Câu hỏi thứ nhất:
Triết học Đông phương đặt tính chất con người vào vị trí của một khách
bàng quan trước cuộc đời. Triết học Tây phương kể từ khi khoa học phát
triển, đặt phẩm cách hàng đầu của con người trong khả năng chinh phục
thế giới, trong hành động. Với phân tâm học tổng hợp, Assagioli đă thực
hiện một cuộc hôn phối giữa Đông và Tây bằng cách thừa nhận cả hai, một
chứng nhân thụ động và một kẻ mang ư chí tích cực. Cuộc hôn phối tạp
loại này có mang lại kết quả ǵ không?
Vâng, nó có kết quả. Nó
sản xuất ra những đứa con hoang, những nền triết học lai căng! Và những
chuyện như vậy cứ không ngừng tiếp diễn.
Không có cuộc hôn phối
nào có thể giúp ích ǵ cho con người. Chúng ta cần hợp nhất, không cần
hôn nhân. Hôn nhân cũng vẫn c̣n mang nhị nguyên tính, hai cứ vẫn là hai.
Và cả hai vẫn cứ tiếp tục đấu tranh lẫn nhau –trong tận cùng, mối xung
đột vẫn cứ tiếp tục. Nó tiếp tục xảy ra trong tất cả mọi h́nh thái hôn
nhân bởi v́ cơ bản vẫn là vấn đề thống trị. Người chồng muốn thống trị,
người vợ cũng muốn thống trị. Có rất nhiều cách thức tinh vi để mè nheo,
để chiếm hữu –và nó cứ tiếp tục diễn ra như thế. Nếu bạn đang cố gắng
để h́nh thành một cuộc hôn phối giữa Đông và Tây, kết quả rồi ra cũng sẽ
như vậy, không hơn không kém.
Hai chữ Đông và Tây phải
được xoá bỏ. Đó là những danh từ tồi tệ. Trái đất chỉ là một thế nên đâu
cần một cuộc hôn phối nào? Quả đất tṛn và là một thể thống nhất, nó
không hề bị chia cắt ở bất cứ nơi đâu. Không có một lằn ranh nào phân
chia giữa Đông và Tây, tất cả đều chỉ ở trong tâm thức con người, tất cả
đều chỉ là chuyện chính trị. Hai chữ Đông và Tây đă tồn tại khá lâu và
gây ra không biết bao nhiêu tai họa, trở nên vô cùng độc hại. Đă không
biết bao nhiêu lần người ta cố gắng tạo ra một cuộc hôn phối nhưng không
thành công bởi v́ hôn nhân chẳng những đă không thể nào làm phân hủy
được nhị nguyên tính; mà lại c̣n chấp nhận và tôn trọng nó. Người ta
buộc phải nh́n vào sự phân chia này và những sai lầm của nó. Đây là một
điều sai lầm hoàn toàn, không bao giờ phản ảnh đúng sự thật.
Tâm thức con người ở đâu
cũng thế –chúng ta phải thấy rơ điều đó. Tôi không bao giờ ủng hộ một
cuộc hôn phối nào. Có lắm người đă cố gắng tạo nên một cuộc hôn phối
giữa Ấn giáo và Hồi giáo, Cơ Đốc và Ấn giáo, Đông và Tây, cái nọ và cái
kia. Điều này chẳng bao giờ thành công cả. Nó luôn luôn tạo nên một
khuôn mặt giả dối rằng mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng đó chỉ là cái mặt
bên ngoài, không bao giờ là sự thật. Ẩn dấu ở đằng sau vẫn là bạo động
và xung đột, và cái tṛ chơi cũ kỹ này vẫn cứ được tiếp diễn dưới nhiều
tên mới. Cũng chỉ là chuyện b́nh mới rượu cũ, và khi người ta chỉ thay
cái b́nh mà không thay rượu th́ có ǵ thay đổi đâu? Chỉ là một việc làm
vô ích. Con người hôm nay cần phải nên chín chắn hơn, cần phải nh́n sâu
vào mọi chuyện, và nếu thấy những việc làm này vô nghĩa th́ nên liệng bỏ
chúng đi.
Tại sao lại phải cần một
cuộc hôn phối? Vấn đề đơn giản là chỉ quẳng bỏ toàn bộ cái ư thức đă làm
phân cách nhân loại –những tôn giáo, những bán cầu, những địa lư, những
quốc gia. Tất cả mọi chia cắt đều phải được biến mất. Chỉ như vậy th́
thế giới này mới có thể sống trong hoà b́nh an ổn.
Tại Tây phương đâu thiếu
ǵ những người mang tinh thần Đông phương không kém ǵ những người
phương Đông -cụ thể như các vị: Eckhart, Jacob Boehme, Plotinus,
Pythagoras, Heraclitus. Họ Đông phương cũng không khác ǵ Đức Phật, Long
Thọ, Sankhara, Lăo Tử. Và cũng không thiếu những người mang tâm hồn Tây
phương tại phương Đông không kém ǵ những người Tây phương tại phương
Tây: một Charvaka cũng Tây phương đâu khác ǵ Bertrand Russell.
Vấn đề không phải là
Đông, Tây. Đủ mọi hạng người hiện hữu ở những nơi chốn khác nhau. Những
người duy ngă vị kỷ có mặt ở Đông cũng nhiều như ở Tây. Ư tưởng chinh
phục –chinh phục thiên nhiên, chinh phục Thượng Đế -Đông phương hay Tây
phương cũng đều giống hệt nhau. Ư niệm về buông bỏ, buông bỏ một cách
hoàn toàn, Tây phuơng cũng không hề nhường bước Đông phương. Điểm khác
nhau nhất vẫn là ở chỗ nổi bật ra, thế thôi –đó là điểm bộc lộ ra bên
ngoài c̣n bản chất không có ǵ khác nhau. Khác nhau là điểm nổi bật lên
–mà cái này thường chỉ là chuyện t́nh cờ.
Thế là bạn thấy được
rằng bản chất đều giống nhau… Nếu không thế làm sao bạn có thể giải
thích được việc Lăo Tử được Tây phương ái mộ? Cũng như tại sao Karl Marx
có thể phát triển được ở phương Đông? Làm thế nào để bạn giải thích được
điều này? Tại sao Đức Phật càng ngày càng trở thành một khuôn mặt nổi
bật ở phương Tây? Tại sao Thiền càng ngày càng trở nên có ư nghĩa lớn
lao đối với Tây phương? Tại sao khoa học kỹ thuật trở nên quan trọng
đối với phương Đông. Phương Đông đổ đồn đến phương Tây để học hỏi về
khoa học kỹ thuật, để trau dồi kỹ năng về khoa học kỹ thuật. Trong khi
đó phương Tây t́m đến phương Đông để t́m hiểu thiền định là ǵ.
Những khát khao nguyện
vọng của con người đều giống nhau -nếu có khác nhau chăng chỉ là điểm
nổi bật lên. Đó không hề là chuyện phương Đông hay phương Tây. Tại
phương Đông không thiếu ǵ những người duy vật như phương Tây, cũng vậy
tại phương Tây không thiếu ǵ những người hữu thần như ở phương Đông.
Một khi bạn đă trông thấy điểm này, bạn đừng cố gắng tạo nên một sự dung
hợp -một cách đơn giản, bạn thấy rằng không cần thiết phải có bất cứ sự
dung hợp nào bởi v́ nó đă là một.
Nó giống y như là tính
cách lưỡng tính của một con ngựi. Một người nam đồng thời cũng là một
người nữ và một người nữ đồng thời cũng là một người nam. Khác nhau là ở
chỗ nổi bật ra. Có thể là người đàn ông mang năm mươi mốt phần trăm nam
và bốn mươi chín phần trăm nữ, thế thôi. Hoặc giả y mang năm mươi lăm
hay sáu chục phần trăm nam -thế nhưng bốn mươi phần trăm nữ kia vẫn hiện
diện ở đó. Sự khác biệt này không phải lúc nào cũng y nguyên, cố định,
nó thay đổi. Vào buổi sáng có thể bạn mang nhiều chất nữ tính hơn buổi
chiều. Đôi khi bạn thấy một người phụ nữ nổi giận điên lên, bà ta có thể
c̣n hung bạo hơn bất cứ một người đàn ông nào khác. Cũng vậy khi một
người đàn ông đang yêu, đang từ ái, tâm hồn y trở nên tràn ngập yêu
thương c̣n hơn cả một người đàn bà. Điều này không phải là không có lư
do. Khi một người đàn ông yêu thương, t́nh yêu thương phát xuất từ cái
phần mà y thường không dùng đến và bởi v́ nó ít khi được dùng đến nên
rất phong phú. Nó chẳng khác ǵ một mảnh đất hoang. Trải qua một thời
gian dài không ai canh tác nên hoa màu được thu gặt nhiều hơn. Khi một
người phụ nữ giận dữ, cũng rất tự nhiên là bà ta trở nên nguy hiểm hơn
bất cứ một người đàn ông nào, bởi v́ phần nam tính của bà ta chưa bao
giờ được dùng đến. Thế nên nó rất sắc bén, nó mới tinh, y như là c̣n ở
pḥng trưng bày. Nó sẽ rất cực kỳ nguy hiểm.
Thế nên điều này cần
phải được nhận thức rơ: một người nam đều mang phần nữ tính ở trong
người, cũng vậy, một người nữ đều có mang sẵn phần nam tính. Tính cách
hợp nhất đă có sẵn ở đó.
Trường hợp Đông và Tây
cũng y như thế.
Và rồi bạn thay đổi. Bạn
có thể quan sát thấy cái bầu khí thay đổi đó ở trong bạn. Những người ăn
mày thường đi xin ăn vào buổi sáng bởi v́ họ biết rằng con người mang
nhiều chất nữ tính hơn vào buổi sáng, và như vậy sẽ có nhiều cơ may hơn
là họ sẽ mở rộng ḷng từ, họ sẽ dễ dàng gật đầu trong bố thí. Buổi chiều
ḷng họ trở nên khô cứng đi. Họ đă trải qua một ngày dài đau khổ. Họ đă
chứng kiến đủ mọi tṛ láu cá, gian xảo, đă gặp gỡ đủ các bộ mặt chính
trị, ngoại giao, ba que xỏ lá, và họ trở nên chai cứng đi. Ăn mày v́
thế không đi làm ăn vào buổi chiều. Vào buổi chiều rất khó mà thuyết
phục người ta ban phát cho ai bất cứ cái ǵ. Vào buổi chiều mọi người
trở nên chai đá và chẳng những không cho, không chừng họ c̣n trấn lột
luôn cả kẻ ăn mày.
Buổi sáng bạn dễ dăi dịu
dàng hơn. Sau một đêm dài yên nghỉ, trong sâu lắng của tiềm thức, bạn
như được chan hoà cùng Thượng Đế. Trong suốt đêm dài đó, bạn là một hiện
hữu chân thật, không giả dối, không bị ức chế. Tất cả những ǵ mà bạn
muốn làm, bạn đă thực hiện nó trong những giấc mơ. Không ai đè nén bạn.
