THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ
 

 

Như Ngày Lễ  Hội

Osho – Tâm Hà Lê Công Đa dịch

 

 

Keichu, một vị đại thiền sư nổi tiếng thời Minh Trị, là viện chủ Tofuku, một ngôi chùa lớn tại Kyoto. Một hôm vị Thống Đốc Kyoto quá bộ đến thăm lần đầu tiên.

Người thị giả mang tấm danh thiếp của ông vào tŕnh thầy, trên có ghi hàng chữ: Kitagaki, Thống Đốc Kyoto.

“Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này,” Keichu bảo người thị giả, “Con hăy bảo ông ta về đi.”

Người thị giả mang tấm danh thiếp trả lại cùng với lời cáo lỗi. “Ồ. Đây là lỗi tại ta,” vị Thống Đốc bảo, rồi lấy cây bút ch́ gạch bỏ hàng chữ “Thống Đốc Kyoto” trên tấm danh thiếp.

“Bây giờ hăy đem vào tŕnh với thầy ngươi một lần nữa.”

“Ồ. Ông Kitagaki đấy hả!” Vị Thiền sư thốt lên khi trông thấy tấm danh thiếp. “Con hăy ra mời vị đạo hữu ấy vào đây.”

 

 

Đời sống là một cuộc vui không ngừng tiếp nối, nhưng thiếu vắng con người. Đời sống là một lễ hội tưng bừng, một liên hoan bất tận, nhưng con người không hề có mặt. Con người từ lâu đă tự tách rời ḿnh ra khỏi khúc hoan ca không ngừng tiếp nối đó. Con người từ lâu đă không c̣n là một thành phần của cuộc sống này, họ tách biệt, xa lạ như đến từ một hành tinh khác –như là họ đă mất tất cả gốc rễ với cuộc sống này. Họ trở thành một thân cây đang héo rũ, chết khô, không c̣n sinh khí nữa. Chim chóc đă không c̣n tụ hội, những đám mây không c̣n hát ca, và những ngọn gió không c̣n nhảy múa đùa vui chung quanh nó.

 

Cái ǵ đă xảy ra với con người và tại sao như thế? Tại sao họ đang sống trong một địa ngục như thế? Tại sao con người luôn luôn ở trong t́nh trạng bế tắc như thế? Chắc chắn là phải có cái ǵ đó sai lầm ngay từ căn bản.

 

Nh́n dưới khía cạnh phân tích, chẩn đoán của Thiền, vấn nạn này bắt nguồn từ chỗ con người luôn suy tư rồi có một cái nh́n phóng chiếu về ḿnh. Những cái cây không hề phải suy tư –chúng không có cái tôi. Những ḥn đá, và bầu trời, trái đất này cũng thế, chúng không hề có cái tôi. Không có cái tôi chúng ta có cơ may sẽ không rơi vào khổ nạn. Cái tôi này chính là cánh cửa mở vào những khổ đau, hệ lụy. Nhà Phật gọi đó là atta, là cái ngă, cái tôi.

 

Chúng ta luôn khổ đau bởi v́ chúng ta đă chất chứa khá nhiều trong cái ngă này. Tôi muốn nói lên điều ǵ khi cho rằng chúng ta chất chứa khá nhiều trong cái ngă? Và điều ǵ thực sự xảy ra khi chúng ta chất chứa quá nhiều thứ trong cái ngă đó? Một điều rơ ràng là bạn chỉ có thể sống hoặc ở trong hiện hữu này hoặc ở trong cái ngă  -không thể ở trong cả hai. Sống trong cái ngă có nghĩa là tách rời, chia biệt. Sống trong cái ngă có nghĩa là biến ḿnh thành một ốc đảo, là tự vạch lên một lằn ranh biên giới chung quanh ḿnh. Sống trong cái ngă có nghĩa là tạo nên một khoảng cách phân biệt giữa cái “Tôi là thế này” và “Tôi không phải là thế nọ”. Cái định nghĩa, cái biên giới giữa “Tôi” và “không phải Tôi” chính là những ǵ được gọi là bản ngă –một cái tôi hoàn toàn bị đóng khung, cô lập.

 

Nó làm cho bạn bị đóng băng –như một gịng sông không c̣n xuôi chảy. Nếu bạn luân lưu, cái ngă không thể nào hiện hữu, tuy nhiên bây giờ con người hầu như đă trở thành những tảng băng lạnh lùng. Họ không hề có một chút hơi ấm, họ không c̣n biết yêu thương –thương yêu là hơi ấm và họ sợ hăi thương yêu. Bởi v́ nếu hơi ấm đến với họ, khối băng giá sẽ bắt đầu tan chảy và những biên giới sẽ biến mất. Trong yêu thương, những biên giới sẽ không c̣n chỗ đứng; trong niềm vui cũng không có chỗ cho những lằn ranh, bởi v́ nỗi vui không bao giờ lạnh giá. Ngoại trừ cái chết, không có cái ǵ giá lạnh cả.

 

Nhưng mà cái bản ngă th́ lại rất giá lạnh. Bản ngă  là cái chết. Những ai đang sống trong cái ngă của họ đều là những xác chết, hay nói một cách khác, họ chưa bao giờ được sinh ra trên cơi thế. Họ đă lỡ mất chuyến tàu đời. Để được sinh ra, để được sống cũng có nghĩa là luân lưu, nồng ấm, tan chảy, hoà điệu trong một gịng sống vô thủy vô chung, trong sinh thức chan ḥa, không c̣n biết đâu là biên giới. Bạn là một sinh vật có ư thức, chắc chắn như vậy, nhưng trong đó không hề có sự ư thức về bản ngă. Ư thức tự nó là vô-ngă-thức.

 

Ư thức có thể làm cho con người hạnh phúc hơn bất kỳ cái ǵ khác trên thế gian này. Đây là môt cơ may lớn cho con người. Nhưng đồng thời bên cạnh đó không phải là không có những hiểm nguy tiềm ẩn. Ư thức có thể biến thành ư thức tự ngă trong bất cứ khoảnh khắc nào, và trong giây phút đó, cơi cực lạc bỗng biến thành nơi trần cấu, ở đó bạn chỉ c̣n lại là một cái thây ma. Bạn giả vờ như là ḿnh đang sống, bạn tin như vậy nhưng thật ra là bạn đang kéo lê cuộc đời ḿnh, thật ra là bạn chỉ đang chờ đợi cái chết đến để giải thoát bạn ra khỏi nơi được gọi là đời sống này.

 

 

Lối tiếp cận của Thiền là làm thế nào để bạn trở lại thành môt con người không c̣n ngă chấp, hoàn toàn vô ngă, làm thế nào để giúp bạn xóa nhoà đi những ranh giới không cần thiết, để bạn không c̣n phải măi bám víu vào những rào chắn này, làm thế nào để bạn lại trở thành một con người cởi mở, dễ thương, từ đó ḍng sống có thể dễ dàng luân lưu thâm nhập vào nơi tận cùng sâu thẳm nhất trong bạn.

 

Lăo Tử đă từng nói: “Mọi người có vẻ như rất chắc chắn về ḿnh, ngoại trừ ta. Mọi người có vẻ như đă được định vị, ngoại trừ ta. Ta không là ai và cũng chẳng là cái ǵ cả. Ta không hề biết chắc là ta đang ở  đâu, cái ǵ là ta và không phải là ta. Ta không biết làm thế nào để xác định giữa cái ngă và tha nhân. Ta không biết “ta” và “ngươi” cách biệt ở chỗ nào.”

 

Sự thực là chúng không hề tách biệt. “Ta” chỉ là một chiều phân cực của « ngươi », chúng đều là những rung động của cùng một năng lượng. Cái năng lượng đang lên tiếng nói ở trong tôi cũng chính là cái năng lượng mà bạn đang lắng nghe, nó không hề chia ĺa, nó không thể tách biệt. Nó chỉ là một quang phổ, một tần số duy nhất. Cái làn sóng mà tôi đang nói cũng cùng chung với làn sóng mà bạn đang lắng nghe. Cái năng lượng của con người nam trong tôi cũng là cái năng lương của con nguời nữ nơi một người nào đó. Cái chất người trong bạn và cái chất thực vật trong cây cỏ cũng đều có chung một thứ năng lượng. Đó chính là cái năng lượng đă tạo nên nên đời sống như một nhất thể. Trong những ḥn đá và những  ngôi sao, trong con người nam và con người nữ, tất cả đều có cùng chung chất liệu. Đó là một nhất thể.

 

Đánh mất tính cách nhất thể này và tự giam giữ ḿnh trong cái vỏ bản ngă sẽ là một khổ nạn cho con người. Địa ngục chính là đây chứ không ở đâu xa. Bạn không phải chờ đợi một địa ngục nào khác, bạn đang sống ở trong đó rồi. Bản ngă của bạn chính là một thứ địa ngục. Không c̣n địa ngục nào khác hơn. Không hề có chín tầng địa ngục nằm sâu trong ḷng đất. Nó đă ở đấy rồi, bạn đang ở trong nó và nó đang ở trong bạn. Cái địa ngục ấy có mặt cùng một lúc với cái bản ngă.

 

Thế nên chúng ta cần phải hiểu thấu đáo về cái hiện tượng của bản ngă. Và khi mà chúng ta hiểu được nó rồi, Thiền trở thành sáng tỏ, trở thành một pháp môn vô cùng giản dị. Một khi bạn hiểu được cái ngă đang phát khởi ở trong bạn, bạn sẽ loại trừ nó một cách dễ dàng. Điều hiểu biết cơ bản này sẽ giúp giải phóng bạn ra khỏi cái ngă đang trói buộc. Sự nhận thức tăng trưởng, cái ngă bắt đầu biến mất -chẳng khác ǵ bạn mang cây đèn vào pḥng, ánh sáng sẽ xoá đi bóng tối.

 

Như vậy, điều đầu tiên là: Khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đời, nó không hề có bản ngă. Nó không hề biết ḿnh là ai. Nó như một tờ giấy trắng. Thế rồi chúng ta bắt đầu viết chữ nghĩa lên đó. Chúng  ta bắt đầu bảo cho nó biết rằng nó là con trai hay con gái, là người Hồi giáo hay Ấn giáo, là tốt hay xấu, là thông minh hay ngu độn. Chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng chúng bằng những ư tưởng. Chúng ta bắt đầu gieo vào đầu óc đứa trẻ ư nghĩ nó là ai: xấu hay đẹp, vâng lời hay ngỗ nghịch, dễ thương  hay đáng  ghét, hữu dụng hay vô dụng –tiếp tục nhồi nhét những ư tưởng như thế. Những ư tưởng này dần dần tích tụ lại trong tâm thức của nó, một số bám rễ sâu vào sinh thức của đúa trẻ, từ đó tấm gương tâm bám đầy bụi băm, ô nhiễm. Từ đó đứa trẻ bắt đầu suy nghĩ theo cung cách mà bạn đă giáo dục chúng.

 

Và thời gian trôi đi, đứa trẻ hoàn toàn quên mất rằng nó đă đi vào thế giới này trong một trạng thái rỗng không thuần khiết. Nó bắt đầu tin tưởng. Tin một cách triệt để vào bất cứ những ǵ mà bạn nói với nó. Nó yêu thương bạn. Nó chưa biết thế nào là nghi vấn, hoài nghi. Làm thế nào để nó có thể hoài nghi được? Nó chỉ là một đứa trẻ rất trong trắng, với một ư thức rất trinh nguyên, một t́nh yêu thương thuần khiết. Thế nên khi người mẹ nói bất cứ điều ǵ, nó đều tin như thế.

