THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ
 

 

Nhượng Bộ

Trước Cầu Thỉnh Của Chư Thiên

 

Câu hỏi thứ nhất:

 

Làm thế nào mà những người chưa giác ngộ lại có thể tŕnh bày kinh nghiệm tâm linh rành rẽ với một cung cách đầy tin tưởng có vẻ như nắm vững tất cả mọi chuyện như thế ?

 

Bởi v́ chuyện đời thường là như thế. Khi không biết ǵ hết, người ta không cần phải lưỡng lự; khi không biết ǵ hết, thực ra người ta đâu có ǵ để nói, thế là người ta tha hồ nói huyên thiên; khi không biết ǵ hết, người ta có thể sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện. C̣n khi bạn biết, ngôn ngữ luôn luôn là một sự cản trở, nó không những chẳng giúp ích ǵ cho bạn mà c̣n trở thành một chướng ngại. Khi bạn biết, bạn phải luôn luôn cảnh giác bởi v́ bất cứ những ǵ mà bạn đang nói ra không phải là điều mà bạn biết –đó là sự cách biệt lớn lao giữa hai loại người. Có đôi khi điều mà bạn nói ra lại hoàn toàn trái ngược với điều mà bạn biết.

 

Một người mù có thể nói chuyện rất thoải mái về ánh sáng, không có vấn đề ǵ cả. Y không hề có kinh nghiệm bản thân để biến thành lời. Lời trống rỗng, nên có thể tiếp tục tuôn ra một cách dễ dàng. Nhưng dĩ nhiên, y chỉ có thể nói chuyện với một người mù khác -những người sáng mắt th́ chắc chắn là không có ai bị lừa dối. Cũng thế, những người chưa giác ngộ có thể tiếp tục nói chuyện về giác ngộ với những người chưa giác ngộ khác … Như một thằng mù dẫn một thằng mù. Và, dĩ nhiên, họ vẫn có thể căi nhau ỏm tỏi.

 

Chân lư không thể tranh biện, chân lư không thể chứng minh. Không có cách ǵ để chứng minh chân lư, không có cách ǵ để thảo luận về nó một cách luận lư –trên tất cả, nó như là một nỗi cám dỗ. Bạn có thể rù quyến một người đến với chân lư nhưng không thể làm cho y tin. Chân lư rất là nghịch lư, nếu không nói là phi lư. Một người không hề biết chân lư là ǵ thường có tính luận lư hơn, bởi v́ cái gây phiền nhiễu cho mọi thứ luận lư đă chưa hề xuất hiện.

Bạn có thể nói rất thoải mái đủ thứ chuyện về t́nh yêu nếu bạn chưa hề yêu. Nhưng khi đă yêu rồi bạn sẽ thấy khó khăn trong từng bước một. Làm sao diễn tả nó bây giờ? Làm sao có thể nói ra được những điều không nói được bằng lời? Kinh nghiệm này không thể diễn tả; nó quá bao la không thể nào được chứa đựng trong những ngôn từ hạn hẹp. Không có một cái b́nh chứa nào có thể chứa đựng nó cả.

 

Người biết, thường lưỡng lự. Lăo Tử từng nói rằng, “Mọi người dường như có vẻ rất chắc chắn, ngoại trừ ta.” Ông ta tiếp, “Ta lưỡng lự như người đến trước một ḍng sông đang đóng băng. Y dừng lại trên bờ, suy nghĩ kỹ lưỡng -rồi mới bước chân xuống một cách cực kỳ cẩn thận. Những người khác th́ đều bước đi một cách hoàn toàn tự tin.” Mù quáng th́ rất tự tin bởi v́ có trông thấy cái ǵ đâu; bạn có thể đi đâm xầm vào bức tường bằng một niềm tin lớn lao. Người sáng mắt, v́ thấy mọi chuyện, không thể nào bước đi một cách đầy tự tin như một người mù.

 

Tất cả những bậc thánh nhân xưa nay đều do dự. Tự trong bản chất của vấn đề họ bắt buộc phải như thế. Bạn có thể t́m ra một ngàn lẽ một cái khiếm khuyết sai lầm trong những lời tuyên bố của họ -và ngay chính họ cũng nhận ra những khiếm khuyết này. Với họ, phải nói ra chỉ là chuyện chẳng đặng đừng. Dùng đến ngôn ngữ chỉ là điều bắt buộc. Nếu có cơ hội tránh được th́ vẫn tốt hơn.

 

Khi Đức Phật mới thành đạo, ngài đă tịnh khẩu trong suốt bảy ngày… Đây là một câu chuyện rất tuyệt vời trong kinh Phật. Chư thiên trên các cơi trời đă vô cùng lo lắng. Rất hiếm khi có được một con người giác ngộ trở thành một vị Phật, và càng hiếm hoi hơn, không phải chỉ thành Phật mà c̣n có đầy đủ khả năng của một vị Tôn Sư –điều này quả t́nh rất là hiếm hoi. Có thể có rất nhiều người đă giác ngộ thành Phật nhưng chỉ có một số rất ít ngựi trở thành những bậc Tôn Sư. Bởi v́ những người kia hoàn toàn yên lặng. Khi họ đạt thành giác ngộ, họ ch́m sâu vào tịch lặng.

C̣n vị này, Cồ Đàm Tất Đạt Đa , đă thành tựu giác ngộ với đầy đủ tất cả mọi năng lực để trở thành một vị Tôn Sư vĩ đại nhất trên thế gian này. Chư Thiên rất có lư để lo lắng. Chúng ta biết điều ǵ đă xảy ra –Ngài đă trở thành một vị Tôn Sư vĩ đại nhất trên thế gian. Thực ra, không có một vị Tôn Sư nào có thể sánh bằng Ngài. Có không biết bao nhiêu người nhờ Ngài mà đạt thành giác ngộ. Có vẻ như rất khó có ai có thể vượt trội hơn Ngài.

 

Vâng, chư Thiên quả t́nh rất có lư để lo lắng. Họ liền bay xuống trần t́m gặp Phật lúc đó c̣n đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc bồ đề. Họ tranh biện với Ngài và cố gắng thuyết phục Ngài nên mở lời. Họ t́m cách đánh động ḷng từ bi của Ngài. Và rồi Đức Phật đă trả lời, “Ta đă từng suy nghĩ về vấn đề này và cảm thấy h́nh như đó là chuyện phù phiếm vô ích. Thứ nhất, nếu ta nói ra cũng sẽ đâu có ai hiểu. Thứ đến, bất cứ điều ǵ ta nói ra cũng sẽ không phải là chân lư, sẽ không bao giờ một trăm phần trăm là chân lư. Nó sẽ không bao giờ đúng với sự thật, cách này hay cách khác -bởi một lẽ dễ hiểu là những điều ta biết không thể hạ thấp xuống trong ngôn ngữ sắc tướng của thế gian. Nó là vô sắc tướng. Ta đă nếm được hương vị của nó nhưng để nói ra h́nh như là điều bất khả. Và ngay cả nếu ta cố gắng và thành công, ai là người sẽ hiểu được nó? Họ sẽ không bao giờ hiểu được. Ta biết một cách chắc chắn như thế bởi v́ khi ta chưa giác ngộ, nếu có ai đó đă nói với ta bằng một cách thế như ta sẽ nói với mọi người, bản thân ta chắc chắn là đă không hiểu nổi. Nó có vẻ như rất phi lư. Hoàn toàn phi lư. Như vậy tại sao phải bận tâm đến chuyện này? Ta sẽ giữ im lặng và thể nhập vào tánh không.”

 

Lúc bấy giờ chư thiên ch́m lắng trong suy tư, nghiền ngẫm lời Ngài nói, và cuối cùng bạch Phật, “Nhưng rồi vẫn sẽ có một ít người hiểu được. Luôn luôn sẽ có một số ít, rất ít, nhưng mà họ sẽ hiểu. Vâng, đúng thế, nếu như Ngài thuyết pháp cho mười ngàn người nghe th́ ít ra cũng sẽ có một người có thể hiểu được -thế nên Ngài cũng phải v́ người đó mà nói pháp.”

Đức Phật trả lời, “Cái người này rồi sẽ đạt thành giác ngộ ngay cả không cần ta thuyết pháp. Một người đủ tỉnh giác để hiểu ta không sớm th́ muộn họ cũng sẽ tự chứng đắc, như vậy tại sao ta phải bận tâm?”

 

Chư thiên cảm thấy rằng họ đă thất bại. Bây giờ c̣n biết nói ǵ nữa đây? Họ lại ch́m lắng vào suy nghĩ. Suốt đêm họ không ngừng thiền định và quán tưởng và ngay buổi sáng hôm sau họ trở lại và bạch Phật, “Vâng, Ngài hoàn toàn có lư, nhưng Ngài vẫn cần phải nói pháp bởi v́ sẽ có một số ít người đang ở ngay trên bờ giác ngộ. Nếu Ngài không nói ra họ sẽ không hiểu, và sẽ không bao giờ có sự chuyển động tâm thức. Nhưng nếu Ngài nói pháp, nó sẽ tạo ra một sự chuyển động cần thiết. Vâng, Ngài hoàn toàn có lư, sẽ có một ít người tự ḿnh t́m ra con đường giác ngộ -nhưng xin Ngài hăy nghĩ lại: nếu trong số một triệu người có một người đang mấp mé ở bên bờ giác ngộ và họ sẽ không đủ dũng khí để đi tới nếu như không có Ngài tiếp trợ, tại sao lại không v́ y mà nói pháp? Ngay cả nếu chỉ có một người duy nhất được giác ngộ trong nỗ lực suốt cả một đời Ngài, điều đó chẳng đáng giá lắm sao?”

 

Trước những thỉnh cầu này, cuối cùng Phật đă phải nhượng bộ trước chư thiên. Phật đă nói, đă chuyển pháp luân.

Phật đă rất miễn cưỡng, đă đối kháng mănh liệt.

Vâng, quả là một điểu rất khó khăn để nói ra khi bạn đă liễu ngộ, và là điều quá dễ dàng để nói huyên thiên khi bạn chẳng biết là ḿnh đang nói ǵ. Lúc đó năo bộ của bạn hoạt động chẳng khác ǵ một bộ máy, một con người máy. Đó chỉ là một cuốn băng nhựa. Tiếp âm tin tức là điều quá dễ dàng, tiếp âm trí tuệ thật vô vàn khó khăn. Đó là lư do tại sao người mê cứ không ngừng nói chuyện về những kiến thức bên trong tâm thức con người.

 

Giác ngộ không là chuyện ở ngoài hay ở trong. Tất cả chuyện trong-ngoài chỉ xảy ra trước khi bạn liễu ngộ. Khi đă giác ngộ rồi th́ chẳng có ǵ là trong mà cũng chẳng có ǵ là ngoài. Thật ra, khi đă đạt ngộ th́ tất cả chỉ c̣n lại tánh không; mê và tánh không… cũng là ngộ. Cái thời điểm mà bạn giác ngộ, tất cả mọi hiện hữu cũng đồng thời giác ngộ -hay tối thiểu, sinh thể của bạn. Và trong lúc này, cái thị kiến về sinh thể đó cũng đồng thời giác ngộ.

 

Kiến thức về bên trong nội tâm cũng chỉ là chuyện bịa đặt -tất cả kiến thức đều là chuyện bịa đặt. Con người tự t́m cách thoả măn ḿnh với kiến thức. Con người đói khát chạy đi t́m Thượng Đế, t́m hiểu chân lư, nhưng h́nh như quả thật rất khó khăn để đạt đến, thế là chúng ta đành tự thoả măn ḿnh với những kiến thức về chúng. Nếu có ai trao cho ta kiến thức, ta luôn giữ chặt, khư khư ôm lấy vào người. Trải qua hàng thế kỷ, kiến thức ngày càng trở nên rắc rối, phức tạp, bí hiểm. Trong khi giác ngộ th́ lại rất đơn giản, hồn nhiên. Kiến thức rất phức tạp, bởi v́ nó phải như thế, bởi v́ nó là một sản phẩm đầy xảo quyệt của con người.

