THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ
 

 

Từ Điệu Múa Của Loài Công

 

Câu hỏi thứ nhất:

Norman O. Brown (1) đă từng nói: “Cần nên báo cho thế hệ sắp tới biết rằng cuộc đấu tranh thật sự không phải là một cuộc đấu tranh chính trị mà là để loại bỏ chính trị. Chính trị phải được thay thế bằng siêu chính trị. Chính trị phải được thay thế bằng thi ca.” Bằng cách nào thi ca làm cách mạng?

 

Thi ca không làm cách mạng, thi ca là cách mạng -bởi v́ thi ca có một cái nh́n hoàn toàn khác biệt về đời sống. Thi ca là một sự hoá thân. Thi ca có nghĩa là nh́n đời sống bằng đôi mắt ngạc nhiên, nh́n đời sống như một điều huyền nhiệm, nh́n thẳng vào đời sống và chúc tụng cuộc đời. Thi ca không hẵn chỉ là thi ca mà là một sự tiếp cận hiện hữu với tất cả yêu thương. Khoa học là một sự hiếp dâm bởi v́ trên căn bản, lư trí là một sự hiếp dâm –trong khi thi ca là một thể hiện yêu thương. Lư trí mang tính gây hấn, bạo động; trong khi thi ca là bất bạo động. Lư trí là suy nghĩ, thi ca là cảm xúc.

Chúng ta đă xây dựng lên thế giới này chung quanh suy nghĩ và đă thất bại, hoàn toàn thất bại.  Trong thế giới dung tục, thế giới của luận lư và lư trí, nhà chính trị bỗng trở  nên vô cùng quan trọng. Trong thế giới của cảm xúc, thế giới của thi ca, thế giới của yêu thương, sự huyền nhiệm sẽ thay thế chính trị.

Lư trí ẩn chứa khát vọng, nó chỉ muốn chiếm lĩnh quyền lực. Tại sao nó lại muốn chiếm lĩnh quyền lực? Tại sao nó lại muốn có quyền lực ở trong tay? Bởi v́ trong tận cùng sâu thẳm nó cảm thấy bất lực, một mặc cảm tự ti ghê gớm hiện hữu ở tận đáy tầng . Để bao che, lư trí đă  cố gắng để trở nên quyền lực. Lư trí sẵn sàng làm bất cứ điều ǵ mà nó xét thấy cần phải làm –không cần biết tốt hay xấu. Cần phải đạt đến quyền lực với bất cứ giá nào bởi v́ không quyền lực con người cảm thấy ḿnh không là cái ǵ cả, chỉ là một kẻ vô danh. Lư trí là một cuôc phiêu lưu của bản ngă. Hăy để cho sự dung tục là một biểu hiệu của lư trí.

 

Thi ca là một biểu hiệu của cảm tính. Tự thân nó đă có sức mạnh cho nên không cần phải có một quyền lực nào thế vào. Nó không hề bị thương tổn v́ mặc cảm tự ti. Một con người cảm tính là một con người vô cầu. Đó là con người có ḷng thương yêu vô bờ nhưng không phải là một kẻ tích lũy. Y có một sinh mệnh nhưng không hề kiếm t́m để thu góp thật nhiều cho ḿnh mà không bao giờ cảm thấy đủ. Y là một con người vô tranh –khi đă vô cầu th́ đâu c̣n tranh đua để làm ǵ? Là một con người vô cầu  và vô tranh, y thân thiện với mọi hiện hữu. Đó là điều mà Đức Phật gọi là ḷng từ bi.

 

Vâng, thi ca là cách mạng, tuy nhiên tôi không biết Norman có hiểu một cách đúng đắn thi ca là ǵ hay không, bởi v́ bản chất của ông ta vẫn là một nhà luận lư. Tôi không biết là ông đă từng bao giờ thể nghiệm thi ca hay chưa. Khi ông ta nói về thi ca th́ cũng đang làm công việc luận bàn về nó. Bạn có thể luận bàn về thi ca nhưng sự thực những điều bạn nói cũng chỉ là chuyện dung tục. Trước tiên chính bạn phải là thi ca, phải là một huyền nhiệm. Luận bàn về chủ nghĩa thần bí sẽ chẳng giúp đỡ bạn được ǵ –cũng vẫn vậy thôi, chẳng có ǵ thay đổi. Chỉ là một căn bệnh cũ với cái tên mới. Đó là điều mà người ta gọi là b́nh mới, rượu cũ. Đó là lư do tại sao ông ta lạc hướng.

 

Hăy nh́n lại lời phát biểu của ông ta: “Cần nên báo cho thế hệ sắp tới biết rằng ...”. Cái giọng điệu “báo cho thế hệ sắp tới” vẫn là giọng điệu của một chính trị gia. Thế hệ sắp tới không cần được báo cho biết mà cần được chỉ cho thấy. Con người phải trở nên một huyền nhiệm, đó là lời phát biểu duy nhất cần được nói lên. Thế hệ sắp tới không cần phải ‘được báo cho biết’ bởi v́ khi nói như thế bạn trở thành một nhà lănh đạo chứ không c̣n là một vị Thầy. Có ǵ khác nhau giữa một nhà lănh đạo và một vị Thầy? Nhà lănh đạo luôn bảo ngựi ta phải làm cái này cái nọ, một vị Thầy th́ không. Ông ta sống và chỉ cho bạn sống như thế nào.

 

Brown cho rằng: “Cần nên báo cho thế hệ sắp tới biết rằng cuộc đấu tranh thật sự không phải là một cuộc đấu tranh chính trị…” Nhưng đó cũng vẫn chỉ là một cuộc chiến. Ngôn ngữ vẫn mang đầy tính chất gây hấn; đây là ngôn ngữ của sự hiếp dâm, không phải là ngôn ngữ của t́nh yêu. Những điều này đă cho thấy như thế. Cũng lại quay trong cái ṿng lẩn quẩn. Người ta cần phải đọc giữa hai hàng chữ, có như thế bạn mới hiểu được vấn đề. Lại đấu tranh? Cái chữ “đấu tranh” nghe nó tệ lậu thế nào!

 

Và ông ta nói: “Cuộc đấu tranh thật sự không phải là một cuộc đấu tranh chính trị…”. Thế nhưng bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng sẽ biến thành chính trị; đấu tranh là chính trị. Không có ǵ khác nhau khi bạn đấu tranh chống lại bất cứ cái ǵ, bạn vẫn sẽ trở thành một nhà chính trị. Người huyền nhiệm không cần phải đấu tranh, huyền nhiệm là xả bỏ -nên nhớ như thế. Y không là một chiến sĩ, y là người xả bỏ hoàn toàn. Trông thấy sự phi lư của mọi chuyện, y làm người ngoại cuộc, y nhảy ra khỏi cái ṿng quay lẩn quẩn. Nếu bạn đấu tranh, bạn vẫn ở trong cái ṿng quay đó, bạn là một bộ phận của nó. Ngay cả bạn đối lập với nó bạn cũng vẫn ở trong đó. Khi c̣n phải đối lập với bất cứ cái ǵ, bạn không thể vượt ra ngoài, bạn không hề được chuyển hóa, thăng hoa. Đây chỉ là một hành động chính trị chống-chính-trị mà thôi, chẳng ra làm sao cả.

 

Hăy nhớ cho một điều, khi hai kẻ đang đánh nhau, họ đều giống nhau. Con người thường giống với kẻ thù hơn là với bằng hữu -bạn có thấy như thế không ? Khi bạn phải đánh nhau với ai đó, bạn trở nên giống họ; bạn phải lựa chọn cùng chiến lược, chiến thuật, vũ khí, và những phương cách như kẻ thù. Churchill đánh nhau với Hitler ông ta trở thành một Hitler, ngược lại, ông ta khó mà thắng Hitler nổi. Churchill thắng Hitler bởi v́ ông ta đă chứng tỏ cho thấy là ḿnh c̣n Hitler hơn cả chính Hitler nữa.

 

Kẻ thù đă biến đổi bạn hoàn toàn trở thành giống y như họ -đó là lư do tại sao tôi hay nói rằng bạn có thể chọn bằng hữu một cách xuẩn ngốc nhưng không bao giờ nên chọn kẻ thù một cách thiếu trí tuệ. Bằng hữu không thay đổi bạn bao nhiêu nhưng kẻ thù lại có tác động sâu xa, sự thù hằn thấm sâu vào bạn. T́nh yêu có vẻ như chỉ kéo dài trong khoảnh khắc; hận thù th́ vô tận. Một mối t́nh chớm nở và tiếp diễn, rồi th́ tuần trăng mật kết thúc nhanh chóng, thế nhưng sự thù hận th́ tiếp tục năm này qua năm khác, hằng thế hệ và đôi khi hằng thế kỷ.

 

Tại sao con ngựi lại có khả năng thù hận hơn là yêu thương ? Mà thật ra, đôi khi bạn thấy họ đang yêu thương th́ cũng chỉ là v́ thù hận. Cụ thể như, nếu cuộc chiến tranh Ấn - Hồi bộc phát, lúc đó sẽ nảy sinh ra một t́nh yêu thương lớn lao giữa những người Ấn; họ cảm thấy đoàn kết với nhau hơn, họ cảm thấy như chung cùng một mái gia đ́nh. Lúc đó th́ người Maharashtrian sẽ không c̣n đánh nhau với người Gujariti, người nói tiếng Hindi sẽ không c̣n chống lại những người không nói tiếng Hindi. Rồi th́ họ sẽ quên hết chuyện hận thù, họ sẽ trở thành một. Kẻ thù chung đă tạo nên một loại t́nh cảm yêu thương mới. Nhưng đây là sự yêu thương do thù hận tạo nên, một khi thù hận không c̣n hiện hữu th́ t́nh cảm yêu thương này cũng biến mất –đó chỉ là một phó sản.

 

Josef Stalin và Winston Churchill, Roosevelt đă từng là những kẻ thù, nhưng rồi họ trở thành bạn v́ đă có cùng một kẻ thù chung, Hitler. Một khi nước Đức không c̣n, t́nh bạn này cũng tan rả theo. T́nh thân hữu này không phải là một t́nh thân hữu thật sự mà chỉ là con đẻ của một nhu cầu chính trị do họ có cùng chung kẻ thù. Hăy nên nhớ rằng, t́nh yêu khai sanh bởi thù hận không phải là t́nh yêu, đó chỉ là đồng bạc giả. Tất cả những đoàn kết chính trị đều trông cậy vào đây. Bạn không hề đoàn kết với bất cứ ai, bạn chỉ đoàn kết với nhau để chống lại ai đó –đó là luận lư của chính trị.

 

Cái ǵ đă xảy ra với cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga? Người cộng sản đấu tranh để chống lại Sa hoàng, một trong những kẻ thống trị chuyên chế bạo ngược chưa từng có. Nhưng đấu tranh với Sa hoàng họ đă trở thành những ông Sa hoàng mới. Khi có quyền lực trong tay, họ đă tỏ cho ta thấy là họ c̣n nguy hiểm, chuyên chế bạo ngược, độc tài hơn cả Sa hoàng. Một Stalin c̣n nguy hiểm bằng cả một ngàn ông Sa hoàng. Y đă giết chết hàng triệu người, nhân danh cách mạng. Những người bị giết có phải là kẻ giàu có ǵ đâu, cũng chỉ là những người dân nghèo mạt rệp, những người vô sản. Người vô sản bị giết để nhằm cứu vớt người vô sản –và bạo lực cứ thế tiếp tục ngự trị.