Bạn không hề phải đấu tranh với bất cứ người nào. Không hề có bất cứ ai
ở đó, bạn hoàn toàn một ḿnh -bạn hoàn toàn tự do. Đó là tính cách quan
trọng của giấc mơ: nó cho bạn thưởng thức hương vị của tự do. Nếu không
chắc bạn sẽ phát khùng lên mất. Thế giới này đă biến bạn thành một tên
nô lệ; những giấc mơ đă giải phóng bạn thành kẻ tự do. Lúc đó bạn có thể
bay lượn trên bầu trời, rong chơi lên mặt trăng, làm bất cứ điều ǵ mà
bạn muốn. Không ai cản ngăn được bạn. Bạn có tự do hoàn toàn, tự do của
bạn là tuyệt đối. Không hề có bất cứ giới hạn nào.
Đó là lư do tại sao giấc
mơ lại vô cùng quan trọng đối với con người –nó giữ cho bạn ở trong t́nh
trạng tỉnh táo quân b́nh. Nếu một người bị ngăn cấm không cho nằm mơ
trong ṿng ba tuần, y sẽ trở thành người mất trí. Thoạt tiên người ta
nghĩ rằng nhờ giấc ngủ mà con người lành mạnh tỉnh táo. Bây giờ th́
không c̣n như thế. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng một người không khổ
sở nhiều v́ bị mất ngủ mà là v́ thiếu những giấc mơ. Rất nhiều cuộc thí
nghiệm đă được thực hiện để chứng minh khía cạnh khoa học này. Người ta
cho bạn ngủ nhưng nếu t́m cách cắt đứt những giấc mơ của bạn, trong
khoảng ba tuần lễ bạn sẽ phát điên. Ngay chỉ một tuần lễ bạn cũng đă khó
mà chịu nỗi.
Tại sao giấc mơ lại hữu
ích như vậy? Tại sao nó có thể giữ cho bạn được an tịnh? Bởi v́ nó cho
bạn tự do. Tự do là một nhu cầu nội tâm, thế nên tất cả những người thực
chứng được chân lư rốt ráo đă gọi nó là tự do, là moksha, là niết
bàn -một tự do tuyệt đối. Đó là một khẩn thiết, một khát vọng, một mơ
ước lớn lao: được trở nên tự do tuyệt đối. Thực tại không cho bạn tự do
nhưng giấc mơ đă cho bạn.
Và như vậy, vào buổi
sáng bạn dễ dăi, bạn an b́nh, bạn dễ dàng cỡi mở, hoà hợp hơn. Ḷng từ
ái của bạn sống lại, những gịng mật ngọt tuôn chảy trở lại, và bạn trôi
theo cùng với nhịp đời đang tuôn chảy. Lúc này lắc đầu từ chối quả là
chuyện khó khăn, gật đầu đồng ư là chuyện dễ dàng hơn. Vào buổi sáng con
người ít duy ngă hơn, ít hung bạo, ít tham vọng hơn là vào buổi tối. Vào
buổi sáng con người tín ngưỡng hơn -buổi tối họ biến thành những nhà
chính trị.
Thế nên cầu kinh vào
buổi sáng rất là quan trọng… Khi đôi mắt bạn vừa mở ra, việc đầu tiên
nên làm là thiền định hoặc cầu nguyện, bởi v́ khoảnh khắc đó vô cùng quư
giá. Trong suốt ngày bạn sẽ không bao giờ c̣n có được phút giây này mà
phải chờ đến hai mươi bốn giờ sau. Đây là một khoảnh khắc trọng đại, có
ư nghĩa, có tiềm năng lớn lao. Hăy tận dụng nó, đừng làm vẩn đục nó. Hăy
thể nhập vào nó, thể nhập vào sự minh mẫn của hiện sinh, vào cái ân sủng
của mạch đời đang tuôn chảy chung quanh bạn.
Không, Tôi chẳng hề bao
giờ tán đồng chuyện dung hợp, tôi luôn luôn cổ xúy cho một sự hợp nhất
thuần khiết trước khi có sự chia cắt.
Assagioli đă cố gắng làm
chuyện dung hợp. Dung hợp luôn luôn là một xác chết. Bạn đă từng chấp
nhận chuyện chia cắt, chấp nhận chuyện Đông là Đông và Tây là Tây, xem
đó như là một tiền đề, bây giờ bạn lại cố gắng đi làm chuyện tổng hợp.
Đấy là điểm sai lầm của Assagioli. Đừng chấp nhận cái tiền đề này. Hủy
bỏ cái tiền đề này đi và nh́n thẳng vào thực tại. Đông không phải là
Đông và Tây không phải là Tây –chúng cùng nhau, tuy hai mà một. Trong
mỗi người đều có cả Tây lẫn Đông –Tây là phần nam tính và Đông là phần
nữ tính. Trong một vài cách thế triết học, sự hợp nhất này đă không được
thực hiện, thế nên sự hợp nhất này phải được thể hiện một cách thiết
thân trong mỗi con người.
Khi bạn đang cầu nguyện,
bạn đang tọa thiền, bạn là Đông; khi bạn đang đấu tranh, bạn đang ganh
đua, bạn là Tây. Bất cứ lúc nào phần nam tính được khẳng định là lúc bạn
đang ở phía Tây. Đây không phải là những phân chia địa lư. Bất cứ bạn
đang ở đâu, nếu phần nam tính ở trong bạn trội bật th́ bạn là con người
nam hay con người nữ của phương Tây. Bất cứ bạn đang ở chỗ nào, nếu phần
nữ tính, phần dịu dàng ở trong bạn trở thành chủ yếu, như một ḍng nước
đang tuôn chảy, không cứng rắn như viên đá tảng, thế là bạn Đông phương.
Và mỗi người đều có thể là cả hai. Đúng vậy, nước cũng có thể đông lại
thành đá và đá cũng có thể tan chảy thành nước.
Với tôi, sự tổng hợp
phải được thể hiện trong mỗi cá thể, trong từng cá nhân; nó phải được
xảy ra trong mỗi trái tim người. Ngay cái danh từ ‘tổng hợp’ này xem
chừng cũng không được ổn. Phải là sự khám phá về mối hợp nhất thuần
khiết trước khi bạn đă nghĩ rằng Đông và Tây, nam và nữ, âm và dương, là
hoàn toàn tách biệt. Phải rơi ch́m vào khối hỗn mang nguyên thủy, vào sự
hợp nhất này khi mà mọi chuyện c̣n là một nhất thể. Trong tận cùng của
bạn chúng vẫn luôn là một, thế nhưng bạn đă không đi đến được, không
đụng tới được chỗ sâu thẳm này, và đó chính là chân lư. Bạn vẫn c̣n ở
trên bề mặt. Tất cả mọi chia cắt đều chỉ là mặt nổi. Nếu bạn đi sâu vào
chính ḿnh, cuộc gặp gỡ đầu tiên -nếu bạn là người nam- sẽ là với một
con người nam, cuộc gặp gỡ thứ hai sẽ là với một con người nữ, và cuộc
gặp gỡ thứ ba sẽ là một cái ǵ đó vượt qua cả hai. Đó chính là thực tại.
Câu hỏi thứ hai:
Điểm
khác nhau giữa Triết học, Tâm lư học, và tôn giáo là ǵ?
Ư thức có thể hướng
ngoại hay hướng nội; đây là hai con đường mở ra cho ư thức. Khi ư thức
hướng ngoại, nó suy nghĩ về đối thể, về tha nhân, về cái ngươi. Khi ư
thức hướng nội, suy tư biến mất -bởi v́ không c̣n tha nhân, đối thể. Nó
trở thành chủ thể.
Khi ư thức hướng ngoại, triết học được sáng tạo.Triết học là tư duy về
đối thể. Triết học hướng ra bên ngoài. Khi ư thức hướng nội, nó quên
hết tất cả mọi đối thể, nó bắt đầu an vui với chủ thể hiện sinh, với nội
tâm. Bạn an trú ở đó với cảm nhận là ḿnh đang sống, đang tỉnh thức.
Không c̣n đối thể, bạn là một chủ thể hoàn toàn tự do. Không c̣n tư duy,
bạn là một khối ư thức thuần khiết.
Hướng ra ngoài là triết học, hướng vào bên trong là tâm lư học và vượt
lên trên cả hai là tôn giáo.
Đức Phật dùng hai từ. Ngài dùng dhatu để nói về hướng ngoại, đối
thể. Triết học liên quan đến đối thể. Nó bỏ qua một bên người quan sát,
nó chỉ biết đến đối tượng quan sát. Mũi tên được nhắm đến bên ngoài,
dhatu, đối thể. Về hành tŕnh tâm linh Đức Phật dùng từ chitta,
chủ thể. Khi bạn hướng nội, tâm lư học được sáng tạo, khi bạn hướng
ngoại, triết học được sáng tạo. Và khoa học chính là sự trưởng thành của
triết học.
Tuy nhiên nền tâm lư học hiện đại, cái-gọi-là tâm lư học, không
mang cùng một ư nghĩa như Đức Phật đă dùng trong tiếng 'tâm lư' bởi v́
nền tâm lư học hiện đại cũng chỉ là những suy nghĩ về tâm trong một cách
thế hoàn toàn khách quan. Nó dùng phương pháp triết học. Và như vậy nó
đă lạc mất trọng điểm. Đó là sự khác nhau giữa tâm lư học hiện đại và
tâm lư học thực sự.
Gurdjieff đă từng nói rằng nền tâm lư học thật sự chưa hề được khai sanh.
Ông ta muốn bao hàm ư nghĩa ǵ khi nói đến tâm lư học thực sự? Phải
chăng Freud không phải là một nhà tâm lư hoc thật sự? Kể cả Carl Gustav
Jung và Adler? Không, tất cả họ đều suy nghĩ trong một vị thế hoàn toàn
khách quan. Tâm lư học của họ không ǵ khác hơn là triết học. Đó chỉ là
sự suy nghĩ về tâm; coi tâm như một đối tượng. Họ chỉ đứng ngoài và nghĩ
về tâm. Họ nh́n. Họ quan sát. Họ phân tích. Họ chẻ sợi tóc ra làm tư.
Nhưng kẻ quan sát luôn luôn là người ngoại cuộc; họ chỉ suy nghĩ về.
Gurdjieff nói rằng nền tâm lư học thật sự chưa hề được khai sanh. Nhận
định này có điểm đúng mà cũng có điểm sai. Điều này đúng đối với những
trường hợp như Freud, Jung, Adler và những người tương tự, tuy nhiên nếu
áp dụng cho Pantajali, Đức Phật, Lăo Tử, Huệ Năng th́ nó hoàn toàn sai.
Tâm lư học thật sự đă hiện hữu cả hàng ngàn năm. Tâm lư học thật sự có
mặt lâu đến độ mà hầu như người ta đă quên bẵng nó đi. C̣n cái mới bây
giờ, cái được gọi là tâm lư học, thật ra chưa được chín chắn lắm. Nó
xuất hiện rất trễ -chỉ mới khoảng chừng một trăm năm trở lại đây. Nó c̣n
rất non trẻ.
Nền tâm lư học thật sự là tâm lư học của chư Phật. Nền tâm lư học thật
sự là đi sâu vào sinh thể của bạn -chứ không phải là quan sát xem những
con chuột ứng xử như thế nào, không phải là nh́n ở cái bề mặt bên ngoài,
mà là đi sâu vào trong bằng đôi mắt nhắm, sâu lắng, thiền quán, tỉnh
thức, hoàn toàn tỉnh thức, nh́n xem những ǵ xảy ra ở bên trong. Buông
bỏ bên ngoài để đi sâu vào trong, vào nội tâm của bạn. Quên đi cái thế
giới của khách thể, rồi tới cái thế giới của suy tưởng, của cảm thọ -buông
bỏ hết, buông bỏ tất cả. Và rồi cái khoảnh khắc đó sẽ đến khi tâm thức
của bạn an trú ở đó mà không c̣n chứa đựng bất cứ thứ ǵ.
