THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

CHƯƠNG 8

Đến Từ Cái Bụng

 

 

Đến Từ Cái Bụng

 

Trong tiến tŕnh Fischer-Hoffman (1), người ta khám phá ra rằng mỗi người đều có sẵn trong ḿnh một kẻ khải đạo. Kẻ khải đạo của tôi là thẳng thắn, cởi mở, không làm điều quấy, không nhập nhằng.

Nàng bảo tôi rằng không nên trở thành một hành giả quy hướng theo ngài.

Câu hỏi của tôi là: Có nên và cần thiết hay không để trở thành một hành giả như thế? Có vết nhơ nào bám chặt vào những người không là một hành giả? Tôi cảm thấy không có ǵ trong tôi mâu thuẫn với những ǵ trong ngài và như thế tôi cảm thấy tôi không thể hay là không cần hoặc không nênquy hướng trở thành một hành giả -sannyasin, của ngài.

Đây là câu hỏi của Richard Lee.

 

Câu trả lời của tôi là, ông Richard Lee ạ, đừng nên hèn nhát như thế!

Cái tâm vốn rất khôn lanh, rất thuần lư. Nó có đủ mọi phương cách để tự vệ; nó luôn ở trong thế pḥng ngự.  Trở thành một hành giả -sannyasin, là kẻ thù sinh tử của nó. Tâm sẽ làm tất cả mọi chuyện để ngăn ngừa bạn làm một bước nhảy. Thế nên khi trông chờ sự hợp tác của tâm, bạn sẽ trông chờ vĩnh viễn. Tâm sẽ không bao giờ cộng tác.

Quyết định để chọn con đường trở thành một hành giả -sannyasin, không đến từ tâm mà đến từ một nơi nào khác, một nơi nào đó sâu thẳm hơn, cao xa hơn. Nó đến từ cái bụng, từ sinh thể của bạn. Đó không phải là một hiện tượng thuộc về tâm. Bạn không thể nào đi vào con đường hành giả bằng quyết định, bằng cửa ngỏ của tâm. Nếu bạn đi vào bằng cách đó bạn sẽ mất nó ngay. Cho dù bạn có đạt được rồi bạn cũng sẽ mất. Trước tiên, tâm phải được buông bỏ, và khi tôi nói rằng tâm phải được buông bỏ, tôi muốn nói đến tính cách toàn bộ, nhất quán của vấn đề.

Tiến tŕnh Fischer-Hoffman Process không giúp ích ǵ được cho bạn ở đây. Cái Tiến tŕnh này rất tốt –và cho đến bây giờ, mang đến rất nhiều lợi ích, thế nhưng ở đây, thông qua Tiến tŕnh này, bạn đă tạo ra một chướng ngại. Bởi vậy trước tiên hăy để tôi giải thích Tiến Tŕnh này thực sự là ǵ và nó có thể giúp ích cho bạn đến mức nào. Bởi v́ đôi lúc nó trở nên vô cùng khốc hại, vô cùng ức chế.

 

Tiến tŕnh Fischer-Hoffman Process được gắn liền với tâm thức. Tâm có ba tầng. Cái tâm mà chúng ta thường biết đến là tâm thức. Nó cũng có hai tầng -một tầng ở dưới và một tầng ở trên- mà chúng ta không hề biết. Tầng ở dưới đáy là vô thức (hay tiềm thức), tầng ở trên là siêu thức. Tâm thức chỉ là một phần rất nhỏ của tổng thể nhưng bởi v́ nó là ư thức nên nó tự coi ḿnh là đầu năo. Tâm thức được chia ra làm hai bộ phận và cả hai cái tâm kia cũng được phân ra làm hai như thế -bởi v́ để hiện hữu mọi thứ đều cần phải có hai mặt: giống đực và giống cái, âm và dương, ngày và đêm. Tất cả mọi thứ được hiện hữu thông qua nghịch lư, thông qua đối cực. Nhưng đối cực thực ra không phải là đối nghịch mà chỉ là sự bù trừ bổ túc cho nhau.

Như vậy điều cần ghi nhớ đầu tiên là có tất cả  ba loại tâm, mỗi loại lại được chia ra làm hai phần, thế là ta có cả thảy sáu loại tâm.

Tâm thức được chia ra làm hai phần: tư duy và cảm thọ (tưởng và thọ). Phần tư duy được phát triển bằng cái giá của cảm thọ. Phần lư trí được phát triển bằng cái giá của trực giác. Nếu bạn là đàn ông  th́ phần nam tính của bạn  được phát triển đầy đủ nhất, phần nữ tính chẳng hề phát triển tí nào. Nhưng thiếu phần nữ tính này bạn sẽ không bao giờ là một tổng thể.

Tiến tŕnh Fischer-Hoffman là di chuyển cái trọng tâm của bạn từ phần tư duy qua phần cảm thọ -một chuyển động từ luận lư sang viễn mơ, từ ngày sang đêm. Nó rất là đơn giản. Nếu bạn trở nên thụ động, nếu bạn thư giản, nếu bạn bắt đầu tưởng tượng, nếu bạn bắt đầu sống trong mơ mộng, thế bạn đang thay đổi vị trí. Nó cũng chẳng khác ǵ bạn đang sang số xe. Phần tư duy của bạn quá đổi mệt mỏi bởi v́ nó làm việc quá mức, thế nên khi bạn muốn đổi qua phần không tư duy, nó rất sẵn sàng. Đó là lư do tại sao ta nằm mơ nhiều vào lúc ban đêm để lấy lại quân b́nh. Ban ngày bạn sử dụng tối đa phần tư duy làm cho nó mệt mỏi, nó đi ngủ vào ban đêm, và đây là lúc mà giấc mơ -vốn không hề mệt mỏi v́ bạn chưa dùng tới nó- bắt đầu làm việc. Những ǵ hiện hữu trong những giấc mơ được sử dụng trong phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman. Đây là một phương pháp tuyệt vời, rất khoa học.

Nếu bạn bắt đầu t́m kiếm một kẻ khải đạo, bạn sẽ không kiếm thấy nó ở đâu ngoài trực giác. Richard Lee đă t́m thấy kẻ khải đạo này và gọi nó là ‘nàng’. Một điều khá tự nhiên, khi người đàn ông t́m kiếm kẻ khải đạo, nó sẽ đến trong dạng người nữ -cũng thế khi người phụ nữ t́m kiếm kẻ khải đạo, nó sẽ đến trong dạng người nam. Phần bị khước từ sẽ lên tiếng nói. Và như thế kẻ khải đạo, người chỉ hướng chẳng là ǵ cả ngoài cái phần nữ tính của bạn.

Thế nhưng Tiến tŕnh Fischer-Hoffman được gắn liền với tâm thức. Từ tưởng thức bạn đổi hướng qua mộng mơ ư thức, nhưng hăy nhớ điều này, cái ư thức đó vẫn là cái tưởng thức cũ, không có ǵ thay đổi. Nó chỉ hổ trợ, nó chỉ bổ túc, nhưng cơ bản th́ không có ǵ thay đổi. Trong tận cùng sâu thẳm nó vẫn sẽ đi theo cùng một mẫu mực mà phần tưởng thức đă vạch ra –nó sẽ cũng bước theo cùng một lộ tŕnh. Có thể  nh́n trên bề mặt bạn không nghĩ như thế nhưng thực ra nó vẫn dùng chung cùng một bản đồ.  Sẽ không có một bản đồ nào khác.

Phần tưởng thức của bạn lo sợ trở thành một hành giả -sannyasin. Nỗi sợ hăi này được truyền đến cho phần cảm thức. Nhưng tưởng thức vẫn đứng ở đàng sau hậu trường. Bất cứ những rung động nào thấm sâu vào bạn cũng đều được chuyền đến đó. Nếu bạn đang giải một bài toán, có thể nó không gây ra một tác động nào, nhưng nếu bạn chú tâm quá mức vào bài toán, nó sẽ được chuyển tải đến đó. Và nếu là vấn đề sinh tử hơn, vấn nạn đó sẽ xuyên sâu hơn vào phần trực giác và đôi khi đáp số cũng sẽ được phát xuất từ đây. Nếu bạn đang yêu, t́nh yêu này sẽ lắng ch́m vào phần sâu thẳm nhất trong bạn. C̣n nếu bạn đang sợ hăi, nỗi sợ hăi cũng ăn sâu vào như thế.

 

Richard Lee là một giáo sư, một người rất thuần lư. Nỗi sợ hăi của ông ta đă thấm nhập vào phần nữ tính. Bây giờ ông ta đang tham vấn kẻ khải đạo của ḿnh. Ông ta sẽ nhắm nghiền đôi mắt lại, sẽ di chuyển từ mặt tích cực sang thụ động, từ bán cầu năo trái sang bán cầu năo phải. Ông ta h́nh dung ra kẻ khải đạo ngay trước mắt ḿnh, sẽ kêu cầu, sẽ đi theo, sẽ tham vấn với y. Nhưng kẻ khải đạo này không ai khác hơn lại chính là cái bóng của  Richard Lee. Đấy là t́nh yêu, là nổi sợ, là đời sống, là cái chết của chính bạn. Một sự phản chiếu sâu đậm nhất của h́nh ảnh bạn.

Chỉ có ngôn ngữ là thay đổi. Nếu cái tâm thuần lư của bạn lên tiếng, “Đừng có trở thành một hành giả -sannyasin”, nó sẽ cung cấp cho bạn đủ mọi lư lẽ, nó sẽ đưa ra những luận lư, sẽ cho bạn những lời tranh biện. Thế nhưng nếu bạn hỏi phần nữ tính trong bạn, nó sẽ không đưa ra bất cứ luận lư nào mà chỉ đơn giản kêu lên, “Không. Đừng có làm chuyện đó,” giống như thường t́nh phụ nữ. Họ không cần phải tranh luận, họ chỉ đưa ra kết luận. Tranh luận không phải là đặc tính của phái nữ, tiến tŕnh tranh biện không hề hấp dẫn họ. Họ chỉ việc nhảy ngay vào kết luận. Chỉ kết luận thôi. Trong khi lư trí đi vào chi tiết, trải qua một tiến tŕnh suy nghĩ cân nhắc lâu dài, phân tích lợi hại rồi mới đi đến quyết định, trực giác quyết định ngay, nó chỉ đơn giản trả lời có hoặc không.

Bạn hỏi rằng, “Tôi có nên trở thành một hành giả -sannyasin?” và phần nữ tính trong bạn, cái mà bạn gọi là ‘kẻ khải đạo’, trả lời không. Nỗi sợ hăi của bạn đă ăn sâu vào khu vực bán cầu năo phải. Bạn đúng là một kẻ chết nhát.

Phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman chỉ đi đến được tới đây, không thể đi xa hơn. Vâng, nó sẽ cho ta một sự cân bằng nào đó, nhưng đó là sự cân bằng đối cực -biết lắng nghe tiếng nói của cả hai loại tâm, nhận thức rằng cái phần kia cũng là của chính bạn, và từ đó bạn sống một cuộc sống quân b́nh hơn. Cũng tốt thôi, không có ǵ sai lầm với chuyện này cả. Đó là những ǵ xảy ra khi bạn đang nằm mơ, đang uống rượu, đang dùng ma túy -một sự đổi hệ. Lư trí được buông bỏ, luận lư được buông bỏ, tranh luận được buông bỏ -và bổng dưng bạn trôi chuồi vào trong một thế giới của những cơn mơ. Thế nhưng dĩ nhiên điều này chẳng giúp ích ǵ cho bạn trong hành tŕnh tâm linh.

 

Bây giờ hăy nh́n vào cái thứ hai, cái tâm sâu thẳm hơn được gọi là vô thức hay tiềm thức. Nó cũng được phân ra làm hai -tưởng thức và trực giác. Thế nhưng phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman chưa bao giờ đụng đến được phần vô thức, nó chỉ quanh quẩn trong phần ư thức, vốn rất là thuần nhất. Nếu ta xem ư thức như một thể rất rắn chắc, có một đường phân ranh giới rơ ràng giữa phần tưởng thức và cảm thức, th́ vô thức như ở trong trạng thái lỏng, phần tưởng thức và trực giác đan quyện vào nhau, không hề có biên giới phân cách, như bất kỳ thể lỏng nào.

