THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

Volume 2

CHƯƠNG 7

Nổ Bùng Tuệ Giác

 

 

 

Một nhóm trẻ con đang chơi đùa cạnh bờ sông. Chúng đắp lên những lâu đài bằng cát và mỗi đứa đều bảo vệ cái của ḿnh, “Cái này là của tao.” Chúng giữ cho mỗi lâu đài tách biệt ra để khỏi bị nhầm lẫn của đứa này với đứa khác. Khi tất cả những lâu đài hoàn tất, một đứa trẻ đă đá tung vào lâu đài của một đứa khác và phá hủy toàn bộ. Chủ nhân của chiếc lâu đài này vô cùng giận dữ, đă túm lấy tóc y, đấm vào mặt y rồi kêu gọi bạn bè đến trợ lực, “Thằng này đă phá hư lâu đài của tao. Tụi bay đến đây giúp tao trừng trị nó.” Tất cả những đứa trẻ khác liền chạy đến. Chúng xúm vào đánh kẻ phá bỉnh bằng gậy, dẫm lên ḿnh y khi y ngă xuống đất.

 

Thế rồi chúng trở lại tiếp tục chơi tṛ chơi xây lâu đài bằng cát của chúng, mỗi đứa đều xác định, “Cái này là của tao; không ai có quyền trên cái này. Dang xa ra. Đừng có đụng vào lâu đài của tao!”

 

Nhưng hoàng hôn  xuống dần. Trời đă chập choạng tối và tất cả bọn trẻ đều nghĩ đến việc phải về nhà. Bây giờ th́ chẳng c̣n đứa trẻ nào quan tâm đến những ǵ sẽ xảy ra cho những ngôi lâu đài của chúng. Có đứa dẫm chân lên, có đứa lấy tay xoá chúng đi. Xong, ai nấy đều quay trở về nhà ḿnh.

 

 

 

 

Đời sống là một nghịch lư. Nó hiện hữu thông qua nghịch lư; đó là cách thế chính của tồn sinh. Cái bánh xe quay quanh một trục cố định và ngay chính trung tâm của cơn lốc xoáy là sự tĩnh lặng. Ngay chính trong cốt lơi của sự sống đă ươm mầm cái chết. Vạn hữu tồn tại như thế, cuộc tồn sinh là một mâu thuẫn không ngừng.

 

Cuộc sống tiếp tục mâu thuẫn với chính nó và từ trong ḷng sự mâu thuẫn này sản sinh ra năng lượng sự sống. Từ trong sức căng giữa những mâu thuẫn là toàn bộ vở kịch đời, là cuộc chơi. Đấy là biện chứng –chính đề và phản đề. Và sự xung đột không ngưng nghỉ giữa chính đề và phản đề đă tạo ra năng lượng, phóng thích ra năng lượng.

 

Bạn có thể đưa mắt nh́n ra chung quanh và ở đâu rồi bạn cũng sẽ thấy sự mâu thuẫn đang vận hành -giữa âm và dương, giữa ngày và đêm, giữa mùa hè và mùa đông, giữa thành công và thất bại, giữa khai sinh và mục rửa úa tàn. Ngay chính trên nền tảng của sự nghịch lư mà cuộc chơi không ngừng diễn ra, ở khắp mọi nơi. Nếu bạn không thấu hiểu điều này, bạn sẽ măi đắm ch́m trong bất hạnh. Nếu bạn không thấu hiểu điều này, nếu nó không thấm sâu vào tâm hồn bạn và trở thành ánh sáng tuệ giác, bạn sẽ vẫn sống măi hoài trong thống khổ. Bởi v́ bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được rằng sự mâu thuẫn này thực ra không phải là mâu thuẫn; những đối kháng thực ra đă vận hành như là những bổ sung.

 

Một khi vấn đề này được soi sáng th́ đời sống biến thành giác ngộ. Lúc đó bạn sống hoàn toàn trong tỉnh thức. Lúc đó bạn sẽ thấy cái chết không có ǵ là trái khoáy –không những thế, bạn c̣n hiểu được rằng không có cái chết sự sống sẽ không được ươm mầm.

 

Như thế, chính sự sống đă nợ nần cái chết. Cái chết đă không hề chống đối sự sống, nó là bạn thân chứ không phải kẻ thù. Khi hiểu rơ điều này, nỗi sợ hăi cái chết tan biến. Khi hiểu rơ điều này, tất cả những nỗi thống khổ, những bồn chồn lo âu cũng biến mất theo. Khi hiểu rơ điều này, một mối hân hoan vô bờ sẽ khởi dậy trong bạn. C̣n nếu không, mối xung đột sẽ không bao giờ ngưng nghỉ. Khổ đau của bạn gây ra bởi ngộ nhận. Ngộ nhận là nguyên nhân của khổ đau, tri kiến là đầu mối của cực lạc.

 

Bây giờ hăy đi xuyên sâu vào trong tận cùng cốt lơi của bạn để xem thử mọi chuyện ở đó như thế nào và bạn đang làm ǵ với chúng. Bằng cái nh́n hướng nội ta sẽ thấy rằng ngay trong cái cốt lỏi đó chỉ là đơn thuần rỗng không. Đó là lư do tại sao con người không dám nh́n thẳng vào bên trong.

 

Socrates đă không ngừng nhắc nhở, “Hăy tự biết ḿnh.” Bộ Áo Nghĩa Thư cũng tiếp tục kêu lên, “Hăy đi vào nội tâm! Mở ra một cuộc hành tŕnh hướng nội.” Đức Phật cũng đă từng thuyết phục bạn như thế, nhưng bạn th́ cứ măi hướng ngoại. Bạn không hề quan tâm đến lời Phật dạy. Và cho dù có lắng nghe, bạn cũng chỉ lắng nghe bằng nữa lỗ tai ḿnh –nghe đó rồi quên đó. Bởi v́ tận trong sâu thẳm của vấn đề bạn biết rằng cái nh́n hướng nội cũng có nghĩa là nh́n thẳng vào hư vô. Sẽ không có ǵ ở đó. Và đây quả là điều đáng sợ, kinh khiếp.

 

Ngay tại cốt lỏi là rỗng không, là hư vô. Cái bánh xe của vạn pháp chuyển động chung quanh chiếc trục của hư vô. Thế nên, kinh hăi trước một nội tại rỗng không, chúng ta đă đổ xô t́m đến cái thế giới ngoại tại này. Mối kinh hoàng trước t́nh trạng phi-hữu của chính ḿnh đă dẫn con người hối hả chạy đi trên muôn ngàn lối rẽ. Đó là cái mà Thiền gia gọi là “thế giới ta bà”. Bạn cứ không ngừng chạy vào hướng này, chạy qua hướng khác. Bạn phải chạy tất bật như thế bởi v́ nếu không, bạn sẽ bị rơi tỏm vào hư vô… và đó chính là nỗi sợ. Bạn sợ hăi chuyện đó -bạn không muốn nh́n thấy một điều là bạn không thực sự hiện hữu.

 

Cái hữu thể của bạn là phi-hữu và bạn chưa sẵn sàng để nh́n thẳng vào đó, để chấp nhận nó. Bạn chỉ là một cái thây ma sống. Cái chết có mặt ở đó và ngay chính cốt lơi của sinh thể bạn chỉ là rỗng không –cái mà Đức Phật gọi là anatta, vô ngă. Không hề có một cái ngă thường hằng, không hề có một hữu thể, không hề có một cái “Ta”. Và thế rồi bằng cách nào đó, con người đă hiểu được chuyện này -thế là không c̣n ai hướng nội nữa, người ta hướng ngoại. Với hướng ngoại, bạn có thể gạt gẫm chính ḿnh, lừa dối chính ḿnh. Bạn có thể tạo ra một ngàn lẻ một cuộc chơi và đắm ch́m trong đó –dĩ nhiên là chúng chẳng giúp ích được ǵ cho bạn, nhưng ít ra cũng để cho bạn qua th́ giờ. Bạn có thể trở nên mê đắm trong đó bởi v́ chỉ trong những giây phút đắm say đó mà bạn có thể quên đi cái nội tại rỗng không của ḿnh.

 

Tuy nhiên cái nội tại rỗng không này không phải là một ngẫu nhiên. Nó không hề là một t́nh cờ mà chính là cái bản thể uyên nguyên của bạn. Thế nên bạn không thể nào chạy trốn khỏi nó, cho dù bạn muốn làm cách ǵ đi nữa. Không ai có thể đào thoát khỏi nó. Bạn có thể tiếp tục tŕ hoăn, bạn có thể tiếp tục khất lại, tuy nhiên không sớm th́ muộn rồi bạn cũng phải thực chứng cái kinh nghiệm này.

