THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ
 

 

CHƯƠNG 2

MÊ TỨC NG

Câu hỏi thứ nhất :

 

Có một truyền thuyết cổ xưa đă gắn liền trí tuệ với ngu dốt? Phải chăng kẻ trí là người có một tâm hồn chơn chất, giản đơn? Tuổi tác mang đến trí tuệ hay là mệt mỏi? Sự khác biệt giữ người trí và kẻ ngu là ǵ?

 

Người xưa đă nói rất đúng. Có một sự tổng hợp vượt ra ngoài ngu đần, vượt lên trên trí tuệ -một sự tổng hợp mà trong đó ngu đần và trí tuệ chan ḥa làm một.

Ngu đần và trí tuệ là nhị nguyên, giống như tất cả những nhị nguyên khác: đàn ông và đàn bà, đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, sự sống và cái chết. Tất cả nhị nguyên đều phải được vượt qua, siêu thể hóa; nếu không, bạn sẽ không bao giờ thấy được cái nhất thể, cái thực tướng, cái phổ quát.

Trong ư nghĩa đó, người trí đồng thời cũng là kẻ ngu -bởi v́ trong cái siêu thể này bao gồm cả hai. Tuy nhiên đây không phải là kẻ ngu đần như ư nghĩ của thế gian thường t́nh -đồng thời cũng không phải thông minh theo cách hiểu thế gian. Cái trí tuệ của y là một thực tại riêng biệt, cái ngu đần cũng thế. Y là người trí bởi v́ y có hiểu biết, y là kẻ ngu bởi v́ y biết rằng không cách ǵ có thể hiểu được những huyền nhiệm của đời sống. Y là người khôn bởi v́ cuộc hành tŕnh của y đă kết thúc, là kẻ ngu bởi v́ lần đầu tiên y biết được một điều rằng không có ǵ để biết và ngay cả có thể cũng không có cả kiến thức, rằng vô minh là rốt ráo. Y nhận thức được một điều rằng tận cùng là sự ngu dốt. Không có cách ǵ có thể giải mả được những bí ẩn của hiện hữu.

 

Ta gọi một người có thể đưa ra lời giải đáp là trí, nhưng kẻ trí thực sự là người không có câu giải đáp nào. Những câu hỏi của y đă biến mất và những lời giải đáp cũng thế -y hoàn toàn trống rỗng. Trong phạm trù kiến thức, y là người không hề biết ǵ hết.

Ta gọi một người là đần v́ y thiếu kiến thức; và ta gọi một người đầy kiến thức là trí v́ y học rộng, biết nhiều. Thế nhưng một kẻ trí thực sự sẽ hiểu được một điều rằng, không có cách ǵ y có thể hiểu được thực tại. Thực tại ở ngay trước mắt, bạn có thể sống với, bạn có thể là nó, nhưng không có cách ǵ bạn có thể hiểu được nó. Ngay kiến thức đă bao hàm sự phân chia –phân chia giữa người biết và đối tượng được biết; kiến thức bao hàm sự cách biệt; kiến thức đặt cơ sở trên nhị nguyên tính.

Một kẻ trí thực sự sẽ đạt đến cái điểm mà ở đó y không c̣n bị phân cách nữa; nơi mà y không c̣n là một hoang đảo, nơi mà y đă chan ḥa với nhất thể. Y có chung cùng một nhịp đập với nhất thể, rung động cùng với nhất thể, y không c̣n là y nữa. Chỉ c̣n lại Thượng Đế. Đây là ư nghĩa của nhà minh triết Upanishadic khi tuyên bố ‘Aham Brahmasmi’ –Ta là Thượng Đế. Đây cũng là ư nghĩa câu nói của Christ: “Ta với Cha ta là một.”

 

Khi bạn nh́n hiện hữu như một đối thể, bạn ở trong t́nh trạng bị phân chia, thế nhưng khi bạn thể nhập với hiện hữu, trở thành kẻ tham dự, thấy rằng đối thể và chủ thể chỉ là một –lúc đó sẽ không c̣n cái gọi là kiến thức và cái gọi là ngu dốt. Khi đă không có kiến thức, làm sao lại có thể có ngu dốt? Kiến thức và ngu dốt chỉ là hai mặt của một đồng tiền và kẻ trí đều liệng bỏ cả hai.

 

Có một truyền thuyết cổ xưa đă  gắn liền trí tuệ với ngu dốt. Đúng vậy. Có một truyền thuyết nói rằng Chúa Giê Su là một kẻ đần –và quả thực như thế. Lại có một truyền thuyết cho rằng Thánh Francis là mộ kẻ  đần –và cũng đúng như thế. Ở Ấn Độ, danh xưng Phật -Buddha- được chuyển qua một dạng kỳ cục hơn, nó trở thành Buddhu –có nghĩa là “đần độn”. Cái tên mang một ư nghĩa rất trí tuệ, rất giác ngộ -Phật-, được chuyển thành một cực hoàn toàn đối nghịch, “đần, hoàn toàn ngu đần” –buddhu.

Vâng, những thái cực đă gặp nhau. Đó là những ǵ mà tôi đă nói với các bạn ngày hôm qua -về cái điều mà những nhà khoa học gọi là lưỡng tính. Trong một con người đều hàm chứa cả hai yếu tố âm lẫn dương, thế nhưng bạn chỉ công nhận một phần của cái hiện sinh này. Bạn cho rằng bạn là nam nhi, nhưng đồng thời lại cũng có một con người nữ ở trong bạn, chờ đợi được nh́n nhận, đón nhận, chấp nhận. Thế nhưng bạn vẫn luôn từ chối chuyện này. Bạn nói rằng, “Tôi là một người đàn ông”. Thế là bạn vẫn luôn ở trong t́nh trạng bất quân b́nh. Nếu bạn là một người nữ, đồng thời cũng vẫn có một con người nam  ở trong bạn, nhưng bạn luôn luôn phủ nhận nó. Thế nên bạn sẽ không bao giờ là một nhất thể, bạn luôn luôn bị phân cách.

Sẽ có một tụ điểm của tuệ giác, của nhận thức, của tri kiến nơi mà phần nam và phần nữ  ở trong bạn gặp gỡ, trộn lẫn và tan biến vào nhau. Đó là điều mà William Blake gọi là “cuộc hôn phối nột tại” –khi bạn trở thành cả hai, lưỡng tính, nam lẫn nữ. Ở Ấn Độ chúng ta có một biểu tượng rất hoàn hảo về ư niệm này –ardhanarishwar. Có những bức tượng thần Siva mang nửa thân ḿnh là nam và nửa thân kia là nữ. Ngài vừa là người yêu đồng thời là kẻ được yêu, vừa âm lẫn dương, người ái nam ái nữ.

Sự gặp gỡ của những đối lực kiểu này tiếp tục xảy ra khắp nơi, ở mọi chiều kích. Trí tuệ và ngu si là hai thái cực của bạn. Nếu bạn là người thông minh và từ khước cái phần ngu si của bạn, bạn chưa hoàn toàn là một người trí, bởi v́ một phần của con người bạn vẫn chưa được thẩm thấu. Một phần của con người bạn vẫn c̣n lẩn quẩn ở đâu đó chung quanh bạn, chưa được thực sự thể nhập làm một với bạn. Nếu bạn là một người ngu và luôn cho rằng ḿnh là kẻ ngu đần và như vậy con người thông minh ở trong bạn đă bị khước từ, bị ức chế. Người trí vừa là cả hai, vừa là không hai. Y vượt qua nhị nguyên cho nên bạn có thể nói rằng y là không hai và bởi v́ nhị nguyên tính đă tan biến, y trở thành một tổng hợp mới, nên bạn cũng có thể gọi y là cả hai.

 

Phải chăng kẻ trí là người có một tâm hồn chơn chất, giản đơn? Không phải như thế. Kẻ trí vô tâm –không có tâm đơn giản cũng không có tâm phức tạp. Bạn lại rơi vào nhị nguyên rồi khi phân biệt ra tâm giản đơn và tâm phức tạp. Kẻ trí là người hoàn toàn vô tâm. Kẻ trí đă vượt ra khỏi sự giam hảm của tâm, y biết là không có tâm ǵ cả. Có tâm là có sự phân biệt. Tâm là vật chướng ngại giữa bạn và hữu thể. Tâm hiện hữu như một bức Vạn Lư Trường Thành -Đó chính là cái vỏ bọc thép của bạn.

Người trí không có vỏ bọc thép. Y không cần được bảo vệ, y dễ dàng bị công kích, y hoàn toàn rộng mở. Y đâu cần tự vệ để chống lại tự nhiên –y luôn sẵn sàng, sống trọn vẹn như thế. Y không cần phải thúc đẩy gịng nước mà trôi theo cùng một nhịp với gịng sông. Y không cần phải khoác vào bất cứ cái tâm nào bởi v́ mang cái tâm vạn hữu đă là quá đủ. Y đâu cần phải có một cái tâm riêng bởi lẽ y không hề có một mục đích riêng tư. Y không đi, không đến, không có bất cứ một khát vọng nào –đó là ư nghĩa của điều tôi nói rằng y không hề có mục đích riêng. Như thế tại sao lại cần phải có một cái tư tâm? Cái phổ tâm là đủ.

 

Ta có thể gọi đó là vô tâm hay là một chữ Tâm viết hoa. Thiền gia sử dụng cả hai. Họ gọi là “vô tâm” nếu họ muốn khước từ cái tâm thế tục; và họ gọi đó là phổ tâm, cái Tâm viết hoa, khi họ muốn cho thấy cái mặt tích cực của nó.

Như vậy phải gọi chính xác nó là cái ǵ đây? Khi ta gọi vô tâm, ta muốn nói rằng đó không phải là cái mà bạn thực có; khi ta gọi đó là phổ tâm, quảng tâm –cái Tâm viết hoa- chúng ta đang cho thấy thực sự nó là cái ǵ. Gọi là “vô tâm”, nói lên khía cạnh tiêu cực, đó không phải là cái tâm như bạn đă biết. Gọi đó là cái Tâm viết hoa –cái Tâm lớn, quảng Tâm, cho thấy được bản tánh thực sự của nó. Kẻ trí là người vô tâm hoặc kẻ trí là người quảng Tâm.

Vâng, y hồn nhiên như một đứa trẻ nhưng không phải là một anh cả quỷnh. Y hồn nhiên như một đứa trẻ nhưng nên nhớ rằng y không phải là một đứa trẻ con. Có một sự khác biệt rất lớn lao giữa trẻ con và hồn nhiên như trẻ thơ. Khi Chúa Giê Su nói rằng: “Chỉ có những ai giống như trẻ thơ mới có thể bước vào nhà Cha ta”, ông ta nói đến sự hồn nhiên, ngây thơ trong trắng của tuổi thơ –ông không hề nói đến sự trẻ con hay chín chắn. Người trí không hề trẻ con dù y rất giống một đứa trẻ. Y không phức tạp theo cái nghĩa của một triết gia, nhà luận lư, nhà thần học. Y không phức tạp theo cái nghĩa như một con người với đầy học thuyết, chủ nghĩa và mang nó đi rao giảng khắp nơi –y không phức tạp theo cách hiểu như vậy. Tâm của y hoàn toàn vắng lặng yên nghỉ. Không mảy may vướng bận. Tâm của y rỗng rang. Không có ǵ để phải suy nghĩ.

Suy nghĩ là một sự thay thế. Khi bạn không biết, bạn buộc phải suy nghĩ. Nếu bạn biết rồi, đâu c̣n suy nghĩ để làm chi? Suy nghĩ là một trạng thái mù ḷa. Nếu như bạn đang ngồi ở đây và bạn bị mù, bạn muốn đi ra ngoài, thế là bạn phải nghĩ đến cái cửa đang ở chỗ nào. Bạn phải hỏi người khác cái cửa nằm ở đâu. Bạn sợ sẽ bị trượt té, sợ sẽ bị đụng đầu vào tường, bạn lo nghĩ măi về cái cửa. Thế nhưng một người có đôi mắt sáng sẽ không cần phải hỏi ai cả. Y trông thấy cái cửa, y biết cái cửa đang ở đâu, thế nên y không phải suy nghĩ ǵ về chuyện này. Câu hỏi “Cái cửa ở đâu?” không cần thiết v́ y đă trông thấy nó. Người trí có đôi mắt sáng, y thấy nên không cần phải suy nghĩ. Chỉ người mù mới phải suy nghĩ.