Khi bạn lắng nghe một người giác ngộ, vị đó chỉ nói ra những chân lư giản đơn, rất mực giản đơn; ông ta sẽ không bao giờ nói đến những triết lư cao thâm xa vời. Ông ta rất thực tế. Mà thật ra, ông ta chẳng nói ǵ cả, ông ta chỉ ra cho bạn thấy một cách đơn giản. Phật dạy, “Chư Phật vạch ra con đường, các Ngài không hề nói đến mục tiêu.” Bạn phải lên đường -cứ đi, và rồi một ngày nào đó, nó sẽ xảy đến với bạn. Chỉ ở cái thời điểm này bạn mới có khả năng nhận thức được rằng tất cả mọi kiến thức chỉ là giả tạo, sản phẩm của những tâm thức tinh ranh, xảo quyệt, trong khi mọi hiểu biết đều rất mực đơn giản, hồn nhiên, thô sơ.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ hai:

 

Henri Bergson (1) cũng có đưa ra học thuyết về trực giác. Sự tiếp cận của ông ta như vậy có giống y như Thiền hay không?

 

 

Trông th́ rất giống Thiền nhưng mà không phải vậy và không thể như vậy.

Bergson là một triết gia, một triết gia có tầm vóc, tuy nhiên ông ta không có kinh nghiệm thân chứng. Ông ta nói về trực giác, nói một cách sâu sắc, đi vào đến tận cùng những phức tạp của vấn đề, thế nhưng tất cả những điều ông nói đều thuần về mặt tri thức. Ngay cả việc ông nói về trực giác cũng thế. Cái đầu của bạn vẫn có thể nói về chuyện trái tim –hăy nhớ đến khả năng này. Bạn có thể nghĩ là bạn đang cảm xúc nhưng đó vẫn chỉ là ư nghĩ. Con người vốn rất vi tế và cũng là một kẻ dối gạt. Vâng, cái đầu của bạn có thể nói chuyện về trái tim, bạn có thể nghĩ về những cảm xúc, bạn có thể rất luận lư về t́nh yêu.

Bergson đă có một sức hấp dẫn lớn v́ ông ta đă nói đến trực giác. Ông ta chống lại trí năng. Thế nhưng tất cả những ǵ ông ta nói ra đều là tri thức. Trực giác đối với Bergson không hề là một kinh nghiệm thân chứng.

 

Thiền luôn khẳng định về kinh nghiệm thân chứng. Bạn có thể thấy rất nhiều cái thoạt trông có vẻ giống Thiền nhưng bạn sẽ không bao giờ t́m thấy cái ǵ là Thiền thật sự. Hiện tượng th́ có vẻ rơ ràng như thế mà bản chất thật ra là không phải. Trông ngoài mặt th́ tưởng là vậy, vâng, cái b́nh chứa th́ cái nào mà chẳng giống nhau –nhưng mà cái chứa đựng bên trong th́ lại tuyệt đối khác xa.

 

William Barrett nhớ lại chuyện một người bạn của ḿnh có dịp đến viếng thăm Martin Heidegger (2), một triết gia Đức nổi tiếng. Lúc ông ta đến th́ thấy Martin Heidegger đang đọc một trong những cuốn sách của Suzuki. Người bạn đă hỏi triết gia Heidegger một cách thành thật là phải chăng ông thích thú về Suzuki và Thiền, và ông ta trả lời, “Nếu tôi không hiểu lầm những điều ông ta tŕnh bày th́ đây là những ǵ mà tôi đă cố gắng để nói lên trong tất cả những tác phẩm của tôi.”

Thế nhưng Heidegger cũng chỉ quanh quẩn trong suy tưởng, triết lư và học thuyết. Ông ta là một triết gia lớn –cũng tầm cỡ như Bergson, có khi c̣n rốt ráo hơn cả Bergson với những tư tưởng rất sâu sắc, khai mở ra những chân trời uyên áo –tuy nhiên về chuyện đạt ngộ, đại định, hay giác ngộ ông ta c̣n cách xa đến cả hàng vạn dặm.

Và có lúc ông ta cũng xuẩn động như bất kỳ kẻ phàm phu nào. Khi Adolf Hitler trở nên một nhân vật đầy quyền lực, Heidegger đă trở thành một trong những ủng hộ viên nhiệt thành. Hăy tưởng tượng một ông Phật lại đi ủng hộ Adolf Hitler? Hoàn toàn không hề có chuyện như vậy! Thế mà cái ông Heidegger này lại trở thành một người phát xít! Cung cách của ông ta cũng đâu có khác ǵ những con người b́nh thường không một chút hiểu biết, không tuệ giác.

 

Có những lúc mà bạn thấy thật quá dễ dàng để nói về những vấn đề lớn lao, nhưng để thể hiện những hiểu biết của ḿnh trong đời sống hàng ngày th́ là điều trái lại… Nhiệm mầu thay là việc khiêng dầu, nhiệm mầu thay là việc gánh nước –trong những việc tầm thường như thế mà sự hiểu biết được thẩm thấu. Cuộc sống đời thường của bạn phải bừng lên ánh sáng giác ngộ, trong từng khoảnh khắc một phải là một ngọn đèn tự toả chiếu ánh sáng.

Tất cả những điều sâu sắc mà Heidegger nói ra đă trở nên vô nghĩa, cho thấy chỉ là chuyện phù phiếm, không có thực. Ông ta cũng là một con người cực đoan như tất cả những người Đức khác. Nhưng những người khác c̣n có thể được tha thứ, chứ Martim Heidegger th́ không.

 

Những điều giống y như vậy cũng đă xảy ra ở đây, ngay tại Ấn Độ. Bà Indira Gandhi (3) từng bước một đă trở thành một nhà độc tài và Acharya Vinoba Bhave (4) đă ủng hộ bà ta. Ông ta đă lư giải sự độc tài này như là một cuộc thí nghiệm lớn lao về tính kỷ luật: một thời đại vĩ đại đă được bắt đầu, thời đại của kỷ luật.

Bạn có thể lư giải sự độc tài như là khép ḿnh vào khuôn khổ kỷ luật một cách khá dễ dàng, và điều này đă cho thấy tuệ giác của Vinoba Bhave -một con số không.

Hăy nhớ cho, bạn nên quan sát cách người ta sống như thế nào thay v́ nghe người ta triết lư về nó. Triết lư chẳng đi đến đâu cả, đó chỉ là những tṛ chơi ngôn từ trong tâm tưởng.

 

Trước phút lâm chung người ta thấy Carl Gustav Jung (5) đang đọc cuốn “Những Bài Giảng về Thiền và Zen” (Ch’an and Zen Teachings) của Charles Luck. Đây là cuốn sách cuối cùng mà ông ta đọc, trước khi từ giả cơi đời. Nhưng trước khi nhắm mắt Jung đă nhờ người thư kư viết một bức thư cho tác giả, Charles Luck, cho biết là ông rất ái mộ cuốn sách này. Jung bảo, “Hăy nói với Charles Luck rằng khi tôi đọc những ǵ mà ngài Hư Vân nói tôi có cảm giác rằng đó cũng chính là điều tôi muốn nói. Cũng giống y như vậy thôi.”

 

Nhưng cũng vậy, đây cũng chỉ là những hiểu biết thuần tri thức. Jung không phải là một thiền giả. Ông ta là một nhà phân tâm lỗi lạc, một nhân vật có tầm vóc lớn trong địa hạt quan sát phân tích tâm thức con người, một nhà thám hiểm vĩ đại trong lănh vực vô thức, huyền nhiệm, nhưng ông ta không phải là một thiền giả. Thực ra, ông ta đă chối bỏ tất cả mọi h́nh thức thiền quán; nói rơ hơn, ông ta sợ hăi thiền quán.

Khi ông ta đến Ấn Độ, lúc đó ngài Raman Maharshi (6) đang c̣n tại thế nhưng Jung đă không muốn viếng thăm. Rất nhiều người đă bảo ông ta, “Ngài là nhà nghiên cứu sâu xa về con người, và ở tại đây có một nhân vật mà chúng tôi gọi là Bhagwan. Đă đến Ấn Độ th́ Ngài nên viếng thăm ông ta một lần, bằng không ngài đă lỡ cơ hội gặp được một vị Phật. Ngài hăy đến và đi sâu vào t́m hiểu ông ta, nếm thử bầu khí mà ông ta thở, ánh sáng giải thoát mà ông ta sống. Ngài từng suy tưởng về Phật, về Lăo Tử, về Christ -tại sao lại không đến viếng Raman Maharshi?”

Tuy nhiên ông ta đă tránh né chuyện gặp gỡ này. Ông ta đi thăm viếng ngôi đền Taj Mahal nhưng không muốn gặp Raman.

 

 

Tôi có cảm tưởng là ngay cả nếu Đức Phật c̣n tại thế chắc là Jung cũng sẽ không đến viếng thăm Ngài. Hoặc giả như Chúa Giê Su c̣n sống ông ta cũng sẽ không đến viếng thăm. Tại sao vậy? Nỗi sợ hăi đó là ǵ? Đó là một nỗi sợ hăi vô cùng sâu xa, nỗi sợ hăi về phương Đông . Ở phương Tây ông ta đă từng được khuyến cáo rằng phương Tây không nên học hỏi những đạo học Đông phương chẳng hạn  như Yoga, Mật, hay Thiền. Trong suốt cuộc đời ḿnh ông đă được khuyến cáo như thế v́ cho rằng tâm thức của phương Tây hoàn toàn khác biệt, hướng đi cũng khác biệt -những tư tưởng Đông phương như vậy sẽ làm nhiễu hại đến toàn bộ giá trị tinh thần Tây phương.

Ông ta không bao giờ thiền quán. Và đặc biệt ông ta rất sợ hăi cái chết. Không phải chỉ sợ cái chết mà ngay cả xác chết. Ông ta rất muốn đến Ai Cập để được trông thấy những xác ướp của thời cổ đại -một nỗi ao ước lâu dài. Nhưng tối thiểu có đến bảy lần ông ta đă mua vé máy bay nhưng cuối cùng lại hủy bỏ. Có một lần, cũng là lần chót, ông ta đă đặt chân đến phi trường, nhưng rồi lại quay về. Ông ta sợ cả đến việc trông thấy những xác chết thời cổ -bởi v́ điều này sẽ nhắc nhở ông ta về cái chết của chính ḿnh, nhắc nhở ông ta về những ǵ sẽ xảy ra cho chính thân xác ḿnh. Nó đă tạo nên một mối băn khoăn lớn.

Bây giờ th́ cái ông này có thể đọc về Thiền và ngay cả có thể được thuyết phục để tin về những chân lư của nó, có quan hệ môt cách tri thức với nó, và ngay cả có thể nói một câu rằng “tôi có cảm giác rằng những điều ngài Hư Vân nói cũng chính là điều tôi muốn nói. Y như vậy.” Thế nhưng trong khi điều phát biểu “Y như vậy” –của ngài Hư Vân là một khẳng định hiện sinh c̣n nếu do Carl Gustav Jung nói ra th́ nó sẽ là một phát biểu triết học, cũng chẳng khác ǵ người mù nói về ánh sáng.