 

Và cái ngày đó, ngày mà bạn nhận ra được cái nột tại phi hữu của ḿnh, sẽ là môt ngày tràn ngập ân sủng. Bởi v́ với kinh nghiệm thực chứng này, tất cả mối lo sợ của bạn từ nay tan biến. Khi nhận ra được rằng ḿnh không thực sự hiện hữu, làm sao mà bạn c̣n sợ hăi được -sợ cái ǵ? tại sao sợ? mà ai là người sợ đây? Một khi bạn thấy rằng ḿnh không thực sự hiện hữu, c̣n chỗ nào để tham ái nẩy sinh? Với ai? Cho ai? Từ ai? V́ Tanha -Ái- đă diệt nên Hữu không c̣n. (1)

 

Khi bạn không thực sự hiện hữu, làm thế nào mà bạn c̣n có ư niệm về hữu nữa? Nhận ra cái phi hữu của ḿnh cho ta một niềm an b́nh lớn lao. Từ đây kẻ kiếm t́m biến mất, kẻ tham ái biến mất, làm sao c̣n kiếm ra kẻ sở hữu? Thế là cả cái nền móng đă sụp đổ -kéo theo toàn bộ cái lâu đài làm bằng những quân bài cũng sụp đổ theo.

 

Trừ phi bạn nhận ra cái phi hữu nội tại này –cái vô ngă, cái phi hữu hay là cái chết đó … Nhà Thiền gọi đó là “đại tử”, bởi v́ đây không phải là cái chết đời thường. Cái chết của đời thường chẳng có ǵ đặc biệt -bạn chết ở chỗ này, rồi bạn lại sanh ra ở chỗ kia ngay lập tức. Bạn rời bỏ một xác thân này –ngay cả khi bạn chưa hoàn toàn từ bỏ nó, bạn đă chui vào một bào thai khác rồi. Chẳng có ǵ là đặc biệt.

 

Cái chết thực sự là khi bạn mặt đối mặt với cái nội tại phi hữu của bạn, đối mặt với cái hố thẳm đó. Người ta kinh hoàng, người ta muốn chạy dang ra khỏi nó. Có người muốn bỏ nó lại ở đằng sau, có người muốn lấp đầy hố thẳm. Đó là những ǵ mà con người cứ tiếp tục làm hoài không thấy chán.

 

Cơi trầm luân sinh tử này –sansara- chẳng là ǵ cả ngoài nỗ lực để lấp đầy cái khoảng trống nội tại. Người ta lấp đầy nó bằng tiền tài, bằng gái đẹp, bằng trai tơ, bằng quyền lực, bằng bất cứ thứ ǵ –nhà cao cửa rộng, danh vọng quyền uy- phải lấp đầy. Tiếp tục liệng đủ thứ vào đó –cho đến một ngày đủ để bạn có thể cảm nhận rằng ḿnh là cái ǵ đó, là một nhân vật nào đó, ḿnh không phải là thứ vô danh tiểu tốt. Thế nhưng chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra, sẽ không thể nào xảy ra. Bởi v́ cái hố thẵm đó là không đáy -bạn cứ tiếp tục liệng đủ thứ vào và chúng cứ tiếp tục biến mất.

 

Có một câu chuyện khá nổi tiếng của huyền môn phái Sufi. Một tên hành khất định đến gặp vị đương kim hoàng đế. Thời may, vị hoàng đế vừa xuất cung để đi tản bộ buổi sáng. Thấy người hành khất đứng bên đường, nhà vua hỏi, “Nhà ngươi muốn ǵ?” Người hành khất cả cười, “Cái cách nói của ngài –nhà ngươi muốn ǵ?- làm như nhà vua có thể thoả măn được mọi ước vọng của tôi!”

 

Cảm thấy bị thách đố, vị hoàng đế không chịu thua, “Được rồi, ta có thể làm thoả măn ước vọng của ngươi. Cho ta biết, ngươi muốn ǵ?” Người hành khất cảnh cáo, “Hăy suy nghĩ kỹ trước khi ngài hứa hẹn bất cứ điều ǵ.”

 

Dĩ nhiên tên hành khất này không phải là một tên hành khất tầm thường, ông ta chính là vị thầy dạy đạo cũ của vị hoàng đế trong tiền kiếp. Và vị đạo sư này đă nguyện rằng, “Ta sẽ tái sinh trở lại để cứu độ ngươi một lần nữa trong kiếp tới. Kiếp này ngươi đă lỡ -nhưng ta sẽ trở lại.”

 

Tuy nhiên vị hoàng đế đă hoàn toàn quên hết chuyện xưa –có ai nhớ lại được tiền kiếp của ḿnh đâu? Thế nên ông ta tiếp tục khẳng định, “Cứ cho ta biết và ta sẽ thoả măn điều ước muốn của ngươi. Ta là một đại hoàng đế -cái ǵ nhà ngươi muốn mà ta lại không thể thoả măn được?”

 

Đến đây người hành khất trả lời, “Ước muốn của tôi rất đơn giản. Ngài có thấy cái bát xin cơm của tôi không? Xin vui ḷng làm đầy nó cho tôi. Ngài có thể bỏ vào đó bất cứ cái ǵ. Tôi không đ̣i hỏi kim cương hay vàng bạc châu báu -cứ bỏ vào bất cứ cái ǵ! Ngài có thể làm đầy nó không?”

 

Vị Hoàng đế cười, “Được rồi! Ngươi có khùng không? Tại sao ta lại không thể làm đầy nó được?” Xong ông ta kêu người hầu cận, “Bỏ tiền vào cái bát của tên hành khất kia.” Vị quan hầu tuân lệnh. Đây chỉ là một cái b́nh bát nhỏ, nhưng rồi nhà vua bỗng cảm thấy kinh hoàng. Bao nhiêu tiền bạc bỏ vào đó, nó cứ tiếp tục biến mất. Cái b́nh bát cứ tiếp tục trống rỗng, trống rỗng và trống rỗng.

 

Cả hoàng gia đều chạy đến. Và rồi tin đồn lan nhanh khắp cả kinh thành, dân chúng cũng ùn ùn kéo đến từ khắp mọi nơi. Cả một đám đông bao quanh, danh dự và uy tín của nhà vua đang bị đe dọa, lâm nguy. Nhưng ông ta là người nói đâu ra đấy. Thế nên nhà vua bảo vị quan hầu cận, “Nếu có bị mất hết cái vương quốc này ta cũng sẵn sàng đánh đổi, nhưng ta không thể nào thua cuộc tên ăn mày này. Cái bát này quả thật kỳ diệu –nhưng ta sẽ phải chứng tỏ được là ta sẽ làm đầy nó.”

 

Thế rồi cái kho tàng tài sản của nhà vua cũng đă được đổ hết vào đó, và tiếp tục biến mất. Người ta chạy tới chạy lui từ hoàng cung cố gắng bỏ vào đó bất cứ cái ǵ –nhưng cái b́nh bát này có vẻ như là không đáy, tất cả mọi thứ đều biến mất ở trong đó. Một khi đă bỏ cái ǵ vào, bạn không bao giờ c̣n trông thấy nó nữa, nó không c̣n hiện hữu nữa. Nó đă bị giải chất -hoặc đại khái như thế.

 

Và rồi kim cương, ngọc ngà châu báu … tuần tự biến mất. Lập tức vị quan hầu cận bảo nhà vua, “Không ổn rồi. Bệ hạ phải chấp nhận thua cuộc thôi. Tên ăn mày này không phải là một tên ăn mày tầm thường, chắc vậy. Y muốn trao cho Bệ hạ một thông điệp ǵ đó. Ngài nên đầu hàng đi thôi.”

 

Trời đă tối, cả hoàng cung đều tụ tập nơi đây và dân chúng bao quanh trong tuyệt đối im lặng. Người ta chờ đợi trong kích động một biến cố lớn lao, “Điều ǵ sẽ xảy ra đây?” Cuối cùng, vị hoàng đế đă phủ phục xuống chân người ăn mày, “Thưa ngài, xin lỗi ngài. Tôi đă sai lầm khi cho rằng ḿnh có đủ thứ. Thật ra tôi chẳng có ǵ cả để làm đầy cái bát của ngài. Bây giờ chỉ có một điều –có ǵ bí ẩn trong cái b́nh bát này? Làm ơn cho tôi biết một điều duy nhất. Tôi chấp nhận thua cuộc, ngài là kẻ chiến thắng –tuy nhiên trước khi ngài rời tôi, xin làm ơn thoả măn điều ṭ ṃ duy nhất của tôi: Cái b́nh bát này được làm bằng cái ǵ?”