 

Cái ǵ đă xảy ra? Cái ǵ là động cơ? Tại sao Josef Stalin đă biến thành một kẻ phản cách mạng? Sau khi trở thành một trong những nhà cách mạng vĩ đại nhất, bằng cách nào mà ông ta đă biến thành một kẻ phản cách mạng?  Có ǵ lạ đâu, khi bạn đấu tranh với một Sa hoàng, không sớm th́ muộn, bạn cũng giống y như một Sa hoàng ; lần hồi bạn cũng sẽ nói chung một thứ ngôn ngữ. Và rồi khi bạn nắm được quyền lực, th́ đó cũng chỉ là một vị Sa hoàng khác lên ngôi. Vị Sa hoàng được thay thế, nhưng «tinh thần Sa hoàng» vẫn được tiếp tục kế thừa.

 

Đó là điều luôn luôn xảy ra. Bạn không cần phải thông minh lắm mới hiểu được chuyện này. Cách mạng luôn thoái trào bởi v́ nhà cách mạng biến thái thành kẻ phản cách mạng khi y nắm quyền lực trong tay. Đó là điều tất nhiên, y không c̣n một chọn lựa nào khác.

 

Cuộc đấu tranh thật sự không hề là một cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh thật sự không thể là một cuộc đấu tranh. Con người cần phải biết buông bỏ. Nhà cách mạng thật sự không hề phải đấu tranh với bất cứ ai, y nh́n thấy được sự phi lư của mọi chuyện và buông bỏ. Y cho mọi người thấy rằng y sẽ không bao giờ là một thành phần của cái phi lư đó, cách này hay cách khác –không ủng hộ mà cũng không chống. Chống lại cũng là một chuyện hết sức xuẩn động. Chúng ta có rất ít những nhà cách mạng thật sự -Đức Phật, Bồ Đề Đạt Ma, những Thiền sư huyền nhiệm mà tôi thường  đề cập đến là những nhà cách mạng thật sự. Thế nhưng người ta không bao giờ nghĩ rằng họ là những nhà cách mạng, người ta cho họ là những kẻ trốn chạy cuộc đời. Ngay cả Brown cũng có thể đă suy nghĩ như thế -chỉ khi nào họ đánh nhau một trận tuyệt đẹp với các chính trị gia, lúc đó họ mới là những nhà cách mạng. Thế nhưng khi bạn đánh nhau một trận để đời với nhà chính trị th́ bạn cũng trở thành một chính trị gia -một chính trị gia này bị đánh bại và một chính trị gia khác lên nắm quyền. Và, một điều khá tự nhiên, kẻ mới nắm quyền trở nên nhiều quyền lực hơn là kẻ vừa bị đánh ngă. Quyền lực tiếp tục được chuyển vào những bàn tay xảo quyệt, nguy hiểm hơn.

 

Tôi đang nói cái ǵ đây ? Tôi nói rằng cuộc đấu tranh thực sự không hề là một cuộc đấu tranh. Phải là người rất can đảm mới có thể buông bỏ. Nếu chúng ta có thật nhiều người biết buông bỏ, thế giới này sẽ đổi thay -không c̣n một con đường nào khác. Tôi hoàn toàn ủng hộ sự buông bỏ. Chúng ta đă chán ngấy cách mạng và những nhà cách mạng ! Họ làm một công việc khá đơn giản là đi ban phát hy vọng. Chẳng khác ǵ những củ cà rốt treo lủng lẳng trước mắt bạn. Bạn chẳng bao giờ ăn được những củ cà rốt này, nó tiếp tục lùi ra khỏi tầm tay bạn. Cũng giống như sự lùi lại của đường chân trời -bạn cứ việc tiếp tục tiến tới và nó th́ cứ lùi dần, khoảng cách không bao giờ thay đổi.

 

Brown cho rằng: «Chính trị phải được thay thế bằng siêu chính trị.» Th́ có ǵ thay đổi đâu, cũng vẫn là chính trị. Ông ta gọi đó là siêu chính trị nhưng thực ra vẫn chỉ là chuyện thay tên đổi họ, chẳng có ǵ thay đổi. Nếu bạn hỏi tôi về chuyện này, tôi sẽ nói rằng: «Chính trị phải được thay thế bằng vô-chính-trị » chứ không phải là siêu chính trị. Từ chính trị tiến đến vô-chính-trị -chỉ lúc đó bạn mới có thể chuyển từ chính trị đến thi ca.

 

Thi ca là một ân sủng. Thi ca không bao giờ quan hệ với bất cứ loại h́nh cấu trúc nào –xă hội, chính trị, kinh tế. Thi ca được gắn liền với hiện hữu, với thị kiến trong sáng, với t́nh trạng thiền quán của tâm thức. Với thi ca, bạn phải đi vào quán tưởng, bạn phải biết chúc tụng cuộc đời, bạn phải học thêm hát ca và nhảy múa, bạn phải học ngôn ngữ của ̣a vỡ niềm vui, bạn phải trở nên vô cùng nhạy cảm. Những giác quan của bạn phải trở nên vô cùng tinh tế sống động –đôi mắt của bạn nên nh́n thấy nhiều hơn, đôi tai nên nghe nhiều hơn, và đôi tay nên đụng chạm nhiều hơn. Một lần nữa, bạn cần thêm một chút hoang dă. Bạn nên học lại từ loài công về điệu múa, học lại từ loài chim không ngừng ca hót say mê, bạn nên học từ những ngọn núi, những ḍng sông, từ những bải cát mịn màng.

 

Để sống nên thơ con người cần trở về nguyên thủy ; chính trị chỉ là giả tạo. Thi ca v́ thế cũng có nghĩa là quay trở lại với thiên nhiên, lắng ch́m vào thiên nhiên một cách an ḥa thư thái. Thi ca đang hoà nhập con người bạn vào một cái ǵ đó bao la, rộng lớn vô cùng.

Vâng, thi ca là cách mạng –và đó là điều mà tôi đang giảng dạy cho các bạn nghe đây. Hăy là những nhà thơ. Điều này không có nghĩa là bạn phải là những Shakespeare hay Kalidas (2) hay Rabindranath...(3) Không, tôi không muốn nói như vậy. Khi tôi nói «Hăy là những nhà thơ» có nghĩa là hăy trở thành một vị Phật -bởi v́ bất cứ những ǵ mà bạn gọi là thi ca chẳng qua chỉ là một nét chấm phá của một bài thơ vĩ đại mà tôi đang nói đến, chỉ là một cái nh́n thoáng qua, một mảnh nhỏ. Những ǵ mà một người như nhà thơ Rabindranath trông thấy chỉ là một thoáng nh́n lờ mờ, nó xa xăm như những  đỉnh núi của dăy Hy Mă Lạp Sơn, rất xa, xa đến hàng ngàn dặm. Nhà thơ chỉ thoáng thấy chúng lờ mờ ẩn hiện trong khi Đức Phật th́ đang ở ngay tại đó.

Rabindranath sản xuất ra thi ca, Đức Phật là một nhà thơ. Sự khác biệt này vô cùng lớn lao. Có thể là Đức Phật không sản xuất ra thi ca –khi bạn đă là nhà thơ th́ cái ǵ mà chẳng là thơ ? Rabindranath sáng tạo thi ca. Ông ta có những khoảnh khắc thật tuyệt vời, những khoảnh khắc xuất thần, chan hoà ánh sáng, đến độ khi ông quay về với thực tại nó như c̣n lảng vảng đâu đó –như một nỗi nhớ nhà, một kỹ niệm ngọt ngào, một mùi hương thoang thoảng. Và rồi ông ta muốn biến chúng thành lời nếu không ông sợ rằng ḿnh sẽ quên đi mất. Những khoảnh khắc đó rất là hiếm hoi, thỉnh thoảng mới xuất hiện -nếu không, nhà thơ cũng chỉ là những người b́nh thường như các bạn, cũng chính trị như các bạn thôi. Những khoảnh khắc đó rất ít oi, năm khi mười họa mới xuất hiện ; rất hiếm khi được chuyển tải đi trong thị kiến của con người . Thế nhưng Đức Phật an trú ở trong đó, Bồ Đề Đạt Ma tồn tại ở trong đó. Đối với Rabindranath, thi ca là một hoạt động, đối với Phật, tự nó là đời sống. Rabindranath làm thơ, với Đức Phật, một hơi thở là một lời thơ. 

Thế nên khi tôi nói « Hăy là một nhà thơ » có nghĩa rằng tôi muốn nói hăy trở thành những vị Phật, bắt đầu sống trong một cảnh giới hoàn toàn khác biệt. Hăy lắng nghe nhịp đập của trái tim ḿnh nhiều hơn, bớt nghe tiếng nói của cái đầu. Chính từ trong cái đầu này đă đẻ ra những Josef Stalin, Adolf Hitler. Trong trái tim của bạn, có bóng dáng của Đức Phật ở đó, trong tận cùng sâu thẳm của trái tim bạn. Hăy đi đến đó. Hăy hướng nội bằng những bước chân tĩnh lặng.

Nếu chúng ta có thật nhiều những nhà thơ như Đức Phật, thế giới này hẵn nhiên sẽ thay đổi –không cần phải kinh qua một nỗ lực trực tiếp, một hành động trực tiếp nào cả. Hành động trực tiếp là chính trị, hành động gián tiếp là thi ca. Bạn không cần phải hành động trực tiếp, một cách đơn giản, nó sẽ bắt đầu xảy đến. Bởi v́ bạn đang chuyển hoá, bạn tạo ra những làn sóng rung động của đổi thay. Bởi v́ bạn đang sống ở một cung bậc khác nên những ai đến tiếp xúc với bạn họ bắt đầu nghe một loại thanh âm khác, họ bắt đầu nghe điệu nhạc của một thế giới khác, và rồi họ sẽ bắt đầu khuếch tán ra, bắt đầu mang theo mùi hương của bạn.

 

Một nhà thơ như Đức Phật hay Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra muôn ngàn bài thơ trong thế giới này. Các Ngài đă trở thành chất xúc tác. Sự hiện hữu của các Ngài cũng đủ để gây cảm hứng cho bao người. Đấy là lư do tại sao tại Đông phương chúng ta hay cầu nguyện satsanga. Satsanga có nghĩa là hiện hữu trong sự có mặt của một nhà thơ, hiện hữu trong sự có mặt của một vị Thầy, hiện hữu với một vị Thầy vừa đến với ta –trong bóng mát của một vị Thầy, chỉ vậy thôi là đủ. Nếu bạn đi ngang qua một vườn hoa, có thể là bạn đă không đụng tới một đoá hoa nào cả, nhưng khi về đến nhà, bỗng dưng bạn thấy một mùi hương thoang thoảng trên áo quần đang mặc.

 

Khi bạn đến với một vị Thầy, có một cái ǵ đó đang bắt đầu lảng vảng, quanh quẩn chung quanh bạn. Trong giây phút đầu tiên nó mỏng manh như sương khói, trong giây phút đầu tiên bạn không thể xác quyết được nó là cái ǵ, nhưng một điều chắc chắn là : đang có một cái ǵ đó. Theo thời gian, nó bắt đầu trở nên rơ ràng hơn, sáng sủa hơn, trong suốt hơn. Và rồi ngay lúc đó bạn thấy ḿnh đang an trú trong một chiều kích hoàn toàn khác biệt với ḍng sinh mệnh.

 

 

 

 

Câu hỏi thứ hai :

 

Tôi vẫn không thể hiểu được sự kỳ quặc của những ǵ ông nói. Có phải ông nói rằng ông đă không thốt ra một lời nào, Bhagwan, làm sao mà như vậy được ?

 

 

Hăy nghe một bài thơ về Thiền :

 

Cái bóng tre

Quét qua lại trên chiếc cầu thang

Suốt đêm dài

Nhưng không một hạt bụi nào bị khuấy động.

 

Ánh trăng

Chiếu xuyên qua tận đáy hồ

Nhưng không để lại một dấu vết nào

Trên mặt nước.