Tại Tây phương, cái ư niệm về một nhà tư tưởng hoàn toàn khác biệt với h́nh ảnh của một con người minh triết Đông phương. Chắc có lẽ bạn đă trông thấy bức tượng “Người Tư Duy” của Rodin (1), hay ít ra là trông qua bức h́nh chụp lại. Ta không thể gọi đó là h́nh ảnh của một người đang tư duy. “Người Tư Duy” của Rodin có vẻ như đang đau ốm, lo nghĩ. Nh́n vào bức tượng ta có cảm giác như có hàng triệu ư tưởng đang tuôn chảy qua tâm trí y -giống như lưu lượng giao thông trong giờ cao điểm. Bạn như có thể thấy được chúng trong bức tượng đá hoa này, trong dáng ngồi thiểu năo, tay ôm đầu, và những nếp nhăn lo nghĩ trên vầng trán. Và rồi bạn có cảm tưởng rằng nếu y cứ tiếp tục theo cái kiểu này, chắc là  y sẽ phát điên mất.

Ư niệm về một con người minh triết hoàn toàn khác hẵn –đó là lư do tại sao ta gọi y là nhà minh triết. Phật, như vậy là một con người minh triết, không phải là nhà tư tưởng; Mahavir, Chúa Giê Su cũng thế. Những thiền giả cũng là những con người minh triết. Tại sao ta gọi họ là những con người minh triết? Bởi v́ họ thấy. Khi bạn nh́n thấy bạn không cần phải suy nghĩ. Tại sao phải suy nghĩ khi ḿnh thấy rơ vấn đề? Khi đôi mắt làm việc, suy nghĩ bị loại trừ. Suy nghĩ chẳng khác ǵ chiếc gậy ḍ đường của người mù.

 

Có một câu chuyện ngụ ngôn. Một người mù t́m đến Chúa Chúa Giê Su. Chúa Giê Su sờ vào đôi mắt của y và y liền được sáng. Y đang mang theo một chiếc gậy lớn, chiếc gậy được mang theo suốt cả đời người. Lành bệnh xong y tạ ơn Chúa Giê Su và lên đường trở về nhà –vô cùng hạnh phúc v́ có được đôi mắt sáng, lần đầu tiên trong đời y được trông thấy màu sắc, mặt trời, những tia nắng, những đóa hoa, con người và những khuôn mặt thân quen. Thật vô cùng xúc động. Tuy nhiên y vẫn không quên mang theo chiếc gậy bên ḿnh. Chúa Giê Su trông thấy bảo: “Này người kia, tại sao ngươi không quăng chiếc gậy của ngươi đi? Ngươi c̣n mang theo nó làm ǵ?” Người kia trả lời, “Quẳng chiếc gậy đi? Thưa Chúa, làm sao con quẳng nó đi được? Con đă quá quen với nó rồi.”

Đó là một thói quen đă tập nhiễm lâu đời. Y không hề biết rằng nay y đă sáng mắt và không cần phải mang theo chiếc gậy ḍ đường nữa.

Điều này xảy ra khi bạn hoà nhịp với trạng thái vô tâm lần đầu tiên. Bạn vẫn c̣n tiếp tục suy nghĩ. Giống như thói quen của người mù già. Nhưng rồi ngày một ngày hai bạn trở nên tỉnh thức, rằng quả thật ḿnh đang làm một chuyện vô nghĩa –ta lập lại công việc theo thói quen, ta vẫn đi trên lối ṃn xưa cũ.

Suy nghĩ trở nên không c̣n thích đáng nữa –đó là ư nghĩa khi tôi nói rằng kẻ trí chơn chất nhưng không phải là một anh cả quỷnh. Tất cả đều sẵn đó cho y –y là một anh đần thế nào được? Ư thức của y bung mở, ư thức của y được thánh hóa, tâm linh phong phú như Thượng Đế -thế nên đừng bao giờ nghĩ rằng y là một tên đần độn. Sự phong phú của y c̣n hơn của một tư tưởng gia, một triệu lần hơn, vô tận. Nhưng y vẫn chất phác hồn nhiên; sự trong sáng ngây thơ của y không hề bị nhiễm độc, suối nguồn ư thức của y không hề bị bao phủ bởi những đám mây mờ.

 

Bạn hỏi: Tuổi tác mang đến trí tuệ hay là mệt mỏi? Cái đến với tuổi tác là sự mệt mỏi. Trí tuệ không liên hệ ǵ đến tuổi tác. Một người trẻ có thể rất thông minh và không thiếu ǵ những người già ngu đần –khi bạn cố gắng t́m ra một người, bạn có thể t́m ra hàng ngàn. Dứt khoát, tuổi già không liên hệ ǵ đến trí tuệ. Vâng, đúng như thế, một người già có thể có nhiều kinh nghiệm, nhưng điều đó không làm cho y trở thành thông minh hơn. Một người già có thể có nhiều kiến thức, nhưng điều đó không liên hệ ǵ đến trí tuệ. Y vẫn ở trong t́nh trạng ngu dốt như bao giờ.

Cả ngu đần lẫn trí tuệ không hề là vấn đề số lượng. Không hề có chuyện kẻ ngu biết ít và người trí biết nhiều, không bao giờ. Đây là một thay đổi hoàn toàn; đây là một thể dạng mới. Sự ngu dốt, kẻ được gọi là người ngu, và kẻ được gọi là người kiến thức đều hiện hữu trong cùng một chiều kích -sự khác biệt là lượng không phải là phẩm. Có thể là người ngu chỉ biết được một vài điều và người có kiến thức hiểu biết nhiều điều hơn, nhưng đó là sự khác biệt giữa ít và nhiều; sự khác biệt không hề là phẩm chất mà chỉ là số lượng; sự khác biệt chỉ là mức độ.

 

Người trí th́ khác, y không cùng ở chung một tần số, y đă dời qua một tần số khác. Sự khác biệt giữa người trí và kẻ ngu thật là vô cùng lớn lao nên không c̣n là vấn đề số lượng. Thế nên sự khác biệt giữa kẻ trí và người ngu cũng hoàn toàn giống như sự khác biệt giữa kẻ trí và người giàu kiến thức. Y cách biệt sâu xa với người có kiến thức cũng tương tự như với người dốt. Sự cách biệt giữa y và người có học vấn cũng tương tự như với người vô học. Đây là một dạng thể cấu trúc hoàn toàn mới. Phẩm chất ư thức của y hoàn toàn thay đổi -vấn đề không phải là y hiểu biết nhiều hơn mà là có phẩm chất hơn. Một hiện sinh đầy chất lượng.

Có thể là bạn biết nhiều hơn Chúa Giê Su; trong thực tế, hoàn toàn đúng như vậy. Bạn biết nhiều hơn Chúa Giê Su, bạn biết nhiều hơn Đức Phật. Nếu Phật đến đây trong lúc này và ta bắt ngài phải thi lấy bằng Cữ nhân, Cao học, ngài chắc là sẽ bị đánh rớt –nhưng bao nhiêu người thi đỗ những cấp bằng này sẽ không ai có trí tuệ hơn ngài. Ngài sẽ không biết một ngàn lẽ một thứ linh tinh. Nếu bạn hỏi ngài “vật lư lượng tử” là ǵ, ngài sẽ không biết. Nếu bạn hỏi ngài lư thuyết tương đối của Albert Einstein là ǵ, ngài sẽ không biết. Nhưng những điều này không có nghĩa là ngài không trí tuệ.

Sự khác biệt giữa bạn và Đức Phật  là vấn đề phẩm chất. Sự hiện hữu của ngài là khác biệt, sự tỉnh thức của ngài là khác biệt, ḷng từ bi của ngài là khác biệt. Vấn đề không phải là ngài biết nhiều. Ngay cả dưới thời ngài cũng có rất nhiều người biết nhiều hơn ngài. Không thiếu những học giả uyên bác, không thiếu những nhà bác học tài danh thường luận bàn, tranh căi với ngài. Thế nhưng đó là những ngày thật tuyệt vời. Con người không quá kiêu mạn. V́ họ có thể thấy được. Ngay cả những học giả -thường là chuyện rất hiếm có-ngay cả những học giả cũng có thể thấy được rằng ngài là một người hoàn toàn khác biệt, ngài hiện hữu ở một tần số khác biệt. Họ bái phục ngài. Đấy không phải là do họ biết ít hơn ngài, họ có thể biết nhiều hơn, nhưng phẩm chất của ngài là trội vượt. Đây không phải là chuyện tích lũy tri kiến, mà là một cái ǵ đó thăng hoa trong ngài. Đây là một hiện hữu chan ḥa ánh sáng, không c̣n tồn tại một chút u tối nào. Đó là ư nghĩa của giác ngộ -ngài, con người đă vươn đến ánh sáng.

Ánh sáng này là trí tuệ. Làm sao ánh sáng này lại có thể có được do tuổi tác? Cái ánh sáng này thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi –Lăo Tử, được mô tả là đă đạt được giác ngộ ngay khi mới sinh ra. Theo truyền thuyết ông sinh ra th́ đă khá già, khoảng chừng tám mươi hai tuổi, già đến độ râu tóc đều bạc trắng như tuyết. Cái truyền thuyết hay ho này dĩ nhiên chỉ là một ẩn dụ -nó không hề có thực, căn cứ trên một sử liệu có thực. Nó muốn nói một điều là ông thông tuệ như một người ở vào cái lớp tuổi tám mươi hai.

Ở Ấn Độ, Shankara (2) mất vào lúc mới ba mươi ba tuổi -gần với giới hạn của lớp tuổi ‘híp-pi’. Tuy không sống lâu nhưng ngài là một trong những bậc giác ngộ vào bậc nhất của thế giới này. Ngay cả những bậc thông thái cao niên cũng đă t́m đến quỳ dưới chân ngài và đổi đạo theo ngài.

Lúc Chúa Giê Su bị đóng đinh, ngài cũng chỉ mới ba mươi ba tuổi. Dĩ nhiên là ngài không phải là người có nhiều kinh nghiệm hay kiến thức uyên bác. Nhiều thầy tư tế Do Thái giáo lúc đó c̣n có kiến thức nhiều hơn, có thể trích giảng kinh sách một cách chính xác hơn. Chúa Giê Su gần như là một người không có học thức, chỉ là con trai của một ông thợ mộc, ta không thể đ̣i hỏi ǵ hơn. Thế nhưng sự khác biệt là ở chỗ nào? Sự khác biệt không phải là ở kiến thức, sự khác biệt ở ngay chính trong sinh thể. Ngài chan hoà ánh sáng, chan ḥa hạnh phúc, chan ḥa an lạc. Ở Ngài tỏa mùi hương giác ngộ -không c̣n nơi để đến, mục tiêu để đạt, tất cả mọi dục vọng đă tan biến.

Khi cái sẽ là tan biến bạn là một hiện thể -người trí đạt đến cái hiện thể. Kẻ bất trí măi chạy theo cái sẽ là -trở thành cái này, trở thành cái nọ, trở thành giàu có, trở thành quyền uy, luôn luôn muốn ḿnh sẽ là cái này, cái kia. Người trí hạnh phúc với những ǵ y đang có, với thời gian, nơi chốn mà y đang hiện hữu. Y không khao khát bất cứ điều ǵ –ngay cả Thượng Đế, ngay cả giác ngộ. Không c̣n mong cầu điều ǵ. Dục vọng đă tan biến, dục vọng đă từ bỏ y. Cái tâm thức vô cầu đó chúng ta gọi là trí tuệ.

Th́ như vậy, trí tuệ chẳng dính dấp ǵ đến tuổi tác. Tuổi tác chỉ mang đến sự mệt mỏi. Nhưng rất nhiều người lớn tuổi cứ cho là ḿnh già dặn, đầy kiến thức. Họ bắt đầu lên lớp với giới trẻ. Họ bắt đầu nói về những điều mà ngay chính họ chưa bao giờ hoàn tất; thực ra họ chỉ là những người già nua, mệt mỏi, và trong sâu thẳm, ẩn chứa cả sự ghen tức. Nếu bạn trông thấy một cậu bé đang trèo cây, bạn cảm thấy ghen tức phải không? Và ngay lập tức, sự ghen tức này được che đậy bằng những lời khuyên làm như rất sáng suốt -bạn bảo thằng bé, “Đùng có leo trèo nghe. Coi chừng té đó. Tin tao đi. Tao già đầu rồi mà.” Nh́n sâu vào ḷng, bạn sẽ thấy là bạn đang ghen tức với một thời tuổi trẻ đă qua đi, rằng bạn không c̣n khả năng leo trèo lên cây chơi đùa như cậu bé kia nữa.