 

Người hành khất cười lớn, trả lời, “Thế là ông không nhớ tới tôi một chút nào cả sao? Ông đă hoàn toàn quên mất tôi rồi sao? Hăy nh́n thẳng vào mắt tôi! Tôi là vị đạo sư cũ của ông đây. Và đây là điều mà tôi cũng đă từng dạy ông trong tiền kiếp, nhưng ông chẳng hề lắng nghe. Cái b́nh bát này không có ǵ ma thuật trong đó. Cái b́nh bát này chi đơn giản làm bởi tâm của con người. Không có ǵ bí ẩn trong đó cả. Tâm con người là như thế đó.”

 

Cái b́nh bát bí ẩn! Bạn cứ tiếp tục liệng vào đó đủ thứ -liệng cả cái thế giới này vào và rồi tất cả đều giải chất, biến mất. Tâm của con người không bao giờ cảm thấy thoả măn, không bao giờ, không bao giờ.

 

Có bao giờ bạn gặp một người đă thoả măn chưa? Nếu bạn đă từng gặp một người như thế, chắc chắn y sẽ là người hoàn toàn chấp nhận cái tánh không rỗng rang của ḿnh. Đó là ư nghĩa của một vị Phật. Đó là ư nghĩa của giác ngộ -là người mà cái tánh không của y đă toả chiếu, sáng ngời rực rỡ. Y biết được rằng, “Đây là ta, đây là cái sinh thể của ta. Cái phi hữu này mới chính thực là sinh thể của ta.” Và rồi y chấp nhận nó. Bây giờ không c̣n một nỗ lực nào để hủy diệt hoặc lấp đầy nó. Nó đă trở thành một như thị tuyệt vời.

 

Cái tri kiến này đă chuyển đổi đời sống. Bằng không bạn sẽ cứ măi hoài tất bật. Hăy thử đi vào ḷng tham đắm của một người: đâu là cái động cơ của ḷng thăm đắm đó? Khi bạn tham đắm một cái ǵ, một sự bức xúc lớn lao tràn ngập con người bạn, một sự rung động cực kỳ, thúc đẩy phiêu lưu. Bạn cảm thấy như có được một sức bật mạnh mẽ. Đối tượng như đang ở trong tầm tay, bạn sắp sửa túm được nó. Bạn sẽ có nhà cao cửa rộng, cái vườn xinh xắn kia, người đẹp này, chiếc du thuyền, cái xe hơi sang trọng -bạn sẽ có nó trong tay, và tất cả tạo nên sự bức xúc. Thế rồi bạn có đủ cả, chiếc xe, cái nhà, chiếc du thuyền, người đẹp … và bỗng nhiên, tất cả đều trở thành vô nghĩa.

 

Điều ǵ đă xảy ra? Chính cái tâm của bạn đă giải chất chúng. Chiếc xe đang đậu trước cổng, nhưng bỗng dưng bạn không c̣n cảm thấy thích thú nữa. Nỗi bức xúc chỉ là làm sao để có được chiếc xe đó, thế là bạn đă bị lôi cuốn vào trong sự thôi thúc này. Một khi đă bị cuốn hút vào đó, bạn đă quên đi cái tánh không của ḿnh. Bạn bị lôi cuốn tới mức mà cái tâm của bạn đă hoàn toàn bị chế ngự bởi ḷng tham muốn. Bạn say sưa với nỗi tham đắm của bạn tới mức bạn quên luôn cái rỗng rang nội tại của ḿnh. Bây giờ th́ ḷng tham muốn đă được thoả măn, chiếc xe đang đậu ở ngoài cổng, người đẹp đang ở trong pḥng, tiền bạc đang ở trong nhà băng –và rồi, niềm thích thú biến mất. Cái trống rỗng lại sừng sững hiện đến, đang ngoác mồm ra ở trong bạn như sẵn sàng ăn tươi nuốt sống bạn.

 

Thế là bạn lại phải tạo ra một sự tham muốn khác nhằm trốn chạy cái miệng hố đó, trốn chạy bóng dáng cái chết đang chờ đợi bạn ở nơi kia. Nó có thể nuốt chững bạn chỉ trong nháy mắt -nếu bạn không bám chắc vào cái ǵ đó, nó sẽ nuốt bạn thôi. Thế là bạn bắt đầu trở lại. Bạn nghĩ đến những cái nhà khác, những người đàn bà khác, những nơi chốn khác, những phố thị khác…

 

Đó là cách thế mà con người không ngừng chạy từ sự tham đắm này đến một tham đắm khác. Đó là lư do tại sao con người cứ măi như là một tên hành khất. Từ sự tham đắm này qua sự tham đắm khác, con người đă gơ lên cả một ngàn lẻ một cánh cửa. Thế nhưng chẳng hề có cái nào được thoả măn.

 

Bạn có thấy không, những kẻ trưởng giả giàu có thường là những kẻ buồn chán nhất trên thế gian này? Tại sao? Tất cả sự tham muốn của họ đă được thoả măn –cũng có nghĩa là chẳng có ǵ được thoả măn hết. Họ đă có ngôi nhà đẹp nhất mà họ mong muốn -rồi sao? Bây giờ th́ họ không thể nghĩ về một ngôi nhà nào đẹp đẽ hơn nữa. Tôi được biết một vài người giàu có, họ có đủ tất cả những ǵ có thể có. Rồi sao? Bỗng dưng họ rơi vào ngỏ cụt.

 

Có lần một nhà chiêm tinh nói với Đại Đế A Lịch Sơn: “Thưa Ngài, ngài sẽ có trong tay cả thế giới này. Đó là số mệnh của ngài, ngài sẽ chiến thắng tất cả. Nhưng tôi muốn nhắc nhở ngài một điều: Khi ngài đă chiếm được cả thế giới này, rồi ngài sẽ làm ǵ? Bởi v́ sẽ không c̣n một thế giới nào khác nữa.”

 

Và câu chuyện kể lại rằng, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời của Đại Đế A Lịch Sơn, ông cảm thấy rất buồn rầu. Bỗng dưng cái ư tưởng, cái ư tưởng cơ bản này thật là kinh hoàng –“Ngài sẽ chiến thắng khắp cả thế giới này, rồi sao nữa?” Bạn có thể hiểu được, trong giây phút đó bỗng dưng ông ta bị liệng trở lại với nỗi trống rỗng của đời ḿnh.

 

Vâng, bạn có thể có trong tay cả cái thế giới này, nhưng với cái tâm của bạn như thế, tất cả rồi cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Cái giây phút bạn chiếm lĩnh được nó, nó sẽ không c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Hăy thấy cái luận lư của vấn đề: Cái khoảnh khắc mà bạn đạt được một cái ǵ đó, ngay lập tức nó sẽ trở thành vô nghĩa. Nếu có đủ trí thông minh bạn sẽ nhận ra ngay chuyện này. Khi chiếc xe đẹp đă đậu trước cổng nhà, nó trở thành vô nghĩa. Khi người đẹp ở trong pḥng bạn, cái ư nghĩa của nó cũng đă biến mất rồi.

 

Tôi đă từng được nghe những giai thoại về Lord Byron (2), một trong những đại thi hào của Anh quốc, rằng ông ta yêu không biết bao nhiêu là phụ nữ -khoảng chừng sáu chục người trong suốt cuộc đời ông. Ông ta yêu hôm nay và kết thúc ngày hôm sau –ông ta làm t́nh chỉ một lần với một người đàn bà, và thế là chấm dứt. Ông ta phải là người cực kỳ thông minh, nếu sinh ra ở Ấn Độ, không chừng ông ta có thể đạt thành chánh quả.

 

Cuối cùng một phụ nữ đă thuyết phục được Byron kết hôn với ḿnh, bởi v́ nàng ta không cho phép ông làm t́nh với ḿnh trừ phi họ thành vợ chồng. Bà ta biết rằng Byron đă đi qua đời không biết bao nhiêu phụ nữ, và một khi ông ta làm t́nh với ai, người đó chẳng c̣n ư nghĩa ǵ đối với ông ta nữa. Ông ta sẽ quay mặt đi làm như chẳng hề quen biết ǵ với họ. Tất cả mọi năng lực, tất cả t́nh yêu, tất cả những lăng mạn của ông đều như tan biến đi.

 

Khi biết được như vậy, một phụ nữ đă cương quyết không cho ông ta đụng đến thân ḿnh khi họ chưa kết hôn. Điều này đă làm cho Byron vô cùng phấn khích –và lẽ tự nhiên là càng bị khước từ chừng nào càng gợi ḷng tham muốn của Byron chừng nấy. Ông ta hầu như muốn điên lên v́ người đàn bà này. Cuối cùng ông ta đồng ư kết hôn.