 

Những người này đều là những nhà luận lư. Họ là những người rất duy lư nhưng không hẵn là những người hoàn toàn hợp lư. Hăy nhớ rằng duy lư không có nghĩa rằng bạn là người có lư. Một sự thực hiển nhiên cho thấy một người được coi là duy lư không thể nào chấp nhận sự hợp lư -bởi v́ chấp nhận sự hợp lư có nghĩa là phải dành chỗ đứng cho sự vô lư. Được xem là hợp lư có nghĩa là bạn phải chấp nhận sự nghịch lư của đời sống. Được xem là hợp lư có nghĩa là không phải chỉ đ̣i hỏi cái sống –trong khi cái chết cũng đồng thời hiện hữu, phải chấp nhận nó. Đồng thời cũng không chỉ suy nghĩ về Thượng Đế -mà quỷ Sa Tăng cũng có mặt ở đó, phải chấp nhận y. Ánh sáng và bóng tối cùng hiện hữu -phải chấp nhận cả hai.

Một người hợp lư là kẻ dễ dàng chấp nhận, dễ dàng tiếp thu. Trong tâm y không hề mang sẵn định kiến; không hề chứa một giả định có trước. Tâm của y rộng mở, hoàn toàn rộng mở. Một con người duy lư th́ không dễ dàng rộng mở như thế. Y vô cùng khôn ngoan trong luận lư –nhưng luận lư cũng chỉ là sản phẩm của con người, do chúng ta tạo ra. Luận lư chỉ là một nửa phần của năo bộ, nửa phần kia vẫn ch́m trong khát khao.

 

Tôi không có ư nói rằng nửa phần kia là thiền quán, xin nhớ điều này. Một nữa là luận lư c̣n nửa phần kia là phi lư. Khi nào bạn vượt được ra ngoài cả hai, vượt lên trên tất cả, ta ở trong thiền quán. Cũng xin nhớ rằng suy tưởng không phải là thiền quán, cảm thọ cũng thế. Suy tuởng chỉ mới một nửa và cảm thọ cũng chỉ là một nửa. Khi cả suy tưởng lẫn cảm thọ tan biến vào trong một thể đồng nhất, chúng không c̣n là chúng nữa. Bây giờ th́ bạn không thể gọi chúng là suy tưởng và cảm thọ, chúng đă vượt lên trên cả hai, là một cái ǵ đó vừa mới được khai sanh, phong phú hơn cả hai. Cái tổng thể này không phải là do những bộ phận ráp lại. Khi một tổng thể được h́nh thành, các bộ phận tan biến vào một cái ǵ đó hoàn toàn mới mẻ, tuyệt đối mới mẻ.

Đây là thế giới của siêu việt, hai với hai là năm mà không c̣n là bốn. Trong thế giới của đời thường, hai với hai là bốn; trong thế giới của thiền quán, của nhất thể, toàn bộ, hai với hai là năm, không bao giờ là bốn -bởi v́ cái tổng thể này siêu việt hơn các bộ phận ráp lại. Một cái ǵ đó mới mẻ đă ra đời. Khi bạn ráp các bộ phận của một chiếc đồng hồ lại với nhau, tiếng “tíc-tắc” xuất hiện. Khi bạn tháo rời các bộ phận của chúng ra, tiếng “tíc-tắc” biến mất. Tiếng “tíc-tắc” này là một cái ǵ đó siêu việt, đó là sự sống, là thiền quán, là Thượng Đế.

Luận lư không thể nào mang đến cho bạn tiếng “tíc-tắc” đó. Luận lư là một cô gái điếm –hăy luôn nhớ như vậy. Luận lư có thể đi với bất cứ ai -bất cứ ai sẵn sàng chi tiền. Luận lư đồng nghĩa với ngụy biện. Bạn có thể dùng luận lư để tán dương Thượng Đế, đồng thời bạn cũng có thể dùng cùng một thứ luận lư này để chống báng lại. Bạn có thể dùng chúng để ủng hộ thiền quán hoặc dùng chúng để phản bác. Luận lư không có trái tim, nó không biết đến yêu thương. Nó không hề có một chút chân t́nh.

 

Trong ḍng triết học Hy Lạp đă có một thời khá dài những nhà biện luận đă chiếm ưu thế. Họ là những nhà luận lư thực sự, hoàn toàn thuần lư, những kẻ nói láo tài t́nh. Họ bảo rằng, “Chúng tôi không cần cho bạn biết chân lư là ǵ. Bạn cứ việc nói với tôi chân lư của bạn là ǵ, và rồi chúng tôi sẽ chứng minh điều đó.” Nhưng nếu đối thủ của bạn chạy đến t́m họ và bảo rằng, “Đây mới là chân lư, tôi sẽ trả tiền gấp đôi,” thế là họ cũng sẽ chứng minh đối thủ của bạn là đúng.

 

 

Hăy nghe một giai thoại ngắn:

 

G. K. Chesterton (7) rất nổi tiếng với câu chuyện sau đây:  Một tên cướp nhiều mưu kế cuối cùng đă bị quân lính của nhà vua bắt được. Nhà vua, một người rất thích các tṛ chơi, các câu đố hiểm hóc và đồng thời cũng là một nhà luận lư nổi tiếng, đă đưa ra một vấn nạn cho tên cướp giải quyết sinh mệnh của ḿnh, “Ngươi chỉ được nói một câu thôi. Nếu câu này chứa đựng sự thực trong đó, ngươi sẽ bị xử bắn, c̣n ngược lại, ngươi sẽ bị treo cổ.”

 

Đây là cái mà người ta gọi là song đề, một thế tiến thối lưỡng nan!

 

Nhà vua bảo, “Nếu ngươi nói sự thực trong đó ngươi sẽ bị bắn. Chỉ nói một câu thôi, một câu duy nhất. C̣n nếu ngươi nói láo ngươi sẽ bị treo cổ.”

Và tên cướp đă chiến thắng nhà vua –v́ y cũng là một tay lư luận tài ba- bằng câu trả lời: “Hăy đem tôi đi treo cổ.”

 

Bạn có hiểu được nội dung của câu chuyện hay không? Nếu câu nói của y đúng th́ nhà vua sẽ rất khó xử v́ đă bảo rằng, “Nếu câu này đúng ngươi sẽ bị xử bắn.” (tức là không treo cổ y được). C̣n nếu đúng là y sẽ bị treo cổ, th́ lẽ ra y sẽ phải bị bắn –lúc đó hoá ra câu nói của y là không đúng. Mà nếu không đúng, tức là nói dối, th́ theo lệnh của nhà vua, « nếu ngươi nói dối, ngươi sẽ bị treo cổ ». Nhưng nếu đem treo cổ y th́ hoá ra câu nói của y lại trở thành sự thật.

 

Luận lư là như thế. Đó là một tṛ chơi. Đừng bao giờ nương tựa vào luận lư, đừng bao giờ tin cậy vào triết lư. V́ quá trông cậy vào luận lư và triết lư, con người đă hủy diệt những tính năng phong phú của tôn giáo. Tôn giáo vượt lên trên luận lư và triết lư.

 

Thiền là một tôn giáo tinh khôi. Đó là một kinh nghiệm thân chứng. Nó mời gọi bạn tham dự vào hiện sinh, cùng nhảy khúc luân vũ với hiện sinh –đó là những ǵ được gọi là thiền quán. Trong khoảnh khắc mà bạn tan biến đi, cũng có nghĩa là bạn đă ḥa điệu cùng với khúc đại luân vũ. Trong khoảnh khắc mà bạn không c̣n là bạn nữa, bạn trở thành cái ngă của nhất thể. Vâng, ban đầu chỉ là một khoảnh khắc mà ánh sáng bùng lên rồi bóng tối tan biến và bạn thể nhập vào với khúc luân vũ –cũng cùng chung một vũ điệu mà các v́ sao, các hành tinh, mặt trời và mặt trăng, cũng cùng chung một vũ điệu mà bốn mùa luân chuyển rồi mùa xuân đến với trăm hoa đua nở. Một khoảnh khắc đơn thuần đă đưa bạn ḥa điệu vào khúc luân vũ này. Để rồi từng tí một bạn trở nên tỉnh thức hơn và nhận ra cái khả năng có thể thể nhập vào đó nhiều hơn. Thế rồi bạn ngày càng trở nên tinh tế hơn để thể nhập vào sâu hơn nữa. Cho đến một ngày bạn bắt đầu an trú trong đó. Đó là ngày mà bạn không c̣n là bạn nữa và đó cũng là lần đầu tiên bạn mới chính thực là bạn.

 

Đừng bao giờ để ḿnh c̣n bị lừa dối bởi những Bergson hay Martin Heidegger hay Carl Gustave Jung.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ ba :

 

Tại sao chúng ta cứ măi ức chế chính ḿnh một cách tự nguyện để chạy theo những cơ chế tự vệ què quặt ?

 

 

Để sống c̣n.

Một đứa trẻ không có khả năng tự lực, tự ḿnh nó không thể sống c̣n. Người ta đă khai thác t́nh trạng không tự lực được của trẻ con qua hằng bao thế kỷ. Chúng ta đă áp bức trẻ con như là một chuyện đương nhiên. Vâng, những người lao động có thể đă bị áp bức, nhưng không đến nỗi như thế; vâng, phụ nữ đă bị áp bức nhưng không tới mức như trẻ con. Trẻ con là giai cấp bị áp bức lâu dài nhất của nhân loại và h́nh như quả là điều khó khăn để giải phóng chúng ra khỏi bàn tay của cha mẹ. H́nh như đây là điều bất khả.

 

Trẻ con rất là mỏng manh không thể nào có thể tự hiện hữu. Bạn có thể khai thác điểm này. Bạn có thể bắt trẻ con phải học tập bất cứ điều ǵ mà bạn muốn –cũng chẳng khác ǵ công việc của B. F. Skinner (8) được tiếp tục ở trong pḥng thí nghiệm. Ông ta dạy chim bồ câu đánh bóng bàn, cũng dùng một thủ đoạn như nhau: ban thưởng và trừng phạt. Nếu chúng chịu tham dự tṛ chơi, chúng sẽ được thưởng; nếu chúng từ chối hay miễn cưỡng, chúng sẽ bị trừng phạt. Nếu chúng làm đúng, chúng được thưởng -bằng cách cho ăn; nếu chúng làm sai người ta cho điện giật chúng. Ngay cả chim bồ câu cũng có thể được dạy để đánh bóng bàn.

 

Đây cũng là cách thức được dùng trong những gánh xiệc. Bạn có thể đến đó và xem. Ngay cả sư tử, những con sư tử đẹp đẽ, cũng bị đem đi nhốt cũi, và những con voi th́ đi nhịp nhàng theo lệnh của người quản tṛ. Bọn chúng đă bị bỏ đói rồi được thưởng công nếu làm tṛ tốt -trừng phạt và ban thưởng. Đây là thủ đoạn muôn đời.

Điều mà người ta làm trong gánh xiệc với súc vật cũng là điều mà bạn đang làm với con cái ḿnh. Thế nhưng bạn đă làm điều đó một cách vô thức bởi v́ bạn cũng đă từng được đối xử như vậy; đây là phương cách duy nhất mà bạn biết trong việc huấn luyện và giáo dục cho trẻ nên người. Điều mà bạn gọi là làm chúng « nên người », thật ra, bạn đă hạ chúng xuống, thay v́ nâng chúng lên một sinh thể cao hơn bạn lại đẩy chúng xuống thấp hơn. Tất cả những điều này đều là kỹ thuật và thủ đoạn của phương pháp Skinner - bởi v́ chúng mà chúng ta bắt đầu ức chế ḿnh một cách tự nguyện và chạy theo những cơ chế tự vệ què quặt.

