có nghĩa là “Bạn thu thập rất nhiều học thuyết. Bạn biết quá nhiều về Thiền. Và có thể là bạn chẳng hề ngó ngàng đến nó.”

 

“Thế nhưng có ǵ là trái tự nhiên khi một Thiền sinh nói chuyện về Thiền?” người học tṛ bối rối hỏi thầy.

 

Ta bước qua vấn đề thứ hai… Trước tiên, Thiền không hề có học thuyết, thứ hai, không hề có chuyện bất cứ ai đó được gọi là thiền sinh. Không thể có chuyện như vậy. Người học tṛ luôn luôn chạy đi t́m học thuyết. Người học tṛ luôn muốn trở thành người có kiến thức. Họ chạy đi t́m con rắn chứ đâu có đi kiếm Thiền sư? Họ chạy đi t́m thầy giáo. Họ chạy đến các trường đại học, các học viện.

Thiền không hề có học tṛ. Thiền không có học thuyết nên không thể có học tṛ, và không thể có giáo sư. Vâng nó có những Thiền sư và những môn đồ. Nhưng nên nhớ rằng một vị Thiền sư không phải là một người thầy giáo. Công việc của vị Thiền sư hoàn toàn trái ngược với công việc của một người thầy giáo. Người thầy giáo dạy bạn, bắt bạn phải học đủ thứ chuyện –vị Thiền sư th́ giúp bạn giải trừ những điều đă học. Thiền sư v́ thế là thuốc giải độc đối với giáo sư. Trong tự điển, có thể ư nghĩa của hai tiếng này giống nhau, nhưng bạn nhớ cho, trong thế giới của Thiền, chúng không hề có cùng chung một ư nghĩa.

Tôi là một đạo sư chứ không phải là một thầy giáo và những ai thật sự đến đây không phải là những học tṛ mà là những môn đồ. Thế th́ sự khác nhau giữa một người học tṛ và môn đồ là ǵ? Người học tṛ luôn luôn muốn biết thật nhiều, muốn nắm giữ thật nhiều. Họ muốn trở thành một nhà học giả. Họ khao khát thèm muốn trái Cây Hiểu Biết. Người học tṛ muốn ăn càng nhiều trái táo trên cái cây này càng tốt. Họ đang thực hiện chuyến viễn du của bản ngă –ham học hỏi, ṭ ṃ, nhưng không hề sẵn sàng để chuyển hóa.

 

Môn đồ là một hiện tượng khác biệt. Người môn đồ không hề khao khát kiến thức. Y muốn thấy chứ không muốn biết. Y muốn thực sự hiện hữu. Y không c̣n thích thú trong việc tích lũy kiến thức, y muốn sống thật phong phú. Mà muốn có thêm chất liệu sống y phải giải trừ tất cả mọi kiến thức, và y đă sẵn sàng. Y sẵn sàng để hy sinh tất cả mọi thứ. Hướng đi của y v́ thế hoàn toàn khác biệt.

Người môn đồ, khác với người học tṛ ở chỗ, y không phải là kẻ tích luỹ. Dĩ nhiên khi bạn tích lũy, bạn sẽ tích lũy ở đâu nếu không phải là trong kư ức? Và như thế, không phải trong ư thức mà là trong tâm của người học tṛ, kư ức ngày càng măi chồng chất thêm. Trong khi đó, trong tâm của kẻ môn đồ kư ức mỗi  ngày càng nhạt nḥa đi. Y không c̣n phải mang theo gánh nặng chồng chất của quá khứ. Y chỉ biết đến những ǵ thiết yếu nhất. Kiến thức của y chỉ c̣n tồn đọng những ǵ có lợi. Thế nhưng trong lúc đó ư thức của y bắt đầu tăng trưởng. Toàn bộ năng lượng của y được chuyển từ kư ức sang ư thức.

Đă có một sự khác biệt khá lớn lao giữa một người học tṛ và một môn đồ. Người học tṛ luôn luôn muốn biết về một cái ǵ đó -tất cả nỗ lực của y là để làm sao suy nghĩ tốt hơn. Kẻ môn đồ thực sự chỉ muốn hiện hữu -tất cả nỗ lực của y chỉ là để hiện hữu như thế nào, làm sao để trở về lại mái nhà xưa, để đạt đến đôi mắt thơ dại cũ, như được tái sanh trở lại một lần nữa trên cơi đời này. Đó là tất cả những ǵ mà Chúa Giê Su muốn nói trong câu, “Trừ phi ngươi được tái sanh trở lại.”