 

Một người quả là rất mực khùng điên mới đi kết hôn –nếu không khùng th́ cũng mát giây. Và phụ nữ th́ có trực giác rất nhạy bén về vấn đề này. Họ không cho phép người đàn ông có quan hệ quá thân mật với ḿnh trừ phi họ cảm thấy được ổn thỏa với chuyện hôn nhân, trừ phi họ thấy được bảo vệ bởi luật pháp. Trừ phi có sự bảo đảm vững chắc bằng luật pháp, t́nh yêu của họ sẽ tan biến đi như giọt sương mai trong nắng sớm. Hôn nhân là một bảo đảm pháp lư vững chắc, bạn có thể tin cậy vào đó. Đằng sau nó có cả toà án, cảnh sát lẫn quan toà.

 

T́nh yêu chỉ như là một hạt sương mong manh –trong nắng mai nó có thể tan biến đi trong khoảnh khắc. Vừa mới thấy đây, trong phút giây thôi đă biến mất rồi; bạn không thể nào tin cậy vào nó. Phụ nữ rất là thực tế, họ có trực giác để nhận biết rằng t́nh yêu không tồn tại lâu dài. Thế cho nên trước khi nó tan biến đi, bạn cần có pháp lư vững chắc để giúp bạn.

 

Người phụ nữ này quả t́nh rất thông minh, bà ta buộc Byron phải tiến đến hôn nhân. Thế là ông ta không thể nào từ chối. Trong khi họ đến nhà thờ làm lễ cưới –trong khi chuông thánh lễ c̣n đang rung, khách khứa đang chào hỏi, chúc mừng… Tay trong tay, họ rời khỏi nhà thờ, bước xuống những tầng cấp -bỗng nhiên tân nương có cảm giác rằng Byron như đă bị hớp hồn. Ông ta vừa trông thấy bóng dáng một bóng hồng vừa bước ngang qua đường. Thế là đang bước đi, nhưng hồn của ông ta đă không c̣n ở đó nữa. Đôi tay đang ở đây, nhưng chẳng khác ǵ bàn tay của xác chết -nỗi rạo rực của t́nh yêu không c̣n, trái tim của ông ta không c̣n lưu dấu ở trong bàn tay đó nữa. Cảm nhận điều này, tân nương cất tiếng, “Anh đang suy nghĩ điều ǵ? Tâm hồn của anh đang ở đâu rồi?”

 

Về mặt này th́ Byron rất thành thực. Ông ta thú thật, “Xin lỗi em, thế nhưng cuộc hôn nhân của chúng ta có vẻ như đă kết thúc. Cái cô gái vừa đi ngang qua đă hớp hồn anh rồi. Anh biết rằng chỉ mới vài giờ đồng hồ trước đây, anh đă say đắm em, và sẵn sàng để làm mọi thứ, kể cả chết v́ em nếu cần. Thế rồi bỗng dưng khi biết em đă hoàn toàn thuộc về anh, nó không c̣n cho anh cái hứng khởi của một cuộc phiêu lưu. Bây giờ bàn tay em ở trong tay anh; anh đă chiếm được em, và rồi tất cả những khao khát để chiếm được em đă tan biến đi mất.”

 

Tôi rất thích cái ông Byron này, một người rất mực thông minh. Ông ta đă bị cái xă hội mà ông ta đang sống lên án mạnh mẽ -ông ta đă bị trục xuất ra khỏi Anh quốc, bởi v́ mọi người đều lo sợ Byron. Người ta kể rằng hễ mỗi lần ông ta xuất hiện tại khách sạn, nhà hàng, mọi người đàn ông đều dẫn vợ ḿnh bỏ đi nơi khác. Ông ta là một người rất khả ái! Thế nên tất cả những đức ông chồng đều họp nhau lại để chống Byron, tất cả mọi đấng làm cha cũng kết hợp lại để chống Byron, và cuối cùng ông ta bị buộc phải rời khỏi nước Anh. Chuyện cũng kể lại rằng, ngày mà Byron giă từ đất nước ra đi, đă có đến hàng ngàn người tụ tập để chứng kiến việc này. Và trong số hàng ngàn người đó, có đến hàng trăm phụ nữ giả dạng đàn ông, trong y phục nam nhân -kể cả những người thuộc gia đ́nh quư tộc, giàu có- đă có mặt để nh́n Byron lần cuối.

 

Quả t́nh ông ta là người đàn ông tuyệt vời -rất mực thông minh, rất mực đẹp trai. Ông ta thực sự là một nhà thơ; thi ca như rung lên trong từng hơi thở của ông. Thế nhưng ông ta đă bị trục xuất -đất nước Anh không thể dung chứa được ông, ông ta quá đổi nguy hiểm. Thế nhưng những quán chiếu nội tâm của ông ta lại rất mực có ư nghĩa. Hăy nh́n vào sự sáng suốt này: ông ta nói với người đàn bà … chắc chắn phải là người rất can đảm mới có thể nói những lời như thế với một phụ nữ -nhất là khi hai người vừa mới kết hôn! Trong khi chuông nhà thờ c̣n đang đổ, trong khi khách khứa c̣n đang tham dự lễ, trong khi họ tay trong tay bước ra khỏi nhà thờ và chàng bỗng nói với nàng, “Xin lỗi, anh không c̣n thích thú để sống với em.”

 

Trung thực như thế, chân thành như thế, đó là phẩm chất của một con người tín ngưỡng. Quả là điều bất hạnh cho Byron khi đă sinh ra tại Anh quốc, ông ta nên chọn Ấn Độ th́ đúng hơn. Ở Ấn có thể ông ta đă thành Phật không chừng -sự hiểu biết sâu sắc này khiến một người có thể trở thành giác ngộ. Một con người với bộ óc thông minh như thế, nếu y t́m ra một đạo lộ đúng đắn, y sẽ nhảy ngay vào ngọn lửa này, đó chính là ngọn lửa của Phật quả.

 

Bất cứ lúc nào bạn đạt được một cái ǵ đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chán ngấy nó ngay. Ai cũng đều có kinh nghiệm này, nó đă xảy ra với tất cả mọi người, cách này hay cách khác. Có thể là bạn đă không nói ra điều này, ngay cả với chính ḿnh, có thể là bạn không chịu chấp nhận một sự thật như thế. Bởi v́ nó quá đổi kinh hoàng, hăy xem, bạn làm việc cật lực trong suốt bảy năm trời mới dành dụm đủ số tiền để mua một ngôi nhà –bây giờ th́ bạn đă có trong tay ngôi nhà mơ ước ở trên ngọn đồi cao, bỗng dưng, trong khoảnh khắc mà ngôi nhà thuộc về bạn, khi văn tự nằm ở trong tay, bạn không c̣n cảm thấy thích thú nữa.

 

Thế nhưng mọi chuyện đều như thế cả. Người trí sẽ nhận ra điều này ngay lập tức, c̣n kẻ ngu th́ có thể phải mất đến hàng tháng trời, hay vài ba năm, tuy nhiên đây không phải là điểm quan trọng -vấn đề là, một ngày nào đó rồi y cũng sẽ thấy cuối cùng cũng chẳng có ǵ. Chỉ là một ảo ảnh. Nó đă xảy ra trong đời bạn như thế không biết bao nhiêu lần -mỗi một ước vọng đều buồn chán thất vọng. Tất cả mọi mộng ước ham muốn đều đưa bạn đến chỗ buồn chán vỡ mộng. Và một phương cách duy nhất để thoát ra khỏi cơn buồn chán này là bạn tạo ra những ước vọng lớn hơn và đắm ch́m vào đó.

 

Đây là một sự xuẩn động. Đây là những ǵ mà Phật đă gọi là avidya –vô minh. Nh́n thấy được ḷng tham muốn tàn lụi, bạn th́ không hề nh́n thấy cái ḷng tham đắm như thế lại sẽ tàn lụi. Ngày mà bạn chứng nghiệm được điều này, sẽ là một bước ngoặc quan trọng trong đời bạn -bạn sẽ quay 180 độ. Đó là những ǵ mà người Cơ Đốc gọi là “conversion” –có nghĩa là “quay vào hướng nội”.

 

Đức Phật th́ có một danh từ chính xác để chỉ điều này, ngài gọi là paravritti -đột biến, hồi đầu quy y. Paravritti –quay một trăm tám mươi độ: nhận thấy rằng tất cả mỗi ước vọng tham muốn sẽ tàn lụi, không có cái ǵ thành tựu –ngay tự bản chất, nó không thể thành tựu. Khát vọng tham muốn chỉ là một tŕ hoăn; bất cứ lúc nào bạn đạt được, nó đều trở thành vô nghĩa. Nó chỉ hiện hữu khi nào bạn trông chờ nó, nó chỉ hiện hữu khi nào bạn t́m kiếm nó, nó chỉ hiện hữu trên hành tŕnh mà bạn vươn tới. Khi mục tiêu đă đạt được, mọi chuyện đều kết thúc -bạn lại sẽ phải cần đến một sự tham muốn khác.