 

Và cái thứ ba, siêu thức, được xem như ở trạng thái hơi –nó không c̣n đan quyện vào nhau mà là một thể thống nhất. Cảm thức và tưởng thức là một, không có sự phân chia. Trong siêu thức không c̣n có sự phân chia -cảm thọ và lư trí là một. Cảm và nghĩ xuất hiện đồng thời, cùng nhau. Bạn suy tưởng, bạn cảm thọ đi đôi với nhau, cùng một lúc. Không hề có nhị nguyên tính. Trong vô thức c̣n có vấn đề nhị nguyên nhưng chỉ mờ nhạt, không rơ ràng. Đây không phải là thể rắn mà là thể lỏng. Trong tâm thức th́ nhị nguyên rất rơ ràng, với đồ bản và rào chắn đàng hoàng –có cả một bức Vạn Lư Trường Thành ngăn chia giữa tưởng thức và cảm thức.

 

Phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman chỉ đứng ở bên ngoài bức tường vững chắc của vô thức. Muốn đi vào sâu hơn người ta sẽ phải dùng những phương pháp khác –yoga, tài chi, tantra, thái cực đạo, hiệp khí đạo, v.v… Chúng có khả năng đưa bạn vào sâu hơn là Fischer-Hoffman, đến tận phần vô thức. Một khi bạn đă ở trong trạng thái vô thức, lần đầu tiên bạn sẽ có được những cái nh́n thoáng qua về nhất thể -nhưng đây chỉ mới là những cái nh́n thoáng qua thôi. Một sự phân cách vi tế vẫn c̣n hiện hữu. Cũng giống như khi bạn trộn nước với dầu –không có một bức tường nào chia biệt chúng, v́ cả hai đều là thể lỏng, thế nhưng vẫn c̣n phần nào phân cách giữa nước và dầu, giữa phần hoà trộn và phần chưa ḥa trộn.

 

Trong phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman  người ta không phải cần thêm ǵ cả. Bạn có thể thực hiện lấy một ḿnh. Nó rất là đơn giản. Bạn có thể ngồi một cách thư giản trên chiếc ghế và chuyển hệ. Đối với cái thứ hai, vô thức, bạn không thể nào làm lấy một ḿnh, bạn cần một phương pháp quy mô hơn, yoga chẳng hạn –và được huấn luyện thực tập trong nhiều năm. Hoặc tài chi, hiệp khí đạo, thái cực đạo -bạn cần rất nhiều năm để luyện tập. Rất là có phương pháp. Trong cái thứ nhất, chỉ là sự chuyển hệ từ tưởng qua thọ -tưởng thức qua cảm thức-… Đây là chuyện rất dễ dàng, bất cứ ai cũng làm được. Thật ra, ngay từ khoảnh khắc bạn ngồi thư giản trên chiếc ghế, nó đă bắt đầu xảy đến, bạn đă bắt đầu đi vào những giấc mơ của cơn mộng ngày rồi. Đấy là Fischer-Hoffman. Cái thứ nhất như vậy rất đơn giản -những nhà thơ luôn luôn ở trong trạng thái như thế, những nhà họa sĩ, nghệ sĩ cũng thế, trẻ con cũng luôn ở trong tiến tŕnh này. Bạn có thể thực hiện dễ dàng. Và đó cũng là điều hay, tôi không có ǵ để chống lại cả, nó cũng tốt thôi. Thay v́ cứ măi trói chặt ḿnh vào phần tưởng thức ta để cho phần cảm thức được lên tiếng nói. Như vậy cái sinh thể của bạn sẽ phong phú hơn. Thế nhưng cái tâm thức của bạn chỉ là một mảng rất nhỏ. Nó có lớn hơn tưởng thức nhưng vẫn chưa đủ. Trong giới hạn của nó, nó khá tốt nhưng vẫn chưa đi đủ xa.

 

Trong cái thứ hai, người ta cần phương pháp. Không phương pháp bạn sẽ không làm ǵ được với cái này -bởi v́ sự chuyển hệ từ tưởng qua thọ trong ư thức xảy ra trên một mặt bằng, nhưng sự chuyển hệ  từ ư thức sang vô thức diễn ra ở tận đáy tầng. Đây là một hiện tượng phức tạp. Nó giống như là bạn đang nhảy lao đầu lặn sâu xuống nước. Bạn sẽ cần phải biết lội, bạn sẽ cần phải biết cách tích lũy dưỡng khí trong buồng phổi để dùng trong một khoảng thời gian dài và đồng thời bạn cũng phải có chút can đảm. Bạn đang chấp nhận chuyện rủi ro. Không ai có thể biết trước được những ǵ xảy ra ở dưới mặt nước, không ai biết được cái ǵ ở đó. Bạn đang đi sâu vào bóng tối, bạn đang đi vượt ra ngoài những biên giới của xă hội loài người, văn hoá.

Có đủ tất cả mọi khả năng t́nh huống sẽ xảy ra. Bạn có thể sẽ nổi điên lên. Bạn cần đến một phương pháp tốt đẹp để bảo vệ bạn, để làm cho bạn đủ tỉnh táo. Bạn đang di chuyển đến một vùng rất hoang dă, một sa mạc khô cằn. Có đủ  mọi h́nh thái áp bức ở đó, cả toàn bộ quá khứ nhân loại ở đó. Đó là một cái hồ chứa vĩ đại –danh từ nhà Phật gọi là ale vigyan –A lại da thức. Đó là cái hồ chứa ư thức. Tất cả những ǵ mà bạn biết được một cách có ư thức hay vô ư thức đều được tích chứa ở đó. Bạn đang dọn vào đó cả một đại dương của thông tin, cảm thọ, nhận thức, trực giác, dục tính, ức chế. Không ai biết được trong cái vô thức này đă tích lũy được bao nhiêu trong đó. Bạn sẽ cần một phương pháp tốt đẹp để đưa bạn đến đây.

Những phương pháp sẽ làm công việc này. Bạn không cần phải có một vị Thiền sư, bạn không cần đến một bậc giác ngộ. Phương pháp sẽ làm việc. Bạn có thể kiếm một ông thầy giáo, như vậy là đủ rồi. Người thầy giáo có thể chỉ dạy cho bạn phương pháp và rồi bạn sẽ trông cậy vào phương pháp này. Phương pháp sẽ giúp bạn.

Tuy nhiên trong chừng mức của cái thứ ba, nó sẽ khó khăn hơn -bởi v́ với cái thứ nhất, bạn chuyển động trên cùng một mặt bằng, trong cái thứ hai bạn đi vào chiều sâu, nhưng đối với cái thứ ba th́ bạn bắt đầu đi vào chiều cao. Bạn bắt đầu bay lên, bạn bắt đầu tháp cánh. Chuyện này chắc chắn là khó khăn hơn v́ bạn đang leo ngược giốc. Bạn sẽ cần đến một vị Thầy, bạn cần ai đó đă trải qua những kinh nghiệm sống động nắm lấy tay bạn dẫn đi trong cuộc hành tŕnh này.

 

Thế là trở thành một hành giả -sannyasin. Nếu bạn không muốn đi vào siêu thức bạn không cần phải trở thành một hành giả. Nếu bạn không cần đi vào cơi vô thức, bạn sẽ không cần đến bất cứ phương pháp nào –tài-chi hay yoga hay tantra. Và nếu bạn không cần chuyển từ tưởng thức qua cảm thức th́ bạn cũng đâu cần đến cả phương pháp trị liệu Fischer-Hoffman. Tất cả đều tùy thuộc ở bạn.

 

Vấn đề là thực sự bạn có muốn trưởng thành hay không? Như vậy trước hết bạn có thể tự làm lấy một vài việc một ḿnh. Bạn cũng có thể làm một vài việc với một phương pháp nào đó. Thế nhưng bạn chỉ có thể làm được việc cuối cùng trong t́nh yêu thẳm sâu nhất với ai đó đă đạt ngộ, đă nắm vững con đường đi lên đỉnh dốc. Bạn có thể níu tay y. Sự tin cậy vô cùng cần thiết. Đối với cái thứ nhất, bạn chỉ cần kiến thức; với cái thứ hai, bạn cần phương pháp; c̣n cái thứ ba, bạn cần một Đạo sư.

Con đường hành giả là khoa học của  synactics. Đây là một danh từ mới được đặt ra bởi một ít người. Tối rất thích chữ này –synactics. Nó có nghĩa là khoa học về những kết nối. Hành giả là synatics; nó kết nối bạn với ai đó đă đạt đạo. Bằng kết nối với ai đó đă đạt đạo, cuộc hành tŕnh tâm linh của bạn bắt đầu. Thật ra vị Đạo sư sẽ chẳng làm bất cứ điều ǵ cho bạn cả, ông ta chỉ là một chất xúc tác. Tuy nhiên sự hiện hữu của ông ta đă cho bạn niềm tin, cho bạn sự can đảm, cho bạn sự tin cậy. Sự hiện diện của ông ta trở thành như một bằng chứng cho thấy có một cái ǵ đó ngoài tầm hiểu biết hiện hữu -rằng cái ngoài tầm hiện hữu.

 

D.T. Suzuki, một trong những nhân vật có tầm vóc nhất của thời đại này có nói rằng: «Không hề có sự truyền thừa những bí ẩn nào từ một vị Thiền sư đến đệ tử. Giảng dạy không phải là điều khó, lắng nghe càng không phải là việc khó khăn, tuy nhiên điều khó khăn thực sự là bạn nhận ra được những ǵ tiềm ẩn ở trong người và có khả năng sử dụng được nó như là của riêng ḿnh. Sự thân chứng, tức là cái nh́n thấu suốt vào sinh thể bạn, được gọi là đạt ngộ. Đạt ngộ là sự tỉnh thức từ một cơn mê dài.»

Thế nhưng quả thực đây là điều rất khó khăn trừ phi bạn được thân cận với ai đó đă tỉnh thức. Bởi v́ có đôi khi bạn tưởng rằng ḿnh đă giác ngộ -đây là phần khó khăn nhất trong hành tŕnh tâm linh. Bạn có thể ngỡ là ḿnh đă giác ngộ nếu như không có một vị đă giác ngộ ở kế bên bạn. Không có cách ǵ để phán đoán là ḿnh đă thức tỉnh hay vẫn c̣n ch́m trong cơn mơ. Bạn có nhớ lại những giấc mơ mà khi đang mơ bạn thấy là ḿnh đang tỉnh. Chắc là bạn đă từng có những giấc mơ khi đang ngủ nhưng có cảm giác là ḿnh đang thức và khi thức dậy bạn không khỏi bật cười. Lúc ấy bạn mới biết rằng đó chỉ là một giấc mơ.

Nhưng ai biết? Lúc bạn nghĩ rằng ḿnh đang tỉnh thức biết đâu lại cũng chỉ là một giấc mơ. Một người có thể nằm mơ trong một giấc mơ của một cơn mơ và cứ tiếp diễn như thế. Bạn có thể đang mơ thấy bạn sắp sửa đi ngủ, đang sửa soạn giường chiếu, rồi bạn ngả xuống giường và cảm thấy buồn ngủ rồi bạn đi ngủ và nằm mơ trong giấc ngủ đó. Bạn cũng có thể nằm mơ thấy ḿnh sắp đi ngủ, sửa soạn lêo lên giường và rồi bị té. Khi té xuống bạn lại bắt đầu nằm mơ -đại loại như vậy. Bạn có thể tiếp tục cho đến vô cùng, ad infinitum.

 

Một vị đă giác ngộ là một cần thiết cho bất cứ những ai đă quyết định bước đi trên hành tŕnh rốt ráo.

 

Tại Nhật, giới Thiền gia có câu ngạn ngữ :

 

Kokoro koso,

kokoka mayowasi,

kokoro nare;

kokoro ni,

kokoro,

kokoro yurusu na.

 

“Đây là cái tâm đang dối gạt cái tâm rằng không có một cái tâm nào khác. Này tâm, đừng để cho ḿnh bị dối gạt bởi tâm.”

 

Vâng, bạn có thể dối gạt chính ḿnh. Chính cái tâm của bạn cứ tiếp tục lừa dối tâm bạn. Cái tâm nhỏ của bạn lại đi gạt cái tâm lớn. Cái tâm  viết chữ thường, “t”, lại đi gạt cái Tâm viết chữ hoa “T”. Ngoài ra không ai khác.