 

Bây giờ th́ các nhà Tâm lư học cho chúng ta biết rằng nếu bạn cứ tiếp tục nhồi nhét vào đầu óc ai đó một điều ǵ rốt cuộc họ sẽ trở thành cái đó. Bạn sẽ trở thành con người theo trí tưởng của bạn. Hoặc giả, nếu bạn không trở thành như vậy, th́ cái ư tưởng đó cũng đă bám rễ chặt chẽ ở trong tâm bạn –đó là tất cả những ǵ mà ta gọi là điều kiện hoá con người. Khi chúng ta tiếp tục bảo một đứa trẻ rằng nó là một thằng ngu, nó sẽ trở thành một thằng ngu, nó sẽ bắt đầu nghĩ rằng nó chỉ là một tên ngu đần. Không những thế, nó sẽ bắt đầu có thái độ ứng xử như một kẻ ngu. Nó bắt đầu điều chỉnh nhân cách xứng hợp với cái ư tưởng mà người ta gán cho nó. Khi tất cả mọi người đều cho rằng nó là một kẻ ngu th́ nó cũng sẽ bắt đầu nghĩ rằng quả là ḿnh ngu thật. Thật quả là điều rất khó khăn để biết rằng bạn là cái ǵ đó nếu như không có những cái nh́n của người khác về bạn. Không hề có chuyện như vậy. Những hỗ trợ là điều cần thiết.

 

Mà đứa trẻ th́ lại chẳng hề được hỗ trợ. Nó nh́n chung quanh, nó nh́n sâu vào đôi mắt bạn. Đó là tấm gương soi mà nó trông thấy rơ khuôn mặt của ḿnh ở trong đó cùng với tất cả những ǵ mà bạn đang nói với nó. Một đứa trẻ có thể trở thành tốt đẹp hay xấu xa, có thể trở thành một vị thánh hay một tên tội phạm. Tất cả đều tùy thuộc vào hoàn cảnh và cách thức mà bạn điều kiện hoá y.

Tuy nhiên cho dù y có trở thành một vị thánh hay một kẻ tội lỗi cũng không thành vấn đề -sự khốn khổ cũng giống nhau thôi. Trở thành người ngu hay kẻ trí cũng thế. Hăy nhớ kỹ điểm này. Điều kiện hoá luôn mang đến khổ nạn. Bạn có thể điều kiện hoá y thành một vị thánh và rồi y sẽ là một vị thánh, nhưng mà y vẫn luôn khốn khổ.

Bạn có thể đi t́m và nh́n kỹ một vị thánh của bạn đi rồi bạn sẽ thấy không ai khốn khổ bằng ông ta. Những kẻ tội lỗi đôi lúc c̣n sung sướng hơn là những ông thánh. Những ông thánh này –làm sao họ có thể cười lớn tiếng được, làm sao họ có thể vui sống được, làm sao họ có thể hát ca nhảy múa được? Làm sao họ có thể sống một cách b́nh thường, rất người như chúng ta? Họ là những siêu nhân và bị đóng băng trong cái thế giới siêu nhân đó. Cũng chỉ là một loại bản ngă đơn thuần mà thôi.

 

 

Thiền là một loại h́nh tôn giáo khác biệt. Nó mang nhân tính vào tôn giáo. Nó chẳng  hề bận tâm đến những ǵ gọi là siêu nhân, mối quan tâm chính của nó là làm sao biến cuộc sống đời thường thành một ân sũng. Các tôn giáo khác luôn t́m cách tiêu diệt cuộc sống đời thường của bạn, biến bạn thành một con người nào khác rất cá biệt. Đây cũng chỉ là những hành tŕnh của bản ngă và sẽ chẳng bao giờ mang đến cho bạn hạnh phúc. Chúng đang làm công việc điều kiện hóa bạn, biến bạn thành nhân vật khả kính -bởi v́ bạn là người tốt nên xă hội kính trọng bạn, bởi v́ bạn là người tốt nên cha mẹ, thầy cô kính  trọng bạn –và rồi ngày qua ngày, cái ư tưởng này được nhồi nhét vào tâm bạn, rằng bao lâu mà bạn là người tốt th́ mọi người đều kính trọng bạn, bằng ngược lại sẽ không có ai kính trọng bạn cả.

Thế nhưng sự đáng tôn trọng không phải là đời sống mà chỉ là một thứ độc dược. Những người sống thực sự không hề bận tâm đến chuyện được tôn trọng. Họ chỉ sống; và sống một cách chân thực. Họ không có một chút mảy may quan tâm đến chuyện người khác nghĩ như thế nào về ḿnh. Gurdjieff (1) thường bảo môn đồ như thế này, “Chớ nên bận tâm. Hăy nhớ kỹ rằng đừng nên bận tâm đến người khác, bởi v́ nếu cứ măi quan tâm đến họ th́ cái ngă sẽ trổi dậy ở trong bạn. Phải nên cắt đứt, bứng rễ tất cả.”

 

 

Một khi đứa trẻ bắt đầu ổn định là lúc cái ngă bắt đầu thành h́nh. Cái ngă này là một thành phẩm, một phó sản của xă hội. Nó không hề thực có nhưng bạn tin vào nó, thế thôi. Đó chỉ là sự tin tưởng, một sự tin tưởng vô cùng nguy hiểm hơn bất cứ chuyện ǵ khác. Trong thực tế chúng ta không hề có một cái tôi riêng biệt, không thể có chuyện như vậy -bởi v́ chúng ta không hề tách rời khỏi đời sống, chúng ta được nối kết cùng nhau trong cùng một vũ trụ. Đó là ư nghĩa của tiếng ‘universe’ -nhất trí, toàn thể. Cùng một nhịp, một tiết tấu chứ không phải đa nhịp. Tất cả đều hợp nhất; trong cái chết, cái sống, trong sự ra đời, trong thương yêu, thù hận, tất cả chúng ta đều là một, đều cùng chung một nhịp đập với nhau.

Cái hơi thở mà tôi hít vào từ bạn mà đến. Mới giây phút trước đây, cái hơi thở đó là của bạn, bây giờ là hơi thở của tôi. Trong khoảnh khắc tới đây, nó không c̣n là của tôi nữa mà là của một người nào đó. Ngay cả hơi thở của bạn, bạn cũng không thể xác quyết rằng, đây là của tôi. Nó luôn chuyển động.

 

Chúng ta đang sống trong một biển đời. Chúng ta đang sống trong nhau. Cái ǵ thuộc về bạn cũng có thể thuộc về tôi và ngược lại. Chỉ mới một khoảnh khắc trước đây khi tôi bắt đầu nói chuyện, có một cái ǵ đó đang ở trong tôi; nhưng bây giờ khi tôi nói ra, nó đă đi vào bạn, nó trở thành của bạn. Nó sẽ trở thành ư thức của bạn, kư ức của bạn, tâm của bạn, thuộc về bạn một cách hoàn toàn. Một khi một ư tưởng đă được nghe, hiểu th́ nó đă trở thành của bạn rồi, nó không c̣n là của tôi nữa. Chúng ta được kết nối cùng nhau.

 

Cái ngă v́ thế chỉ là một thực thể giả tạo được xă hội tạo nên với chủ đích riêng. Nếu bạn hiểu được những chủ đích này bạn có thể tiếp tục đóng trọn vai tṛ nhưng không hề để cho nó lôi cuốn bạn đi một cách u mê. Cái chủ đích đó là mọi người đều cần một cái căn cước bằng không mọi việc sẽ rối mù lên. Mọi người đều cần một cái tên, mọi người đều cần đến một cái địa chỉ, một cái thẻ căn cước, một cái giấy thông hành, nếu không mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng rắc rối. Làm sao để gọi một người? Làm sao để đề cập đến ai đó? Đây là những lợi ích thực tiễn –chúng quả thật rất cần thiết, nhưng người ta không tin vào chúng lắm. Chúng chỉ là những giả danh.

Chúng ta gọi một cái hoa nào đó là ‘hoa hồng’. Dứt khoát đây không phải là cái tên của nó –nó không hề có tên- thế nhưng ta phải gọi như thế nếu không th́ khó mà phân biệt được một cái hoa hồng và một cái hoa sen. Và giả dụ như bạn muốn một đóa hoa hồng, rất khó để diễn tả là bạn đang muốn cái ǵ.

 

Những cái này chỉ là những vật dụng cần thiết. Vâng, bạn cần một cái tên, bạn cần một cái nhăn hiệu, thế nhưng bạn không phải là cái nhăn hiệu hay cái tên đó. Đây là một tĩnh giác cần thiết phải được phát khởi ở trong bạn -rằng bạn không hề là danh, cũng không hề là sắc, rằng bạn không phải là người Ân Độ giáo cũng không phải là người Cơ Đốc, không là người Trung Hoa hay là người Ấn Độ, rằng bạn không hề thuộc về bất cứ ai, không thuộc về bất cứ giáo phái, hay tổ chức nào, rằng cái toàn thể thuộc về bạn và bạn thuộc về cái toàn thể. Ngoài ra không có ǵ có thể đúng đắn hơn. Hiểu được như thế, cái bản ngă của bạn ngày sẽ càng trở nên nhạt nḥa đi cho đến một ngày bạn biết được rằng bạn có thể sử dụng được nó mà nó th́ không thể sai khiến được bạn.

 

 

Một điểm thứ hai cần lưu ư: Bản ngă luôn đi đôi với một vai tṛ hay nhiệm vụ. Chẳng hạn như người ta gọi một người nào đó là cô thư kư, là ông ủy viên, là người làm vườn hay ông thống đốc. Thế nhưng đây chỉ là những chức phận, chúng cho thấy những công việc mà bạn đang làm; chúng không phải là con người bạn.

Khi một người nào đó hỏi bạn, “Anh là ai?” và bạn trả lời rằng, “Tôi là một kỹ sư”, câu trả lời này đă sai lầm ngay từ căn bản. Làm sao bạn là kỹ sư được. Kỹ sư là chỉ công việc mà bạn đang làm, nó đâu phải là bạn? Đừng nên để ḿnh bị cột chặt quá mức vào chức phận bởi v́ như vậy bạn sẽ trở nên bị cầm tù vào đó. Bạn đang làm công việc của một kỹ sư, của một bác sĩ hay của một vị thống đốc không có nghĩa rằng bạn là cái đó. Bạn có thể bỏ công việc kỹ sư và trở thành một người hoạ sĩ, và rồi bạn cũng có thể bỏ công việc của người họa sĩ để trở thành một người lau chùi, quét dọn… không thể nào nói cho hết được.

 

Khi mới chào đời, một đứa trẻ có cả một chân trời rộng mở, nhưng chân trời này theo với thời gian ngày càng khép lại, đứa trẻ bắt đầu trở nên ổn cố trong một hướng nhất định nào đó. Một đứa trẻ được sinh ra trong một thế giới với nhiều chiều kích thế nhưng không sớm th́ muộn nó bắt đầu lựa chọn. Và chúng ta đi giúp nó làm công việc lựa chọn này để nó sẽ trở thành một con người nào đó.

 

Ngạn ngữ Trung Quốc có nói rằng con người được sinh ra hoàn toàn không có giới hạn nhưng chỉ một số rất ít người người chết trong vô hạn. Con người sinh trong vô hạn nhưng chết trong giới hạn. Khi bạn mới chào đời, bạn chỉ là một sinh thể thuần khiết, nhưng khi bạn chết đi, bạn là một ông bác sĩ, kỹ sư, hay là một vị giáo sư… Bạn trở thành một kẻ thua cuộc trong đời sống. Khi bạn sinh ra, tất cả mọi cánh cửa và biết bao là cơ may mở ra cho bạn -bạn có thể trở thành một giáo sư, một nhà khoa học, một nhà thơ –hàng triệu cơ hội mời chào, mọi cánh cửa đều rộng mở. Thế rồi theo thời gian bạn đi vào ổn định, bạn trở thành một giáo sư -một giáo sư Toán chẳng hạn, bạn trở thành một chuyên gia trong một lănh vực nào đó. Sự chọn lựa trở thành một cái ǵ đó ngày càng thu hẹp lại. Và bây giờ bạn chẳng khác ǵ một con đường hầm nhỏ bé càng lúc càng trở nên thu nhỏ lại.  Khi mới sinh ra bạn chẳng khác ǵ một bầu trời, thế nhưng chẳng bao lâu bạn bắt đầu chui vào một con đường hầm và chẳng bao c̣n giờ bước ra ngoài được nữa.