 

Câu hỏi thứ ba :

Thế nào là giác ngộ ?

Giác ngộ là đi đến chỗ nhận thức rằng chẳng có ǵ để t́m kiếm. Giác ngộ là đi đến chỗ hiểu rằng chẳng có nơi nào để đến. Giác ngộ là hiểu biết rằng chỉ có đây là tất cả, là viên măn, là như thị. Giác ngộ không phải là sự đạt đến, mà hiểu được rằng chẳng có cái ǵ để vươn tới và chẳng có nơi chốn nào để đi tới. Bởi v́ bạn đă ở ngay ở đó rồi -bạn có rời xa nó bao giờ đâu, bạn không thể nào tách ĺa nó ra được. Không bao giờ bạn có thể đánh mất Thượng Đế. Trong một giây phút nào đó, có thể là bạn đă quên bẳng đi mất, thế thôi. Cũng có thể là bạn đang say ngủ và rồi bạn lạc lối vào những giấc mơ, rất nhiều giấc mơ, thế thôi –nhưng mà bạn luôn ở đó. Thượng Đế là chính sự hiện hữu của bạn.

Thế nên điều quan trọng đầu tiên: Đừng bao giờ nghĩ rằng giác ngộ là một mục tiêu, không bao giờ. Đó không phải là một mục tiêu, đó cũng không phải là một cái ǵ để bạn khao khát t́m cầu. Nếu bạn khao khát t́m cầu, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt đến. Ham muốn một ngàn lẻ một thứ, ngày qua ngày bạn sẽ thấy rằng tất cả những ham muốn đều chỉ là phù phiếm. Mỗi khát vọng cứ đưa bạn đến thất vọng, mỗi khát vọng cứ lần lượt quẳng bạn xuống hố sâu.

Chuyện này đă xảy ra hàng triệu năm rồi thế mà bây giờ bạn vẫn cứ bắt đầu nuôi hy vọng, bạn lại bắt đầu suy nghĩ rằng niềm khát vọng mới vừa nảy sinh, đâm chồi trong ḷng bạn có thể sẽ mang bạn đến một thiên đường, sẽ cho bạn, sẽ thỏa măn tất cả những ǵ mà bạn đă từng mơ ước. Niềm hy vọng cứ thế không ngừng vươn lên. Giác ngộ chỉ đến với bạn khi tất cả mọi hy vọng biến mất. Giác ngộ là sự tan biến của hy vọng.

 

Chớ vội khó chịu khi nghe tôi nói rằng giác ngộ là trạng thái của vô vọng –đây không phải là chuyện tiêu cực. Khi hy vọng không c̣n dấy lên, khát vọng không c̣n sinh ra, là lúc tương lai biến mất. Đă không c̣n khát vọng th́ đâu c̣n cần tương lai làm ǵ? Cái khung vải cho bức tranh tương lai chỉ cần thiết cho khát vọng. Bạn tô vẽ những khát vọng của bạn trên khung vải của tương lai. Một khi đă không có ǵ để tô vẽ th́ bạn mang theo khung vải để làm ǵ? Bạn sẽ quẳng nó đi. Một khi đă không c̣n ǵ để tô vẽ, bạn cũng đâu cần phải mang theo cây cọ hay ống màu? Tất cả đều thuộc về quá khứ. Khung vải đến từ tương lai và cây cọ, ống màu, kỹ thuật,... đại loại như thế đều đến từ quá khứ. Một khi bạn không c̣n vẽ nữa, bạn quẳng tất cả chúng đi –và thế là đột nhiên bạn đang ở đây, ngay bây giờ.

 

Đây là điều mà tôi đă nói đến trong ngày hôm trước –chittakshana, sát na tỉnh thức. Điều mà Đức Phật gọi là chittakshana, sát na tỉnh thức -phút giây của giác ngộ, phút giây của tỉnh thức. Cái khoảnh khắc tỉnh thức này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải ở một thời điểm đặc biệt nào, một t́nh huống đặc biệt nào, hay một nơi chốn đặc biệt nào –nó có thể xảy ra trong mọi t́nh huống, nó đă và đang xảy ra trong mọi t́nh huống. Tất cả chỉ cần một khoảnh khắc đơn thuần vô niệm, vô cầu, vô hy vọng. Trong cái khoảnh khắc đơn thuần đó, ánh chớp bùng lên...

 

Một hôm Thiền sư Chikan đang làm cỏ chung quanh một ngôi chùa đổ nát. Khi ông ta quẳng đi một mảnh ngói bể, nó chạm vào một cây tre và gây lên một tiếng động. Thế là ông ta hoát nhiên đạt ngộ.

Cảm hứng việc này, ông hát lên :

Từ tiếng vang của mảnh ngói bể chạm vào cành tre

Lập tức, tôi quên hết tất cả những ǵ đă học.

Việc cải đổi bản tánh ḿnh trở nên không cần thiết.

Tôi đi làm những công việc đời thường

Và bước đi trên con đường người xưa đă bước.

Không chút năn ḷng trong trạng thái không tâm.

Từ đây, đi bất cứ nơi đâu

Tôi sẽ chẳng c̣n lưu lại dấu chân

V́ đă không c̣n ở trong ṿng âm thanh, sắc tướng.

Có phải những bậc giác ngộ

Đă từng nói ở một nơi nào đó :

« Như thế đấy mới gọi là đạt ngộ »

Ông thiền sư khốn khổ này, Chikan, đă tu tập không ngừng trong ṿng ba mươi năm. Ông ta là một người kiên tŕ cầu đạo, một người rất thánh thiện, rất chân thành, thiết thiết tha tha. Ông ta thực tập đủ mọi phương cách đă được chỉ dạy, đă viếng thăm không biết bao nhiêu vị Đại sư, đă sống qua không biết bao nhiêu tu viện. Ông ta đă làm tất cả những ǵ mà trong khả năng của một con người có thể làm được. Ông ta thực hành yoga, tọa thiền, thử đủ mọi thứ -nhưng tất cả chẳng mang lại một kết quả nào. Chẳng có chuyện ǵ xảy ra ; mà ngược lại, càng ngày ông càng cảm thấy phiền năo bực bội hơn. Thêm một phương thức thất bại, mối phiền năo bực bội lại càng dày thêm.

 

Ông đă đọc hầu hết các kinh điển Phật giáo –hàng ngàn cuốn như thế. Người ta nói rằng ông Chikan này có đủ tất cả các loại kinh điển chất đầy trong pḥng và ông ta đọc ngấu nghiến suốt ngày lẫn đêm không lúc nào ngừng. Ông ta lại có một trí nhớ thật tuyệt vời, nên tất cả những kinh sách đọc qua một lần ông đều thuộc nằm ḷng –nhưng mà vẫn chẳng có ǵ xảy ra cả.

 

Thế rồi một hôm ông ta đốt cháy hết toàn bộ cái thư viện chất chứa kinh sách của ḿnh. Thấy kinh sách bốc cháy trong ngọn lửa, ông cười lên sảng khoái. Rồi ông rời tu viện, rời Thầy, t́m đến trú ngụ trong một ngôi chùa đổ nát. Chẳng c̣n ngó ngàng ǵ đến thiền định, chẳng c̣n ngó ngàng ǵ đến yoga, ông quên luôn tất cả pháp môn này nọ, những ǵ được gọi là giới đức, v.v.. kể cả việc vào trong chùa lễ Phật.

Nhưng rồi chuyện đó đă xảy ra trong lúc ông ta trú ngụ trong ngôi chùa hoang phế này. Thiền sư Chikan đang làm cỏ chung quanh chùa -một công việc chẳng có ǵ là tôn giáo, chẳng có ǵ là đặc biệt, chỉ là nhổ cỏ thôi. Khi ông ta quẳng đi một mảnh ngói bể, nó chạm vào một cây tre và gây lên một tiếng động –trong khoảnh khắc đó là chittakshana, là khoảnh khắc của giác ngộ xảy ra. Ngay khi tiếng động của viên ngói chạm vào cành tre, một cú ‘sốc’, một cú đập mạnh th́nh ĺnh xảy đến, tâm của ông ta ngưng đọng lại trong khoảnh khắc này, và ông ta hoát nhiên đạt ngộ.

 

Làm thế nào mà người ta lại có thể đạt đến giác ngộ được trong một khoảnh khắc ngắn ngủi như vậy ? Vâng, đó là điều có thể xảy ra, bởi v́ để được giác ngộ -một người chỉ cần nhận ra được sự thật. Đây không phải là một cái ǵ xảy ra ở bên ngoài mà là phát khởi từ bên trong. Nó luôn hiện hữu ở đó nhưng bởi v́ bạn đă  bị bao phủ bởi những đám mây mù, bạn đă bị tràn ngập bởi những tạp niệm.

 

Thiền sư Chikan đă đốt toàn bộ kinh điển. Đây chỉ là một h́nh ảnh tượng trưng. Bây giờ th́ ông ta không c̣n nhớ bất cứ điều ǵ, đă quên đi tất cả việc t́m cầu, đă không c̣n tha thiết đến mọi chuyện. Không c̣n vướng mắc Chikan trở lại sống như một người b́nh thường -ngay cả không c̣n xem ḿnh là một tăng sĩ. Ông đă không c̣n nuôi bất cứ kỳ vọng nào, không c̣n mục tiêu nào của bản ngă để theo đuổi. Hăy nhớ rằng, có hai loại mục tiêu của bản ngă: thứ nhất, mục tiêu thế tục và thứ hai là mục tiêu phi-thế-tục. Một số người chạy đi săn t́m tiền bạc; một số khác chạy theo quyền lực, danh vọng, thế lực; cũng có những người đi  th́ t́m cầu Thượng Đế, niết bàn, giác ngộ -nhưng nói chung, sự kiếm t́m không bao giờ ngưng nghỉ. Và ai đang đi t́m cầu? Th́ cũng là chung một cái bản ngă đó. Khoảnh khắc mà bạn buông bỏ sự t́m cầu cũng chính là khoảnh khắc mà bạn buông bỏ cái bản ngă. Trong cái khoảnh khắc vô cầu đó, người t́m cầu đă không c̣n hiện hữu.

Bây giờ ta hăy h́nh dung ra cái ông sư khốn khổ -bây giờ không c̣n là một nhà sư nữa- đang trú ngụ trong ngôi chùa hoang phế này. Ông ta không c̣n bất cứ nơi chốn nào khác để đi đến, ngày ngày chỉ biết dọn đất làm vườn -có thể là để gieo trồng cây trái hoa màu, đại loại như thế. Rồi ông gặp phải một mảnh ngói bể, ông ta liệng nó đi một cách vô ư thức. Mảnh ngói chạm vào cành tre vang lên một tiếng "cách" bất ngờ, một tiếng động đột nhiên, và bỗng nhiên ông đạt ngộ.

Và ông nói:

Từ tiếng vang của mảnh ngói bể chạm vào cành tre

Lập tức, tôi quên hết tất cả những ǵ đă học.

Giác ngộ là một tiến tŕnh giải trừ học vấn. Trở thành hoàn toàn ngu dốt. Nhưng cái dốt này th́ vô cùng rực rỡ trong khi cái tri kiến của bạn lại thật ảm đạm, tối tăm. Cái dốt này rất là sống động và rực sáng trong khi cái kiến thức của bạn th́ lại u tối và bay mùi tử khí.

Ông ta nói: Lập tức, tôi quên hết tất cả những ǵ đă học. Trong khoảnh khắc đó đă không c̣n tri kiến, trong khoảnh khắc đó đă không c̣n người nhận biết, người quan sát, mà chỉ là một tiếng động vang lên. Từ đó một người tỉnh thức sau một cơn mê ngủ dài.