Hiểu biết được cái tâm thức này tức là hiểu được tâm lư học thật sự là
ǵ -nền tâm lư học của chư Phật.
Bây giờ bạn hỏi: Tôn giáo là ǵ? Sự chia cách giữa cái "ngoài" và cái "trong"
vẫn là một sự chia cắt, Thế nên cái "trong" này cũng chưa hẵn là "trong"
mà chỉ là môt phần của "cái ngoài", chỉ là cái mặt bên kia của một đồng
tiền. Một mặt ghi là "ngoài", mặt kia ghi là "trong".
Triết học và Tâm lư học cũng thế, cũng chỉ là hai mặt của một đồng tiền:
một cái hướng ngoại, một cái hướng nội.
Như vậy tôn giáo là ǵ? Tôn giáo tức là quẳng bỏ toàn bộ
cái đồng tiền này đi. Không c̣n chuyện đi ra ngoài hay đi vào trong,
ngay cả chuyện "đi" cũng không c̣n. Khi cái đi không c̣n, khi cuộc hành
hương chấm dứt, lúc đó bạn thực sự là bạn -không c̣n là một đối thể cũng
không là một chủ thể. Không c̣n người biết và đối tượng được biết, không
c̣n người quan sát và vật được quan sát -lúc đó chỉ c̣n là một nhất thể,
một biển cảm thụ của nhất thể. Lúc đó bạn có mặt khắp nơi. Trong đoá
hồng, trong cây cỏ, trong đất đá, trong con người. Bạn chan hoà cùng vạn
hữu. Đấy là tôn giáo.
Triết học là hướng ngoại, tâm lư học là hướng nội, c̣n
tôn giáo th́ không hướng vào đâu cả. Mọi hành tŕnh đều được quẳng bỏ,
không c̣n vướng mắc vào bất cứ cái ǵ, trong cũng như ngoài. Cái siêu
việt này chính là tôn giáo.
C̣n một cách khác... Nếu bạn đặt vấn đề này với Thiền
gia, họ có một lối trả lời theo cung cách của họ. Họ bảo triết lư là
cái đó, tâm lư học là cái này và tôn giáo chỉ là cái như thị,
tathata. Cái đó là đối thể; cái này là chủ thể; cái như thị,
tathata, hiện hữu, isness, konomama hoặc sonomama, chỉ là như thị không
mang bất cứ dấu ấn nào, không có nhăn hiệu nào được gắn vào, không căn
cước lư lịch, chỉ là một sinh thể tinh khôi -đó là tôn giáo.
Thế nên chuyển động đầu tiên là từ cái đó đến cái này,
rồi từ cái này đến cái như thị. Tathata là danh từ rốt ráo cuả Thiền
gia. Một người đạt đến cái như như -tathata- này th́ được gọi là Như
Lai. Đó là lư do tại sao Như Lai là một trong những danh hiệu của Đức
Phật -người đă đạt đến t́nh trạng như như.
Một khi bạn được giải phóng ra khỏi cái này và cái đó, bạn hoàn toàn tự
do.
Như một bài Thiền thi:
Xuân đến trăm hoa nở
Thu về mảnh trăng tṛn
Hạ nồng cơn gió mát
Mùa Đông tuyết theo chân
Nếu những chuyện đời vô nghĩa không c̣n vướng tâm
Th́ bất cứ mùa nào cũng đều tốt đẹp cả.
Xuân đến trăm hoa nở -chân như.
Bạn là những đoá hoa kia, là chim chóc hát ca, là những tinh cầu lấp
lánh, là những gịng sông tuôn chảy.
Xuân đến trăm hoa nở
Thu về mảnh trăng tṛn
-bạn là mảnh trăng đó.
Hạ nồng, cơn gió mát
-bạn là cơn gió kia.
Mùa Đông tuyết theo chân
- bạn là tuyết trắng kia.
Nếu những chuyện đời vô nghĩa không c̣n vướng tâm
-những chuyện vô nghĩa, cái này cái nọ,
nếu chúng không vướng mắc trong tâm
và bạn an trú trong chân như,
th́ bất cứ mùa nào cũng đều tốt đẹp cả.
Phương pháp của triết học là tư duy, luận lư; phương pháp của tâm lư học
là quán chiếu, vô niệm; c̣n tôn giáo không hề có phương pháp. Cứ ngồi
tĩnh lặng, vô tác, và cây cỏ tự nó sẽ đâm chồi.
Câu hỏi thứ ba:
Thiền có đối kháng với chính trị không?
Thiền rất đối lập với chính trị đến độ nó không bao giờ đề cập đến chính
trị. Nó chống chính trị đến độ không c̣n cả chống đối. Nếu bạn chống đối
có nghĩa là nó sẽ vẫn c̣n tác động lên bạn, và như vậy, trên một phương
diện nào đó, bạn sẽ vẫn c̣n liên hệ đến nó. Chống đối tức là liên quan.
Khi bạn cực kỳ chống đối cái ǵ, bạn càng dính dấp triệt để với nó. Đó
là một cách thế liên hệ -bạn liên hệ với cả kẻ thù của bạn, đôi khi c̣n
hơn cả với bạn bè.
Thiền rất đối lập với chính trị đến độ nó không bao giờ đề cập đến chính
trị, nhưng nó chống chính trị. Bất kỳ tôn giáo nào để đáng được gọi là
tôn giáo, đều có khuynh hướng chống lại chính trị bởi v́ tôn giáo trên
cơ bản là vô chính trị.
Chính trị là ǵ? Chính trị là khát vọng, là ngă chấp, là gây hấn, là bạo
động, là một cuộc phiêu lưu của bạn ngă? Làm thế nào mà một con người
tín ngưỡng lại có thể bị chính trị hoá? Làm thế nào mà một con người
chính trị lại có thể trở thành tín ngưỡng được? Y có thể làm bộ tín
ngưỡng nhưng y không bao giờ có thể là một người tín ngưỡng.
Hai chuyện này không thể nào đi đôi với nhau bởi v́ để là người tín
ngưỡng, bạn phải buông bỏ khát vọng. Và một khi bạn buông bỏ khát vọng,
chính trị cũng biến mất. Để là người tín ngưỡng, bạn phải buông bỏ cái
ngă, và một khi bạn buông bỏ cái ngă, chính trị cũng biến mất theo. Một
con nguời tín ngưỡng luôn luôn phải là một người vô ngă.
Tôn giáo như thế thường là chống chính trị hay vô chính trị. Thế nhưng
những tôn giáo mà bạn thấy chung quanh ḿnh -Ấn giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc,
Kỳ Na giáo, Phật giáo- tất cả đều là chính trị. Chúng đă không c̣n là
những tín ngưỡng. Bất cứ lúc nào tôn giáo trở thành môt hệ thống tổ chức,
trở nên một thiết định, bất cứ lúc nào tôn giáo rơi vào những quyền lợi
được đảm bảo trong xă hội, trong một tầng lớp đặc biệt nào đó, trong một
thực tế chính trị nào đó, lúc bấy giờ nó sẽ không c̣n là một tín ngưỡng.
Một vị Phật là một tín ngưỡng, nhưng Phật giáo không phải là tín ngưỡng.
Chúa Giêsu là một tín ngưỡng -đó là lư do tại sao ngài bị những chính
trị gia đóng đinh lên thánh giá -tuy nhiên những người Cơ Đốc không phải
là những con người tín ngưỡng, họ rất chính trị.
Trong một buổi tụ tập chính trị đông đảo, một cậu bé t́m cách gạ bán bốn
con chó con c̣n chưa mở mắt. Cuối cùng, một người đàn ông đến gần hỏi
đùa: "Những con chó con này có chính trị không hả cưng?"
"Vâng,
đúng vậy, thưa ông."
"OK. Vây th́ ta sẽ mua hai con."
Cũng tại địa điểm này vào tuần lễ sau có một cuộc tụ tập
tôn giáo và người ta lại thấy cậu bé kia xuất hiện t́m cách gạ bán hai
con chó c̣n lại. Một người đàn ông đến gần hỏi, “Này cưng, mấy con chó
con này của cưng thuộc loại ǵ vậy?»
«Đây là những con chó con rất thuần thành tín ngưỡng.»
Người đàn ông mua hai con chó đầu tiên bất ngờ cũng có
mặt hôm đó, nghe được mẩu đối thoại này liền chất vấn, «Này em, có phải
lần trước em đă nói với tôi rằng những con chó mà tôi mua của em tuần
rồi là chính trị mà?»
«Vâng, thưa ngài đúng thế,» cậu bé bán chó trả lời, «Thế
nhưng những con này th́ không -bởi v́ bây giờ chúng đă mở mắt rồi. »
Chính trị là mù ḷa. Nói rơ ra, đó là một cuộc hành
tŕnh mù ḷa của bản ngă. Người ta cứ măi bon chen chạy đi t́m kiếm
những mối manh chính trị để tạo cho ḿnh cái cảm giác rằng, «tôi là một
cái ǵ đó.» Chính trị phát xuất từ một mặc cảm tự ti. Từ nơi sâu thẳm
nhất bạn mang cảm giác rằng ḿnh chẳng là cái ǵ cả, bạn sợ hăi khi cảm
thấy rằng ḿnh chỉ là một con số không. Bạn không thể nào chấp nhận một
chuyện như thế. Bạn phải phủ nhận nó với bất cứ giá nào. Chính trị chính
là chuyện chối bỏ cái không này, trong khi tôn giáo lại chấp nhận nó một
cách vui vẻ.
Hăy để tôi lập lại điều này. Chính trị là một nỗ lực
nhằm chối bỏ cái trống rỗng ở trong bạn. Dĩ nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ
thành công trong việc này bởi v́ cái tánh không này chính là cái bản thể
rốt ráo của bạn, nó không thể bị chối bỏ. Điều diễn giải của bạn hoàn
toàn sai lầm. Cái tánh không ở trong bạn chẳng liên hệ ǵ đến cái mặc
cảm tự ti, chính sự lư giải của bạn đă tạo ra cái mặc cảm này. Và cũng
chính từ cái mặc cảm tự ti này bạn bắt đầu muốn ḿnh trở thành siêu nhân
-muốn trở thành một ông thủ tướng, muốn trở thành một ông tổng thống
hoặc là một cái ǵ đó. Cái tâm trạng ḿnh không là cái ǵ cả này thúc
đẩy bạn chạy lung tung đi t́m kiếm khắp nơi –có thể là tiền bạc, là
quyền lực, là danh vọng, là kiến thức, và ngay cả việc lẩn tránh cuộc
đời; nó thúc đẩy bạn đi t́m một cách thế nào đó để quên đi rằng bạn là
không cái ǵ cả, để bắt đầu cảm thấy rằng ḿnh là một cái ǵ đó, rất
quan trọng, rất đáng giá, rất có ư nghĩa, rằng trái đất này sẽ rất thua
thiệt nếu như không có mặt bạn.