Khi một người già trông thấy một cặp t́nh nhân trẻ trung tay trong tay ngập tràn t́nh yêu, ông ta không khỏi cảm thấy ghen tức. Bây giờ ông đâu c̣n được như thế nữa cho dù trong ḷng có ao ước đến bao nhiêu. Nhưng ḷng ghen tức đó lại được ngụy trang dưới một h́nh thức cao đẹp hơn. Nó sẽ nói rằng, ôi cái chuyện đần độn đó mà, nó chỉ thoáng qua trong phút chốc thôi. “Này, nghe tôi đi,” ông già nói, “chuyện này sớm muộn ǵ cũng tan biến thôi. Đừng có ngu mà dính vào.” Đừng nghĩ rằng ông già này đă trở thành người sáng suốt, bởi v́ nếu là người trí thực sự lẽ ra ông ta phải hiểu và thông cảm được với giới trẻ chứ không phải chống lại chúng.

Trí tuệ thực sự không hề phản kháng lại đời sống; câu trả lời của nó với thực tại đời sống luôn luôn là “có”, chứ không hề là “không”. Bất cứ lúc nào bạn t́m thấy tiếng “không”, hăy nhớ kỹ rằng, rơ ràng có một cái ǵ khác đang giả bộ là trí tuệ.

Cuối cùng, bạn hỏi: Sự khác biệt giữ người trí và kẻ ngu là ǵ? Người trí biết rằng y là kẻ ngu và kẻ ngu th́ không bao giờ biết chuyện đó.

 

Câu hỏi thứ hai:

Bạn ứng xử với cái chết như thế nào?

Tôi chết trong từng giây phút, nhưng tôi không tích lũy cái chết, thế nên nó chẳng có vấn đề đối với tôi. Nếu bạn thực sự sống th́ cái chết không hề là một vấn nạn. Bạn không cần phải đối phó với nó v́ nó thực sự không hiện hữu.

Chết là một vấn nạn hoàn toàn do bạn tạo ra. Hăy cố gắng để hiểu rơ điều này. Bởi v́ bạn không để cho quá khứ chết đi, nó cứ được tiếp tục tích lũy măi, nó trở thành một gánh nặng cho bạn, một gánh nặng chí tử. Bây giờ nếu bạn để cho quá khứ chết đi trong từng giây phút trôi qua, để cho nó kết thúc, th́ trong từng giây phút bạn lại được tái sanh, cái quá khứ chết không hề được tích lũy. Khi bạn không c̣n tích lũy cái chết th́ đâu c̣n vấn nạn để phải giải quyết, đâu c̣n vấn nạn để đối phó? Trong từng khoảnh khắc bạn trở nên tươi trẻ –và bạn biết rằng sự tươi trẻ này là vĩnh cữu, là vô tận. Ngay cả  lúc mà cái được gọi là cái chết xuất hiện, bạn cũng sẽ không hề chết. Trong khoảnh khắc đó, đời sống đă trở thành quá khứ, thế nên bạn không cần phải bám víu vào nó. Bạn cần phải học một điều ở trong đời sống –không nên bám víu. Bạn không bám víu vào nó th́ vấn nạn sẽ không phát khởi. Nếu bạn bám víu vào đời sống bạn sẽ sợ hăi cái chết. Chính cái sự bám víu vào đời sống tạo ra vấn nạn.

 

Tại sao bạn bám víu vào đời sống? Bạn bám víu vào đời sống bởi v́ bạn không biết sống như thế nào, bạn không hề được ai bảo cho phải sống như thế nào. Bạn thực sự hoàn toàn bị thương tật, bạn đă bị điều kiện hoá đến độ bạn chưa bao giờ được sống. Bạn chưa sống thực sự mà chỉ sống trong nỗi sợ hăi. Bạn chưa bao giờ đi sâu vào bất cứ một chuyện ǵ trọn vẹn. Bạn chưa hề yêu trọn vẹn, bạn chưa hề khóc trọn vẹn, bạn chưa hề cười trọn vẹn -hầu như bạn đă quên mất cái tiếng trọn vẹn. Bạn không c̣n biết cái tiếng trọn vẹn nghĩa là ǵ nữa -bạn hoàn toàn cục bộ. Ngay cả khi yêu, bạn cũng không hề yêu cho đến tận cùng, bạn không để cho nó xảy đến. Bạn luôn cưỡng chống lại.

Trước tiên bạn tiếp tục đi tích lũy cái quá khứ chết -tức là tích lũy cái chết chung quanh bạn. Cái quá khứ đóng băng đó ngày càng trở nên nặng nề v́ nó tăng trưởng mỗi ngày, và bởi v́ đời sống của bạn quá đổi mỏng manh, tinh tế, bạn chất cái quá khứ chết này lên trên, đời sống của bạn sẽ bị nghiền nát thôi. Chính cái quá khứ chết này không bao giờ để yên cho bạn có thể sống một giây phút nào trọn vẹn, nó luôn luôn kéo lùi bạn trở lại. Bạn muốn tiến về phía trước, nhưng nó lại kéo ngược bạn trở lui. Ngay cả khi bạn bưóc đi, bạn cũng không hề đi một cách trọn vẹn. Có nghĩa là không có một cái ǵ hoàn tất cả, bạn không hề hoàn tất bất cứ điều ǵ cả. Bạn không hề yêu, bạn không hề cười. Vâng, bạn có thể đă cười bao nhiêu lần trong đời nhưng những nụ cười đó không bao giờ trọn vẹn, nó chỉ là một nụ cuời dở dang, một mảnh vụn.

Bạn vẫn chưa khám phá ra đời sống là ǵ –chưa hát khúc nhạc đời, chưa nhảy khúc luân vũ của sự sống. Thế nhưng khi bạn sống trọn vẹn trong từng phút giây, bạn sẽ không c̣n sợ hăi cái chết, tuyệt đối không có ǵ để phải sợ hăi. Bạn đă sống cuộc đời của bạn, thưởng thức những ân sủng mật ngọt của nó, với vô vàn biết ơn. Cái chết lúc đó sẽ xuất hiện như một sự nghỉ ngơi dài, không là ǵ khác. Cái chết sẽ không có khả năng tước đoạt được của bạn bất cứ cái ǵ bởi v́ bất cứ cái ǵ có thể bị tước đoạt, bạn đă quẳng nó đi từ lâu rồi, trước khi cái chết đến với bạn. Bạn đă không hề tích lũy nó, thế nên cái chết sẽ không hủy diệt được bất cứ cái ǵ v́ bạn đă biết sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc. Và khi cái chết đến, bạn cũng sẽ biết chết một cách trọn vẹn.

 

 

Khi Socrates (3) đang hấp hối sau khi bị kết án phải uống thuốc độc, những môn đệ của ông không ngừng than khóc. Ông mở mắt ra và bảo họ, “Qúy vị đang làm ǵ vậy? Tại sao quư vị lại than khóc? Quư vị đang làm ǵ trong cái giây phút tuyệt diệu như thế này? Tại sao qúy vị lại để lỡ mất đi một cơ hội? Hăy dự phần với ta. Cái chết đang xuất hiện. Đừng để lỡ mất cơ hội này. Hăy cố gắng để nh́n thẳng vào cái chết. Đó là điều ta đang làm đây.”

Rồi ông tiếp tục nói với môn đệ, “Bây giờ th́ chân của ta tê rồi. Nhưng điều bí ẩn là –chân ta tê rồi, ta không c̣n cảm giác về nó nữa, nhưng những cảm giác về ta vẫn y nguyên, vẫn không hề giảm sút.” Rồi ông tiếp, “Bây giờ đến lượt đôi tay cũng tê rồi. Chúng đă biến mất. Ta không c̣n cảm giác về chúng nữa.” Ông bảo một môn đệ thử châm vào tay ḿnh. Người ta châm vào tay và ông không thấy có cảm giác ǵ cả. Ông cười và bảo họ, “Thật lạ lùng, thân xác của ta bây giờ coi như đă chết thế nhưng ta vẫn sống như bao giờ. Cảm giác của ta về ư thức vẫn toàn vẹn như bao giờ”.

Rồi ông bắt đầu có cảm giác rằng trái tim của ḿnh ngưng hoạt động nhưng cho đến phút cuối ông vẫn c̣n tiếp tục bảo môn đệ: “Hăy nhớ kỹ. Đây là lời nói cuối cùng của ta. Ta sẽ không thể nói thêm điều ǵ được nữa bởi v́ lưỡi ta đang dần tê cóng.” Và tiếp theo là lời nói cuối cùng: “Ta vẫn sống toàn vẹn như bao giờ; ư thức của ta không mất đi một chút nào cả. Cái thân xác này không thể hủy diệt được ta. Cái thân xác này đang ra đi, ta đang trên bờ tan biến, nhưng cảm giác nội tại, cái ư thức chủ quan vẫn không hề bị đụng tới. Thực ra, nó c̣n sáng tỏ hơn xưa.”

 

Cái chết mang đến cho ta một bối cảnh; nó trở thành một cái bảng đen và đời sống như là một cái ǵ đó được viết bằng phấn trắng lên trên tấm bảng đen này. Khi sống có thể là bạn không cảm nhận đời sống một cách sâu sắc, một cách bén nhạy, một cách tế nhị, nhưng trái lại bạn có thể cảm nhận chúng khi chết. Chẳng khác ǵ nh́n những ngôi sao trong đêm, bầu trời càng tối đen, những ngôi sao càng lấp lánh. Chúng vẫn ở đó suốt ngày, chúng không đi đâu cả, không thể đi đâu được. Chúng đi đâu bây giờ? Chúng vẫn ở đó, nhưng v́ ánh sáng của mặt trời, ta không thể thấy chúng. Ánh sáng của chúng bị xóa nḥa đi trong ánh sáng của mặt trời. Nhưng trong đêm tối, chúng lại xuất hiện -lấp lánh, tuyệt vời. Điều này cũng xảy ra giống y hệt như thế với cái chết. Đời sống trở thành một ngôi sao chiếu sáng lấp lánh.

 

Bạn hỏi tôi:  Ngài đối phó với cái chết như thế nào? Thực sự ra, tôi không hề biết cái chết là ǵ bởi v́ tôi đang chết, trong mỗi khoảnh khắc cái tôi quá khứ đang chết. Tôi không hề sống trong quá khứ. Và bởi v́ tôi không sống trong quá khứ, tôi cũng không hề sống trong tương lai –tương lai luôn luôn chỉ là sự phóng chiếu của quá khứ. Cái quá khứ chết tạo ra một tương lai sai lạc, chỉ có giây phút hiện tại này đây là đúng đắn.

Tôi đang hiện hữu tại đây, trong khoảnh khắc này. Đâu có vấn nạn ǵ về cái chết? Làm sao bạn có thể chết ở trong khoảnh khắc hiện tại? Cái chết luôn luôn là một vấn nạn được phóng chiếu: Một ngày nào đó bạn sẽ chết. Đây chỉ là sự suy luận -một ngày nào đó. Ai đó đă chết, bạn trông thấy họ đang hấp hối và rồi bạn trở nên sợ hăi rằng bạn sẽ chết. Thế nhưng bạn có thực sự trông thấy y chết như thế nào chưa? Bạn mới chỉ thấy những biểu hiện bên ngoài, bạn chưa hề thấy cái ǵ xảy ra ở bên trong.

 

Chưa hề có ai chết. Chết là điều dối trá lớn nhất; nó không hề hiện hữu. Chỉ có đời sống là hiện hữu. Đời sống là vĩnh cửu. Nếu bạn liệng bỏ quá khứ, tương lai cũng tan biến theo. Trong khoảnh khắc của hiện tại, cái chết không hề có mặt, trong hiện tại, chỉ có đời sống.

Hăy nghe câu chuyện thú vị sau đây.

Một lớp học về môn tâm lư của trường đại học nọ đang nghiên cứu về những phản ứng của con người đối với kích thích t́nh dục đặc biệt là mức độ thường xuyên của chuyện  liên hệ gối chăn.

“Có bao nhiêu sinh viên ở đây làm chuyện chăn gối hơn một lần trong tuần?” vị giáo sư hỏi.

Có năm cánh tay đưa lên.

“Bao nhiêu người một lần trong tuần?”

Mười cánh tay đưa lên.

“Bao nhiêu người hai lần trong tháng?” –Tám cánh tay đưa lên.

“Một lần trong tháng?” -Bốn cánh tay đưa lên.

“Có ai chỉ một lần trong năm?”

Một gả nhỏ con ở cuối lớp đưa tay vẩy loạn lên và cười một cách khoái chí.

Vị giáo sư ngạc nhiên: “Nếu một năm chỉ làm chuyện chăn gối một lần, tôi thấy đâu có ǵ để bạn phải vui quá mức như vậy?”