 

Một đứa trẻ không hề biết đến chuyện đúng sai. Chúng ta đă dạy chúng điều này. Chúng ta dạy chúng theo tâm ư của chúng ta. Tuy nhiên một điều có thể đúng tại Tây Tạng không hẵn đă đúng ở Ấn Độ; một điều được coi là đúng tại nhà bạn nhưng có thể sai ở nhà hàng xóm. Thế nhưng bạn cứ bắt buộc trẻ con: Điều này là đúng, phải làm theo như vậy. Đứa trẻ được sự tán trợ khi nó làm và khiển trách khi nó không chịu làm theo. Khi nó nghe lời bạn, bạn rất là hả dạ và vỗ về nó, c̣n ngược lại bạn sẽ nổi tam bành lên hành hạ nó, đánh đập, bỏ đói nó, không yêu thương chúng.

 

Một cách rất tự nhiên, đứa trẻ bắt đầu hiểu rằng sự sinh tồn của nó đang bị đe dọa. Nếu nó nghe lời cha mẹ th́ mọi chuyện đều tốt đẹp; c̣n nếu không chắc là họ sẽ giết nó không chừng. Và như vậy, đứa trẻ có thể làm được ǵ đây? Làm sao nó có thể xác định được bản sắc của ḿnh để đối phó với những người đầy quyền lực này? Họ là cái bóng hiện ra lù lù đầy đe dọa. Họ cực kỳ to lớn, khổng lồ, đầy quyền lực và có vẻ như có thể làm được bất cứ chuyện ǵ.

Đến khi đứa trẻ trưởng thành th́ nó đă bị điều kiện hóa. Cái điều kiện này đă ăn sâu vào người rồi cho nên bây giờ cha mẹ đâu c̣n cần phải đi kèm theo nó nữa. Cái tâm thức bị điều kiện hoá này, mà người ta gọi là lương tâm, vẫn sẽ không ngừng đày đọa y.

 

Một cách cụ thể, nếu một đứa con trai bắt đầu vọc chơi với bộ phận sinh dục của ḿnh -trẻ con hay chơi nghịch như thế, một niềm vui hoàn toàn tự nhiên, bởi v́ thân xác của trẻ con vô cùng nhạy cảm- th́ đó không phải là một hành động mang ư nghĩa dục t́nh theo cái nh́n của người lớn. Trẻ con thường rất sinh động và một cách hết sức tự nhiên, bộ phận sinh dục của nó là nơi tràn đầy sức sống hơn bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể. Đây là nơi năng lượng đời sống tích lũy –và là nơi nhạy cảm nhất. Vọc chơi với bộ phận sinh dục, đứa trẻ cảm thấy rất vui thích –nhưng bạn th́ lại rất lo lắng. Đó chính là vấn nạn của bạn. Bạn bắt đầu lo sợ rằng đứa trẻ đang thủ dâm hoặc tương tự như thế. Thật ra không phải như vậy. Chẳng qua chỉ là niềm vui khi đùa nghịch với một phần của thân xác ḿnh. Đó chẳng phải là thủ dâm hay ǵ cả, chỉ là sự yêu thương thân xác của chính ḿnh.

 

Đó là tội lỗi của bạn, nỗi lo sợ của bạn. Có phải bạn đang lo lắng rằng có thể có ai đó đă trông thấy con trai của bạn đang làm như vậy rồi họ sẽ nghĩ xấu về chuyện giáo dục con cái trong gia đ́nh bạn? Phải làm cho chúng văn minh hơn. Phải dạy chúng một cái ǵ đó. Thế là bạn rầy la đứa trẻ bắt phải chấm dứt ngay cái tṛ chơi này. Bạn la lên, «Chấm dứt !» một lần, hai lần, và nhiều lần như thế. Theo thời gian, chúng biến thành một phần của lương tâm. Chấm dứt, chấm dứt, chấm dứt -những tiếng này càng ngày càng thấm sâu hơn, trở thành một phần vô thức của đứa trẻ.

Bây giờ th́ không cần có bạn ở bên cạnh nữa. Mỗi khi đứa trẻ bắt đầu vọc chơi bộ phận sinh dục của ḿnh, sẽ có một tiếng nói nào đó từ bên trong dội lên « Chấm dứt ! » làm đứa bé sợ hăi –có thể cha ḿnh hay mẹ ḿnh đang ḍm chừng ở đâu đây- và rồi nó cảm thấy ḿnh đang phạm tội. Và rồi khi chúng ta dạy trẻ rằng Đức Chúa Cha có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả ở trong pḥng tắm, đang quan sát xem xét ta. Đứa trẻ sẽ không ngừng lấm lét nh́n khắp mọi nơi.

 

Cái ư niệm về Thiên Chúa này làm cho con người què quặt. Thế là bạn không bao giờ c̣n có tự do dù là ở trong pḥng tắm của bạn. Không có nơi nào bạn có tự do cả. Cái vị Thiên Chúa toàn năng này đă bám sát theo bạn như một người thám tử đi bắt kẻ gian. Ông ta hiện diện ngay cả khi bạn đang làm t́nh với phụ nữ. Ông ta không cho phép bạn làm chuyện này. Ông ta là một tay cảnh  sát siêu hạng -bổ túc thêm vào cái lương tâm mà các bậc cha mẹ đă tạo ra.

Đó là lư do tại sao mà Đức Phật bảo rằng trừ phi bạn giết chết cha mẹ, bạn sẽ không bao giờ có tự do. Giết chết cha mẹ ở đây có nghĩa là giết chết cái tiếng nói của cha mẹ ở trong bạn, giết chết cái lương tâm hằng đeo đuổi bạn, buông bỏ tất cả những ư tưởng vô nghĩa và bắt đầu sống một đời sống của riêng ḿnh, phù hợp với ư thức của ḿnh. Hăy nhớ rằng, phần ư thức phải được tăng dần, phần lương tâm phải được giảm bớt. Từng bước một, lương tâm sẽ phải hoàn toàn tan biến nhường chỗ cho ḍng ư thức sinh động.

Ḍng sinh thức này sẽ là quy luật –hăy để cho nó là quy luật duy nhất. Như thế bất cứ cái ǵ mà bạn cảm thụ, đó là đời sống của bạn. Bạn là người phải tự quyết định. Đó là cuộc đời của bạn mà không phải của ai khác, họ không có quyền quyết định thay bạn.

 

Tôi không hề bảo rằng lúc nào bạn cũng có quyết định đúng đắn, đôi khi bạn cũng sai lầm. Nhưng đó cũng là một phần tự do của bạn, một phần của sự lớn khôn. Có nhiều khi bạn đi sai đường nhưng điều này hoàn toàn chẳng thành vấn đề -đi lạc lối cũng là một cách thức để quay trở về nhà. Một người không bao giờ lạc lối th́ chẳng bao giờ có thể trở về nhà, y đă chết từ lâu. Một người không bao giờ làm điều ǵ lầm lẫn sẽ không bao giờ cảm thấy lạc thú khi ḿnh làm chuyện đúng. Y chỉ là một tên nô lệ. Một trạng thái nô lệ tâm thần đă h́nh thành.

 

Một đứa trẻ đă phải nương tựa vào cha mẹ một thời gian khá dài -tối thiểu là hai mươi hay hai mươi lăm năm. Thật là dài đăng đẳng. Hết cả một phần ba đời người. Trong suốt một phần ba đời người đó y đă bị điều kiện hóa. Hăy suy nghĩ kỹ đi -một người với hai mươi lăm năm bị điều kiện hoá! Bao nhiêu áp lực đă đổ xuống đời y.

Và một khi mà bạn đă được dạy cho cái tṛ xảo trá này rồi, bạn khó mà quên được. Đó là lư do tại sao thật là điều khó khăn khi phóng ḿnh vào chân lư, khi trở thành một hành giả tầm đạo –sannyasin. Sannyas có nghĩa là làm một bước nhảy vượt thoát ra khỏi cấu trúc xă hội bao quanh bạn, đó là một bước nhảy quyết liệt -bởi v́ bạn không thể nào thoát ra khỏi nó một cách từ từ, chậm răi. Đó là một bước nhảy lượng tử, bất chấp mọi rủi ro. Chẳng khác ǵ bạn đang nhảy ra khỏi một ngôi nhà đang cháy –mà quả là ngôi nhà đang cháy thật- để bắt đầu sống một cuộc sống của riêng ḿnh. Dĩ nhiên, lúc ban đầu bạn sẽ không khỏi bị rúng động, bạn sẽ run rẩy rất nhiều lần bởi v́ đó là điều tự nhiên khi bạn đối kháng lại cha mẹ, đối kháng lại xă hội. Xă hội chẳng qua cũng chỉ là quyền lực của cha mẹ được nhân rộng ra thôi; trong đó cha mẹ bạn không ǵ khác hơn là những nhân viên thừa hành. Tất cả chỉ là một tổ hợp đại âm mưu –cha mẹ, thầy giáo, cảnh sát, quan ṭa, tổng thống- tất cả kết hợp cùng nhau trong một âm mưu lớn. Và họ đang nắm vận mệnh tương lai của toàn thể trẻ con.

 

Một khi mà bạn đă học được điều ǵ, giải trừ chúng quả thật rất khó khăn. Sau hai mươi lăm năm bị nhồi nhét lập đi lập lại nhiều lần, bạn đă hoàn toàn bị thôi miên. Sự giải trừ thôi miên là điều cần thiết; bạn phải xoá bỏ hoàn toàn những thiết định đă được phủ lên bạn.

 

 

Vâng, đó đơn giản chỉ là chuyện sống c̣n, nhu cầu được tồn tại. Đứa trẻ muốn được sống. Đó là lư do tại sao nó phải bắt đầu biết thỏa hiệp, mặc cả. Đối diện với vấn đề sinh tử, bất cứ ai đều cũng phải mặc cả. Nếu bạn đang nằm chết khát trong sa mạc và ai đó đang có b́nh nước trong tay. Khi mà bạn đang khát, đang sắp chết đến nơi, y có thể đ̣i hỏi bạn phải trả với bất cứ giá nào. Y có thể ra lệnh, «Hăy ḅ đến và hôn chân ta» và bạn sẽ ḅ, sẽ hôn chân hắn. Y có thể sai khiến bất cứ chuyện ǵ, y có thể bắt buộc bạn nhiều thứ. Đó là tất cả những ǵ mà chúng ta đang đối xử với trẻ con hiện nay.

 

 

Dĩ nhiên tôi không hề bảo bạn là nên đi t́m giết cha mẹ ḿnh. Họ cũng chỉ là những nạn nhân như bạn thôi. Họ chỉ là những nạn nhân của xă hội này, của cha mẹ họ. Và những bậc cha mẹ này cũng là nạn nhân của cả một chuổi dây chuyền dài cay độc đó.

Thế nên những điều tôi nói ra không cố ư biến cha mẹ bạn trở thành những kẻ tội phạm. Hăy nên thương họ v́ cùng với bạn họ cũng chỉ là những kẻ đồng hội đồng thuyền. Mà thật ra t́nh huống của bạn c̣n khá hơn họ -ít nhất là bạn cũng c̣n nghe được những tiếng nói khác, ít nhất là cánh cửa đời của bạn cũng được hé mở, ít nhất là có một chút tĩnh thức để bạn có thể thoát ra. Điều đó cha mẹ bạn đă không có được bởi v́ họ đă đến với giáo hội, đến nhà thờ, đến Giáo hoàng, đến shankaracharya –trong khi đó bạn đă đến với tôi. Đó là điều khác biệt lớn lao.