 

Thế nên, Richard Lee, nếu bạn đang sợ hăi, bạn đâu cần phải trở thành một hành giả -sannyasin, nhưng hăy nên thẳng thắn với chính ḿnh là bạn đang sợ hăi. Đừng có quẳng cái gánh nặng trách nhiệm lên đầu cái Tiến tŕnh Hoffman khốn khổ đó. Đừng có quẳng cái gánh nặng trách nhiệm lên đầu cái cô nàng khốn khổ ở trong bạn mà bạn gọi là kẻ khải đạo của ḿnh.

 

Và bạn nói rằng: Kẻ khải đạo của tôi là trực tiếp, cởi mở, không làm điều bậy bạ, không nhập nhằng… Chắc chắn như vậy rồi, bởi v́ đó là kẻ khải đạo của bạn –làm sao mà nó làm điều bậy bạ được? Đó là kẻ khải đạo của bạn mà. Bây giờ th́ cái bản ngă của bạn lại trở thành một thành phần của kẻ khải đạo nữa rồi. Nếu lư trí của bạn chấp nhận cái quấy, cái cảm thọ của bạn c̣n chấp nhận nhiều hơn nữa -bởi v́ lư trí trên một cách thế hạn hẹp nào đó có thể phán đoán cái ǵ là quấy cái ǵ là không. C̣n cảm thọ th́ không có cách ǵ để phán đoán. Cảm thọ chỉ là một kẻ mù. Nếu luận lư của bạn có thể trở thành một nạn nhân, hăy nhớ cho, t́nh yêu của bạn c̣n mù quáng hơn nữa. Nếu bộ phận hợp lư của bạn mà không thể tin cậy được th́ làm sao lại có thể tin vào cái không hợp lư của bạn.

 

Trở thành một hành giả -sannyasin mang một ư nghĩa khá đơn giản rằng, bạn đă đi đến một nhận định tối thiểu là -chỉ một ḿnh, bạn có thể dễ dàng tiếp tục tự dối gạt ḿnh. Thế nên nếu bạn có thể kiếm được ai đó mà với người này bạn không thể nào tự lừa dối ḿnh được nữa, tức là bạn đă t́m ra một vị Đạo sư.

 

Tuy nhiên tôi không nói rằng bạn hăy trở thành một hành giả -sannyasin, của tôi. Đây không hề là chuyện ép buộc. Tôi cũng không làm công việc thuyết phục bạn. Tôi chỉ nói với bạn một cách đơn giản rằng hăy thẳng thắn với chính ḿnh. Đừng chơi tṛ gian lận với ḿnh nữa.

 

Bạn nói rằng: Nàng bảo tôi rằng không nên trở thành một hành giả quy hướng theo ngài.

Câu hỏi của tôi là: Có nên và cần thiết hay không để trở thành một hành giả như thế? Có vết nhơ nào bám chặt vào những người không là một hành giả? Vâng, có một số ít người không nên là một hành giả, những người mà tôi gọi là những kẻ chết nhát. Họ không nên v́ đó là một hành tŕnh nguy hiểm; nó không hề mang một ư nghĩa nào đối với họ cả. Họ sẽ vô cùng hối hận khi bước vào đó. Nó vô cùng gian khó. Tôi chỉ có thể hứa hẹn được một điều: Nó rất là cực kỳ nguy hiểm.

 

Mới đây tôi có đọc tài liệu của một chuyên viên khải đạo nêu đề nghị đến chính phủ của một số quốc gia rằng trẻ em nên được cho đi đến những vùng núi non để tập leo núi, trượt tuyết. Chúng cũng nên được cho đi đến những vùng biển để tập lặn, tập bơi, và nên cần có một chương tŕnh quy mô toàn quốc -để cho những đứa trẻ được hướng dẫn đến đây có thể trở nên quen thuộc với những cuộc phiêu lưu như thế.

Ông ta đă được mời đến nói chuyện trước một ủy ban gồm những bậc phụ huynh và họ đă chất vấn một điểm duy nhất: Ông có thể bảo đảm là con em chúng tôi được an toàn không? Ông có thể bảo đảm rằng sẽ không có đứa trẻ nào bị mất mạng v́ những chuyện nguy hiểm này? Vị khải đạo đă nh́n thẳng vào mặt họ và trả lời rằng, “Không. Tôi không hề bảo đảm rằng sẽ không có đứa trẻ nào bị chết chóc khi tham dự chương tŕnh nguy hiểm này, nhưng tôi có thể bảo đảm một điều rằng”, với ánh mắt đầy từ ái ông ta tiếp, “Nếu quư vị cứ tiếp tục bảo vệ con cái theo cái kiểu của quư vị, chắc chắn là chúng sẽ sống, nhưng chúng sẽ sống những đời sống của một xác chết, chúng sẽ không bao giờ có được một cuộc sống tâm linh phong phú cả. Nh́n bề ngoài th́ chúng đang sống, nhưng trong thẳm sâu nhất sẽ không hề có một mạch sống nào tuôn chảy trong chúng, sẽ không có một nguồn mật ngọt nào tuôn chảy trong chúng. Như vậy, thà là để cho chúng có một cái chết trong ngập tràn ánh sáng tâm linh.”

 

Đó cũng là tất cả những ǵ mà tôi có thể hứa hẹn với bạn. Tôi chỉ có thể bảo đảm một điều duy nhất: Nếu bạn theo tôi th́ rồi bạn cũng sẽ chết; chắc chắn là sẽ có những mối hiểm nguy. Điều mà tôi có thể hứa hẹn với bạn là sự rủi ro. Tôi không ở đây để hứa hẹn với bạn bất cứ chuyện an ninh, an toàn nào -chỉ một điều duy nhất: con người của bạn hôm nay sẽ chết, một cái ǵ đó mới mẻ sẽ khai sanh. Bạn sẽ được sinh ra hai lần. Tôi không hề cố gắng thuyết phục bạn trở thành một hành giả -sannyasin. Một cách đơn giản, tôi đang cố gắng để làm sáng tỏ vấn đề và tùy bạn muốn trở thành một hành giả hay  không mà khỏi cần phải mang theo bên người những kẻ khải đạo của bạn. Tất cả chúng đều là những chuyện bậy bạ. Đừng lẫn tránh. Đừng trốn trách nhiệm bằng những cách thế tế vi như vậy.

 

 

Tôi cảm thấy không có ǵ trong tôi mâu thuẫn với những ǵ trong ngài thế nhưng tôi cảm thấy tôi không thể hay là không cần hoặc không nên quy hướng trở thành một hành giả -sannyasin, của ngài.

 

Cái “thế nhưng” đó mâu thuẫn với tất cả những ǵ trong tôi.

 

Richard Lee là một người nhiều kiến thức –ông ta là một giáo sư, một chuyên gia trị liệu, hiểu biết nhiều chuyện. Thế nên trên mặt tri thức ông ta có thể đồng ư với tôi, nhưng đó không hề là một sự thỏa thuận, thưa ông, không bao giờ. C̣n nếu bạn đồng ư với tôi bằng tâm cảm của một sinh thể th́ lúc đó mới là chuyện đồng t́nh. Tri thức không mang một ư nghĩa nào cả v́ tôi không phải là con người của kiến thức.

 

Nếu bạn muốn học một cái ǵ đó ở đây, cái đó không hề là kiến thức, mà là đời sống. Thế nên trên mặt tri thức bạn có thể gật đầu đồng ư và trả lời ‘Vâng’ -bởi v́ bạn đă biết nó là cái ǵ rồi nên bạn đồng ư với tôi- tuy nhiên điều đó sẽ không ổn, sẽ không giúp ích ǵ cả. Chọn con đường hành giả là những ǵ thuộc về tâm cảm. Nếu bạn đồng thuận trong tâm cảm, lúc đó tức là bạn đă đồng t́nh với tôi, nếu không, cái “thế nhưng” sẽ hủy bỏ hết mọi chuyện.

 

Câu hỏi thứ hai:

 

Khi một người hành động một cách tự phát, có phải là họ đang đi trên đạo lộ hay chỉ nhằm để thỏa măn cái dục vọng thầm kín của ḿnh?

 

Không có ǵ mâu thuẫn cả. Dục vọng cũng là đạo lộ. Đó là con đường mà bạn phải đi ngang qua, phải đi vào đó, một cách sâu sắc, hoàn toàn. Chỉ có cách đi vào đó, xuống đến tận đáy cuả nó, bạn mới có thể vượt qua khỏi nó. Dục là con đường dẫn đến vô dục.

 

Thế nên một chuyện mâu thuẫn như thế không hề hiện hữu trong tôi. Bạn hỏi tôi: Khi một người hành động một cách tự phát, có phải là họ đang đi trên đạo lộ hay chỉ nhằm để thỏa măn cái dục vọng thầm kín của ḿnh? Đối với tôi chẳng có ǵ khác biệt cả. Dục vọng là đạo lộ. Đi vào dục tức là bước trên đạo lộ. Đó là cuộc cách mạng mà tôi mang đến cho bạn, đó là quan điểm tiến bộ mà tôi muốn bạn phải thấu hiểu. Khi đi theo cái dục của bạn, bạn không hề lạc lối mà là đang đi về hướng Thượng Đế. Dục đến từ Thượng Đế, bạn không phải là người tạo ra nó. Bạn chỉ là người phát hiện ra. Nó là một tặng phẩm, một món quà. Nó hàm chứa nhiều ư nghĩa quan trọng –hăy đi vào nó và t́m hiểu ư nghĩa. Cái khoảnh khắc mà bạn khám phá ra được ư nghĩa của nó rồi, dục biến mất, và bỗng dưng bạn sẽ thấy được rằng dục đă mang bạn đến trạng thái vô dục.

Yagyu, một vị Thiền sư nói rằng, “Bạn hăy cứ để cho ḿnh đi với dục. Sống với nó, làm bạn đồng hành với nó. Đó cũng là một cách thế để loại trừ nó.”

 

Câu hỏi thứ ba:

 

Tôi muốn trở thành một bậc phạm hạnh và một đời sống thanh khiết thế nhưng hễ bất cứ lúc nào tỉnh tọa, những tưởng tượng về t́nh dục lại bắt đầu vây bủa lấy tôi. Thật là tồi tệ. Tôi muốn loại trừ cái ám ảnh t́nh dục này nhưng h́nh như không cách ǵ làm được. Tôi nên làm ǵ bây giờ?

 

Đấy không phải là ám ảnh t́nh dục đâu, thưa ngài, đấy là ám ảnh phạm hạnh.

Thế nhưng ai đă bảo bạn rằng t́nh dục là điều dơ dáy? Tất cả mọi h́nh thái đời sống đều hiện hữu thông qua t́nh dục, tất cả mọi h́nh thái đời sống đều trưởng dưỡng cũng từ t́nh dục. Tất cả những ǵ đẹp đẽ đều hàm chứa dục tính. Con chim kêu “cúc cu” không phải thốt ra một lời cầu nguyện mà là để gọi t́nh. Những đóa hoa nở ra không phải để dành cho nhũng thây ma mà bạn gọi là thượng đế trong các đền thờ mà là một t́nh dục đơm hoa . Tất cả những ǵ tươi đẹp trong hiện hữu đều hàm chứa t́nh dục.

 

Mà h́nh như ngay cả bạn cũng chưa từng nghe đến tên tôi. Thế nên mới có một câu hỏi như vậy! H́nh như bạn có vẻ là một người lạ ở đây. Bạn đă từng nghe đến tên tôi chưa nhỉ?

 

Bạn nói rằng, Tôi muốn trở thành một bậc phạm hạnh. Thế nhưng tại sao bạn lại muốn trở thành một bậc phạm hạnh? Tốt hơn là bạn nên cố gắng để hiểu biết về tính dục của bạn. Phạm hạnh sẽ đến như là một hệ quả đương nhiên. Đấy không phải là một cái ǵ đó để đạt đến hay có thể đạt đến. Cái ám ảnh t́nh dục được cấu thành là do nơi bạn, bởi v́ bạn muốn trở nên một bậc phạm hạnh. Thế nên bạn cứ măi làm công việc ức chế dục t́nh.