Cái trống rỗng ở trong bạn chính là cái lực đẩy hướng
đến chính trị, thế nhưng không ai có thể thành công trong việc chối bỏ
nó. Bạn có thể t́m cách để tŕ hoăn nhưng rồi nó sẽ lại tự khẳng định,
nó sẽ lại lên ngôi, và rồi bất cứ lúc nào bạn nghĩ rằng bạn đă đạt đến
điều ǵ bạn sẽ lại nhận thức được rằng, trong thẳm sâu của bạn, nếu bạn
nh́n vào bên trong, bạn chẳng bao giờ đạt đến cái ǵ cả. Cái trống rỗng
ở trong bạn không hề được chạm tới cho dù bạn làm bất cứ chuyện ǵ,
tích lũy được bất cứ cái ǵ, thành tựu được bất cứ chuyện ǵ –nó vẫn
không hề được chạm tới, cái tánh không vẫn luôn ở đó. Đó chính là cái
khổ nạn của một người thành công. Không có ǵ thất bại thảm hại bằng sự
thành công. Sự thất bại không hề là thất bại như là sự thành công bởi v́
trong thất bại người ta vẫn c̣n hy vọng, trong thất bại bạn vẫn c̣n nuôi
hy vọng rằng một ngày nào đó ḿnh sẽ thành công, thế nhưng trong thành
công, tất cả các mối hy vọng đều tan biến.
Tôi đă được nghe một câu chuyện về Tổng Thống Coolidge,
một trong những vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ. Khi nhiệm kỳ đầu tiên
chấm dứt, ông đă từ chối ra tái tranh cử mặc dù ông có rất nhiều triển
vọng để đắc cử. Ông là người rất được quần chúng ái mộ -ông là người có
bản tính trầm lặng.
Thế rồi người ta đă tiếp xúc với ông và nêu câu hỏi,
«Tại sao? Tại sao ngài lại không tái tranh cử? Chắc chắn là ngài sẽ được
đắc cử mà.» Tuy nhiên ông ta vẫn khăng khăng trả lời không với đôi mắt
sâu thẳm đượm buồn. Cuối cùng có người đă cố gắng t́m hiểu lư do sâu xa
tại sao ông ta cứ măi từ chối chuyện tái tranh cử. Ông đă trả lời, «Bởi
v́ tôi đă nhận chân được một điều rằng chẳng có ǵ ở trong đó cả và bây
giờ phải lập lại một lần thứ hai nữa th́ quả là chuyện ngu xuẩn. Tôi
nhận chân một điều rằng tôi cũng chẳng được thêm cái ǵ cả khi đạt được
vai tṛ đó. Tôi vẫn là tôi.»
Một chiếc ghế làm sao có thể thay đổi được con người?
Bạn có thể ngự trên chiếc ngai vàng hay ngồi trên một chiếc ghế đẩu, có
ǵ khác biệt đâu -bạn vẫn là con người cũ. Chiếc ghế đâu có thể thay
đổi được con người bạn? Thế nhưng đây là cung cách mà các nhà chính trị
cứ thường t́m cách lừa dối chính ḿnh.
Không bao giờ. Một con người tín ngưỡng không thể nào dính dấp với chính
trị. Bản chất tín ngưỡng của y là phi chính trị. Y tiếp cận đời sống
trong một cách thế hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt đó là ǵ? Đâu là sự
khác biệt cơ bản? Sự khác biệt cơ bản là y đă không diễn giải cái trống
rỗng của ḿnh như là một mặc cảm tự ti. Đây là một cuộc cách mạng. Nó
xảy ra vào cái ngày mà bạn nhận thức được rằng cái trống rỗng ở trong
bạn không c̣n là chuyện mặc cảm tự ti, rằng cái tánh không của bạn chính
là sinh thể của bạn... Đó cũng là cách thế mà Thượng Đế hiện hữu trong
bạn. Cách thế có mặt của Thượng đế là vắng mặt -đó là cách mà Thượng Đế
đă hiện hữu trong thế gian này. Thượng Đế bất bạo động đến độ luôn ở
trong t́nh trạng khiếm diện.
Trong tận cùng của bạn là cái hố thẳm mà bạn có cảm giác như là một cái
hố thẳm đen ng̣m, thật ra nó không đen tối như thế. Nó tỏa chiếu với ánh
sáng. Hăy đi vào đó. Đó không phải là cái trống không, mà là cái bí ẩn
của toàn bộ đời sống, của vạn hữu. Đó là tất cả. Cái trống không đó
chính là cách thế mà Thượng Đế xuất hiện đối với những ai không chịu
nh́n sâu vào ḿnh. Đó là một sự ngộ nhận.
Con người tín ngưỡng gắn bó với cái tánh không của ḿnh. Đó là tất cả
những ǵ mà thiền định muốn vươn đến: gắn bó với cái tánh không của bạn.
Y an vui với nó, chúc tụng nó, ca hát và nhảy múa với nó. Y thể nhập vào
nó. Bất cứ lúc nào mà y có cơ hội, có dịp may, y nhắm nghiền đôi mắt lại,
thể nhập vào cái tánh không của ḿnh, biến mất vào đó. Đó chính là cánh
cửa của Thượng Đế. Từ đó bạn nối liền ḿnh với ḍng thánh.
Một khi bạn đă bắt đầu an vui với cái tánh không của ḿnh, bạn đâu c̣n
quan tâm ǵ đến chuyện chính trị?
TT Nixon đang đi dạo dọc theo bải biển San Clemente và quyết định xuống
biển lội một ṿng. Ông bị những cơn sóng cuốn ra xa và sắp sửa bị chết
đuối. Ba thanh niên t́nh cờ đi ngang qua liền phóng xuống và cứu Nixon
lên bờ.
Sau khi tỉnh lại, Nixon cảm ơn đám trẻ và nói, "Với ḷng cảm kích, tôi
sẽ dùng ảnh hưởng của tôi để giúp đỡ các cậu trong khả năng của ḿnh. Có
ǵ đặc biệt mà các cậu muốn không?"
"Tôi
muốn được vào học trường West Point!" một thanh niên yêu cầu.
"Tôi
nghĩ là tôi có thể sắp xếp được chuyện này," vị cựu tổng thống hứa.
"Tôi
th́ thích vào trường Annapolis!" một thanh niên khác trả lời.
"Tôi
sẽ thực hiện việc này ngay," Nixon tuyên bố.
"C̣n
tôi th́ muốn được an táng tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington." người
thanh niên thứ ba yêu cầu.
"Điều
yêu cầu này quả là lạ lùng," Cựu TT Nixon hỏi tiếp, "Nhưng tại sao cậu
lại muốn được an táng tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington?"
"Dà,"
người thanh niên trẻ nhất trong đám trả lời, "bố tôi là một người rất
tín ngưỡng và ông ta sẽ giết tôi ngay lập tức nếu khi về nhà tôi kể cho
ông ta nghe rằng tôi đă cứu ai khỏi bị chết đuối!”
Hăy nhớ một điều rằng con người chính trị luôn có mặt ở đó. Cho đến khi
nào cái ngă hoàn toàn bị liệng bỏ, nó vẫn có mặt ở đó. Cái bản ngă chính
là nhà chính trị. Nếu bạn là người vị kỷ, bạn là chính trị. Có thể là
bạn không ra ứng cử, có thể là bạn không đi t́m kiếm một quyền lực chính
trị nào, thế nhưng nếu c̣n cái ngă, bạn vẫn làm chính trị dưới những
h́nh thức rất vi tế. Có thể là bạn đang thống trị vợ hay chồng ḿnh, có
thể là bạn đang thống trị con cái, kẻ ăn người ở. Bạn vẫn luôn thủ đoạn
và không để lỡ bất cứ cơ hội nào để thống trị.
Thế nên khi dùng hai chữ “chính trị” không phải là tôi chỉ đề cập đến
chuyện đại sự quốc gia, không phải thế, tôi muốn nói đến tất cả mọi thứ
có dính dấp đến chuyện thống trị. Cụ thể như nếu bạn muốn có nhiều tiền
hơn, bạn vẫn đang làm chính trị bởi v́ muốn có nhiều tiền hơn, bạn phải
bóc lột kẻ khác. Nếu bạn muốn có nhiều quyền lực hơn, bạn phải chiến đấu.
Bạn muốn có nhiều danh vọng hơn, bạn sẽ phải tranh đua. Cái mà bạn gọi
là những ông thánh, tất cả đều là chính trị. Họ chứa đầy khát vọng. Mỗi
ông thánh đều muốn trở thành một vị đại thánh -thế nên ông ta cũng làm
chính trị, ông ta sẽ phải chiến đấu với những ông thánh khác, những
người đang cạnh tranh với ḿnh.
Con người tín ngưỡng là vô tranh thế nên đó là lư do tại sao tôi cứ
phải lập đi lập lại nhiều lần với bạn –tôi không hề cảm thấy mệt mỏi
trong chuyện này - về chuyện hành thiền, bởi v́ duy chỉ có thiền định là
mang đến cho bạn niềm an lạc mà vô tranh, một niềm vui duy nhất mà khi
bạn đạt đến không làm cho ai bị mất mát điều ǵ. Không hề có ai là kẻ
thua cuộc.
Nếu bạn có nhiều tiền hơn có nghĩa là có người sẽ phải nghèo hơn; nếu
bạn có nhiều quyền lực hơn tức là có người sẽ bị giảm mất quyền lực; nếu
Morarji trở thành thủ tướng, Indra sẽ không c̣n là thủ tướng nữa. Sẽ có
người thua cuộc, mất mát. Người này được tức là sẽ có kẻ khác mất.
Tuy nhiên một người tín ngưỡng sẽ không làm bất cứ điều ǵ biến kẻ khác
trở thành người mất mát, thua cuộc. Những chuyện bạo động, những chuyện
ghê tởm, những chuyện phi nhân. Thế th́ sẽ c̣n lại những ǵ cho một
người tín ngưỡng? Y đi làm cái công việc chúc tụng sự hiện hữu của ḿnh.
Y có thể hành thiền. Trong thiền định bạn chỉ được mà không làm ai mất.
Chỉ có Thượng Đế là vô hạn, tất cả những thứ khác đều hữu hạn. Tiền bạc,
quyền lực,… đều có giới hạn. Nếu bạn được tức là sẽ có người mất. Chỉ có
Thượng Đế là vô cùng. Bạn muốn có bao nhiêu cũng được. Bạn có thể có
nguyên cả Thượng Đế mà không ai bi mất mát cái ǵ. Đó là tất cả những ǵ
tuyệt với nhất của tôn giáo –đó là niềm vui bất bạo động và vô tranh.
Một tên ăn mày chặn một dân biểu Quốc hội trên đường phố thủ đô
Washington và hỏi xin 10 xu.
“Mười xu đâu mua được cái ǵ trong thời buổi này,” nhà chính trị góp ư,
“Bạn có muốn 25 xu không?”
“Không bao giờ,” tên ăn mày trả lời, “với quá nhiều bóng dáng các nhà
chính trị chung quanh đây, mang nhiều tiền mặt như thế quả là điều nguy
hiểm!”
Y hoàn toàn có lư.
Và đây là một câu chuyện xảy ra ở đâu đó trong thế kỷ
hai mươi...
Người phụ trách một kênh truyền h́nh giáo dục trong
chương tŕnh về khuya đă làm ngạc nhiên thính giả với lời thông báo sau
đây:
Chúng tôi xin loan báo đến qúy vị một số tin vui và tin
buồn. Trước tiên là tin buồn: Người sao Hoả đă xâm chiếm địa cầu. Và sau
đây là tin vui: Chúng ngốn hết các chính trị gia và đái ra... xăng.»