 

 

Tôi đă được nghe một câu truyện ngụ ngôn cổ điển. Ngày xưa có một thung lủng ở trong rặng Hy Mă Lạp Sơn. Đây là một thung lủng rất mực trù phú. Dân chúng rất giàu có sung túc, ở đây dư thừa tất cả những ǵ mà người ta cần đến –nào là mùa màng, cây trái, bơ sữa, không thiếu vật ǵ- tất cả đều thừa mứa dư dả. Đất đai ở đây ph́ nhiêu đến độ chỉ cần một người làm việc là có thể nuôi sống toàn bộ gia đ́nh. Như vậy là đủ rồi, một người làm việc là đủ cho cả gia đ́nh.

 

Thế rồi người ta thấy cuộc sống bắt đầu nhàm chán. Ăn rồi chẳng có việc ǵ để làm cả -tất cả đều ở trong tầm tay, mọi người đều có đủ tất cả những ǵ mà họ cần đến. Họ cảm thấy chán làm sao, thế là họ bắt đầu suy nghĩ phải làm ǵ với đời ḿnh đây, cuộc sống h́nh như không có một ư nghĩa nào cả. Hăy để ư rằng, bất cứ lúc nào một xứ sở trở nên giàu có, bạn sẽ thấy không biết cơ man nào là trường phái triết học xuất hiện cho rằng đời sống là vô nghĩa.

 

Đó là những ǵ đă và đang xảy ra ở thế giới phương Tây; các nhà triết học hiện sinh đều cho rằng đời sống là phi lư, vô nghĩa. Sartre, Kafka, Camus -đều đă nói như thế. Điều này chỉ xảy ra ở những xứ giàu, đây là biểu hiện của các quốc gia giàu mạnh –ngay lập tức các nhà triết gia mọc ra như nấm cho rằng đời sống là hoàn toàn vô nghĩa.

 

Trong các xứ nghèo, không có ai cho rằng đời sống là vô nghĩa cả; trái lại đời sống hàm chứa vô vàn ư nghĩa. Những chuyện nhỏ nhoi thôi cũng đă đủ có ư nghĩa rồi -miếng cơm manh áo cho vợ cho con, nơi trú ẩn để che nắng che mưa, một tấm xà rông mới cho người yêu của bạn, một món đồ trang sức nhỏ, tất cả đều hàm chứa ư nghĩa. Biết bao nhiêu thứ mà bạn không có, và bởi v́ bạn không có chúng, thế nên chung quanh bạn có không biết bao nhiêu là điều ư nghĩa: bạn có thể có cái này, bạn có thể có cái kia, bạn có thể có hàng ngàn thứ cần dùng, thế nhưng bạn không có chúng. Thế là bạn đi từ ước muốn này đến ước muốn khác, và cái  ư nghĩa do đó mà tiếp tục hiện hữu.

 

Một khi bạn đă có tất cả rồi, ư nghĩa của chúng tan biến mất. Đó là những ǵ đă xảy ra tại cái thung lủng trù phú kia, đó cũng là những ǵ đang xảy ra tại Mỹ quốc; đời sống trở nên tẻ nhạt, chán ngắt. Có thể nói rằng sự buồn tẻ đang ngự trị Mỹ quốc.

 

Tại cái thung lũng kia cuộc sống trở nên tẻ ngắt, và trong số đó dĩ nhiên ông vua là người buồn chán nhất. Thế là nhà vua nêu vấn đề với thần dân của ḿnh: “T́m những phương cách nào, t́m những cuộc phiêu lưu nào để dân chúng có thể tham gia vào. Bất cứ cái ǵ.”

 

Có không biết bao nhiêu dự án được đề ra. Một người trai trẻ nảy sanh ra ư kiến, “Hăy nh́n xem cái đỉnh núi Hy Mă Lạp Sơn kia, nó cao ṿi vọi đến chín tầng mây –chúng ta nên thử trèo lên đó.” Mọi người đều cười, “Chưa từng nghe ai nói đến chuyện này. Làm sao mà trèo lên đó được? Rất là nguy hiểm. Không chừng lại làm cho ông thần núi nổi giận.” Vị tu sĩ của vương quốc rất mực chống đối lại ư tưởng này. Ông ta bảo, “Chúng ta đang thờ phượng cái ngọn núi đó. Làm sao mà trèo lên đó được. Như vậy là làm mất tính chất linh thiêng của thánh địa.”

 

Tuy nhiên nhà vua th́ lại rất thích thú cái ư tưởng này và bảo mọi người, “Ư kiến này rất hạp ư ta.” Dĩ nhiên chuyện này chẳng hề có một mục đích ǵ cả -nhưng một khi bạn đang buồn chán, chuyện ǵ cũng đều có vẻ hấp dẫn cả. Đó là cách thế mà con người t́m cách đổ bộ lên mặt trăng -chẳng có mục đích ǵ cả, hoàn toàn vô nghĩa, thế nhưng … bất cứ chuyện ǵ cũng có thể cho bạn sự kích thích, cho bạn một sức đẩy.

 

Bạn đă chứng kiến chuyện này chưa? Khi con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, cả nhân loại hồi hộp theo dơi. Họ như dán chặt vào chiếc ghế trước màn h́nh TV. Thế nhưng bạn biết không? -chỉ trong ṿng nửa giờ thôi là mọi chuyện chấm dứt. Chỉ trong ṿng nửa giờ là người ta thấy chán rồi, kết thúc! Chẳng có ǵ hấp dẫn lắm ở trên đó –và bây giờ người ta bắt đầu với sao Hoả, với những thứ khác.

 

Nhà vua rất thích thú và bảo người thanh niên, “ Được rồi, nhà ngươi tổ chức chuyện này. Lập thành một nhóm và ta sẽ tài trợ tất cả tiền bạc cần thiết. Vâng, cần phải chinh phục cái đỉnh núi này. Nó đứng sừng sững ở đó, ngay trước mặt chúng ta, như một thách đố.”

 

Nhà tu sĩ đă cố gắng thuyết phục nhà vua rằng đó là một việc làm vô ích –“Ngay cả nếu như chúng ta leo lên đó rồi, th́ chuyện ǵ sẽ tiếp theo?”  Nhà vua bảo, “Đó không phải là trọng điểm. Đâu ai cần quan tâm đến chuyện xảy ra kế tiếp sẽ là ǵ? Cứ việc leo, chuyện leo núi tự nó đă tuyệt vời rồi.” Thế là cả vương quốc đều xôn xao chuyển động. Mọi người bắt tay vào làm việc cật lực, tạo đủ dụng cụ cần thiết cho việc leo núi -bởi v́ trước đây chưa có ai thử làm chuyện này, nên không hề có những vật dụng chuyên môn.

 

Năm tháng trôi qua, người ta lần hồi thành công từng bước trong việc chinh phục ngọn núi cao. Một thế hệ qua đi, rồi thế hệ kế tiếp, cho đến thế hệ thứ ba th́ mọi việc đă hoàn chỉnh. Nhưng khi họ tiến đến gần đỉnh núi, một ông lăo, người đă sống suốt qua ba thế hệ và đă từng giúp đỡ công việc chinh phục ngọn núi như là một người hướng đạo thành thạo, bỗng dừng lại và bảo mọi người, “Hăy ngưng lại một chút. Tôi lo quá. Nếu như chúng ta leo lên đến đỉnh –bây giờ th́ đó là điều chắc chắn rồi, chỉ trong một vài giờ nữa thôi –th́ rồi đâu sẽ c̣n công chuyện ǵ để chúng ta làm kế tiếp?”

 

Tất cả nhóm đều rơi vào nỗi im lặng buồn bă. Nỗi chán chường đă trở lại với họ. Trong suốt ba thế hệ họ chưa hề biết đến buồn chán là ǵ. Trong suốt ba thế hệ họ sống trong sự kích thích tuyệt vời –tinh thần phiêu lưu mạo hiểm đánh động mọi người, họ đă bị chiếm lĩnh bởi cái ư tưởng này. Tuy nó không hề có ư nghĩa ǵ cả, tuy nó là một việc làm vô ích, nhưng nó đă xua đuổi được nỗi buồn chán. Bỗng dưng …

 

Câu chuyện cũng cho biết rằng cái ông lăo kia không ai khác hơn là người thanh niên đă phát khởi ra cái ư tưởng leo núi trước đây: “Chúng ta hăy đi chinh phục đỉnh Hy Mă Lạp Sơn.” Bây giờ ông ta bảo mọi người, “Này các cháu, tốt hơn hết là chúng ta nên tuột xuống tại điểm này và làm lại từ đầu. Bởi v́ c̣n đỉnh núi nào chung quanh đâu; đây là đỉnh cao nhất. Một khi chúng ta đă chinh phục được nó, chúng ta sẽ làm ǵ đây?”