 

Giáo hội, Giáo hoàng, đang làm dịch vụ phục vụ xă hội; Chúa Giêsu không làm công việc này, hăy nhớ cho như vậy. Chúa Giêsu không phải là giáo hội, tôi không phải là giáo hội và Đức Phật cũng thế. Lúc Đức Phật c̣n tại thế, mọi người đă đến với Ngài, họ là những người may mắn. Khi Phật giáo trở thành một giáo hội, nó bắt đầu làm dịch vụ xă hội. Một khi tôn giáo đi vào dịch vụ phục vụ xă hội, một khi tôn giáo trở thành một cơ chế thiết định, nó không c̣n là một tôn giáo nữa, nó là chính trị. Nhà thờ, đền thờ, thánh đường Hồi giáo đang làm dịch cụ phục vụ xă hội. Mohammed không làm công việc này, các vị adi shankaracharya cũng thế, tôi muốn nói đến những vị shankaracharya nguyên thủy - thế nhưng những shankaracharyas của Puri và của các giáo phái khác cũng đang làm dịch vụ cho xă hội.

 

Chỉ mới vài hôm trước đây một vị bác sĩ ở Poona đă viết cho tôi một bức thư. Bằng cách nào đó mà ông ta đă thuyết phục được một trong những vị shankaracharyas -có bốn vị shankaracharyas như thế tiêu biểu cho bốn hướng; tôi không biết đó là vị nào đă được thuyết phục để đến gặp tôi. Dĩ nhiên là ông ta đă đến thăm tôi một cách miễn cưỡng. Điều này cho thấy là vị bác sĩ này rất có ảnh hưởng. Vị shankaracharya này chắc là đă trú ngụ tại nhà của ông ta và bằng cách nào đó mà ông bác sĩ đă t́m cách sắp xếp chuyện này.

Ông ta đưa vị shankaracharya đến cổng và trong khi đang tṛ chuyện với Sant, vị shankaracharya này trông thấy một hành giả sannyasin đang đi ngang qua, tay trong tay với một hành giả sannyasin khác -một người nam và một người nữ- rất là đằm thắm yêu thương. Ông ta bỗng nhiên nổi giận và bảo, «Đưa tôi ra khỏi nơi đây ngay lập tức. Cái ǵ vậy? Tṛ ǵ đây ? Thế mà dám bảo là tôn giáo hả?» Th́ ra chiến tranh th́ được chấp nhận, chiến tranh thuộc về tôn giáo, c̣n yêu thương th́ không. Nếu hai người đang giết chóc lẫn nhau th́ không có vấn đề -có khi c̣n được vinh danh là ‘jihad’, là thánh chiến- c̣n nếu hai người đang hôn nhau, th́ là có vấn đề, là không thể chấp nhận! Điều này không thể được khoan thứ!

Ông ta bảo, «Hăy đưa tôi ra khỏi đây ngay lập tức. Tôi không muốn gặp người này. Hăy nh́n cung cách những đệ tử của ông ta. Họ sẽ hủy diệt cả xă hội này!»

Đúng như vậy! Đó là những điều mà tôi đang nỗ lực để làm. Tôi muốn giật sập cái cấu trúc này. Tôi hết ḷng tán trợ yêu thương và chống lại chiến tranh.

 

Trong những bộ kinh thánh chiến tranh đă được tuyên dương c̣n t́nh yêu th́ không bao giờ -bởi v́ chiến tranh là dịch vụ phục vụ xă hội c̣n t́nh yêu th́ không. T́nh yêu được coi như là cái ǵ đó cực kỳ nguy hiểm, rất mực nổi loạn. Những kẻ yêu nhau trở thành kẻ phản-xă-hội -bạn hăy nh́n kỹ mà xem. Khi người ta yêu nhau người ta măi nh́n vào nhau mà quên bẵng đi cả cái thế giới bên ngoài. Họ quay lưng lại với xă hội. T́nh yêu tự nó cũng đă chống-xă-hội. Những kẻ yêu nhau sẽ tan biến vào nhau và không c̣n bận tâm đến bất cứ điều ǵ khác. Họ sẽ không mất công đi đến nơi đầu phiếu để bỏ thăm cho bất cứ ai -tại sao lại phải bận tâm đến những chuyện này? Họ cũng không cần phải lắng nghe ông hay bà thủ tướng đang nói cái ǵ. Họ cũng không thèm ngó ngàng đến báo chí, chỉ là những chuyện xe cán chó diễn ra hàng ngày. Họ dùng thời gian đó để ca hát, nhảy múa và yêu thương –hay là chỉ ngồi với nhau nh́n lên bầu trời để cùng đếm trăng sao.

Đôi mắt họ tràn đầy một năng lượng hoàn toàn khác biệt, một thứ năng lượng với phẩm chất khác biệt. Họ đă không c̣n hiện hữu trong thế giới này. Họ đă bay bổng đến một nơi nào đó.

 

T́nh yêu luôn luôn là mối nguy cơ cho xă hội, thế nên xă hội đă t́m cách bóp chết nó, tiêu diệt nó bằng những phương cách tế vi. Xă hội c̣n lại những con người hoàn toàn xơ cứng không t́nh cảm yêu thương. Những con người này rất dễ dàng uốn nắn, có thể đẩy cho làm bất cứ chuyện ǵ. Bạn có thể làm cho họ sợ hăi một cách dễ dàng. Hăy nh́n vào cái cơ chế vận hành: Khi bạn đang yêu, không ai có thể làm cho bạn sợ hăi. Không có nỗi sợ trong t́nh yêu. Thế nhưng khi bạn không yêu ai, bạn đă ở trong nỗi sợ; không có t́nh yêu th́ chỉ c̣n cái chết, không c̣n cái ǵ khác. Chỉ có t́nh yêu mới có thể vượt qua nỗi chết, chỉ có t́nh yêu là bất tử -tất cả những ǵ c̣n lại trên trái đất này đều không thể vượt qua cái chết.

 

Cái ông shankaracharya đó đă vô cùng phẫn nộ. Sự phẫn nộ này cho thấy rất nhiều điều. Trước hết, ông ta chắc là người bị ẩn ức t́nh dục. Nếu không, tại sao ông ta lại nổi giận khi thấy đôi trai gái nắm tay nhau? Cô ta có phải là t́nh nhân của bạn đâu? Tại sao bạn lại phải giận dữ như thế? Nó xúc phạm đến bạn chăng? Có ǵ sai lầm trong chuyện này? Đây là vấn đề ẩn ức sinh lư. Ông ta chắc chắn có một nỗi sợ hăi tiềm ẩn ở bên trong, đó là nỗi ám ảnh thầm kín riêng tư. Chàng thanh niên kia đă đánh thức dậy nổi ám ảnh này.

 

Những người này đang phục vụ cho một cơ chế đă thiết định và lẽ dĩ nhiên được hỗ trợ bằng mọi phương cách. Đó là điều chắc chắn. C̣n những người như tôi th́ không thể nào được hỗ trợ bởi những cơ chế như thế. Chúng ta không hề tham dự vào cái âm mưu của họ. Thật ra họ đă để cho chúng ta sống yên cũng đă là một phép lạ. Cũng chỉ là chuyện chẳng đặng đừng thôi v́ thời buổi này người ta đâu có thể giết người theo cái kiểu mà họ đă đóng đinh Chúa Giêsu hay bắt Socrates uống thuốc độc.

 

Con người đă trưởng thành phần nào, ư thức con người phần nào đă trở nên cảnh giác, tỉnh thức hơn. Đây là thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên họ vẫn t́m đủ mọi cách để ngăn chặn, cản trở.

 

Đây không phải là chuyện tự nguyện. Thoạt trông th́ thấy giống như vậy, bởi v́ vào thời điểm bạn trở nên cảnh giác th́ nó đă thấm sâu vào tận máu huyết, xương tủy của bạn rồi. Thế nhưng đó không hề là chuyện tự nguyện. Không có đứa trẻ nào chịu học bất cứ cái ǵ một cách tự nguyện –chúng ta bắt buộc chúng và sử dụng cả bạo lực.

 

Bạn có thể quan sát bất kỳ đứa trẻ nào. Mọi đứa trẻ đều phản kháng, chúng đấu tranh cho đến tận cùng, chúng luôn t́m cách tạo ra những vấn nạn cho cha mẹ, chúng đă vận dụng tối đa phương cách này để thoát ra khỏi cái cơ chế què quặt đó. Nhưng cuối cùng th́ cha mẹ cũng kiểm soát được t́nh thế, bởi v́ họ có nhiều quyền lực hơn. Đây chỉ là vần đề của quyền lực và vô quyền, chỉ đơn giản như thế.

Thế nên cũng không phải là điều trái tự nhiên khi đứa trẻ lớn lên chúng bắt đầu phục thù lại cha mẹ. Đây là một phản ứng dễ hiểu. Thật khó mà có thể tha thứ cho cha mẹ -thế nên tất cả mọi xă hội đều dạy dỗ bạn phải kính trọng họ. Vâng, nếu bạn không thể tha thứ cho họ th́ hăy kính trọng họ; nếu bạn không thể yêu thương họ th́ ít ra cũng nên kính trọng họ. Nhưng cái sự kính trọng này cũng chỉ là chuyện h́nh thức, giả dối. Trong tận cùng của bạn, vẫn c̣n ẩn chứa nỗi oán giận.

 

Nếu những điều mà tôi nói đây được lắng nghe, nếu những điều mà tôi nói đây một ngày nào đó vang vọng đến khắp thế giới, trẻ con lúc đó sẽ yêu thương cha mẹ chúng thật t́nh, chúng sẽ cùng ḥa điệu với cha mẹ bởi v́ cha mẹ lúc đó sẽ không c̣n là kẻ thù của con cái, họ sẽ là những người bạn.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ tư:

 

Ngài có thể chỉ trong một vài câu ngắn gọn cho chúng tôi biết cái ch́a khóa bí mật nhất của Thiền là ǵ ? 

Hăy buông xả.

Đời sống chỉ hiện bày ra một cách rơ ràng nhất nếu bạn không bám chặt vào nó, khi bạn không c̣n dính mắc với nó, khi bạn không tích lũy, không là tên bủn xỉn, khi bạn thư giăn và sẳn sàng để buông bỏ, khi bàn tay rộng mở, không hề nắm chặt lại.

Đời sống chỉ hiện bày một cách rơ ràng nhất nếu bạn không dính mắc với nó –dù là qua cảm xúc hay ư tưởng. Hăy chạm nhẹ vào và buông xả -đó là cái ch́a khóa bí mật, là tất cả bí ẩn, tất cả nghệ thuật. Tất cả cái ǵ được giữ lại đều hư thối -tất cả mọi thứ, tôi bảo như vậy. Tích lũy cái ǵ tức là giết chết nó, bạn cứ tích trữ nó và rồi nó sẽ bay mùi śnh thối. Lư do rất đơn giản là bất cứ cái ǵ sống, chuyển động đều chỉ có tính cách nhất thời. Trong khi giữ nó lại, bạn muốn biến nó thành thường hằng bất biến.

 

Khi yêu một người, bạn muốn chiếm hữu, bạn muốn nó thường hằng. Nó có thể vĩnh cữu nhưng không thường hằng. Phải hiểu rơ chuyện đó. Phải cố gắng để hiểu chuyện đó. Tuy nó chỉ là nhất thời nhưng nếu bạn sống trong một khoảnh khắc hoàn toàn buông bỏ, nó sẽ trở thành vĩnh cữu. Khoảnh khắc mà bạn sống trong trạng thái tâm thư giăn hoàn toàn đó chính là vĩnh cữu.Thế nhưng bạn đă không hề sống trong từng khoảnh khắc, bạn không hiểu thế nào là vĩnh cữu, nên bạn cứ muốn biến nó thành thựng hằng, bạn cứ muốn giữ nó lại cho đến ngày mai, cho đến ngày mốt, cho đến năm tới, và đôi khi cho đến cả đời sau. Bạn chỉ muốn tích trữ nó.