 

Chúa đang đi t́m môn đồ. Và ngài đang nói câu này với Nicodemus, “Trừ phi ngươi được tái sanh trở lại, ngươi sẽ chẳng bao giờ hiểu được ta và sẽ chẳng có khả năng vào được nước Trời”…

Có thể bạn đă không biết được rằng người đàn ông kia không ai khác hơn là Nicodemus, một vị giáo sư, và trong nỗ lực t́m kiếm kiến thức ông ta đă t́m đến gặp Chúa. Nicodemus là một mục sư Do thái giáo có tiếng tăm. Ông ta là thành viên trong ban quản trị của ngôi đền thờ lớn nhất tại Jerusalem. Ông ta không dám đến t́m gặp Chúa vào ban ngày v́ ông ta sợ mọi người cười chê -một bậc thông thái như thế kia, một vị giáo sư lừng danh trên khắp cả nước, lại đi t́m đến thỉnh giáo một kẻ vô danh tiểu tốt, một anh chàng híp-py!

Vâng Chúa Giê Su đă là h́nh ảnh của một chàng híp-py lặn lội giữa những kẻ khó, những người thất học, làm thân với những gái điếm, với đủ mọi hạng người, sống chung cùng những thành phần hèn kém trong xă hội. Đó là một anh chàng thanh niên trông có vẻ khùng khùng. Chứ c̣n ǵ nữa! Anh ta toàn nói những chuyện đâu đâu may ra chỉ có những người loạn thần kinh hay ông Phật mới nói đến. Vâng, bất cứ lúc nào có vấn đề cần phải đi đến quyết định cho rằng một người nào đó là một vị Phật hay là kẻ loạn thần kinh, bạn sẽ cho rằng y là kẻ loạn thần kinh -bởi v́ nếu cho đó là một vị Phật th́ lại đụng đến cái bản ngă của bạn. Thế nên người đời biết đến Chúa Giê su như là một kẻ loạn trí, hơi khùng, lập dị, và lại đang tụ tập một nhóm người nguy hiểm chung quanh.

Nicodemus đă không thể đến t́m gặp Chúa giữa thanh thiên bạch nhật; thế nên đợi đến lúc nữa đêm ông ta mới t́m đến và mang theo câu hỏi. Ông ta hỏi, “Nưóc Trời là cái ǵ mà ngài cứ đi rao giảng măi như thế? Cái ǵ vậy? Tôi muốn được biết thêm về nó”. “Biết về nó?”-xin lỗi. “Trừ phi ngươi được tái sanh trở lại, ngươi sẽ chẳng bao giờ biết được nó là cái ǵ.” Chúa Giê Su trả lời. Bây giờ th́ quả là chuyện quá sức đối với Nicodemus. Tái sanh trở lại? Phải trả giá lớn lao như thế ư? Chết và tái sanh trở lại. Xem chừng như quá nhiều!

 

Như thế đó, một người học tṛ sẵn sàng chỉ để c̣ kè từng đồng xu; c̣n một môn đồ th́ thường trả giá với cả đời ḿnh. Một người học tṛ th́ luôn mang theo câu hỏi; c̣n môn đồ… đó không phải là câu hỏi. Không có một danh từ nào trong Anh ngữ để diễn tả chính xác khái niệm này. Phạn ngữ gọi đó là mumuksha. Đặt vấn đề, nêu câu hỏi được gọi bằng một danh từ khác –jigyasa, có nghĩa là một người muốn biết thêm nữa. C̣n mumuksha là người muốn được sống phong phú hơn. Người muốn được giải phóng ḿnh ra khỏi tất cả những hệ lụy trói buộc. Người không c̣n muốn bị giam hảm vào bất cứ ṿng nô lệ nào -của truyền thống, của kinh điển, của xă hội, của quốc gia. Sẽ không c̣n bất cứ loại nô lệ nào; họ muốn tự do, hoàn toàn tự do. Sự nổi loạn đó, sự đ̣i hỏi khẩn thiết để được giải phóng hoàn toàn đó, được gọi là mumuksha. Trong tiếng Anh không có từ nào để dịch chữ này. Ta có thể gọi đó là ḷng ham muốn được trở thành người không c̣n ham muốn, ḷng ham muốn được hoàn toàn tự do và ngay cả ḷng ham muốn này cũng không c̣n tồn tại nữa.

 

 

Bây giờ người học tṛ nêu câu hỏi,

 

Thế nhưng có ǵ là trái tự nhiên khi một Thiền sinh nói chuyện về Thiền?”

