Dấu Hiệu Chán Chường Mệt Mỏi
Của Con Người
Một học tăng đến kiếm vị Thiền sư thầy ḿnh để nhờ giúp đỡ về một công
án cổ điển mà ông đang tập trung giải quyết: “Ư nghĩa của việc Bồ Đề Đạt
Ma đến từ Phương Tây là ǵ?”
Vị Thầy bảo rằng trước khi đi vào vấn nạn này, vị học tăng nên lạy ông
một cái lạy thật sâu.
Trong khi vị học tăng đang thực hiện nghi lễ, ông Thầy nhanh chân phóng
cho ông một cú đá đích đáng.
Cú đá bất ngờ này đă giải quyết tất cả những mối mê mờ từ lâu đă làm
cho ông lúng túng. Khi té nhủi xuống chân vị Thầy, ông ta hoát nhiên đạt
ngộ.
Sau này gặp bất cứ ai ông cũng nói: “Từ khi nhận được cái đá của Mă Tổ,
tôi đă không thể nào nhịn được cười.”
Một câu chuyện ngụ ngôn
cổ điển…
Chuyện xưa kể rằng có
một người cố đi qua những rặng núi để t́m cho được điểm tận cùng của thế
giới. Ông này chắc phải là một đại triết gia -những triết gia được biết
thường có những ư tưởng rất điên rồ. Đâu có nhu cầu phải mở một cuộc t́m
kiếm quy mô để t́m cho được điểm tận cùng của thế giới, trong khi thế
giới vẫn tươi đẹp xiết bao. Đâu có nhu cầu phải đi t́m cho được điểm bắt
đầu và điểm tận cùng.Khoảng giữa tuyệt diệu như thế -tại sao lại không
tận hưởng nó?
Tuy nhiên đây là một đại
triết gia. Y không cảm thấy hạnh phúc ở ngay chỗ này. Triết gia chẳng
bao giờ cảm thấy hạnh phúc ở đây. BÂY GIỜ không phải là thời gian của họ
và Ở ĐÂY không phải là không gian của họ. Họ sống ở một nơi nào đó, họ
sống ở một nơi khác.
Y rời bỏ gia đ́nh -vợ
con, cha mẹ - để lên đường thực hiện cuộc t́m kiếm điên rồ này, điểm tận
cùng của thế giới. Y đă vượt qua không biết bao nhiêu núi non, biển cả.
Đây là một cuộc hành tŕnh rất lâu dài mà có không biết bao nhiêu lần y
tưởng rằng ḿnh đă đạt đến. Bất cứ lúc nào bắt đầu thấm mệt y lại nghĩ
rằng ḿnh đă đến đích. Bất cứ lúc nào kiệt sức, y lại tự lừa dối ḿnh
như thế. Tuy nhiên không sớm th́ muộn, sau khi nghỉ ngơi đầy đủ, y lại
nh́n rơ vấn đề và cái ư tưởng cũ lại bắt đầu dai dẳng: chưa đến được
điểm cuối, y vẫn c̣n ở khoảng giữa -bởi v́ khi nh́n xa về phía trước,
chân trời vẫn c̣n hiện ra ở đó, vẫn xa xôi như trước đây. Thế là y lại
bắt đầu tiếp tục cuộc hành tŕnh của ḿnh.
Cứ tiếp tục như thế y
nhận ra rằng bất cứ lúc nào y nghĩ rằng ḿnh đă đạt đến đích thật ra chỉ
là sự tự lừa dối ḿnh. Và một khi y biết được sự lừa dối -tự dối ḿnh,
cuộc hành tŕnh càng trở nên khổ nhọc hơn -bởi v́ có khi y cảm nhận rằng
ḿnh đă đi đến đích, nhưng trong tận cùng sâu thẳm nhất y vẫn biết rằng
đó chỉ là sự lừa dối. Thế là y lại phải tiếp tục lên đường.
Trên cuộc hành tŕnh này
y đă đi qua không biết bao nhiêu đền thờ, gặp không biết bao nhiêu những
vị thầy -những người đă đạt đến và những người tưởng là ḿnh đă đạt đến.
Tất cả họ đều cho rằng họ là điểm tận cùng của thế giới. Thế th́ y c̣n
đi đâu nữa làm ǵ? Y tin vào họ, ở lại với họ một thời gian nhưng rồi
sớm hay muộn mọi ảo tưởng đều tan vỡ. Những người này -những vị thầy-
cũng chưa có ai đi đến điểm tận cùng. Và những đền thờ này cũng chỉ là
những biểu trưng cho sự mệt mỏi của con người, những hạn chế, những giới
hạn của kiếp người -những giới hạn của tâm thức, lư trí và cảm thọ. Thế
nên đây vẫn không phải là điểm tận cùng. Và rồi y đă phải bắt đầu lên
đường tiếp tục cuộc hành hương.
Câu chuyện kể rằng trải
qua không biết bao nhiêu kiếp –có thể là a tăng tỳ kiếp- cuối cùng y đă
đến được một nơi trông có vẻ như là điểm tận cùng. Đặc biệt lần này y đă
không cảm thấy mệt mỏi, không bị kiệt sức và như vậy không có dấu hiệu
ǵ là y đă tự dối gạt ḿnh. Hơn thế nữa, ở đây không có đền thờ, không
có ai là thầy, tuyệt đối chỉ có một ḿnh y. Và cái đường chân trời cũng
bỗng dưng biến mất. Đă không c̣n một mục tiêu nào khác nữa. Ngay cả bây
giờ nếu muốn tiếp tục cuộc hành tŕnh y cũng không c̣n phải biết đi đâu.
Y đang đối đầu với khoảng không vô tận.
Dĩ nhiên cũng có một tấm
bảng viết rằng: “Đây là điểm tận cùng của thế giới”, mà ai đó đến trước
do ḷng từ bi đă dựng lên cho bất cứ ai dám đến chốn này.
Người đàn ông đứng đó,
trên bờ vực của thế giới –trên một chót đỉnh cao mà bên ngoài không c̣n
ǵ khác hơn là một khối hỗn mang, là tánh không, là một trống không vĩ
đại, một con số không mịt mù. Dĩ nhiên y cảm thấy kinh hoàng. Y đă không
bao giờ tưởng tượng ra khối hỗn mang này –có nghĩa là nếu bạn đi đến
điểm tận cùng, hoặc cũng có thể là điểm khởi đầu, bạn sẽ phải đụng đầu
với một khối hỗn mang như thế. Y đă không hề nghĩ đến chuyện này, một
chuyện khá bất ngờ. Không hề có Chúa hay có Phật ở đây, không có niết
bàn, không có thiên đàng -chỉ là một khối hỗn mang, hoàn toàn hỗn mang,
trống rỗng. Bạn có thể h́nh dung ra y đang đứng trên cái mỏm đá cuối
cùng, không ngớt run rẩy, lảo đảo như một chiếc lá trong ngày gió lớn.
Y đă không thể bước thêm
một bước nào nữa. Y quá kinh hoàng đến độ nhảy lùi lại đàng sau để thoát
thân, nhảy trở lại cái thế gian này, quên cả việc nh́n những ǵ ở phía
bên kia tấm bảng. Dĩ nhiên ở phía bên kia cũng có một thông điệp. Ở bên
này tấm bảng viết: “Đây là điểm tận cùng của thế giới”, c̣n ở phía bên
kia ghi: “Đây là điểm khởi đầu của một thế giới khác.”
Nhưng v́ quá kinh hoàng
y đă quên rằng phía bên kia của tấm bảng có thể cũng chứa một thông điệp
nào đó. Y chỉ nghĩ đến chuyện đào thoát, đào thoát ngay lập tức. Y không
dám quay đầu nh́n lại. Y trở về lại với thế giới này, với thế gian, và
rồi ch́m ngập vào với những hệ lụy của cuộc sống đời thường không c̣n
nhớ đến chuyện xưa, cơn ác mộng về mỏm núi cheo leo kia cũng đă xoá nḥa.
Bạn có thể là người đàn
ông đó. Đây là cảm nghĩ chân thật của tôi về mọi người. Bạn đă sống ở
đây qua bao thời đại đến vĩnh cữu. Không thể nào lại không có chuyện
trong một khoảnh khắc nào đó chính bạn đă đi ngang qua cái tánh không
này. Không thể nào không có chuyện trong một khoảnh khắc nào đó bạn đă
đi đến điểm tận cùng của thế giới. Và cũng giống như người đàn ông kia,
bạn đă nhảy lùi lại, đào thoát. Bởi v́ nó quá đổi kinh hoàng, quá dễ sợ.
Thế nhưng nếu bạn mạnh dạn bước tới một bước nữa bạn sẽ trở thành người
giác ngộ -chỉ thêm một bước nữa thôi, một bước đơn thuần.
Giáo lư của Thiền không
có ǵ khác hơn là những lời dạy làm sao để bước thêm một bước, một bước
nhảy vào tánh không. Cái tánh không đó chính là niết bàn, là Thượng Đế.
Cái khối hỗn mang đó không phải chỉ là khối hỗn mang –đó chỉ là một phía
của tấm bảng. Ở phía bên kia cái khối hỗn mang kia là cả một biển sáng
tạo. Những v́ sao đă được khai sinh ra từ những khối hỗn mang này. Những
sáng tạo xảy ra từ những hỗn mang. Hỗn mang chỉ là một mặt của cùng một
năng lượng. Hỗn mang là tiềm năng sáng tạo. Tánh không là bề mặt bên kia
của cái tất cả.
Thiền là một bước đơn
thuần –hành tŕnh của một bước đơn thuần. Bạn có thể gọi đó là bước cuối
cùng hay cũng có thể là bước đầu tiên, điều đó không có ǵ quan trọng.
Đây là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng – alpha và cũng là omega.
Toàn bộ giáo lư của Thiền chỉ bao gồm một điểm: bằng cách nào để làm một
bước nhảy vào tánh không; làm cách nào để vươn tới điểm tận cùng của tâm
thức bạn –cũng là điểm tận cùng của thế giới; làm sao để đứng vững trên
chóp đỉnh kia và đối mặt với vực thẳm mà không hề sợ hăi; làm sao để
thu hết can đảm và làm một bước nhảy cuối cùng. Như nhảy vào nổi chết.
Như một hành động tự sát. Thế nhưng chính từ chỗ tự sát này mà tâm linh
lớn dậy, và cũng chính từ chỗ bị đóng đinh trên thập giá đă dẫn đến sự
phục sinh.
Nếu bạn hiểu thấu vấn đề,
th́ cái biểu tượng của cây thập giá, biểu tượng của người Cơ Đốc, có thể
mang một ư nghĩa vô cùng lớn lao. Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập
giá –và đó cũng tức là cái chóp đỉnh. Trong khoảnh khắc cuối cùng ngài
cũng sợ hăi như người đàn ông kia. Và ở cái khoảnh khắc cuối cùng đó
ngài ngước nh́n lên trời kêu lớn tiếng rằng, “Đức Chúa Trời đang làm ǵ
với tôi đây? Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài ĺa bỏ
tôi?” Một nỗi run sợ rất người, một nỗi thống khổ lớn lao. Đối diện với
cái chết, đối diện với sự hủy diệt.
Nhưng rồi Ngài đă thu
hết can đảm. Ngài hiểu những ǵ mà ḿnh sắp làm. Ngài đă cố trốn lánh
vào với thế gian, ngài đă cố trốn lánh vào tâm thức. Tâm của ngài đă bắt
đầu làm việc -“Đức Chúa Trời đang làm ǵ với tôi đây?” Đây là lời thống
trách với Thiên Chúa. “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao
Ngài ĺa bỏ tôi?” H́nh như có một cái ǵ đó đang đi ngược lại những
trông chờ của Chúa Giêsu. Ngài đă hiểu được điều này. Ngài là người cực
kỳ thông minh. Nh́n sâu vào đó Ngài không khỏi bật cười cho sự khờ khạo
của chính ḿnh. Ta đă nói ǵ với Thiên Chúa vậy?