 

Ba từ ngữ sau đây rất là quan trọng: nhất thời, thường hằng, và vĩnh cữu.  Trong các tự điển thông tục, tiếng vĩnh cữu có vẽ được định nghĩa như là vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn sai. Đây không phải là ư nghĩa của vĩnh cữu, mà là thường hằng. Theo định nghĩa này th́ thường hằng trở nên vĩnh cữu. Không phải vậy. Vĩnh cửu không phải là một sự kéo dài, vĩnh cữu là sâu lắng trong một khoảnh khắc. Vĩnh cữu v́ thế lại là một phần của nhất thời, nó không hề chống lại cái nhất thời -thường hằng th́ đối lập lại. Nếu bạn thể nhập sâu xa vào trong khoảnh khắc, ngưng đọng lại trong khoảnh khắc này, tan biến hoàn toàn vào nó, bạn sẽ nếm được hương vị của vĩnh cữu. Từng khoảnh khắc bạn sống một cách trọn vẹn và thư giăn, đó chính là cuộc sống vĩnh cữu. Vĩnh cữu luôn luôn là hiện tại. Cái bây giờ là một phần của vĩnh cữu, không phải là một đơn vị của thời gian.

Hăy trôi đi – như một ngọn lá trôi theo suối nguồn.

 

Ba Tiêu (Basho) (9) há đă từng ngợi ca :

 

Khi ánh chớp bùng lên

Đáng phục thay người đang sống trong vô niệm

Ḍng đời như bóng câu

 

Một bài thơ tuyệt diệu. Đây là nét đẹp tuyệt vời của Thiền gia -bạn không thể t́m được nó ở bất cứ nơi nào. Đây là một cái ǵ đó rất nhất quán trong Thiền. Các giáo sĩ, tăng lữ b́nh thường cũng nói tương tự như thế, rằng cuộc đời là ngắn ngủi, trôi qua nhanh chóng, như bóng câu. Thế nhưng họ đă tạo ra một khao khát níu kéo lại ở trong bạn, họ tạo ra sự tham cầu ở trong bạn. Họ c̣n tạo ra sự tham cầu vào một thế giới khác: cơi trời, thiên đàng, niết bàn, và bao nhiêu thứ nữa. Cuộc sống này qua nhanh. Trước khi nó trôi qua, hăy dùng thời gian này và tích chứa một cái ǵ đó cho đời khác –một vài đức hạnh, công đức-punya.

 

Hăy lắng nghe Ba Tiêu:

 

Khi ánh chớp bùng lên

Đáng phục thay người đang sống trong vô niệm

Ḍng đời như bóng câu

 

Và cũng nhà thơ này :

 

Mới buổi sáng quạ kêu

Buổi tối đà chợt đến.

Hạt sương đời thoáng qua.

Như đoá hoa phù dung

Đâu cần ai nhận biết

Vẫn tiếp tục đơm hoa

Một đời ngắn trọn vẹn

 

Hăy để cho câu thơ này thấm sâu vào bạn: Một đời ngắn trọn vẹn. Ngắn ngủi nhưng trọn vẹn. Đoá hoa phù dung rất được Thiền gia ưa chuộng bởi v́ nó nở vào buổi sáng và tàn lụi vào buổi chiều. Mới buổi sáng nó có mặt ở đó, tươi đẹp làm sao, chân thực nhường nào nhưng khi chiều đến th́ cánh hoa đă tàn úa, rơi rụng xuống mặt đất, sẵn sàng tan biến vào hư không.

Hoa phù dung là một biểu tượng chân thực của đời sống. Vào buổi sáng nó nở hoa và trong cái mảnh đời nhỏ bé ngắn ngủi đó, nó đă sống rất là trọn vẹn, rất hoàn chỉnh. Không có bất kỳ một khiếm khuyết nào. Chỉ một vài khoảnh khắc như thế là đủ, là đạt đến vĩnh cữu.

Bạn có thể sống đến bảy mươi năm nhưng bạn không hề sống chút nào. Kẻ tích trữ không bao giờ sống, kẻ bủn xỉn không bao giờ sống.

Bạn hỏi tôi : Ngài có thể chỉ trong một vài câu ngắn gọn cho chúng tôi biết cái ch́a khóa bí mật  nhất của Thiền là ǵ ? Hăy buông xả, Hăy chạm nhẹ vào và buông xả.

 

Dogen (10) tŕnh với sư phụ: «Con đă thực chứng được việc buông bỏ thân tâm.»

Thiền sư Nayojo la lên, «Thế th́ ngươi c̣n chờ đợi ǵ nữa mà không buông bỏ luôn cái buông bỏ đó ?»

Dogen thoáng một chút lưỡng lự, ông ta chưa hiểu nổi. Vị thiền sư gơ mạnh vào đầu ông ta –Thế là Dogen cười phá lên.  Dogen đă chứng ngộ. Ông ta qùy xuống trước sư phụ và vị Thiền sư tiếp, «Đó là buông bỏ cả sự buông bỏ.»

«Đó là buông bỏ cả sự  buông bỏ.» Đấy mới là sự thư giăn hoàn toàn. Đấy mới là sự buông xả hoàn toàn. Ngay cả niết bàn cũng phải được buông bỏ. Ngay cả Thượng đế cũng phải được buông bỏ. Buông bỏ luôn cả tinh thần, cả thiền quán. Thiền quán chỉ hoàn hảo khi nào thiền quán được buông bỏ. Khi bạn đạt ngộ bạn cũng quên luôn cả sự giác ngộ. Đây mới đúng là hoàn toàn thư giản, là buông xả thật sự.

 

Ngay trước khi viên tịch, ở vào tuổi sáu mươi, thiền sư Bashui (11) bỗng ngồi dậy trong tư thế kiết già và nói với những người tụ tập chung quanh, «Đừng để bị lừa dối. Cứ nh́n thẳng vào. Cái ǵ đây ?» Vị Thiền sư đang hấp hối. Mọi người đang ở trong t́nh trạng canh chừng. Họ nghĩ là ông sắp qua đời nhưng rồi bỗng dưng ông ngồi dậy trong tư thế kiết già. Đây là điều không ai ngờ. Có thể họ đang ngủ gà ngủ gật, nhưng bây giờ th́ hẵn là họ phải tỉnh người dậy, không c̣n lơ mơ nữa. Cái ông già này đang làm ǵ đây? Và họ nghe ông ta la lớn đến ba lần : «Đừng để bị lừa dối. Cứ nh́n thẳng vào. Cái ǵ đây?» Rồi ông ta cười sảng khoái, hoàn toàn thư giản, té xuống và qua đời.

 

Chết trong một phong cách thư thái như thế và sống trong một phong cách thư thái như thế được gọi là Thiền –đó là tất cả bí ẩn, tất cả nghệ thuật.

 

Câu hỏi thứ sáu :

 

Như vậy một điều khá rơ ràng là Thượng Đế không hiện hữu và những phù thủy cũng không hiện hữu. Thế c̣n một người giác ngộ ?

Tôi chưa hề được nghe nói đến bất cứ ai.

 

Câu hỏi thứ bảy :

Bhagwan, tại sao Ngài không đánh thức tôi ngay từ bây giờ ?

 

Bởi v́ ngay lúc này bạn chưa phải là bạn. Nếu tôi đánh thức bạn có thể làm ai đó thức dậy.

 

Hăy nghe giai thoại sau đây.

Một người chào hàng đi ngang qua một thành phố lớn của miền Nam, đang t́m một khách sạn để trú chân qua đêm. Trời đă chạng vạng tối và y th́ đă trải qua một ngày làm việc mệt nhọc, nhưng t́m đến khách sạn nào cũng đều bị hết chỗ. Y lội kiếm khắp nơi và cuối cùng, rất mực tuyệt vọng, lần đến một khách sạn tồi tàn nằm trong khu ổ chuột có tấm bảng treo trước cửa: “Chỉ dành cho người da màu.”

Viên quản lư từ chối thẳng thừng: “Yeah. Ở đây c̣n pḥng nhưng ta không bao giờ cho cái bọn da trắng khốn nạn mướn đâu!”

Bước trở ra, lội bộ hơn cả dặm đường vẫn không t́m được chỗ nào, y nảy ra ư tưởng. Y chạy đi mua một hộp kem đánh giày màu đen, vào pḥng vệ sinh, bôi trét lên mặt mũi và đôi tay, xong quay trở lại cái khách sạn hồi nảy, bảo người quản lư: “Này, người anh em, c̣n pḥng nào trống không?”

Viên quản lư chấp nhận và y khoan khoái rơi vào giấc ngủ sau khi không quên nhờ người quản lư đánh thức ḿnh dậy đúng vào lúc 6 giờ v́ y sẽ phải đáp chuyến bay vào lúc 7 giờ.

Buổi sáng có tiếng dộng cửa pḥng và tiếng người quản lư dội vào: “Thức dậy, thức dậy. Bảy giờ kém 15 rồi. Tôi quên mất việc đánh thức ông bạn.”

Thế là y hối hả chụp lấy túi xách, nhảy vội vào taxi phóng đến phi trường, vơn vẹn chỉ c̣n đúng 3 phút trước khi phi cơ cất cánh. Chộp vội tấm thẻ lên tàu và khi chạy đến cửa y bị người tiếp viên chặn lại: “Chuyến bay này không có chỗ cho bọn đen.”

“Nhưng tôi không phải da đen! Tôi không phải da đen!” Người chào hàng kêu lên, “Rồi tôi sẽ chứng minh cho thấy!” Y đâm bổ vào pḥng vệ sinh chùi tay và mặt như điên. Nhưng không dễ ǵ chùi sạch được màu đen. Y lại tiếp tục kỳ cọ và khi nh́n vào tấm gương, y rên lên: “Trời đất ơi! Chắc là lăo quản lư đánh thức lộn người rồi!”

 

Thế nên cứ việc thong thả. Tất cả mọi chuyện đều đúng thời đúng lúc. Không có ǵ phải hấp tấp và không nên mất kiên nhẫn.

Đă không thiếu những trường hợp xảy ra là một người ngẫu nhiên tỉnh thức. Thế là y phát khùng lên, y nhất định phải phát khùng. Y không có khả năng để tiếp thụ một điều lớn lao như thế. Nhưng mà chuyện này vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Có không biết bao nhiêu người chung quanh thế giới này –ngay cả phút giây hiện tại- đă phát khùng lên như thế khi bị rơi vào một cái ǵ đó mà họ chưa sẵn sàng để tiếp thụ. Những nhà huyền môn Sufis biết rất rơ chuyện này.

Tại Ấn, những người này được gọi là mastas -những người khùng, “mát” giây -những người rất tuyệt vời nhưng bất định hướng. Thế giới đă rời xa, cơn ác mộng xưa đă tắt, nhưng một b́nh minh mới vẫn chưa xuất hiện. Bóng đêm qua rồi nhưng ngày c̣n chưa đến thế là họ lửng lơ ở khoảng giữa, trong một trạng thái u u minh minh.