 

Đây là một người học tṛ, không phải là một môn đồ -thế nên mới có chuyện rối rắm như vậy. Y hỏi, “Có ǵ là trái tự nhiên?” Vâng, đối với người học tṛ, đây là chuyện rất tự nhiên. Người học tṛ đâu có thể làm ǵ khác hơn? Người học tṛ, nhà học giả, vị giáo sư -tất cả đều quan hệ với ngôn từ. Họ thiết lập văn tự. Họ đặt ra từ mới. Họ đùa giỡn với chữ nghĩa. Tất cả dịch vụ của họ tập trung chung quanh ngôn từ -những ngôn từ trống rỗng, nhạt thếch. Thế nhưng họ vẫn cứ tiếp tục chơi tṛ chữ nghĩa, lại cứ tiếp tục sáng chế ra những ngôn từ mới.

Thế nhưng có ǵ là trái tự nhiên khi một Thiền sinh nói chuyện về Thiền?”  Dĩ nhiên, đối với một người học tṛ, không nói ba hoa về Thiền mới là điều trái tự nhiên. Bởi v́ người ta t́m đến vị Thiền sư để làm ǵ? Mục đích người ta t́m đến Thiền viện làm ǵ nếu không để được nói? Đó là điều tự nhiên thôi.

 

Thế nhưng đây không phải là điều tự nhiên đối với một môn đồ. Người môn đồ t́m đến đây để được trở nên tĩnh lặng. Một môn đồ biết rằng trở nên lặng yên mới là điều tự nhiên. Lắng nghe Thầy ḿnh trong yên lặng. Thật ra, không nên quá chú trọng vào lời của ông ta nói mà hăy lắng nghe sự tĩnh lặng của ông ta luôn ở sau lời. Bạn bắt đầu bằng cách lắng nghe những lời ông ta nói và rồi từng tí một, bạn bắt đầu lắng nghe sự tĩnh lặng của vị Thầy. Với từng bước đi chầm chậm bạn chuyển dần từ ngôn từ qua tĩnh lặng. Với từng bước đi chầm chậm sự thay đổi xảy đến, những đổi thay từ cơ cấu –bây giờ th́ bạn không c̣n quan tâm đến những ǵ mà Thầy ḿnh nói, bạn trở nên quan tâm với cách thế hiện hữu của ông ta.

 

Đối với một môn đồ, đó là chuyện tự nhiên, nhưng đối với một người học tṛ, dĩ nhiên anh ta đâu có thể làm ǵ khác hơn? Anh ta vẫn có thể nói và câu hỏi đặt ra có thể làm ngưuời môn đồ bối rối, “Thế nhưng có ǵ là trái tự nhiên khi một Thiền sinh nói chuyện về Thiền? Tại sao Thầy lại ghét người ta nói về Thiền?” Vị Thiền sư không hề ghét. Ông ta không thể ghét. Ông ta đă nhận chân được sự phù phiếm của nó. Nên nhớ rằng, yêu và ghét cả hai đều có quan hệ với nhau. Vị Thiền sư không c̣n dính dáng một chút nào đến lời; ông ta không yêu và cũng không ghét ngôn ngữ.

Ghét cũng là một mối tương quan, khi c̣n ghét là bạn vẫn c̣n chưa được tự do, bạn vẫn c̣n bị trói buộc. Trong một cách thế nào đó, bạn vẫn c̣n bám víu, vẫn c̣n lo lắng. Bạn có thể trốn chạy ra khỏi ngôn ngữ nhưng mà bạn vẫn chưa được giải phóng. Bạn vẫn c̣n quan tâm đến nó và cái ngôn ngữ đó vẫn c̣n tiếp tục ám ảnh bạn.

 

Không hề có chuyện vị Thiền sư thù ghét ngôn ngữ, ông ta đă hoàn toàn được giải phóng khỏi nó. Ông ta không có bất cứ mối quan hệ nào với ngôn từ, ông ta đă chặt đứt chiếc cầu nối. Vị Thiền sư sống trong vô ngôn, vô niệm. Ông ta sống trong mặc chiếu –mo chao, trong yên lặng, phản chiếu trong tịch tĩnh. Ông ta chỉ là một tấm kiếng trong suốt.

 

“Bởi v́”, vị Thiền sư trả lời một cách thẳng thắn, “nó làm cái bụng ta khó chịu.”

 

Đây là một ẩn dụ của Thiền. Bạn phải hiểu cho được ư nghĩa của nó.