Thế rồi chỉ trong một
khoảnh khắc, đă có sự chuyển hoá… Ngài thư giăn và thốt lên, “Nước Cha
trị đến. Ư Cha thể hiện.” Ngài thư giản. Đây chính là bước cuối cùng.
Ngài đă chết và đă được phục sinh –trong một tâm thức mới, một sinh thể
mới.
Khi bạn chết trong tâm
thức bạn được sinh vào cơi ư thức. Khi bạn chết trong thể xác bạn được
sinh vào một cái thể xác phổ quát. Khi bạn chết như là bản ngă bạn được
sinh ra như một Thượng Đế, như là Thượng Đế. Khi bạn chết trong cái lănh
địa nhỏ bé của ḿnh, bạn trải rộng ra cùng vạn hữu –chính bạn cũng trở
thành cái vạn hữu đó.
Thế nên cái bước quan
trọng này cần phải được thấu hiểu và tôi xin được lập lại lần nữa: điểm
cuối của tâm cũng là điểm tận cùng của thế giới -bởi v́ Thiền gia nói
rằng thế giới do tâm tạo. B́nh thường, chúng ta nuôi dưỡng cái tâm,
chúng ta củng cố cái tâm, chúng ta làm cho nó trở nên có khả năng, thiện
xảo, hữu hiệu. Đó chính là những ǵ mà chúng ta đang làm trong các
trường học, trường cao đẳng, đại học. Đó là những ǵ mà chúng ta gọi là
giáo dục, học vấn.
Thiền là sự giải trừ
giáo dục, giải trừ học vấn. Nó dạy bạn cách làm thế nào để quẳng bỏ
những ǵ mà bạn đă học được, trở lại là người không c̣n kỷ năng thiện
xảo, trở lại như một đứa trẻ thơ, làm thế nào để bắt đầu hiện hữu trở
lại như kẻ không tâm, ngay tại đây và không mang một cái tâm nào cả.
Tâm mang đến cho ta đủ
loại khổ nạn. Trước tiên: Tâm không bao giờ an trú ở hiện tại, nó luôn
đánh mất hiện tại. Thế nhưng chỉ có hiện tại mới hiện hữu. Cái tâm luôn
an trú ở quá khứ -luôn luôn và luôn luôn ở quá khứ. Hoặc luôn luôn an
trú ở tương lai –luôn luôn và luôn luôn ở tương lai. Cái tâm cứ tiếp tục
nhảy tới nhảy lui từ quá khứ đến tương lai, từ tương lai đến quá khứ. Nó
không bao giờ chịu dừng lại NGAY BÂY GIỜ và TẠI ĐÂY. Tâm chẳng khác ǵ
cái quả lắc của chiếc đồng hồ -nó cứ tiếp tục di chuyển từ cực này sang
cực khác mà không bao giờ chịu đứng yên ở ngay quảng giữa.
Thiền khẳng định rằng ta
phải làm sao loại trừ được chiếc bẩy sập của quá khứ và tương lai này -bởi
v́ cánh cửa chỉ được mở ra trong thời hiện tại, cánh cửa chỉ được mở ra
ngay trong khoảnh khắc này, ngay BÂY GIỜ hoặc là KHÔNG BAO GIỜ. Và cánh
cửa đă được mở ra nhưng đôi mắt của ta cứ mờ mờ nhân ảnh như người đi
đêm. Chúng ta cứ măi nh́n vào quá khứ, chúng ta cứ măi nh́n vào tương
lai trong khi cái hiện tại nằm ở giữa cực kỳ nhỏ bé mà chúng ta không hề
nh́n thấy.
Thiền khẳng định rằng
trừ phi bạn buông bỏ cái tâm, bạn sẽ không bao giờ hoà điệu được với vạn
hữu, bạn sẽ không thể nào rung lên cùng một nhịp đập của vũ trụ. Nếu bạn
không buông bỏ cái tâm, bạn sẽ cứ măi tiếp tục sống trong cái thế giới
riêng tư do bạn tạo ra; bạn không bao giờ sống trong thế giới của thực
tại, bạn vẫn măi hoài u mê –idiotic.
Đó chính là ư nghĩa của
chữ ‘idiot’. Idiot có nghĩa là sống trong cái thế giới riêng tư biệt lập
của ḿnh. Một tên xuẩn động bao giờ cũng sống trong cái thế giới riêng
tư của y. Y có ngôn ngữ riêng. Y có cung cách riêng và tự nhốt ḿnh
trong cái cung cách riêng biệt đó. Y không bao giờ chịu theo cái chung,
cái đă lưu tồn. Y cứ măi tiếp tục phóng chiếu những ư tưởng riêng của
ḿnh. Tâm là tên xuẩn động … cho dù có thông minh đến mức nào, hăy nhớ
như vậy. Tên xuẩn động có thể rất là thông minh, có thể là một nhà
chuyên môn, có thể tích lũy rất nhiều kiến thức, có thể có rất nhiều
bằng cấp -Tiến sĩ, Thạc sĩ, v.v… - nhưng xuẩn động vẫn là xuẩn động.
Chẳng có ǵ khác biệt cả. Tên xuẩn động chỉ có thể trở thành nguy hiểm
hơn.
Trí tuệ không đến từ tâm.
Trí tuệ chỉ phát khởi khi nào tâm đă bị liệng bỏ. Khi tâm bị dẹp qua một
bên, trí tuệ hiện khởi. Tâm như một viên đá tảng chặn đứng suối nguồn
trí tuệ. Tâm luôn luôn là một thứ đồ tồi, ngu xuẩn, thiếu trí tuệ. Hiện
hữu gắn liền với tâm là một hiện hữu thiếu trí tuệ. Hiện hữu vượt ra
ngoài tâm là một hiện hữu trí tuệ. Trí tuệ không hề là phẩm chất của tâm.
Tất cả nỗ lực của thiền
định là đi t́m kiếm cái trí tuệ này –làm thế nào để giải trừ học vấn,
làm thế nào để giải trừ kiến thức, làm thế nào để giải trừ tất cả cái
quá khứ tích lũy của bạn. Một khi đă được tích lũy, nó càng trở nên rất
khó khăn để giải trừ, và mỗi ngày nó lại càng lớn măi thêm ra. Sự chồng
chất cứ tăng dần. Gánh nặng trên lưng bạn cứ tiếp tục tăng trưởng trong
từng khoảnh khắc. Không phải là tuổi tác đă giết chết bạn mà chính là
cái gánh nặng này.
Một người không-tâm sống
vượt ra ngoài cái chết bởi v́ y chết trong từng khoảnh khắc. Y không hề
tóm thu, y không hề nh́n lại đằng sau, y không hề nh́n về phía trước –y
an trú ngay tại đây, y an trú ngay tại đây cùng với tiếng gáy “cúc-cu”
của con chim cu ở ngoài kia. Y an trú ngay tại đây. Cái sinh thể của y
hiện hữu ở ngay khoảnh khắc này. Y tuôn chảy trong từng khoảnh khắc. Y
không hề bị đóng băng, không bị nhốt cứng vào quá khứ. Sự thực, y không
có quá tŕnh và cũng không hề mơ mộng về tương lai. Y sống như là đang
sống.
Thiền cũng khẳng định
một điều rằng tâm có thể hữu dụng cho thế gian nhưng không hề ích lợi ǵ
đối với thực tại rốt ráo. Tâm hữu dụng cho cuộc sống đời thường nhưng
thực tại tuyệt đối th́ không. Thực tại rốt ráo là không thể nghĩ bàn bởi
v́ nó ở dưới và vượt ra ngoài trí tưởng. Bạn chính là cái thực tại rốt
ráo đó th́ làm sao mà bạn suy tưởng về nó được? Trước khi trí tưởng có
mặt bạn đă là nó rồi. Trí tưởng chỉ mới được thêm vào sau này. Khi một
đứa trẻ được sinh ra –nó là một thực tại rốt ráo. Rồi theo thời gian,
trí tưởng xuất hiện dần; nó sẽ bắt đầu tích lũy kiến thức; nó sẽ bắt đầu
viết đủ thứ lên trang sách đời của ḿnh. Và rồi nó sẽ trở thành một
người có kiến thức -biết cái này cái nọ- sẽ được gắn chặt với một cái
danh hiệu nào đó, một bác sĩ, kỹ sư hay giáo sư… Thế nhưng cái giây phút
mới sinh ra đời, nó là một tỉnh thức, mới mẻ, một trang giấy trắng chưa
hề được viết lên chữ nào, ngay cả cái tên của chính ḿnh. Nó không tên
không tuổi và không hề có ư niệm ḿnh là ai.
Đây là sự trong sáng thơ
ngây nguyên thủy, và đó chính là bản thể rốt ráo của chúng ta. Cái bản
thể rốt ráo này hiện hữu trước và sau trí tưởng. Không phải là nó biến
mất khi trí tưởng xuất hiện, nó chỉ bị che mờ -cũng giống như mặt trời
bị bao quanh bởi quá nhiều đám mây, những đám mây đen. Ta tưởng như mặt
trời biến mất. Chúng ta không bao giờ mất cái bản thể rốt ráo của ḿnh,
không thể nào. Đó là ư nghĩa của bản thể rốt ráo –nó không thể bị mất.
Đó là cái bản tánh sâu sắc nhất của chúng ta. Không cách ǵ để mất được
nó. Thế nhưng nó có thể đă bị những đám mây mờ bao phủ. Ngọn lửa có thể
bị khói che và ta tưởng rằng đă mất ngọn lửa. Mặt trời có thể bị mây che
khiến ta có cảm tưởng như đang ở trong đêm đen. T́nh huống là như thế.
Chúng ta hiện hữu trước khi có trí tưởng, đồng thời và sau khi nó biến
mất –chúng ta luôn hiện hữu ở đó. Thế nhưng khi trí tưỏng xuất hiện, quả
là điều khó khăn để biết rằng ta là ai, cái ư thức này đích xác là ǵ.
Trí tưởng đă làm cho phân tâm, một loạn động.
Chỉ khi nào trí tưởng
không c̣n có mặt ở đó ta mới có thể nối lại mối liên lạc với cái bản thể
rốt ráo này. C̣n nếu như chúng ta cứ suy nghĩ về nó, chúng ta cứ việc
suy nghĩ suốt đời nó vẫn tránh né trí tưởng. Nó vẫn tiếp tục t́m cách
tuột ra ngoài. Rồi khi thấy rằng suy nghĩ măi cũng chẳng dẫn đi đến đâu,
nó tự động ngưng lại.Nếu một người cứ tiếp tục suy nghĩ cho đến tận cùng,
trạng thái ngưng suy tưởng sẽ tự động xuất hiện. Sự chấm dứt suy tưởng
sẽ đến một cách rốt ráo và tự nhiên –đó là những ǵ mà Thiền đề xuất.
Phương pháp của Thiền
được gọi là công án. Đây là một phương pháp rất đặc biệt, một công hiến
lớn lao nhất của Thiền cho thế gian này. Công án là một phương pháp đặc
biệt của Thiền cũng giống như những phương pháp khác của các trường phái
khác -cụ thể như, thiền minh sát, tuệ giác, đều là những phương pháp của
Đức Phật mà Ngài đă cống hiến cho thế gian -sự chú tâm cao độ.
Jalaluddin, môt bậc thánh của giáo phái Sufi, cũng đă cống hiến một
phương pháp khác -sự thẩm thấu, ḥa nhập vào Thượng Đế, đánh mất giác
quan cuả một sinh thể. Sufi cũng c̣n nhiều phương pháp khác –jikra
chẳng hạn, sụ nhớ tưởng đến danh hiệu của Thượng Đế hay là quay về, xoáy
vào. Những phương pháp này rất giống với tư thế Patanjali của
yoga -một cống hiến đặc biệt khác. Tất cả những tôn giáo lớn đều có
những cống hiến cách này hay cách khác.