 

Con đường hầm đó chính là bản ngă. Nó được gắn liền với danh phận, chức vụ. Như vậy, thật quả là một điều lăng mạ khi ta nghĩ về một người nào đó đơn thuần như  là một anh thư kư quèn. Quả là một điều lăng mạ khi bạn nghĩ về ḿnh cũng chỉ là một anh thư kư quèn như thế, đó là một sự xuống cấp nghiêm trọng. Bởi v́ chính bạn là những thượng đế, là những nữ thần, ngoài ra không có ǵ đúng đắn hơn. Có thể c̣n cao hơn chứ không thể thấp hơn. Khi tôi gọi bạn là những thượng đế hay nữ thần, ư tôi muốn nói đến cái khả năng, cái tiềm năng vô hạn của bạn.

Có thể là bạn sẽ không gắng sức để biến cái tiềm năng vô hạn đó trở thành hiện thực trên mọi lănh vực –không ai có thể làm được chuyện đó bởi v́ nó bao la rộng lớn vô cùng. Thế nhưng bạn là cả một vũ trụ mà cho dù thời gian trải dài đến vô lượng bạn cũng không thể làm cạn kiệt được cái tiềm năng ẩn chứa trong đó. Đây chính là ư nghĩa khi tôi nói rằng bạn là thượng đế -bạn là vô biên.

 

Tuy nhiên một vài điều sẽ trở thành hiện thực. Bạn học một ngôn ngữ, và bạn trở nên người ăn nói lưu loát, bạn trở thành một nhà hùng biện. Bạn có một cảm quan đặc biệt với ngôn từ, và rồi bạn trở thành nhà thơ. Bạn có một thính giác đặc biệt nhạy cảm với âm nhạc, bạn yêu âm nhạc, có năng khiếu về thẩm âm, thế là bạn trở thành một nhạc sĩ. Thế nhưng đây chỉ là những khả năng rất nhỏ bé, hạn hẹp. Đừng bao giờ nghĩ rằng đạt đến như vậy là hết mức rồi; không có ai được xem là kết thúc với một cái ǵ đó. Tất cả những ǵ mà bạn đă làm được chẳng là cái ǵ cả nếu đem so với khả năng của bạn.

 

Bản ngă  có nghĩa là chấp vào một cái chức vụ nào đó. Một điều chắc chắn là ông thống đốc có một loại ngă chấp riêng -bởi v́ ông ta là thống đốc thế nên ông ta cho rằng ḿnh phải hành xử sao cho đạt cái vai tṛ đó. Một ông thủ tướng cũng có một loại ngă chấp tương tự. Ngoài đời đều như thế cả. Thật là ngu xuẩn và điên rồ hết sức. Đời sống rất đổi bao la đâu có thể để bị đóng khung như vậy. Không thể như thế được. Bạn càng thể nhập sâu xa vào đời sống chừng nào, những chân trời bao la hơn sẽ càng mở rộng cửa. Vâng, bạn có thể leo lên một đỉnh núi rồi bỗng nhiên một đỉnh núi khác hiện ra –không bao giờ kết thúc. Con người cứ tiếp tục được tái sinh trong từng khoảnh khắc nếu y cứ vẫn măi là một sinh thể đầy tiềm năng.

 

Bản ngă xoay quanh chuyện hành xử, tâm thức quan tâm đến chuyện sống. Thiền là sống trọn vẹn trong khi con người cứ măi loay hoay với chuyện hành xử. Thế nên chúng ta mới phải khốn khổ bởi lẽ cái sinh thể vô cùng rộng lớn của chúng ta lại bi đem đi giam hảm vào những con đường hầm chật hẹp. Điều đó tạo nên khổ nạn, ngục tù. Con người hoàn toàn đánh mất tự do và cho dù ở bất cứ nơi đâu bạn cũng đều bắt đầu cảm thấy  ḿnh bị buộc ràng, vây bủa, cản lối, ngăn đường. Bạn bắt đầu cảm thấy ḿnh bị hạn chế ở khắp nơi. Nhưng vấn nạn này là hoàn toàn do bạn gây ra, chẳng có ai trách nhiệm về chuyện đó cả.

 

Khi một người hiểu được rằng họ chỉ hành xử chức năng, họ có thể làm một ngàn lẻ một công việc khác nhau mà không hề bị dính mắc vào chúng. Khi ngồi ở văn pḥng làm việc, một người có thể là vị thống đốc, nhưng ngay từ khoảnh khắc bước chân ra khỏi văn pḥng, ông ta không c̣n là vị thống đốc nữa mà trở lại là bầu trời bao la, là một thượng đế. Khi về đến nhà, ông ta hành xử bổn phận của một người cha, ông thương yêu vợ trong vị trí của một người chồng với tâm không hề bị dính mắc. Ông ta phải làm một ngàn lẻ một chuyện như thế mà vẫn ung dung tự tại không bị vướng bận vào chức năng hành xử. Ông ta là một người cha, một người chồng, một người mẹ, một người anh, một đứa con, người thầy giáo, vị thống đốc, ông thủ tướng, tổng thống, anh bồi pḥng, ca sĩ,… làm một ngàn lẻ một công việc như thế -thế nhưng y vẫn thong dong không vướng mắc. Y đă thoát ra, đă ở ngoài ṿng cương tỏa. Không có ǵ có thể giam giữ y. Y bay lượn qua những nơi này nhưng không biến chúng trở thành những nhà tù của chính ḿnh. Mà thực ra, càng trải qua nhiều vị trí, y càng trở nên tự do hơn.

 

Như thế đó. Khi ở trong văn pḥng bạn hăy cứ là người thư kư, ủy viên hay thống đốc –không có vấn đề- nhưng một khi bước ra khỏi cửa văn pḥng, hăy cởi chiếc áo thống đốc, thư kư hay ủy viên ra. Chức vụ hành xử của bạn nên được chấm dứt tại đây. Mang nó theo làm ǵ? Không nên bước ra đường như là một vị thống đốc hay không phải là thống đốc. Cái nón thống đốc đó sẽ trở nên nặng nề trên đầu, không làm cho bạn vui sống cách thoải mái. Làm sao vị thống đốc có thể hoà ḿnh, nhảy múa cùng với tiếng hót líu lo của đàn chim trên những cành cây ven đường? Rồi trời mưa xuống và con công có thể x̣e đôi cánh múa –làm sao vị thống đốc có thể dừng lại đó đứng ngắm nh́n cùng với đám đông? Khó có thể có chuyện như vậy. Một vị thống đốc đă cứ luôn phải xem ḿnh là thống đốc. Ông ta đi trên con đường của riêng ḿnh, chẳng bao giờ nh́n ngược nh́n xuôi đâu cả, chẳng hề bận tâm đến cỏ cây hôm nay đang khoác lên chiếc áo màu xanh, chẳng hề ngước mắt lên bầu trời để nh́n ngắm trăng sao. Ông ta là thống đốc.

 

Những cái ngă chấp loại này đang giết chết bạn. Càng chấp vào chúng bao nhiêu bạn càng gần hơn với cái xác chết bấy nhiêu. Đây là điều mà bạn hăy ghi nhớ. Đừng bao giờ giam giữ ḿnh vào chức năng mà bạn đang hành xử. Tác hành của bạn chẳng liên hệ ǵ tới sinh mệnh của bạn. Bao lâu mà chúng ta c̣n đứng trên b́nh diện đời sống để nh́n,  tác hành của bạn chẳng mang một ư nghĩa nào cả.

 

 

Có một số người thỉnh thoảng t́m đến gặp tôi và hỏi, “Nghiệp báo là ǵ? Kiếp trước là thế nào?” Bởi v́ tôi nói rằng bạn có thể đạt thành giác ngộ chỉ trong chớp mắt, thế nên họ mới hỏi, “Thế th́ nghiệp báo là cái ǵ?” Tôi muốn nói với các bạn rằng, nghiệp báo không hề là nơi giam giữ bạn, những tác hành không phải là nơi giam giữ bạn. Nếu bạn cứ măi bị nhốt vào đây, điều hết sức đơn giản là tại v́ bạn muốn như vậy, ngược lại chẳng có nơi đâu là chốn ngục tù. Chẳng khác ǵ bạn bước ra khỏi cửa văn pḥng và liệng bỏ chiếc áo thống đốc, cứ như thế bạn sẽ chẳng bao giờ c̣n bị dính mắc vào đời sống. Giấc huyễn mộng đă qua đi, dù là cơn mơ ngọt ngào hay ác mộng. Bạn đă thoát ra ngoài.

 

Đây là nỗ lực liên tục của một thiền giả. Từng khoảnh khắc đoạn diệt được quá khứ, y liệng bỏ chúng một cách hoàn toàn. Nó không c̣n hiện hữu ở đó, không c̣n vướng vất chung quanh, y hoàn toàn tự do. Thế th́ đâu c̣n nghiệp ở đó nữa? Nghiệp không c̣n cản trở bạn, bạn chỉ dính mắc vào nó mà thôi. Đây chỉ là một thói quen, một thói quen không hơn không kém, và bạn cứ tiếp tục đeo đuổi măi không thôi.

 

Khi không có bà xả ở bên cạnh th́ bạn đâu phải là một ông chồng? Bạn là chồng thế nào được nếu như không có vợ? Có phải là chuyện xuẩn động không? Khi không có đứa con ở đó, bạn không thể là một người cha hay một người mẹ. Đâu có thể như vậy được? Khi bạn không làm thơ th́ bạn đâu phải là một nhà thơ? Khi bạn không khiêu vũ th́ bạn đâu phải là một vũ công? Chỉ khi nào bạn nhảy múa th́ bạn mới được gọi bằng danh hiệu như thế. Trong khoảnh khắc đó con người của bạn rung động cùng với chức năng của một vũ công. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó thôi. Khi vũ điệu chấm dứt, sẽ không c̣n có người múa, và bạn không c̣n dính mắc vào đó nữa. Bằng cách này ta hoàn toàn thong dong tự tại -thỏng tay vào chợ.

 

 

 

Như vầy tôi nghe.

 

Một anh diễu của vua thiện nghệ về ngón chơi chữ thường hay châm chọc vua đến độ không c̣n chịu đựng nổi, vua ra lệnh treo cổ y. Thế nhưng khi những người hành h́nh dẫn y đến giá treo cổ, nhà vua suy nghĩ lại và thấy rằng khó mà kiếm một anh châm chọc hay như thế nên hối hận, liền sai sứ giả tức tốc mang lệnh ân xá của vua chạy đến pháp trường.  Người sứ giả đến nơi vừa kịp lúc khi anh chơi chữ đang đứng dưới giá treo cổ với chiếc thừng quanh cổ, đọc quyết định khoan hồng của nhà vua -với điều kiện là anh ta hứa rằng từ nay trở đi sẽ không c̣n dở tṛ chơi chữ nữa. Dĩ nhiên đây là môt cơ hội được thoát chết rất quyến rũ, nhưng rồi người ta thấy anh chơi chữ buột miệng: “Không dây tḥng lọng là tin lành” (1). Lập tức anh ta bị treo cổ.