Thiền giả thường cho rằng luôn luôn có sự tranh chấp giữa cái đầu và cái bụng –và cái đầu luôn làm phiền cái bụng. Cái đầu rất là độc hại đối với cái bụng. Cái bụng mới chính là trung tâm an trú thực sự của con người bạn. Cái đầu đă trở thành nhà độc tài nhờ ngôn ngữ, và lời nói, nhờ học thuyết, giáo dục, và học vấn, kiến thức. Cái đầu hầu như đă muốn chiếm luôn vị trí của cái bụng –không thể như vậy được. Cái đầu này có thể được dẹp qua một bên, dẹp cái đầu đi bạn không mất mát ǵ cả, được thêm nhiều th́ có. Dẹp nó đi bạn được tất cả. Sống với cái đầu là bạn sống trong ngôn ngữ chết. Chúng không hề làm thỏa măn bạn, chúng không thể giải phóng bạn. Đó là chuyện cái đầu với cái bụng.

 

Mới đêm hôm trước đây tôi có nói chuyện với các bạn về một vị Thiền sư có thói quen để hai con búp-bê bên cạnh ḿnh. Chúng giống nhau như đúc ngoại trừ sự khác biệt bên trong. Một con có cái đầu rất nặng, chắc là được nhồi kim khí ở trong đầu. Một con rất nặng ở phần dưới đít, có lẽ do kim khí được nhồi vào bụng. Chúng hoàn toàn giống nhau, y phục cũng giống y nhau. Chúng luôn được đặt ngồi cạnh vị Thiền sư.

Thế rồi hễ có bất cứ ai đến kiếm ông nêu lên những câu hỏi đại khái như, “Thiền là ǵ?” hoặc “Thiền định là ǵ?” và “Làm thế nào để đạt đến?”… Thế là trước tiên vị Thiền sư thảy ra một con búp bê  –con nặng đầu trước- con này té lăn cù và dĩ nhiên là không thể ngồi dậy được. Làm thế nào mà ngồi dậy khi cái đầu quá nặng? Rồi ông đẩy con búp bê thứ hai ra –con nặng đít, và cho dù ông xô đẩy thế nào đi nữa th́ con búp bê này cũng bật trở lại như cũ trong thế ngồi tỉnh tọa của Phật.

Ông kết luận, “Đây là Thiền –cái bụng. Đây là Đông phương –cái bụng.”

 

Trong tất cả những quốc gia phương Đông trước đây, đặc biệt là vùng Viễn Đông, người ta hay dùng hai chữ bụng dạ để nói đến con người. Trong những ngày xưa cũ đó –cũng chừng một trăm năm trở lại đây thôi- nếu bạn  đến Nhật và hỏi bất cứ người nào rằng họ suy nghĩ ở đâu, họ sẽ chỉ vào bụng và nói, “Chúng tôi suy nghĩ ở đây.” Bây giờ những con người này không c̣n nữa, đặc biệt là sau đệ nhị thế chiến. Nhật Bản cũng đă trở thành giống như con búp bê thứ nhất –do ảnh hưởng Mỹ chi phối quá nhiều. Bây giờ họ sẽ cười và không c̣n ai nói với bạn rằng họ suy nghĩ bằng cái bụng -họ sẽ cho là chuyện ngu xuẩn nữa là khác. Bây giờ họ bắt đầu suy nghĩ bằng cái đầu.

 

Tuy nhiên cái hàm ư nhấn mạnh này rất quan trọng. Cái bụng là nguồn gốc sự sống của bạn. Bạn được nối với người mẹ bằng cái cuống rốn; chính từ đây mà nhịp đời tuôn chảy. C̣n cái đầu, nó ở một góc xa nhất của đời bạn, trong khi trung tâm là cái cuống rốn. Cuộc sống của bạn, sự hiện hữu của bạn được an trú ở đó. Sự suy nghĩ của bạn có thể xảy ra ở cái đầu nhưng suy nghĩ chỉ là một bộ phận chuyên biệt. Giống như đôi tay được dùng cho một công việc nào đó, đôi chân cho một số công việc khác, rồi đôi mắt, lỗ tai, và cái mũi, v.v… như thế bạn dùng cái đầu, cơ chế vận hành bộ năo của bạn, để suy nghĩ, thế thôi.

Thế nhưng câu hỏi được đặt ra, ai là kẻ sử dụng tất cả những cái này? Ai dùng đôi chân để đi, ai dùng đôi tay, ai dùng đôi mắt? Và rồi ai dùng bộ năo? Đến bây giờ, ngay cả giới Tâm lư học Tây phương cũng đang tỏ ra ngờ vực về ư tưởng cổ lổ của họ cho rằng bộ năo chính là tâm. Một mối hoài nghi lớn đang nhen nhúm: Không phải như thế. Một số người đă bắt đầu suy nghĩ rằng bộ năo không dính ǵ đến tâm.