Cây hỏi thứ tư :
Ichazo (1) cho rằng
mức độ ư thức của nền văn hoá chúng ta, của toàn thể xă hội, hiện đang
gia tăng, rằng chúng ta không c̣n trên hành tŕnh đơn lẻ mà cả nhân loại
đang bắt đầu tỉnh thức. Ông ta cũng nói rằng cái viễn kiến không tưởng
xem nhân loại như một đại gia đ́nh bây giờ là một thực tế cần yếu.
Đây là cách mà chính trị đă xâm nhập vào tôn giáo như
thế nào. Và điều này cũng chẳng có ǵ mới mẻ. Trải qua bao thời đại đă
không thiếu ǵ những người lập đi lập lại câu nói này. Đây cũng là cách
mà chủ nghĩa phát xít xâm nhập vào tôn giáo. Đây cũng là điều mà
Friedrick Nietzsche phát biểu và trở thành người tiên khởi cuả Adolf
Hitler và chủ thuyết của ông ta. Nietzsche đă nói rằng bây giờ nhân loại
đă đến một thời điểm bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên siêu
nhân loại, kỷ nguyên của những siêu nhân.
Đây cũng là những ǵ mà Sri Aurobindo
(2) đă từng nói tại Ấn Độ -ông ta trên cơ
bản là một nhà chính trị và vẫn là nhà chính trị cho đến cuối đời. Ông
ta cũng đă từng nói rằng bây giờ chúng ta đă đến một thời điểm mà một nỗ
lực tập thể chứ không phải cá nhân đă trở nên cần thiết.
Hăy nhớ rằng những ư tưởng về nỗ lực tập thể rất là nguy
hiểm. Đó là cách thế mà chính trị đă xâm nhập vào tôn giáo như. Tôn giáo
là hoàn toàn cá thể và vẫn luôn là cá thể. Chỉ cá nhân mới có thể đi vào
thiền định. Khi bạn hành thiền, bạn biến mất ra khỏi cái cộng đồng thế
giới. Cụ thể như nếu bạn bắt đầu hành thiền ở đây với năm trăm người
tham dự, bạn có thể bắt đầu với năm trăm người, nhưng một khi bạn nhập
thiền, bạn chỉ c̣n lại một ḿnh. Bốn trăm chín mươi chín người kia không
c̣n có mặt. Thiền định là một chuyển động cực kỳ đơn độc. Nó chẳng dính
dấp ǵ đến tập thể. Bạn có thể hành thiền cùng nhau nhưng khi nhập thiền
bạn chỉ một ḿnh.
Có ba từ ngữ cần phải được thông suốt: tập thể, cá thể,
và phổ quát. Ichazo đă tỏ ra rất mơ hồ giữa hai khái niệm tập thể và phổ
quát. Cá thể đứng ở chặng giữa, thấp ở dưới là tập thể và cao hơn là phổ
quát. Nếu cá thể trở thành một thành phần của tập thể, y đă đánh mất một
cái ǵ đó, y không c̣n có ư thức như lúc trước, y không c̣n tỉnh táo. Đó
là lư do tại sao trong đám đông bạn không c̣n gánh chịu trách nhiệm như
là khi bạn đang ở một ḿnh. Đám đông có thể gây ra những chuyện đại ác.
Trong đám đông bạn cảm thấy ḿnh không có trách nhiệm. Tập thể thấp kém
hơn cá thể là thế -tất cả những tội ác lớn lao nhất trong lịch sử đều có
thể được quy trách cho tập thể. Cá thể vẫn luôn tốt đẹp hơn tập thể.
Bạn chứng kiến một đám đông hỗn loạn đang đốt phá một
đền thờ Ấn giáo hay một thánh đường Hồi giáo. Nếu bạn lôi từng cá nhân
trong đám đông này ra và chất vấn, y sẽ nói rằng, «Thực t́nh tôi không
muốn làm chuyện như vậy, nhưng những người khác đang làm chuyện này và
tôi có mặt ở đó thế là tôi cũng làm theo.» Sẽ không có một người Hồi
giáo nào có thể nói bằng một lương tâm thanh thản rằng ḿnh đă làm được
một việc lớn lao, một công tác trọng đại, một hành động tín ngưỡng khi
đốt phá một đền thờ Ấn giáo. Cũng sẽ không có một người Ấn giáo nào nói
rằng họ làm một chuyện đại sự khi giết môt người Hồi giáo hay đốt phá
một thánh đường. Thế nhưng y sẽ nói như vậy một khi đă ch́m ngập vào cái
đám đông này.
Bạn cũng có thể đă cảm nhận được điều đó. Trong đám đông
bạn biến thành nhỏ bé hơn lúc b́nh thường. Trong đám đông bạn trở nên
hèn hạ hơn, thấp kém hơn; bạn súc vật hơn là con người. Tập thể là một
bầy súc vật, cá thể mới là con người, và phổ quát là thánh thiện. Khi
một người nhập thiền, y không c̣n là một bộ phận của tập thể, y tan biến
chan ḥa vào trong phổ quát, vượt lên trên khỏi cá thể của ḿnh.
Tuy nhiên những chính trị gia th́ không ngừng nói đến
chuyện tập thể. Họ rất thích thú trong việc làm thay đổi xă hội -bởi v́
với việc thay đổi xă hội, với những nỗ lực làm đổi thay cấu trúc xă hội
thế này thế nọ, họ trở nên có quyền lực. Xă hội không bao giờ thay đổi.
Nó vẫn luôn y như cũ –cũng vẫn những ǵ thối rửa đó. Và nó sẽ vẫn măi
hoài như thế trừ phi nó hiểu được rằng tất cả ư thức giác ngộ chỉ xảy ra
trong mỗi cá nhân. Và khi điều đó xảy ra, cá thể trở thành phổ quát. Nếu
nó xảy ra cho nhiều cá nhân lúc đó xă hội sẽ được thay đổi –nhưng đó
không phải như là một sự kiện xă hội có tính tập thể.
Hăy để tôi giải thích điều này rơ ràng hơn với bạn. Có
năm trăm người hiện đang hiện diện ở đây. Không thể nào có chuyện cả năm
trăm người này được thay đổi như một đơn vị tập thể, không bao giờ. Bạn
không thể nào biến thành thánh thiện như một đơn vị tập thể, không bao
giờ. Linh hồn của bạn là cá thể, tâm thức của bạn là cá thể.
Tuy nhiên nếu ba trăm trong số năm trăm người này được
chuyển hoá th́ lúc đó cả tập thể này sẽ mang một phẩm chất mới. Nhưng ba
trăm người này sẽ phải tự ḿnh trải qua những biến chuyển cá nhân, thông
qua những biến đổi cá nhân. Lúc đó cả tập thể này sẽ có một tŕnh độ tâm
thức cao hơn bởi v́ ba trăm người này đă chan ḥa tâm thức của họ vào
tập thể, họ có mặt ở trong đó. Khi một người giác ngộ thành một vị Phật,
cả vạn hữu đều trở nên tỉnh giác hơn -chỉ với sự hiện diện của vị Phật.
Ngay cả nếu ông ta chỉ là một giọt nước trong đại dương, th́ cái đại
dương đó, tối thiểu cũng sẽ tỉnh thức hơn, giác ngộ hơn. Khi cái giọt
nước đó tan biến vào trong đại dương, nó sẽ nâng cao cái phẩm chất của
cả đại dương này. Mỗi cá nhân được chuyển hoá sẽ làm đổi thay xă hội.
Khi càng có nhiều cá nhân được chuyển hoá, xă hội cũng sẽ được biến cải
theo. Đây là con đường duy nhất để thay đổi xă hội, ngoài ra không c̣n
một con đường nào khác. Bạn không thể nào làm thay đổi được xă hội này.
Nếu bạn muốn thay đổi nó một cách trực tiếp, những nỗ lực đó tức là
chính trị.
Ichazo chắc là đă dính vào chính trị. Chuyện thường xảy
ra như thế. Khi bạn trở thành một nhân vật thế lực trong tôn giáo, khi
bạn bắt đầu dẫn dắt nhiều người, khi bạn trở thành một nhà lănh đạo, lúc
đó những ư tưởng lớn lao bắt đầu khởi dậy ở trong tâm. Cái tâm sẽ bảo
rằng bây giờ cả nhân loại này có thể được biến đổi, bây giờ chúng ta nên
hoạch định cho một sự thay đổi lớn lao. Thế rồi tham lam trổi dậy, tham
vọng trổi dậy, bản ngă lên ngôi.
Đừng bao giờ trở thành một nạn nhân của ư niệm về tập
thể; tập thể ở vị trí thấp kém hơn bạn. Bạn phải trở thành phổ quát. Phổ
quát không phải là xă hội, phổ quát là hiện sinh. Bạn phải hoà điệu cùng
với vạn hữu, bắt nhịp cùng với khúc luân vũ của cả vũ trụ này –không
phải chỉ với xă hội, không phải chỉ với một cộng đồng nhỏ bé hay giáo
phái của ḿnh, không phải chỉ với người Cơ Đốc, Ấn giáo hay Hồi giáo,
cũng không phải chỉ với trái đất này, với Đông phương, Tây phương, với
thế kỷ. Bạn phải bắt nhịp với cả nguyên khối, với vạn hữu.
Nhưng đây là mức độ cao hơn đối với cá nhân. Cái đám
đông vẫn luôn là một cạm bẫy. Cái đám đông bát nháo vẫn luôn có mặt ở đó
để kéo bạn nhập bọn. Điều này cũng xảy ra với cái gọi là những người tín
ngưỡng. Tuy nhiên Ichazo, đối với tôi, thực ra không phải là con người
tôn giáo. Ông ta chỉ thu nhặt một số kỹ thuật ở chỗ này chỗ khác, và
chiết trung lại. Của Gurdjieff, của Sufis. Ông ta là một chuyên viên.
Ông ta biết kỹ thuật nhưng không biết mục tiêu và ngay cả chính ông ta
cũng chưa hề giác ngộ. Tuy nhiên ông ta là một chuyên viên rất lành
nghề, thiện xảo. Phong trào của ông ta, Arica, có thể biến thành
một phong trào phát xít bất cứ lúc nào. Nó tạo nên một kiểu cách phát
xít trong hàng ngũ môn đệ.
Tôi biết hiện có một vài người đó ở đây -những người cựu
Arica. Phương cách của những người Arica rất là chính trị. Chỉ mới một
vài tháng trước đây, Amida -một nhân vật rất thân cận với Ichazo trong
bao nhiêu năm- nhận được một lá thư thông báo rằng bà ta đă bị trục xuất
ra khỏi Arica. Trục xuất, trên căn bản là một hành động chính trị. Làm
sao bạn trục xuất được? Thế nào gọi là trục xuất? Đây là chuyện độc
quyền. Bà ta đă đến với tôi và thế là bà ta bị trục xuất ra khỏi Arica.
Bây giờ sách và băng của tôi bị cấm phổ biến ở đó. Không có một người
Arica nào được phép đọc sách của tôi. Thật là một chuyện hoàn toàn chính
trị. Nó vô nghĩa làm sao! Đây là chuyện độc quyền, chuyện chiếm hữu. Đây
là cách thế mà chính trị đi vào con người.