Tràn ngập hân hoan, gă học tṛ nhỏ con trả lời, “Th́ tối nay tôi làm chuyện đó thầy ơi!”

 

Hăy để cho khoảnh khắc này đây là  khoảnh khắc hiện tại. Đừng sống trong quá khứ bởi v́ không ai có thể sống trong quá khứ. Nó đă trôi qua. Cũng đừng xây những lâu đài trong tương lai, nó sẽ không bao giờ hoàn tất. Tuơng lai không hiện hữu. Hăy sống với chính khoảnh khắc hiện tại này.

Có lần Chúa Giê Su nói với môn đệ: “Hăy nh́n những đoá hoa uất kim hương trên cánh đồng kia. Thật là đẹp tuyệt vời. Ngay vua Solomon có đem tất cả gấm vóc quư giá của ông ta trải ra, cũng không đẹp được như thế.” Thế th́ cái bí mật của những đoá hoa uất kim hương trên cánh đồng là ǵ?  Chính là do chúng sống trong khoảnh khắc hiện tại. Ngày hôm nay là ngày hôm nay. Đêm nay là đêm nay và khoảnh khắc này chính là khoảnh khắc này.

Một khi bạn bắt đầu sống với khoảnh khắc hiện tại có nghĩa là bạn giao tiếp với đời sống một cách liên tục và trọn vẹn. Và rồi đời sống sẽ không ngừng tiếp nối làm bạn tươi mát trở lại, trẻ trung trở lại.

 

Vâng, một ngày nào đó thân xác của bạn có thể tan biến đi, nhưng đó không phải là chết -một cách đơn giản, đó là một cái thân xác mệt mỏi bắt đầu được nghỉ ngơi. Vâng, cái tâm thức này cũng sẽ bị mất đi, bởi v́ cái tâm thức này đă được sử dụng quá nhiều. Thế th́ bạn c̣n muốn cái ǵ nữa? Sử dụng cái tâm này vĩnh viễn? Bạn chưa chán ngấy nó sao? Cái tâm này làm việc từ khi bạn chào đời cho đến ngày bạn ra đi -bảy mươi, tám mươi, chín mươi năm. Đây cũng là một cổ máy thôi. Hăy rủ một chút ḷng từ bi cho cổ máy này –ngày qua ngày nó trở nên già cỗi, ngày qua ngày nó không c̣n làm việc hiệu quả, bạn cần một cổ máy mới thôi.

Thân xác này đă trở nên già nua, thân xác này đă trở nên mục rửa, nó cũng chỉ là một cổ máy. Một cổ máy rất tinh vi, phức tạp mà cho đến nay khoa học vẫn chưa sáng chế nổi. Một cổ máy hoàn toàn tự động. Bạn cho rằng máy móc tự động là chuyện mới mẻ? Không đâu bạn ơi, cái thân xác của bạn là một bộ máy tự động từ hàng triệu năm rồi. Khi bạn ăn uống, thực phẩm được tiêu hoá một cách tự động. Bạn không phải làm công việc tiêu hóa. Khi bạn thở vào, máu nhận dưỡng khí và thải ra thán khí một cách tự động -bạn không cần phải làm những công việc này. Hăy nghĩ đến chuyện bạn phải cáng đáng những công chuyện như thế! Chỉ một ngày thôi cũng đủ làm bạn phát điên lên rồi, không cách chi sống nỗi. May mà tất cả đều tự động. Trong suốt bảy chục, tám chục, chín chục năm trời cổ máy tự động này vẫn chạy đều. Vâng, th́ thỉnh thoảng bạn cũng bị ốm đau, thỉnh thoảng bạn cảm thấy không khoẻ, bị chuyện nọ chuyện kia –nhưng nó có thấm vào đâu. Với cái cổ máy phức tạp tinh vi như thế, tất cả những ốm đau so ra chẳng là cái ǵ cả. Chuyện bạn hiện hữu mới là phép lạ. Chuyện bạn sức khoẻ mới là phép lạ.

Nhưng rồi tất cả mọi cổ máy đều cũng phải có lúc già nua mệt mỏi. Ngay cả kim loại cũng thế. Các nhà khoa học bây giờ cho ta biết kim loại cũng bị già nua. Ngay khi tôi đang nói chuyện với bạn, không phải chỉ thân xác của tôi sẽ già đi mệt mỏi mà cái micro tôi đang cầm trên tay cũng sẽ già đi mệt mỏi. Tất cả mọi vật đều sẽ già nua và đều cần an nghỉ.

 

Cái chết là sự nghỉ ngơi, không là ǵ khác. Bạn hoà nhập trở lại với tứ đại. Thân xác này trở về với trái đất để nghỉ ngơi. Nhưng rồi nó sẽ được phục sinh trong một ngàn lẻ một thân xác khác, nó sẽ trở lại. Bạn có thể thấy được điều này ở khắp nơi. Khi mùa xuân về, cây cối đơm bông, nhưng rồi những cánh hoa biến mất trở lại trong ḷng đất. Và rồi những chiếc lá rụng rơi trở thành phân bón. Một lần nữa chúng sẽ lại thể nhập vào ḍng lưu chuyển của một cái cây khác, một lần nữa chúng sẽ trở thành bộ phận của một cái cây khác, một lần nữa chúng sẽ lại sống động dưới ánh sáng mặt trời, sẽ lại vui đùa với làn gió, với trăng sao, chúng sẽ lại cười cợt, sẽ ca lại khúc nhạc đời bất tận và rồi chim chóc sẽ tụ hội trở về, và con người thích thú ngắm nh́n chúng.

 

Điều này lại được tái diễn. Đời sống là một ṿng luân chuyển của hành động và nghỉ ngơi, hành động và nghỉ ngơi. Đời sống không phải chỉ là những ǵ mà bạn gọi là đời sống –cái chết cũng là một phần của đời sống, cái chết không phải là sự kết thúc. Cái chết là một phần của đời sống, thông qua cái chết đời sống hiện hữu, đúng như thế, qua cái chết đời sống được nghỉ ngơi lấy lại toàn bộ năng lượng và sức sống để trở lại. Giống như bạn đi ngủ mỗi đêm. Vâng, ngủ là một cái chết ngắn. Bạn chỉ chết trong ṿng vài giờ và nếu bạn chết đúng mức, mỗi buổi sáng bạn sẽ rất tươi tắn, bạn sẽ trẻ trung trở lại, đôi mắt sẽ linh động, đôi chân như muốn nhảy múa, con người bạn sẽ tràn ngập niềm vui và mật ngọt hương đời. C̣n nếu bạn không thể ngủ ngon, sáng ra bạn sẽ vô cùng mệt mỏi.

 

Thế nên phải học cách sống trọn vẹn và chết trọn vẹn. Khi bạn chết, hăy chết một cách trọn vẹn để khi tái sanh trở lại, những tinh tuư mật ngọt lại tuôn chảy trở lại trong bạn. Nhưng tại sao bạn lại phải bận ḷng về chuyện này? Bận ḷng về một chuyện không đáng –có bao giờ bạn phải mất công suy xét về nó? Có bao giờ bạn nghĩ đến bạn đă ở nơi đâu trước kiếp sống này, trước khi được sinh ra? Bạn đă không hề quan tâm đến mà. Thế th́ tại sao bạn lại lo nghĩ đến cái chết? Bạn đă từng kinh qua cái chết biết bao nhiêu lần rồi và không c̣n quan tâm đến nữa. Bạn có thể là Alexandre Đại Đế, đâu biết được? Có đủ loại khùng điên đang có mặt ở đây. Bạn có thể là Thành Cát Tư Hăn, là Adolf Hitler …bao nhiêu người Đức đang có mặt tại đây. Làm sao biết được?

Biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong thế giới này và bạn không hề bận tâm đến. Ngay cả nếu có người bảo cho bạn biết rằng bạn đă từng là Alexandre Đại Đế, bạn sẽ trả lời là bạn không cần biết. Đâu có ǵ quan trọng? Khi bạn đang là Alexandre Đại Đế, đó mới là chuyện quan trọng -thế mà bây giờ bạn lại suy nghĩ rất nhiều về cái chết.

Bạn sẽ chết và bạn sẽ không chết. Đây là một sự kết hợp. Cái thân xác này trở nên già cỗi, cái tâm này trở nên già cỗi, cái ngă này trở nên già cỗi… thế là cái thực tánh ở trong bạn, vị chủ nhân thực sự của ngôi nhà, cái tâm thức, làm một bước nhảy, đi t́m kiếm một thân xác mới, một cái bào thai khác, để được tiếp tục.

 

Rồi sẽ có một khoảnh khắc nào đó bạn cảm thấy chán ngán cái ṿng lẩn quẩn của đời sống. Cái ṿng đầu tiên, cái ṿng kế tiếp, cái ṿng khác, những ṿng quay tiếp nối những ṿng quay. Có một khoảnh khắc trong đời bạn bỗng nhiên tỉnh thức trước những ǵ đang xảy ra. Bạn cảm thấy chán ngán, không phải chỉ cho một kiếp sống mà cho cái ṿng quay lẩn quẩn như thế, cái ṿng quay bất tận hết đến rồi đi –cái mà Ấn Độ giáo gọi là awagaman, đến và đi.

Cái ngày mà bạn trở nên chán ngán cái cơi đi, về trong hiện tại này, bạn trở nên tín ngưỡng. Một nhân tố mới đă đi vào tâm thức bạn, một tia sáng mới. Thế là bạn bắt đầu suy nghĩ về niết bàn. Một cái chết thông thường là sự loại bỏ một kiếp sống để bạn tiếp tục sống trở lại; niết bàn là sự loại bỏ tất cả các kiếp sống để bạn không c̣n sống như một cá thể, bạn bắt đầu sống như là vũ trụ, như là Thượng Đế. Sẽ không c̣n nhu cầu phải trở lại xác thân, với tâm và cái ngă.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ ba:

 

Một triết gia nói rằng: “Kiến thức là một đức hạnh cho nữa phần đời thứ hai nhưng là những ǵ chán ngấy cho nữa phần đời thứ nhất.” Cái quy luật này có nên chỉ dành cho những người trên bốn mươi?

 

Kiến thức luôn luôn là một điều chán ngấy. Không phải nó chỉ chán ngấy lúc bạn c̣n trẻ mà nó luôn luôn chán ngấy, kiến thức chỉ là rác rưởi phế thải. Kiến thức không phải là một cái ǵ có thực. Nói về nó như vậy là đúng rồi. Đương nhiên là nó phải chán ngấy thôi. Kiến thức không hề là một cái ǵ có thực. Nó giống như một người đang đói và bạn đến nói với họ về thực đơn, về thực phẩm, chuyện trên trời dưới đất -họ sẽ không hết đói.

Con người cần hiểu biết không cần kiến thức; con người cần thông cảm chứ không phải kiến thức; con người cần trí tuệ chứ không phải kiến thức. Kiến thức là những ǵ chán ngấy. Bất kể bạn ở tuổi tác nào.

 

Vấn đề thứ hai: Tôn giáo không liên hệ ǵ đến tuổi tác. Nó có thể đến với bạn lúc bạn c̣n trẻ hoặc có thể không, do một ngàn lẻ một lư do khác nhau. Thỉnh thoảng một người có thể rất tỉnh thức ngay lúc c̣n trẻ tuổi và nhận thức được sự hư vọng của thế giới này trong khi có những người già vẫn không bao giờ thấy được sự thật. Con người không ai giống ai. Họ rất là khác biệt. Thế nên không hề có một quy luật nào đưa ra một kết luận nhanh chóng và cố định cả.

Tuy nhiên, một cách tổng quát ta có thể nói rằng con người bắt đầu có xu hướng tín ngưỡng kể từ lứa tuổi bốn mươi hai. Bạn cũng không nên xem đây là một quy luật cố định. Một hiện thể ở tŕnh độ cao càng ít bị chi phối bởi những quy luật cố định, trong khi một hiện thể ở tŕnh độ thấp sẽ bị chi phối nhiều hơn. Thí dụ, bạn nói rằng nước sôi ở một trăm độ. Đây là một quy luật cố định. Cho dù ở Tây Tạng, Ấn Độ hay Ba Tư th́ nước cũng bốc hơi ở một trăm độ -bởi v́ nước chưa phải là một cá thể có ư thức, nó chưa có tự do.

Cây cối có chút đỉnh tự do hơn thế nên chúng khó đoán biết hơn. Súc vật c̣n tự do hơn cây cỏ, chúng lại càng khó tiên đoán hơn. Con người là sinh vật có nhiều tự do hơn cả trong thế giới hiện hữu này nên rất khó đoán trước những ǵ xảy ra. Tuy nhiên một điều có tính cách phổ quát là, ở vào lứa tuổi bốn mươi hai, con người bắt đầu suy tư về về tôn giáo. Có một khuynh hướng tự nhiên như thế.