Cống hiến đặc biệt của
Thiền là công án. Công án là một loại câu đố bí hiểm, một loại câu đố
rất đặc biệt -một loại câu đố mà xem chừng như không thể nào giải đáp
được, đặc biệt là giải đáp theo cách thức thông thường. Bạn cứ việc
tiếp tục suy nghĩ. Bạn cứ vẫn phải suy nghĩ, đào sâu, và không ngừng
quán tưởng về nó.
Hăy lấy một thí dụ, một
thiền sinh nhận được một công án là quán tưởng về tiếng vỗ của một bàn
tay. Nhưng một bàn tay th́ không thể nào vỗ được -thế là ngay từ khởi
thủy, lời giải xem như đă bị chặn lại, đă bị bác khước. Một bàn tay
không thể nào gây ra tiếng vỗ. Muốn vỗ phải cần tối thiểu hai bàn tay.
Vỗ có nghĩa là hai cái chạm vào nhau, nó cần một sự xung đột, nó không
thể nào xảy ra với chỉ một bàn tay.
Câu đố, như thế, đă đưa
ra một vấn đề không thể giải quyết. Đây không phải là loại câu đố thông
thường mà người ta chỉ cần bỏ thời gian ra suy nghĩ là có thể t́m ra lời
giải đáp, không phải như vậy. Lời giải đáp không hề hiện hữu. Nó đă bị
phủ định ngay từ lúc ban đầu. Một công án thường được kết cấu theo cách
thức như thế để cho tâm của bạn không có cách ǵ nghĩ về nó được. Thế
nhưng bạn bị buộc phải suy nghĩ về nó.
Thế là thiền sinh cứ
phải ngồi thiền và tiếp tục suy nghĩ. Y chỉ có một việc duy nhất là suy
nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ. Tháng này tiếp nối tháng kia và y bắt đầu
khùng lên thấy rơ -tiếng vỗ của một bàn tay? Thế rồi y mang đến tŕnh
Thầy không biết bao nhiêu là kiến giải và chắc chắn là sẽ bị ông Thầy
cho ăn đ̣n. Điều này cũng khá đặc biệt trong Thiền. Với tâm từ lớn lao,
ông Thầy thấy rằng nếu đánh mà có thể giúp được cho học tṛ là ông cũng
đánh ngay. Nếu ông Thầy cảm thấy cần đá, ông ta cũng sẽ sẵn sàng đá liền.
Hoặc giả nếu ông Thầy thấy cần phải liệng người học tṛ qua khỏi cửa sổ,
ông cũng không ngần ngại làm chuyện đó. Ông ta sẽ làm tất cả mọi chuyện
mà ông nghĩ là có thể giúp cho người học tṛ đạt ngộ. Những hành động
của ông thường là không hề chuẩn bị trước –ông ta nh́n suốt vào người
học tṛ và bất cứ chuyện ǵ xảy ra trong tâm thức của y, ngay trong
khoảnh khắc đó, ông liền ra tay tức thời. Thái độ của ông Thầy tuyệt đối
sẽ không bao giờ biết trước.
Một vị Thiền sư thường
rất khó đoán trước việc ông ta sẽ ứng xử ra sao. Nếu bạn đến với một ông
swami Ấn giáo, bạn có thể dự đoán được những ǵ xảy ra. Nếu bạn nêu một
câu hỏi, bạn cũng có thể đoán biết được phần nào câu trả lời. Ông ta sẽ
trích dẫn kinh Vệ Đà, Upanishads, chẳng khác ǵ một con vẹt. Bạn có thể
biết trước được câu trả lời của ông ta. Với một vị Thiền sư th́ không
như thế. Nếu bạn đến với một vị Thiền sư bạn sẽ không bao giờ biết trước
được chuyện ǵ sẽ xảy đến. Không ai có thể biết trước được. Ngay cả sau
hàng ngàn năm, họ cũng vẫn có cái thái độ đột xuất đó cho nên không có
ǵ có thể nói trước được về chuyện họ sẽ phản ứng như thế nào trước câu
hỏi, câu trả lời của bạn. Môn đồ th́ thường đưa ra rất nhiều kiến giải.
Nhưng những kiến giải của họ cũng chỉ thuộc loại b́nh thường -bởi v́ hầu
như không thể có lời giải đáp cho một công án. Thế nên thỉnh thoảng ngay
cả khi chưa kịp nghe những kiến giải mà môn sinh mang lại, ông Thầy đă
tặng cho học tṛ một trận đ̣n.
Có một lần xảy ra… Một
anh môn sinh đến gặp Thầy. Trong suốt ba tháng qua mỗi ngày anh ta đều
mang đến tŕnh Thầy một vài kiến giải về công án. Hôm nay anh ta mang
đến Thầy lời giải đáp rằng anh ta sẽ đập tay ḿnh vào bức tường. Dĩ
nhiên đây cũng không thể là lời giải đáp. Anh ta cũng vẫn cần đến hai –bàn
tay và bức tường- tuy rằng không phải là hai bàn tay nhưng đây cũng
không phải là trọng điểm của công án. Và anh ta lại bị ăn đ̣n.
Câu chuyện cứ tiếp tục
như thế… Mỗi ngày anh ta đều tŕnh lên Thầy một kiến giải mới, cách này
hay cách khác. Lần nào anh ta cũng tưởng là kiến giải này sẽ là lời giải
đáp, nhưng không. Ba tháng lại tiếp tục trôi qua và lần này anh ta đến
gặp Thầy, hoàn toàn im lặng không nói một lời nào cả. Lần này ông Thầy
lại tặng cho anh một cái tát đích đáng. Anh ta ngạc nhiên: “Bạch Thầy,
con chưa nói ǵ cả mà!” Vị Thầy trả lời: “Như vậy sẽ muộn rồi. Nếu ngươi
nói cái ǵ đó, nó sẽ muộn quá rồi.”
Ngày hôm đó, có một cái
ǵ đó đă xảy ra cho người môn sinh. Anh ta đă không hề nói ǵ cả. Trước
đây, mỗi ngày anh ta đều đă nói một cái ǵ đó và dĩ nhiên, bị đánh –đây
là điều hợp lư. Bởi v́ anh ta đă nghĩ rằng bất cứ điều ǵ ḿnh nói ra
đều sai lầm cả, thế nên mới bị ông Thầy đánh. Bây giờ th́ cái lư do đó
không c̣n nữa. Anh ta đă không nói một lời nào -tức là không c̣n sợ bị
sai lầm- nhưng lần này vẫn cứ bị ông Thầy đánh, coi bộ c̣n nặng hơn.
Thật là hoàn toàn vô lư, tuyệt đối vô lư. Bây giờ th́ tâm của anh ta
không thể nào đương đầu nổi nữa.
Khi cái tâm không c̣n
đương đầu nổi với một cái ǵ đó, nó buông xuôi. Khi cái tâm cho thấy là
bất lực về một vấn đề ǵ đó, nó buông xuôi.
Công án là câu đố bí
hiểm không lời giải đáp -thế nhưng bạn bị buộc phải quán tưởng về nó.
Bạn phải vật lộn với nó trong một thời gian –sáu giờ, tám giờ, mười giờ,
mươi hai giờ, có khi mười tám giờ- người môn sinh chỉ ngồi đó nghiền
ngẫm, nh́n vấn nạn trên mọi góc cạnh, mọi khả năng; cố gắng t́m cách
nhập vào bằng ngỏ này hay ngỏ khác. Từ mọi hướng nh́n, thông qua các
chiều kích khác nhau, y cố gắng giải quyết cái vấn nạn, t́m kiếm lời
giải đáp. Y đến tŕnh Thầy, và rồi bị quăng ngược trở lại với chính ḿnh…
Cái ǵ sẽ xảy ra?
Ngày qua ngày, những lời
giải của y sẽ cạn kiệt dần. Tất cả những ǵ có thể là đáp số y đều đă
nghĩ qua. Bây giờ có vẻ như không c̣n một lời giải đáp nào nữa, không
c̣n một nơi nào để đi đến nữa. Vào cái ngày đó, y nh́n vào cái bài toán
bí hiểm và chẳng c̣n thấy một ư tưởng nào khơi dậy ở trong đầu. Đây
chính là lằn mức –khi bạn đang nh́n vào công án và không c̣n một ư tưởng
nào trổi dậy. Và khi không c̣n một ư tưởng nào khởi dậy bạn có thể nh́n
xuyên suốt vào công án –đó chính là sự phi lư.
Vâng, đúng thế. Trước
đây rất nhiều lần bạn cũng đă có cảm giác rằng đó là sự phi lư -thật ra,
bạn đă biết hai năm rơ mười rằng đó là chuyện phi lư, rằng nó không thể
nào có được lời giải đáp- nhưng đó là cái biết đến từ tâm bạn, không
phải từ tuệ giác. Đó là giải đáp của tâm bạn –rằng, nó không thể nào
giải quyết được, tại sao lại phải bận tâm? Hăy quẳng nó đi. Hăy quên nó
đi. Nó sẽ không bao giờ được giải quyết. Nhưng đây cũng là chuyện của
tâm. Cho đến một ngày, khi cái tâm không c̣n ǵ để lên tiếng, khi nó
ngưng hoạt động v́ mọi nguồn mạch hoàn toàn cạn kiệt, khi nó mất đi tất
cả những sở trường chuyên môn, tất cả những hiệu năng của nó, khi mà tất
cả những ǵ là thông minh của nó cho thấy chỉ là vô dụng, lúc đó cái tâm
biến mất. Trong cái lỗ hổng đó… tuệ giác. Trong cái lỗ hổng đó bạn nh́n
xuyên suốt vấn đề, bạn chứng nghiệm lần đầu tiên. Trong cái lỗ hổng đó,
suy nghĩ không c̣n có mặt nhưng tuệ giác xuất hiện –đó chính là điểm
thăng hoa.
Khi suy tưởng ngừng và
tuệ giác xuất hiện, khi ư tưởng biến mất và mọi sự trở nên trong suốt là
lúc bạn có thể thấy được chân lư không phải là một cái ǵ đó có thể nghĩ
bàn, chân lư phải được nh́n thấy. Đó là lư do tại sao chúng ta gọi những
người đạt đến chân lư là những kẻ giác ngộ -không phải là những nhà tư
duy. Họ đă được thấy vấn đề. Họ đă nh́n xuyên suốt vào đó chứ không phải
là suy nghĩ về nó -họ không phải là những đại triết gia, những nhà luận
lư. Họ là những người không tâm, họ vượt ra ngoài tâm. Họ nh́n một cách
trực tiếp. Không có một ư tưởng nào chen lẩn giữa họ và thực tại. Thực
tại là ǵ, nó sẽ được phơi bày ra y như thế, như thị. Tâm của họ không
c̣n ở đó để thực hiện chức năng thông qua tư duy. Tâm sẽ không c̣n gợn
lên những làn sóng lăn tăn mà là một tấm gương trong suốt. Nó chỉ đơn
thuần phản chiếu; dội lại nguyên dạng những ǵ được soi.
Nếu một người c̣n có một
cái ǵ đó để suy tưởng th́ chưa phải là một kết thúc đích thực. Nếu bạn
nghĩ rằng vẫn c̣n lại một cái ǵ đó để nghĩ đến th́ đây không phải là
điểm cuối thực sự, tâm vẫn sẽ không chịu bỏ đi. Bạn không thể làm công
việc đó một cách cố ư; bạn không thể nói rằng, “OK, nếu không c̣n ǵ để
có thể suy nghĩ nữa tôi sẽ để tâm của tôi qua một bên và sẽ cố gắng để
nh́n.” Bạn không thể nào làm được như vậy. Cái tâm vẫn c̣n ở đó. Điều
này phải để cho tâm tự làm lấy và bất cứ cái ǵ do tâm thực hiện chỉ
củng cố nó thêm. Nếu bạn vẫn c̣n một cái ǵ đó để suy nghĩ, nếu bạn nghĩ
rằng tâm của bạn vẫn c̣n cho bạn những lời giải đáp, và ngay cả một niềm
tin mỏng manh c̣n sót lại trong tâm, th́ đấy vẫn chưa là điểm tận cùng
thực sự.