Tâm tôn giáo là một cái tâm rộng mở. Bạn phải thấy, bạn
phải lắng nghe, phải học hỏi từ mọi người. Bạn không nên khép kín. Hiện
hữu với một vị Thầy thực sự giác ngộ bạn sẽ mở rộng tâm ḿnh ra với vạn
hữu, hoàn toàn rộng mở. Bạn cũng mở rộng ra cả với Qủy Sa tăng nếu y
t́m cách đến để dạy bạn điều ǵ. Bạn sẽ được khai mở, sẽ được học hỏi và
sẽ tin cậy vào chính ḿnh. Không có ǵ để phải sợ hăi bởi v́ đâu có ai
hiểu bạn bằng chính bạn –nó không hề lừa dối bạn.
Những người này đă lo sợ rằng các con chiên của ḿnh có
thể sẽ bỏ đàn, sẽ cuốn gói theo người khác, và như vậy, trên cơ bản họ
đă thực sự hoài nghi chủ thuyết của chính ḿnh. Họ không hề tin tưởng
vào chủ thuyết của họ. Họ biết rằng ở một nơi nào khác có thể có điều ǵ
tốt đẹp hơn, có người có tŕnh độ phẩm cách cao hơn, và rồi người ta sẽ
từ bỏ ḿnh để t́m đến đó. Mối lo sợ của họ là lo sợ bị mất tín đồ, thế
nên họ đă dựng lên những bức Vạn Lư Trường Thành chung quanh ḿnh.
Không, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra đối với một
con người tôn giáo thực sự. Y cho bạn t́nh yêu thương, sinh thể, trí tuệ
của y, và để cho bạn hoàn toàn tự do. Như thế bạn cứ việc t́m cầu học
hỏi và mỗi lần học hỏi sẽ càng chứng tỏ rằng vị Thầy của bạn là đúng. Đó
là sự tin cậy. Bạn có thể đi đến bất cứ nơi đâu, ngay cả đến với những
người đang chống lại tôi và lắng nghe, nếu tôi đúng, khi lắng nghe họ sẽ
càng minh chứng rằng tôi đúng. Chẳng có ǵ mất mát cả, ngược lại bạn sẽ
càng trở nên phong phú hơn.
Sự tin cậy không đặt căn bản trên sợ hăi, t́nh thương
yêu không đặt căn bản trên sợ hăi. Thế nhưng ở đây ta thấy chẳng hề có
yêu thương, chẳng hề có tin cậy, chỉ có nỗi sợ hăi -một mối lo sợ đă
được tạo ra, rằng, nếu bạn đi đến nơi khác, bạn sẽ bị trục xuất. Và rồi
người ta sợ hăi về những chuyện đại loại như thế. Phải chăng đây là cái
đảng cộng sản hay ǵ đó? Trục xuất? Con người thường rất lo sợ bị trục
xuất bởi v́ họ muốn ḿnh thuộc về một phe nhóm, bởi v́ họ không có cái
hồn riêng. Ở trong một phe nhóm họ cảm thấy thoải mái, họ thấy ḿnh
thuộc về một cộng đồng nào đó –một thiểu số được lựa chọn, là bộ phận ưu
tú, là những sứ giả của một thế giới mới đang h́nh thành, những nhà lănh
đạo của thế giới tương lai, những siêu nhân, gịng giống đầu tiên của
những siêu nhân... Thế là họ cảm thấy vô cùng thoải mái.
Nhưng những cảm giác này chỉ đến với bạn khi bạn c̣n ở
trong nhóm; khi c̣n lại một ḿnh bạn sẽ không dấu được nỗi nghi ngờ. Và
khi c̣n ở trong nhóm bạn không cảm thấy ḿnh có trách nhiệm. Tổ chức đă
lấy nó ra khỏi bạn, đă chu toàn cho bạn, bạn hoàn toàn thư giăn.
Bạn đă được nuôi dưỡng trong một bầu khí lệ thuộc như
thế. Đầu tiên bạn lệ thuộc vào cha mẹ, lớn lên bạn lệ thuộc vào gia đ́nh
của chính ḿnh –vào chồng, vào vợ- rồi th́ lệ thuộc vào con cái. Bạn
luôn sống một cuộc sống đầy lệ thuộc -vào xă hội, vào quốc gia, vào nhà
thờ, vào gia đ́nh, xă hội, cộng đồng. Một đời sống của loại cây chùm
gởi.
Thế rồi khi bạn t́m đến một vị Thầy bạn cũng muốn có ai
đó để núp bóng. Tuy nhiên một vị Thầy thực sự sẽ không bao giờ giúp bạn
dựa vào ông ta, một vị Thầy thực sự sẽ cố gắng t́m cách làm cho bạn trở
thành độc lập. Toàn bộ nỗ lực của ông ta sẽ là tạo điều kiện để cho bạn
có thể đứng vững trên đôi chân ḿnh, bạn trở thành chính bạn. Đó là
những ǵ mà Thiền gia đang làm.
Tôi mới đọc một câu chuyện vào ngày hôm kia....
Có một người trẻ tuổi đă không ngừng t́m đến Huệ Năng để
cầu đạo. Ngài Huệ Năng nổi tiếng là rất thô lỗ. Chỉ có những vị Thiền sư
mới thường thô lỗ như thế. Tại sao? Bởi v́ nếu họ thực sự muốn bạn trở
thành độc lập, họ thường đối xử rất mực thô bạo với bạn. Ngài Huệ Năng
cũng thế. Ông ta tát vào mặt người thanh niên, ông ta đóng sầm cửa lại,
ông ta la hét mắng chữi –và có một lần ông ta liệng người thanh niên ra
khỏi cửa sổ, y rơi khoảng mười lăm bộ và rớt xuống một đường mương. Chưa
thôi, ngài Huệ Năng c̣n mở cửa sổ nh́n theo và cười lớn tiếng.
Thế là người thanh niên dứt khoát bỏ đi. Đây là giọt
nước sau cùng của chiếc ly đầy. Thế là quá đủ. Y bỏ đi ngay tức khắc, và
đă không trở lại cho đến một năm sau. Y t́m đến những vị Thiền sư khác,
học được rất nhiều điều, rồi lại vân du đi khắp nơi, cuối cùng vào một
ngày, trong lúc ngồi tĩnh tọa trong một hang động, y đạt đến giác ngộ
-hoát nhiên đạt ngộ. Và rồi bạn biết chuyện ǵ xảy ra không? Y hối hả
quay trở về t́m kiếm Huệ Năng để cảm tạ ngài. Cái ngày mà y hoát nhiên
đạt ngộ, y biết là ḿnh đang ở trong một trạng huống giống y như đă được
tạo ra vào ngày mà y bị ngài Huệ Năng liệng xuống đường mương. Lần đó y
đă để lỡ mất cơ hội.
Tuy nhiên bây giờ y biết được bởi v́ bây giờ y đă đạt
tới điểm đó, y đă đạt đến cái trạng huống nội tâm đó. Ngay khoảnh khắc
trước khi đạt ngộ, y đă ngạc nhiên khi thấy rằng trạng huống nội tâm của
ḿnh lúc này hoàn toàn giống với lúc mà ngài Huệ Năng đă cố t́nh tạo ra
khi liệng y ra khỏi cửa sổ và nh́n xuống cả cười. Và y đă lỡ mất dịp
này! Đó là một con người thật đại từ bi.
Y chạy vội đến Huệ Năng, sờ vào chân ông ta, và thốt lên
lời biết ơn, «Bạch Thầy, cảm ơn Thầy. Cảm ơn về những đối xử thô lỗ với
con. Cảm ơn về chuyện Thầy đă không dạy dỗ điều ǵ ngoài việc đánh mắng
con. Cảm ơn tất cả những ǵ mà Thầy đă làm cho con.»
Một vị Thầy thực sự luôn luôn mong muốn cho đệ tử của
ḿnh trở thành những vị Thầy thực sự. Thế nhưng thông thường bạn không
muốn tự ḿnh độc lập, bạn muốn có ai đó để tựa vào. Bạn là một tên bám
víu. Bạn muốn có một ai đó đầy quyền năng ngự ở trên ngai cao và phán
cùng bạn, « Đừng lo lắng nữa. Ta sẽ lo hết mọi chuyện. Ngươi hăy quên
hết tất cả mọi việc. Ta có mặt ở đây sẽ giải quyết tất cả. Ngươi chỉ đến
đây và đi theo ta, đơn giản như thế. » Tuy nhiên nếu quả thật có những
người như thế -đầy quyền năng, có thể gánh hết trách nhiệm của kẻ khác-
th́ bạn nhớ cho rằng đây là một dấu hiệu chắc chắn là chính bản thân ông
ta chỉ muốn cho người khác lệ thuộc vào ḿnh. Và chính ông ta cũng lại
nương tựa vào những người đang nương tựa vào ông ta. Bản thân y cũng vẫn
là một kẻ lệ thuộc, hăy nhớ như vậy; y cũng chẳng khác hơn ǵ bạn. Đây
cũng chỉ là một cuộc hành tŕnh giống nhau xuất phát từ phía đối diện.
Nếu tất cả các bạn ĺa bỏ y, y cũng sẽ khổ đau như chính bạn khổ đau.
Đôi khi y c̣n đau đớn hơn bạn nữa v́ y đă đầu tư vào đó quá nhiều. Nếu
bạn ĺa bỏ một người như Ichazo, nếu tất cả những môn đệ của ông ta biến
mất, có thể ông ta sẽ phát khùng hay tự tử mất. Ông ta sẽ vô cùng rúng
động, run rẩy, sẽ không biết điều ǵ đă xảy ra, sẽ mất hết tất cả ḷng
tự tin. Tất cả những niềm tự tin mà ông ta có được là khi ông ta nh́n
vào mắt bạn và thấy rằng bạn đang hướng vọng đến ông ta, cảm nhận rằng
ông ta ở một vị trí cao hơn, ông ta là chân lư, ông ta là bậc Thầy. Khi
ông ta thấy được đôi mắt hướng vọng của bạn, những phản chiếu ở trong
đó, niềm tin của ông ta được củng cố. Vâng. Sự thực là như thế. Đây chỉ
là một sự đồng lơa trong dối gạt.
Cách tiếp cận của tôi tuyệt đối là phi chính trị, trên
căn bản hoàn toàn cá nhân. Và đó cũng chính là cách tiếp cận của tôn
giáo. Tôn giáo vẫn luôn là chuyện của từng cá thể, nó không bao giờ trở
thành một hiện tượng tập thể, không thể như thế. Chính trị th́ khác, nó
sẽ luôn là chuyện tập thể, và sẽ không bao giờ trở thành cá thể.
Chính trị là tập thể, tôn giáo là cá thể, và tâm linh là
phổ quát. Hăy nhớ như vậy.
Câu hỏi thứ năm :
Tại sao lại không thể có một tôn giáo duy nhất cho
toàn thể nhân loại ?
Bởi v́ con người luôn khùng điên. Bởi v́ con người luôn
mê ngủ.
Một ngày nào đó có thể chỉ có một tôn giáo duy nhất,
chúng ta có thể hy vọng như vậy -thế nhưng cái tôn giáo duy nhất này sẽ
không giống như Cơ Đốc khi tất cả mọi người trở thành những người Cơ
Đốc, không bao giờ như thế; nó cũng sẽ không giống như Ấn giáo, khi tất
cả mọi người cải đạo thành Ấn giáo; cái tôn giáo duy nhất này cũng sẽ
không hề giống như Do Thái giáo, không bao giờ.