 

Lại chuyện nghiệp báo tiền thân. Khi tiền kiếp của bạn không c̣n đó nữa, làm sao nó có thể tiếp tục lẩn quẩn chung quanh bạn? Chẳng qua đây chỉ là một thói quen mà bạn th́ lại không chịu từ bỏ nó. Trong kiếp này bạn lại tiếp tục sống với cái thói quen này. Đến một ngày nào đó bạn từ bỏ nó, lúc đó bạn sẽ hoàn toàn tự do. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tất cả quá khứ có thể được hoàn toàn đọan diệt.

 

Đây là một trong những thông điệp có ư nghĩa nhất của Thiền: Bạn có thể đạt đến giác ngộ chỉ trong chớp mắt. Ngoại trừ Thiền, tất cả những tôn giáo khác đều rất khốn khổ với cái chuyện giác ngộ này. Họ rất đổi nghèo nàn, họ tính toán như kiểu con buôn. Họ bảo rằng những cuốn sổ sách đời của bạn cần phải được đóng lại, để quyết toán những ác nghiệp cho quân b́nh với thiện nghiệp, và điều này phải đ̣i hỏi thời gian, không phải chuyện dễ dàng đâu. Bởi v́ bạn đă hiện hữu ở đây ngay từ vô thủy, có thể nói là từ a tăng tỳ kiếp, đă tạo ra trùng trùng duyên nghiệp, bây giờ bạn bảo rằng phải xoá sạch chúng ngay trong kiếp này, đâu có dễ dàng như thế?

Đấy là chưa kể trong khi bạn đang làm công chuyện dọn dẹp tất cả mọi chuyện của quá khứ, th́ đồng thời bạn cũng sẽ tạo ra biết bao nhiêu chuyện khác –và chúng lại trở thành những đầu mối cho vấn nạn của bạn trong tương lai. Chắc chắn là bạn sẽ phải ăn rồi –hay ít ra là sẽ phải thở. Và khi bạn c̣n đang thở bạn làm chuyện bạo động, và khi bạn c̣n đang ăn, sẽ vẫn c̣n chuyện bạo động. Vâng, bạn sẽ có một đời sống, và đời sống th́ đầy bạo động. Thế rồi bao nhiêu chuyện lại bắt đầu kết tụ chung quanh bạn. Và cái ṿng lẩn quẩn đó cứ tiếp diễn không bao giờ ngưng nghỉ, bạn không thể nào thoát ra khỏi cái ṿng quay đó.

 

Cái điều nghịch lư, nhưng mang tính luận lư của Thiền rất là dễ hiểu. Thiền nói rằng bạn có thể thoát ra khỏi tất cả cái đó ngay trong khoảnh khắc này bởi v́ nó chỉ là một phần chấp trước của bạn. Những nghiệp báo không hề dính mắc vào bạn, chính bạn đang chấp trước vào nghiệp báo. Nếu bạn ngưng cái chuyện bám víu này… có nghĩa là mọi chuyện được kết thúc.

Nhưng làm thế nào để ta có thể không c̣n dính mắc? Không có con đường nào khác hơn là bạn phải bắt đầu sống một cuộc đời thực sự, ngay trong đời sống này. Bạn hăy là một người chồng nhưng không hề là một người chồng. Đó là ư nghĩa khi tôi nói rằng hành giả phải giống như một nhà nghệ sĩ tài ba. Bạn hăy là một người mẹ nhưng không hề là một người mẹ. Đừng bao giờ bị dính mắc vào vai tṛ mà ḿnh đang sống. Vai tṛ của bạn, bạn phải hoàn tất một cách trọn vẹn nhất, tốt đẹp nhất, dễ thương nhất, bạn hăy vui sống với nó và xem đó như là cả một công tŕnh nghệ thuật. Hăy là một người vợ tuyệt vời, người chồng tuyệt vời, người t́nh tuyệt vời, nhưng đừng bao giờ trở nên dính mắc với nó. Cái khoảnh khắc mà bạn trở thành là cái đó, bạn bắt đầu bước vào khổ nạn.

 

Đừng bao giờ để cho chức vụ chiếm lĩnh con người bạn. Đừng bao giờ để cho vai tṛ chiếm lĩnh con người bạn. Hăy sống như một nhà nghệ sĩ lành nghề. Nhà nghệ sĩ có thể đóng không biết bao nhiêu vai tṛ –y có thể là một người cha, là người mẹ, là kẻ sát nhân, có khi đóng những vai tṛ rất quan trọng, nhưng cũng có khi chỉ giữ một vị trí thật khiêm nhường, lố bịch. Thế nhưng y đóng tất cả vai tṛ một cách hoàn hảo, không hề bận tâm đến phần vụ được giao phó. Luôn luôn thiện nghệ, y mang tất cả tâm hồn của ḿnh vào sống với vai tṛ. Nếu bạn muốn y đóng vai sát nhân, y sẽ là kẻ sát nhân tuyệt hảo nhất trong thế giới này, nếu bạn muốn y là một vị thánh, y sẽ trở thành một con người thánh thiện hoàn toàn. Và y có khả năng thay đổi: trong màn này th́ y là vị thánh, nhưng qua màn khác y lại là kẻ sát nhân. Tuy nhiên khả năng hoàn hảo trong diễn xuất của y không hề thay đổi.

 

Tính cách linh động này cũng nên được xảy ra trong đời sống như thế. Đời sống chẳng qua là một vở kịch lớn. Vâng, cái sân khấu đời thật vô cùng lớn lao -cả trái đất này đâu có khác ǵ một cái sân khấu và mọi người quay chung quanh nó như là những diễn viên. Không ai trong chúng ta có thể biết được toàn bộ cái gánh hát này sẽ đi về đâu, sẽ kết thúc như thế nào. Cũng không có ai biết trước tuồng tích, cứ thế mà sáng tạo, cứ thế mà tùy cơ ứng biến trong từng khoảnh khắc.

 

Trong Thiền cũng có những loại kịch như vậy, được gọi là kịch Noh. Nó không hề có kịch bản sẵn, chỉ có những diễn viên. Khi tấm màn được kéo lên, diễn viên cứ việc tự biên tự diễn. Rồi mọi việc sẽ bắt đầu xảy ra. Chắc chắn là như vậy rồi, khi có con người ở đâu, tất là sẽ có chuyện xảy ra ở đó. Cho dù là họ chỉ ngồi im lặng và ngó nhau. Không cần phải chuẩn bị trước, không cần phải tập dượt trước, một cái ǵ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

 

Đời sống cũng giống y như vậy –trong từng khoảnh khắc. Hăy nhảy ra khỏi quá khứ và rồi bất cứ chuyện ǵ sẽ xảy ra, ta hăy để cho nó xảy ra mà không cần phải ức chế, dồn nén. Sống trọn vẹn với nó và rồi tự do sẽ đến với bạn.

Trước khi nghe kể một câu chuyện, có một vấn đề khác tôi cũng cần lưu ư các bạn. Cái bản ngă hay cái tôi chỉ là một bộ phận mà cứ làm như ḿnh là cả toàn thể -giống như đôi tay của tôi lại cứ tưởng rằng ḿnh là toàn thể xác thân. Mọi chuyện trở nên rắc rối là như thế. Chúng ta chỉ là những bộ phận trong một vũ trụ vô cùng vô tận, thế nhưng chúng ta lại cứ xem ḿnh là cả cái vũ trụ này.

 

Cái bản ngă chỉ là một loại khùng điên, là tên loạn thần kinh, là hoang tưởng. Cái bản ngă rất là dở hơi; nếu bạn chịu khó lắng nghe nó bạn sẽ nhận ra điều đó. Nó nghĩ rằng bất cứ chuyện ǵ cũng có thể làm được. Nó nghĩ là nó có thể chinh phục được tất cả, nó nghĩ là nó có thể chinh phục được thiên nhiên, Thượng Đế. Trong ư nghĩ của nó chỉ có chuyện chinh phục. Trong ư nghĩ của nó chỉ có chuyện xâm lấn. Nó nghĩ rằng mọi chuyện đều có thể xảy ra, mọi chuyện đều có thể làm được. Thế là nó cứ tiếp tục chạy đưổi theo những tham vọng không bao giờ ngưng nghỉ, và tiếp tục ngày càng điên khùng hơn.

 

Trong truyện cổ Trung Hoa có truyện Hầu  Vương (2) nói về một con khỉ. Con khỉ là một trong những biểu hiệu cổ xưa nhất để chỉ cái tâm, cái ngă, cái tôi –Tâm viên ư mă. Con khỉ cũng là một ẩn dụ nói lên sự xuẩn động của bản ngă con người. Đây là một câu chuyện rất hiếm hoi, chỉ có Thiền gia mới có thể sáng tạo ra một câu chuyện như thế, ngoài ra không một tôn giáo nào có đủ can đảm. Đối với những tôn giáo khác -những người Cơ Đốc, những người Ấn giáo, Hồi giáo,…- sẽ xem đây như là một chuyện phạm thánh, phạm thượng với Đức Phật hay với Thượng Đế. Thật ra không phải như thế. Thiền gia yêu kính Đức Phật vô cùng đến độ họ có thể nói chuyện tếu về Ngài. Nó khởi phát từ ḷng mến mộ sâu sắc; kính yêu mà không sợ hăi. Thiền gia không thuộc vào loại người kinh-sợ-Thượng-Đế, hăy nhớ như vậy, họ là những người yêu-mến-Thượng-Đế. Khi bạn thương yêu ai, bạn cũng có thể nói chuyện cười về người đó. Và họ hiểu rằng, tiếng cười đó không hề làm suy giảm h́nh ảnh tôn kính của Đức Phật. Thực ra, tiếng cười của họ, càng làm tăng thêm ḷng yêu kính đối với Ngài.

 

Câu chuyện kiểu này chắc chắn là sẽ bị lên án bởi các tôn giáo khác. Vâng, đúng như vậy, chắc chắn là người Cơ Đốc không thể nào viết một câu truyện như thế về Jesus. Người Kỳ na giáo không thể viết một câu chuyện như thế về giáo chủ Ni Kiền Tử (Mahavira) của họ và ngay cả người Phật tử Ấn cũng không thể viết một câu chuyện như thế về Đức Phật. Điều này chỉ có thể xảy ra tại Trung Hoa và Nhật Bản, nơi mà tôn giáo đă trưởng thành, chín mùi rực rỡ. Chỉ những nơi đó người ta mới có tinh thần hài hước.

 

Bây giờ mời bạn lắng nghe câu chuyện.

 

Con khỉ Tề Thiên t́m đến Đức Phật. Y cho rằng ḿnh là loại siêu khỉ, không có bất cứ chuyện ǵ mà y không thể làm được. Y c̣n ngon lành hơn cả A Lịch Sơn Đại Đế. Y tuyên bố, “Cái ǵ mà không thể làm được? Cái chữ đó không hề có trong cuốn tự điển của tôi. Tôi có thể làm được bất cứ chuyện ǵ.” Y là một con khỉ kiệt xuất –hay ít ra, y tưởng rằng ḿnh như thế.

Đức Phật Thích Ca liền bảo y: “Được rồi, ta sẽ đánh cuộc với ngươi. Nếu ngươi quả thật là một con khỉ thông minh và tài năng xuất chúng như thế, hăy thử nhảy ra khỏi ḷng bàn tay phải của ta. Nếu ngươi làm được như thế, ta sẽ bảo Ngọc Hoàng Thượng Đế về Tây Phương sống chung với ta và nhường lại ngôi báu cho ngươi. Nhưng nếu ngươi thất bại, ngươi phải trở về hạ giới ăn năn sám hối xong một tiểu kiếp hăy trở lại đây gặp ta để nói chuyện.”