Và ông tiếp: Việc cải đổi bản tánh ḿnh trở nên không cần thiết. Ngay hôm đó ông cảm nhận được rằng ḿnh đă nỗ lực một cách không cần thiết. Việc cải đổi bản tánh ḿnh trở nên không cần thiết. Bạn không cần phải tu sửa, bạn không cần phải cải thiện bạn -tất cả chỉ là những chuyện vớ vẩn.

 

Nên cảnh giác đối với tất cả những ai đến bảo bạn hăy tu tâm sửa tánh, hăy thế này thế nọ, hăy trở nên đức hạnh; những người không ngừng bảo bạn rằng cái này sai, không nên làm, cái này đúng, hăy làm theo, cái này sẽ dẫn bạn đến thiên đàng, cái kia sẽ đưa bạn xuống địa ngục. Tất cả những ai không ngừng bảo bạn hăy sửa đổi tâm tánh, hăy tự cải thiện ḿnh đều là những kẻ cực kỳ nguy hiểm. Họ là một trong những nguyên nhân căn bản cản trở bạn đi đến giác ngộ. Bản tánh không thể nào được sửa đổi mà phải được chấp nhận y như thế. Không có một con đường nào khác. Bất cứ bạn là ai, bất cứ bạn là cái ǵ cũng có nghĩa là bạn là thế đó, bạn là như vậy. Một sự chấp nhận hoàn toàn -Đức Phật gọi đó là tathata –như như-, một sự chấp nhận hoàn toàn y như vậy. Chẳng có ǵ ở đó để thay đổi.

 

Làm sao bạn có thể thay đổi được nó và ai là người thay đổi nó? Đó chính là tự tánh của bạnbạn lại cố gắng để thay đổi nó! Chẳng khác ǵ một con chó chạy đuổi theo cái đuôi của ḿnh. Con chó sẽ nổi khùng lên. Nhưng những con chó c̣n chưa xuẩn động bằng con người. Con người cứ măi chạy đuổi theo cái đuôi của ḿnh, càng thấy khó khăn chừng nào họ lại càng nhảy cẩng lên, và càng cố gắng bao nhiêu họ càng trở nên quái đản bấy nhiêu.

 

Không có ǵ để thay đổi bởi v́ tất cả đều tuyệt vời. Đó gọi là giác ngộ. Tất cả đều là như thị, tất cả đều viên măn, đây là cái thế giới hoàn chỉnh nhất, khoảnh khắc này là tṛn đầy -thực chứng điều này được gọi là giác ngộ.

 

Câu hỏi thứ năm :

Ngài vừa nói rằng cái đó ở ngay trước mắt của qúy vị. Nó thực sự xa xôi đến như vậy sao ?

Thực sự không hẵn như vậy. Tôi nói thế không ngoài mục đích thuyết phục bạn.

 

Như vầy tôi nghe...

Mulla Nasruddin (4) đang kể chuyện cho con trai ḿnh và một lần nữa ông ta bảo cậu con trai rằng –ông ta đă kể chuyện này không biết bao nhiêu lần trước đây- hồi mà ông ta đi săn ở Nam Phi, ông ta đă giết được mười con sư tử.

Cậu con ngạc nhiên: «Này bố, mới năm rồi bố nói là năm con, bây giờ bố lại thay đổi. Bố bảo là đến mười con!»

Mulla trả lời: «Vâng, bố biết mà. Năm rồi bố bảo chỉ có năm con là v́ con chưa đủ khôn lớn để tin một con số lớn hơn. Năm tới bố sẽ bảo là bố đă giết mười lăm con sư tử bởi v́ bố chỉ nói với con tới một mức độ nào đó mà con có thể tin được.»

 

Vâng, tôi đă nói với bạn rằng cái đó ở ngay trước mắt qúy vị chỉ v́ nói hơn thế có thể là rất khó khăn để cho bạn tin.

Thật ra, nó không phải ở trước mắt bạn, nó ở đằng sau. Thực ra bạn không thể nh́n thấy nó bởi v́ chính nó là kẻ nh́n. Thượng Đế không thể được nh́n. Thượng Đế là cái nh́n ở trong bạn, Thượng Đế là kẻ đang nh́n thông qua bạn –làm sao bạn có thể nh́n thấy được Thượng Đế?  Thượng Đế không ở trước mắt bạn mà là đang ở đàng sau.

Tuy nhiên nói như vậy sẽ vô cùng khó khăn cho bạn trong lúc này nên tôi cố gắng đi chậm lại một tí, tôi thuyết phục bạn bằng cách nói rằng Thượng Đế đang hiện hữu trước mắt bạn. Không, nó không đến nỗi xa xôi quá như vật đâu. Không có một khoảng cách nào cả giữa bạn và nó. Tattwamasi – nó là ngươi.

 

Câu hỏi thứ sáu :

Tại sao Thiền là nghịch lư?

-bởi v́ cuộc đời là nghịch lư và Thiền là tấm gương phản chiếu cuộc đời một cách đơn giản. Thiền không là Triết học.

Triết học không hề nghịch lư, Triết học rất luận lư -bởi v́ triết học là những cấu trúc của tâm. Con người tạo nên chúng. Chúng được sản xuất bởi con người. Chúng là thành phẩm của con người được cắt đo, sắp xếp một cách rất tự nhiên, và luận lư để tạo khả năng thuyết phục. Tất cả những bộ phận nào có nội dung đi ngược lại cái cấu trúc đó đều bị cắt xén, loại trừ, bỏ đi. Triết học v́ thế không hề phản ảnh thực tại đời sống; chúng đă được chọn lựa ra từ đời sống. Chúng không tinh ṛng mà chỉ là những sản phẩm văn hóa.

Thiền là nghịch lư bởi v́ Thiền không phải là Triết học. Thiền không hề quan tâm đến chuyện đời sống là cái ǵ, điều mà nó quan tâm là thực tại hiện hữu như thế nào th́ nên được phản chiếu lại đúng y như vậy. Ta không nên chọn lựa, bởi v́ ngay lúc bạn làm công việc đó, cái được chọn lựa đă không c̣n là nó nữa. Chọn lựa mang đến điều giả dối.

Tốt hơn là đừng bao giờ chọn lựa, ở trong trạng thái không lựa chọn –và như thế bạn luôn ở trong chân lư.

Nhưng thực tế th́ không như vậy: Bạn yêu một người đàn bà và rồi bạn bắt đầu chọn lựa. Bạn sẽ rơi vào chuyện phiền nhiễu ngay. Bạn không c̣n nh́n người đàn bà như thực sự là nàng, bạn chỉ nh́n những nết tốt ở nàng và không hề nh́n thấy những ǵ được xem là không tốt. Có cả một ngàn lẻ một thứ ở trong nàng –có cái tốt, có cái xấu, con người mà, có ai hoàn toàn đâu. Thượng Đế không bao giờ tạo ra những anh chàng lên mặt đạo đức -những sinh vật đần độn như là những xác chết, những con người không xương sống, không máu huyết. Thượng Đế tạo ra những con người sống động. Và mỗi một con người có thể có những điểm mà bạn thích và những điểm bạn không thích –v́ Ngài đâu có cắt đo ra một mẫu người đặc biệt cho riêng bạn đâu, con người đó không phải chỉ dành cho bạn, không phải là thành phẩm của một đường dây sản xuất dây chuyền trong một cơ xưởng. Y vô cùng độc đáo. Chàng là chàng và nàng là nàng.

 

Khi bạn yêu một người đàn bà, bạn bắt đầu lựa chọn. Bạn không hề nh́n thấy rất nhiều chuyện. Vâng, thỉnh thoảng bạn cũng cảm thấy nàng nổi giận nhưng mà bạn bỏ qua, bạn không hề chú ư đến. Bạn chỉ thấy khía cạnh thần thánh ở nàng mà không hề thấy cái mặt phù thủy. Phù thủy vẫn hiện diện ở đó. Thần thánh sẽ không thể hiện hữu nếu không có phù thủy, bằng không thần thánh cũng chẳng có giá trị ǵ. Nàng quá tuyệt vời để được vui sống, quá tuyệt vời để được yêu. Và bạn th́ đâu có muốn thờ phượng một người đàn bà, bạn chỉ muốn yêu họ. Bạn muốn người đàn bà là một con người, không phải là một vị thần thánh.

 

Nhưng thực tế th́ không như vậy. Bạn đang giả bộ, bạn không nh́n thấy bất kỳ khía cạnh tiêu cực nào. Bạn bắt đầu chọn lựa. Bạn vẽ vời ra h́nh ảnh một người đàn bà hoàn toàn sai lầm, không đúng sự thực. Và rồi không sớm th́ muộn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy phiền năo bực bội bởi v́ không sớm th́ muộn con người thực của nàng sẽ không bao giờ giống với h́nh ảnh mà bạn đă vẽ vời ra trong trí tưởng. Bạn sẽ có cảm tưởng như là bị lường gạt, lừa dối và chính nàng là người đă lừa dối bạn một cách có chủ tâm. Sự thực không phải như vậy, không ai lừa dối bạn cả. Chính bạn là tác giả của vở bi kịch. Bạn đă t́m cách để lừa dối chính ḿnh từ khi bạn bắt đầu lựa chọn. Bạn đă không hề nh́n người đàn bà đúng như là con người thực của nàng, như là một tấm gương phản chiếu trung thực. Vâng, có những cái thật tuyệt vời nhưng không phải là không có những cái tồi tệ -bởi v́ tuyệt vời không bao giờ hiện hữu mà không có tồi tệ, và ngược lại. Chúng hiện hữu cùng nhau. Chúng là hai mặt của một đồng tiền.

 

Thỉnh thoảng người đàn bà rất ngọt ngào nhưng thỉnh thoảng nàng cũng rất chanh chua. Có thể là một điều khó khăn cho bạn khi nh́n suốt hai mặt của vấn đề, v́ chúng có vẻ nghịch lư, không phù hợp với kiểu cách luận lư Aristote của bạn –nó có vẻ như phi luận lư, làm thế nào mà một người đàn bà có hai mặt như thế ? Có lúc nàng yêu bạn những cũng có lúc nàng thù ghét bạn; thực ra, càng yêu nhau lắm càng cắn nhau đau. Có lúc nàng như sẵn sàng để chết v́ bạn nhưng cũng có lắm lúc nàng sẵn sàng để giết bạn bất cứ lúc nào. Người đàn bà là một nguồn năng lượng rất dữ dội, cũng giống như người đàn ông vậy.

 

Nhưng lỗi là ở bạn, bạn đă tạo nên một câu chuyện thần tiên. Bạn chọn lựa cái này, bạn loại bỏ cái kia và cuối cùng bạn vẽ ra một h́nh ảnh. Nhưng cái h́nh ảnh này sẽ không tồn tại lâu dài. Một khi tuần trăng mật qua đi, thực tại lên tiếng nói. Thực tại không hề bị đánh ngă bởi óc tưởng tượng, bởi những mộng mơ của bạn, sớm hay muộn bạn phải quan tâm đến nó thôi. Vâng, bạn có thể t́m cách tŕ hoăn trong lúc này, nhưng sẽ không bao giờ kéo dài vĩnh viễn. Và khi thực tại cất tiếng nói...

 

Nó lên tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Khi bạn hẹn ḥ với một người đàn bà mỗi ngày một lần trên bải biển, nàng là một sinh vật hoàn toàn khác biệt. Và bạn cũng thế, cũng là một loại sinh vật khác biệt. Để gặp gỡ trong một giờ, nàng đă phải chuẩn bị rất chu đáo, mọi thứ đều được sửa soạn, nàng đă đứng hàng giờ trước tấm gương soi, đă bao lần diễn tập. Nhưng người đàn bà này sẽ không bao giờ giống với người đàn bà sẽ sống chung với bạn hai mươi bốn giờ trong ngày ; nàng sẽ không có th́ giờ để sửa soạn và diễn tập! Ngày qua ngày, nàng sẽ bắt đầu quên bẵng bạn. Vâng, có thể nàng chỉ sửa soạn khi nào cùng bạn đi xem hát, c̣n không, chẳng có ǵ để cho nàng phải bận tâm.