 

Một điều hiển nhiên là bạn đang ức chế t́nh dục -bởi v́ bạn cho nó là dơ dáy, là bất tịnh. Bạn nghĩ rằng một khi bạn vượt ra khỏi nó thế là bạn trở nên tinh khiết. Bạn hoàn toàn tinh khiết. Tôi tuyên bố rằng bạn hoàn toàn tinh khiết. Bạn như thế nào th́ cứ như vậy là tuyệt hảo nhất. Từ tuyệt hảo đến tối hảo… cuộc hành tŕnh không phải được bắt đầu từ khiếm khuyết đến tuyệt hảo mà là từ tuyệt hảo đến tối hảo. Cuộc hành tŕnh không phải bắt đầu từ Qủy Sứ đến Thượng Đế mà là bắt đầu từ Thượng Đế đến một Thượng Đế phong phú hơn. Bạn vẫn luôn tuyệt hảo, thánh thiện, tinh khiết. 

 

Sự thực là không có ǵ tinh khiết hơn t́nh dục. T́nh dục là một trong những kinh nghiệm thanh khiết nhất. Nếu nó có vẻ dơ dáy tục tỉu là do bạn diễn giải ra. Bạn làm cho nó trở nên dơ dáy bằng cách diễn giải nó. Vấn nạn này được tạo ra do chính những ông đại thánh của bạn đang quanh quẩn chung quanh bạn, không phải là do t́nh dục tạo ra. Thế nên một khi bạn ức chế nó, một cách tự nhiên, nó sẽ ẩn nhẫn chờ thời đợi đúng thời điểm lại trồi lên. Và bất cứ lúc nào mà bạn bắt đầu ngồi thiền, cảm thấy là ḿnh đang thư giản, đang ở trong t́nh trạng khoan khoái dễ chịu, thế là nó bắt đầu xâm nhập vào những tưởng huống của bạn. Nhận thấy rằng một người hành thiền có thể sẽ là người biết điều hơn, nó tự khẳng định ḿnh trước mặt bạn. Cảm thấy rằng có thể bạn bây giờ có một chút ǵ đó dễ thương hơn, từ ái hơn, những tưởng huống trổi dậy.

 

Đây chính là phần vô thức đang kêu gào trước bạn –“Đừng tiêu diệt tôi, đừng đầu độc tôi. Tôi không phải là kẻ thù. Tôi là người bạn. Hăy thân thiện với tôi. Và rồi tôi sẽ dẫn đưa bạn đến chỗ rốt ráo.”

 

Phải thấu hiểu chứ không phải bác khước t́nh dục, người ta mới có thể đạt đến phạm hạnh. Hăy lắng nghe nó. Những tưởng huống của bạn rất tràn đầy ư nghĩa. Hăy lắng nghe những thông điệp đó bằng không bạn sẽ măi hoài cứ bị ám ảnh.

 

Con người thường cứ bị ám ảnh. Họ bị ám ảnh là do đă bị điều kiện hoá quá mức bởi những kẻ tín ngưỡng, bởi những ông giáo sĩ. Những ông giáo sĩ này đă t́m ra một trong những kỹ thuật lợi hại nhất để kiềm chế con người –làm cho họ cảm thấy tội lỗi trước t́nh dục. Một khi bạn bắt đầu cảm thấy tội lỗi trước t́nh dục bạn sẽ luôn cảm thấy tội lỗi trước mọi chuyện.  Một khi bạn bắt đầu cảm thấy tội lỗi trước t́nh dục –cho đó là một cái ǵ sai quấy- bạn sẽ không bao giờ trở thành được một vị Thầy, bạn vẫn sẽ măi hoài là tên nô lệ. Một kẻ tội lỗi thường có khuynh hướng biến thành một tên nô lệ; một kẻ tội lỗi luôn luôn cảm thấy bất an giao động, luôn luôn cảm thấy ḿnh đang làm một cái ǵ đó sai trái.

 

Và một khi bạn sai trái, làm sao bạn có thể thương yêu chính ḿnh? Làm sao bạn có thể tự khẳng định chính ḿnh? Làm sao bạn có thể có được cuộc sống tự do? Làm sao bạn có thể ứng xử như một người tự do? Không cách nào. Bạn cứ măi luôn sống trong sợ hăi. Nếu bạn cho đi tự do… Hăy nh́n xem. Bạn đang tĩnh tọa –đang tận hưởng một chút tự do -thế rồi cơn dục t́nh trổi dậy, làm sao bạn có thể có tự do được? Ức chế tạo nên sợ hăi. Sợ hăi tạo nên nô lệ.

Và khi nỗi sợ hải trổi dậy cùng những tưởng huống về t́nh dục bắt đầu nổi lên, bạn sẽ chạy đi đâu bây giờ? Bạn chạy đến t́m một ông giáo sĩ để tham vấn xem phải nên làm ǵ. Thoạt tiên, ông ta chính là người tạo ra bệnh thái này; bây giờ bạn chạy đến kiếm ông ta để nhờ định bệnh và giúp đỡ. Và rồi bất cứ sự trợ giúp nào của ông ta cũng sẽ tạo thêm bệnh mà thôi. Thế là bạn đang bị cầm tù; trong tận cùng sâu thẳm nhất, bạn là một tù nhân.

 

Hai vợ chồng đang nằm trên giường cùng nhau. “Hễ ông mở miệng ra là chỉ nói chuyện về t́nh dục,” người vợ phàn nàn. “Trời đất ơi, ông không có chuyện ǵ khác để nói sao? Thế mà ông cũng là giáo sĩ!”

“Ví dụ như cái ǵ?” ông chồng cũng là một vị mục sư hỏi lại.

“Sao ông không đổi đề tài qua chuyện chính trị chẳng hạn!”

Bà ta chắc cũng đang chán ngấy về chuyện tôn giáo. Tôn giáo, chính trị và t́nh dục là ba đề tài mà người ta thường hay nói đến -hoặc giả nếu bạn là người Anh, th́ có thêm chuyện thời tiết!

 

“Sao ông không đổi đề tài qua chuyện chính trị chẳng hạn!”

“OK,” người chồng trả lời, “Vậy th́ bà nghĩ là ông tổng thống bao lâu mới làm t́nh một lần?”

 

Th́ là ông ta đang nói chuyện chính trị!

Nếu bạn cứ ức chế, nó sẽ t́m cách khẳng định. Không có bản năng bị ức chế nào lại biến đi. Nó sẽ trở nên ngày càng sa đọa hơn, nguy hiểm hơn, khùng điên hơn. Bạn đang ngồi trên một ngọn núi lửa –và khi mà bạn đang thư giản trong thiền định, ngọn núi lửa phun khói.

 

 

Một vị giáo sư hỏi cô nữ sinh viên trong lớp học về cơ thể học, “Phần nào trong cơ thể con người thường tăng gấp mười lần kích thước của nó khi bị t́nh cảm tác động?”

Cô gái đỏ mặt, “Tôi không muốn trả lời một câu hỏi như thế.”

Vị giáo sư quay qua hỏi một cậu nam sinh viên ngồi cạnh và được trả lời một cách nhanh chóng, “Thưa, đó là con ngươi trong mắt.”

Vị giáo sư quay lại cô gái, “Sự bối rối của cô cho thấy: thứ nhất, cô đă không học bài; thứ hai, cô có một cái đầu óc dơ dáy; và thứ ba, cô sẽ luôn luôn thất vọng ê chề, thê thảm.”

 

Như vậy hăy làm ơn buông bỏ cái ám ảnh về phạm hạnh đi. Nếu bạn buông bỏ cái ám ảnh về phạm hạnh, cái ám ảnh về t́nh dục cũng sẽ biến mất. Nó chỉ là một phó sản.

Khi cho rằng t́nh dục là cái ǵ dơ dáy bạn đă làm cho nó trở nên dơ dáy; khi cho rằng t́nh dục là dơ dáy, bạn đang làm cho nó trở nên quyến rũ hơn. Và tâm của bạn sẽ t́m những phương cách để ứng xử bởi v́ trên căn bản nó đem đến phúc lợi cho bạn. Nó cố gắng để trợ giúp bạn. Thấy rằng bạn đang hủy diệt những năng lực tự nhiên của chính ḿnh, nó mang đến cho bạn những tưởng huống -những thông điệp đến từ vô thức.

  

Đôi vợ chống mới cưới bị ở trong t́nh trạng suy nhược và sau khi chẩn bệnh, bác sĩ đưa ra lời khuyên, “Chẳng có ǵ là bất thường đối với người trẻ thường hay bị mất sức trong những tuần lễ đầu tiên sau khi kết hôn. Điều mà hai người cần chỉ là nghỉ ngơi. Tháng tới, tôi muốn hạn chế chuyện làm t́nh của các bạn chỉ nên diễn ra vào những ngày nào trong tuần có chữ ‘r’ trong đó. Tức là Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy (Thursday, Friday, Saturday).”

Với ngày cuối tuần đang đến, đôi vợ chồng trẻ không cảm thấy có ǵ khó khăn khi tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Thế nhưng vào đêm đầu tiên theo lịch phải nghỉ ngơi, người vợ trẻ cảm thấy bị thúc dục đ̣i hỏi. Anh chồng th́ đang ngủ kh́, nhưng người vợ cứ lật qua lật lại anh ta và cuối cùng thúc cùi chỏ khiến anh chồng tỉnh dậy trong t́nh trạng c̣n đang ngái ngủ.

 

Cứ ngỡ rằng đă sáng, nhưng thấy chung quanh c̣n tối đen, anh ta hỏi vợ: “Hôm nay là ngày thứ mấy rồi vậy?”

“Mondray,” cô vợ vừa trả lời vừa vuốt ve chồng.

 

Thế là Monday đă biến thành Mondray ! Chữ ‘r’ đă tự động nhảy vào lúc nào không hay. Thiền định của bạn bổng biến thành một tưởng huống t́nh dục -chữ ‘r’ đă nhảy vào ! Cái bị chối bỏ đă lên tiếng nói, đă khẳng định như một sự phục thù. Đừng bao giờ chối bỏ bất cứ cái ǵ của chính bạn. Đừng trở nên tàn nhẫn với chính ḿnh.

 

Tất cả đều tuyệt diệu, tất cả đều thánh thiện. Không có ǵ có thể sai lầm cả, không bao giờ có cái ǵ sai lầm cả. Sai lầm là tất cả những ông đại thánh của bạn đă cố nhồi nhét vào đầu bạn rằng chuyện này là sai, chuyện kia là quấy. Không bao giờ có cái ǵ sai lầm cả. Không bao giờ có cái ǵ có thể sai lầm cả. Thế giới này là một thế giới tuyệt hảo -bạn không thể h́nh dung ra một nơi nào tốt hơn, cái tốt hơn không bao giờ có. Bạn không thể nào áp đặt lên nó một sự cải thiện. Đây là điều mà tôi gọi là tin cậy, đây là điều mà tôi gọi là shraddha vào đời sống –tin cậy vào đời sống, tin cậy vào Thượng Đế.

 

Bạn không hề tin cậy. Bạn không tin vào cơn giận của bạn, bạn không hề tin cậy ở t́nh dục, bạn không hề tin cậy cái này cái kia, và bất cứ nơi đâu bạn không tin cậy, bạn tạo nên t́nh trạng thù địch. Và t́nh trạng thù địch đẻ ra những vấn nạn.

 

T́nh dục có quyền được sống, có quyền được cảm thông, trở thành bậc phạm hạnh là trở thành kẻ độc thân. T́nh dục đến một cách rất tự nhiên, rất yên lặng, không một tiếng động báo trước. Như một đoá hoa hé nở. Như một v́ sao hiện ra trên bầu trời, không ồn ào, không ầm vang sấm chớp. Chỉ mới một giây phút trước đây nó không hề có mặt, chỉ một khoảnh khắc sau đó, nó bỗng hiện ra lóng lánh trên bầu trời như một v́ sao.

 

Phạm hạnh không h́nh thành bởi nỗ lực mà là bởi cảm thông, hiểu biết. Nếu bạn thấu hiểu được cơn giận của ḿnh và đi sâu vào nó một cách tỉnh thức, cơn giận sẽ toả ra những năng lượng biến thành ḷng từ. Nếu bạn chối bỏ cơn giận bạn sẽ không bao giờ trở nên từ bi và nếu bạn chối bỏ t́nh dục, bạn sẽ không bao giờ đạt đến phạm hạnh.