Khi tôi nói rằng một tôn giáo duy nhất có nghĩa là sẽ
không có một tôn giáo như kiểu Cơ Đốc giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Kỳ Na
giáo hay Phật giáo. Sẽ có một loại h́nh tín ngưỡng phổ biến. Có thể như
thế và nên như thế. Tuy nhiên hăy nhớ rằng, hăy lưu ư rằng –khi tôi nói
một tôn giáo duy nhất không có nghĩa là chỉ c̣n lại một tôn giáo, một tổ
chức, tôi muốn nói đến một tôn giáo phổ quát... một tôn giáo không mang
một nhăn hiệu nào, không có một thánh đường riêng biệt nào, không có một
học thuyết hay Thánh kinh đặc thù nào, chỉ là một loại h́nh tôn giáo,
một cách thức quán tưởng, cầu nguyện. Chỉ như thế, may ra.
Trong quá khứ, con người đă từng cố gắng để tạo nên một
tôn giáo duy nhất. Những người Cơ Đốc đă nỗ lực tối đa và đă làm thiệt
mạng hàng triệu người. Hồi giáo cũng đă có những cố gắng tương tự để quy
tôn giáo về một mối. Nhưng một tôn giáo theo kiểu này đă là một h́nh
thái chính trị. Người ta muốn rằng tất cả mọi người đều ở chung cùng
dưới một mái nhà. Thế nên khi tôi nói một tôn giáo duy nhất, có nghĩa là
sẽ không có một mái nhà nào cả. Tất cả mọi người nên được tự do theo
đuổi tín ngưỡng riêng của ḿnh, làm những chuyện của riêng ḿnh. Con
người vốn khác nhau. Thế nên tôi có kiểu cách cầu nguyện của riêng tôi.
Tại sao lại chỉ có một lối cầu nguyện duy nhất ? V́ con người vốn khác
nhau, những nhu cầu của họ cũng khác nhau –đây chính là điểm hợp nhất.
Có thể có người thờ phượng một cái cây và sẽ có người
chế diễu về chuyện này. Họ sẽ cho rằng đó là chuyện ngu xuẩn, vô nghĩa
-tại sao lại đi thờ phượng một cái cây? Có thể có người thuộc khuynh
hướng đa thần –với việc thờ phượng một cái cây họ thể nhập vào Thượng
Đế, thông qua màu xanh, thông qua những nụ hoa, thông qua tàn lá. Đối
với một nhà thẩm mỹ học, cái cây có thể là một biểu hiện tuyệt vời của
Thượng Đế; đối với người không có óc thẩm mỹ, một nhà toán học chẳng
hạn, đó giống như là chuyện diễu chơi. Bạn đang làm ǵ vậy? Với một cái
đầu óc toán học nó chẳng có vẻ như là chuyện tín ngưỡng tí nào. Có rất
nhiều những bộ óc toán học và với họ, toán học chính là lời kinh nguyện.
Albert Einstein đă từng nói rằng, «Toán học đối với tôi
là kinh nguyện và tôi đă thể nhập vào Thượng Đế qua ngơ Toán học,» Vâng,
có thể như thế, và ông ta ngày càng trở nên một con người tín ngưỡng.
Khi cái chết gần kề ông ta đă trở nên một người tín ngưỡng thuần thành;
thực ra, ngay trước phút lâm chung, hầu như ông đă trở thành một vị
thánh. Điều đáng nói là ông không hề đến một nhà thờ nào, không bao giờ
tin vào những Bible, Koran hay Upanishads. Những Koran, Bible,
Upanishads của Einstein là vũ trụ, không gian, thời gian, những tinh cầu
và tất cả những ǵ vượt khỏi những tinh cầu này.
Đi sâu vào những bí mật này, liên tục không mỏi mệt, ông
đă trở thành một vị thánh. Ông bắt đầu cảm nhận được cái hiện hữu của vô
ảnh, vô h́nh; cái diễn tả được đă không c̣n ư nghĩa, cái không diễn tả
được, không nói ra được ngày càng trở nên có ư nghĩa hơn. Cái nh́n thấy
được đă biến mất, cái không thể thấy được bằng mắt thường hiện ra. Ông
ta trở thành một thánh nhân.
Tâm thức của một vài người có thể chuyển khoa học thành
tôn giáo nhưng với một số người khác th́ khoa học là loại rất khó nuốt,
toán học chẳng hạn, đối với họ quả thật rắc rối -thi ca may ra có thể là
tôn giáo của họ. Con người không hề giống nhau.
Thế nên khi tôi nói chỉ một tôn giáo không có nghĩa là
sẽ chỉ có một lời kinh nguyện chung và mọi người sẽ cầu nguyện trong một
cách thế giống nhau, những tiếng kinh cầu sẽ được rập khuôn như nhau,
không phải như thế. Khi tôi nói rằng có thể chỉ có một tôn giáo duy
nhất, tôi muốn nói đến chuyện tín ngưỡng -có người sẽ cầu nguyện trước
một h́nh tượng, có người không cần h́nh tượng, có người cầu nguyện trước
một cái cây, có người cúi ḿnh xuống trước một ḍng sông, có người cầu
nguyện thông qua khoá lễ, có người đi vào chốn núi non và biến mất vào
trong chốn hoang dă, thế nhưng tất cả họ đều cầu nguyện. Và tất cả phẩm
chất của sự nguyện cầu đều giống nhau; không nhất thiết là bạn nguyện
cầu trước một bức tượng, trước một cái cây, hay trong căn pḥng trống.
Sẽ không có vấn đề bởi v́ sự cầu nguyện không dính dấp ǵ đến một vật
thể h́nh tượng. Vật thể chỉ là một cái cớ.
Có người sẽ cầu nguyện bằng tiếng Tàu, có người sẽ cầu
nguyện bằng tiếng Đức, tiếng Anh -ngôn ngữ cũng không thành vấn đề. Có
người có thể yêu thích những lời của Chúa Giêsu và dùng đó làm lời kinh
nguyện, cũng có người có thể thích những lời của Mohammed. Mọi người dều
có những yêu thích khác nhau... nhưng đều chỉ có thể có một tín ngưỡng
duy nhất.
Bây giờ đă có đến khoảng ba trăm tôn giáo trên hoàn cầu
và ba trăm tôn giáo này, tất cả đều chống lại cái tôn giáo mà tôi vừa
nói đến. Đây là những kẻ thù thực sự.
Một người bất ngờ phải kẹt lại ở một thành phố nọ vào
hôm Chủ Nhật, y bắt đầu đi ra phố để dự khoá lễ tại một nhà thờ thuộc
truyền thống tín ngưỡng của ḿnh. Nhưng bị lạc đường và khi trông thấy
một ngôi nhà thờ ở bên kia đường đang mở cửa, y vội bước vào và quên
nh́n cả dấu hiệu của ngôi nhà thờ này thuộc về phái nào. Khi khoá lễ
diễn tiến đến một lúc mà t́nh cảm tôn giáo trở nên nồng đượm hơn, không
dằn được, y thốt lên, "Cầu nguyện Thượng Đế!" Ngay lập tức một trong
những người hướng dẫn gơ vào vai y nhắc nhở, "Thưa ngài, không thể làm
điều đó ở đây."
Y chỉ nói một câu rất đơn giản, "Cầu nguyện Thượng Đế!"
Thế nhưng có thể đó không phải là cách thức của nhà thờ này. Và
người hướng dẫn nhắc nhở, "Thưa ngài, không thể làm như vậy ở đây." Bạn
có thấy chuyện khôi hài chưa? Cầu nguyện Thượng Đế lại không được phép
thể hiện tại nhà thờ?
Con người không hề giống nhau. Có người cầu nguyện bằng cách nhảy múa và
cũng có người có thể chỉ muốn ngồi lặng yên và không làm ǵ cả. Tất cả
đều nên được tôn trọng. Trong thế giới của một tôn giáo, với một tín
ngưỡng chan hoà khắp nhân loại, tất cả đều được tôn trọng như nhau.
Không có vấn nạn ǵ cả. Nếu bạn đang đọc kinh Koran và cảm thấy thích
thú hứng khởi, cứ việc vui thú, hoà điệu với thực tại này. Một số người
khác có thể có cùng một cảm giác như vậy thông qua Thánh Kinh, thông qua
“Bài Giảng ở trên Núi”. Có ǵ sai lầm đâu? Cũng có thể có những người
khác đạt đến sự phấn khích khi nhảy múa hát ca bài hát của Meera
(3). Đâu có ǵ sai trái?
Thế nhưng ba trăm cái được gọi là tôn giáo này mà trên căn bản
thực ra là những tổ chức chính trị lại đang ḱnh chống lẫn nhau.
Một bà Công giáo rất thuần thành trở về từ phố chính New York trông có
vẻ nhếch nhác và rối trí.
Một bà bạn Công giáo khác liền hỏi, “Có chuyện ǵ xảy ra với bồ vậy?”
“Tôi vừa mới ở khu phố Garment vào lúc mà những người Tin Lành đang tụ
tập tại đây. Cái đám bát nháo này thật là đông và vô trật tự. Bất th́nh
ĺnh hai thằng khốn nạn chụp lấy tôi và kéo vào ngỏ hẽm. Chúng xé quần
áo tôi ra và hiếp tôi. Thật là kinh khủng.”
“Thế bà có la lên không?” Một người khác hỏi.
“Cái ǵ? Làm như vậy để bọn Tin Lành tưởng là tôi đang la lên ủng hộ
chúng hả?”
Đây là những ǵ đang thực sự xảy ra. Con người đang ḱnh chống lẫn nhau
về mặt tín ngưỡng. Điều này cho ta thấy rằng họ chẳng hiểu ǵ hết về tôn
giáo, nếu không tại sao họ lại có thể ḱnh chống nhau về chuyện tín
ngưỡng? Đây cũng chỉ là những kiểu cách của bản ngă.
Con người không hề giống nhau. Họ khác nhau về đủ mọi thứ chuyện. Họ
khác nhau về những ǵ yêu thích, họ cũng sẽ khác nhau về cầu nguyện, về
cung cách ứng xử, giao tiếp, một cách đơn giản là họ hoàn toàn khác nhau.
Đây là một điều tốt. Thế giới phong phú đa dạng hơn bởi v́ con người
không ai giống ai. Điều này phải được chấp nhận. Thế giới có thể chỉ có
một tôn giáo, nhưng không phải như là một tổ chức, một khuôn mẫu, mà là
một bầu khí chan hoà tín ngưỡng.
Câu hỏi thứ sáu:
Bhagwan, Tôi lại cứ quên hết những ǵ ông đă nói. Tôi phải làm ǵ bây
giờ?
Đúng ra là phải nên như vậy, chính xác là như vậy. Ai bảo bạn phải ghi
nhớ những ǵ tôi nói? Bạn phải quên đi những lời nói của tôi; bạn phải
nhớ cái ư, chứ không phải lời. Mà cái ư cũng không cần phải nhớ, nó phải
được thấu hiểu.