Khi một người đi đến
điểm tận cùng thực sự, suy tưởng chấm dứt và tuệ giác bắt đầu. Trong tuệ
giác này là cả một cuộc cách mạng, một sự thay đổi đến tận gốc rễ, là sự
đột biến, một sự tỉnh thức.
Cũng giống như khi bạn
dùng một cái khoan máy. Bạn có thể hỏi những anh bạn thợ mộc của chúng
ta ở đây –Asheesh, Christos, Siddhesh. Thiền gia ví von việc hành thiền
cũng chẳng khác ǵ dùng cái khoan. Bao lâu mà bạn c̣n khoan được th́ có
nghĩa là chưa đến điểm tận cùng. Khi nào không c̣n gặp phản ứng, khi bạn
không c̣n ǵ để khoan nữa –nó kêu zzzzzzzz- th́ đó mới là tới mức. Tôi
không phải là thợ mộc nhưng tôi biết nó đă đi xuyên sâu vào trong như
thế nào. Tôi chưa hề dùng cái khoan nhưng đây là là cách mà mũi khoan đi
sâu vào trong. Và đột nhiên cái khoan không c̣n gặp sức đối kháng. Thế
là không c̣n ǵ để khoan nữa. Tư duy trở nên bất lực.
Khi bạn không c̣n khoan
được nữa, có nghĩa là đă tới điểm tận cùng; khi bạn không thể suy tưởng
được nữa, điểm cuối đă đạt đến. Lúc đó sẽ không c̣n lời, không c̣n ư
tưởng, không c̣n h́nh ảnh, không c̣n ǵ cả, chỉ là tánh không. Bạn đă
đến điểm tận cùng của tâm, hay cũng có thể gọi là điểm tận cùng của thế
giới. Bạn sẽ đi ngang qua tấm bảng ở đấy có hàng chữ: “Đây là điểm tận
cùng của thế giới” –nhưng tới chỗ đó rồi bạn chớ vội bỏ chạy. C̣n có
phía bên kia của nó nữa.
Cái phía bên kia mới là
thực. Cái phía tận cùng thế giới ở bên này là ảo. Khởi đầu Thượng Đế là
thực. Tận cùng thế giới chỉ có nghĩa là giai đoạn bệnh hoạn kết thúc; ở
phía bên kia lành mạnh bắt đầu. Đây là lần đầu tiên bạn khỏe mạnh thực
sự, là một tổng thể, thánh thiện.
Thế nên đừng bỏ chạy.
Đây là một kinh nghiệm kinh hoàng. Khi cái mũi khoan của tâm không c̣n
khoan được nữa th́ quả là một mối kinh hoàng. Từ lâu bạn đă quá gắn bó
với tâm đến độ bạn nghĩ rằng tâm với bạn là một. Thế nên bây giờ cái tâm
không c̣n làm việc nữa, không thể hoạt động nữa, bạn cảm thấy như mất
mát cái ǵ –“Phải chăng ta đă khùng rồi hay cũng gần như thế?”
Vâng, nó gần giống như
khùng. Tôi nói ‘giống như khùng’ thế nhưng nó không tương tự, không
giống y hệt như khùng. Khi khùng, tâm vẫn tiếp tục làm việc. Thật ra,
khi khùng tâm c̣n hoạt động hơn mức b́nh thường –nó làm việc không ngưng
nghỉ trong suốt hai mươi bốn tiếng. Nó bắt đầu hoạt động một cách nghịch
lư. Nó trở nên khác thường. Nó không c̣n ở trong ṿng luận lư, lư trí,
ngay cả không theo những ǵ mà người ta gọi là hợp lư. Cái tâm đó như
tỏa ra khắp mọi hướng; nó trở nên mâu thuẫn, nó mất hết tất cả những mối
liên hệ với thực tại –nhưng nó vẫn thực hiện chức năng của ḿnh. Hăy để
ư điểm này: người khùng có cái tâm phong phú hơn là của bạn. Thế nên bạn
sống với tâm ḿnh quá mức, một ngày nào đó bạn cũng sẽ phát khùng. Người
khùng chỉ đứng ở trước bạn một tí trong cái hàng người sắp hàng nối
đuôi đó. Họ đă dùng đến cái tâm quá nhiều hơn là bạn. Họ đă sử dụng nó
tối đa cho nên mới phát khùng. Họ là những người có cái tâm cực kỳ phong
phú.
Khi đại ngộ xảy ra hay
là khi mũi khoan tâm dừng lại không c̣n hoạt động nữa, ngay khoảnh khắc
đó có thể là bạn có cảm giác ḿnh đang phát khùng; nhưng thực ra sẽ
không bao giờ có chuyện như vậy bởi v́ khi bạn c̣n mang một cái tâm th́
mới có chuyện phát khùng. Bây giờ không c̣n tâm nữa th́ làm sao bạn có
thể khùng được? Vâng, ngay trong khoảnh khắc đó ư tưởng bị phát khùng có
thể đến với bạn –cũng dễ hiểu thôi, bởi v́ bạn sống gắn bó với cái tâm
trong một khoảng thời gian dài, bây giờ bỗng dưng nó ngưng hoạt động.
Bạn sẽ rơi hụt hẩng vào một khoảng trống không. Khoảng trống không này
rất là kinh khiếp. Nó giống như cái chết. Tự dưng bạn biến mất, mất hết
mọi ư niệm về gốc nguồn. Một sự tê liệt hoàn toàn –trong khoảnh khắc đó.
Đây chính là trọng điểm
mà bạn cần một vị Thầy để đẩy bạn vượt qua. Nếu ông ta cảm thấy cần đá,
ông ta sẽ đá. Nếu ông ta cảm thấy cần đánh, ông ta sẽ đánh. Nếu cần ôm
hôn bạn, ông ta sẽ ôm hôn. Không ai biết trước được. Ngay cả chính vị
Thầy cũng không biết được một cách chính xác cái ǵ cần thiết cho cái
khoảnh khắc đó. Chính cái khoảnh khắc đó sẽ quyết định. Rồi chỉ với một
cử chỉ nhỏ thế là bạn được đẩy qua bờ. Bạn đă thực hiện bước đầu tiên và
cũng là bước cuối. Và một khi bạn đă thực hiện bước nhảy này, thấy rơ
được bờ bên kia của hiện tượng và đọc được phía bên kia của tấm bảng,
tại khởi điểm này là bắt đầu Thượng Đế. Bạn an lạc. Không c̣n một vấn
nạn nào.
Mọi vấn nạn đă rời xa.
Thật ra, những đầu mối của tất cả mọi vấn nạn –cái tâm của bạn- đă rời
xa. Bạn bắt đầu khởi sự sống một đời sống không vướng mắc hệ lụy. Bạn
bắt đầu được sống lần đầu tiên.
Tuy nhiên nếu bạn c̣n
t́m kiếm Thượng Đế, hay Phật, hay Chúa Giêsu hay bất cứ cái ǵ khác th́
như vậy bạn vẫn chưa đến được điểm cuối, hăy nhớ như vậy. Nếu bạn đă tới
được điểm này rồi bỗng dưng bạn thấy Chúa Giêsu đứng trước mặt ḿnh ban
rải ḷng từ và yêu thương của Ngài đến bạn, th́ có nghĩa là bạn vẫn chưa
đến được điểm cuối cùng thực sự. Tâm của bạn vẫn c̣n cố gạt gẫm bạn một
lần cuối cùng. Hoặc giả bạn trông thấy Krishna với cái ống sáo quen
thuộc đang tấu lên một bản nhạc tuyệt vời… Đây vẫn là những nỗ lực cuối
cùng của tâm nhằm cám dỗ, đánh lạc hưóng bạn. Hoặc giả bạn trông thấy
Thiên Chúa đang ngự trên chiếc ngai vàng, chung quanh là những thiên
thần, thế là bạn lạc lối rồi. Đây vẫn chưa là điểm cuối thực sự.
Đây cũng vẫn là những
phóng chiếu của ư tưởng. Bạn phải hiểu rơ điều này bởi v́ Thiền không
dung thứ những chuyện như vậy. Bởi v́ nếu bạn c̣n có một cái ǵ đó để
thấy, có nghĩa là bạn vẫn c̣n đối tượng để nhắm đến, và như vậy bạn vẫn
chưa đến đích thật sự. Vẫn c̣n một cái ǵ đó để bạn tiếp tục khoan.
Đó là lư do tại sao mà
Huệ Năng, một vị đại Thiền sư từng nói rằng, “Trên hành tŕnh của bạn,
nếu gặp Phật, hăy giết Phật ngay lập tức. Nếu gặp Tổ, Bồ Đề Đạt Ma, bạn
phải giết Tổ ngay lập tức.” –Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ.
Không nên có sự khoan
dung nào. Cứ tiếp tục khoan tới. Khoan luôn cả Phật. Trừ phi bạn đạt đến
tánh không, vẫn cứ phải tiếp tục khoan.
Ở cái đất nước này, đây
là điều vô cùng khó khăn bởi v́ đất nước này đă từng đạt đến điểm này
không biết bao nhiêu lần nhưng rồi vẫn bị kẹt cứng ở đó. Chỉ có một ḿnh
Đức Phật là người đă đi được bước đầu tiên và là bước cuối cùng -chẳng
có ai đi đến được điểm cuối ngoại trừ một người. Người ta dừng lại khi
thấy Thượng Đế đứng ở đó tuyệt vời biết bao… Quá đổi tuyệt vời! Đâu có
ân sủng nào bằng khi được thấy Thượng Đế ban răi thánh sủng khắp nơi hay
thấy kundalini khởi hiện. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, quá đổi tuyệt
vời, bạn chưa hề trăi qua những ǵ như thế trước dây. Hoặc giả ánh sáng
đang tràn ngập trong bạn, luồng ánh sáng vô tận như có hàng ngàn mặt
trời đang chiếu soi cùng một lúc. Những luồng ánh sáng thật huy hoàng,
thật chói lọi, thật khó tưởng tượng nổi. Hoặc giả bạn trông thấy đoá sen,
một đoá sen ngàn cánh đang nở ra trong huyệt sahastrar của bạn,
trong đầu bạn. Bạn như được chuyển nhập vào một thế giới khác.
Nhưng Thiền bảo rằng bạn
cứ vẫn phải tiếp tục khoan. Kudalini khai mở, chưa phải là điểm cuối.
Bạn trông thấy ánh sáng, chưa phải là điểm cuối. Đoá sen mở ra, chưa
phải là điểm cuối. Vẫn cứ phải tiếp tục khoan. Cho đến khi nào không c̣n
ǵ để khoan. Những kinh nghiệm vừa qua là một trở ngại bởi v́ những kinh
nghiệm đó chỉ là những tṛ chơi do tâm tạo. Mà tâm th́ cực kỳ thông minh
thế nên nếu nó thấy bạn đang t́m kiếm Thượng Đế, nó cung cấp Thượng Đế.
Đó là luật cung cầu. Nếu thấy bạn đang mê đắm Krishna, tâm sẽ mang
Krishna đến. Tâm sẽ bảo bạn, “OK. Này đây là Krishna. Hăy giữ lấy.” Thế
nên chớ vội dừng lại, bằng không bạn sẽ không bao giờ đi được đến đích
cuối cùng -bạn lại đánh mất ḿnh trong Krishna lần nữa.
Bởi v́ không sớm th́
muộn Krishna cũng sẽ ra đi. Khi cái tâm dừng lại, Krishna sẽ không c̣n.
Vấn đề có thể xảy ra như thế này: Bạn trông thấy Krishna với cái ống sáo
quen thuộc đang cất tiếng hát cùng với một đàn thiên nữ xinh đẹp tuyệt
trần đang nhảy múa chung quanh Ngài, những gopis -thế rồi sớm
muộn ǵ bạn cũng sẽ quên luôn Krishna và phải ḷng một cô thiên nữ
gopi xinh xắn nào đó. Thế là bạn lại trở lại thế gian. Bạn lại trở
về nhà.