 

Con khỉ Tề Thiên nghĩ thầm: “Lăo Phật Tổ này không biết có khùng không đây. Ta nhảy cân đẩu vân một cái lên đến một trăm lẻ tám ngàn bộ, trong khi cái bàn tay của lăo ta nhiều lắm chỉ tám phân là cùng, làm sao mà không nhảy ra khỏi được?” Nhưng để cho chắc ăn y hỏi:

“Ông có chắc những điều ông nói không?”

Phật Thích Ca trả lời: “Không lẽ ta nói láo với ngươi?”

Xong, Đức Phật x̣e bàn tay phải ra, không lớn hơn một chiếc lá sen. Con khỉ Tề Thiên liền nhét thiết bảng vào lỗ tai, rán sức b́nh sinh dùng thần thông nhảy tót lên trời. Y nhảy quá lẹ đến độ không ai c̣n trông thấy bóng dáng y, ngoại trừ Đức Phật với tuệ nhăn của Ngài là không bỏ sót một hành động nhỏ nào.

 

Con khỉ Tề Thiên nhảy đến một nơi mà y nghĩ là cao lắm rồi, không c̣n tăm dạng trời đất ǵ nữa, chỉ c̣n năm cột trụ màu hồng ngất ngưỡng giữa hư không. “Đây chắc là tận cùng thế giới rồi,” con khỉ Tề Thiên nghĩ thầm như vậy. “Bây giờ ta chỉ việc trở về nhận giải thưởng chiếc ngai vàng mà lăo Phật Tổ đă hứa thôi.”

“Nhưng mà khoan đă, để đề pḥng lăo Phật Tổ trở mặt, ta phải ghi lại một cái ǵ làm bằng chứng.” Thế là con khỉ Tề Thiên chọn cái gốc cột trung tâm viết vào đó hàng chữ: “Tề Thiên Đại Thánh đă đến nơi nầy.” Và để tỏ dấu khinh thị, y liền đái vào gốc cột thứ nhất trước khi nhảy về chỗ cũ để gặp Phật.

 

Đứng trên bàn tay Phật, Tề Thiên tuyên bố, “Ta đă nhảy ra khỏi bàn tay ông rồi đó và bây giờ trở về đây. Ông hăy đi bảo Ngọc Hoàng Thượng Đế nhường lại cơi thiên giới này cho ta.”

Phật Thích Ca mĩm cười, “Này con khỉ hôi hám kia, ngươi ở trong ḷng bàn tay ta tự năy giờ, đâu có nhảy đi đâu mà nói vậy?”

Tề Thiên căi: “Ông lầm rồi! Ta đă nhảy tới cuối trời lận. Ở đó ta c̣n thấy năm cột trụ chống trời ngất ngưỡng giữa hư không cơ mà. Ta sẽ dẫn ông đến đó để chỉ cho ông thấy.”

“Thôi không cần phải đi đâu cả,” Đức Phật bảo, “Hăy nh́n xuống bàn tay ta.”

 

Con khỉ Tề Thiên mở to mắt nh́n xuống ḷng bàn tay Phật, và ngay cuối lóng tay của ngón giữa, y thấy hàng chữ: Tề Thiên Đại Thánh đă đến nơi này. Và từ khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ của Đức Phật, bay ra mùi khai nồng của nước đái khỉ!

 

Con khỉ như đă nói là một ẩn dụ về cái ngă. Cái bản ngă nghĩ là nó có thể làm được bất cứ điều ǵ. Nó cứ sống trong ảo tưởng sai lầm như thế. Phần tử mang ảo tưởng rằng ḿnh là toàn thể. Cái bản ngă bất toàn lại cho ḿnh là đấng toàn năng. Cái bản ngă, vốn không hề hiện hữu, nhưng lại cứ nghĩ rằng ḿnh là trung tâm của mọi hiện hữu. Khổ nạn được bắt nguồn từ đó.

 

Chúng ta cứ vẫn phải nỗ lực không ngừng và vẫn luôn thất bại v́ tiền đề đă sai lầm ngay từ căn bản. Con người tiếp tục để vươn đến thành công nhưng họ chẳng bao giờ thành công. Tất cả mọi thành công đều mang đến những bực dọc. Chúng ta đă đổ ra không biết bao nhiêu tiền bạc, và công của, khoa học ngày càng tiến bộ không ngừng, thế nhưng những nỗi khổ đau vẫn không ngừng tăng trưởng.

Những khổ đau của hôm nay c̣n lớn hơn bất cứ lúc nào hết; mà đúng lư ra nó không thể như thế. Thế kỷ mà chúng ta đang sống hôm nay là thế kỷ của khoa học phát triển. Con người chưa bao giờ sống một cách tiện nghi như thế với bao nhiêu kỹ thuật tân tiến để khám phá thiên nhiên –nhưng đồng thời cũng chưa bao giờ con người lại khốn khổ như thế. Có một cái ǵ đó đă sai lầm? Cái giả định tiên khởi đă sai lầm ngay từ căn bản.

 

Trong vô ngă, mọi chuyện đều khả hữu; khi có ngă dính vào, mọi chuyện sẽ chẳng bao giờ thành tựu. Nếu bạn muốn chinh phục thế giới, bạn sẽ bị đánh bại. Nhưng nếu bạn không muốn chinh  phục, bạn sẽ trở thành nhà chinh phục. Buông bỏ trước đời sống tức là chiến thắng. Ư chí không hề dẫn bạn đến thiên đàng, chỉ có sự buông bỏ.

Hăy ghi nhớ những điều này và bây giờ chúng ta đi vào ư nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.

 

 

 

Keichu, một vị đại thiền sư nổi tiếng thời Minh Trị, là viện chủ Tofuku, một ngôi chùa lớn tại Kyoto. Một hôm vị Thống Đốc Kyoto quá bộ đến thăm lần đầu tiên.

Người thị giả mang tấm danh thiếp của ông vào tŕnh thầy, trên có ghi hàng chữ: Kitagaki, Thống Đốc Kyoto.

“Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này,” Keichu bảo người thị giả, “Con hăy bảo ông ta về đi.”

Người thị giả mang tấm danh thiếp trả lại cùng với lời cáo lỗi. “Ồ. Đây là lỗi tại ta,” vị Thống Đốc bảo, rồi lấy cây bút ch́ gạch bỏ hàng chữ “Thống Đốc Kyoto” trên tấm danh thiếp.

“Bây giờ hăy đem vào tŕnh với thầy ngươi một lần nữa.”

“Ồ. Ông Kitagaki đấy hả!” Vị Thiền sư thốt lên khi trông thấy tấm danh thiếp. “Con hăy ra mời vị đạo hữu ấy vào đây.”

 

 

Cái ǵ đă xảy ra? Đây là một câu chuyện đơn giản nhưng lai mang một ư nghĩa vô cùng sâu sắc.

Cái ông thống đốc này đi thăm viếng một vị thiền sư. Ông ta viết tên của ḿnh, Kitagaki, nhưng mà ông ta cũng không thể quên được rằng ḿnh là thống đốc của Kyoto. Khi bạn đến thăm viếng một vị Thiền sư bạn nên quên đi những chuyện như vậy, nếu không bạn sẽ chẳng được lợi ích ǵ. Bạn có thể mang cái thân xác của bạn đến, nhưng tinh thần bạn th́ xa cách muôn trùng. Giữa cái khoảng cách muôn trùng đó là ông thống đốc, là chức phận của bạn.

 

 

Làm thế nào mà một ông thống đốc đến với một vị Thiền sư được? Một người nam, một người nữ, có thể, nhưng thống đốc th́ không. Cái “thống đốc” chỉ là một chức vụ. Bạn có thể mang đến cái tâm thức nhưng cái bản ngă th́ không.

 

Trông thấy tấm danh thiếp, vị Thiền sư bảo, “Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này.” Rơ ràng cái ông Thống đốc này những nguyên tắc sơ đẳng ABC c̣n chưa biết thế th́ ông ta đến thăm vị Thiền sư để làm ǵ? Bạn chỉ đến với vị Thiền sư trong một cung cách vô cùng khiêm nhường, bỏi v́ chỉ trong khiêm nhường bạn mới có thể học hỏi được. Bạn t́m đến một vị Thầy là để học chứ đâu có phải là để chứng tỏ cho thấy rằng bạn là ai. Bạn đến đó để buông bỏ chứ không phải đến để hành xử chức vụ của bạn, để điều khiển, ra uy với người khác. Thế nên bạn phải vô cùng khiêm tốn. Sự t́m đến của bạn mang ư nghĩa như vậy. C̣n như bạn đến với vị Thiền sư mang theo một số ư nghĩ sẵn có trong đầu -bạn là thế này, bạn là thế nọ- tức là bạn chẳng bao giờ đến cả.

 

Thế nhưng chúng ta vẫn luôn mang theo ḿnh cái chức vụ như là một chiếc mặt nạ. C̣n khuôn mặt thật của ḿnh th́ luôn luôn được dấu kín. Nếu bạn là người thừa tiền lắm bạc, nó cũng hiện rơ ra trên khuôn mặt, khuôn mặt thực của bạn không hề hiện ra. Nếu bạn thăm viếng chỉ v́ mục đích chính trị, những ư đồ chính trị cũng không thể che dấu.

 

Một vị Thiền sư không phải là một người thầy b́nh thường ở trong đạo. Ông ta không phải là giáo sĩ, giáo hoàng hay là một shankaracharya. Ông ta không tin vào một hệ thống đẳng cấp trong tôn giáo. Ông ta  muốn đến với bạn một cách trực tiếp và cũng muốn bạn đến với ông ta như thế, không hề bị bất cứ một chướng ngại nào đứng ở giữa ngăn cản.

 

Thế nhưng cái “thống đốc” này sẽ là một vật cản. Chính v́ cái “thống đốc” này mà vị Thầy đă không thể đi sâu vào Kitagaki và Kitagaki cũng không thể lănh hội được ư tưởng của vị Thầy. Cái “thống đốc” này đă không cho phép có một sự truyền đạt cảm thông, nó sẽ là một bức trường thành ở ngay chính giữa. Thông thường, khi bạn là thống đốc bạn rất khó mà thư giăn. Bạn sẽ rất căng. Khi bạn là thống đốc, bạn có sẵn sàng để lắng nghe đâu, bạn chị sẵn sàng để ra lệnh. Khi bạn là thống đốc, bạn không thể nào chịu hạ ḿnh xuống, buông bỏ. Ngược lại, bạn c̣n muốn ông Thầy phải khuất phục bạn.

Thế nên vị Thiền sư đă hoàn toàn đúng khi bảo rằng, “Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này. Con hăy bảo ông ta về đi.” Thoạt nh́n hành động này có vẻ rất lỗ măng. Nhưng thật ra không phải vậy. Nó toát ra tinh thần đại từ bi. Nó có vẻ lỗ măng là bởi v́ chúng ta có thói quen xem trọng h́nh thức lễ nghi. Thế nhưng vị Thiền sư là người đă không c̣n ở trong cái thế giới ưa chuộng h́nh thức của bạn, bởi vậy ông ta mới được gọi là vị Thiền sư. Ông là người đă buông bỏ hoàn toàn. Ông ta giống như một kẻ nổi loạn. Ông ta chẳng hề bận tâm đến những lễ nghi đời thường, bởi v́ c̣n nghi lễ là c̣n dối trá, c̣n nghi lễ là c̣n bản ngă. Bản ngă được trợ thủ đắc lực bởi tất cả mọi h́nh thái lễ nghi.