 

Phải đúng thời và đúng lúc -vị Thiền sư là người không  ngừng t́m kiếm cái khoảnh khắc đúng lúc này. Chỉ ngay trong khoảnh khắc đó mới có thể có sự bùng vỡ, ngoài ra bộ thần kinh của bạn sẽ không có đủ khả năng để tiếp thụ nó. Nó quá mức cho một vụ nổ bùng trí tuệ, nó sẽ làm bạn vỡ tung ra thành từng mảnh. Trừ phi sự tỉnh thức xảy đến đưa bạn ḥa điệu vào trong một thể thống nhất, nó sẽ không mang một ư nghĩa nào cả. Chỉ tỉnh thức đơn thuần sẽ không giúp ǵ cho bạn, nó đồng thời phải được biến thành một thể thống nhất. Bạn tỉnh thức và đồng thời trở thành trung tâm của tỉnh thức này. C̣n nếu như sự tỉnh thức của bạn làm bạn vở vụn ra từng mảnh, đánh mất đi cái nhất thể của bạn, nó sẽ chẳng ích lợi ǵ cả, chẳng có giá trị ǵ cả.

Như vậy thà rằng sống  trong t́nh trạng cũ vẫn c̣n hơn bởi v́ lúc đó bạn c̣n có thể vùng vẫy, c̣n có thể cố gắng để thử -bây giờ th́ bạn c̣n cơ hội nào để thử nữa đâu.

 

Một trong những bậc Thầy vĩ đại của thế kỷ này, Meher Baba (12), đă làm việc không ngừng cho những người khùng này trong rất nhiều năm. Ông đă tới lui khắp cả xứ Ấn Độ. Đây là một trong những công việc hiếm hoi mà ta ít thấy một vị Thầy nào đă làm –đi t́m kiếm những người khùng, những người không c̣n tự ḿnh làm được bất cứ công việc ǵ, những người đă mất hết tất cả lư trí. Cái bản ngă của họ đă vỡ ra nhưng mà tâm thức vô ngă chưa xuất hiện. Một cách đơn giản, họ sống trong trạng thái thụ động, không biết ḿnh là ai, không biết ḿnh đang ở đâu, không biết ḿnh đang làm ǵ.

Meher Baha đă đi khắp xứ Ấn Độ, suốt từ làng này qua làng khác, để t́m kiếm những người khùng này –ông ta đă t́m được rất nhiều người và cũng đă giúp đỡ rất nhiều người. Chỉ có những bậc Thầy mới có đủ khả năng để giúp đỡ những người này bởi v́ họ hoàn toàn không thể tự lo liệu được, họ chẳng khác ǵ những đứa trẻ. Bạn phải đút cho họ ăn. Họ có thể ăn ở đó, bài tiết ở đó, và nằm lăn ra ngủ luôn cũng tại chỗ đó. Họ chẳng có ư thức phân biệt nào cả. Đối với những người này, vị Thầy có thể kéo lùi họ trở lại với cuộc sống b́nh thường để họ có thể bắt đầu cuộc hành tŕnh tâm linh trở lại hoặc cố gắng kéo họ lên một cung bậc cao hơn. Nhưng đây là những công việc vô cùng khó khăn, vô cùng phức tạp.

Bề nào th́ bạn cũng không nên mất kiên nhẫn. Tin vào đời sống. Tin một cách sâu xa. Mọi chuyện rồi chắc chắn sẽ phải xảy ra ngay cái khoảnh khắc đúng lúc này. Không cần phải khao khát chuyện đó.

 

Câu hỏi thứ tám:

 

Tôi được nghe nói rằng người mà ta yêu thật sự không bao giờ hiện hữu mà chỉ là một sự phóng chiếu được nh́n qua lăng kính của tâm lên bất cứ cái ǵ mà nó thẩm tra cảm thấy phù hợp và ít méo mó nhất. Ngài có thể giải thích thêm về vấn đề này?(13)

 

Câu hỏi này từ Neeravo.

Câu hỏi này không cần để giải thích thêm. Điều bạn nghe tuyệt đối đúng. Chuyện nó là như vậy. Đó là một sự thực khá đơn giản.

Chúng ta cứ tiếp tục phóng chiếu, chúng ta cứ tiếp tục nh́n những ǵ mà chúng ta muốn nh́n. Chúng ta không bao giờ chịu chấp nhận thực tại đúng y như vậy. Chúng ta không bao giờ chấp nhận nó được phản chiếu vào tấm gương soi của ta. Chúng ta cứ tiếp tục mang theo những ư nghĩ, ham muốn, tư tưởng, và tiếp tục phóng chiếu chúng.

 

Điều này xảy ra nhiều hơn trong t́nh yêu bởi v́ khi yêu bạn hầu như đang phiêu du trên chín tầng mây. Bạn ở trong trạng thái lâng lâng như đang xài ma túy, trong bạn như có chất kích thích tố tuôn tràn, như có những phản ứng hóa học đang xảy ra. Bạn bị tác động bởi những phản ứng hóa học này và nh́n mọi việc khởi đi từ đó. Bạn trở thành một người hoang tưởng, một kẻ đang nằm mộng. Và người mà bạn đang yêu chẳng hề có trách nhiệm ǵ về chuyện này. Chàng hay nàng có thể chỉ là một tấm màn h́nh. Người gặp rắc rối chắc chắn là bạn mà không ai khác.

 

Khi t́nh yêu xảy đến với một tâm thức như thế thường mang đến khổ nạn –đó là lư do tại sao lại có quá nhiều khốn khổ trên thế gian này. Thế nên trước khi t́nh yêu thực sự xảy ra ta cần phải hết sức lưu tâm. Ta phải ở trong t́nh trạng tỉnh táo để không c̣n một áng mây mờ che phủ trước mắt ta và như vậy ta sẽ nh́n người ta yêu một cách trung thực.

Nhưng trước khi nh́n người trung thực ta cũng cần phải nh́n lại ḿnh một cách trung thực như thế. Đó là bước đầu tiên phải được thực hiện trong trạng thái tự phản tỉnh, đầy tự giác –có như vậy bạn mới không c̣n phóng chiếu. Và rồi một khi cái máy chiếu ngưng lại, không c̣n hoạt động, đó là lúc bạn nh́n người với những h́nh ảnh chân xác nhất. Lúc đó sẽ không bao giờ c̣n bực bội thất vọng nữa -bởi v́ bạn đă  hiểu rơ người ấy. Bạn đă hiểu rất kỹ. Nếu bạn đi đến quyết định th́ đó chính là chọn lựa của bạn, một chọn lựa đầy hiểu biết, cân nhắc với ư thức soi sáng. Và rồi bạn sẽ biết việc ǵ sẽ xảy ra. Tất cả đều đă được soi chiếu trong bạn. Bạn không c̣n phải chán nản thất vọng.

Chán nản thất vọng bắt nguồn từ hoài vọng mà hoài vọng chỉ là phóng chiếu của chúng ta. Tất cả mọi thứ t́nh yêu thương đều đưa đến chán nản thất vọng ngoại trừ t́nh yêu thương đặt căn bản trên quán tưởng.

 

Câu hỏi thứ chín:

 

Những hành tŕnh t́m kiếm nào được xem là không do cái đầu phát khởi?

 

Tất cả mọi hành tŕnh t́m kiếm đều phát khởi từ cái đầu. Những hành tŕnh như thế đều là sản phẩm của trí óc. Trái tim không đi đâu hết. Nó không hề biết đến một cuộc hành tŕnh, hành hương nào cả. Nó là BÂY GIỜ và Ở ĐÂY.

Khi tất cả mọi hành tŕnh này tan biến đi, bạn đến đích. Hành tŕnh t́m kiếm đưa bạn ngày càng rời xa chân lư. Thế nên bất cứ bạn đang đi đến nơi đâu, bạn đang đi với sự trợ lực của cái đầu. Cái đầu chẳng khác ǵ con ngựa. Bất cứ nơi nào mà bạn muốn đến –không cần biết đó là Đề-Li, Hoa-Thịnh Đốn hay thiên đàng- cái đầu là con ngựa, nó sẽ đưa bạn đến. Vâng, nó đưa bạn đến khắp hết mọi nơi ngoại trừ nơi mà bạn đang có mặt. Muốn đến chỗ này bạn không c̣n cách nào khác hơn là giết bỏ con ngựa, phải giết con ngựa này đi, phải là tên sát nhân loại trừ cái tâm viên ư mă này không thương tiếc.

Bạn phải sống trong vô niệm. Khi trí đă buông, tâm tĩnh lặng, bạn đâu c̣n có thể đi đến chỗ nào? Bạn là BÂY GIỜ và Ở ĐÂY, và đó cũng chính là Thượng Đế, là niết bàn.

 

Câu hỏi thứ mười:

Ngài yêu thương chúng tôi nhưng mà thực ra Ngài có thích chúng tôi không?

 

Đây đúng là một câu hỏi quái quỷ! Tôi yêu thương bạn chuyện hẵn nhiên rồi nhưng tôi không thể thích bạn bởi v́ tôi không thể không thích bạn.

Thích và không thích là một phần của tâm phân biệt, của nhị nguyên tính –khi bạn đứng về một phía. Thích và không thích là một phần của sự lựa chọn. Tôi không lựa chọn. Tôi yêu thương bạn nhưng tôi không thể nói thích bạn bởi v́ tôi không thể nói rằng tôi không thích bất kỳ ai đó. Thích và không thích luôn gắn chặt với nhau. Nếu tôi phải thích ai đó th́ tôi cũng sẽ phải không thích ai đó, và như vậy luôn luôn có một cái giá phải trả.

Đây là câu hỏi của Rakesh. Nếu tôi yêu thương Rakesh chuyện đó sẽ không có vấn đề với bất cứ ai khác. Tôi có thể yêu thương tất cả mọi người như nhau. Tôi có thể yêu thương tất cả mọi sinh thể. Yêu thương Rakesh không hề có sự cạnh tranh; yêu thương Rakesh tôi không bị buộc phải khước từ ai ra khỏi t́nh yêu thương của tôi. T́nh thương yêu vô cùng bao la có thể chứa đựng được tất cả.

Trong khi “thích” th́ rất là hạn hẹp. Nếu tôi thích Rakesh th́ có thể tôi sẽ phải không thích Big Prenn –v́ quả là điều khó khăn khi chọn lựa cả vợ lẫn chồng. Không, tôi không hề thích và cũng không hề không thích. Tôi yêu thưong bạn, chăc chắn là yôi yêu thương bạn.

 

Câu hỏi thứ mười một:

Không có thật, cũng không có giả,

Nó là ǵ, nó được hiện bày.

Ai cũng có thể đồng ư điều sau đây

rằng một cái cây là một cái cây,

nhưng con chó có nghĩ như thế?

 

Đây là câu hỏi của Satprem.

Không có thật, cũng không có giả,

Nó là ǵ, nó được hiện bày.

 

Đấy là chân lư. Nó là ǵ, nó được hiện bày. Đó là tất cả ư nghĩa của chân lư.

Ai cũng có thể đồng ư điều sau đây

rằng một cái cây là một cái cây,

nhưng con chó có nghĩ như thế?

Con chó nghĩ rằng cái cây là nhà cầu để nó đi tiểu!

 

Và câu hỏi cuối cùng:

Bhagwan, làm sao chúng tôi có thể biết chắc lúc nào th́ Ngài nói đùa c̣n lúc nào Ngài nói chuyện nghiêm túc?

 

Bất cứ lúc nào tôi đang nghiêm túc biết rất rơ là tôi đang đùa cợt và bất cứ lúc nào tôi đang đùa giỡn biết rất rơ là tôi đang nghiêm túc.

Tôi chỉ đùa v́ vấn đề rất mực nghiêm túc và đó là cách thế duy nhất để nói về nó. Bằng không, quả thực là rất khó, vô cùng khó khăn. Mà tôi th́ không phải là người bạo động.

Vâng tôi hiểu được những vấn nạn của bạn. Tôi đă làm bạn bối rối.