Theo du già và mật tông, đời sống con người có thể được phân chia thành từng khoảng bảy năm. Một đứa trẻ bắt đầu có những đổi thay đầu tiên khi lên bảy. Đây là giai đoạn ấu thơ chấm dứt. Một thay đổi lớn. Khi nó lên mười bốn tuổi, t́nh dục bắt đầu đi vào đời sống. Lại một đổi thay lớn lao khác. Bây giờ nó bắt đầu trổ mả, bắt đầu có những ước vọng khác biệt. Ở lứa tuổi hai mươi mốt, cuộc sống mở ra với những khao khát, ước mơ. Y bắt đầu thích chính trị, nổi loạn, chống đối, đấu tranh -sẵn sàng đánh nhau với bất cứ ai. Y trở nên một nhà cách mạng. Ở tuổi hai mươi tám y đi vào ổn định, thích tiện nghi, có trương mục ở ngân hàng, lương cao, nhà rộng, vợ đẹp, con khôn, rồi TV, xe hơi -đại khái như vậy. Y bắt đầu bị vây bủa.

Thế nên những người “híp-py” rất đúng khi nói rằng đừng nên tin vào những người trên ba mươi tuổi, bởi v́ sau ba mươi mọi người đều trở nên bảo thủ. Đó là một khuynh hướng tự nhiên. Sau tuổi hai mươi tám gả thanh niên trở thành chủ hộ. Thế nên bạn không thấy một anh “híp-py” già nào cả. Ở cái tuổi này họ tan biến vào cái thế giới chung chung mà trước đây họ đă từng nổi loạn chống đối. Ở lứa tuổi hai mươi tám con người đi vào nề nếp, quy tắc, thích nghi với cuộc sống. Những nhiệt t́nh cách mạng đă nguội lạnh. Họ trở nên an phận, như con chim xây tổ ấm trên cành cây, họ bắt đầu nghĩ đến hôn nhân, con cái. Và cũng là điều rất tự nhiên, khi có gia đ́nh và con cái, bạn không bao giờ c̣n là một nhà cách mạng được nữa.

Đến lớp tuổi ba mươi lăm, con người hầu như đă lập thành –cái lứa tuổi được gọi là tam thập nhi lập. Nếu y thành công trong đời, sự thành công được thiết định; nếu y thất bại, sự thất bại mang dấu ấn rơ nét. Bây giờ y biết rằng không c̣n có thể làm ǵ khác hơn được. Cái ǵ phải xảy ra đă xảy ra. Y trở nên tin vào số mệnh, bắt đầu tin vào những ǵ đă được an bài; y cho rằng bây giờ không c̣n có thể căi đổi ǵ được nữa, những ǵ trong ḍng chỉ tay định mệnh của y nay đă hiện bày. Y không c̣n nghị lực để chiến đấu nữa. Y buông thả.

Đến lớp tuổi bốn mươi hai y bắt đầu trở nên phần nào thao thức… Y nh́n lại đời ḿnh, ta đang làm cái ǵ đây? Ta đang chạy đuổi theo tiền tài, quyền lực, danh vọng? Và cái chết đang đi đến. Cái chết gỏ vào cánh cửa đời lần đầu tiên khi ta bước vào lứa tuổi bốn mươi hai –đó là lứa tuổi mà bạn bắt đầu bị nhồi máu cơ tim, cao áp huyết, ung thư, đại loại như thế. Đây là tiếng gỏ đầu tiên. Hăy lưu ư đến cái tuổi bốn mươi hai, một cái tuổi nguy hiểm nhất.

Thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy một thoáng dao động, một thoáng run rẩy ở bên trong, bạn không c̣n vững chăi như một thuở nào. Bạn mất tự tin. Bạn đă từng sống, từng biết đến tiền bạc, vợ con, từng nếm qua hương vị t́nh dục lẫn t́nh yêu, đă chứng kiến bao nhiêu chuyện đời, đă du lịch ṿng quanh thế giới -nhưng không có ǵ làm bạn cảm thấy thỏa măn cả, giống như bạn bị mất mát một cái ǵ đó. Đây chính là khoảnh khắc mà tín ngưỡng tôn giáo đi vào đời bạn. Hăy nhớ cho, cái chết và tôn giáo đến cùng với nhau. Tiếng gỏ của cái chết đồng thời cũng là tiếng gỏ của tôn giáo.

 

Bây giờ th́ tất cả đều tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn là người chống đối tôn giáo mạnh mẽ bạn sẽ bỏ lỡ mất cơ hội để trở thành một hành giả (sannyasin) khi thần chết gỏ cửa. Nếu bạn là người chống đối tôn giáo mạnh mẽ, với một thái độ cứng ngắc đầy thiên kiến, sẽ không có ǵ c̣n lại cho bạn ngoài bệnh đau tim, cao áp huyết, lao phổi, ung thư. Chắc chắn là bạn không thể có Thượng Đế. Cái đó hoàn toàn tùy thuộc ở bạn.

 Nếu bạn là con người cởi mở, thoáng, không mang sẵn một định kiến nào, đây là khoảnh khắc để bạn bắt đầu t́m đến Thượng Đế. Khi thấp thoáng bóng dáng của cái chết, bạn bắt đầu t́m kiếm một cái ǵ vĩnh cữu. Thần chết đang trên đường đến viếng thăm và bạn không c̣n thời gian nữa. Đây là lúc mà bạn phải quán chiếu đời sống ḿnh, phải thanh thỏa với nó. Cái đời sống mà bây giờ bỗng dưng bạn cảm thấy trở nên nhạt nhẽo, vô nghĩa.

 

Điều này xảy đến trong những giai đoạn khác nhau của đời người. Có khi ở tuổi ba mươi lăm, có khi ở tuổi năm mươi, nhưng tôi lấy trung b́nh là tuổi bốn mươi hai. Nhưng cái đó cũng c̣n tùy, nếu bạn rất thông minh, điều này có thể xảy ra sớm hơn, nếu bạn quá ngu đần th́ có thể đến tuổi bốn mươi hai cũng chẳng thấy ǵ cả. Đây là vấn đề thông minh. Những kẻ đần độn th́ cho đến cuối đời cũng vẫn là vô tín ngưỡng.

Những người thông minh bắt đầu hướng về tôn giáo rất sớm. Vâng, đây là vấn đề thông minh, không phải là vấn đề tuổi tác. Tuy nhiên tuổi tác cũng đóng một vai tṛ trong đó bởi v́ đă bắt đầu có sự thay đổi về kích thích tố trong cơ thể con người. Đến cái tuổi bốn mươi hai, t́nh dục không c̣n là một ám ảnh lớn. Bạn đă hoàn tất với nó.

Vâng, bạn đă hoàn tất với nó, trừ phi bạn là một vị thánh hay nghĩ rằng ḿnh là một loại người vĩ đại, cao thượng nào đó –cái này mới phiền. Bởi v́ rồi th́ bạn sẽ vẫn tiếp tục bị t́nh dục ám ảnh cho đến cuối đời. Nếu bạn có một đời sống t́nh dục thoải mái, t́nh dục sẽ sớm biến thành vô nghĩa. Nếu bạn càng có nhiều kinh nghiệm về t́nh dục, nó sẽ càng nhanh chóng mất hết ư nghĩa. Nó trở thành b́nh thường nhạt nhẽo. Hăy nhớ điều này: Bạn nên tránh xa những nhân vật cao thượng, vĩ đại, những nhà tu khổ hạnh, bởi v́ họ không bao giờ cho phép bạn đụng đến dục t́nh.

Điều này có thể bạn cho là lạ lùng, nhưng hăy nghe tôi nói. Những người như các bạn đây chính là những người đang giữ cho t́nh dục c̣n hiện hữu trên trái đất này. Nếu những người như tôi tuân thủ theo lời dạy của họ, t́nh dục sẽ biến mất trên trái đất. Nó sẽ c̣n lại cái ǵ? -một thực thể sinh vật, không c̣n những lăng mạn t́nh yêu, không c̣n những điều vô nghĩa được bạn lập đi lập lại trong đời sống hàng ngày. Cái vô nghĩa đó vượt ra ngoài sự ức chế. Nếu t́nh dục bị ức chế th́ rồi cho đến tuổi bốn mươi hai bạn vẫn không cảm thấy được sự vô nghĩa của nó. Mà trong thực tế, bạn càng ức chế nó chừng nào, bạn càng bị nó tấn công chừng nấy; nó sẽ trở lại t́m bạn để phục thù không ngưng nghỉ. Nó sẽ ám ảnh bạn trong giấc mơ, nó sẽ ám ảnh trong trí tưởng bạn.

 

Đó là lư do tại sao luôn luôn có một câu chuyện rất giống nhau trong các bộ kinh cổ: một vị giác ngộ đang ngồi dưới gốc cây và rồi những nàng apsaras đến từ thiên giới -những người đẹp da vàng óng ả xinh xắn tuyệt vời- trần truồng nhảy múa bao quanh. Tại sao như vậy? Thật là tội nghiệp cho lăo ta. Y có làm điều ǵ sai quấy đâu. Y chỉ ngồi dưới gốc cây đọc kinh,  lần tràng hạt thôi mà, y đă từ bỏ thế gian này -tại sao thiên giới lại chiếu cố đến y như vậy? Tại sao lại quấy phá y?

Thế nhưng điều này đă xảy ra trong mọi thời đại. Với Ấn Độ giáo, với Cơ Đốc giáo, với đạo Jains, với Phật giáo –có vẻ như đây là một hiện tượng khá phổ quát. Nhưng tại sao nó xảy ra? Người ta tiếp tục giải thích rằng đó là Ma vương t́m cách đến lung lạc họ. Không có ai lung lạc họ cả, đấy chính là t́nh dục bị dồn nén quay trở lại phục thù. Khi bạn ức chế t́nh dục, nó sẽ làm cho bạn phát khùng lên. Những vị được gọi là giác ngộ đang ngồi dưới những gốc cây trong các hang động của họ tại Hy Mă Lạp Sơn thật ra đang bị nhiễu loạn thần kinh. Họ cần đuợc tâm lư trị liệu. Họ không cần cái ǵ khác, họ chỉ cần một nhà tâm lư trị liệu giỏi. Có thể họ cần một chút Freud, một chút Jung, một chút Adler. Họ cần đi sâu vào giấc mơ của ḿnh, t́m cách phân tích chúng.

Nếu bạn không ức chế t́nh dục, t́nh dục sẽ tự mất dần ư nghĩa với thời gian. Cũng giống như nó bắt đầu trở nên vô cùng ư nghĩa trong lứa tuổi mười bốn, nó sẽ mất dần đi ư nghĩa trong lứa tuổi bốn mươi hai.

 

 

Hăy ghi nhớ hai điều: Khi cái chết đến gỏ cửa, khi cái chết bắt đầu đến viếng bạn, t́nh dục sẽ xách nón ra đi. Chúng có mối liên hệ cùng nhau. T́nh dục là sinh sản. Cái chết và t́nh dục v́ thế là hai kẻ thù, chúng không thể nào sống chung cùng một mái nhà. Tuy nhiên có một điều rất cần thiết phải được hiểu –t́nh dục chỉ ra đi khi nào bạn sống trọn vẹn với nó, hiểu biết nó, thực chứng nó, không ức chế nó dưới bất cứ h́nh thức nào, sống trọn vẹn có ư nghĩa. Và như thế nó sẽ chết đi một cách tự nhiên. C̣n nếu bạn ức chế nó, nó sẽ tiếp tục bám víu lấy bạn. Bất cứ khát vọng nào chưa thành tựu vẫn tiếp tục bám víu, bất cứ việc ǵ chưa hoàn tất vẫn luôn quanh quẩn chung quanh không rời bỏ bạn.

 

Đến tuổi bốn mươi chín lại một đổi thay lớn xảy ra. Con người không phải chỉ chú tâm đến một cái ǵ đó cao cả hơn t́nh dục, y bắt đầu dính líu, tham dự vào. Ở tuổi bốn mươi chín, y bắt đầu suy tư, nghiền ngẫm, quán chiếu; và trở nên gắn bó hơn. Y có thể trở thành một hành giả sannyasin, một tỳ kheo, một tu sĩ, hoặc ngay cả nếu y không chọn lựa một h́nh thái biểu lộ bên ngoài, cái thế giới nội tâm của y đă bắt đầu thay đổi. Y sẽ trở thành một thiền giả, hay bắt đầu việc cầu nguyện tu tập. Đây sẽ là một tham dự tích cực, không c̣n là chuyện cảm nhận nữa, mà là dâng hiến trọn vẹn cuộc đời ḿnh cho niềm tin tôn giáo. Sự dâng hiến phát khởi ở lớp tuổi bốn mươi chín, sự tham dự gắn bó phát khởi ở lớp tuổi bốn mươi chín.