 

Thế nên làm ơn đừng nói đến chuyện đạt đến phạm hạnh. Hăy quên nó đi, bởi v́ ngay chính lúc này, bạn chưa chín mùi cho chuyện đó -cứ xem chuyện thiền định của bạn th́ biết. Nó đă chỉ ra cho bạn một con đường đúng đắn. Bạn hăy sống với t́nh dục của bạn cho đến tận cùng. Rồi th́ bạn sẽ vượt khỏi nó ngay. Nhưng vượt khỏi ở đây không bao hàm ư nghĩa chống lại, mà chỉ là đến bờ bên kia của một vấn đề. Đó chỉ là sự chín mùi của cùng một hiện tượng.

 

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước điều phát biểu của tôi: Phạm hạnh chỉ là sự chín mùi tính dục của bạn, một sự trưởng thành rốt ráo nhất. Phạm hạnh không hề chống lại t́nh dục, mà chính là t́nh dục tỏa mùi hương. Như một bông hoa nở và tàn lụi, những ǵ c̣n lại là mùi hương thoảng đưa.

 

Đó là lư do mà những người bất lực không thể trở thành phạm hạnh. Lẽ ra những người bất lực có thể trở thành bậc phạm hạnh ngay lập tức –v́ không có đời sống t́nh dục- thế nhưng họ không thể đạt đến bởi v́ đời họ không thể nở hoa. Bất cứ lúc nào tôi đi ngang qua một người bất lực... Có rất nhiều người cứ  tưởng là ḿnh bất lực nhưng sự thực là rất hiếm -rất hiếm khi có t́nh trạng này xảy ra. Đối với y, tôi thật t́nh thương xót -bởi v́ y đă mất hết nguồn năng lực để thăng hoa ḿnh. Một cái ǵ đó mất mát. Y sẽ không bao giờ toả được mùi hương mà tôi gọi là phạm hạnh. Y hoàn toàn đánh mất niềm vui sống. Y đánh mất niềm vui từ dục t́nh mang lại và niềm vui vượt ra khỏi nó. Y thật là đáng thương.

 

Nhưng như tôi đă nói, đây là chuyện hiếm hoi. Trong số một trăm người bất lực có đến chín mươi chín phần trăm tin rằng ḿnh đă bị bất lực. Một vài sự việc ǵ đó đă là nguyên nhân tạo ra niềm tin này. Rất có thể là họ đă chống lại dục t́nh, đă ức chế nó quá mức. Sự ức chế thường đi sâu vào toàn bộ cơ cấu không cho nó xúc cảm trước t́nh dục. Thể xác của họ đă bị cắt đứt liên lạc với năng lượng của họ, thế nên họ trở thành người bất lực. Hoặc giả họ có thể bị bất lực v́ sống chung với một người chồng hay người vợ mà họ không yêu. Thế rồi ngày qua ngày họ bắt đầu cảm thấy không hứng thú, trở nên chán chường và thể xác không c̣n phản ứng nữa. Nhiều cặp vợ chồng đă trở thành bất lực. Chính hôn nhân đă tạo ra t́nh trạng này. Và cũng không thiếu những người bị bất lực do ức chế. Thế nhưng đây chỉ là những bất lực giả hiệu, chúng có thể được chuyển hoá, và dễ dàng thay đổi. Và họ nên thay đổi ngay trước khi thời gian qua mất.

 

Ngày hôm trước tôi có đề cập đến ba chiều kích: Lư trí, t́nh cảm và dục tính. Đây là ba chiều kích nội tại trong sinh thể bạn. Và bây giờ có thêm một chiều kích thứ tư –phạm hạnh, brahmacharya. Cái danh từ ‘brahmacharya’ này rất là sâu sắc nên khó diễn dịch sang Anh ngữ. Nó không phải chỉ có ư nghĩa đơn thuần như là một kẻ sống độc thân; độc thân là một tiếng rất nghèo nàn. Độc thân rất là tiêu cực, nó chỉ một trạng thái đơn giản là không t́nh dục. C̣n phạm hạnh th́ rất tích cực; nó nói đến một đời sống thánh thiện. Phạm hạnh có ư nghĩa là ứng xử như một thượng đế, sống như một thượng đế. Brahma có nghĩa là thượng đế, phạm thiên c̣n charya có nghĩa là sống -sống như môt thượng đế, một bậc phạm thiên, hiện hữu như một thượng đế, ứng xử như thượng đế. Trở nên ngoan đạo là phạm hạnh, brahmacharya.

 

Brahmacharya là chiều kích thứ tư của sinh thể bạn. Ba chiều kích kia đều có đủ ở mọi người. Khi cả bộ ba này hoạt động ḥa điệu cùng nhau, trong từng nhịp đi, trong cùng điệu nhảy, cái chiều kích thứ tư hiện khởi. Cái thứ tư này chính là lời ca trỗi lên khi bộ ba quyện vào nhau trong khúc luân vũ tuyệt vời, ôm lấy nhau, tan chảy và hoà nhập vào nhau. Lúc đó cái thứ tư hiện khởi –cái thứ tư chính là cái vượt ra ngoài, cái thăng hoa.

 

Bây giờ là một câu hỏi khác cùng loại đến từ một ông cực đoan khác :

 

Tôi chỉ mới sáu mươi lăm  mà đă mất hết mọi hứng thú trong chuyện t́nh dục. Tôi nên làm ǵ bây giờ ?

Câu hỏi này c̣n khó hơn cả câu hỏi trước. Khi lắng nghe tôi nói chắc là ông ta đă hiểu lầm tôi. Nghe tôi tán tụng chuyện tính dục chắc là ông ta bắt đầu cảm thấy một chút bồn chồn. Ông ta nói rằng, « Tôi chỉ mới sáu mươi lăm ». Chỉ mới sáu mươi lăm? Đến tuổi nào th́ bạn nghỉ là bạn sẽ buông bỏ t́nh dục –sáu trăm năm chục chắc? Khi nào bạn thấy đủ là đủ. Chuyện xuẩn động hăy để cho đám trẻ. Đă tới thời điểm rồi.

Hăy nhớ rằng, một bí quyết cực kỳ bí mật của yoga là bất cứ lúc nào mọi điều hứng thú trong bạn biến mất một cách tự nhiên, không hề bị ức chế, khi mà tất cả mọi ham muốn t́nh dục cũng biến đi một cách tự nhiên, đó cũng là lúc mà bạn được báo động rằng bạn chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là mười bốn năm nữa trên trái đất này, không hơn không kém.

 

T́nh dục bắt đầu trưởng thành lúc bạn lên mười bốn. Từ sinh đến dục phải trải qua mười bốn năm. Và t́nh trạng này cũng xảy ra y như thế ở giai đoạn cuối đời, nó sẽ trải qua mười bốn năm từ dục đến tử. Thế nên nếu bạn bây giờ sáu mươi lăm và những hứng thú về chuyện t́nh dục biến mất –đó là điều tuyệt vời, quá tốt ! Bây giờ là lúc mà bạn chuẩn bị cho ḿnh một chuyến hành tŕnh khác để đến bờ bên kia. Có thể là bạn chỉ c̣n lại  mười bốn hay mười lăm năm nữa. Đến cái tuổi tám mươi bạn sẽ ra đi vĩnh viễn.

 

Khi t́nh dục biến mất, nó cho ta một gợi ư -rằng đây là lúc mà bạn phải chuẩn bị cho cái chết. Đây là một chu kỳ. Đời sống là một chu kỳ. T́nh dục xuất hiện ở một cái tuổi nào đó, nó cũng lại sẽ biến mất ở một cái tuổi nào đó, và nếu con người sống theo luật tự nhiên, sẽ không có ǵ để phải thắc mắc cả. Thực ra, một người đàn ông có thể biết được y c̣n sống thêm bao lâu nữa khi biết rằng ḷng ham muốn t́nh dục đă biến mất.

 

Tuy nhiên chúng ta băn khoăn v́ không biết rằng t́nh dục đă biến đi một cách tự nhiên hay là bị ức chế -Cơ Đốc, Ấn giáo, cái này cái nọ- đă làm công việc này. Chúng ta bối rối mơ hồ v́ chúng ta đă mất dấu thiên nhiên –trong khi thiên nhiên th́ rất rơ ràng, sáng tỏ.

 

Sáu mươi lăm đă là quá đủ. Bây giờ bạn hăy để yên cho t́nh dục ra đi. Có rất nhiều việc khác phải làm.

 

Một trường đại học làm lễ mừng kỷ niệm năm mươi năm ngày lễ ra trường đă mời một vị thượng nghị sĩ, một sinh viên xuất thân của trường đă làm nên sự nghiệp, đến đọc diễn văn.

 

«Năm mươi năm trước đây lớp học chúng ta đă làm lễ tốt nghiệp, » ông ta bắt đầu. «Năm mươi năm đó đă bay đi trên những cánh chim bằng. Thế nhưng trong dịp này, với bạn bè cũ tụ tập quanh tôi, kim đồng hồ như quay ngược lại thời gian cũ, và tôi lại thấy tôi của một đêm trăng nào đó, ngồi dựa vào bức tường ở phía xa kia, cũng cùng bức tường mà các bạn đang thấy bây giờ. Cũng là cây táo của năm nào c̣n đó, tôi tin như vậy, cũng giống như tôi, nay già thêm một chút. Cái đêm của năm mươi năm trước đây, tôi ngồi tựa vào bức tường bên cạnh một cô gái xinh xắn dễ thương, dưới ánh trăng rằm mát dịu và trên đầu cây táo đang nở hoa tỏa mùi hương. Trước khung cảnh gợi t́nh như thế, tôi đă hôn nàng đắm đuối. Nếu cô gái trẻ này, bây giờ có thể đă già đi một chút với tháng năm, đă có mặt trong số những thính giả hôm nay, và nếu cô ấy không mc cở hơn tôi trong dịp này, tôi ao ước được mời cô ấy đứng dậy. »

Mười chín bà tóc muối tiêu đồng đứng lên cái một!

 

Và một giai thoại khác...

Sau một buổi hội nghị tại một thành phố của vùng Trung Tây, một bà  trông thấy Alexander Woolcott (2) đang đứng thơ thẩn một ḿnh ở ngoài hành lang. Như có sức đẩy, bà ta liền tiến đến để bày tỏ ḷng hâm mộ về bài nói chuyện của ông vừa rồi –bà này cháu chắt đă lớn và cho biết là đă quá tuổi bảy mươi- “Tôi thấy có can đảm để nói chuyện với ông bởi v́ ông bảo rằng ông thích những bà lớn tuổi.”

“Vâng, ” Woolcott trả lời, “Đúng thế, nhưng đồng thời tôi cũng thích họ ở tuổi của bà!”

 

Bạn nói rằng bạn mới chỉ sáu mươi lăm. Và Woolcott cho biết, “Đúng thế, nhưng đồng thời tôi cũng thích họ ở tuổi của bà!” Bởi v́ có rất nhiều người không bao giờ nghĩ rằng ḿnh đă già. Bảy mươi ư? Mới chỉ bảy mươi thôi hà! Tám mươi ư? Cũng mới chỉ tám mươi thôi! Chúng ta cứ tiếp tục triển hạn cái chết. Chúng ta cứ tiếp tục quên rằng cái chết đang đến gần, đang đi tới.

 

Và rồi bạn hỏi tôi: Tôi nên làm ǵ bây giờ? Thưa Ngài, hăy để cho nó ra đi. Tới lúc rồi.

 

Hăy thiền quán về câu chuyện tiếu lâm sau đây.

Một cặp vợ chồng già ở New Mexico đang lắng nghe chương tŕnh của một trong những người chữa bệnh bằng đức tin trên làn sóng phát thanh. “Tôi sẽ chữa lành bạn,” y ngân nga. “Hỡi các bạn đang lắng nghe luồng sóng phát thanh này, Tôi sẽ chữa lành cho tất cả các bạn. Cứ tiếp tục gởi check và tiền về cho tôi. Và tiếp theo, đây là giai đoạn trị bịnh… Qúy vị hăy để một tay lên cái ra-dô c̣n một tay hăy để lên trên bộ phận cơ thể nào cần chữa trị, và tôi sẽ chữa lành căn bệnh ở tại chỗ đó.”