Cái tâm rất thông minh
lém lỉnh nên khi nó đối diện với một vấn đề sinh tử của chính nó –khi
bạn nhập thiền, đó là vấn đề sinh tử của nó- cái tâm sẽ cố gắng t́m mọi
cách để tự bảo vệ ḿnh. Đó là vấn đề sống c̣n. Cho nên đừng bao giờ lắng
nghe nó.
Ngài Huệ Năng dạy rằng,
“Các ngươi thường được dạy là hăy quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng,
nhưng ta bảo các ngươi rằng phải tự quy y chính ḿnh.” Nếu bạn quy y
Phật thế rồi Phật sẽ khởi hiện ra như một đoá hoa sen -thật tuyệt vời,
thật cực kỳ tươi đẹp, thật thanh thoát, thật thánh thiện- và ngài Huệ
Năng bảo, “Hăy giết ông ta ngay lập tức.” Không nên chậm trễ một phút
giây nào cả bởi v́ Huệ Năng lo rằng bạn có thể sẽ lạc lối. Hăy tiêu diệt
ông ta. Hăy từ biệt ông ta ngay tức khắc. Hăy nói rằng, “Rất cảm ơn,
nhưng làm ơn đừng cản lối tôi.” “Đừng quy y Phật,” đó là câu nói của
ngài Huệ Năng, một đệ tử của Phật gia. “Đừng quy y Pháp, dharma. Đừng
quy y Tăng, sangha. Ta bảo các ngươi rằng, hăy quy y chính ḿnh.”
Khi bạn được bỏ lại trơ
trọi một ḿnh, hoàn toàn một ḿnh, bạn sẽ đến bến bờ. Một khi c̣n một
cái ǵ khác, có nghĩa là vẫn c̣n đối tượng, như vậy bạn sẽ không bao
giờ đạt đến. Bạn vẫn c̣n ở trong nhị nguyên. Nó vẫn t́m một cách thế mới
mẻ để sinh tồn. Khi chỉ c̣n lại một, lúc đó bạn sẽ đến bến bờ -thế nên
hăy quy y chính ḿnh.
Ngài Huệ Năng dạy tiếp,
“Lời khuyên của ta với các ngươi là, vô tác, yên nghĩ. Ngay cả cái lăo
mắt xanh man di mọi rợ Bồ Đề Đạt Ma kia có đến đây, ông ta cũng dạy các
ngươi chừng đó chuyện -vô tác. Mặc y phục, ăn uống, đi cầu –như thế.
Không chết, nên không sợ hăi, bởi v́ có ai đâu mà chết. Không đầu thai
luân hồi, nên không sợ hăi, bởi v́ có ai đâu mà đầu thai luân hồi. Luôn
luôn ở tại đây. Không có chốn nào để đến.”
Khi ngài Huệ Năng sắp
viên tịch, có người hỏi, “Bạch Thầy, Thầy sắp đi đến đâu?” Ngài Huệ Năng
mở mắt, bảo: “Sao lại có một câu hỏi đần độn như thế? Người ta đi chỗ
nào? Không có chốn nào để đến cả. Người ta chỉ có một chỗ là NƠI ĐÂY –
BÂY GIỜ.”
Bạn có nh́n thấy cái
phẩm chất của ư thức này không? Bạn luôn luôn BÂY GIỜ và Ở ĐÂY, bạn
không thể nào là LÚC ẤY và Ở ĐÓ được. Làm thế nào mà bạn có thể hiện hữu
lúc ấy và ở đó? Khi cái ngày mai kia đến, nó luôn luôn đến như là ngày
hôm nay; nó không bao giờ đến như là một ngày mai. Khi nó trôi qua người
ta gọi đó là ngày hôm qua, khi nó chưa đến, người ta gọi đó là ngày mai,
thế nhưng bất cứ lúc nào nó có mặt cũng vẫn là ngày hôm nay và bạn chỉ
có thể hiện hữu trong ngày hôm nay. Bạn không thể có mặt vào ngày hôm
qua –nó không hiện hữu. Bạn cũng không thể có mặt ở ngày mai –nó chưa
đến. Bạn luôn luôn BÂY GIỜ và Ở ĐÂY. Bạn có để ư đến cái ư niệm này
không? Bạn không thể ở bất cứ nơi nào khác được. Như ngài Huệ Năng đă
nói, “Ta có thể đi đâu bây giờ? Trước tiên, không có chốn nào để đến cả
và cũng không có ai để đi đến bất cứ nơi đâu. Ta đă là một với tất cả.
Không có cái chết để phải sợ, không có luân hồi để phải kinh hăi, không
có niết bàn để vươn tới, không có ai giác ngộ để đạt đến. Cố gắng để
sống một cách b́nh thường, và vô tác.”
Đó là cách tiếp cận của
Thiền: Không có ǵ ở đó để hoàn tất. Không có ǵ để làm. Ta cứ là ta.
Yên nghỉ, sống b́nh thường, sống tự nhiên. Đói th́ ăn, mệt th́ ngủ, cần
th́ bài tiết.
Thiền là cách sống tự
nhiên. “Sống tự nhiên là hợp đạo. Hăy để tâm thong dong tự tại. Không
niệm ác, không niệm thiện. Không bám víu vào bất cứ cái ǵ. Đó là đạo.”
Như vậy là đủ. “Không
bám víu vào bất cứ cái ǵ.” Bên ngoài cũng như bên trong, phải luôn ghi
nhớ như vậy. “Không bám víu vào bất cứ cái ǵ.” Có lúc bạn bám vào tiền,
vào chồng, vào vợ, và có lúc trong nội tâm bạn bắt đầu bám vào Krishna,
vào Christ,…-bạn cứ không ngừng bám víu. “Không bám víu vào bất cứ cái
ǵ.” Chỉ như vậy bạn mới có thể đạt tới điểm tận cùng của thế giới. Tận
cùng cũng là bắt đầu và hỗn mang là sáng tạo.
Một vị Thiền sư khác,
Hoàng Chiến, có nói, “Tại đây, ngay chỗ này, ta không có chân lư nào để
truyền dạy các ngươi. Công việc của ta chỉ là làm nhẹ bớt gánh nặng của
cái chết đang đeo cứng trên lưng các ngươi. Sứ mệnh của ta là hủy diệt
tất cả những ǵ đă trói buộc và biến các ngươi thành tên nô lệ, nhiệm vụ
của ta là giết chết bất cứ cái ǵ và bất cứ ai đang đứng chặn giữa các
ngươi và chính ḿnh.”
Thiền giả như thế là
những người thực sự có phẩm chất khác biệt. Những phát biểu kiểu này bạn
không thể t́m thấy ở bất cứ nơi đâu -những cách nói nổi loạn, những phát
biểu như thế nó bốc lửa, rực rỡ và sống động làm sao. Cả ngàn năm đă
trôi qua, Huệ Năng vẫn c̣n mang vóc dáng của một người nổi loạn. Bạn
không thể tạo dựng nên một truyền thống từ ngài. Thiền là một tôn giáo
đă không bị biến thành một truyền thống -bản chất của nó là không thể.
Nó không cho phép bất cứ cái ǵ trở nên ổn cố, kể cả một ông Phật ở
trong bạn. Nó cũng không hề nói đến chân lư. Nó tuyên bố, “Tại đây, ngay
chỗ này, ta không có chân lư nào để truyền dạy các ngươi. Ta lấy đi tất
cả các thứ.” Và khi không c̣n lại bất cứ cái ǵ, đó là chân lư –khi bạn
bị bóc trần, hoàn toàn trần trụi. Khi không c̣n ǵ lại ở bạn, chỉ là một
sinh thể tinh khôi, đó là chân lư.
Vâng, ông Hoàng Chiến
này đă nói rất đúng -“Tại đây, ngay chỗ này, ta không có chân lư nào để
truyền dạy các ngươi.” Và đó cũng là những ǵ mà tôi đang làm ở đây. Tại
đây, ngay chỗ này, tôi cũng không ban phát cho bạn bất cứ thứ chân lư
nào, tôi chỉ lấy đi những dối trá ở trong bạn -những dối trá mà bạn đă
tích tụ từ hằng bao thế kỷ, những nhăn quan sai lầm, những ư niệm phi lư.
Tôi sẽ lấy chúng ra từ từ. Tôi chỉ lấy đi của bạn mà không hề cho bạn
cái ǵ cả. Khi bạn đă buông bỏ tất cả các thứ và không c̣n bám víu vào
bất cứ cái ǵ, bỗng dưng nó hiện ra. Nó vẫn luôn có mặt ở đó, nhưng măi
đến bây giờ đôi mắt của bạn mới được mở ra hoàn toàn.
Thiền, khi diệt cái tâm,
cũng diệt luôn cái ngă của bạn -bởi v́ đây chỉ là hai tên gọi khác nhau
của cùng một thứ.
Bây giờ hăy lắng nghe
câu chuyện của Suzuki viết về Ryokan, một vị đại Thiền sư.
Ryokan đă dùng phép
ám tỷ trong một bài thơ nói về một bụi tre trồng chung quanh thảo am của
ông, với rất nhiều nụ măng đă mọc lên ở đó. Ngoài chuyện thực phẩm, ông
đặc biệt rất thích chúng ở chỗ chúng mọc thẳng, và xanh tươi quanh năm.
Rễ của chúng bám chặt vào đất và thân rỗng, một biểu tượng của tánh
không.
Thiền gia luôn luôn ưa
thích cây tre. Có thể nói rằng cây tre là một biểu tượng của họ. Lư do
tại sao? Bởi v́ nó xanh tươi quanh năm, xanh suốt bốn mùa –mùa mưa đến,
rồi mùa hạ, rồi mùa đông, nó vẫn cứ xanh. Không có ǵ làm nó thay đổi.
Nó sống như là vĩnh cữu. Màu xanh của tre mang ư nghĩa của tươi mát, trẻ
trung, lộng lẫy, sống động. Có vẻ như nó không mang sức nặng của cái
chết.
Thứ hai nữa, rễ của
chúng bám rất chặt vào đất, nó đứng vững vàng trên mặt đất. Đây là một
điểm rất có ư nghĩa cần phải lưu ư. Con người cần phải bám vững trên mặt
đất. Chúng ta đang sống trên trái đất này, chúng ta thuộc về trái đất và
là sản phẩm của trái đất. Chúng ta cần phải bám vững trên mặt đất này.
Thế nhưng có rất ít người như vậy; họ như là những thân cây bị trốc rễ.
Và một đ́ều đặc biệt là, chính những cái gọi là tôn giáo của bạn đă làm
cho bạn bị bật gốc. Bạn bắt đầu sống ở trên trời cao, ở một cơi thiên
đàng nào đó, và quên bẳng đi cái trái đất này. Mà thật ra, không phải
chỉ quên, bạn c̣n được dạy để chống lại nó. Bạn lên án nó. Như vậy làm
thế nào bạn có thể bám chân trên mặt đất trong khi không ngừng lên án nó?
Thiền rao truyền những
hiểu biết vững chắc về thế gian. Nó không hề chống lại thế gian, nó vượt
ra ngoài cơi thế -hăy nhớ điều này. Nó không hề mang đến cho bạn một thứ
tôn giáo phi thế gian, nó dạy bạn một tôn giáo rất thế gian thế nhưng
cũng rất không thế gian. Nó bảo bạn: cứ sống trong thế gian này nhưng
không để bị cột chặt vào đó. Nó không hề bảo bạn: hăy ĺa bỏ thế gian.
Đó cũng chính là quan
điểm của tôi, thế nên tôi rất tâm đắc với Thiền. Chúng tôi rung động
cùng chung một tần số.
Cây tre bám rất chặt vào
đất. Nó vươn cao lên bầu trời. Nó vươn cao hết mức. Tre
chỉ là một loại cây gầy guộc nhưng nó đánh bại rất nhiều loại cây khác.