 

Vị Thiền sư thoạt tiên đă làm cho ông thống đốc hỏng chân. Ông ta đă giật đi tất cả mọi cái nạng chống. Ông ta cho biết là  không muốn gặp một con người như thế. Bề ngoài th́ trông có vể rất thô lỗ, mất lịch sự nhưng nếu nh́n kỹ hành động này ta mới thấy được tấm ḷng từ bi của vị thiền sư. Bởi v́ nếu cư xử theo cung cách đời thường, ông ta có thể bảo, “OK. Mời ông ta vào đây”, và rồi sẽ tiếp chuyện, sẽ kết thúc một cách rất b́nh thường –có ǵ để phải bận tâm? Thế nhưng vị Thiền sư thực ḷng muốn ông thống đốc đến với ḿnh, nhưng không phải đến trong tư cách của một vị thống đốc. Cái vỏ thống đốc phải được lột bỏ ra ở ngoài cửa. Cái tâm thức của con người cũ phải được để lại ở ngoài chùa. Ông ta phải rủ bỏ hoàn toàn cái chức vụ đang mang. Ông ta phải bước vào cửa chùa như một đứa trẻ thơ, không hề có một ư tưởng rằng ḿnh là ai. Như vậy th́ mọi chuyện mới có thể bắt đầu. Như vậy th́ tia lửa từ vị Thiền sư mới có thể làm bật cháy lên ngọn lửa tiềm ẩn lâu đời trong tâm kẻ cầu đạo.

 

Tất cả đều phát khởi từ ḷng từ bi. Hăy nhớ như thế. Bởi do ḷng đại từ bi, đôi khi những vị Thầy có vẻ như rất thô lổ, nếu không nói là độc ác –các vị Thiền sư th́ lại c̣n hơn thế nữa.

Xưa có một chính khách lớn, một ông quan tể tướng, Quản Tử, đến thăm một vị Thiền sư, và hỏi: “Bạch Thầy, Thầy có thể làm ơn giải thích cho tôi như thế nào th́ gọi là bản ngă?”

Vị Thiền sư xanh mặt lên và với một thái độ cực kỳ kiêu căng ngạo mạn, đă khinh thị quát bảo vị Tể tướng: “Này, ông hỏi cái ǵ vậy, hởi tên đần?”

Bất ngờ trước thái độ cư xử phi lư và lổ măng này, mặt mày vị Tể tướng bắt đầu đỏ lên v́ tức giận.

Bấy giờ vị Thiền sư mới mĩm cười: “Thưa Ngài, cái đó gọi là bản ngă.”

 

Những vị Thiền sư thường rất là thực tế, rất là thực dụng, là  rất mực đời thường. Họ tin vào sự trực nhận mà không tin vào những giảng thuyết. Họ gỏ bạn thật mạnh để đánh thức bạn ra khỏi cơn mê.

Nếu ông Tể tướng này t́m đến gặp một người nào khác -một ông thánh Ấn Độ giáo hay Kỳ Na giáo chẳng hạn- chắc chắn là ông ta sẽ được nghe một bài thuyết giảng khá dài ḍng. Họ sẽ giải thích cho ông ta đủ mọi lư thuyết, triết lư đằng sau cái bản ngă. Họ sẽ chẻ sợi tóc ra làm tư. Thế nhưng vị Thiền sư này không làm như thế, ông ta chỉ đơn giản gỏ bạn một đ̣n chí tử. Thay v́ đi ḷng ṿng vào lư thuyết, ông ta đi thẳng vào sự kiện. Ông ta tạo nên t́nh huống làm cho vị Tể tướng phải tức giận. Bỗng dưng, chuyện bản ngă không c̣n là chuyện lư thuyết viễn vông nữa, nó trở nên một thực tế, một sự kiện vô cùng gần gũi có thể nắm bắt được. Cái bản ngă đă phô bày ra, một làn khói đă tỏa lên chung quanh tâm thức của vị Tể tướng. Lúc bấy giờ vi Thiền sư mới cười bảo: “Thưa Ngài, cái bản ngă là đấy.” Ông ta đă tạo ra nó và bây giờ th́ ông ta có thể chỉ ngay vào đó.

 

Vâng, câu trả lời có vẻ rất là thô lỗ đối với con người tội nghiệp này –ông ta có hỏi cái ǵ phi lư đâu, chỉ là một câu hỏi hoàn toàn có tính cách t́m hiểu về tôn giáo, “Bản ngă là cái ǵ? Thế nào là chủ nghĩa vị kỷ?” Rồi câu trả lời, ““Này, ông hỏi cái ǵ vậy, hởi tên đần?” Câu nói của vị Thiền sư này cũng chẳng có vẻ mang chất Thiền chút nào cả, bởi v́ người ta thường hay thấy những vị Thiền sư có khi đánh bạn, có khi la lên, nhảy xổ lên người bạn, quẳng bạn ra khỏi cửa để tạo nên một t́nh huống mà những vấn nạn trở thành thực tế sống động khiến bạn trực tiếp lănh hội được.

 

Thiền là trực tiếp. Nó không cần những chiếc cầu gián tiếp, trung gian.

 

Người thị giả mang tấm danh thiếp trả lại cùng với lời cáo lỗi. “Ồ. Đây là lỗi tại ta,” vị Thống Đốc bảo, rồi lấy cây bút ch́ gạch bỏ hàng chữ “Thống Đốc Kyoto” trên tấm danh thiếp.

“Bây giờ hăy đem vào tŕnh với thầy ngươi một lần nữa.”

 

Ông ta phải là một  người rất mực thông minh bởi v́ những ông thống đốc b́nh thường không thể nào có cung cách cư xử như vậy. Một ông thống đốc b́nh thường sẽ vô cùng giận dữ, sẽ trả đủa ngay. Tuy nhiên ông này là người rất hiểu chuyện. Ông ta chắc chắn thuộc loại người thông minh hiếm có, một người có nhận thức sâu sắc chứ không phải là kẻ ngu đần. Ông ta hiểu vấn đề. Ông ta có thể nh́n thấy được cái gúc mắc. Ông ta có thể thấy được cái tâm từ bi của vị Thiền sư, cái ẩn ư, cái thông điệp trong đó. Cái ẩn ư cực kỳ vi tế mà nếu không phải là người rất mực thông minh, có thể ông ta đă để lỡ mất cơ hội.

 

Chuyện như vậy thường hay xảy ra. Rất nhiều người đă lỡ mất cơ hội v́ những điều ẩn dụ thường rất vi tế. Chân lư thường vi tế như vậy. Chỉ có những người như vị thống đốc này mới có thể đọc được cái tâm từ bi của vị Thiền sư. Thế nên ông ta đă không giận dữ, ông ta đă không cảm thấy bị thương tổn. Ông ta chắc chắn là phải hiểu được lư do tại sao vị Thiền sư lại bảo, “Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này.” Chuyện thật quá rơ ràng. Nếu bạn sống trong tĩnh thức, mọi chuyện đều rất sáng tỏ, c̣n nếu không, mọi chuyện đều tối mù. Nếu bạn không tĩnh thức, mối giận dữ trong ḷng bạn, phản ứng của bạn sẽ càng làm cho câu chuyện rối nùi thêm.

 

“Ồ. Đây là lỗi tại ta,” vị Thống Đốc bảo, rồi lấy cây bút ch́ gạch bỏ hàng chữ “Thống Đốc Kyoto” trên tấm danh thiếp.

“Bây giờ hăy đem vào tŕnh với thầy ngươi một lần nữa.”

“Ồ. Ông Kitagaki đấy hả!” Vị Thiền sư thốt lên khi trông thấy tấm danh thiếp. “Con hăy ra mời vị đạo hữu ấy vào đây.”

 

Thế là mọi chuyện đều  hoàn toàn thay đổi -chỉ với việc gạch bỏ hàng chữ: “Thống Đốc Kyoto”. Câu hỏi đặt ra là chỉ một sự thay đổi nhỏ có thể mang đến một thay đổi lớn lao? Vâng, đúng thế, đời sống bao gồm những chuyện rất nhỏ nhặt. Cái bản ngă cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi, chẳng lớn lao ǵ. Thế nhưng khi bạn đang bị nó hành hạ, nó lại có vẻ rất lớn. Nếu bạn đủ thông minh để liệng bỏ nó, th́ nó lại chẳng đáng ǵ -chỉ giống như một hạt bụi nhỏ. Tuy nhiên hăy coi chừng cái hạt bụi nhỏ này, nếu nó rớt vào mắt bạn th́ cũng chẳng khác ǵ cả dăy Hy Mă Lạp Sơn rơi vào mắt bạn. Bạn sẽ thấy chung quanh tối sầm lại và rồi bạn trở nên  như người mù, đôi mắt xốn xang khó chịu. Thế nhưng khi bạn lấy cái hạt bụi ra rồi và để trên ḷng bàn tay, bạn sẽ thấy là nó nhỏ bé biết chừng nào -giống như cái bản ngă vậy. Khi bạn bắt đầu thấy rơ nó rồi, nó chẳng có ǵ là vĩ đại cả. Và đời sống của chúng ta bao gồm những thay đổi nhỏ như thế. Từng đổi thay nhỏ sẽ đi đến một sự chuyển đổi, và rồi những thay đổi của toàn bộ cơ cấu.

 

Bạn cần phải hiểu được những ǵ đang xảy ra trong tâm thức của vị thống đốc. Bạn chỉ mới thấy cái chuyện xảy ra bên ngoài – ông ta lấy cây bút ch́ gạch bỏ hàng chữ “Thống Đốc Kyoto” trên tấm danh thiếp. Thế nhưng những ǵ đă xảy ra ở bên trong? Ông ta cũng đang xóa bỏ một cái ǵ đó. Đây mới là điều quan trọng, thực sự quan trọng hơn cả. Ông ta xóa bỏ cái chức vụ của ḿnh, ông ta xóa bỏ cái vai tṛ của ḿnh, ông ta xoá bỏ cái bản sắc căn cước của ḿnh. Ông ta đă trở thành một tờ giấy trắng. Ông ta đă xoá bỏ cái ư tưởng cho rằng ḿnh đang là ai đó. Ông ta đă quên đi tất cả những ǵ đă học. Trong khoảnh khắc đó ông ta đă hoàn toàn buông bỏ tất cả. Khi ông ta không c̣n biết ḿnh là ai nữa th́ đâu cần phải giả vờ làm ǵ? Vâng, chức vụ ông ta là thống đốc –không có ǵ trở ngại- nhưng điều này th́ đâu có dính dấp ǵ đến một vị Thiền sư và tại sao vị Thiền sư phải bận tâm đến chuyện bạn có phải là ông thống đốc hay không? Chỉ một thay đổi nhỏ từ trong nội tâm là cũng có thể làm thay đổi cả toàn thế giới.

 

Năo bộ của con người được chia làm hai khu vực, hai bán cầu. Bây giờ th́ những công tŕnh nghiên cứu khoa học đă cho chúng ta biết khá nhiều dữ kiện liên quan đến năo bộ con người. Khu vực bên phải, tức là bán cầu năo phải có chức năng hoàn toàn khác biệt với bán cầu năo trái. Cả hai được nối với nhau bằng  một chiếc cầu nhỏ và từ đây mà những khác biệt được chuyển đổi. Chức năng của bán cầu năo trái chủ về lư trí –đây là văn xuôi, là luận lư, là bành trướng, là khát vọng, là bản ngă, là đàn ông, là dương tính, là rất mực bạo động. Đây cũng là bán cầu của toán học, của hành động, phân tích, phối hợp, nam tính, thời gian, công việc -tất cả những ǵ đại loại như thế.

Hai khu vực của năo bộ được nối kết nhau bằng một chiếc cầu rất mỏng manh, và những chức năng cứ liên tục được chuyển đổi từ trái qua phải và ngược lại. Đó là lư do tại sao có sự thay đổi trong chức năng hô hấp. Có lúc bạn đang thở bằng lỗ mũi trái thế rồi có sự thay đổi và bạn thở bằng lỗ mũi phải. Khi bạn thở bằng lỗ mũi phải, chính là lúc bán cầu năo trái của bạn đang làm việc. Chúng được nối kết tréo nhau. Cũng vậy, khi bạn thở bằng lỗ mũi trái, chính là lúc bán cầu năo phải hoạt động.