Bà già liền đặt một tay lên cái ra-dô c̣n tay kia lên trái tim ḿnh. Ông già liền đặt một tay lên cái ra dô c̣n tay kia vào giữa háng.

“Ủa!” Bà già càm ràm, “người ta bảo là chữa lành bệnh… chứ người ta đâu có bảo dựng kẻ chết sống lại đâu!”

 

Câu hỏi thứ tư:

Tôi vô cùng vui thích

Khi thấy bạn vui thích

những hành động ‘như những con chim non trong tổ’ của bạn.

Nhưng những con chim non đều dễ dăi.

Bạn cũng có thể làm

một con hải sư?

 

Câu hỏi này là của Satprem.

 

Đó là những ǵ mà tôi đang làm ở đây. Tôi không hề thấy bất kỳ con chim non nào ở đây cả -tất cả đều là những hải sư. Thế nhưng khó khăn đều như nhau, cho dù là những con chim non hay những hải sư.

Nỗi khó khăn giống nhau bởi v́ nỗi sợ hăi đều giống nhau -nỗi sợ hăi cái chưa hề được biết. Một con chim nhỏ cũng sợ hăi như là một con hải sư. To con lớn xác cũng không có ǵ khác biệt. Nỗi sợ hăi vẫn tồn tại ở đó.

 

Tất cả mọi người đều sợ hăi bước vào nơi chưa hề biết trưóc. Đó là điều rất tự nhiên. Tôi không cho rằng chuyện đó có điều ǵ sái quấy hay bất thường cả -ta thường cảm thấy bất an trước một cái ǵ chưa biết trước bởi v́ ta không biết rằng ḿnh đang đi đến đâu, đó là chuyện rất b́nh thường.

 

Đứa bé cảm thấy sợ hăi khi ra khỏi bụng mẹ bởi v́ suốt chín tháng nó đă sống trong một nơi rất an ổn b́nh yên, và bây giờ làm sao mà biết được nó sẽ đi đâu, đến chốn nào. Đối với đứa hài nhi, nếu nó có thể suy nghĩ hay cảm nhận được trong một cách thế nào đó, sự ra đời của nó cũng giống như cái chết. Nó đang đi vào cơi chết. Nó đang bị bứng cả gốc rễ ra khỏi ngôi nhà của ḿnh nơi nó đă từng sống an vui hạnh phúc, được che chở bảo vệ, và thoải mái làm sao. Các nhà khoa học cho rằng chúng ta đă không thể sáng tạo ra được một cái ǵ đó dễ chịu thoải mái như cái bào thai của người mẹ. Chín tháng đó là cả một thiên đường. Đứa trẻ nay sắp bị mất cái thiên đường đó –nơi mà nó không cần phải có trách nhiệm, không cần phải lo nghĩ, kể cả lo nghĩ về chuyện thở. Người mẹ đă làm tất cả mọi chuyện. Người mẹ thở và nó có đầy đủ dưỡng khí, người mẹ ăn uống và nó có đầy đủ thực phẩm. Không có nơi cần phải đến, không có việc ǵ cần phải làm -chỉ có mặt ở đó.

 

Sigmund Freud đă đưa ra ư tưởng rằng ư niệm về niết bàn đă bắt nguồn từ kinh nghiệm có gốc rễ sâu xa từ trong bào thai của người mẹ với tất cả những thoải mái, an vui, cực lạc của nó. Và con người đă có một vài kinh nghiệm ở đó. Bây giờ người ta dành suốt đời ḿnh đi t́m kiếm cái kinh nghiệm cực lạc này –và y sẽ không bao giờ t́m ra ở bất cứ nơi đâu trừ phi y trở thành một cái bào thai cho chính ḿnh.

 

Đứa bé rất sợ hăi, chắc chắn là phải sợ hăi.  Cái ǵ sẽ xảy đến cho y? Nếu đứa trẻ cứ mải đeo cứng vào cái bào thai th́ đó là điều tự nhiên. Nếu hạt giống lo sợ chuyện nẩy mầm th́ cũng là chuyện tự nhiên -bởi v́ hạt giống không thể biết trước được cái ǵ sẽ xảy ra cho cái mầm tương lai. Hạt giống đang chết và không thể nào gặp lại được cái mầm của ḿnh. Hạt giống sẽ chết cho cái mầm nẩy sinh và chúng chẳng bao giờ c̣n gặp gỡ nhau. Sẽ không bao giờ có một cái mầm nào nói chuyện với cái hạt giống cũ của ḿnh rằng, «Này, không có ǵ để phải sợ hăi cả.» Hạt giống đă ĺa đời. Tuyệt đối không có hạt giống nào có thể tin vào điều bạn nói v́ nó đang đi vào cỏi chết.

 

Khi gịng sông sắp tuôn vào biển cả, nó dừng lại với đôi chút ngại ngần. Nó sẽ tan biến vào đại dương mênh mông, sẽ không c̣n là con sông Hằng ngày nào, sẽ không c̣n căn cước của riêng ḿnh. Chắc chắn là nó sẽ thoáng chút lưỡng lự, sẽ nh́n lại phía sau, sẽ nghĩ đến những thung lũng trải dài, dăy Hy Mă Lạp Sơn hùng vĩ, những con người, chợ búa dọc ven sông, những đền chùa soi ḿnh trên bóng nước, những hội hè và tất cả những ǵ nó đă trải qua.  Chắc chắn là nó sẽ nh́n lại đàng sau với đôi chút chần chờ nấn ná. Cái bao la, cái vô tận của đại dương đă làm nó sợ hăi. Làm thế nào mà một gịng sông nhỏ khốn khổ này biết trước được khi tuôn vào biển cả, tan biến vào đó, nó sẽ không bao giờ chết, nó sẽ sống một cuộc sống triệu lần vĩ đại hơn. Nó sẽ sống giàu có phong phú hơn. Nó sẽ trở thành biển cả. Làm sao mà nó biết được? Làm sao mà gịng sông nhỏ khốn khổ này có thể nhận thức được điều này? Đó là điều quá sức tưởng tượng, thế là nó sợ hăi.

 

Cho dù bạn là con chim non hay một hải sư cũng chẳng có ǵ khác nhau -vẫn có mầm phản kháng.

Tuy nhiên trên căn bản, tôi chỉ làm việc vói những con hải sư.

 

Câu hỏi thứ năm :

Thế nào gọi là ‘đạt ngộ’? Khi nào th́ hết mê? Thế nào gọi là tiểu ngộ, thế nào là đại ngộ? Và thế nào là đại định? Có phải tất cả những cái này là một phần của cùng đạo lộ?

 

Đây là câu hỏi của Somendra.

‘Đạt ngộ’ là có nghĩa bắt đầu hiểu được rằng  không có ǵ để đạt. ‘Đạt ngộ’ có nghĩa là loại trừ được mọi tham ái, mọi khát vọng, mọi chủ đích. Ngày mà bạn nắm bắt được rằng vạn hữu đang ở trong một cách thế tuyệt hảo, là bạn đă đạt đến. Cái ngày mà bạn nhận thức được rằng vạn hữu không thể nào tốt đẹp hơn hiện trạng, thế là bỗng nhiên bạn bùng vỡ trong một nguồn sáng mới, trong một sinh thể mới, trong một tâm thức mới. ‘Đạt ngộ’ là đạt được rằng sẽ không có một nơi nào để đạt đến. Thế là ta sống trong từng khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Đấy là đại định.

Tuy nhiên rất nhiều lần bạn đă đạt đến và rồi nó mất đi. Bạn đạt đến lần nữa và bạn cũng lại mất đi lần nữa. Đó là tiểu ngộ. Tiểu ngộ có nghĩa là chỉ mới thoáng qua. Có khả năng là bạn có thể sẽ mất nó.

 

Somendra đă có một thoáng chợt ngộ như thế vài ngày trước đây, do đó mới có câu hỏi này. Khi anh ta đến hỏi tôi và tôi bảo rằng đó là tiểu ngộ, thế nên chắc là anh ta muốn biết thế nào là tiểu ngộ, thế nào là đại ngộ và thế nào là đại định.

Tiểu ngộ là một phát biểu cẩn trọng về đạt ngộ, có nghĩa rằng, Somendra, bạn có thể mất nó. Nếu bạn không tuyệt đối tỉnh thức, bạn sẽ mất nó. Nếu bạn tuyệt đối tỉnh thức, nó sẽ chuyển thành đại ngộ. Đại ngộ là một kinh nghiệm thân chứng đă trở nên thiết định và không cách ǵ có thể mất được. Tiểu ngộ chỉ là một kinh nghiệm đến với bạn như một thoáng hiện, như một làn gió thoảng qua. Bỗng dưng bạn thấy rằng mọi tri giác đều sẵn sàng, mọi biên độ đều rộng mở. Nhưng nó sẽ đóng lại ngay như một cái máy thu h́nh. Trước khi đạt ngộ, có thể sẽ xảy ra nhiều tiểu ngộ, cái đó cũng c̣n tùy, có khi hàng ngàn, có khi hàng trăm, có khi một vài, có khi chỉ một lần duy nhất. Tùy thuộc vào mỗi người. Có khi cái tiểu ngộ đầu tiên có thể biến thành đại ngộ, không nhất thiết luôn luôn lúc nào cũng phải bắt đầu bằng một tiểu ngộ -nó tùy thuộc ở bạn.

 

Tuy nhiên bất cứ lúc nào nó xảy đến cho bất cứ ai trong các bạn, tôi sẽ vẫn gọi đó là một tiểu ngộ bởi một lư do quan trọng. Đó là tôi muốn làm cho các bạn trở nên cảnh giác để không bị mất nó. Nó có thể là một đại ngộ, nhưng nếu tôi gọi đích danh như thế lập tức bạn sẽ mất nó và nó có thể biến thành một tiểu ngộ. Bạn hiểu điều tôi nói không ? Tôi gọi là tiểu ngộ để nó có thể biến thành đại ngộ. Đôi lúc bạn sẽ nghĩ rằng cái ông Baghwan này thật là khổ sở quá. Tại sao cứ phải gọi đó là tiểu ngộ mà không gọi là đại ngộ. Đây là trạng thái canh thức. Tôi phải bảo vệ bạn bằng nhiều cách thế khác nhau trước những ǵ có thể gây nguy hại đến bạn. Ngay cả khi bạn đạt đến đại ngộ, tôi vẫn gọi đó là tiểu ngộ -hăy nhớ kỹ điều đó. Thật ra cái chữ « tiểu ngộ » này là do tôi sáng tác ra. Thiền gia không bao giờ gọi ngộ là tiểu ngộ.

Tôi gọi là tiểu ngộ với lư do rất đầy ư nghĩa. Tôi muốn các bạn phải rất cảnh giác, rất thận trọng. Một người đạt được t́nh trạng tiểu ngộ cũng giống như người đang mang thai. Y đang mang theo trong người một cái ǵ đó vô giá. Sẽ có khả năng bị sẩy thai. Để tránh t́nh trạng sẩy thai này, tôi gọi đó là tiểu ngộ. C̣n nếu tôi gọi là đại ngộ, có thể bạn trở nên quá tự tin, trở nên ngă mạn. Trong t́nh trạng tự tin và ngă mạn như vậy, nó sẽ mất.

Tiểu ngộ chỉ là một thoáng hiện. Nó sẽ hoàn toàn tùy thuộc ở bạn. Nếu bạn nuôi dưỡng nó, bảo vệ nó, quan tâm đến nó, nó sẽ phát triển thành đại ngộ. Thế nhưng đây là một cái mầm rất là yếu ớt, mỏng manh, dễ vỡ. Nó có thể bị hủy diệt một cách rất dễ dàng. Bất cứ rủi ro nào cũng có thể làm nó tan biến đi. Hăy nhớ rằng, tất cả những ǵ cao qúy đều rất dễ vỡ. Những hiện thể cấp thấp th́ cứng chắc hơn, những hiện thể cấp cao th́ mỏng manh hơn. Một viên đá th́ rất cứng, một đoá hồng th́ mềm mại. Ḥn đá cho dù bạn không săn sóc nó vẫn tồn tại thế nhưng một đoá hoa hồng đ̣i hỏi sự chăm sóc lớn lao. Nếu không chăm sóc, có khả năng là nó sẽ tan biến. Đại ngộ cũng thế, giống như một đoá hoa hồng.