Nó vượt lên rất cao. Nó chuyển động trong gió bảo mà không một chút sợ
hăi v́ đă bám chặt vào đất. Nó cất lên hàng ngàn lời ca trong trời cao
nhưng không làm phiền ḷng mặt đất. Nó có cánh nhưng mà cũng có rễ.
Và một
điểm thứ ba có ư nghĩa hơn cả là: Nó rỗng không ở bên trong. Đó là điều
mà con người nên như thế. Bám chặt trên mặt đất, luôn xanh tươi, trẻ
trung, tươi mát, sống động, rung động, tuôn chảy cùng với năng lượng,
nhảy múa, chúc tụng cuộc đời, nhưng trống rỗng ở bên trong -trống rỗng
như một cây tre.
Ryokan
chắc là rất yêu tre bởi v́ ông không ngừng ngợi ca nó trong những bài
hát; và vẽ về tre trong rất nhiều họa phẩm.
Ryokan rất thích đặc tính này của cây tre.
-đặc
tính rỗng không.
Một
lần, người ta kể lại, có một mụt măng vừa mới đâm chồi ra khỏi ḷng đất
ngay trong pḥng riêng của ông. Ông tỏ ra rất thích thú về chuyện này.
Cuối cùng, khi thấy cây măng tre ngày càng cao, ông bắt đầu t́m cách mở
cái nóc nhà cho nó có đủ chỗ để phát triển.
Hăy suy
nghĩ điểm này. Một mụt măng bắt đầu mọc lên trong cḥi của Ryokan. Ông
ta chẳng những không cắt mụt măng đi, mà bắt đầu t́m cách dở nóc nhà v́
cây tre cần trời cao, cần không gian để tăng trưởng. Cái nhà không quan
trọng bằng cây tre -một cây tre rỗng đă mọc lên trong đó, một cây tre
sinh động đang mọc lên trong đó.
Và rồi
một chuyện đă xảy ra...
Ryokan đă t́m cách đốt một cái lỗ ở trên mái nhà bằng cây đèn cầy.
Suzuki
viết :
Có
phải ông ta đă nghĩ rằng đó là cách thức dễ nhất để hoàn thành công
việc? Có thể là ông ta đă không hoạch định trước như thế, đơn giản là
ông ta chỉ muốn có một khoảng trống cho cây tre con phát triển và bỗng
thấy cây đèn cầy trong lúc này có thể làm được chuyện này.
Không
phải vậy. Tôi không nghĩ như thế. Đây là cung cách của các Thiền gia.
Nếu cần phải hủy diệt cái ǵ, họ sẽ hủy diệt nó hoàn toàn. Họ thường
dùng những bước rất quyết liệt. Và đây là một bước quyết liệt -đốt cái
mái nhà.
Suzuki
viết tiếp:
Thế
nhưng bất hạnh thay, cái mái nhà bắt lửa nhiều hơn là chỗ ông dự tính
ban đầu, và toàn bộ cái nhà, cùng với cây tre đều bị thiêu rụi.
Ở đây
Suzuki nói rằng ‘bất hạnh thay’. Không, không đúng như vậy. Ryokan biết
rằng đó chẳng phải là chuyện bất hạnh ǵ cả. Cái mái nhà phải được dẹp
bỏ, nguyên cả cái nhà phải được dẹp bỏ.
Khi một
cây tre bắt đầu mọc lên ở trong bạn, khi một cái ǵ đó mới mẻ khởi hiện
ở trong bạn -gọi đó là thiền định, toạ thiền- khi nó bắt đầu nẩy mầm
trong bạn th́ tâm chính là cái ngôi nhà bao quanh -bởi v́ ngay từ điểm
khởi đầu bạn luôn luôn bắt đầu bằng cái tâm, ngoài ra không c̣n một cách
thế nào khác để bắt đầu. Nếu bạn t́m đến với tôi th́ cũng do cái tâm đó.
Nếu bạn bắt đầu thiền định, sự bắt đầu này cũng khởi đi từ cái tâm của
bạn. Ngay cả khi bạn đang lắng nghe tôi chống lại cái tâm này th́ bạn
cũng đang lắng nghe từ cái tâm đó, thế nên tất cả mọi chuyện đều ở trong
ṿng ngôi nhà của cái tâm này. Cái mái, cái sườn, cái ngôi nhà này là
cái tâm và một cây tre đang mọc lên trong đó.
Ryokan
đốt cái mái. Suzuki nói rằng « bất hạnh thay » ngọn lửa đă vượt ra ngoài
sự kiểm soát, không những đă thiêu rụi ngôi nhà mà luôn cả cây tre ở
trong đó. Suzuki nghĩ rằng khi cây tre cũng bị cháy tiêu luôn th́ đó là
một tai nạn. Không, không phải như vậy.
Trước
tiên, để bảo vệ thiền định của bạn tôi sẽ phải thiêu hủy cái ngôi nhà
tâm của bạn, thế nhưng cái thiền định do bạn khởi sự lại là một phần của
cái tâm đó. Khi cái tâm bị thiêu hủy th́ cái thiền định này cũng sẽ bị
hủy diệt theo. Cái tâm này và sự thiền định này gắn chặt với nhau như
bóng với h́nh. Sự thiền định này phát xuất từ tâm; nó phải gắn bó với
cái tâm này. Một loại thiền định khác sẽ đến khi cả cái tâm và sự thiền
định này, cả hai đều biến đi.
Vâng,
đấy là ư nghĩa của câu chuyện tuyệt vời này. Tôi hoàn toàn không đồng ư
với Suzuki. Suzuki đă không nắm vững trọng điểm của câu chuyện. Ông ta
đă quan tâm quá mức về chuyện cây tre. Thế nên ông ta lạc lối. Thật ra,
không phải ‘bất hạnh’ mà là điều may mắn khi đám cháy lan rộng -nó đă
được nhắm đến mục đích như vậy. Khi một vị Đại Thiền sư như Ryokan làm
bất cứ công việc ǵ, ông ta đều biết là ḿnh đang làm ǵ. Câu chuyện v́
thế không phải là một tai nạn. Trong suốt cuộc đời của một vị Thiền sư
như Ryokan, không hề có chuyện tai nạn xảy ra. Tất cả đều được hành động
trong tỉnh thức, hoàn toàn và tuyệt đối có ư thức.
Đây là
dụng ư của Ryokan. Cái nhà sẽ phải được dẹp bỏ cùng với cây tre trong
đó. Cũng vậy, cái tâm phải được dẹp bỏ và luôn cả cái thiền định đă khởi
đầu với cái tâm đó cũng phải được dẹp bỏ luôn.
Từ đó
một loại thiền định khác sẽ đến không liên hệ ǵ với bạn cả -một cái ǵ
đó hoàn toàn tách biệt. Đó là sự cắt ĺa, không c̣n liên tục với bạn
nữa. Nó đến từ Thượng Đế, từ cái tổng thể -đó là một tặng phẩm. Nó
không do bạn tạo ra, nó xảy đến.
Bây giờ
chúng ta trở lại với giai thoại ban đầu.
Một
học tăng đến kiếm vị Thiền sư thầy ḿnh để nhờ giúp đỡ về một công án cổ
điển mà ông đang tập trung giải quyết: “Ư nghĩa của việc Bồ Đề Đạt Ma
đến từ Phương Tây là ǵ?”
Đây là
một công án mà tôi đă từng giải thích cùng các bạn. Đặt câu hỏi như thế
cũng chẳng khác ǵ hỏi rằng: Mặt trời mọc ở phương Đông có ư nghĩa ǵ?
Hoặc: Trăng tṛn có ư nghĩa ǵ?
Có người
đă hỏi nhà danh họa Picasso... người này đă chăm chú quan sát Picasso
làm việc. Y theo dơi công việc của Picasso từ đầu đến cuối và khi bức
tranh hoàn tất liền lên tiếng hỏi, «Bức tranh của ông có ư nghĩa ǵ
vậy?» Câu hỏi này đă làm cho Picasso vô cùng tức giận muốn điên người,
ông la lên, «Đi mà hỏi cái hoa hồng trong vườn này ư nghĩa của nó là
ǵ ! Tại sao người ta cứ chạy đến hỏi tôi về ư nghĩa? Nếu đóa hồng kia
hiện hữu ở đó mà không cần phải mang một ư nghĩa ǵ th́ tại sao bức
tranh của tôi lại không thể có mặt ở đó mà không cần một ư nghĩa ǵ cả?»
Tại sao
lại cần thiết chuyện đó, tại sao lại cứ luôn bị ám ảnh bởi chuyện ư
nghĩa? Ư nghĩa là chuyện của tâm. Đó là một tṛ chơi của tâm. Nó luôn
luôn nêu câu hỏi, «Ư nghĩa là ǵ?»
Bây giờ
cũng một câu hỏi nêu lên như thế... Bồ Đề Đạt Ma đă từ Ấn Độ đến Trung
Hoa. Ông ta vào Trung Hoa từ phía Tây. Dĩ nhiên là ông ta phải vào từ
một nơi nào đó. Bây giờ vị Thiền sư đưa công án này cho các môn sinh -“Ư
nghĩa của Bồ Đề Đạt Ma đến từ Phương Tây là ǵ? Tại sao? Nhưng trước
tiên tại sao ông ta lại đến Trung Hoa? Tại sao?»
Bạn sẽ
không hỏi một đám mây trời, «Tại sao ngươi lại đến Trung Hoa?» Bạn không
hỏi một ngôi sao, «Tại sao ngươi có mặt ở đó?»
Những
con người như Bồ Đề Đạt Ma rất là thuần khiết, họ không hiện hữu thông
qua ư nghĩa, họ chỉ đơn giản có mặt mà không cần mang một ư nghĩa nào
cả. Họ hiện hữu không v́ một mục đích nào. Họ không phải là những nhà
buôn, họ như là những đóa hoa, những đóa hoa người. Họ hiện hữu mà không
cần mang một ư nghĩa nào -chỉ có mặt, đơn giản như thế. Đâu có chuyện ǵ
khác hơn để làm? Sự hiện hữu của họ đâu có phải là chuyện duy lợi, đó là
ư nghĩa -tức là không hề có một ư nghĩa nào cả.
Bây giờ
th́ câu hỏi được nêu ra, công án được nêu ra cho các môn sinh. Hăy suy
nghĩ về nó.
Một
học tăng đến kiếm vị Thiền sư thầy ḿnh để nhờ giúp đỡ về một công án cổ
điển mà ông đang tập trung giải quyết: “Ư nghĩa của việc Bồ Đề Đạt Ma
đến từ Phương Tây là ǵ?”
Cái ông
Bồ Đề Đạt Ma này mới thật là người vô nghĩa nhất đă đặt chân trên trái
đất này. Bạn không thể nào tưởng tượng được có một người nào đó vô nghĩa
hơn là ông Bồ Đề Đạt Ma. Có lúc ông ta c̣n qua mặt luôn cả Phật Tổ Cồ
Đàm! Trong nhiều phương diện, ông ta thật là hết mức –quá cở!
Khi ông
ta đến Trung Quốc, vị Hoàng Đế đă đích thân đến tận biên giới đón tiếp
v́ trong rất nhiều năm, tin tức, đồn đăi đă bay đến triều đ́nh: Bồ Đề
Đạt Ma đang trên đường đến đây, Bồ Đề Đạt Ma đang trên đường đến đây, và
ông là một nhân vật rất hiếm có.
Ngay cả
vị Hoàng Đế cũng rất lấy làm thích thú. Vũ Hoàng Đế đă đích thân đón
tiếp ông. Và vị Hoàng Đế đă không khỏi bối rối trong lần gặp gỡ lần đầu
tiên này v́ Bồ Đề Đạt Ma đă đi đến với một chiếc giày trong chân và một
chiếc giày đội trên đầu.