Và rồi bạn sẽ thấy những chuyện chưa từng xảy ra trước đó. Những mảnh vụn của cuộc sống, của đời thường, lên tiếng nói. Nàng bắt đầu căi cọ v́ những chuyện không đâu –và bạn cũng trở nên như thế. Chỉ cần một chuyện nhỏ cũng đủ gây nên giận dữ, rầy rà, tranh chấp –dĩ nhiên những chuyện như thế chưa từng xảy ra lần nào trong cái thuở hai người hẹn ḥ nhau trên bải biển. Ở đó chỉ có trăng thanh và sóng biển. Ở đó nàng không hề tranh căi với bạn ; bất cứ nàng nói ra điều ǵ bạn đều thuận ư, bất cứ điều ǵ bạn nói ra nàng cũng thuận t́nh. Bạn sẵn sàng để nói vâng, trong phút giây này tiếng không hầu như không bao giờ có mặt.

Thế nhưng tiếng không đó đă không phải chờ đợi lâu. Nó sẽ xuất hiện, nó sẽ nổi lên. Và một khi nó nổi lên rồi, cái h́nh ảnh đẹp đẽ trong trí tưởng của bạn bắt đầu vỡ tan thành từng mảnh vụn. Thế rồi bạn cho rằng nàng đă làm điều ǵ đó không phải đối với bạn.

Cái thí dụ này không hẵn chỉ là chuyện xảy ra giữa một người nam và một người nữ, đây cũng là cái truyện dài triết học. Mỗi triết thuyết đều giống y như thế. Mỗi triết thuyết đều chọn lựa ra một vài mảng của thực tại và cố ư loại bỏ đi những cái khác. Bởi vậy, mỗi triết thuyết đều có những kẻ hở, những đường nứt, rất dễ bị phê phán –và dĩ nhiên, rất cần được phê phán. Bất cứ ai tin tưởng vào những triết thuyết này đều giả bộ như không nh́n thấy những kẻ hở đó, ngược lại những ai không tin th́ đều chỉ thấy toàn là những khe hở -họ chọn những vị trí đối nghịch. Mỗi triết thuyết cần được phê phán và chẳng có ǵ là sai quấy khi ta phê phán chúng. Nó cũng chân thực như ư tưởng của người đề xuất ra chúng.

 

Mà điều này cũng không phải chỉ xảy ra đối với Triết học, cả Khoa học cũng thế. Chúng ta tạo ra một học thuyết nào đó và kéo dài thời gian trăng mật với nó một thời gian. Trong một vài năm, mọi chuyện đều có vẻ như xuôi chảy tốt đẹp. Nhưng rồi thực tại lên tiếng. Thực tại mang đến một vài dữ kiện đẩy học thuyết vào chỗ lúng túng khi phải giải thích chúng. Những dữ kiện này tự nó lên tiếng nói và sẽ là những phản chứng làm sụp đổ học thuyết. Trong thế kỷ thứ mười tám, khoa học được xem như là tuyệt đối chắc chắn, bây giờ th́ sự chắc chắn không c̣n nữa. Bây giờ một học thuyết mới ra đời : học thuyết về tính dễ biến đổi.

 

Hơn một trăm năm mươi năm trước đây, Immmanuel Kant (5), một triết gia người Đức đă nhận ra điều này. Ông cho rằng lư trí vô cùng hạn chế ; nó chỉ nh́n thấy được một phần nhỏ nào đó của thực tại và tin rằng đó là toàn thể. Điều này mang lại khổ nạn. Không sớm th́ muộn ta lại khám phá ra những thực tại khác và cái được xem như là toàn thể trước đây lại đối nghịch với thị kiến mới. Immanuel Kant đă cố gắng chỉ ra cho mọi người thấy những giới hạn không thể tránh khỏi của lư trí, rằng lư trí vô cùng hạn chế. Nhưng xem chừng chẳng ai nghe, chẳng ai hề quan tâm đến Kant. Chẳng ai thèm để ư đến những triết gia.

 

Thế nhưng khoa học trong thế kỷ này cuối cùng đă đồng t́nh với Kant. Với Heinsenberg (6) trong Vật lư, và Godel (7) trong Toán học đă chỉ ra những mặt giới hạn không tránh khỏi của lư trí con người. Họ đă mở ra cho chúng ta một cái nh́n phớt qua về bản thể vốn dĩ đă vô lư, nghịch lư ngay từ cốt lơi. Hết thảy những ǵ mà chúng ta đă từng nói về bản thể đều sai lầm. Tất cả mọi nguyên lư đều sai lầm v́ bản thể không hề đồng nghĩa với lư trí, bản thể lớn hơn lí trí.

 

Và Thiền không phải là Triết lư ; Thiền là một tấm gương soi phản chiếu sự vật đúng y như vậy. Sự vật như thế nào, Thiền nói lên đúng như thế. Nó không hề mang vào những sản phẩm triết lư do con người tạo ra. Trong Thiền không có sự chọn lựa, không thêm, không bớt. Đó là lư do tại sao Thiền là nghịch lư -bởi v́ đời sống là nghịch lư. Bạn hăy nh́n kỹ đi và rồi bạn sẽ hiểu.

 

Bạn yêu một người đàn ông và đồng thời bạn cũng hận người đó. Bây giờ, cái tâm của ta bảo rằng như vậy là không tốt, ta không nên làm như thế. Và rồi bạn giả bộ như là bạn không làm. Nhưng điều này không thể nào xảy ra. Nếu bạn thực t́nh  muốn bỏ cái hận, bạn đồng thời cũng phải bỏ luôn cái yêu -đến lúc đó th́ cả hai đều biến mất, khởi dậy t́nh trạng vô phân biệt.

 

Tính nghịch lư này có mặt ngay tự trong bản thể của vạn pháp –ngày và đêm, đông và hè, Thượng Đế và Sa Tăng đều hiện hữu cùng nhau. Thiền cho rằng nếu bạn nói Thượng Đế chỉ gồm toàn những ǵ tốt đẹp, th́ cũng là lúc vấn nạn nổi lên : như vậy, những cái xấu xa từ đâu mà đến, điều ác từ đâu mà xuất hiện? Đó là những ǵ mà tôn giáo đă và đang làm –Cơ Đốc, Hồi Giáo, Do Thái giáo đă phân cách Thượng Đế với Sa Tăng. Những ǵ xấu xa tội lỗi đều đến từ Sa Tăng, những ǵ tốt lành th́ đến từ Thượng Đế. Thượng Đế có nghĩa là những ǵ tốt đẹp nhất. Nhưng như vậy th́ Sa Tăng từ đâu mà đến? Cuối cùng họ đều bối rối và cuối cùng thú nhận rằng chính Thượng Đế đă tạo ra Sa Tăng -nhưng như vậy th́ trọng điểm của vấn đề là cái ǵ để họ phải đi ḷng ṿng như vậy? Nếu Qủy Sa Tăng cũng chính do Thượng Đế tạo ra th́ Thượng Đế là tác giả của mọi chuyện, tất cả mọi hiện hữu đều có bàn tay của Thượng Đế. Thế th́ bất cứ chuyện ǵ xảy ra đều xảy ra thông qua Thượng Đế -ông ta cũng là một nghịch lư. Đó là điều mà Thiền muốn nói. Thượng Đế là nghịch lư, nghịch lư như tự thân của chính hiện hữu. Thượng Đế chẳng là cái ǵ cả mà thật ra chỉ là một cái tên gọi khác của hiện hữu, cái toàn bộ của hiện hữu.

 

Một khi bạn đă hiểu được cái tính chất nghịch lư này, một niềm tĩnh lặng vô biên lớn dậy trong bạn. Chẳng c̣n ǵ để lựa chọn –không c̣n trọng điểm- mọi chuyện ḥa quyện vào nhau. Bạn không thể trở thành một vị thánh bởi v́ nếu bạn muốn trở thành một vị thánh bạn sẽ phải loại bỏ đi cái phần ma qủy ở trong bạn, bạn sẽ phải tự cắt chính ḿnh ra làm đôi. Bạn sẽ phải đem nhốt cái phần ma qủy này ở một chỗ nào đó trong bụng bạn và rồi cái mặt ma qủy này sẽ tồn tại ở đó, sẽ không ngừng quấy phá cái mặt thánh thiện của bạn.

 

Thiền mang lại sự lành mạnh lớn lao cho nhân loại. Nó bảo rằng bạn có hai mặt. Phải chấp nhận cả hai mặt đó. Đừng chối bỏ, đừng chọn lựa ; mà chấp nhận cả hai. Trong sự chấp nhận đó ẩn chứa sự thăng hoa, bạn sẽ không c̣n là một vị thánh hay là một con qủy. Môt con người thánh thiện là như thế, không xấu, không tốt, mà là cả hai. Và khi một con người có đủ hai mặt, hiểu thấu đáo chúng, các cực đối nghịch sẽ tự động loại bỏ lẫn nhau.

Hăy cố gắng để hiểu rơ điều này; đây là một trong những ch́a khóa cơ bản nhất. Khi bạn chấp nhận cả cái xấu lẫn cái tốt và bạn không lựa chọn, cái xấu và cái tốt, cái tiêu cực và tích cực sẽ tự động loại bỏ lẫn nhau. Bỗng dưng ta rơi vào tĩnh lặng, thiện và ác đă không c̣n có mặt; chỉ c̣n một hiện hữu duy nhất, không có sự phán xét. Thiền là không phán xét, không lên án, không đánh giá. Nó cho bạn hiện hữu hoàn toàn tự do.

 

Câu hỏi thứ sáu :

Tôi là một kẻ đần. Tôi nên làm ǵ đây?

Bạn có thể làm ǵ ? Người ta có thể làm ǵ đây ? Hăy cứ là một kẻ đần, một tên đần siêu đẳng. Chấp nhận nó. Tại sao bạn lại hỏi là phải nên làm cái ǵ? Là một tên đần th́ có ǵ sai quấy đâu ? Cứ thư giăn và vui sống. Cứ khắng khít vững bền trong đó.

William Blake (8) đă có lần phát biểu: Kẻ đần luôn khắng khít với sự ngu dại của ḿnh sẽ trở thành một kẻ trí. Cho nên hăy cứ khắng khít vững bền trong đó. Không cần phải làm bất cứ chuyện ǵ khác bởi v́ một khi kẻ đần cố gắng để làm bất cứ chuyện ǵ, nó sẽ trở nên điên rồ vụng dại, cũng chỉ là hậu quả của sự xuẩn ngốc mà thôi, nó sẽ đưa đến điều sái quấy. Cho nên tốt nhất vẫn là im lặng. Đó là lư do tại sao Thiền khuyên ta nên « tĩnh tọa ».

Xin làm ơn đừng nên làm ǵ cả bởi v́ bạn làm bất cứ chuyện ǵ cũng sẽ dẫn đến sai lầm. Mà bạn có thể làm được ǵ với sự xuẩn ngốc của ḿnh ?  Kẻ đần cố gắng để trở thành  người trí -được chăng ? Làm sao có thể xảy ra chuyện như vậy được? Kẻ đần cố gắng để trở thành  người trí -nếu c̣n một chút khôn ngoan nào đó th́ y nên vẫn là một kẻ đần.