Và nếu như mọi chuyện tiến triển một cách đúng đắn, nếu như bạn không bị lung lạc bởi đám người đần độn bao quanh, vào cái tuổi năm mươi sáu, nỗ lực thiền định của bạn bắt đầu nở hoa -sự chứng ngộ đầu tiên, sự tiếp xúc đầu tiên với Thượng Đế sẽ xảy ra.

Và nếu mọi chuyện cũng diễn tiến một cách đúng đắn, vào tuổi sáu mươi ba bạn sẽ nhập được đại định tam muội, bạn có thể trở thành giác ngộ. Rồi trong ṿng bảy năm tiếp theo -nếu như bạn sống đến tuổi bảy mươi- cuộc sống của bạn sẽ trở nên thánh hóa, đem niềm vui thiêng liêng tinh thần đến cho mọi người. Bạn có thể trở thành một bậc Thầy.

Đây là tiến tŕnh đúng đắn. Cho đến tuổi bốn mươi hai mọi việc có vẽ như “okay”, bởi v́ tới tuổi này mọi việc vẫn c̣n trong ṿng thế tục. Nhưng khi qua khỏi tuổi bốn mươi hai, đă có một cái ǵ đó trục trặc, bởi v́ khi vượt qua tuổi bốn mươi hai bạn đă bắt đầu những bước đi vượt ra ngoài thế tục. Thế nên tất cả những ǵ mà bạn đă liên hệ, tham dự, đầu tư vào đến cái tuổi bốn mươi hai bỗng trở thành một cái chướng ngại.

Cụ thể như, bạn đă yêu một người đàn bà, lập gia đ́nh với họ, bây giờ bỗng dưng bạn bắt đầu trở thành một thiền giả. Người đàn bà dĩ nhiên sẽ chống lại chuyện này v́ họ lo sợ -điều này cũng đúng thôi. Người đàn bà lo sợ rằng nếu bạn tu thiền bạn sẽ không c̣n quan tâm đến họ nữa. Cũng đúng thôi. Bây giờ họ sẽ t́m cách quấy rầy bạn, chống lại bạn, không để cho bạn trở thành một hành giả (sannyasin). Bà ta sẻ bảo: “Không, không được đâu. Hăy nghĩ đến mẹ con tôi. Việc ǵ đă xảy đến cho ông? Bộ ông khùng rồi hả? Thế tại sao ông lại lấy tôi? Rồi sinh con đẻ cái ra rồi bây giờ ông trở thành một hành giả?”

Đấy là lư do mà tôi nói rằng bạn không cần phải ĺa bỏ gia đ́nh vợ con để trở thành một hành giả (sannyasin), bởi v́ hành tŕnh tầm đạo là một hành tŕnh nội tâm.

Bà vợ sẽ tạo ra mọi chuyện rắc rối và ông chồng cũng thế v́ một sự yêu thích mới đă xảy ra cho đời bạn mà trước đó chưa hề có. Niềm yêu thích mới này, rất tự nhiên, sẽ thay đổi hoàn toàn con người bạn; bạn sẽ không c̣n là con người cũ nữa. Nếu vợ bạn đến với tôi và trở nên thích thú trong việc học đạo, bạn sẽ rất là bực ḿnh; nếu bạn đến với tôi, vợ bạn cũng sẽ bực ḿnh như thế, bởi v́ một niềm yêu thích mới đă phát khởi. Làm sao ai mà biết được chuyện này sẽ dẫn bạn tới đâu? Lo lắng, ghen tức, bảo vệ, chống đối… bản ngă của bạn bị thương tổn. Bạn đă từng hái ra tiền, bạn đă tạo dựng ra cả một vương quốc, một đế quốc -bỗng dưng bây giờ ở lứa tuổi bốn mươi hai bạn lại bỏ tất cả đi tu thiền. Thế là cả cái đế quốc của bạn sẽ nổi lên chống lại bạn thôi. Ai chịu đựng nỗi một sự đổi thay quá đột ngột như thế.

Thế nhưng tất cả những đổi thay đều đột ngột. Trước tuổi bốn mươi hai những thay đổi đều ở trong phạm vi trần tục nên không hề là vấn nạn. Qua tuổi bốn mươi hai, những đổi thay vượt cao hơn trần tục, bắt đầu hướng đến Thượng Đế, gần hơn với Thượng Đế. Bạn đang trên đường trở lại nhà. Một cuộc hồi hương. Thế giới trần tục này đă kết thúc.

 

Bạn hỏi: Một triết gia nói rằng: “Kiến thức là một đức hạnh cho nữa phần đời thứ hai nhưng là những ǵ chán ngấy cho nữa phần đời thứ nhất.” Kiến thức luôn luôn là những ǵ chán ngấy, trí tuệ th́ không, trí tuệ là đức hạnh. Và trí tuệ là đức hạnh suốt cả đời bạn, không bao giờ chán ngấy. Tôi chưa hề thấy một người nào chán ngấy trí tuệ.

Nếu bạn được dịp gần gũi với một người trí, bạn không bao giờ chán. Quả t́nh bạn sẽ ngạc nhiên xiết bao khi thấy chẳng chán ngấy chút nào. Một người trí luôn luôn tươi tắn và họ truyền cái tươi tắn đó đến bạn. Y rất trẻ trung – y có thể đă già nhưng tâm hồn rất trẻ. Y tiếp tục mở ra những con đường mới nở hoa. Y không hề mang theo những bụi bặm của quá khứ, luôn luôn là suối nguồn tươi mát, như một tấm gương trong. Bạn có thể luôn luôn nh́n vào y để thấy khuôn mặt ḿnh lớn khôn; bạn có thể luôn luôn t́m đến y như một chất liệu nuôi dưỡng. Trí tuệ không bao giờ làm cho người ta chán, trí tuệ là chất liệu nuôi dưỡng.

Thế nhưng kiến thức rất là buồn tẻ. Nó tạo ra sự chán ngấy ngay lập tức -bởi v́ nó sai lầm, đần độn, vay mượn, nó là xác chết.

Bạn có trông thấy một đứa nhỏ đang đùa giỡn chung quanh bạn chưa? Chắc chắn là bạn sẽ không cảm thấy bưồn tẻ v́ nó. Nó vui đùa, sống động -nhảy nhót, ca hát, chạy giỡn khắp nơi- làm bạn cũng cảm thấy trẻ trung lây với nó. Thế c̣n bạn ngồi cạnh một ông già? Có thể ông ta chỉ ngồi yên đó, không làm ǵ cả hoặc đọc một tờ báo chẳng hạn, nhưng bạn vẫn cảm thấy tẻ nhạt làm sao. Có thể ông ta không nói ra một lời nào, nhưng sự hiện diện đó cũng đủ là nặng nề rồi.

 

Kiến thức là nặng nề; trí tuệ luôn nhẹ nhàng.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ tư:

 

Tất cả những điều mà ngài nói sáng nay đều có cả ở trong Phúc Âm. Thế sao ngài lại từ khước Chúa Giê Su và Phúc Âm trước mặt chúng tôi, thay v́ nói rằng nó rất là toàn vẹn, nhưng những thông điệp của nó đă bị con người giết chết? Và như vậy, những ai là người Cơ Đốc nên quay t́m trở về với nguồn cội của ḿnh, tức Phúc Âm, hoặc nếu ai không phải là Cơ Đốc, hăy cố gắng đi những bước đầu tiên bằng lối tiếp cận của ngài?

 

Một người Cơ Đốc đến với chúng ta!

Nếu bạn hiểu Phúc Âm th́ có lẽ câu hỏi đă không được đặt ra -bởi v́ bất cứ những ǵ tôi nói đều chứa đựng sẵn trong Phúc Âm, kể cả chối bỏ Phúc Âm. Tất cả những kinh điển thật sự đều chối bỏ các kinh điển. Tất cả những cuốn sách sống đều chống đối lại những cuốn sách chết.

Nếu bạn hiểu Phúc Âm câu hỏi này sẽ không được đặt ra. Bạn không hiểu Phúc Âm của bạn và bạn không thể nào hiểu được nó -bởi v́ cách thức duy nhất để hiểu Phúc Âm là hướng vào nội tâm. Phúc Âm không thể được hiểu một cách trực tiếp; bạn không thể nào cầm lấy Bible đọc và hiểu được nó –điều đó may ra chỉ giúp bạn được một ít kiến thức nhưng không phải là tuệ giác. Cái kiến thức đó là những ǵ mà bạn thu thập và đó là lư do tại sao bạn trở thành phiền hà với nó. Tất cả những điều ǵ mà tôi đă nói, ngay cả nếu thỉnh thoảng tôi nói những điều chống lại Christ, ngài đều chấp nhận chuyện đó. Không tin bạn có thể đi thẳng đến Christ để hỏi ngài.

Làm sao mà tôi có thể chối bỏ được Christ? Làm sao ngài lại có thể chối bỏ tôi? Không hề có chuyện như thế. Đấy là câu hỏi của một tâm thức khác biệt. Christ không có liên hệ ǵ đến Cơ Đốc –cũng như Đức Phật không có liên hệ ǵ với Phật giáo, Krishna không có liên hệ ǵ với Ấn Độ giáo. Những vị này sống trong một tâm thức hoàn toàn khác biệt và nếu bạn muốn hiểu họ, những lời họ nói ra chẳng giúp ích ǵ cho bạn cả. Bạn sẽ phải đi vào thế giới của tâm thức, lúc đó may ra bạn mới hiểu được.

 

Bạn nghĩ rằng chúng ta nên t́m về cội nguồn, Phúc Âm. Phúc Âm không hề là cội nguồn; cội nguồn là ngay chính ở trong bạn. Nếu bạn t́m về cội nguồn ở ngay chính trong bạn, bạn sẽ hiểu được Phúc Âm, không có một con đường nào khác, không có chuyện ngược lại. Không hề có chuyện bạn hiểu được Phúc Âm và từ đó bạn đi trở vào ḷng ḿnh, không bao giờ. Chỉ có một con đường duy nhất là phải đi vào chỗ thẳm sâu nhất của tâm thức bạn.

Chúa Giê Su đă nói với chúng ta những ǵ? Ngài phán, “Nước Trời đang ở trong bạn.” Ngài không nói là nó đang ở trong Phúc Âm. Ngài phán, “Hăy nh́n vào bên trong, Thượng Đế đang ở cùng với ngươi.” Ngài không nói là, “Hăy nh́n lên trên thiên đàng,” mà hăy nhớ kỹ là ngài nói “Hăy nh́n vào bên trong.”

Hoàn toàn giống với những ǵ Thiền đă nói. Chúa Giê Su là một vị Thiền Sư. Khi vị Thiền sư nói rằng hăy đem đốt hết các kinh điển, đừng lấy đó làm điều bị xúc phạm, v́ đó là lối nói của Thiền. Đây là một trong những cách nói chứa đựng nội dung sâu sắc nhất –«Hăy đốt hết các kinh điển.» Tại sao ? Để cho chiếc cầu nối liền với ngoại giới bị chặt găy và bạn sẽ không c̣n ǵ ở bên ngoài để t́m kiếm, bám víu. Thế là bạn phải hướng nội. Và cái ngày mà bạn đạt đến tận cùng tâm thức của bạn -bản lai diện mục-, bạn sẽ thấy Chúa Giê Su nói đúng như thế nào. Lúc đó bạn trở thành Phúc Âm.

 

Bạn hỏi : Tất cả những ǵ ngài nói trong buổi sáng hôm nay đều có sẵn cả ở trong Phúc Âm. Vâng, ngay cả điều này cũng vậy -sự chối bỏ cũng được bao gồm trong Phúc Âm. Sự hoàn toàn chối bỏ Phúc Âm cũng có sẵn ở trong đó. Tất cả nội dung Chúa Giê Su giảng dạy đều nói rằng Thượng Đế là một thực chứng. Chúa Giê Su không phải là nhà thần học, Ngài là một huyền nhiệm. Tuy nhiên một điều thường xảy ra là, khi tất cả những nhà huyền nhiệm vĩ đại vắng bóng rồi, các nhà thần học lại nhảy bổ vào vẽ rắn thêm chân.