Thật là
quá mức! Vâng, vị Hoàng Đế đă từng được nghe rằng đây là một con người
rất kỳ quái nhưng mà vẫn không thể nào h́nh dung ra ông ta lại kỳ quái
đến mức như thế. Có ư nghĩa ǵ đây? Cái ư tưởng đầu tiên thoáng qua tâm
trí của vị Hoàng Đế -Bồ Đề Đạt Ma đội giày lên đầu mang ư nghĩa ǵ? Thế
nhưng vua cảm thấy nếu hỏi ngay th́ hơi thất lễ trước khi long trọng cử
hành đại lễ đón rước -với hơn một vạn vị đại tăng từ khắp đất nước Trung
Quốc đển chào đón nhân vật quan trọng này. Ông ta là truyền nhân chính
thức của Đức Phật. Những ǵ mà Đức Phật trao truyền cho Ma Ha Ca Diếp
nay đă được truyền đến cho ông. Ông ta là truyền nhân, là người kế thừa
Đức Phật Tổ.
Ngay cả
những vị sư đón tiếp cũng cảm thấy bồn chồn đứng ngồi không yên -bởi v́
họ lo lắng không biết vị Hoàng Đế sẽ nghĩ ǵ đây? Không chừng cái lăo Bồ
Đề Đạt Ma này sẽ làm hủy diệt mất danh tiếng của họ hoàn toàn. Coi thật
là mất lịch sự và chẳng khác ǵ tên khùng! Hay có ǵ sai lầm chăng? Vị
Hoàng Đế cũng đă sửa soạn để nói vài điều nhưng quả thật là khó khăn khi
phát biểu trước mặt người này. Vua đă sửa soạn bài nói chuyện rất công
phu và cả triều đ́nh đă tốn nhiều thời gian để soạn thảo và tập dượt.
Bây giờ th́ mọi chuyện đă trở nên vô nghĩa. Cái lăo này đang đứng trân
trân ra đó –ngay cả ngồi cũng không chịu ngồi nữa- chỉ đứng đó với chiếc
giày đang đội trên đầu. Các bạn hăy tưởng tượng ra hoạt cảnh này!
Cuối
cùng vị Hoàng Đế lên tiếng, « Bạch Sư, trẫm xin thất lễ nhưng xin được
hỏi sư một điều. Tại sao sư lại đội chiếc giày lên đầu ? » Bồ Đề Đạt Ma
trả lời, «Tại sao lại không nhỉ? Chiếc giày này đă thấm mệt rồi, nó đỡ
bước ta bao lâu nay -tại sao ta lại không thể đỡ bước nó?»
Bồ Đề
Đạt Ma đang nói ǵ vậy? Ông ta muốn nói rằng, «Đừng có hỏi về ư nghĩa
nữa.»
Thời
gian qua người ta mới quen dần cái cung cách của ông, mới hiểu được
những điều ông nói. Người ta kể lại ông đă bảo các môn đệ rằng, «Ta chỉ
mới cho ông vua ấy nếm thử qua cái mùi vị của ta để ông ấy không bao giờ
c̣n hỏi về cái ư nghĩa. Vạn hữu an trụ ngay từ thuở ban sơ. Ta đă phải
làm những chuyện vô nghĩa lư v́ ta là người không mang trong ḿnh một ư
nghĩa nào cả -như một đóa hoa, như một đám mây, không cần phải mang một
ư nghĩa nào cả.»
Hăy suy
nghĩ về điều này. Sự hiện hữu không mang một ư nghĩa nào cả. Hăy trông
kỹ đi. Không có vấn đề ư nghĩa trong hiện hữu. Ư nghĩa chỉ là sản phẩm
của con người. Và bởi v́ bạn cứ luôn luôn chạy đi t́m kiếm ư nghĩa, bạn
bắt đầu cảm nhận sự vô nghĩa. Hăy nhớ như thế... Bởi v́ bạn luôn t́m
kiếm ư nghĩa –«Cái này có ư nghĩa ǵ?» -không sớm th́ muộn rồi bạn cũng
sẽ nhận ra rằng nó không mang một ư nghĩa nào cả. Lúc đó là cả một đại
họa! Cái đại họa này đang xảy ra ở phương Tây. Những nhà tư tưởng lớn
của phương Tây hiện đang ở trong khổ nạn. Cái khổ nạn đó là: Ư nghĩa của
đời sống là ǵ? Nó có vẻ như rất vô nghĩa. Thế nhưng họ đă được huấn
luyện rằng con người chỉ có thể sống một đời sống có ư nghĩa. Bây giờ
tốt nhất là họ nên lắng nghe Bồ Đề Đạt Ma. Họ nên t́m đến Thiền là vừa.
Thiền
cho rằng không có ǵ ư nghĩa cả. Không cần thiết phải t́m kiếm nó. Hăy
tận hưởng cái vô nghĩa vĩ đại này. Không hề có mục đích. Vạn hữu không
đi đến bất cứ nơi đâu, nó không hề có mục đích để hướng đến. Nó là Ở
ĐÂY; nó là một lễ hội; nó là niềm vui; nó là một chuyện đùa. Đó là ư
nghĩa của những ǵ mà Ấn Giáo gọi là leela. Đó là một cuộc chơi.
Cái danh xưng này được dùng rất chỉnh. Leela có nghĩa là một cuộc
chơi. Trong tṛ chơi bạn không cần phải hỏi cái ư nghĩa. Không có ư
nghĩa trong đó. Cuộc chơi tự nó là để vui, phải cho thật vui.
Thế nên
từ đó đă có không biết bao nhiêu công án tập trung chung quanh Bồ Đề Đạt
Ma: Ư nghĩa của ông ta là ǵ ? Ư nghĩa của việc Bồ Đề Đạt Ma đến từ
Phương Tây là ǵ ?
Vị
Thầy bảo rằng trước khi đi vào vấn nạn này, vị học tăng nên lạy ông một
cái lạy thật sâu.
Đây là
những ǵ mà tôi rất muốn các bạn hiểu một cách thấu đáo. Vị học tăng này
đến với một câu hỏi. Ông ta chắc chắn là cần đến sự giúp đỡ của Thầy.
Ông ta đă đánh vật với cái công án này trong rất nhiều tháng, có thể
trong nhiều năm. Bạn không hiểu được sự kiên nhẫn của kẻ học Thiền.
Nhiều khi mất cả đến hai chục năm. Một người cứ tiếp tục đánh vật với
cùng một vấn nạn qua hằng bao năm tháng, hết ngày này đến ngày khác, hết
năm nọ qua năm kia. Bao nhiêu mùa qua đi và y chỉ tập trung vào một
chuyện duy nhất. Y mất tất cả những ư niệm về thế giới chung quanh. Tất
cả ư thức của y đều đổ dồn vào một vấn nạn –mà y biết tận cùng của nó
cũng chỉ là sự vô nghĩa. Nhưng y phải không ngừng làm việc, phải tiếp
tục khoan –cho đến khi nào không c̣n gặp sự phản kháng lại.
Người
học tăng này có thể đă tập trung suy nghĩ trên công án này trong rất
nhiều năm và chẳng lănh hội được điều ǵ cả. Thế nên cuối cùng ông ta
phải t́m đến Thầy để nhờ giúp đỡ. Ông ta muốn có những giúp đỡ cụ thể.
Ông Thầy sẽ làm ǵ đây? Chắc sẽ đưa ra một vài gợi ư. Một vài lộ tŕnh.
Một vài hướng dẫn.
Và rồi
ông Thầy trả lời như thế nào? Ta sẽ thấy đây là cung cách của những vị
Thiền sư. Ông ta làm những chuyện hoàn toàn không ăn nhập ǵ với vấn đề
cả. Người học tṛ t́m đến để xin giúp đỡ và ông Thầy bảo –
Vị
Thầy bảo rằng trước khi đi vào vấn nạn này, vị học tăng nên lạy ông một
cái lạy thật sâu.
Tại sao
ông ta lại đ̣i hỏi một cái lạy thật sâu? Tại sao ông lại đ̣i hỏi người
học tṛ phải quỳ mọp xuống chân ḿnh. Thật không ai hiểu nỗi. Vị Thầy
chắc đă nh́n xuyên suốt vào người học tṛ và chắc đă nh́n thấy vấn nạn
đang nằm ở chỗ nào. Cái vấn nạn này không phải nằm ở trong vấn nạn mà là
nằm ở một nơi nào đó trong cái bản ngă của người học tṛ. Người học tăng
này chắc chắn là đă có một cái bản ngă vô cùng vi tế. Vị Thầy đă thấy rơ
được cái vấn nạn này. Trong khi đó người học tăng cứ măi đánh vật với
cái công án. Ông ta có thể cứ tiếp tục quán chiếu hết đời này đến đời
khác nhưng vẫn sẽ không có chuyện ǵ xảy ra bởi v́ cái vấn nạn đang nằm
ở một nơi nào khác. Ông này có thể là rất cống cao ngă mạn. Thật ra, khi
bạn đến với một vị Thầy, nghi lễ thông thường là bạn qùy xuống sờ chân
Thầy. Người học tăng này đă không làm chuyện đó. Khi bạn đến với một bậc
Chân Sư thông thường là bạn qùy xuống lạy. Đằng này người học tṛ chỉ
đến để nhờ giúp đỡ.
Cái cúi
lạy này chẳng là ǵ cả, chỉ là một động tác. Thế nhưng cánh cửa học vấn
chỉ mở ra khi nào bạn buông bỏ cái bản ngă của ḿnh. Vâng, có rất nhiều
loại học vấn. Bạn có thể đi vào trường đại học, ở đó bạn không cần phải
buông bỏ bản ngă. Thực ra ở đây bạn càng ngă mạn bao nhiêu bạn càng có
cơ hội thành công bấy nhiêu -Đây là nơi tranh đua của những cái ngă,
những cái ngă đầy khát vọng, ganh ghét tỵ hiềm, những cái ngă đấu tranh
lẫn nhau. Bạn sẽ thành công hơn với cái ngă của ḿnh. Nếu bạn khiêm
nhường th́ sẽ không thể nào dành được chỗ đứng ở trong trường đại học,
không bao giờ. Bạn phải tranh đua một cách hung bạo, phải có tinh thần
lấn chiếm đầy bạo động, phải rất là cống cao ngă mạn, bạn phải nghĩ rằng
ḿnh là người số một trên thế giới. Như vậy may ra bạn mới có cơ may
dành được cái huy chương vàng, bằng không th́ không bao giờ.
Khi bạn
đi vào trường đại học bạn đi vào với cái ngă, thế nhưng khi bạn đến với
một vị Thầy th́ đây là một loại học vấn hoàn toàn khác biệt –cái học
giải trừ học vấn. Ở đây bạn phải hạ ḿnh xuống.
Nh́n
ngoài mặt th́ có vẻ như người học tăng đang nêu một câu hỏi –giúp ông ta
giải quyết vấn nạn của ḿnh. Nh́n ngoài mặt th́ có vẻ như ông Thầy rất
tự cao tự đại. Tại sao ông ta lại đ̣i phải lạy ḿnh một cái lạy thật
sâu? Phải chăng đây là vấn nạn của một cái tâm cống cao ngă mạn? Vâng,
nếu bạn nh́n vấn đề với cái tâm ngă chấp, bạn sẽ cho rằng ông Thầy này
rất là cao ngạo. Như vậy làm sao ông ta lại có thể giúp đỡ người khác
được? Người học tăng đang gặp khó khăn, thay v́ tỏ tâm từ bi của ḿnh
trước vấn nạn của người học tṛ, ông Thầy lại đ̣i hỏi trước tiên phải
thực hiện nghi lễ. Ông Thầy này thuộc loại ǵ vậy? Tuy nhiên, nếu nh́n
bằng một cái tâm như thế bạn sẽ đánh mất toàn bộ trọng điểm của vấn đề.
Những
câu chuyện như thế mang ư nghĩa rất sâu sắc mà bạn không thể nào hiểu
nổi với cái tâm đầy ngă chấp. Vị Thầy này tuyệt đối không c̣n ngă chấp
đó là lư do tại sao mà ông ta có thể nh́n thấy và chỉ đúng ngay vào vấn
nạn. Chắc chắn là ông ta đă có một cái nh́n thấu suốt. Nhanh như một làn
chớp.