 

Tổng Thống Abraham Lincoln thường hay kể chuyện tếu sau đây về ḿnh. Ông ta nổi tiếng là vị tổng thống khéo pha tṛ của Mỹ lúc đó.

Hai bà Tin Lành giáo phái Amish đang nói chuyện với nhau.

“Bồ nghĩ là ai sẽ thắng cuộc chiến tranh này?” một người hỏi.

“Miền Nam,” người bạn trả lời.

“Tại sao?”

“Bởi v́ nghe đâu Jefferson Davis là người luôn cầu nguyện.”

“Nhưng mà ông già Abraham cũng luôn cầu nguyện mà?”

“Th́ đúng như vậy. Nhưng mà Chúa sẽ nghĩ là ông già Abe đang đùa.”

 

Vâng, đó cũng là vấn nạn của tôi đối với Thượng Đế. Thỉnh thoảng tôi cũng không thể làm cho Thượng Đế tin là tôi đang nghiêm túc, c̣n bạn th́ sao? Đây là bản tính tự nhiên thôi. Nhưng mà tôi sẽ cho bạn sự gợi ư này: Bất cứ lúc nào mà tôi đang đùa cợt bạn có thể chắc chắn rằng lúc đó tôi đang nghiêm túc và bất cứ lúc nào tôi đang nghiêm túc bạn có thể chắc chắn rằng lúc đó tôi đang đùa cợt.

CHÚ THÍCH của DỊCH GIẢ:

(1)   Henri-Louis Bergson (18-10-1859, 1941) Triết gia nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng của Pháp. Viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp Quốc và giải thưởng Nobel về Văn chương năm 1927.

(2)   Martin Heidegger (1889-1976) Triết gia người Đức, được xem như là người khai sáng chủ thuyết “hiện sinh hiện tượng học” và là một triết gia lớn của thế kỷ 20. Ông sinh ngày 22-9-1889 tại Messkirch, Baden. Theo học Thần học Thiên Chúa giáo và Triết học tại Đại học Freiburg và bắt đầu giảng dạy tại đây năm 1915 và trở thành giáo sư thực thụ vào năm 1928. Ông mất tại Messkirch vào ngày 26-5-1976.

(3)   Indira Gandhi (1917-1984): Là con gái duy nhất của Thủ tướng Nehru, bà Gandhi sinh ngày 19-11-1917 tại Allahabad. Tốt nghiệp DH Oxford, bà được coi như là một cố vấn thân cận của thân phụ nhưng chỉ chính thức tham gia vào hoạt động chính trị năm 1964 sau khi đắc cử vào Quốc Hội và nắm giữ chức vụ Bộ Trưởng Truyền Thông rồi trở thành vị nữ thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. (1966-1977 và 1980-1984). Bà bị ám sát vào ngày 31-10-1984 bởi hai vệ sĩ thân tín người Sikh trong khi đang c̣n tại chức.

(4)   Vinoba Bhave (1895-1982): Sinh ngày 11-9-1895 tại Maharashtra, ông được xem như là  một nhà lănh đạo tinh thần (Ấn Độ giáo), một học giả và cũng là một chiến sĩ đấu tranh cho tự do rất nổi tiếng tại Ấn Độ. Sau khi gặp gỡ Thánh Gandhi (7-6-1916) ông đă trở thành người ủng hộ nhiệt thành và sát cánh cùng Gandhi trong công cuộc đấu tranh bất bạo động dành độc lập cho Ấn Độ. Từ năm 1966, ông từ bỏ các hoạt động thế tục, chuyên về tu dưỡng tinh thần và mất vào ngày 15-11-1982.

(5)   Carl Gustav Jung (1875-1961): Jung sinh ngày 26-7-1875, tại ngôi làng nhỏ Kessewil của Thụy Sĩ. Ông theo học Y Khoa tại University of Basel dưới sự hướng dẫn của nhà thần kinh học nổi danh Krafft-Ebing và đó là lư do mà Jung quyết định đi hẵn vào ngành phân tâm học. Ảnh hưởng sâu đậm bởi Freud nhưng sau đó Jung tách rời Freud và đi sâu vào lănh vực mà ông gọi là phân tâm học tổng hợp Sau cuộc gặp gỡ với Sigmund Freud năm 1907, ông đă chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi Freud và được Freud xem như là kẻ kế thừa.  Nhưng vào khoảng đầu năm 1909, nảy sinh sự bất đồng ư kiến giữa hai người về khái niệm vô thức. Theo quan điểm của Freud, vô thức cốt yếu là trung tâm của phi lư tính, phần lớn gồm những cái bị dồn ép, những dục vọng bản năng như những động lực loạn luân, ham muốn về xác thịt. Đó là một cái hầm phần lớn chứa những thói xấu của con người. Trong tư tưởng của Jung, vô thức cốt yếu là trung tâm của những căn nguồn thâm trầm nhất của trí huệ, của những tiềm năng sáng tạo. Khác với Freud khảo cứu căn cứ trên trí năng và khoa học truyền thống, Jung thiên về tâm thần luận, chú trọng khía cạnh tâm linh, huyễn ảo, và quan tâm đến ư nghĩa hàm chứa trong các h́nh ảnh kỳ lạ do bệnh nhân của ông phác họa và mộng tưởng. Ông mất vào ngày 6-6-1961 tại Zurich.

(6)   Ramana Maharshi (1879-1950) được xem là một bậc thánh vĩ đại của Ấn Độ giáo trong thời cận đại. Sinh tại Madurai, nam Ấn Độ, ban đầu Maharshi theo học Trung học tại một trường truyền giáo Hoa Kỳ, nhưng đến tuổi 16, bỗng dưng ông mặc khải một năng lực huyền nhiệm và bắt đầu đi sâu vào lănh vực tôn giáo, tín ngưỡng, và được tuyên xưng như là một bậc tôn sư Ấn giáo trong truyền thống Vệ Đà. Ông đưa ra phương pháp tự-vấn bằng cách quán từng niệm của ḿnh để t́m nguồn gốc. Ban đầu hành giả cần nhiều công phu, nhưng khi đi sâu vào, cái ngă sẽ dần biến mất, lúc đó tâm và trí hoà điệu thành nhất thể.

(7)   G. K. Chesterton (1874-1936):  Sinh ngày 29-5-1874 tại London, Anh. Là một kư giả chuyên nghiệp đồng thời cũng là nhà văn nổi tiếng trong mọi thể loại văn chương, bạn thân của các nhà văn George Bernard Shaw và H. G. Wells. Tuy không thiên về chính trị, nhưng một bài báo nổi tiếng của ông đă gợi ư cho việc h́nh thành chủ nghĩa ái quốc của Thánh Gandhi. Chesterton mất vào ngày 14 tháng 6, 1936 tại Beaconsfield, Buckinghamshire để lại một sự nghiệp văn chương với 69 tác phẩm.

(8)   B. F. Skinner (1904- 1990): Burrhus Frederic Skinner sinh ngày 20-3, 1904 tại Pensylvania (HK). Tốt nghiệp Tiến sĩ Tâm Lư học tại Harvard (1931). Sau một thời gian dạy học tại DH Minesota, ông được mời làm Khoa Trưởng Phân Khoa Tâm Lư học tại Indiana University (1945), rồi DH Harvard (1948) mời ông trở lại làm công tác nghiên cứu cho đến cuối đời. Ông nổi tiếng về những thí nghiệm liên quan đến điều kiện hoá tác động lên hành vi của con người và là tác giả của rất nhiều tác phẩm về Tâm lư học. Ông mất vào ngày 18-8-1990 v́ bệnh hoại huyết và đưọc xem như là nhà Tâm lư học nổi danh không kém ǵ Freud của thế kỷ 20.

(9)   Basho (Ba Tiêu) là bút hiệu của Matsuo Munefusa (1644-94), một thi sĩ nổi tiếng về thể loại thơ hài cú (haiku) trong văn học Nhật Bản. Ông nguyên là một vơ sĩ đạo, nhưng kể từ năm 1466 (22 tuổi), ông đă từ bỏ tất cả để trở thành một thi sĩ. Chịu ảnh hưởng Phật giáo, thơ hài cú của ông phản ảnh màu sắc thiền quán. Những khi cần yên tĩnh một ḿnh, ông rút vào cái cḥi làm bằng lá ba tiêu (cây chuối lá) và từ đó có bút hiệu là Ba Tiêu.

(10)                       Eihei Dogen zenji - Thiền Sư Đạo Nguyên (1200-1253):  Sáng lập ḍng Thiền Tào Động Nhật Bản. Năm 13 tuổi  Ngài thụ giới Tỳ kheo theo phái Thiên Thai với Thiền sư Yosai (Eisai) và sau đó với người thừa kế, Thiền sư Myozen. Năm 1223 Myozen cùng với Dogen hành hương thăm viếng Trung Quốc, Thiền sư Myozen viên tịch tại đây c̣n Dogen th́ theo học với Ngài Rujing và được truyền tâm ấn của phái Tào Động. Ngài trở về Nhật Bản năm 1227 và thiết lập ḍng Thiền Tào Động tại đây.

(11)                       Bashui hay Bassui Tokusho -Bạt Đội Đắc Thắng (1327-1387) là một vị Đại Thiền sư Nhật Bản. Mẹ Ngài được tiên đoán rằng Ngài là ma qủy đầu thai, sau này sẽ giết cha giết mẹ, nên khi vừa mới sinh ra Ngài đă đem đi liệng bỏ ngoài đồng, nhưng rồi một người đầy tớ đă bí mật cứu Ngài đem về nuôi dưỡng.  Mới 7 tuổi Ngài đă tỏ ra thông minh đĩnh ngộ phi thường, thường đưa ra những câu chất vấn về triết học và tôn giáo mà không ai trả lời nổi. Theo học đạo với ngài Cô Phong (Koho) một danh tăng lỗi lạc đương thời và được đặt pháp hiệu là Bassui (hơn mức trung b́nh), nhưng với bản tính độc lập, Ngài thường vào chốn rừng rậm núi cao và đôi khi treo ḿnh vào cành cây cao để có thể tỉnh ngủ suốt đêm và thiền quán. Ban đầu Ngài không thâu nhận đệ tử, nhưng rồi trước sự thỉnh cầu của hàng ngàn tăng chúng, Ngài đành phải nhượng bộ. Thiền sư Bassui nổi tiếng với công án: “Ai là ông chủ?”. Muốn biết thêm về Thiền sư Bassui, độc giả có thể t́m đọc Philip Kapleau's Three Pillars of Zen, trang 155-186.

(12)                       Meher Baba (1894 - 1969) có nghĩa là “Con Người Từ Bi Vô Lượng”, tên thật là Merwan S. Irani. Được xem như là một vị tôn sư lớn của nhân loại. Sau khi chứng ngộ, trong suốt 44 năm hành hoạt cho đến ngày nhắm mắt, Meher Baba hoàn toàn tịnh khẩu. Bên cạnh những hoạt động tinh thần ông c̣n dấn thân tích cực vào các hoạt động xă hội cứu giúp những người khùng, tàn tật và nghèo khổ. Tuyên bố rằng sứ mệnh của ông đă hoàn tất 100%, ông ĺa bỏ xác thân vào ngày 31-1-1969. Thi hài của ông được an táng tại Meherabad Hill ngoại ô Ahmednagar, India (khoảng 200 dặm Đông Bắc Bombay (Mumbai).

(13)                       Một nhà thơ Việt Nam đă diễn tả ư nghĩa này trong 2 câu thơ:

“Có phải em là người không bao giờ tôi gặp

Mới là người tôi ấp ủ trong tim…”

 

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05