 

Không thiếu ǵ những kẻ đần như thế trong thế giới này, ở Ấn Độ lại càng có nhiều hơn nữa. Ở đây không thiếu ǵ những đại học giả, những bậc đại thông thái người Ấn, và nếu bạn chịu khó nh́n sâu vào một tí bạn sẽ thấy đây chỉ là những kẻ đần đă hoang phí đời ḿnh vào những kiến thức vô bổ, đă hoang phí năng lực lớn lao của họ vào những luận lư chẻ sợi tóc ra làm tư, vào ngôn ngữ, vào văn phạm, vào cái này cái nọ. Ở họ toát ra mùi dầu hôi, v́ thức khuya đọc sách. Đó cũng là mùi tử khí ; sự sống không hề hiện hữu. Những con mọt sách này đă hoàn toàn cắt đứt ḿnh ra khỏi mạch sống của cuộc đời. Họ là những kẻ xuẩn ngốc hạng nặng được bổ sung thêm một điều ngu dại mới : Họ luôn tưởng rằng ḿnh là những kẻ trí.

 

Không, điều tôi muốn nói với bạn là không nên làm ǵ cả. Đừng làm bất cứ chuyện ǵ. Nếu bạn là một kẻ đần –th́ hăy cứ là một kẻ đần. Nếu Thượng Đế muốn bạn là một kẻ đần –hăy vui sống với nó. Hăy lấy cái xuẩn ngốc của bạn dâng tặng Thượng Đế, đó chính là món quà của bạn. Ngoài ra đâu c̣n cái ǵ khác để bạn tạ ơn ? -bất cứ những ǵ mà Thượng Đế đă ban ta đều có thể trả lại cho người. Hăy vô cùng thư giăn trong chính cái xuẩn ngốc của bạn. Lời khuyên của tôi có vẻ khác thường nhưng đó là con đường duy nhất mà một ngày kia trí tuệ sẽ bừng dậy.

 

Vâng, William Blake hoàn toàn đúng khi nói: “Kẻ đần luôn khắng khít với sự ngu dại của ḿnh sẽ trở thành một kẻ trí. »

Thế th́ tại sao bạn lại cứ muốn ḿnh trở thành một người khác? Tại sao? Cái tinh thần tranh đua này, cái ḷng khát vọng này sẽ mang cái ngă vào. Cái sự so sánh này cũng là một biểu lộ của bản ngă. « Người ta khôn quá thế nên tôi cũng cần khôn lên». Tại sao ? Ai khôn cứ việc để cho họ khôn, đó là số phần của họ. Bạn như thế nào th́ cứ việc như thế, có ǵ là sai quấy đâu? Đời sống là thiên h́nh vạn trạng và đời sống trở nên phong phú v́ tính đa dạng đó. 

Trong khu vườn của mùa xuân

Không có ǵ tuyệt vời cũng không có ǵ tệ lắm.

Những cành hoa lớn dậy tự nhiên

Những cái dài chen lẫn cùng cái ngắn.

Đó là quan điểm của Thiền. Bạn hăy nh́n chung quanh ḿnh: có những cây cao, những cây thấp, có những cây là cây nhưng có những cây chỉ là bụi rậm. Nhưng không hề có sự tranh đua ở bất cứ nơi đâu. Cây ashoka không hề cố gắng để trở thành cây bách, cây bách cũng không cần phải lo lắng đến anh láng giềng ashoka. Cây bách không hề mang mặc cảm tự ti v́ anh ashoka có chiếc lá to hơn, cũng không hề phải lo nghĩ đến chuyện  chị gulmoha sao nở hoa nhiều thế. Không có ai lo lắng cả, cũng không có ai lo nghĩ đến chuyện người khác, mọi người đều rất chân thật trong sinh thể của chính ḿnh –ashoka là ashoka, bách là bách, và gulmoha là gulmoha.

Bạn hăy là chính bạn, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Thư giăn ngay tại đó. Lấy đó làm nơi thiền quán của bạn.

Và rồi trí tuệ sẽ khởi phát. Trí tuệ đến từ chấp nhận. Trí tuệ không phải là những ǵ bạn thu thập được, nó không phải là kiến thức, không là những nguồn thông tin, trí tuệ chính là phẩm chất của sự chấp nhận lớn lao –và rồi bạn hạnh phúc, bạn thỏa măn, hài ḷng.

Hăy tưỏng tượng đến h́nh ảnh đẹp đẽ của một người đang hạnh phúc, đang hài ḷng với ngay cả sự ngu xuẩn của chính ḿnh. Y đă trở thành kẻ khôn ngoan. Bạn đâu c̣n cần một thứ trí tuệ nào khác hơn ? Một người sống bằng ḷng với sự xuẩn ngốc của ḿnh -bạn đâu cần một thứ khôn ngoan nào khác hơn và trí tuệ đâu có thể làm ǵ khác hơn?

 

Đừng cố gắng kéo ḿnh lên cao với những sợi dây giày của bạn. Hăy cứ là như thế. Cái khoảnh khắc bạn bắt đầu nói lên một điều ǵ đó -rằng tôi muốn là cái này, tôi muốn là cái kia- cũng có nghĩa là bạn bắt đầu lên tiếng than phiền,bạn đang chống báng Thượng Đế. Bạn than phiền rằng, « Tại sao lại tạo ra tôi như thế này ?  Đây có phải  là cái mà tôi muốn đâu. Tại sao tôi bị bắt buộc phải là như vậy ? Hăy làm cho tôi đẹp đẽ hơn, mạnh mẽ hơn, giàu có hơn, khôn ngoan hơn. Hăy làm cho tôi cái này, hăy làm cho tôi cái nọ. » Thiền giả cho rằng tất cả những nỗ lực này chẳng khác ǵ muổi chích trâu sắt. Một con muổi đang cố gắng để chích một con trâu sắt ? Sẽ chẳng có ǵ xảy ra cả !

 

Tuy nhiên tôi vẫn  nói rằng trí tuệ sẽ đến với bạn –không qua một cố gắng nào mà là bằng sự chấp nhận một cách thụ động. Không thông qua bạn mà chỉ khi nào bạn không c̣n là bạn nữa th́ nó mới xảy ra. Trí tuệ không hề là một cái ǵ đó để bạn chiếm hữu, trí tuệ chỉ hiện hữu khi bạn không có mặt.

Hăy dùng sự xuẩn ngốc như là một trạng huống thư giăn. Khi một người thô kệch hoàn toàn thư giăn và chấp nhận sự thô kệch của ḿnh, một nét đẹp vi tế xuất hiện -vẻ đẹp của chấp nhận, và rồi nét duyên dáng sẽ đến một cách rất tự nhiên. Và đây cũng là trường hợp của sự xuẩn ngốc, và cũng là trường hợp chung cho tất cả mọi vấn nạn.

 

Sau khi đạt ngộ, một môn đồ tát vào mặt thầy ḿnh, Thiền sư Ubako, và la lên : « Cuối cùng rồi cũng chẳng có ǵ đặc biệt trong sự chứng ngộ cả.»

Thiền sư Ubako sướng quá, ông nhảy múa loạn lên.

Người môn sinh tát thầy ḿnh ! Nên nhớ rằng những vị Đại Thiền sư và môn đồ của họ, khi đă tát là họ tát rất cật lực ! Nhưng mà ông Thầy th́ sướng điên lên và nhảy múa. Ông ta nhảy múa v́ biết rằng người học tṛ của ḿnh đă chứng ngộ.

Vâng, chẳng có ǵ đặc biệt trong sự chứng ngộ cả, chỉ là sự chấp nhận mọi vật đúng như nguyên trạng, là sự buông xă hoàn toàn trong thực tại. Không có ǵ đặc biệt, không có ǵ để khoa trương, không có ǵ để phải nói đến. Người môn sinh đă phát biểu hoàn toàn đúng, «Cuối cùng rồi cũng chẳng có ǵ đặc biệt trong sự chứng ngộ cả.» Y đă trở về nhà và nhận chân được rằng y chẳng hề rời xa nó một phút giây nào cả. Cái trí tuệ này luôn có mặt ở đó nhưng y đă đánh mất bởi v́ suốt đời y chỉ măi làm người chạy đi t́m kiếm. Cái nguồn sáng này vẫn luôn ở đó thôi nhưng v́ y quá đổi lo nghĩ về ánh sáng nên tầm nh́n bị thu hẹp lại, hẹp đến độ y không c̣n có thể trông thấy nó được nữa. Y là người đă tạo ra khổ nạn cho chính ḿnh. Suối nguồn hạnh phúc vẫn luôn tuôn chảy, mật ngọt cuộc đời vẫn luôn tuôn chảy, thế nhưng y lại đang chết khát một cách không cần thiết. Trở nên giác ngộ chỉ là chuyện rất đổi tự nhiên. Đó không hề là một sự đạt thành, một quả vị. 

Và rồi Thiền sư Ubako hỏi người môn đệ : « Ngươi có ngửi thấy mùi hương nguyệt quế của ngọn núi kia không ? »

« Vâng. Bạch Thầy. »

« Đấy. Thấy chưa. Ta đâu có ǵ để dấu ngươi đâu. » Thiền sư trả lời.

Thật là quá đổi đơn giản. Bạn có nghe chim chóc đang tưng bừng ca hót?  Bạn có thấy chung quanh đây cây cối tràn ngập một màu xanh ? Vâng, nó cũng giống như thế đấy, rất đổi đơn giản.

Và rồi vị Thầy hỏi, « Ngươi có ngửi thấy mùi hương nguyệt quế của ngọn núi kia không ? »

« Vâng. Bạch Thầy. »

« Đấy. Thấy chưa. Ta đâu có ǵ để dấu ngươi đâu. » Thiền sư trả lời.

Ông Thầy đă trao tặng cho người học tṛ tất cả những ǵ mà ông có được. Mà thật ra ông ta cũng chẳng có ǵ để cho. Thực sự là bạn chỉ được đánh thức về những ǵ mà bạn đă có. Người ta chỉ làm cho bạn tỉnh thức.

 

Câu hỏi thứ bảy :

«Có một ‘năng lực thứ tư’ khá mới mẻ trong Tâm lư học –Tâm lư học về siêu nhân cách- đi sâu vào việc khám phá những nhu cầu, khát vọng vượt ra ngoài khả năng thực hiện của con người, tâm lư về con người », Assagioli đă nói như thế. Như vậy, cái ‘Tâm lư học về siêu nhân cách’ này và cái ‘Tâm lư học về những vị Phật’ của ông phải chăng có cùng chung ư nghĩa ?

 

Không hề có chuyện như thế.

‘Tâm lư học về siêu nhân cách’ vẫn là một thứ Tâm lư học, vẫn quan tâm đến những cái ǵ khách quan, ngược lại ‘Tâm lư học về những vị Phật’ không hẵn là một khoa tâm lư bởi v́ một vị Phật ra đời, khi Tâm lư học, và cái tâm hoàn toàn biến mất.

Hơn thế nữa, ‘Tâm lư học về những vị Phật’ không khách quan mà hoàn toàn chủ quan. Nó có thể xảy đến với bạn nhưng mà bạn không thể nào quan sát nó xảy ra đối với người khác, vô phương. Bạn có thể thành Phật nhưng bạn không thể nào hiểu được một vị Phật. Ngay cả nếu Assagioli sống bên cạnh một vị Phật hàng ngàn năm đi nữa, ông ta cũng sẽ không hiểu ǵ cả trừ phi ông ta trở thành một vị Phật. Bạn không thể nào nh́n ngắm, quan sát nó từ bên ngoài bởi v́ đây là một hiện tượng thuộc về nội giới, ở tận cùng sâu thẳm bên trong của một sinh thể. Tất cả những ǵ mà bạn trông thấy được chẳng là cái ǵ cả ngoài h́nh tướng phong cách biểu lộ bên ngoài. Vâng, bạn có thể trông thấy Đức Phật đang lặng yên, rằng Ngài có vẽ rất hiền từ dịu dàng; bạn có thể thấy là Ngài ít khi giận dữ hoặc là không bao giờ giận dữ; bạn có thể trông thấy một ngàn lẻ một thứ đại loại như thế -nhưng bạn sẽ vẫn không bao giờ trông thấy được Phật quả là ǵ.