Khi bạn
đến với tôi cũng thế, tôi có thể thấy ngay lập tức đâu là vấn nạn. Có
lúc tôi không nói ra, có lúc tôi nêu lên một vài câu hỏi... Bởi v́ thế
giới đổi thay không ngừng. Bây giờ nếu đ̣i hỏi ai đó phải qùy lạy có thể
chẳng giúp đỡ ǵ được y mà c̣n cản trở y nữa là khác. Thế giới đă đổi
thay. Đây là một thế giới hoàn toàn khác biệt khi câu chuyện này xảy ra
-một khung cảnh khác biệt. Bây giờ cả thế giới đă được rèn luyện, rèn
luyện theo những cung cách của bản ngă.
Có lúc
tôi hỏi bạn vấn nạn của bạn là ǵ. Tôi thấy cái vấn nạn đó và nêu câu
hỏi với bạn, «Vấn nạn của bạn là ǵ ? Tôi muốn được nói đôi điều về
nó. » Nếu tôi cảm thấy bạn tiếp cận gần với nó, tôi sẽ cho bạn một vài
gợi ư, tôi sẽ đưa bạn đến gần hơn. Thế nên thay v́ nói thẳng ra, « Đây
là vấn nạn của bạn, » thay v́ chỉ ngay vào vấn nạn này, tôi muốn bạn tự
khám phá lấy và cho tôi biết. Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục duy tŕ cái
ngă của ḿnh. Bạn sẽ cảm thấy là bạn đang giải thích nó với tôi, bạn
cảm thấy bạn đang nói chuyện về nó với tôi, và như vậy bạn cảm thấy cái
bản ngă của bạn được thỏa măn. Tôi đă phải thuyết phục những cái ngă của
bạn trước. Dĩ nhiên, cuối cùng rồi tôi cũng sẽ thuyết phục chúng tự sát,
nhưng đó là giai đoạn cuối. Việc này không thể được thực hiện ngay từ
đầu. Ngay khởi đầu tôi phải làm mọi chuyện để hổ trợ cho cái ngă của bạn
trước đă. Khi bất cứ ai mới đến đây, tôi đặc biệt vô cùng quan tâm đến
họ. Bạn càng ở đây lâu chừng nào, tôi sẽ bắt đầu quên bạn dần đi.
Trong
khi vị học tăng đang thực hiện nghi lễ, ông Thầy nhanh chân phóng cho
ông một cú đá đích đáng.
Thật là
bẽ bàng! Đầu tiên bạn đ̣i hỏi y phải qùy lạy, thế rồi bạn đánh y, bạn đá
y, bạn coi y như một trái banh hay như một viên đá cản đường.
Thế
nhưng ông Thầy đă đá đúng lúc. Ông đă đá đúng ngay vào cái vấn nạn của
người học tṛ. Thế là một cái ǵ đó đă xảy ra sau cú đá này. Cú đá đă có
tác dụng như một cú điện giật.
Cú đá bất ngờ này đă giải quyết tất cả những mối mê
mờ từ lâu đă làm cho ông lúng túng.
Cú đá
hoàn toàn bất ngờ đối với người học tṛ. Khi bạn đang quỳ lạy một người
hết sức cung kính bạn sẽ không thể nào ngờ được là người đó sẽ đá bạn.
Tại sao bạn cung kính như vậy mà người ta lại đá bạn? Vâng, khi bạn đang
đánh nhau với ai đó, họ sẽ đá bạn, đó là điều đương nhiên, thế nhưng khi
bạn đầu hàng –sao họ lại c̣n đá bạn ? Thật là bất ngờ, thật là hoàn toàn
phi lư.
Thế
nhưng đó là luận lư của Thiền, rất luận lư. Bởi v́ cái tâm không được
chuẩn bị cho một cái ǵ đó có thể xảy đến, nó không có khả năng để xử
trí trước t́nh huống bất ngờ, cái tâm hoàn toàn bị « sốc ». Nó không thể
nào hiểu nổi, nó không thể nào lư giải được. Nó ở trong trạng thái hoàn
toàn sửng sốt. Nó không thể làm ǵ được cả. Thật là bất ngờ, nó phát
khùng lên. Thế là cái tâm ngưng làm việc, đă có một lỗ hổng, một khoảng
hở khởi hiện. Cú đá đó đă mang lại cái lỗ hổng này.
Nhưng cú
đá này không phải có thể ban phát cho bất cứ ai hay cho tất cả mọi
người. Người học tăng kia mới xứng đáng để nhận lănh. Ông ta đă làm việc
không ngừng trong suốt bao nhiêu năm trên cái công án. Ông ta đă đi đến
cái điểm mà chỉ cần một cái đẩy nhẹ, một cú đá là giải quyết vấn nạn.
Tất cả những mối thắc mắc mê mờ của ông ta tan biến đi trong khoảnh
khắc. Bỗng dưng y trở thành nhất thể. Tất cả mọi nghi nan biến mất. Từ
cái lỗ hổng đó ánh sáng chiếu rọi, từ cái lỗ hỗng đó mọi sự trở nên sáng
tỏ như ban ngày. Với cú đá bất ngờ này, một cái ǵ đó như một mũi tên đă
xuyên thẳng vào tim ông ta.
Khi
té nhủi xuống chân vị Thầy, ông ta hoát nhiên đạt ngộ.
Thiền là
tôn giáo duy nhất trên thế giới giảng dạy về sự hoát nhiên đạt ngộ. Nó
cho rằng sự giác ngộ xảy đến không đ̣i hỏi thời gian, nó có thể xảy ra
trong ṿng một sát na, chỉ trong một khoảnh khắc đơn thuần. Có thể bạn
đă chuẩn bị hằng bao nhiêu năm trời, nhưng bất kỳ lúc nào nó xảy đến, nó
xảy đến trong một chớp mắt. Nó không xảy ra từ từ, từng phần. Nó không
xảy ra từng lúc, hết mảng này đến mảng khác... Nó không phát triển một
cách chậm chạp. Nó là một bước nhảy. Có thể dùng một danh từ vật lư để
diễn tả t́nh trạng này khá đúng -đó là một bước nhảy lượng tử. Một bước
nhảy đột biến. Chỉ trong một khoảnh khắc đơn thuần, bạn không c̣n là con
người cũ trước đây; toàn bộ tâm thức bạn hoàn toàn thay đổi.
Nhưng
hăy nhớ một điều, nó đ̣i hỏi một sự chuẩn bị rất chu đáo. Tôi không hề
nói rằng nếu bạn đến với tôi và rồi tôi đá vào đầu bạn th́ chuyện ấy sẽ
xảy ra.. Trước khi tôi đá vào đầu bạn, mũi khoan tâm của bạn phải khoan
cho đến điểm tận cùng. Đến cái mức này, khi chỉ c̣n lại cái cốt lơi cuối
cùng, chỉ c̣n một chút đối kháng mỏng manh, khi mà bạn đang đứng ngay
trên bờ vực, chỉ khi đó cái đá mới có hiệu quả. Chỉ một cú đá thôi và
rồi rrrrrrrr... mọi chuyện giải quyết !
Sau
này gặp bất cứ ai ông cũng nói: “Từ khi nhận được cái đá của Mă Tổ, tôi
đă không thể nào nhịn được cười.”
Vâng,
khi bạn thực chứng lần đầu, trong bạn sẽ khởi hiện một nụ cười -cười cho
nỗi khốn khổ của bạn sao mà quá lố bịch, cười cho những vấn nạn của bạn
sao mà quá xuẩn động, cười cho những khổ đau của bạn sao mà quá phi lư.
Đâu cần phải như thế, cũng không hề có điểm ư nghĩa nào trong những khổ
đau đó. Bạn đă sống trong cơn ác mộng do chính ḿnh tạo ra. Bạn là tác
giả của nó đồng thời cũng là diễn viên; bạn là giám đốc sản xuất và
cũng là cái màn ảnh, cái máy chiếu, đồng thời cũng là khán giả và là tất
cả trong tất cả. Chính bạn là tác giả mà không ai khác. Đó là một cơn ác
mộng. Như vậy đâu có nhu cầu phải sống ở trong đó cho dù là một khoảnh
khắc ngắn ngủi, thế nhưng bạn đă sống ở trong đó cả hàng triệu kiếp qua
–cho đến khi bừng nở nụ cười giác ngộ.
Người
học tăng đă rất đúng khi nói rằng, “Từ khi nhận được cái đá của Mă
Tổ, tôi đă không thể nào nhịn được cười.” Vâng, đúng như vậy. Khổ
nạn của bạn thật là ngu xuẩn, thật là khôi hài. Bạn đă đeo cứng vào nó
và đó là lư do tại sao mà nó có mặt. Thế mà bạn cứ không ngừng la lên,
«Tôi không muốn. Tôi không muốn,» và vẫn cứ bám chặt vào. Cho đến một
ngày khi bạn thực chứng, khi nhận được cú đá, khi đôi mắt của bạn mở ra
và thấy được rơ ràng, bạn sẽ không thể nào tin được rằng bằng cách nào
mà cái chuyện này nó kéo dài đến như thế!
Khi Đức
Phật chứng đắc xong, có người đă hỏi Ngài: «Ngài đă chứng đắc được cái
ǵ thế?» Đức Phật đă mĩm cười, «Không có ǵ cả, hoàn toàn không có ǵ
cả. Đúng ra ta đă đánh mất một cái ǵ đó; Ta không chứng đắc cái ǵ cả.»
Người kia nói rằng, «Chúng tôi cứ luôn luôn nghĩ rằng một người giác ngộ
tức là đă chứng đắc một cái ǵ đó.» Đức Phật bảo, « Hoàn toàn sai lầm,
tuyệt đối sai lầm. Ta không được mà chỉ mất đi – ta đă mất đi nỗi khổ
đau- bởi v́ v́ bất cứ cái ǵ mà các ngươi nghĩ là ta chứng đắc, đạt đến,
luôn luôn phải ở một nơi nào đó. Bây giờ ta không khỏi bật cười trước
chuyện hoàn toàn lố bịch này. Tại sao ngay từ đầu ta đă để cho nó mất
đi? Nó đă hiện hữu ở đó mà. Nó đă hiện hữu ở trong ta. Tại sao ta đă để
lạc mất nó?»
Làm thế
nào nà bạn đánh mất được Thượng Đế. Bạn chính là Thượng Đế, tại sao lại
cứ măi chạy đi t́m kiếm Thương Đế ?
Như vầy
tôi nghe...
Một lần
có một vị Tăng hỏi ngài Huệ Năng, « Bằng cách nào để đạt thành Phật quả,
bạch Thầy?» Huệ Năng đă cho ông ta một trận đ̣n nên thân rồi bảo, «Nếu
ta không đánh ngươi, cả thế giới này sẽ cười vào mặt ta.» Cái ông Huệ
Năng này đang muốn nói ǵ vậy? Ư ông ta muốn nói rằng, «Cố gắng để đạt
thành Phật quả là một việc làm ngu xuẩn, bởi v́ bạn chính là một vị
Phật. Nếu ta không đánh ngươi, mọi người sẽ cười ta –ít nhất là những kẻ
hiểu chuyện, họ sẽ cười. Ta không thể nào giúp ngươi trở thành một ông
Phật, trong khi ngươi chính là một vị Phật.»
Bạn đă
là cái mà bạn đang t́m kiếm –cho đến khi bật ra nụ cười giác ngộ.
Hăy quán
tưởng về giai thoại ngắn này. Nó mang một ư nghĩa vô cùng lớn lao. Và
rồi hăy làm việc cật lực, hăy khoan vào tâm một cách triệt để, để đến
một ngày nào đó, may ra bạn sẽ hưởng được một cú đá.
[MUCLUC] [LGT]
CH1] [CH2]
[CH3] [CH4]
[CH5]
[CH.6] [CH7] [CH8]
CH9]
[CH10] [SACH]
[HOME]
|