 

Được biết là cả nhóm đă suy nghĩ rất lâu -và rồi, từng người một họ lần lượt quay trở lại thung lủng và bắt đầu cố gắng để trèo lên ngọn núi trở lại.

 

Đó là những ǵ đang thực sự diễn ra. Chắc là bạn đă có lần nghe đến huyền thoại Sisyphus của người Hy Lạp, rằng Thượng Đế đă trừng phạt y, một lối trừng phạt rất lạ kỳ -y phải khiêng một tảng đá lên tận đỉnh núi cao. Tảng đá rất nặng nề, và càng lên cao th́ càng trở nên nặng nề hơn. Đây quả là một công tŕnh gian khổ mới khiêng được tảng đá lên đến tận đỉnh, có thể phải bỏ ra hàng năm mới thực hiện xong. Nhưng khi mang lên đỉnh núi rồi, y phải buông cho tảng đá lăn trở lại chân núi. Đấy là sự trừng phạt –y phải đi xuống thung lủng và bắt đầu khởi sự khiêng tảng đá lên đỉnh trở lại.

 

Trong thần thoại Hy Lạp, người ta nói rằng Thượng Đế đă rất giận dữ và trừng phạt Sisyphus theo cách như thế. Đối với tôi th́ nó không như vậy. Thật ra, sự trừng phạt tốt hơn là đừng để cho tảng đá lăn xuống núi trở lại. Để rồi Sisyphus sẽ làm ǵ đây, bạn biết không? Chắc là ông ta sẽ đập đầu vào ḥn đá mà tự tử mất.

 

Thượng Đế của người Hy Lạp có vẻ không thông minh chút nào. Bạn nên học hỏi thêm điều này ở những ông Thượng Đế Ấn Độ. Nếu đây là một thần thoại của ngưới Ấn Độ, th́ sự trừng phạt có thể như thế này –khi y leo lên đỉnh núi, càng lên cao chừng nào th́ tảng đá sẽ nhẹ đi chừng nấy, mọi chuyện càng trở nên thoải mái nhẹ nhàng hơn –càng lúc càng trở nên dễ dàng hơn. Bởi v́ khi càng khó khăn gian khổ th́ người ta càng bị kích thích với công việc. Khi mọi chuyện dễ dàng th́ cái ngă của bạn không c̣n bị thách đố, và dĩ nhiên là sẽ không có ǵ thích thú. Và khi y lên đến tận đỉnh, công việc kết thúc. Sisyphus sẽ làm cái ǵ bây giờ? Nếu là Thượng Đế Ấn Độ, ông ta sẽ bỏ mặc Sisyphus với cái tảng đá của y ở trên đỉnh núi kia. Y sẽ làm ǵ đây? Y sẽ đập đầu vào tảng đá để chết thôi!

 

Câu chuyện thần thoại Hy Lạp có vẻ như là một ân thưởng chứ không giống trừng phạt một chút nào. Sở dĩ nó được xem như là trừng phạt bởi v́ chúng ta đă không hiểu được đời sống. Cái khoảnh khắc mà Sisyphus lên tới đỉnh, cái khoảnh khắc mà y đạt tới đich, cái tảng đá lại lăn xuống thung lủng và Sisyphus lại tuột xuống, chạy đi t́m tảng đá lần nữa –đó là sự trừng phạt. Và rồi y lại bắt đầu tiếp tục khiêng nó lên núi trở lại.

 

Đây là cách thế xảy ra trong đời sống. Bất cứ lúc nào khi bạn hoàn thành xong một điều ước vọng, th́ giống như tảng đá kia, nó lại lăn xuống thung lủng và bạn phải đi trở lại từ đầu. Bạn lại phải có một ước vọng khác để theo đuổi, một ước vọng mới mẻ hơn. Đời sống một lần nữa lại có một niềm bức xúc khác, và bạn một lần nữa có cơ hội để quên đi cái trống rỗng nội tại của ḿnh. Cái này được gọi là sansara –cơi trầm luân sinh tử. Lẩn tránh chính ḿnh đó là những ǵ được gọi là sansara -chạy trốn chính bạn, bỏ lại đằng sau cái cốt lơi uyên nguyên. Lạc lối trong cơn lốc xoáy và không bao giờ biết đến cái trung tâm cơn bảo rất mực lặng yên. Dính mắc vào cái bánh xe quay và những nan hoa mà không bao giờ bám vào trung tâm của cái trục cố định.

 

Thế nhưng cái bánh xe luôn quay chung quanh một bộ phận cố định, và cơn bảo hiện hữu trên một trung tâm điểm lặng yên. Cuộc sống cũng y như thế, như một cái bánh xe. Và tận trong sâu thẳm của cốt lỏi uyên nguyên là phi-hữu –anatta, vô ngă. Shunyata, tánh không. Cũng cần lưu ư rằng, ‘tánh không” không có nghĩa là hoàn toàn không có ǵ cả, mà là nguồn cội của tất cả. Tất cả đều được phát xuất từ đó, nó là hạt giống của tất cả vạn hữu. “Tánh không” chỉ đơn thuần có nghĩa là không sắc tướng –đó là cơi không sắc tướng. Đây là một khoảng không vô sắc, vô giới hạn.

 

Một khi bạn bắt đầu hoà điệu với cái rỗng không vô sắc này, không c̣n t́m cách chạy trốn nó, cũng là lúc cuộc hành tŕnh trở về quê nhà đích thực của bạn khởi sự. Và cái ngày mà bạn trở lại mái nhà xưa, cái khoảng rỗng không mênh mang này … bạn sẽ ch́m ngập trong một niềm hoan lạc -bạn sẽ không c̣n cảm thấy ḿnh là một kiều dân, khách lạ. Lúc đó sẽ là một ân sủng vô biên.

 

Cái tâm của người phương Tây cảm thấy vô cùng bất ổn với ư niệm này –“Làm sao cái tánh không lại có thể là một niềm vui?” Bạn luôn luôn cố gắng để cho thấy rằng ḿnh đang hiện hữu, trong khi cái tánh không này có vẻ như là cái chết, là hư vô đoạn diệt. –Làm thế nào không tánh lại có thể là một niềm vui được? Đó là lư do tại sao các triết gia phương Tây thường cho rằng Đức Phật là người bi quan yếm thế vào bậc nhất trên thế gian này. Đâu phải thế; đây là sự lư giải. Tâm của người phương Tây nghĩ rằng, “Đi vào một sự rỗng không, đâu có niềm vui ǵ ở đó?” Thế nhưng bạn đă không hiểu được vấn đề. Một khi nhận thấy rằng ḿnh là không, là một giả hợp, đâu c̣n ǵ để bạn có thể lo lắng băn khoăn. Bây giờ ngay cả cái chết cũng sẽ không c̣n làm bạn sợ hăi. Bạn đă là không, làm sao cái chết có thể hủy diệt được bạn? Bạn đă được giải phóng khỏi cái chết. Khi nhận thức được ḿnh là không, bạn sẽ không c̣n quan tâm đến thành công hay thất bại, đâu có ai ở đó để thành công, đâu có ai ở đó để thất bại? Một sự thanh thản khởi dậy, tất cả đều b́nh đẳng. Một khi đă nhận ra cái tánh không này, đâu c̣n ǵ có thể làm bạn căng thẳng? Không c̣n áp lực, không c̣n căng thẳng. Không c̣n nguyên nhân nào để tạo ra bất kỳ sức căng nào; không c̣n một gợn sóng nhỏ nào khởi dậy trong tánh không. Bạn hoàn toàn thư giản, bạn trở nên an lạc.

 

Tánh không này là một yên nghỉ tột cùng - hoàn toàn yên nghỉ. Tất cả mọi chuyện đều đă dừng lại, tất cả mọi chuyện đă đến điểm ngừng. Bây giờ th́ bất cứ chuyện ǵ xảy ra cũng chẳng c̣n mang một ư nghĩa nào nữa, bạn sẽ không c̣n bị khuấy động bởi chúng. Bạn trở thành giàu có ư, điều này chẳng hề làm bạn xao động. Bạn trở thành nghèo hèn ư, điều này chẳng hề làm bạn buồn phiền. Bạn thành công, cũng OK thôi. Bạn thất bại, cũng tốt. Mọi chuyện vẫn luôn tốt đẹp -một sự b́nh ổn đă khởi dậy trong sinh thể bạn. Bây giờ th́ bạn đă trở nên quân b́nh, hoàn toàn quân b́nh. Cuộc đời rẻ qua trái, cũng thế. Cuộc đời rẻ qua phải, cũng vậy thôi. Sẽ chẳng có ǵ quan trọng; không c̣n vấn đề ǵ quan trọng nữa.