Vào cái ngày mà kinh nghiệm thoáng hiện xảy ra, bạn phải rất là có ư thức trách nhiệm ngay từ giây phút đó. Bạn đă được đáp ứng. Bây giờ bạn là người đang mắc nợ. Bạn đă nhận được tặng vật từ hiện hữu, bạn không có quyền quẳng nó đi. Quẳng nó đi là chuyện quá dễ dàng. Đạt được nó th́ rất khó, mất nó th́ rất dễ. Nhũng phẩm vật cao quư thường là như thế. Chúng rất là vi tế. Thế nên tôi gọi nó là tiểu ngộ.

Đôi khi có đến hàng trăm tiểu ngộ như vậy xảy ra. Theo với thời gian dần dần bạn trở nên tỉnh thức và rồi nó được thiết định ở trong bạn.  Tiểu ngộ như là một thị kiến, với đại ngộ thị kiến đó đă biến thành cốt cách của chính bạn.

 

Thế c̣n đại định th́ sao ? Đại ngộ xảy ra khi nội tâm bạn chan hoà ánh sáng thế nhưng vẫn c̣n sự chia cách giữa bạn và tổng thể. Đại ngộ là một người đă giác ngộ; đại định là khi tất cả vạn hữu cũng đếu trở nên giác ngộ thông qua người đó. Bây giờ th́ không c̣n sự chia cách nữa. Đó chính là ư nghĩa câu tuyên bố có vẻ rất khác thường của Đức Phật, rằng vào ngày mà Ngài đạt thành giác ngộ cả vạn hữu cũng trở nên giác ngộ. Nó rất khác thường bởi v́ chúng ta biết rằng ḿnh chưa hề giác ngộ trong khi Ngài lại nói rằng cả vạn hữu đều đă giác ngộ vào ngày hôm đó. Đức Phật đă hoàn toàn đúng. Trong chừng mức mà Ngài  quán chiếu, tất cả vạn hữu đều đạt thành giác ngộ vào ngày hôm đó. Tôi muốn lập lại câu nói này một lần nữa: ngày mà ta đạt thành giác ngộ cả vạn hữu cũng đạt thành giác ngộ.

 

Đại định như thế có nghĩa là bạn đă không c̣n là một cá thể nữa. Đại ngộ cho bạn một sự cá tính hoá lớn lao. Hăy lắng nghe nó... Trước khi đại ngộ bạn là một con người –person, không phải là một cá thể. Từ ‘person’  gốc của nó có nghĩa là người (persona), một cái mặt nạ. Trước khi đại ngộ, bạn là một con người, một nhân cách, chứ không phải là một cá thể.

 

Và thật ra, một con người không bao giờ là một con người đích thực, một con người thường mang nhiều khuôn mặt khác nhau -bởi v́ bạn không thể giữ một cái mặt nạ duy nhất, bạn phải giữ nhiều cái mặt nạ. Trong những t́nh huống khác nhau bạn sử dụng những mặt nạ khác nhau. Với vợ nhà bạn mang một khuôn mặt khác, với người t́nh bạn lại có khuôn mặt khác, và với kẻ ăn người ở, với cấp trên, chủ nhân,... luôn luôn thay đổi. Bạn cứ phải luôn thay đổi khuôn mặt ḿnh như thế. Bạn mang rất nhiều nhân cách khác biệt –đa nhân cách. Nhân cách không bao giờ số ít, nhân cách luôn luôn là số nhiều. Bạn là cái đám đông. Khi là một con người, bạn là cái đám đông, cái tập thể. Đại ngộ làm cho bạn trở thành nhất thể. Nó mang đến sự hợp nhất trong sinh thể bạn. Con người nhiều mặt của bạn biến mất, khuôn mặt nguyên thủy của bạn xuất hiện - bản lai diện mục, bạn trở thành một cá thể -individuality. Cái từ ‘individuality’ này có nghĩa là không thể chia cắt được –indivisible, không thể được chia ra. Bạn trở thành một nguyên khối.

 

Đại ngộ làm cho bạn trở thành cá thể và đại định làm cho bạn trở thành phổ quát. Lúc đó ngay cả bạn cũng không c̣n là cá thể. Như vậy, đầu tiên bạn không hề là một cá thể bởi v́ bạn là cái đám đông, bây giờ bạn cũng không c̣n là cá thể bởi v́ bạn đă là tổng thể. Đây là ba cấp độ: nhân cách, cá thể và phổ quát.

 

Tiểu ngộ là sự thoáng hiện tính cách thống nhất của bạn trong một khoảnh khắc và rồi nó biến mất, bạn lại trở thành con người đa nhân cách cũ. Đúng vậy, khuôn mặt nguyên thủy của bạn hiện ra như trong một giấc mơ. Bạn trông thấy nó, bạn nhận ra nó, vâng, nó ở đó, bạn cảm thấy hân hoan, bạn cảm thấy như ngập tràn trong ân sủng -rồi bỗng nhiên nó biến mất, nó chỉ là một ảo tượng. Bạn rơi ngược trở lại với đời sống cũ. Cái cơ cấu cũ lại phủ vây quanh bạn. Những ǵ c̣n lại sẽ là những hồi ức, những mùi hương, bạn sẽ nhớ  măi đến nó -thế nhưng nó đă không c̣n là một thực tại nữa, nó chỉ là một phần của hồi ức.

 

Nhưng một khi đại ngộ đă được thiết định, nó sẽ không bao giờ ĺa bỏ bạn, nó luôn luôn có mặt ở đó; nó như là cái bóng của chính bạn. Và bạn trở thành một cá thể. Và rồi tính cách cá thể cũng biến mất đi. Bạn trở thành một từ cái số đông và rồi trở thành con số không từ cái một. Đây là toàn bộ hệ thống toán học của tâm linh -từ đa nguyên thành nhất thể và từ nhất thể đến tánh không.

 

Plotinus (3), một trong những bậc thánh quan trọng của Tây phương có thể so sánh với một vị Phật, đă nói về kinh nghiệm đại định của ngài như sau: «Đă không c̣n nhị nguyên đối đăi; người xem và đối tượng được xem là một; đó không phải là một ảo tượng vây quanh mà là một nắm bắt nhất thể. Y trở nên một nhất thể, không có ǵ ở nội tại hay ngoại tại gây ra sự phân tán. Cũng không c̣n chuyển động nữa. Tất cả đều trở nên tịch lặng, y không c̣n nhảy từ chỗ này đến chỗ khác, ngay cả quay ra ngoài hay vào trong. Trong lắng yên y trở nên ngưng nghỉ hoàn toàn. »

Cái ngưng nghỉ của Plotinian chính là đại định. Kẻ đă biến thành sự ngưng nghỉ.

 

Thông thường, khi bạn c̣n là một con người bạn không bao giờ được yên nghỉ. Bạn là kẻ hiếu động. Khi bạn đạt đại ngộ bạn trở nên vô cùng lắng yên. Bạn yên nghỉ, hoàn toàn yên nghỉ. Trong đại định, bạn biến mất, chỉ c̣n một khối tỉnh lặng, không có cả người đang yên nghỉ… đó là sự yên nghỉ vĩnh cửu.

 

Câu hỏi thứ sáu :

Tôi luôn luôn có mặc cảm phạm tội mặc dù chẳng có nguyên cớ nào rơ ràng cả. Tại sao như vậy ?

 

Thế là ngài rất may mắn. Chắc là bạn được nuôi dưỡng bởi những bậc cha mẹ rất tốt, và từ đó mặc cảm phạm tội phát sinh. Chắc là bạn đă có cơ hội rất gần gũi với những bậc cha mẹ đầy tín ngưỡng, với nhà thờ, đến chùa, giáo sĩ -từ đó mặc cảm phạm tội phát sinh. Bạn đang là nạn nhân của những ông đại thánh. Bạn đang khổ sở do những kẻ được gọi là những ông thánh.

 

Họ đă tạo ra vô số mặc cảm tội lỗi trong mọi con người –và với sự sáng tạo ra đủ thứ tội lỗi như thế cho nên bây giờ bạn nh́n đi đâu cũng thấy tội lỗi, bạn trở thành kẻ phạm tội không cần bất cứ một nguyên nhân nào cả. Mọi chuyện đều bị lên án, không có cái ǵ là được cảm kích. Và đặc biệt là những khi mà bạn vui vẻ nhất, phấn khởi nhất, hạnh phúc nhất, bạn lại càng bị mặc cảm phạm tội dày ṿ nhất. Ở trong t́nh trạng khốn nạn bạn có thể ít cảm thấy tội lỗi hơn là lúc hạnh phúc.

Và điều này đă xảy ra cho rất nhiều người có mặt ở đây bởi v́ toàn bộ sự tiếp cận của tôi là khẳng định hạnh phúc như một thánh thiện và khổ đau như một tội lỗi. Quan niệm tổng quát của tôi là một người tín ngưỡng phải như là một người tham dự tiệc vui. Thế nhưng khi bạn bắt đầu nâng ly chúc tụng, cả một quá khứ níu tay bạn lại. Nó không ngừng khóc than, nó lớn tiếng với bạn, nó rầy la bạn, nó chữi mắng bạn, nó khiển trách bạn –‘Này, mày đang làm ǵ đó? Ai cho mày được hạnh phúc? Phải ở trong khổ đau.”

Bằng cách nào đó mà quan niệm cho rằng những ông thánh luôn luôn đau khổ c̣n những kẻ tội lỗi th́ luôn luôn hạnh phúc đă đi vào tâm trí con người. Đó là lư do tại sao bạn không thể t́m thấy những ông thánh biết cười. Người Cơ Đốc nói rằng Chúa Giêsu không bao giờ cười. Điều này hoàn toàn sai lầm v́ tôi biết Ngài. Thế nhưng người Cơ Đốc cứ nói rằng Ngài không bao giờ cười. Bạn cũng không thể tin được là Mahavir (4) đang cười –ngay cả một cái nhếch mép cũng đă là quá mức. Bạn không thể nào quan niệm được những ông thánh của bạn đang nở nụ cười, tất cả họ đều được xem như rất điềm đạm, nghiêm chỉnh, tŕ độn, những xác chết.

 

Một hôm Chủ Nhật TT Coolidge trở lại toà Bạch Ốc sau khi dự thánh lễ tại nhà thờ mà không có bà Coolidge đi theo. Bà ta hỏi ông –cũng nên biết rằng TT Coolidge nổi tiếng là một vị TT ít nói nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, người chuyên môn nói nhát gừng.

Bà Coolidge hỏi, “Buổi thánh lễ có ǵ hay ho không?”

“Vâng,” Ông trả lời.

“Nói về chủ đề ǵ vậy?”

“Tội lỗi.”

“Vị mục sư đă nói ǵ vậy?”

“Ông ta chống lại nó.”

 

Đó là tất cả những ǵ mà ông nói. Đó cũng là tất cả những ǵ mà các vị được gọi là giáo sĩ của bạn, và các ông mục sư, giám mục và giáo hoàng đang làm. Toàn bộ những giảng thuyết của họ đều chỉ có một điểm duy nhất: những niềm vui đều phải được lên án. Và như thế họ đă tiếp tay tạo nên cái thế giới khốn nạn, cái thế giới thống khổ, điên khùng này. Họ đă hủy diệt tất cả mọi tiềm năng trong mỗi con người. Họ đă tạo nên một nhân loại vô cùng bệnh hoạn. Cái mặc cảm tội lỗi này tạo ra bệnh hoạn. Hăy buông bỏ cái mặc cảm tội lỗi đó. Và cũng không cần quan tâm đến những nguyên nhân.

 

Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn buông bỏ cái mặc cảm tội lỗi này, bạn đồng thời cũng phải buông bỏ luôn những tiếng nói của cha mẹ, của những ông giáo sĩ đă ăn sâu trong bạn. Bạn sẽ phải loại bỏ những ảnh hưởng của cha mẹ, những điều kiện hoá bạn.