 

Khi tôi nói về Tâm lư học về chư Phật, một điều xin nhớ cho, rằng thực ra đây không phải là một khoa Tâm lư học. Tôi đă phải dùng đến ngôn từ. Không có một lời nào đủ để có thể diễn tả được khái niệm này thế nhưng tôi bắt buộc phải dùng đến ngôn ngữ -dĩ nhiên cũng phải luôn luôn mang theo một bát muối. Vâng, thực ra nó không thể được gọi là Tâm lư học. Tâm lư học là môn học đưa ra những giả định về tâm, mà một vị Phật th́ lại không-tâm. Tâm lư học giả định rằng tâm đang thực hiện chức năng của nó, đang suy nghĩ, hoạch định, lo lắng, tưởng tượng, mơ mộng... –trong khi một vị Phật th́ không hề  mơ mộng, cũng không lo toan, hoạch định, suy nghĩ ǵ cả. Ngài chỉ hiện hữu, một cách đơn giản thế thôi. Ngài hiện hữu chẳng khác ǵ một ḥn đá, một cái cây, một gịng sông -ngoại trừ một khác biệt duy nhất, một khác biệt rất lớn lao. Sự khác biệt đó là Ngài hiện hữu với không tâm nhưng tràn đầy tuệ giác, tĩnh thức.

 

Cái tuệ giác này không thể được hiểu từ bên ngoài. Nếu bạn càng cố gắng để hiểu bạn sẽ chỉ đi đến chỗ hiểu lầm thôi. Không có bất cứ dụng cụ nào có thể được dùng để kiểm tra nó. Nó không hề hiện ra bất cứ trên loại biểu đồ nào. Những ǵ c̣n có thể hiện ra trên biểu đồ là c̣n thuộc về tâm, chưa thể vượt ra ngoài. Cái vượt ra ngoài không thể nắm bắt được. Người đó phải trở thành một vị Phật, người đó phải có một tâm hồn tĩnh thức, và chính người đó phải đạt đến t́nh trạng tuệ giác này.

Tâm lư học về chư Phật là du già, là giới, là hành tŕnh tâm linh, là khoa học –là bất cứ cái ǵ mà bạn gọi- về sự nhận thức được rằng có một cái ǵ đó ở trong bạn mà bạn chỉ có thể nhận biết khi nào đi được đến đó, ở ngay tại đó. Ngoài ra không c̣n một con đường nào khác, không có một phương thức tiếp cận nào khác.

Assagioli tiếp tục giảng giải... Dù sao ông ta cũng c̣n khá hơn Freud bởi v́ tối thiểu ông ta cũng tŕnh bày một vài thị kiến về tổng hợp trong Tâm lư học. Freud mang tính phân tích, phương pháp của ông ta là phân tích. Assagioli mang đến sự tổng hợp. Nhưng cái tổng hợp này cũng không phải là cái tổng hợp mà Phật nói đến. Cái tổng hợp này chỉ là một tổng thể được lắp ráp lại cùng nhau. Hăy lấy một thí dụ… Tôi đưa cho bạn một đóa hồng. Bạn tách nó ra thành từng phần. Để xem nó vận hành như thế nào, bạn tách rời từng cánh hoa. Đó là công việc mà Freud đă làm với tâm thức con người –ông ta tách rời nó ra từng bộ phận. Ông ta muốn đặt tên cho mọi sự việc, xếp hạng, phân loại chúng; ông ta muốn xếp vào trong hộc tủ mọi thứ chuyện.

Dĩ nhiên, khi bạn tháo rời bất cứ cái ǵ, bạn đă làm cái đó biến mất, bởi v́ có một cái ǵ đó chỉ hiện hữu khi nó c̣n nguyên trạng -vẻ đẹp của đóa hồng chẳng hạn- khi nó c̣n là một tổng thể. Khi bạn tách rời đóa hoa ra thành từng phần, cái huyền nhiệm của nó biến mất. Đóa hoa đă tan biến đi bởi v́ đóa hoa không phải chỉ là một tổng hợp của từng bộ phận, của cánh hoa, của đài hoa, mà là một cái ǵ đó c̣n hơn là một sự tổng hợp. Cái “c̣n hơn” này hiện hữu trong tôn giáo, trong thi ca và bạn không thể nào tháo rời cái “c̣n hơn” này ra thành từng bộ phận được. Một khi bạn tháo rời ra thành từng phần, một cái ǵ đó đă biến mất, đă không c̣n hiện hữu, không c̣n biểu tướng.

 

Bây giờ ta hăy xem Assagioli đă làm được những ǵ? Ông ta đi làm công việc ghép lại đóa hồng vừa bị tách ra. Cái đóa hồng đă bị Freud tháo rời nay được Assagioli đem ghép lại –và ông ta gọi đó là tâm-lư-tổng-hợp. Thế nhưng đóa hoa hồng này đă chết, nó không c̣n là đoá hoa trước khi được Freud phân tích. Assagioli đi làm công việc giả định về Freud -nếu không có Freud th́ đă không có Assagioli, xin các bạn nhớ như vậy. Nếu Freud không hiện hữu, Assagioli cũng sẽ không hiện hữu. Freud làm một nửa công việc và Assagioli làm nửa phần c̣n lại. Freud tháo ra, Assagioli ráp lại.

 

Thế nhưng khi phân ra từng mảnh, cái nguyên vẹn ban sơ đă hoàn toàn biến mất. Bây giờ khi bạn ráp chúng lại cùng nhau nó sẽ không bao giờ c̣n giống với cái ban đầu. Cái đóa hoa đó không thể sống lại. Khi bạn ráp chúng lại với nhau –cho dù bạn ráp một cách tài t́nh như thế nào, bằng bất cứ loại keo nào tốt nhất, kể cả thứ keo vô h́nh- nó cũng vẫn sẽ không bao giờ là đóa hoa nguyên thủy. Sẽ không bao giờ bạn có thể tái tạo lại được vẻ đẹp trước đây.

 

Đó là lư do tại sao Thiền bảo rằng hăy đi và nh́n lại khuôn mặt của bạn trước khi bạn được sinh ra đời, nh́n lại cái uyên nguyên toàn vẹn đó. Hăy đi vào bên trong bạn, đến tận cùng cái hiện hữu hoang sơ khi bạn chưa được ráp lại h́nh hài, khi bạn c̣n là một linh hồn thuần khiết, trước khi người cha và người mẹ tạo dựng ra bạn, trước khi bạn có một thân xác. Hăy đi đến đó. Trút bỏ cái hiện thân bạn đang mang. Hăy đi đến đó. Hăy có một thị kiến về nó. Hay là bạn hăy đi và nh́n kỹ khuôn mặt ḿnh khi bạn qua đời, khi thân xác bạn đang nằm chờ để hỏa táng. Cái khuôn mặt uyên nguyên này là một cái ǵ đó vốn chưa bao giờ được phân tích.

 

Tâm lư học về chư Phật không phải là một sự tổng hợp, đó là sự không-phân-tích. Để tôi nhấn mạnh điểm này cho rơ ràng hơn. Assagioli là tổng hợp, Freud là phân tích, tâm lư học về chư Phật là không-phân-tích -không cắt ra thành từng mảnh vụn. Nếu không hiểu được điều này, cho dù cứ tiếp tục thay đổi đề tài tranh căi, chúng ta vẫn sẽ măi là những kẻ đồng hội đồng thuyền.

 

Chuyện xảy ra như thế này…

Một bệnh nhân mới được đưa vào bệnh viện tâm thần đă tuyên bố một cách dơng dạc rằng anh ta nguyên là Tổng thống Ford. Kẹt một cái là trong viện tâm thần này hiện đă có một ông Tổng thống Ford rồi. Vị giám đốc bệnh viện cuối cùng quyết định để hai người này ở chung một pḥng với hy vọng là hai kẻ có cùng một ảo tưởng giống nhau sẽ giúp nhau tự điều chỉnh và may ra khỏi bệnh. Hai người được giới thiệu cùng nhau và người ta để yên cho họ ở với nhau. Suốt đêm hôm đó người ta không nghe có chuyện căi cọ ǵ xảy ra.

Sáng hôm sau vị Bác sĩ chữa trị bắt đầu nói chuyện với người bệnh nhân mới.

“Bác sĩ, tôi biết là tôi đang mắc bệnh hoang tưởng,” người bệnh nhân mới thố lộ. “Nhưng bây giờ tôi đă biết rằng ḿnh không phải là Tổng thống Ford.”

“Thật là tuyệt diệu, » vị Bác sĩ thốt lên.

“Vâng,” bệnh nhân nói tiếp, “Tôi là bà Ford. »

 

Bây giờ th́ lại một hoang tưởng khác. Chúng ta cứ loay hoay đi từ hoang tưởng này đến hoang tưởng khác. Chẳng có một chút ǵ thay đổi cả.

 

Assagioli cũng chẳng phải làm một cuộc cách mạng. Vâng, ông ta đang tạo ra một sự điều chỉnh, nhưng vẫn chỉ là một cái bóng của Freud. Freud vẫn hiện ra sừng sững c̣n Assagioli chỉ là một cái bóng mờ không hơn không kém. Không có Freud chắc là ông ta sẽ không biết đi đến đâu và làm cái ǵ.

 

Tâm lư học về chư Phật là một quan điểm hoàn toàn cơ bản. Một người phải tự t́m về tâm thức của ḿnh, không chia cắt, không phân tích, không phán xét, không đánh giá, không lên án, cũng không nói một lời nào về nó. Chỉ thể nhập vào trong đó mới có thể có được một cảm giác về nó –mới thực sự biết nó là cái ǵ. Tâm của ta phải hoàn toàn tan biến đi, chỉ lúc đó bạn mới có thể nhận ra được nó là cái ǵ -bởi v́ tâm ta luôn tạo ra những gợn sóng lăn tăn ở trên mặt, và tấm gương cứ thế bị nhiễu loạn, cứ tiếp tục bị làm cho méo mó đi. Khi tấm gương hoàn toàn biến mất cũng là khi cái tâm không c̣n hiện hữu, lúc đó tất cả c̣n lại chỉ là một sự tĩnh lặng thuần khiết, kokoro, đó chính là tánh không, là đại ngộ, là tam muội –cái tam muội này là trạng thái không-thể-phân-tích của sinh thể bạn. Đấy là trạng thái nguyên sơ của bạn. Đấy cũng chính là Thượng Đế.

Assagioli tiến đến gần với Phật hơn là Freud –nhưng cũng không gần lắm đâu.

 

Một phụ nữ đi vào một quán rượu với một con vẹt trên vai. Con vẹt không ngừng lải nhải: “Đoán xem tôi nặng bao nhiêu. Đoán xem tôi nặng bao nhiêu.” Một người khách hỏi bà ta về ư nghĩa câu nói của con vẹt và được giải thích: “Hăy đoán xem con vẹt của tôi nặng bao nhiêu, nếu đúng bạn sẽ được mời về nhà và ngủ với tôi.”

Người đàn ông nh́n con vẹt nói đùa, “Một trăm cân.” Người đàn bà quàng vào tay y, kêu lên: “Cưng ơi, thế là đoán cũng gần đúng rồi đấy. Về nhà với em đi!”

Assagioli cũng gần với Tâm lư học về chư Phật đại khái như vậy.