 

Đây là những ǵ mà chúng ta gọi là an lạc. An lạc không hề đồng nghĩa với hạnh phúc, an lạc là một siêu việt; nó không là bất hạnh cũng không là hạnh phúc. An lạc là trạng thái của một sinh thể không c̣n xao động, không c̣n bị quấy nhiễu dù bất cứ chuyện ǵ xảy ra chung quanh. Cơn lốc xoáy cứ tiếp tục sấm chớp bảo bùng, nhưng ở ngay cốt lơi trung tâm của nó vẫn tĩnh mịch lặng yên.  Sự thanh b́nh đă khởi dậy.

 

Đây là những ǵ mà chúng ta gọi là tam ma địa. Chỉ có hai cách thế duy nhất trên thế gian này: một là rời xa chính ḿnh hai là t́m đến chính ḿnh. Rời xa chính ḿnh th́ có đến trăm phương ngàn lối. Có người chạy theo tiền tài, có người chạy theo quyền lực, có kẻ lại mê đắm tửu sắc, ma túy –hàng ngàn con đường, lối rẽ. Tuy nhiên tất cả trên cơ bản đều có chung một hướng –đó là vô hướng, bất định, hướng ngoại. Càng đi càng rời xa khỏi trung tâm hướng về ngoại biên. Và cái ngoại biên đó đă không hề hiện hữu.

 

Thế là bạn cứ tiếp tục đi, đi măi, đi hoài –để rồi ngày càng thất vọng thêm, bất măn thêm, khổ nảo thêm. Và cái kết quả cuối cùng sẽ là điên loạn. Nếu phương Tây đi đến điểm cùng cực của luận lư, toàn bộ xă hội phương Tây rồi sẽ nổi khùng lên. Nếu cái tâm hướng ngoại này được căng ra đến tận cực điểm, điều duy nhất có thể xảy ra chỉ là điên loạn mà không là ǵ khác. Vâng, cái kết quả cuối cùng sẽ là điên loạn.

 

Một cuộc hành tŕnh khác là hướng nội. Trở về lại mái nhà xưa, quay về nội tâm. Ngay khi bạn khởi đầu cuộc hành tŕnh hướng nội, sẽ yên b́nh hơn, tĩnh lặng hơn, thanh thản hơn, b́nh ổn hơn, hướng tâm hơn, trở về côi nguồn hơn  -chúng bắt đầu xảy ra một cách tự phát. Cái ngày mà bạn trở về lại mái nhà xưa, sự an lạc chợt đến.

 

Hăy lắng nghe đôi điều Christmas Humphreys (3) nói với chúng ta:

 

“Kế đến là bước nhảy … Thế nhưng cái hố thẳm mà chúng ta rơi vào là khoảng đầy/rỗng không. Bước nhảy vọt khởi đi từ niệm đến vô niệm -từ cái rốt ráo nhị nguyên của vọng tưởng/thực tại đến sự bùng vỡ của tiếng cười và một tách trà. Nhưng giờ đây cái dĩa đựng tách trà được nh́n với đôi mắt tinh khôi làm sao! Bạn dọn dẹp chiếc bàn với cái tâm thanh thản nhường nào!”

 

Mọi chuyện vẫn như cũ. Bạn uống trà, và bạn cũng phải dọn dẹp chiếc bàn của bạn thôi. Thế nhưng nó thanh thản làm sao! Tĩnh lặng làm sao! Ấm ḷng làm sao!

 

Điệu múa vẫn tiếp nối nhưng bây giờ đă không c̣n người múa. Và khi người múa không c̣n, điệu múa trở nên uyển chuyển duyên dáng. Khi người múa không c̣n, tất cả ư thức tự ngă biến mất, bởi v́ cái ngă đă không c̣n. Khi ư thức tự ngă biến mất, điệu múa trở thành một toàn bộ, một tổng thể. Lúc đó chỉ c̣n điệu múa mà không c̣n người múa. Càng có ư thức tự ngă chừng nào, cuộc đời bạn càng ít an lạc chừng nấy, bởi v́ nó sẽ bị chia ĺa, phân tán –nó sẽ rơi vào trạng thái tâm thần phân liệt, sẽ bị phân hoá hơn.

 

Khi bạn là một nhất thể -là một toàn bộ mà ngay cả một hành động đă nói lên tất cả, không hề có một đạo diễn đứng ở đằng sau- từ đó là muôn vàn độ lượng, từ đó một nét đẹp trinh nguyên, một ân sủng mới mẻ, đi vào đời bạn.

 

Bạn vẫn tiếp tục sống đời sống cũ –đó là điều mà Thiền vẫn luôn nhấn mạnh. Bạn vẫn làm công việc nấu ăn, chẻ củi, gánh nước từ giếng vào –nhưng với thanh thản, với độ lượng biết bao! Cứ như là phép lạ! Bạn vẫn tiếp tục đi giữa cuộc đời tươi đẹp này mà không c̣n cái ngă. Và rồi cây cỏ sẽ giao hoà với bạn, chim chóc sẽ giao hoà với bạn và sỏi đá cũng thế.

 

Chính cái bản ngă luôn luôn đứng ở giữa chống lại sự giao cảm này. Chính cái bản ngă này đă không cho phép bạn tuôn chảy như suối nguồn, nó giữ bạn lại trong trạng thái tù đọng.

 

Chúng ta đi vào cuộc đời này với đôi bàn tay trắng rộng mở và chúng ta ra đi cũng với đôi bàn tay trắng buông xuôi. Thế th́ chúng ta cũng nên sống với đôi bàn tay không rộng mở. Và như thế đời sống trở nên tín ngưỡng. Tay trắng chúng ta đến, đúng như vậy. Tay trắng chúng ta ra đi, đúng như thế. Thế th́ tại sao giữa khoảng cách của hai cái đến và đi này chúng ta lại khởi sự sanh ḷng chiếm hữu? Khi ta đến với tay không và ra đi với tay không, tại sao lại không giữ cho ḿnh tay không ở giữa hai thời điểm? Nếu sống được như thế, tất cả chỉ là một con số không –không chiếm hữu, không thu góp, vô cầu, không có cái ta tham cầu trở thành một cái ǵ đó -đời sống của bạn là tín ngưỡng.

 

Một con người tín ngưỡng không hề tham cầu trở thành một con người tâm linh, không bao giờ. Bởi v́ như vậy bạn vẫn c̣n mang cái tâm thế gian –đó chỉ là một tham cầu mới. Một con người tín ngưỡng là người hiểu rơ bản chất của dục vọng –và với sự hiểu biết sâu xa này, dục vọng sẽ tiêu tan. Con người tín ngưỡng là người vô cầu.

 

Và xin hăy nhớ cho, xin được nhắc nhở lại bạn một lần nữa: Đừng có khởi sự tham cầu cả cái vô cầu.

 

Một con người tín ngưỡng là người hiểu biết chắc thật rằng, “Tôi là không”. Một khi “Tôi đă là không”, th́ việc thu góp mọi cái được gọi là của tôi đâu c̣n ư nghĩa ǵ nữa? Chính v́ cái “Ta” này mà con người cứ măi hoài chạy đi thu góp về cho ḿnh những cái “của tôi” –“cái nhà của tôi, chồng tôi, vợ tôi, của cải của tôi, danh tiếng của tôi, uy tín của tôi, nhà thờ của tôi, quốc gia của tôi, đạo của tôi, Thượng Đế của tôi, kinh sách của tôi…” Chúng ta cứ măi chạy theo cái “của tôi” như thế.

 

Chính cái “của tôi” và “thuộc về tôi” này được khởi dậy từ cái ư niệm “Ta”. Mà cái “Ta” này thực ra không hề hiện hữu –đó chỉ là một giả định, bạn đă nhận vơ vào một cách đơn thuần như thế. Toàn bộ cuộc chơi chỉ là bào ảnh nhấp nhô, chỉ là hư vọng; cái cơ bản của nó không hề hiện hữu. Thế nên trước khi bước vào cái thế giới “của tôi” và “thuộc về tôi”, tối thiểu bạn cũng nên có một cái nh́n để biết ḿnh là cái ǵ. Nếu không, toàn bộ nỗ lực của bạn chỉ hoàn toàn vô ích, chẳng khác ǵ bạn đang xây lâu đài trên cát … những lâu đài Tây Ban Nha.

 

Đó là lư do tại sao Thiền đă từng khẳng định –như lời của Lục Tổ Huệ Năng, “Tất cả mọi giáo điều học thuyết, tự bản chất đều tối tăm. Ngay cả tọa thiền cũng có thể là một cái bẩy sập. Tốt nhất là không nên theo một nghi thức nào cả.  Tất cả mọi thói quen đều dẫn đến bế tắc.  Ngay cả kinh điển cũng phải nên được đốt bỏ.”