Tôi có nghe câu chuyện về nhà danh họa Michelangelo (4). Trong một thánh đường ông vừa hoàn thành xong một bức họa về Chúa Giê Su. Khi Giáo Hoàng và một số Giám Mục đến tham quan, họ bắt đầu chỉ trích về bức họa, t́m kiếm những sai lầm trong đó. Michelangelo lặng yên đứng nghe và cuối cùng Đức Giáo Hoàng phán: «Tốt. Mọi chuyện đều rất tốt, chỉ có một điều là họa sĩ đă vẽ mặt Chúa quá đỏ. » Michelangelo vội trả lời: “Thưa Ngài, không phải là tôi đă vẽ mặt Chúa quá đỏ đâu. Chúa đỏ mặt v́ ngài hổ thẹn bởi qúy vị. Ngài hổ thẹn khi thấy những lời dạy của Ngài đă  rơi vào tay của qúy vị.»

Đó là điều thường xảy ra. Đó là điều cũng sẽ xảy ra đối với tôi. Hăy cẩn thận.

 

Tại sao Ngài lại bác bỏ Giê Su và Phúc Âm trước mặt chúng tôi... ? Tôi bác bỏ Phúc Âm, tôi bác bỏ Cơ Đốc, và thỉnh thoảng bác bỏ cả Chúa Giê Su -để tôi có thể mang qúy vị đến với Giê Su. Đến với Giê Su ta phải kinh qua sự chối bỏ hoàn toàn, nếu không bạn cũng lại chỉ tiếp tục bám víu vào một cái ǵ đó. Không c̣n ǵ nên để lại ở ngoài bạn –kinh điển, nhà thờ, hội thánh. Mọi thứ cần phải được hủy diệt để có thể mang con người bạn trở lại với chính ḿnh –đó là phương pháp của Thiền.

Nhưng mà tôi thông cảm chuyện này. Khi bạn đang sống trong một loại định kiến nào đó, nếu bạn là người Ấn Độ giáo, Hồi Giáo hay Cơ Đốc, rất khó khăn để loại trừ nó. Đó không phải là y phục để lúc nào bạn cũng có thể thay đổi một cách dễ dàng, nó giống như da thịt của bạn. Đấy là điều rất mực khó khăn, rất mực đau đớn. Nhưng không đau đớn, không thể trưởng thành được.

Đọc kinh điển bạn trở thành một loại đồ cũ bởi v́ Thượng Đế của bạn cũng chỉ là một thứ đồ cũ.

 

Một bà bốn mươi chưa chồng được một cậu em ở ngoại quốc gởi biếu một cặp vẹt nuôi trong một chiếc lồng đôi. Bà ta rất ṭ ṃ muốn biết trong hai con, con nào là trống, con nào là mái, v́ nó giống hệt như nhau. Bà tham khảo ư kiến một nhà thú y sĩ.

«Hăy xem kỹ chúng,» Nhà thú y trả lời, «Trong hai con, con nào nằm trên con kia là con trống.»

«Tôi quan sát chúng kỹ lắm, nhưng không hề thấy chúng làm ǵ cả.» Bà ta trả lời.

«Th́ hăy đợi đến lúc gần sáng, rón rén ḅ đến gần và nh́n lén chúng th́ biết ngay mà, biết con nào là trống rồi bà nên làm dấu cho khỏi nhầm. »

Bà ta làm đúng theo lời chỉ dẫn và bắt quả tang cặp chim đang làm công việc truyền giống. Cảm thấy kinh hoàng, bà ta tóm cổ con trống và quấn quanh cổ nó một cái giải màu trắng.

Sáng Chủ nhật hôm sau vị Cha sở đến nhà thăm dùng trà. Khi ông cỡi chiếc áo khoác bên ngoài, con vẹt trống tưởng là gặp người đồng hội đồng thuyền, la lên : « Hêlo. Thế là Cha bị bắt quả tang đang làm chuyện ấy với phụ nữ rồi, phải không?» (5)

 

 

Tất cả những kiến thức vay mượn đều giống như thế.

Đừng mang theo bạn một Thượng Đế cũ mèm. Thượng Đế sẽ không bao giờ hạnh phúc với bạn. Đừng trở nên một bản sao của tờ giấy ‘các-bon’. Thượng Đế yêu những ǵ nguyên thủy bởi v́ Thượng Đế là một nguyên thủy vô cùng. Thượng Đế không hề muốn có một Giê Su thứ hai, bởi v́ nếu không ngài đă sáng tạo ra một người khác. Thượng Đế không hề muốn có nhiều hơn một vị Phật v́ nếu không ngài đă làm điều này. Ngài chỉ sáng tạo ra một vị Phật một lần duy nhất, không bao giờ lặp lại.

Thế nên nếu bạn muốn đến với Thượng Đế, hăy là ḿnh trước tiên. Không nên là một người Cơ Đốc, người Ấn Độ giáo, người Hồi giáo. Nên là chính ḿnh, một hiện thể chân thực, trong cái hiện thể mà bạn sẽ biết Chúa Giê Su là cái ǵ, Đức Phật là cái ǵ, Thượng Đế là cái ǵ.

 

 

 

 

Câu hỏi cuối cùng :

 

Càng ngày tôi càng cảm thấy chán ngán t́nh dục, điều này làm cho tôi băn khoăn. Có vẻ như tôi không c̣n tha thiết ǵ nữa, ngay cả với đời sống. Như vậy đâu có ǵ c̣n lại ngoài cái chết ? Tôi nên làm ǵ bây giờ ?

 

Bạn hỏi nhầm người rồi. Lẽ ra bạn nên t́m gặp những người được gọi là đại thánh giả. Bạn có thể đọc sách của Đại thánh giả Gandhi hay của Swami Sivananda (6) –may ra chúng giúp ích phần nào cho bạn. Tác dụng của chúng giống như là những loại thuốc kích dục.

Đây là một vài đề nghị : Đừng xem Playboy, đừng đi coi phim, đừng nh́n đàn bà nữa. Khi bước đi hăy theo đúng quy luật Phật dạy: chỉ nh́n mặt đất phía trước chừng bốn feet. Nếu gặp đàn bà, hăy t́m cách chạy trốn. Thế là bạn sớm hết chán ngán t́nh dục ngay ! Các nàng thiên nữ khỏa thân apsaras lại bắt đầu chạy đi kiếm bạn thôi !

 

Câu hỏi này chắc chắn là do một người Tây phương nêu ra, nó không thể là của một người Ấn. Người Ấn không bao giờ thấy chán chuyện này, khó lắm. Họ có rất nhiều vị đại thánh giả. Khi người Ấn đến với tôi, câu hỏi thông thường của họ là làm sao loại trừ được t́nh dục. Khi người Ấn Độ giáo đến với tôi, điều lo lắng của họ là làm sao loại bỏ được t́nh dục.

Câu hỏi này chắc chắn là của một người Mỹ. Vâng, tại Mỹ t́nh dục sẽ không có chỗ đứng trong tương lai, nó coi như chấm dứt. Nếu không bây giờ th́ trong ṿng hai mươi năm nữa nó sẽ hoàn toàn chấm dứt. Một khi t́nh dục được chấp nhận một cách công khai, nó sẽ trở thành buồn tẻ. Một sự lập đi lập lại nhàm chán; một bổn cũ soạn lại như cơm nếp nát. Một khi t́nh dục sẵn sàng trong tầm tay, bạn đâu c̣n những tưởng tượng phong phú về nó nữa. Đến khi nó thừa thải quá, ngày qua ngày bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên tự hỏi, ḿnh đang làm cái ǵ đây, cái tṛ nhảm nhí vô nghĩa này là cái ǵ vậy? Không chừng bạn lại bắt đầu quẩn trí trước câu hỏi, Bạn đang làm cái ǵ vậy? Kỳ thực nếu bạn thật sự muốn giữ cho t́nh dục măi măi xanh tươi, trẻ trung, không có con đường nào khác ngoài sự ức chế.

Trong tất cả mọi thời đă qua, Đông cũng như Tây, t́nh dục không bao giờ là điều nhàm chán, bởi v́ các tôn giáo đă “lo lắng” cho nó rất chu đáo. Thông qua những thuyết giảng ngăn cấm, chống lại t́nh dục họ đă làm cho t́nh dục trở nên sống động.

Con người trong thời đại hậu-Freud một ngày nào đó sẽ cảm thấy t́nh dục là một chuyện buồn tẻ. Đúng như thế. Đó là một chuyện rất máy móc thôi. Tất cả những ǵ mà bạn nh́n thấy ở trong đó đều thông qua lăng kính của sự ức chế. Nó không phải sự thực như thế.

Chẳng khác ǵ một người đang nhịn đói -đồ ăn sẽ trở thành mối ám ảnh lớn trong trí tưởng  khi bạn nhịn đói. Nếu bạn đang nhịn đói và đi vào chợ, bạn sẽ không nh́n thấy bất cứ cái ǵ khác ngoài cửa hàng thực phẩm, quán ăn, khách sạn. Bạn sẽ không trông thấy những cái ǵ khác hơn. Dĩ nhiên là có cả hàng ngàn vạn thứ đang bầy bán, nhưng nh́n đi đâu bạn cũng sẽ chỉ thấy đồ ăn, nó nổi lên bồng bềnh trước mắt bạn.

Heinrich Heine đă kể lại rằng có lần ông bị lạc ở trong rừng. Suốt ba ngày vẫn không t́m được lối ra, ông rất đói. Đó là một dêm trăng tṛn. Heine là một nhà thơ lớn và trăng là một đề tài mà ông mê đắm nhất. Ông đă luôn luôn so sánh trăng với người t́nh yêu dấu tuyệt vời của ḿnh.

Thế nhưng cái đêm hôm ấy đă làm cho ông ngạc nhiên –ông không nh́n thấy trăng đâu cả mà chỉ là một khúc bánh ḿ màu trắng nằm lơ lửng trên bầu trời. H́nh ảnh người đàn bà xinh đẹp biến đi đâu mất. Ông dụi đôi mắt ḿnh. Cái ǵ đang xảy ra thế này? Ḿnh khùng lên rồi chắc? Dĩ nhiên không hề có chuyện ǵ xảy ra cả. Cũng giống như khi bạn nh́n thấy h́nh ảnh một người đàn bà đẹp trong mặt trăng, thế thôi, chỉ là sự phóng chiếu. Khi bạn đang nhịn đói, đồ ăn cũng là sự phóng chiếu.

 

Trong quá khứ, những con người được gọi là tín ngưỡng “săn sóc” t́nh dục quá kỹ thế nên trong những thời đại trước đây người ta rất thích thú về chuyện này. Tất cả các kinh điển đều chống lại nó, tất cả các nhà tu đều chống lại nó, tất cả các ông Giáo hoàng đều chống lại nó. Họ đă làm cho t́nh dục trở nên sống động. Bây giờ th́ điều đó rất khó khăn.

Nhưng mà bạn đă nêu câu hỏi lầm người rồi.

Hăy lắng nghe một vài câu chuyện vui vậy.

 

Một cậu bé mười hai dẫn một cô bé lên mười, con gái của người hàng xóm, đến gặp cha ḿnh.

“Bố ạ”, cậu bé nói, “Tụi con muốn thành hôn với nhau.”

“Ừa, mười năm nửa, con.”

“Không, con muốn ngay bây giờ, bố!”

“Thế th́ con làm ǵ để sống nào?”

“Tụi con biết cách quản lư số tiền tụi con có trong túi mà.”

Ông bố đùa: “Thế ngộ nhỡ tụi con có em bé th́ sao?”

“Ồ, chưa có chuyện ǵ xảy ra cả mà, bố.”

 

Như thế đó, từ tuổi lên mười, có khi c̣n sớm hơn, bạn đă bắt đầu rồi, như thế bạn giữ cho nó khỏi nhàm chán được bao lâu? Rồi th́ tất cả mọi thứ chuyện đều có đủ ở Mỹ -Dục kinh Kamasutras của Vatsyayana (7) với h́nh ảnh đủ kiểu làm t́nh, những sách với h́nh ảnh của Khajuraho, Konarak, và Puri và hàng ngàn lẻ một phương pháp tạo ra h́nh ảnh những thân xác đẹp đẽ gợi cảm –ít nhất là đẹp đẽ qua trí tưởng- bằng kỹ thuật chụp h́nh, kỹ thuật ghép h́nh. Rồi tranh lơa thể khiêu dâm góp phần quan trọng vào việc giết chết những ham muốn dục t́nh. Hefner cũng là một kẻ thù của ham muốn t́nh dục, và rồi Playboy cùng với bao nhiêu những tạp chí khai thác thân xác đàn bà khác đang giết chết, hủy diệt ḷng khao khát này. Chưa kể đến đủ mọi h́nh thức luyến ái: đối tính, đồng tính, lưỡng tính và hàng ngàn lẽ một phương pháp làm t́nh khác.