 

Ngay chính bản thân bạn thỉnh thoảng cũng có kinh nghiệm này. Cụ thể như, bạn vừa trông thấy một người đàn ông mới đi băng ngang qua đường… Bạn nhớ lại khuôn mặt anh ta, bạn nhớ mài mại rằng bạn đă từng biết y, bạn tin chắc rằng bạn đă biết tên của người này rồi, thốt nhiên cái tên đó như nằm ở trên đầu lưỡi. Và bạn tự bảo, “Nó ở trên lưỡi ḿnh mà. Tôi biết là nó nằm ở đó, nhưng nó chưa chịu thốt ra.”

Có hai sự việc đang xảy ra. Bộ năo đang cung cấp cái tên nhưng phải cần một ít thời gian. Nó nói rằng, “Làm ơn, hăy chờ một chút. Nó có đó, ở trong bộ nhớ mà. Hăy chờ một chút đi.” Nhưng kẻ đang chờ đợi không phải là bộ óc –v́ bạn biết cái tên này mà, “Vâng, Tôi biết nó ở đó.” Bộ óc là cơ phận mà tâm đang sử dụng. Khi bạn cố gắng hết sức mà vẫn không nhớ ra, bạn cảm thấy bực bội và không thèm nghĩ đến chuyện này nữa. Bạn bỏ đi ra vườn, đốt một điếu thuốc –và bỗng dưng nó hiện ra.

Bạn và bộ năo của bạn là hai sự việc khác nhau. Bộ năo chỉ là một cơ phận của bạn -giống như các cơ phận khác. Cái bàn tay này là một cơ phận của tôi; tôi sử dụng nó. Bộ óc của tôi là một cơ phận của tôi; tôi dùng nó.

 

Như vậy đâu là trung tâm an trú của tâm? Thiền cho rằng nó ở trong bao tử, trong bụng, trong cái cuống rốn –chính ở đó, nơi mà nhịp đập đầu tiên của sự sống xuất hiện. Từ đó nó tuôn chảy ra khắp nơi. Hăy đi trở lại chỗ này.

Khi vị Thiền sư bảo, “Bởi v́ nó làm cái bụng ta khó chịu”, ư ông ấy muốn nói rằng những người nặng về đầu óc tác động mạnh vào tâm của ông. Họ là náo động, là phiền nhiễu. “Nó làm cái bụng ta khó chịu’”

Chuyện cái đầu với cái bụng có thể được nhân ra thành nhiều dạng đối đăi khác: trí óc với trực giác; lư luận với t́nh yêu; ư thức với vô thức; bộ phận với toàn thể; hành động với sự cố; sống với chết; của cải với sinh thể. Tất cả bảy cặp tương quan này đều khả hữu và có ư nghĩa.

Trí óc th́ rất là giới hạn; trực giác th́ vô tận. Trực giác luôn luôn đến từ cái bụng. Bất cứ lúc nào bạn trực giác một chuyện ǵ đó sắp xảy đến với bạn –ta gọi là linh cảm- nó luôn luôn  đến từ cái bụng. Cái bụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức, gan ruột của bạn như bị cồn cào lên. Khi bạn yêu một người, bạn không yêu bằng cái đầu -thế nên những người  thuần trí gọi đó là t́nh yêu mù quáng. Đúng vậy, v́ bộ óc của bạn không hề xen vào chuyện này. Khi bạn yêu, t́nh yêu được bắt nguồn từ một chỗ khác. Nếu bạn hỏi những nhà khoa học lớn, những thi hào, những thiên tài sáng tạo, họ cũng sẽ nói rằng khi một phát kiến, một ư tưởng mới mẻ xảy đến với họ, nó không hề đến từ cái đầu, không toát ra từ bộ óc, mà là một nơi nào đó vượt ngoài khả năng hiểu biết của họ.

 

Nhà thiên tài khoa học Marie Curie trong suốt ba năm trời vật lộn với một bài toán không t́m ra lời giải. Bà đă làm tất cả những ǵ có thể làm được. Bà là một thiên tài toán học nhưng bà đă chịu thua trước bài toán này, bà đă hoàn toàn thất bại. Rồi một đêm, bà dẹp nó qua một bên không c̣n nghĩ tới nữa. Tất cả những nỗ lực có vẻ như đă không đi đến đâu và rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu cả. Ba năm quả là một thời gian khá dài cho một bài toán.