 

Bàn tay trái của bạn được nối với bán cầu năo phải, bàn tay phải th́ nối với bán cầu năo trái. Đó là lư do tại sao khi thấy trẻ con viết bằng tay trái, chúng ta bắt buộc chúng phải viết bằng tay phải. H́nh như chúng ta cho rằng dùng tay phải là đúng c̣n dùng tay trái là sai. Tại sao như thế? Bởi v́ một đứa trẻ viết bằng tay trái sẽ không bao giờ thuộc loại người mà xă hội này mong muốn. Y sẽ là loại người lăng mạn, giàu tưởng tượng. Y sống với những giấc mộng lớn. Y có thể trở thành một nhà họa sĩ, vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng sẽ không bao giờ là những nhà toán học, kỹ sư, khoa học gia lành nghề. Y sẽ không bao giờ là một vị danh tướng, một kẻ sát nhân, một chính khách –không bao giờ.

Bởi lẽ đó, những người thuận tay trái chẳng khác ǵ là thành phần nguy hiểm. Xă hội cần những người thuận tay phải. Lịch sử được làm nên bởi những người thuận tay phải. Người thuận tay trái phải được sửa đổi bởi nếu bạn sử dụng tay trái, cái phần tưởng tượng, cái phần nữ tính, cái con người không vị kỷ của bạn sẽ phát triển. Bạn sẽ trở nên yếu mềm, cởi mở hơn. Bạn sẽ trở thành một con người nhạy cảm. Thế nên chúng ta buộc trẻ con phải thay đổi.

 

Nhưng rồi không sớm th́ muộn, sẽ có một cuộc nổi loạn của người thuận tay trái chống lại người thuận tay phải. Họ bắt buộc phải nổi dậy. Thực ra, có khoảng năm mươi phần trăm những người thuận tay trái –đó là sự cân đối. Bây giờ chúng ta buộc họ phải thay đổi. Trong số năm mươi phần trăm này, bốn mươi phần trăm có thể miễn cưỡng trở thành những người thuận tay phải. Nhưng mười phần trăm sẽ khăng khăng chống lại. Nhưng họ kháng cự trong sợ hăi, trong khắc khoải lo lắng. Có một cái ǵ đó đang sai lầm. Đây không phải là vấn đề của những cái tay, đây là vấn đề của năo bộ.

 

Những nhà ngôn ngữ học bây giờ bắt đầu nhận ra rằng trong thế giới này có hai loại ngôn ngữ. Một số ít ngôn ngữ thuộc chức năng của bán cầu năo trái -cụ thể như Anh ngữ. Đây là loại ngôn ngữ của khoa học, có tính lư trí. Loại ngôn ngữ thứ hai, Hopis, được xuất phát từ bán cầu năo phải. Đây là loại ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, giàu h́nh ảnh, ít khoa học, thơ mộng hơn, màu sắc hơn, và sống động hơn. Hopis không hề là một loại ngôn ngữ Toán học.

 

Chúng ta đă bị buộc phải lệ thuôc ngày càng nhiều hơn vào bán cầu năo trái và quên dần đi bán cầu năo phải. Cái thế giới của bán cầu bên phải này đang bị chúng ta lăng quên dần.

Thế nhưng khi bạn liệng bỏ cái bản ngă của ḿnh đi, sự đổi thay sẽ xảy ra ngay trong con người bạn, đó là lư do tại sao tất cả những vị đại Thiền sư luôn nhấn mạnh đến sự buông bỏ. Đây không phải là chuyện xảy ra từ bên ngoài mà là một cái ǵ đó ở tận cùng thẳm sâu trong con người bạn. Khi bạn buông bỏ bản ngă, khi bạn nói được rằng, “Tôi tin vào bạn và bây giờ tôi sẽ theo bạn, bây giờ tôi sẽ chỉ là cái bóng của bạn, bây giờ bạn nói bất cứ điều ǵ cũng là pháp cả”, thế là bỗng nhiên lúc đó chức năng của bán cầu trái của bạn ngưng hoạt động. Ta không có nhu cầu để cần đến nó. Mối nghi tan biến đi. Lư trí đă không c̣n th́ hoài nghi cũng tan biến theo. Tranh luận cũng không c̣n chỗ đứng. Từ đó một loại năng lượng mới phát khởi ở trong bạn -bạn trở nên thơ mộng hơn, yêu đời hơn, vui sống hơn. Và thế rồi sự sinh trưởng xảy đến. Sự sinh trưởng đến từ giống cái, sự sinh trưởng đến từ bán cầu năo phải.

 

Câu chuyện ngụ ngôn này chỉ là một biểu tượng. Vị thống đốc cuối cùng đă hiểu vấn đề. Ông ta tuyên bố, “Được rồi. Tôi sẽ buông bỏ cái ư niệm rằng ḿnh là thống đốc.” Khi bôi xoá cái ư niệm rằng ḿnh là thống đốc Kyoto, ông ta đă chuyển đổi từ bán cầu trái sang bán cầu phải. Chỉ có sự chuyển đổi này mới tạo nên một cái ǵ đó.

 

Trang Tử có lần kể câu chuyện Thần Biển nói chuyện với Thần Sông: “Ngươi không thể nào diễn tả cho một con ếch trong đáy giếng hiểu thế nào là biển cả, nó chỉ là sinh vật sống trong một khung trời nhỏ hẹp. Ngươi không thể nào diễn tả cho loại côn trùng mùa hè hiểu thế nào là băng giá, nó chỉ là sinh vật sinh ra trong một mùa nhất định. Ngươi cũng không thể nào nói về Đạo cho một nhà mô phạm hiểu, bởi tầm kiến thức của y rất là hạn chế. Nhưng bây giờ ngươi đă thoát ra từ một bầu trời nhỏ hẹp để thấy được thế nào là biển cả, ngươi hiểu được sự vô nghĩa của ḿnh, đây là lúc ta sẽ nói cho ngươi về những nguyên lư cao thâm.”

Đây là những ǵ mà biển cả đă nói với gịng sông khi gịng sông tiếp cận với biển cả. Cho đến tận giây phút đó, biển cả vẫn giữ im lặng không hề nói một lời.

Gịng sông đă đến đó, nó dừng lại lưỡng lự không biết có nên đi vào đại dương hay không mà biển cả th́ vẫn im lặng. Đến khi nó thể nhập vào biển cả rồi, bấy giờ biển cả mới lên tiếng, “Bây giờ th́ ngươi đă thoát ra từ một bầu trời nhỏ hẹp để thấy được thế nào là đại dương bao la, ngươi hiểu được sự vô nghĩa của ḿnh, đây là lúc ta sẽ nói cho ngươi về những nguyên lư cao thâm.”

 

Điều này hoàn toàn giống y như những ǵ đă xảy ra khi Kitagaki tuyên bố: “Ồ, đây là lỗi tại ta. Ta sai rồi.” Cái cảm giác thấy ḿnh đă phạm sai lầm là một thay đổi tận gốc rễ. Rất khó khăn cho con người chịu nhận rằng ḿnh sai lầm. Họ cứ luôn biện minh, họ cứ luôn t́m mọi lư lẽ để bào chữa. Đối với Kitagaki, có lẽ điều dễ dàng nhất là cứ việc cho rằng ông thầy chùa này là một người kiêu ngạo, ngă mạn. Đặt trường hợp nếu bạn là Kitagaki bạn sẽ ứng xử như thế nào? Hăy tự suy nghĩ đi. Vâng bạn sẽ cho rằng ông này đúng là một kiêu tăng. Thiền sư ǵ mà kỳ cục vậy? Một vị Thiền sư th́ phải luôn khiêm nhường. Một vị Thiền sư là hiện thân của đức khiêm tốn. C̣n ông này th́ rất là ngă mạn, ông ta không biết đến cả phép lịch sự tối thiểu. Ông ta rất là thô lỗ, mọi rợ. Chắc lúc đó bạn sẽ nổi giận. Bạn sẽ t́m ra đủ một ngàn lẻ một lư lẽ để nổi giận. Để hiện hữu, con người có muôn ngàn lư lẽ.

 

 

Một bệnh nhân lo lắng nói với nhà phân tâm học: “Tôi yêu con ngựa của tôi quá đi mất.”

“Th́ có ǵ đâu,” nhà phân tâm học trấn an. “Thiếu ǵ người yêu loài vật. Vợ chồng tôi có một con chó và chúng tôi cũng rất yêu nó.”

“A, không phải thế đâu. Yêu tôi nói ở đây là sự quyến rũ về thân xác!”

“Hừmmm!” Nhà phân tâm tiếp tục, “Nhưng mà nó là ngựa đực hay ngựa cái vậy?”

“Ngựa cái!” Bệnh nhân giận dữ la lên, “Bộ ông tưởng tôi là một tên đồng tính luyến ái hả?”

 

Bạn th́ luôn luôn t́m một cái ǵ đó để bào chữa. Bạn bào chữa cho sự xuẩn động của ḿnh, bạn bào chữa cho những bệnh hoạn của ḿnh, bạn bào chữa cho sự khùng điên của ḿnh. Con người cứ luôn tiếp tục bào chữa cho hiện trạng của họ, những khổ đau và khốn nạn của đời họ. Họ bào chữa cực kỳ mănh liệt -chẳng có ai muốn thoát ra ngoài.

 

Cái khoảnh khắc mà vị thống đốc tuyên bố, “Vâng, đó là lỗi tại tôi” là lúc mà nội tâm của ông ta hoàn toàn thay đổi. Có bao giờ bạn lưu ư đến khoảnh khắc bạn lên tiếng thú nhận, “Vâng, đó là sai lầm của tôi”? Ngay khoảnh khắc đó, sự căng thẳng biến mất. Bây giờ th́ không có ǵ để tự vệ nữa, bạn không có nhu cầu phải pḥng thủ nữa, bạn có thể mở rộng ḷng ḿnh ra.

Cái khoảnh khắc mà ông ta gạch bỏ chữ “Thống Đốc Kyoto”, Kitagaki đă trở thành một con người khác. Ông ta không c̣n là con người cũ nữa rồi, hăy nhớ như vậy. Đó là lư do tại sao vị Thiền sư thốt lên. “Ồ. Ông Kitagaki đấy hả! Con hăy ra mời vị đạo hữu ấy vào đây.” Bây giờ th́ Kitagaki đă là một người hoàn toàn khác biệt.

 

 

Hai người đang ngồi trong quán nhậu. “Tớ sẽ bỏ sở và muốn bồ cùng đi chung với tớ,” một người nói với người kia sau khi đă cạn đến ly thứ tám.

“Ồ, thật vậy sao?”

“Yeah. Tớ biết một nơi ở Phi Châu mà vàng rải rác khắp nơi chỉ chờ người tới lượm thôi.”

“Tớ đă biết cách thức để lượm”

“Cách thức như thế nào?”

“Bồ phải cúi ḿnh xuống”.