Khi đọc cuốn Dục kinh Kamasutras của Vatsyayana -một công tŕnh lớn- tôi cứ có cái cảm giác rằng Ấn Độ dưới thời Vatsyayana chắc chắn cũng đang có cùng một tâm cảnh như Mỹ quốc bây giờ. Con người sống chắc là buồn tẻ lắm, nếu không tại sao lại có người sáng tạo ra đủ kiểu làm t́nh? Tại sao? Một kiểu cũng là đủ quá rồi thế mà Vatsyayana lại cứ tiếp tục phát minh ra những kiểu mới. Th́ đă hẵn như vậy -buồn tẻ quá mới bày ra những tṛ mới. Cái phát minh này không cho thấy điều ǵ khác hơn là sự chán chường. Vatsyayana chắc là đang t́m cách giúp đỡ con người thời đại ḿnh –ông hẵn là một nhà minh triết, một trí giả. Ông hẵn đă trông thấy cái bất hạnh của họ. Họ đang sống một cách chán chường, thế nên phải làm một cái ǵ đó cho họ.

 

Bất cứ lúc nào một nền văn hoá trở nên quá phóng túng về t́nh dục nó sẽ trở thành buồn chán. Ấn Độ một thời đă rất tự do -một trong những quốc gia tự do nhất trên thế giới. Khi có tự do, bạn không bị ức chế. Khi bạn không bị ức chế, sự buồn chán phát khởi. Thế là bao nhiêu kiểu cách được bày ra –t́m cách thỏa măn những khoái lạc cũ rích bằng những tṛ chơi mới. Khi bạn cảm thấy buồn tẻ th́ lại t́m cách khác để giải khuây. Giao hoan tập thể trở nên thịnh hành –c̣n để lại những dấu ấn trong các đền đài Khajuraho. Khi người ta chán cái mối liên hệ một chồng một vợ, người ta bắt đầu luyến ái tập thể. Chuyện đổi vợ cho nhau trở thành một cái mốt thịnh hành.

Đây là tất cả những dấu hiệu cho thấy t́nh dục đang chết, đang chết v́ có quá nhiều tự do.

 

Một anh híp-py trẻ tuổi bị cảnh sát bắt về tội rao bán h́nh lơa thể khiêu dâm.

“Ông bắt lầm người rồi! Những bức h́nh này có ǵ là dơ dáy đâu!” Chàng híp-py phản đối.

Người cảnh sát lựa ra và xem kỹ một số h́nh lơa thể đàn ông lẫn đàn bà, “Bây giờ th́ anh không thể nói rằng những bức h́nh này là không dơ dáy!”

“Trời đất!” chàng híp-py nhún vai, “Bộ ông từ trước đến giờ chưa hề trông thấy năm người đang làm t́nh sao?”

 

Những câu chuyện đại loại như thế đă trở nên thông thường. Đây là những dấu hiệu của sự buồn chán.

Tuy nhiên tôi muốn lập lại một lần nữa, bạn đă gỏ cửa nhầm người, bởi v́ tôi rất vui khi thấy bạn đang nhàm chán. Tất cả những nỗ lực của tôi ở đây là làm cho các bạn trở nên chán ngán t́nh dục. Bởi v́ chỉ khi nào bạn chán ngán t́nh dục, bạn mới quay trở về lại với Thượng Đế, và không hề có chuyện ngược lại. Một người bị ẩn ức sinh lư sẽ vẫn c̣n quan tâm đến t́nh dục măi, đó là lư do tại sao tôi chống lại sự ức chế. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng đó là lô-gíc của tôi, sự tính toán của tôi. Một người bị ức chế sinh lư sẽ vẫn c̣n quan tâm đến t́nh dục, vẫn bị ám ảnh bởi t́nh dục, thế nên tôi nói rằng bạn cứ việc thanh thoả với t́nh dục đi và rồi ngay sau đó bạn sẽ chán, chuyện đó sẽ chấm dứt. Và khi bạn đă thanh thoả xong với nó, t́nh dục mất tất cả ư nghĩa của nó rồi, th́ đó chính là ngày trọng đại, khoảnh khắc lớn lao nhất trong đời bạn. Lúc đó bạn trở nên quan tâm đến Thượng Đế, điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Chỉ có một kẻ chán chường –nhàm chán t́nh dục- mới có thể trở thành một người độc thân thực sự. Một vị phạm hạnh –brahmacharya-, một con người phạm hạnh thật sự xuất hiện –vượt ra từ nỗi chán chường. Thế nên nếu bạn chưa đủ chán, con người phạm hạnh của bạn vẫn c̣n bị ức chế, và tôi không tán thành bất cứ sự ức chế nào, bởi v́ sự ức chế làm cho con người vẫn c̣n say đắm măi với t́nh dục.

Người ta nghĩ là tôi đang rao giảng về t́nh dục. Không phải vậy, tôi là một trong những người rao giảng Thượng Đế. Nếu tôi có nói những chuyện liên quan đến t́nh dục, dĩ nhiên là phải có lư do –mà cái lư do chính là tôi muốn rằng bạn phải hiểu biết về nó trước khi quá trễ. Hiểu biết về nó, hiểu biết một cách hoàn toàn, trực diện với nó và kết thúc với nó. Bạn phải đi vào t́nh dục trong suy niệm, trong cảnh báo, tỉnh thức –đó là cách thức tiếp cận của mật tông, đó là phong thái của mật tông. Thể nhập vào đó và chứng nghiệm. Một khi bạn hiểu biết cặn kẽ một cái ǵ đó, có nghĩa là bạn được hoàn toàn tự do không c̣n vướng bận đến nó nữa. Từ kiến thức, đến hiểu biết, rồi giải phóng.

Đối với tôi, tâm của bạn ở trong một trạng thái khá tốt, không có ǵ để phải lo lắng. Rất tốt là đàng khác, bạn là người may mắn. T́nh dục đă kết thúc. Bây giờ đừng có chạy đến t́m bất cứ vị đại thánh giả nào nữa nhé, làm như vậy không chừng nó sẽ bắt đầu trở lại đấy. Đây chính là khoảnh khắc mà bạn có thể giúp cho năng lượng của ḿnh hướng đến Thượng Đế mà không bị bất cứ chướng ngại, trở lực nào. Bây giờ bạn hoàn toàn không bị một cản trở nào.

Đây chính là lúc năng lượng của t́nh dục được chuyển hoá thành tam muội. Một khi năng lượng t́nh dục được giải phóng ra khỏi những đối tượng dục t́nh nó bắt đầu chuyển hướng vào thiền quán, nó trở thành lời kinh cầu nguyện. Vâng, Chúa Giê Su đă rất đúng khi nói rằng Thượng Đế là yêu thương. Chính năng lượng t́nh yêu của bạn đă nở hoa cùng Thượng Đế. Một khi nó được giải phóng ra khỏi người nam và người nữ, một khi bạn không c̣n cảm thấy yêu thích người khác phái, th́ cái năng lượng của bạn sẽ đi về đâu? Nó sẽ bắt đầu hướng nội. Chuyện nam nữ đă được bỏ ra ngoài. Một khi bạn c̣n yêu thích người khác phái có nghĩa là bạn vẫn c̣n lưu ư đến kẻ khác. Nhưng một khi t́nh dục không c̣n, một khi bạn chấm dứt với kẻ khác, cũng là lúc đối mắt bạn bắt đầu nhắm lại. Bạn trở nên vắng lặng một cách an nhiên tự tại.

Dĩ nhiên là tôi hiểu mối băn khoăn của bạn -mối băn khoăn của người Mỹ. Bạn luôn luôn nghĩ đời sống chỉ là t́nh dục. Bây giờ hết t́nh dục đời sống đâu c̣n lại ǵ ngoài cái chết? Tôi muốn thưa với bạn rằng ta vẫn c̣n lại Thượng Đế. Khi t́nh dục chấm dứt, Thượng Đế bắt đầu. Không có ǵ để phải lo lắng, không có ǵ để phải băn khoăn, không có ǵ để phải đau khổ, phiền năo. Hăy thư giản trong trạng thái này. Và đừng để lỡ mất cơ hội hiếm có này, bởi v́ sẽ có cơ may là bạn lại rơi vào ṿng tay của ai đó và y lại tạo ra những khát vọng dục t́nh ở bạn. Hăy lợi dụng cơ hội này để thiền quán; đây là cơ hội ngàn năm một thuở. Cánh cửa đă hé mở, hăy nh́n vào bên trong.

Vâng, đây cũng là cánh cửa mà thần chết bước vào, và hành giả cũng đi vào bằng cánh cửa đó. Bằng cánh cửa này thần chết đến với ta và Thượng Đế cũng thế. Thượng Đế đă cho bạn cơ hội. Đừng để lỡ mất.

CHÚ THÍCH:

(1)   August Rodin (1840-1917): Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp với hai bức tượng “Người Tư Duy –La Penseur” và “Nụ hôn –La Baiser” được xem như là hai công tŕnh điêu khắc tiêu biểu của truyền thông nghệ thuật Tây phương. Bảo tang viện Rodin tại Paris, Pháp hiện trưng bày khá đầy đủ tất cả các công tŕnh nghệ thuật của ông.

(2)   Shankara (788-820): Adi Shankara là triết gia nổi tiếng của truyền thống Vệ Đà, Ấn Độ giáo. Tuy có một cuộc sống khá ngắn ngủi, nhưng ông đă đi bộ khắp cả lănh thổ Ấn Độ để rao giảng và tạo nên một sức sống mới cho kinh Vệ Đà, đặc biệt là lư thuyết bất nhị, lúc này đang bị lu mờ trước ảnh hưởng của Phật giáo. Ông cho rằng nguyên nhân của vô minh là do chấp ngă, trong khi thực sự bản ngă không hề hiện hữu. Chân lư rốt ráo theo ông là đấng Phạm thiên –Brahman, vượt ra ngoài thời gian, không gian và nguyên nhân. Ông phủ nhận triết học Tánh Không của Phật giáo đồng thời chối bỏ sự phân chia giai cấp và các nghi lễ vô nghĩa và cho đó là sự xuẩn động.

(3)   Socrates (470-399 BC):  Triết gia Hy Lạp, một trong những khuôn mặt hàng đầu của nền triết học Tây phương và được coi như là cha đẻ của bộ môn đạo đức học. Ông sống trong buổi giao thời giữa hai  giai đoạn hưng thịnh và suy tàn của đế quốc Athenian, sau khi bị Sparta đánh bại. Cố gắng để hồi phục sau trận thảm bại này, do sự xúi bẩy của ba khuôn mặt lănh đạo đương thời, công chúng đă đưa ông ra xử về các tội ngịch đạo và làm hư hỏng giới trẻ. Ông bị kết án tử h́nh bằng cách uống thuốc độc.

(4)   Michelangelo (1475-1564):  Tên thật là Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh quán tại Tuscany, Ư Đại Lợi. Ông là một nhà danh hoạ lừng lẫy của thời Phục Hưng, với các bức họa nổi tiếng bậc nhất trong truyền thống nghệ thuật Tây phương, cụ thể như bức “Ngày Phán Xét Cuối Cùng – the Last Judgment” và các bức bích họa trên trần các thánh đường danh tiếng tại La Mă. Ông cũng là một nhà thơ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư tài hoa.

(5)   Các vị linh mục Thiên chúa giáo thường mang một cái cổ cồn trắng quanh cổ.

(6)   Swami Sivananda (1887-1963): Sinh quán tại Ấn Độ, Swami Sivananda Sarawati là một nhà du già và là một đạo sư. Tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ, thoạt tiên ông làm việc tại Mandalay, sau đó tu theo pháp khổ hạnh và giúp đỡ các người đau yếu. Năm 1936 ông thành lập một phong trào tôn giáo mới lấy tên là “Divine Life Society” và năm 1945 sáng lập tổ chức “All-world Religions Federation”.

(7)   Vatsyayana : Người sáng tác bộ Dục Kinh –Vatsyayana kama sutra, phỏng đoán là sống trong khoảng thế kỷ thứ nhất đến thứ sáu. Đây là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ liên quan đến t́nh dục, gồm 35 chương, chứa đựng 64 tư thế làm t́nh -khoảng 20% cuốn sách, phần c̣n lại là những kim chỉ nam để trở thành một người công dân tốt và những cái nh́n thấu đáo về mối liên hệ nam nữ.

 

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05