Đêm đó bà đă hoàn toàn dứt khoát dẹp nó qua một bên. Sáng hôm sau bà khởi sự bắt tay làm việc cho một dự án mới. Nhưng chính đêm hôm đó, cái vấn nạn của bài toán đă được giải quyết xong. Vào lúc nữa đêm bà thức dậy, đi đến bàn làm việc và giải xong bài toán một cách chóng vánh rồi lên giường đi ngủ trở lại.

Sáng hôm sau khi trở lại bàn làm việc bà đă không c̣n tin vào đôi mắt của ḿnh nữa. Ai đă vào pḥng để giải bài toán này? Chỉ có người bồi pḥng là có thể vào đây ban đêm để sửa soạn giường ngủ cho bà. Nhưng người bồi pḥng dĩ nhiên là không thể làm được chuyện này –Bà Curie c̣n không giải nổi th́ ai có thể làm được? Rồi khi bà nh́n vào nét chữ viết tay ở trên bài giải –đúng là nét chữ của bà. Có thể là không giống một cách hoàn toàn, nhưng đúng là của bà –bà có thể thấy rơ như vậy. Nét chữ viết có vẻ hơi run run, lờ mờ giống như được viết trong cơn say –nhưng đúng là của bà. Nó ở đâu ra vậy?

Bà chợt nhớ lại giấc mơ đêm rồi –bà mơ thấy rằng bà sẽ giải được bài toán này và viết ra lời giải đó. Và rồi bà nhớ lại toàn thể giấc mơ. Như vậy bà Curie đă giải được bài toán hóc búa của ḿnh trong giấc mơ. Bộ óc đă hoàn toàn thất bại. Bộ óc đă không thể t́m ra lời giải. Lời giải đă đến từ cái bụng, từ tâm thức.

 

Chuyện này cũng giống y như chuyện của Đức Phật. Trong suốt sáu năm trời Ngài đă làm việc không ngừng, thử đủ mọi phương cách để t́m ra con đường đi đến giác ngộ, và đă thất bại. Cũng chẳng khác ǵ việc bà Marie Curie đi t́m phương cách để giải bài toán cho chính ḿnh và rồi một đêm Ngài quyết định dẹp bỏ hết mọi chuyện. Ngài tự nghĩ, “Không có con đường nào để đi cả và cũng không có ǵ sẽ xảy ra thế nên ta nên quên nó đi.” Đêm hôm đó Ngài đi vào một giấc ngủ hoàn toàn thư giản, nhưng cũng chính đêm đó là đêm Ngài đạt thành giác ngộ. Sáng hôm sau khi mở mắt ra, Ngài đă là một con người khác. Một cái ǵ đó đă xảy ra trong đêm rồi. Từ đâu đến?

Nhưng hăy nhớ rằng -tại sao nó chỉ xảy ra khi bạn đă tận tâm tận lực để t́m cách giải quyết vấn đề? Vâng, chỉ vào lúc đó nó mới xảy ra. Chỉ khi nào cái khả năng của bộ óc của bạn kết thúc ở tột đỉnh th́ lúc đó trực giác mới bắt đầu làm việc. Đây là một năng lượng cao cấp hơn. Chỉ khi nào bạn sử dụng hết năng lượng của bộ óc, bạn mới có thể có khả năng sử dụng đến nó -từ đây bạn mới có thể nhảy một bước đi vào trực giác.

Chỉ riêng trực giác cũng sẽ không mang lại kết quả. Không tin ư? Bạn có thể đi ngay đến Bồ Đề Đạo Tràng ngồi vào dưới gốc cây mà ngày xưa Đức Phật đă ngồi và đạt đến giác ngộ, rồi hoàn toàn thư giản và bạn nói, “Tôi đă buông xả tất cả.” Sẽ chẳng có chuyện ǵ xảy ra cho bạn cả, bởi v́ bạn có ǵ đâu để buông xả. Ít nhất là cũng phải có đến sáu năm lao tâm khổ trí. Để đạt đến t́nh trạng vô tác phải cần đến một tác hành lớn lao.

 

Trí óc đối với trực giác, luận lư đối với t́nh yêu… Đây là hai cách thế của một sinh thể -luận lư và t́nh yêu. Luận lư là một đường thẳng; thương yêu là một tổng thể. Luận lư đi theo một con đường thẳng cũng giống như ngôn ngữ. Bạn có để ư đến chuyện này không? Ngôn ngữ chuyển động trên con đường thẳng cũng giống như luận lư. Thế nhưng hiện hữu không hề là một phương tŕnh đường thẳng. Hiện hữu là một kích thích đồng bộ. Không hề có chuyện tôi hiện hữu, rồi bạn hiện hữu, rồi người khác hiện hữu, rồi cây, rồi núi -tất cả chúng ta đều hiện hữu đồng bộ, cùng nhau.