 

 

Khi bạn đến gặp một vị Thiền sư bạn cũng phải cúi người, hạ ḿnh xuống –và đây có lẽ là điều khó khăn nhất trên cỏi đời này. Việc cúi xuống hôn chân một vị Thầy  không phải đơn thuần là một nghi lễ Đông phương, mà chỉ là một biểu tượng. Bây giờ th́ nó trở thành một nghi lễ nên đă phần nào mất hết ư nghĩa, tuy nhiên nếu bạn thực sự cúi ḿnh xuống hôn vào chân một vị Thầy, một cái ǵ đó sẽ thay đổi lớn lao trong con người bạn. Bạn sẽ không c̣n là con người cũ nữa, bạn đă bôi xoá đi cái “Thống Đốc của Kyoto”. Bây giờ th́ bạn hoàn toàn tự do, rộng mở và sẵn sàng để đón nhận. Cái khoảnh khắc bạn hôn vào chân một vị Thầy, bạn mang đầy nữ tính hơn, thụ động hơn, và sẵn sàng để theo bước chân Thầy. Đây là một cuộc hành tŕnh không biết trước bến bờ thế nên bạn phải hoàn toàn tin cậy vào ông ta. Không có cách ǵ để minh chứng là bạn có đi đúng đường hay không. Bạn chưa hề biết trước, bạn chưa từng có kinh nghiệm về nó và cũng không biết chắc là nó có hiện hữu hay không nữa. Tất cả chỉ là niềm tin, tất cả chỉ là sự tin cậy.

 

Cũng chẳng khác ǵ con chim mẹ đang dạy cho đàn chim con tập bay... Chim con đă có bay bao giờ đâu, chúng mới thoát ra khỏi chiếc vỏ, chúng chỉ mới được chuẩn bị vào đời. Ngay cả chúng cũng chưa hề biết rằng ḿnh đang có đôi cánh. Làm sao biết ḿnh có cánh nếu chưa một lần bay trên bầu trời? Chim mẹ phải dạy cho chúng điều này. Dạy cho chúng bằng cách nào? Trước tiên chim mẹ rời khỏi tổ rồi vỗ cánh bay ḷng ṿng chung quanh đàn con. Bầy chim con nh́n mẹ và bắt đầu cảm thấy có một cái ǵ đó được khơi dậy ở trong chúng. Vâng, chúng cũng rất muốn bắt chước theo cách thức của mẹ. Thế nhưng chúng sợ hăi. Chúng bám chặt vào vành tổ, lo lắng, kinh hoàng. Chim mẹ bay ra bay vào kiên nhẫn khuyến khích chúng, “Nào, làm ơn bay ra thử coi.” Có thể một con trong đàn có chút ít can đảm, sẵn sàng nhảy thử vào nổi hiểm nguy, và nó nhảy thật. Cái nhảy của nó có thể rất tệ, và bay th́ chẳng giống ai, mới một vài phút đă vội vă quay về tổ rồi –thế nhưng bây giờ nó biết rằng ḿnh đang có đôi cánh. Vấn đề c̣n lại chỉ là thời gian để học thêm kỹ năng thôi. Tuy nhiên nó biết chắc là ḿnh có khả năng để bay. Đôi lúc người mẹ phải đẩy chúng ra, phải đẩy như vậy chúng mới nhận ra là ḿnh có đôi cánh.

 

Đây cũng là t́nh huống của một vị Thầy. Bạn phải tin cậy vào ông ta như đứa con tin cậy mẹ. Vị Thầy đang đưa bạn vào một cuộc hành tŕnh mà bạn chưa bao giờ trải qua. Nói đúng ra, ông ta đang đưa bạn vào một cuộc hành tŕnh mà ngay cả bạn cũng chưa hề mơ tưởng tới chứ đừng nói là kinh nghiệm. Cuộc hành tŕnh này bạn chưa từng nghe nói đến, mà có nói đến cũng vô ích thôi v́ nó hoàn toàn xa lạ với bạn. Vị Thầy đang làm công việc chuyển đổi tâm thức bạn. Ông ta đang đưa bạn đến một sự hoá thân, sự thăng hoa, tỉnh thức. Có khi ông ta  thuyết phục bạn, nhưng cũng có lúc ông ta phải đẩy bạn, tuy nhiên một khi bạn đă ra ngoài bầu trời rồi, lúc đó bạn sẽ hiểu và sẽ vô vàn cảm kích.

 

Điều tuyệt vời là ông ta chẳng hề ban phát cho bạn bất cứ thứ ǵ cả. Đôi cánh là của bạn, năng lượng để bay là của bạn và bầu trời đó cũng là của bạn cũng cùnh chiều kích như của người Thầy thôi –ông ta chẳng cho bạn cái ǵ cả. Không cho nhưng mà lại cho rất nhiều. Ông ta cho bạn sự can đảm, ông ta cho bạn sự tin cậy để từ đó bạn bước vào một cuộc phiêu lưu mới, bước vào cái mà bạn không hề biết. Và quan trọng nhất, ông ta cho bạn sự buông bỏ.

 

“Ồ. Ông Kitagaki đấy hả!” Vị Thiền sư thốt lên khi trông thấy tấm danh thiếp. “Con hăy ra mời vị đạo hữu ấy vào đây.”

 

Sự bôi xóa cái tên trở thành một biểu tượng của sự buông bỏ. Ông ta hiểu được sai lầm của ḿnh. Đó là một chỉ dấu quan trọng. Bây giờ th́ vị Thiền sư sẵn sàng để tiếp nhận ông ta. Vị Thầy chỉ có thể tiếp nhận bạn khi nào bạn đă sẵn sàng để được tiếp nhận. Trước đó th́ nó chưa chín mùi, chưa dùng được, chưa giúp ích ǵ cho bạn cả.

Nếu vị Thiền sư là người thiên về h́nh thức th́ vị thống đốc chắc chắn đă mất đi một cơ hội. Nhưng đây là một vị Thầy không hề bận tâm đến chuyện h́nh thức nên vị thống đốc mới có cơ hội lớn dậy. Ông ta đă lớn dậy -sự bùng vỡ này đôi khi chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.

 

Người thông minh mới nghe qua đă hiểu. Nếu bạn là người thông minh, những ǵ tôi đang nói ra lập tức tác động ngay vào bạn; c̣n nếu bạn là kẻ ngu đần bạn cần thời gian để suy nghĩ về nó. Cái khoảnh khắc mà tôi đang nói cái ǵ đó với bạn, một cái ǵ đó sẽ xảy ra ngay trong bạn. Ở đây tôi nói về nó, th́ ở đó nó lập tức hiện bày -bạn bắt đầu có cảm giác về nó, bạn bắt đầu nếm được hương vị của nó, bạn bắt đầu vỗ cánh, sẵn sàng tung ḿnh vào khung trời cao rộng, bạn bắt đầu trở nên can đảm để sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro. Trong khi tôi đang nói điều ǵ đó với bạn, nếu là người trí, bạn cũng sẽ chẳng cần phải làm bất cứ điều ǵ cả; nó sẽ xảy ra ngay khi bạn đang nghe tôi nói.

 

 

Đức Phật từng nói rằng có hai loại người: một loại chỉ cần nghe qua là có thể hiểu được chân lư c̣n một loại phải tốn rất nhiều công sức. Loại thứ hai là loại phàm phu nhưng rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng loại thứ hai này lại trở nên vô cùng quan trọng. Loại thứ nhất Đức Phật gọi là hạng thanh văn (shravaka) –phái Ni Kiền Tử (Mahavira) cũng dùng danh từ này- để gọi những người do nghe mà đạt đến giác ngộ. Loại thứ hai ngài gọi là sadhu -những người không chỉ nghe qua là đạt đến giác ngộ mà phải tốn rất nhiều công sức bởi v́ trí khôn của họ rất cạn cợt. Thông minh trực nhận đưa đến giải thoát. Nghe đúng là đă liễu ngộ. Và bất cứ t́nh huống nào cũng đều là những cơ may.

Nhà Thiền gọi t́nh trạng này là mu-sin. Mu-sin có nghĩa là không tâm, một trạng thái trí óc thuần khiết. Không có bất cứ tạp niệm nào dấy lên, chỉ là ngọn lửa của tỉnh thức. Trong trạng thái này người quan sát và đối thể không hề tách biệt, kẻ nhận biết không tách rời vật nhận biết, kẻ nói và người nghe đồng nhất thể.

 

Một số ít người ở đây đă đạt đến t́nh trạng không tâm này rất nhiều lần, đấy là lúc bạn và tôi không c̣n cách biệt, những biên giới đột nhiên xóa nḥa, chúng ta đan lẫn vào nhau. Trong khoảnh khắc đó chỉ có sự giao cảm, hiệp thông. Lúc đó bất cứ cái ǵ cũng nói lên cùng ư nghĩa. Im lặng cũng thế, lời nói cũng thế, điệu bộ của bàn tay cũng vậy. Bạn đang ở trong t́nh trạng không tâm, trạng thái mà tâm thức không c̣n bản ngă, không c̣n biên giới. Chỉ trong trạng thái này Thượng Đế hiện hữu, niết bàn hiện hữu.

 

 

Có môt bài thơ haiku (hài cú) rất nổi tiếng của nhà thơ Ba Tiêu (Basho) (3):

 

Cái ao xưa

Con ếch nhảy vào

Bỏm!

 

Người ta nói rằng Ba Tiêu đang ngồi bên cạnh môt cái ao cổ, rất cổ. Một con ếch cũng đang ngồi trên một tảng đá cạnh đó. Chắc có thể đây là một buổi sáng chan ḥa ánh nắng và con ếch đang khoan khoái sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời. Nhà thơ Ba Tiêu th́ đang ngồi đó, yên lặng ngắm nh́n.

 

Cái ao xưa

Con ếch nhảy vào

Bỏm!

 

Với tiếng động của con ếch nhảy vào cái ao cổ -Bỏm!- người ta nói rằng Ba Tiêu đă hoát nhiên đạt ngộ. Tiếng “bỏm” đó đủ để đánh thức ông.

Vâng, trong trạng thái không tâm, chỉ một tiếng bỏm thôi cũng đủ.

 

 

Vị thống đốc này phải là một người cực kỳ thông minh. Đứng đợi ở ngoài cửa của vị Thiền sư, ông ta chắc đă từng bước đi vào trạng thái không tâm. Và khi người thị giả trở ra, với lời xin lỗi, “Thưa Ngài, ông Thầy không muốn gặp ngài. Ông ấy đă từ chối. Ông ta bảo rằng, Chúng ta chẳng có công chuyện ǵ để bàn với ông này –“bỏm!”, một cái ǵ đă đột biến ngay lúc đó. Vị thống đốc lập tức nhận ra sự sai sót của ḿnh và hoàn toàn trở nên một con người mới. Ông ta không c̣n là một con người của khoảnh khắc trước đây.

 

Vâng, nó có thể xảy đến cho bạn trong một khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi. Chỉ là vấn đề của nhận thức thuần khiết. Một tiếng chim cu gáy –“bỏm”. Tiếng gió ŕ rào thoảng qua rừng cây –‘bỏm!”. Tất cả cái ǵ cũng có thể xảy đến. Cái không thể cũng trở thành khả thể, nếu bạn đang ở trong trạng thái không tâm. Và Thiền chẳng có ǵ khác hơn ngoài sự rèn luyện trí óc để làm thế nào đạt đến t́nh trạng mu-sin, không tâm này.

CHÚ THÍCH:

(1)   Nguyên văn: “No noose is good news”, nhại theo câu ngạn ngữ “No news is good news”. Chơi chữ giữa hai tiếng “noose” v à “news”, có phát âm gần giống nhau.

(2)   Tức là truyện Tây Du Kư của Ngô Thừa Ân.

(3)   Basho (Ba Tiêu) là bút hiệu của Matsuo Munefusa (1644-94), một thi sĩ nổi tiếng về thể loại thơ hài cú (haiku) trong văn học Nhật Bản. Ông nguyên là một vơ sĩ đạo, nhưng kể từ năm 1466 (22 tuổi), ông đă từ bỏ tất cả để trở thành một thi sĩ. Chịu ảnh hưởng Phật giáo, thơ hài cú của ông phản ảnh màu sắc thiền quán. Những khi cần yên tĩnh một ḿnh, ông rút vào cái cḥi làm bằng lá ba tiêu (cây chuối lá) và từ đó có bút hiệu là Ba Tiêu.

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05