 

Đời sống  cho đến bây giờ vẫn quanh quẩn trong một cái bẩy như thế đến độ ngay cả một đứa bé con cũng bắt đầu cảm thấy mặc cảm tội lỗi. Chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để phát triển một hệ thống giáo dục có thể giúp cho con người trưởng thành mà không hề mang mặc cảm tội lỗi. Trừ phi có một nền giáo dục như thế được h́nh thành, con người vẫn măi c̣n ở trong ṿng bệnh hoạn, bệnh hoạn một cách dễ dàng.

 

Có khi cái mặc cảm tội lỗi được tạo ra do bởi những lư do không đâu. Có khi hoàn toàn vô nghĩa. Khi đứa trẻ hỏi người mẹ, «Con có thể chạy ra ngoài chơi được không?» Đó là một ngày đẹp trời với nắng vàng, hoa nở và chim hót líu lo và đứa trẻ yêu cầu «Con có thể chạy ra ngoài chơi được không?» để được nghe người mẹ trả lời bằng tiếng không cụt ngủn. Các bà mẹ thường cảm thấy rất dễ dàng khi trả lời không. Trả lời ‘vâng’ có vẻ nó khó khăn làm sao!

 

Bạn có nhận thấy điều đó không?  Tiếng ‘vâng’ thường là rất khó để nói. Tôi đă từng để ư đến chuyện này. Tôi đă từng sống trong nhiều gia đ́nh đông người và đă liên tục để ư đến chuyện này. Người ta rất thiện nghệ trong việc sử dụng tiếng không, người ta sẽ t́m ra đủ mọi cách để nói không. Nếu chẳng đặng đừng phải trả lời ‘Vâng’, họ đă nói ra một cách rất miễn cưỡng, rất là không thoải mái. Lư do tại sao? Khi bạn trả lời không  bạn sẽ thấy ḿnh có nhiều quyền lực hơn – đó là lư do giải thích tại sao. Khi trả lời ‘không’ bạn cảm thấy ḿnh có nhiều quyền lực, bạn có quyền lực trong tay, và bạn có thể hành xử quyền lực ấy.

 

Có thể là đứa trẻ chỉ muốn ra ngoài để chạy đi bắt bướm, hái hoa hay chỉ là đi ra ngoài để giỡn chơi với khí trời, với mưa, với nắng, thế thôi. Nó có đ̣i hỏi ǵ nhiều đâu. Thế nhưng người mẹ trả lời không bởi v́ chỉ trả lời như vậy bà ta cảm thấy ḿnh có quyền lực. Bà ta đang ở trong một hành tŕnh quyền lực.

 

Và bà ta đă tạo nên mặc cảm tội lỗi nơi đứa trẻ. Đứa trẻ rồi sẽ vẫn chạy ra ngoài nhưng bà đă tạo nên một mặc cảm tội lỗi ở trong nó. Hăy nh́n xem, đứa trẻ sẽ chạy ra ngoài chơi thôi, và tôi tán đồng chuyện đó, nó nên được chạy ra ngoài chơi, không nên nghe theo những bà mẹ như thế -tuy nhiên bây giờ một vấn nạn đă được tạo ra. Đứa trẻ sẽ chạy ra ngoài như một kẻ trộm, đầy mặc cảm tội lỗi, với trái tim hồi hộp, ḿnh toát mồ hôi ra, và luôn lo sợ là ai đó có thể đă trông thấy nó. Mà nó th́ chẳng có làm điều ǵ tội lỗi, chỉ chạy giỡn dưới ánh nắng mặt trời.

 

Với thời gian cái mặc cảm phạm tội này sẽ được định vị. Bất cứ lúc nào đứa trẻ xin đi ra ngoài chơi nó đều bị trả lời không và bất cứ lúc nào chơi đùa ở bên ngoài, đối với nó đều như là một tội ác chống lại người mẹ. Bây giờ th́ mặc cảm phạm tội đă được định vị. Bây giờ bạn đă bốn mươi, một ngày đẹp trời nào đó bạn đang ngồi ngoài vườn, bỗng dưng bạn cảm thấy ḿnh tội lỗi một cách vô duyên cớ -không có một lư do nào hiển nhiên cả. Mặt trời vẫn rực rỡ và đàn bướm bay lượn chung quanh, khu vườn mới cắt xong c̣n thơm mùi cỏ -chính cái mùi này, cái màu xanh đó, những âm thanh kia, và ánh nắng mặt trời ấm áp đă gợi nhớ đến những kư ức cũ của thời thơ ấu. Có rất nhiều cảm giác phạm tội đến với bạn mà không do một nguyên nhân nào cả -bạn không hề làm điều ǵ sai trái với bất cứ ai. Lúc này, nếu bạn đứng dậy đi vào nhà, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Phải quăng bỏ những gánh nặng này nếu không bạn sẽ không bao giờ vui thú với bất cứ điều ǵ. Bạn đă không c̣n là một đứa trẻ nữa.

 

Một lần bà vợ bảo Mulla dẫn đứa con nhỏ đi dạo một ṿng trong công viên. Trên đường đi Mulla gặp một số bạn bè và họ muốn ông cùng chơi bài với họ. Mulla từ chối, cho biết là đă hứa với vợ dắt đứa nhỏ đi chơi.

Những người bạn Mulla nh́n thằng bé và góp ư, «Hy vọng là nó sẽ được thoả măn.» Một người bạn khác nói, «Cướp mất của bọn ta một tay chơi trước ván bài quyết định này chỉ v́ cái cậu nhỏ này cần phải đi dạo trong cái xe đẩy thổ tả đó. Hy vọng là nó sẽ được thoả măn.»

Thằng bé Mulla buồn rầu nh́n lên trời thầm nghĩ, «Chỉ mới năm đầu tiên trên thế giới này  mà ḿnh đă cảm thấy phạm tội rồi.»

 

Mặc cảm phạm tội đă được h́nh thành như thế đó. Những sự việc rất nhỏ nhặt cứ tiếp tục được tích tụ lại, dần dần mặc cảm phạm tội biến thành một cái ǵ đó rất tự nhiên trong lối sống bạn. Con người trở nên tội lỗi một cách rất đơn giản. Đừng hỏi tại sao. Cái tại sao đó chính là toàn bộ quá khứ của bạn. Và bạn phải quẳng bỏ cái gánh nặng quá khứ này nếu không, không bao giờ bạn có thể loại bỏ được cái mặc cảm phạm tội. Và trừ phi bạn loại bỏ được cái mặccảm phạm tội này, bạn sẽ không bao giờ t́m thấy Thượng Đế. Một trái tim tội lỗi không thể cùng rung một nhịp đập với Thượng Đế.

 

Đây chính là những ǵ mà các giáo sĩ của bạn đă lên tiếng bài bác. Họ luôn luôn nói rằng một người tội lỗi, một người ăn năn sám hối, một người thú nhận tội lỗi của ḿnh, đại loại như thế, sẽ được gần gũi với Thượng Đế hơn. Không bao giờ, một người quẳng bỏ tất cả những ư niệm về tội lỗi và bắt đầu hưởng thụ đời sống như là chính nó, một người không hề có cái lương tâm tội lỗi cắn rứt mới có thể đến gần được Thượng Đế. Không có chuyện xưng tội. Hăy quẳng bỏ cái ư tưởng về tội lỗi và bắt đầu sống.

Lúc mới ban đầu có thể là bạn rất sợ hăi. Lúc mới ban đầu cha mẹ bạn sẽ cố gắng lôi kéo bạn, nhưng nếu bạn cưỡng lại bạn có thể được tự do. Cái tự do này là điều bắt buộc. Nếu bạn thật sự muốn trở thành con người tín ngưỡng, bạn không thể thiếu được cái tự do căn bản này.

 

Một bà lớn tuổi ế chồng nuôi một con vẹt. Nó rất là bê bối, chữi thề nói tục đủ thứ. Khi vị Cha sở đến thăm bà ta liền bao cái lồng chim lại v́ mắc cỡ. Vị Cha sở liền hỏi lư do.

«Tôi không thể nào lập lại được những điều nó nói,» bà ta trả lời, nhưng ông cha liền tháo bỏ cái bao ra và con vẹt hư đốn kia lập tức tuôn ra một tràng những thứ ngôn ngữ tục tỉu nhất.

«Chắc là tôi phải vặn cổ nó mất, đồ quỷ quái ! » Bà ta kêu lên.

Vị Cha sở an ủi: «Đừng làm vậy, cô Tavvinitt ạ. Tôi có một con vẹt cái rất quư phái. Nó rất là đức hạnh, chỉ biết cầu kinh cả ngày lẫn đêm thôi. Tôi nghĩ là khi nhốt chung chúng với nhau, nó sẽ cải đổi cái anh chàng vẹt này.»

Sau khi hai bên đồng ư, hôm sau cô Tavvinitt mang con vẹt của ḿnh đến nhà Cha sở và ông ta liền bỏ nó vào cái lồng của con vẹt quư phái ngoan đạo kia.

Vừa vào lồng là con vẹt đực liền trổ cái giọng du côn của nó ra, la lên, «Này, mày cong cái đuôi của mày lên nhé. Ta sắp làm t́nh với mày đấy, mày c̣n chờ đợi ǵ nữa ! »

Trước khi vị Cha sở và bà kia kịp thời can thiệp, con vẹt cái quư phái ngoan đạo đă trả lời, «Lạy Chúa tôi, đó là điều mà tôi đă cầu nguyện suốt cả bao năm nay. »

Đừng cầu nguyện nữa –hăy sống. Sống một đời sống như Thượng Đế đă ban cho bạn, sống một đời sống không mặc cảm tội lỗi, sống một cách can đảm.

 

Và câu hỏi cuối cùng :

Bhagwan, ngài có dùng rượu không ?

 

Làm sao tôi có thể trả lời câu hỏi này được? -bởi v́ trước khi trả lời tôi phải biết rằng đây là một câu hỏi hay là một lời mời!

CHÚ THÍCH:

(1) Fischer-Hoffman Process: Robert Hoffman (1921-1997), một người có khả năng đặc biệt về trực giác, cho rằng t́nh yêu thương được kế thừa từ khi con người mới chào đời và chủ trương đưa con người đến tỉnh thức thông qua yêu thương. Để đạt đến tuệ giác này, Hoffman vạch ra một tiến tŕnh được gọi là Fischer-Hoffman Process, cũng là để vinh danh một người có công đóng góp trong lănh vực này, vị Bác sĩ quá cố Siegfried Fischer. Năm 1972, với sự trợ giúp của BS phân tâm Claudio Naranjo, phương pháp này được thực hiện thành một khoá học kéo dài trong 13 tuần lễ. Đến năm 1985, Hoffman thu gọn lại trong một chương tŕnh tu học 8 ngày và đổi tên thành Hoffman Quadrinity Process. Tư tưởng của ông được thể hiện qua tác phẩm xuất bản năm1976, "Getting Divorced from Mother and Dad." Phương pháp này hiện được giảng dạy tại các trung tâm Hoffman trên thế giới. Độc giả muốn biết chi tiết có thể vào website: http://www.hoffmaninstitute.org.

(2) Alexander Woollcott (1887-1942): Nhà bỉnh bút và phê b́nh gia của tạp chí The New Yorker. Ông sống độc thân suốt đời, và là người cổo vơ cho sự sống chung ḥa b́nh giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết..

(3) Plotinus (mất khoảng 270): Là cha đẻ của trường phái Tân-Plato, Plotinus được mô tả là người không thích ḿnh "có một xác thân" nên đă không hề đề cập đến gia thế, tiểu sử của ḿnh. Tuy nhiên một môn đệ thân cận của ông, Porphyry, cho biết ông là người Ai Cập và sinh vào khoảng năm 205. Ông cho rằng có một Đấng Thượng Đế Nhất Thể mà ta không có khả năng mô tả được. Ngài không trực tiếp tạo ra thế giới này nhưng giao công việc đó cho những vị thần thấp hơn. Học thuyết Tân-Plato được coi như là nền tảng cho chủ nghĩa đa thần và có nhiều ảnh hưởng đối với các truyền thống triết học, tôn giáo phương Tây.

(4) Mahavir: Tức Mahavira, xem phần chú thích trước.

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05