 

Ngôn ngữ là hư ngụy bởi v́ chúp xếp đặt mọi việc theo một đường thẳng. Khi bạn đặt một câu: chữ đầu tiên xuất hiện, rồi đến chữ khác, và chữ khác nữa. Văn phạm ra điều lệ cứng nhắc buộc chữ nào phải đặt trước, rồi đến chữ nào, và những chữ kế tiếp -mọi chuyện đều phải theo đúng y như vậy.

 

Đó là lư do tại sao chữ Hán là một trong những ngôn ngữ tuyệt vời nhất -bởi v́ nó ít mang màu sắc ngôn ngữ nhất. Chữ Hán không có mẫu tự. Bởi v́ không có mẫu tự, chữ Hán hiện hữu một cách hoàn toàn đồng bộ. Nó chân thực hơn đối với hiện hữu hơn bất kỳ loại ngôn ngữ nào. Nó uyển chuyển hơn, không cứng nhắc cố định. Nó giống t́nh yêu hơn là luận lư. Nó gần với trực giác. Nó đến từ cái bụng. Nó có thể hàm chứa ư nghĩa một ngàn lẽ một chuyện khác nhau. Thế nên, người ta cho rằng loại ngôn ngữ này rất là không phù hợp với khoa học. Vâng, nó không khoa học chút nào –t́nh yêu cũng không khoa học, hiện hữu cũng không khoa học. Nó bao hàm nhiều ư nghĩa khác nhau. Nó gần gũi với thi ca.

Thế nhưng tính cách của nó là như thế. Một cái cây có thể mang một ngàn lẻ một ư nghĩa khác nhau nhưng đồng thời cũng có thể không mang một ư nghĩa nào. Đối với nhà hoạ sĩ nó mang một ư nghĩa, đối với người tiều phu nó có một ư nghĩa khác, đối với một nhà thơ nó lại có một ư nghĩa khác nữa rồi và đối với bất cứ ai không hế quan tâm đến cây cối, nó chẳng hề mang một ư nghĩa nào cả. Cái cây mang một ư nghĩa đối với những đứa trẻ đang đùa chơi chung quanh nó; đối với những người thờ cúng dưới gốc cây, nó là Thượng Đế. Một ngàn lẻ một ư nghĩa. Một cái cây không hề bị cột chặt vào một ư nghĩa duy nhất. Chữ Hán mà mỗi chữ là một h́nh ảnh tượng trưng có thể mang nhiều ư nghĩa trong cùng một lúc. Bạn có thể tiếp cận chúng từ mọi hướng khác nhau.

 

Thế nhưng ngôn ngữ lại là một con đường thẳng. Một con đường thẳng di động; cái này đến cái kia và rồi mọi chuyện xảy ra. Luận lư cũng thế, đi từ cái này đến cái khác và rồi kết quả xảy ra. Và nếu cái này xảy ra th́ cái kia không thể xảy ra. Hăy nh́n một thí dụ: Một khi bạn nói điều này, bạn không thể nói điều ngược lại -bạn bị cấm làm chuyện như thế. Nhưng trong hiện hữu, các đối cực đều có thể cộng sinh. Đời sống và cái chết, t́nh yêu và thù hận, chúng có thể hiện hữu cùng nhau –không phủ nhận nhau. Không hề có chuyện nếu t́nh yêu hiện hữu th́ thù hận không có mặt. Ánh sáng hiện hữu cùng với bóng tối –nhưng khi làm văn, nếu bạn nói, “Trong pḥng tràn đầy ánh sáng,” th́ bạn không thể nói tiếp liền ngay sau đó là “Căn pḥng phủ đầy bóng tối”. Đó là chuyện không thể nào chấp nhận được. Thế là bạn đă đóng khung ngôn ngữ lại. Bạn đă phải loại bỏ tính cách nghịch lư. Mà hiện hữu là nghịch lư.

 

Và tôi gọi Thiền là con đường của nghịch lư. Vâng, Thiền là nghịch lư. Trực giác là nghịch lư. Nó không phải là một con đường thẳng, nó là một không gian nhiều chiều kích.