 

Và câu hỏi cuối cùng:

 

Tại sao Thiền lại chống báng kinh điển quá vậy? Tôi đă học được rất nhiều từ Kinh Thánh và vô cùng biết ơn về chuyện này. Tại sao các Thiền giả dám nói rằng những kinh điển này nên được đốt bỏ đi?

 

Lạy Chúa tôi! Tinh thần Cơ Đốc vẫn chưa gột rửa được!

Thiền giả không hề chống báng kinh điển, họ chỉ chống lại cái tâm ô nhiễm của bạn. Và khi họ nói rằng, “Hăy đốt những kinh điển đi”, cũng có nghĩa là họ nói  “hăy đốt cái tâm của bạn đi”. Thiền giả không hề chống báng kinh điển -tại sao họ phải chống báng làm chi những kinh điển nghèo nàn như thế? Họ chỉ chống lại kiến thức, sự thông thái. Họ chỉ chống lại sự không ngừng tích chứa của kư ức. Họ muốn bạn được giải phóng khỏi kư ức. Họ muốn bạn được giải phóng khỏi kiến thức, họ muốn giúp bạn giải trừ học vấn.

 

Đốt kinh điển chỉ là một h́nh ảnh tượng trưng –và Thiền giả là những người rất thực tế. Khi muốn nói một điều ǵ đó họ thường phải cất cao giọng v́ biết rằng đa số các bạn đều điếc đặc cả. Họ phải la lên. Họ không nói th́ thào bởi v́ họ biết rằng ngay cả việc la lớn lên cũng chưa chắc là đă lọt vào lỗ tai bạn. Đây chỉ là chuyện la lên thôi chứ có ǵ đâu. Một vị Thiền sư đốt kinh điển có nghĩa là ông ta muốn la lên để chỉ cho bạn nên làm ǵ với kiến thức và kinh điển của bạn.

Và khi mà họ nói “Hăy đốt những kinh điển” có nghĩa là họ đang hỏi bạn làm sao bạn có thể hiểu được kinh điển, làm sao bạn có thể hiểu được Phúc Âm nếu như chính bạn không trở thành một Giê Su? Đó là điều khá đơn giản mà chỉ cần một chút thông minh -một chút xíu thôi- bạn cũng có thể hiểu được. Làm sao bạn có thể hiểu được Phúc Âm? Làm sao bạn có thể hiểu được Bài Giảng Trên Núi nếu không trở thành một Giê Su? Không thể có chuyện như vậy. Thế nên bất cứ những ǵ mà bạn nghĩ rằng ḿnh hiểu trong kinh điển chẳng qua chỉ là sự ngộ nhận. Như vậy thà rằng không hiểu c̣n tốt hơn là mang theo với ḿnh sự hiểu lầm. Bởi v́ ngay chính cái hiểu lầm này sẽ là một cản trở rất lớn cho bạn trên hành tŕnh tâm linh.

Bạn đă đọc Phúc Âm như thế nào? Và rồi bạn nói rằng nhờ đó mà hưởng được nhiều lợi ích và vô cùng biết ơn chuyện này.Bạn hưởng được lợi ích như thế nào? Và bạn đă hiểu được những ǵ? Khi bạn đọc một câu nói của Chúa Giê Su, có phải là bạn sẽ t́m cách lư giải nó? Câu nói của một người có tŕnh độ tâm thức cao hơn được lư giải bởi một người có tŕnh độ thấp kém hơn, chắc chắn là sẽ bị méo mó rồi. Chẳng khác ǵ chuyện Einstein đang giảng về Toán học cao cấp và bạn đi vào một trường Tiểu học hỏi một cậu bé học tṛ nghĩ như thế nào về bài giảng đó. Dĩ nhiên cậu bé này cũng sẽ nói một cái ǵ đó… Vấn đề không đến nỗi quá cách biệt như thế. Ta có khả năng là cậu bé học sinh Tiểu học này cũng có thể hiểu được chút đỉnh những ǵ Einstein đang nói về Toán học, bởi v́ sự khác biệt là về lượng, đằng này ta khó mà hiểu được một câu nói của Chúa Giê Su hay Đức Phật, bởi v́ sự khác biệt là về phẩm. Đây là những phát biểu ở một chiều kích hoàn toàn khác biệt. Cho dù là họ nói với ngôn ngữ đời thường, bạn cũng cứ hiểu theo cách lư giải của riêng ḿnh.

 

Thôi, hăy nghe một vài mẩu chuyện vui.

Cô giáo lớp Năm nhận thấy cậu bé Johny có vẻ như đang sa sút tinh thần và không chịu làm bài tập ở nhà. Cô bảo em ở lại lớp sau giờ học để t́m hiểu thêm.

“Có chuyện ǵ không Johny?” Cô giáo tỏ ra thân thiện.

Cuối cùng cậu học tṛ nhỏ thú thật: “Tôi yêu cô và muốn kết hôn với cô.”

“Ồ, Johny,” Cô giáo mĩm cười, “Tôi cũng muốn lập gia đ́nh một ngày nào đó thôi, nhưng không muốn một em bé đâu.”

“Đừng có lo. Tôi sẽ cẩn thận chuyện này mà.”

 

 

Chuyện tiếp theo.

 

Một ứng cử viên Dân Chủ bang Alabama sau khi vận động tranh cử thắng lợi chiếm được một cái ghế ở Hạ Viện; để trả ơn, ông ta soạn thảo một dự luật xây một cái cầu bắc ngang qua ngọn suối Calahassas Creek ở quê nhà.

Một dân biểu Cộng Hoà đồng viện rất phẫn nộ về chuyện này đă lớn tiếng phản đối; “Đâu có cần một cái cầu để bắc qua cái suối đó. Cái suối này nhỏ xíu hà, đến độ tôi có thể đứng bên này bờ đái một cái là văng ra đến tận giữa ḍng rồi”.

Vị Chủ tịch Hạ Viện gơ búa, kêu trời: “Này, bạn hỏng mất rồi!”

“Vâng. Ông nói đúng quá. Tôi hỏng mất rồi,” Ông Dân biểu Cộng  Hoà vặn lại, “Nếu cái của tôi không bị hỏng th́ tôi có thể đái một phát văng từ bờ bên này sang tới bờ bên kia cái suối cà chớng đó!”

Chuyện tùy ở bạn thôi.

 

 

Chuyện thứ ba.

 

Cô bồi pḥng trẻ dễ thương và giỏi việc được vợ chồng ông Dân biểu thuê mướn, tỏ ra rất thích thú với công việc ḿnh làm cho đến một hôm không báo trước, cô ta xin nghỉ việc.

Bà chủ thắc mắc: “Sao lại thôi việc? Bộ có chuyện ǵ không ổn hả?”

“Tôi không thể nào chịu đựng được t́nh trạng hồi hộp ở trong căn nhà này thêm một phút nào nữa,” cô bồi pḥng trả lời.

“Hồi hộp?” Bà chủ bối rối hỏi, “Cô muốn nói cái ǵ?”

“Th́ bộ bà không thấy cái câu Thánh kinh treo ở phía trên cái giường ngủ tôi sao?” Cô bồi pḥng giải thích, “Câu ấy nói rằng, Ngươi hăy tỉnh thức, bởi v́ ngươi không biết rằng lúc nào Chủ ngươi sẽ đến với ngươi.”

 

 

Và câu chuyện cuối.

 

Một người chào hàng quyết định dừng chân nghỉ lại qua đêm tại một thành phố nhỏ miền Viễn Tây. Sau khi nhâm nhi một vài ly tại quán rượu của khách sạn, cảm thấy hứng khởi anh ta bèn bắt đầu nói chuyện chính trị.

“Này qúy vị,” anh ta la lớn, «Tổng Thống Ford giống y chang một cái lỗ đít ngựa.”

Lập tức, một anh cao bồi to lớn dềnh dàng oai vệ tiến đến bàn, bảo: “Này bạn, ở đây người ta đấu súng nhau v́ những lời nói như vậy.”

“Ồ. Xin lỗi ngài,” người chào hàng lắp bắp, “Tôi đă không biết rằng đây là xứ của ông Ford.”

 “Không phải vậy.” Anh cao bồi khổng lồ gầm lên từng tiếng, “Đây là xứ của ngựa.”

 

 

CHÚ THÍCH:

 

(1)   Norman Oliver Brown (1913-2002): Triết gia, học giả Hoa Kỳ. Tốt nghiệp Đại Học Oxford (1936) và Tiến sĩ tại Đh. Univ. of Wisconsin. Chịu ảnh hưởng bởi Freud, các tác phẩm của ông là sự pha trộn của tâm lư học Freud, chủ nghĩa Mác, những tư liệu tôn giáo và văn chương nhằm đưa con người đến những chân trời mới. Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Life against Death: The Psychoanalytical Meaning of History (1959) , Love's Body (1966), Hermes the Thief (1969), Closing Time (1973), and Apocalypse and/or Metamorphosis (1991).

(2)   Kalidas: Được xem như là một trong những nhà thơ và đồng thời cũng là kịch tác gia vĩ đại nhất của Ấn Độ thuộc hệ ngôn ngữ Sanskrit, được phỏng đoán là sống vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch.

(3)   Rabindranath Tagore (1861-1941): Giải thưởng Nobel Văn Chương (1913), được coi như là nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ thời hiện đại và cũng là tác giả của bản quốc thiều Ấn Độ.

(4)   Mulla Nasruddin: Nhà huyền môn Sufi -một nhánh của đạo Hồi- sống vào khoảng thế kỷ thứ 13 tại Trung Đông, nổi tiếng về việc sử dụng những câu chuyện khôi hài để dẫn dắt môn sinh đi đến giác ngộ. Tương truyền đi đâu ông cũng vác theo một cánh cửa. Được hỏi lư do. Ông trả lời: «Chỉ là một biện pháp an ninh thôi mà. Người ta đi vào nhà tôi bằng cánh cửa này. Nay tôi mang nó theo, làm sao người ta vào nhà tôi được?» Sau khi mất, môn đồ theo lời trăn trối của ông, đă để cánh cửa này cùng chùm ch́a khóa bên cạnh mộ ông.

(5)   Immanuel Kant  (1724-1804) : Triết gia người Phổ, sinh quán tại Konigsberg, nay là Kaliningrad thuộc Nga. Ông là một nhà luận lư học, đạo đức học có tác động lớn trên các trào lưu triết học của thế kỷ thứ 19 và là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nhân loại. Ông cũng rất yêu thích khoa học và được xem như là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự cấu tạo của thái dương hệ của nền khoa học đương đại, cho rằng vũ trụ này là một đám hơi được đông cứng lại do ảnh hưởng của trọng lực.

(6)   Heisenberg (1901-1976) – Nhà vật lư toán học người Đức được biết đến qua nguyên lư bất định.

(7)   Kurt Godel (1906-1978) : Nhà toán học người Áo, sinh quán tại Brno, vùng đất  Áo –Hung (nay là Tiệp Khắc). Tốt nghiệp Tiến sĩ Toán (1929) và Tiến sĩ Triết học (1930) tại Đại học Vienna. Khi Đức Quốc Xă lên nắm chính quyền, tháng Giêng năm 1940, ông cùng vợ t́m cách trốn qua Hoa Kỳ bằng cách vượt qua Nga, đến Nhật Bản và đến San Francisco vào tháng 3-1940 rồi trở thành Giáo sư thực thụ tại Đại học Princeton. Sự nghiệp Toán học của ông được biết đến với một định lư mang tên ông, Godel’s completeness Theorem, trong toán học tích phân và những công tŕnh khác như Godel numbers, Continuum hypothesis...

(8)   William Blake (1757-1827) : Nhà thơ và họa sĩ người Anh.  

 

[MUCLUC] [LGT] CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH.6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05