Nếu bạn lắng nghe tôi một cách đúng đắn bạn không cần phải ghi nhớ những
ǵ tôi nói ra. Mà thực ra, nếu bạn chỉ cố gắng để nhớ lời, bạn sẽ đánh
mất toàn bộ trọng điểm. Thế rồi lời c̣n mà ư mất. Hăy quên hết lời đi
nếu không nó sẽ trở thành gánh nặng cho bạn và rồi bạn sẽ lạc lối.
Bạn chỉ cần cố gắng để lănh hội. Khi tôi nói “cố gắng để lănh hội” có
nghĩa là hăy lắng nghe một cách yên lặng, thụ động và tỉnh thức. Đừng
phán đoán, tranh luận hay đi đến quyết định cho dù tôi đang nói điều ǵ
đó đúng hay sai. Chỉ lắng nghe một cách yên lặng. Nếu bạn trở nên quá lo
lắng về chuyện đúng sai của những ǵ tôi đang nói ra, tức là bạn chẳng
hề lắng nghe. Tôi cũng không hề bảo rằng bạn phải tin tưởng vào những ǵ
tôi đang nói ra, không bao giờ. Chỉ việc lắng nghe. Và đấy là sự tuyệt
vời của lắng nghe thuần khiết -nếu bạn có thể lắng nghe một cách đơn
thuần, những ǵ là chân lư sẽ lắng sâu vào ḷng bạn và những ǵ sai lạc
sẽ bị loại bỏ. Không có ǵ để bạn phải lo lắng chuyện này. Trái tim của
bạn sẽ nhận ra một cách hầu như tự nhiên. Chẳng khác ǵ khi bạn đang
được tiếp huyết, máu của bạn sẽ khước từ nếu như không cùng chung một
loại máu. Nó cần một loại máu nào đó, một số lượng tương xứng nào đó.
Nếu bạn đang được giải phẫu và cần phải vá da, không phải da của bất cứ
người nào cũng dùng được. Cơ thể của bạn sẽ không chấp nhận, nó biết rất
rơ. Nó sẽ chỉ chấp nhận da của chính bạn được lấy ra từ một nơi nào đó
trên cơ thể.
Vấn đề là như thế. Chân lư là thực phẩm của tâm hồn. Khi
nghe được chân lư, trái tim sẽ chấp nhận nó một cách tự nhiên. Đây không
phải là vấn đề quyết định đúng hay sai –đây là cung cách của tâm. Cái
tâm cứ không ngừng lo lắng về chuyện đúng sai, và do sự lo lắng này, nó
không hề lắng nghe. Cái tâm đă bị điếc. Nó giả vờ lắng nghe nhưng thực
ra không bao giờ. Bây giờ bạn chỉ việc để tâm thức của bạn qua một bên
và hăy để trái tim bạn lắng nghe tôi, chan hoà cùng tôi, hoà điệu cùng
tôi. Và rồi cái ǵ là chân lư nó sẽ tự động trở về nhà –trái tim. Nếu
không phải là chân lư, bạn cũng không cần phải lo lắng, nó sẽ tự động
biến mất.
Bạn không cần phải lo lắng về những lời tôi nói. Hăy lo
lắng về tôi, không phải về lời. Tôi không đề xuất ra một triết thuyết ở
đây, mà một cách đơn giản, tôi dâng hiến chính tôi cho bạn.
Có một câu nói khá nổi tiếng của Trang Tử -chắc là ông
ta đă nói ra để trả lời một câu hỏi tương tự như câu hỏi này.
Cái lưới để bắt cá.
Được cá hăy quên lưới.
Cái bẩy để bắt thỏ.
Được thỏ hăy quên bẩy.
Câu hỏi thứ bảy:
Tôi thực hiện năm thiền khoá mỗi ngày một cách thường
xuyên trong ba năm và v́ vậy tôi đă không làm điều ǵ khác được. Tôi cảm
thấy rất hạnh phúc, nhưng gia đ́nh của tôi rất lo lắng. Tôi phải làm ǵ
bây giờ?
Thế là quá độ rồi đó, thưa ngài. Bạn chỉ cần chọn một
thời khoá thôi. Một là đủ rồi. Năm là quá mức. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy
hạnh phúc bởi v́ bạn không có việc ǵ khác để làm. Nhưng nếu gia đ́nh
trở nên lo lắng th́ đó cũng là điều tự nhiên, và họ có lư khi lo lắng.
Một ông trại chủ lớn ở Yorkshire có việc cần phải đi
London trong vài tháng và quyết định chọn một trong những người làm công
giỏi nhất của ḿnh chịu trách nhiệm về công việc của trang trại. «Ta
muốn ngươi săn sóc hết tất cả mọi chuyện, Harry, như chính ta đang có
mặt ở đây vậy. Hiểu không? » Harry gật đầu.
Bốn tháng sau ông chủ trở về và thấy mọi chuyện đều rất
ổn cố. Harry chỉ hết mọi thứ và giải thích, «Ông chủ thấy không, mọi
chuyện đâu vào đó cả. Bầy gà đẻ rất nhiều trứng, cánh đồng luá ḿ nay đă
lớn gấp đôi, rau cải bây giờ tốt tươi hơn trước nhiều, và ngay cả kinh
nguyệt của vợ ông, tôi cũng đă cho nó ngưng luôn. »
Như vậy là quá mức. Như vậy là đi quá xa.
Xin bạn làm ơn nên hành một khoá thiền thôi. Đây có thể
là chuyện khó khăn, tôi biết vậy, sau khi bạn đă trải qua ba năm. Có lẽ
bạn nên hỏi tôi trước. Sẽ là một chuyện khó khăn khi quay trở lại đời
thường và làm việc, đó sẽ là chuyện tương đối nặng nề đối với bạn, nhưng
phải làm như thế. Ở đây tôi không dạy bạn chủ nghĩa thoát ly –đây là một
h́nh thức trốn chạy đời sống v́ bạn đă không c̣n làm bất cứ việc nào
khác.
Bạn đă quẳng bỏ tất cả những trách nhiệm của bạn, và tôi
không hề ủng hộ chuyện này. Những trách nhiệm đó bạn phải hoàn thành
–hoàn thành trong niềm vui lớn lao. Những vợ dại, con thơ, cha già, mẹ
yếu đều rất cần bạn. Đó là tất cả những ǵ mà Thượng Đế đă đặt lên vai
bạn -một trách nhiệm nào đó. Bạn phải hoàn thành chúng.
Tôi hoàn toàn chống lại những kẻ thoát ly chạy trốn đời
sống và trở thành kẻ hành thiền hai-mươi-bốn-giờ-trong-ngày. Tôi chống
lại những người này. Hoàn toàn chống đối. Một giờ thiền định là đủ rồi.
Thiền định có một năng lực lớn lao mà chỉ cần một giờ trong hai mươi bốn
giờ là đủ. Đủ để thắp sáng cả cuộc đời bạn.
Và đó cũng chính là phương cách trắc nghiệm sự thành
công hay thất bại của thiền trong cuộc sống của bạn. Khi bạn hành thiền,
bạn đi vào chợ và rồi sẽ biết được là ḿnh thành công trong thiền định
hay không. Bạn có c̣n tham đắm như trước đây khi bạn đi vào cửa hàng?
Bạn có c̣n nổi giận khi ai đó nói trái ư bạn? Người ta có c̣n bấm nút
bạn dễ dàng như trước đây? Chợ búa hay chợ đời chính là nơi để trắc
nghiệm tất cả những công phu hành thiền của bạn.
Nếu bạn chỉ hành thiền thôi mà không chịu làm chuyện ǵ
khác th́ cũng chẳng khác ǵ bạn cứ học hành chuẩn bị măi mà chẳng bao
giờ chịu đi thi cử. Đây là điều sai lầm. Bạn phải đi thi -một giờ thiền,
hai mươi ba giờ c̣n lại là thi cử. Như vậy bạn sẽ càng ngày càng lớn
mạnh thêm.
Và câu hỏi cuối cùng :
Zen là ǵ ?
Đi tới, vượt qua. Đúng như những ǵ mà Kinh Kim Cương đă
nói. Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế bồ đề, tát bà ha.
Gate, gate, para gate, para samgate bodhi svaha –đi tới, đi tới
cùng với toàn thể chúng sinh, đi từ vô minh đến giác ngộ.
Đi tới, vượt qua. Đó là Thiền.
Đó không phải là triết lư để được thấu hiểu, đó không
phải là sự thay đổi để kinh qua. Đó không phải là một cái ǵ giống như
kiến thức, ngay cả cũng không phải là sự cải tổ; đây là sự chuyển hoá,
hoàn toàn thay đổi, tuyệt đối thay đổi đến tận nguồn gốc. Là chết và
phục sinh. Chết trong Thiền và tái sanh trong Thiền.
Tiếng ‘Zen’ có nghĩa là dhyana -thiền định, nó
bắt nguồn từ chữ dhyana. Đến Trung quốc nó biến thành chan
-Thiền, và tại Nhật bản nó trở thành Zen –nhưng tựu trung nó phát
xuất từ ngôn từ của Phật dhyana. Zen có nghĩa là dhyana,
thiền định.
CHÚ THÍCH:
(1)
Ichazo :
Oscar Ichazo, người Chí Lợi, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của
Gurdjieff. Ông cũng đă đến tận Ấn Độ, Tây Tạng và Hồng Kông học hỏi về
mật tông, đồng thời nghiên cứu thêm về Thiền, yoga, thuật thôi miên...
Ông tự xem ḿnh là một Đạo Sư, có khả năng giao tiếp với tất cả các Đạo
sư của các trường phái mật tông, kể cả những người đă chết. Ông cho biết
là đă nhận được những chỉ dẫn của một đấng ở cơi trên, Metatron, c̣n
những đệ tử của ông th́ có thể giao tiếp với những linh hồn ở cơi thấp
hơn thông qua thiền định và thần chú. Ichazo sáng lập phong trào tâm
linh Arica, lấy tên một thành phố nhỏ tại Chí Lợi, nơi phát khởi phong
trào.
(2)
Sri Aurobindo
(1872-1950): Một học giả và đồng thời cũng là một nhà chính trị có
khuynh hướng quốc gia cực đoan trong phong trào đấu tranh dành độc lập
của Ấn Độ. Về sau ông đi sâu vào lănh vực tâm linh và được xem như là
một đạo sư, một vị thánh của Ấn giáo. Ông cổ vơ cho sự chuyển hoá tâm
linh của toàn thể nhân loại và được môn đệ tin tưởng là người đă khám
phá ra một nguồn năng lực tinh thần mới mà ông gọi là "Supramental"
–Chân Thức. Bằng phương pháp Yoga, ông và các môn đệ có thể mang nguồn
năng lực này vào thế giới, vào tâm thức của mỗi cá nhân, xây dựng một
b́nh minh mới cho nhân loại, một «đời sống thánh hoá » trên trái đất
này.
(3)
Meera (1498-1547):
Là một công chúa thuộc đẳng cắp qúy phái sắc dân Raiput, bắc Ấn. Là một
tín đố Ấn giáo ngoan đạo, bà chấp nhận bị đầu độc để bày tỏ niềm tin
tuyệt đối vào Thượng Đế Krishna. Bà sáng tác rất nhiều thánh ca ca tụng
Thượng Đế c̣n phổ biến cho đến ngày nay.
[MUCLUC] [LGT]
CH1] [CH2]
[CH3] [CH4]
[CH5]
[CH.6] [CH7] [CH8]
CH9]
[CH10] [SACH]
[HOME]
|