 

Ư thức với vô thức. Nhưng xin hăy nhớ cho, khi tôi nói vô thức, đây không phải là vô thức của Freud. Đó là một vô thức hết sức nghèo nàn, một mảng nhỏ của vô thức, hay nói khác đi, đó chỉ là một loại ư thức bị đè nén. Đối với Thiền, vô thức là Thượng Đế. Đối với Thiền, ư thức rất đổi nghèo nàn –đó chỉ là một mảng nhỏ, phần nổi của một băng sơn. Phần vô thức là bao la, rộng khắp, vĩ đại, vô giới hạn. Phần ư thức phải bị hoà tan vào vô thức, không có một cách thế nào khác –không hề có chuyện vô thức biến thành ư thức. Và vô thức th́ an trú ở cái bụng.

Hăy nhớ thêm điều này, ư nghĩa của từ “vô thức” không được chỉnh lắm, sẽ làm cho người ta hiểu lầm rằng vô thức là không có ư thức. Không phải như thế. Đây là một loại ư thức khác. Không phải là loại ư thức mà bạn đă từng biết mà là một loại ư thức đặc biệt, hoàn toàn khác biệt –không phải tri thức trực giác; không phải phân tích cũng không phải tổng hợp; và không thể phân chia ra được.

 

Bộ phận với toàn thể. Cái đầu chỉ là một bộ phận. Cái bụng của bạn mới là cái tổng thể. Cái đầu chỉ nằm ở trên đường tṛn chu vi của bạn, cái bụng mới là trung tâm điểm.

 

Hành động với sự cố. Đối với cái đầu, mọi chuyện phải được hoàn tất, đây là một nhà làm việc giỏi. Đối với cái bụng, mọi chuyện chỉ là những sự cố xảy ra; vô tác.

 

Chết với sống. Ở trong đầu, cái chết được tích lũy, bởi v́ tất cả những ư nghĩ đều đă chết. Trong bụng là nhịp đập của đời sống .

 

Và cuối cùng, của cải với sinh thể. Cái đầu là một kẻ tích trữ, là một anh keo kiệt, luôn luôn chỉ biết tích lũy. Tất cả mọi nỗ lực của nó là làm thế nào để có thêm, có nhiều thêm. Kiến thức hay tiền bạc, không thành vấn đề, miễn là có càng nhiều càng tốt –thêm bồ bịch, thêm nhà cửa, thêm tiền bạc, thêm quyền lực, thêm kiến thức, thêm, thêm nữa.

Cái đầu tiếp tục nỗ lực sở hữu nhiều thêm v́ nó nghĩ rằng càng được thêm nhiều th́ nó càng phong phú thêm. Nhưng nó sẽ không bao giờ trở thành phong phú v́ của cải không thể chuyển hoá thành sinh thể.

Cái bụng là trung tâm của sinh thể; nó không suy nghĩ theo cung cách chiếm đoạt, nó suy nghĩ theo hướng của một sinh thể. Sống như là một người. Một người luôn an vui trong từng khoảnh khắc của như thị. Trong khoảnh khắc của như thị đó đều gồm đủ tất cả mọi chuyện - mọi ân sủng và phúc lành.

 

Vị Thiền sư nói rằng, “Nó làm cái bụng ta khó chịu,” ông muốn bao hàm tất cả những điều trên. Cái đầu rất là độc hại. Hăy buông bỏ nó. Nhưng buông bỏ nó không có nghĩa là tôi khuyên bạn không sử dụng nó. Bạn vẫn sử dụng nó nhưng không để cho nó sử dụng bạn.

CHÚ THÍCH:

(1)    Kinh Thánh Tân Ước: Phúc Âm theo Thánh Gioan, đoạn I, câu 1, linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch: “Lúc khởi nguyên đă có Ngôi Lời và Lời ở nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa.”

(2)    John Donne (1572-1631): Một giáo sĩ và cũng là một nhà thơ thuộc khuynh hướng siêu h́nh của Anh.

(3)    William Wordsworth (1770-1850): Nhà thơ lăng mạn Anh, mà một trong những thi phẩm được biết đến nhiều nhất là  Lyrical Ballards lấy cảm hứng chính từ vùng quê mà ông sinh sống.

(4)    Leonardo Da Vinci (1452-1519): Là một hoạ sĩ, nhạc sĩ đồng thời cũng là một kỹ sư, một nhà khoa học nổi tiếng người Ư. Ông là người đa tài trên nhiều lănh vực. Tác giả của hai bức họa danh tiếng “Buổi Ăn Tối Cuối Cùng –The Last Supper,” 1495 và “Mona Lisa,” 1503. Về lănh vực khoa học, ông là người có viễn kiến đi trước thời đại cả hàng thế kỹ, cụ thể như ông là người đầu tiên đă vẽ kiểu máy bay mà hàng trăm năm sau mới được thực hiện.

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05