 

Cái ông Huệ Năng này đang nói cái ǵ vậy? Ông ta bảo rằng: “Tất cả mọi giáo điều học thuyết, tự bản chất đều tối tăm.” Nếu bạn đưa ra một học thuyết về vô cầu, như là của người Phật giáo hay là học thuyết về vô chấp trước như của người Kỳ Na Giáo, thế là bạn đă bị vướng vào trong một cái bẩy mới. Vô chấp trước không hề chống lại chấp trước, vô cầu không hề chống lại tham cầu. Vô cầu không thể được tham cầu và vô chấp trước hoặc phá chấp không thể được thực hành -bởi v́ nếu bạn thực hành, th́ cũng có nghĩa là bạn đă bị vướng mắc vào đó.

 

Khởi đi từ sự hiểu biết về vướng mắc, chấp trước mà vô chấp trước hay phá chấp phát sinh. Nh́n ngay vào cái tiến tŕnh của vướng mắc chấp trước, bạn thấy rơ sự vô nghĩa, vô ích của nó. Một khi nó vô nghĩa, vô ích, nó buông bỏ. Không phải là bạn buông bỏ nó, không bao giờ -nếu bạn buông bỏ nó, có nghĩa là bạn vẫn c̣n có mặt ở đó. Bạn trở thành một người thoát ly cuộc đời -bạn khởi sự tuyên bố: “Ta là một đại ẩn sĩ, ta là một bậc đại thánh, ta đă từ bỏ tất cả thế gian này.”

 

Nhưng như Đức Phật đă nói, nếu bạn từ bỏ thế gian có nghĩa là bạn đă không từ bỏ cái ǵ cả. Bởi v́ căn bệnh cơ bản trầm kha vẫn c̣n hiện hữu. Trước đây người ta quen lăng xăng với tiền tài th́ bây giờ người ta lăng xăng với chuyện thoát ly. Thế nhưng cái “Ta”, cái ngă vẫn c̣n sừng sững ở đó.

 

Thế nên ngài Huệ Năng đă rất đúng khi nói rằng: “Tất cả mọi giáo điều học thuyết, tự bản chất đều tối tăm.” Đừng có tạo ra những giáo điều học thuyết nữa; Thiền chống lại tất cả chúng. Thiền bảo rằng: Hăy nh́n thẳng vào thực tại, bấy nhiêu thôi là đủ. Đó là lư do tại sao không cần đến kinh điển. Thiền nói rằng: Đốt tất cả mọi kinh điển -bởi v́ những kinh điển này chỉ nhồi nhét vào đầu bạn những ư niệm mới, chẳng khác ǵ tạo ra những đỉnh cao mới cho bạn trèo lên. Kinh điển sẽ mang đến cho bạn những tham cầu mới, những đối tượng mới cho cái Hữu, cái Ái –tanha- của bạn (4). Bạn vừa mới kết thúc ở chỗ này –cái ngày mà bạn hiểu rằng chạy theo đồng tiền là một việc làm vô nghĩa -thế rồi bạn lại khởi sự chạy theo một cái khác, thiền định.

 

Một hôm nào đó bạn bắt đầu nhận ra cái vô nghĩa của thế gian này. Thế rồi bạn bắt đầu suy niệm về Thượng Đế. Ḷng tham cầu thay đổi nhưng không hề biến mất. Ḷng tham cầu không hề được buông bỏ mà bây giờ được khoác lên một h́nh thái mới. Nó chạy theo một đối tượng mới, chiếm lĩnh một lănh thổ mới, một hướng đi mới - nó vẫn luôn có mặt ở đó. Và khi ḷng tham cầu vẫn c̣n hiện diện, cả cái cơi ta bà thế gian này vẫn c̣n hiện diện ở trong bạn.

 

Những lời nói của ngài Huệ Năng là: “Tuệ giác là tự do.” Đây là câu nói cực kỳ hàm súc. Tuệ giác là tự do: Bạn không cần phải làm bất cứ cái ǵ, bạn chỉ cần đến tuệ giác. Với tuệ giác người ta đơn thuần nh́n thẳng vào mọi chuyện –bằng cách nào mà chúng có mặt, chúng vận hành ra sao, và ḷng tham cầu vận hành ra sao -chỉ thế thôi. Hăy để cho ư tưởng này rất mực sáng tỏ, rằng Tuệ giác là tự do. Bạn không cần phải phấn đấu để đạt đến tự do, bạn chỉ cần nh́n suốt vào vạn hữu xem chúng vận hành như thế nào. Bạn đă sống như thế nào cho đến bây giờ, hăy nh́n vào đó. Bạn hiện đang sống như thế nào trong khoảnh khắc này đây, hăy nh́n vào đó.

 

Cụ thể như, bạn đang lắng nghe tôi. Có thể là bạn đang lắng nghe với ḷng tham cầu, và như thế là bạn sẽ đánh mất trọng điểm. Lắng nghe như thế, tâm của bạn đang cố gắng thu thập những ư tưởng, đó là làm thế nào để t́m một cái đỉnh cao mới để trèo lên. Bạn sẽ lắng nghe tôi không ngoài mục đích để t́m cách áp dụng; và như thế là bạn đánh mất điểm then chốt. Bạn đang lắng nghe tôi nhưng đồng thời tâm của bạn đang làm công việc ghi chép: “Điều ông ta nói có vẻ đúng. Vâng, chắc là tôi phải thực hành theo đó.” Bây giờ th́ một ḷng tham cầu mới khởi dậy, bây giờ th́ một ư tưởng mới bắt đầu bám chặt vào tâm trí bạn. Thế là bạn lại đang đi trở lại với thế gian này –cái thế gian của một ngàn lẻ một chuyện linh tinh.

 

Không thể như thế, hăy lắng nghe tôi với tuệ giác. Không có ǵ để thực hành cả. Hăy để nó được quyết định vĩnh viễn với tôi: không có ǵ để phải thực hành, thực hành không phải là mục tiêu. Chỉ có hiểu và tuệ giác -chỉ nh́n thẳng vào đó. Trong khi tôi đang nói chuyện với bạn, hăy quên đi tất cả chuyện thực hành, hăy quên đi tất cả chuyện ghi chép. Quên đi chuyện sẽ làm cái ǵ đó với những lời tôi đang giảng dạy. Bạn sẽ không làm bất cứ chuyện ǵ cả, bạn chỉ việc lắng sâu vào những lời nói này, càng sâu càng tốt, ngay bây giờ! Nếu bạn lắng sâu vào những lời nói này ngay bây giờ, một cái ǵ đó sẽ khởi sự thay đổi ở trong bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng, “Vâng, đây là sự thật” –không phải là bạn thực hành điều đó, mà “đây là sự thật”.

 

Và một khi chân lư tưới tẩm bạn, nó chuyển hoá bạn. Đó là ư nghĩa trong câu nói của Chúa Giêsu: Chân lư giải phóng ta mà không là ǵ khác –không phải là giáo điều, lư luận, học thuyết, kinh điển. Chỉ có chân lư giải phóng ta.

 

Thế nhưng cũng đừng hỏi làm thế nào để đạt đến chân lư. Bởi v́ nếu bạn mang cái “làm thế nào” vào, tức là bạn cũng đă mang theo vào ḷng tham cầu. Cái “làm thế nào” chính là viên quản lư của cái tâm tham cầu của bạn. Nó luôn luôn phán truyền, “Bằng cách nào? Phải làm thế nào?” Vấn đề khôg phải là làm. Vấn đề là chỉ nh́n suốt vào, nhận ra cách thế mà nó hiện hữu. Nhận ra cái tâm của bạn tiếp tục vận hành như thế nào và cho đến giây phút này bạn đang hành hoạt ra sao. Đừng để chen vào một động lực nào, chỉ nh́n suốt vào -không một động cơ nào thúc đẩy.

 

“Tuệ giác là tự do. Tỏ ngộ mang đến sự không chọn lựa.”  Đây là câu nói rất mực tuyệt vời của ngài Huệ Năng: Tỏ ngộ mang đến sự không chọn lựa. Khi chân tâm đă sáng tỏ rồi th́ đâu c̣n cần thiết để chọn lựa nữa; bạn chỉ chọn lựa khi bạn đang bối rối mê mờ. Chọn lựa phát sinh từ mê mờ -chọn lựa có nghĩa là, “Tôi nên đi theo lối này, hay đi theo lối khác?” Bởi v́ bạn đang bối rối, bạn không thể nh́n rơ vấn đề, thế nên bạn cứ phân vân –“Tôi có nên sống cuộc đời của một hành giả sa môn? Tôi nên hay không nên thực hành thiền định? Tôi có nên yêu nàng hay không? Tôi nên làm theo cách này hay là làm theo cách khác?”

 

Những vấn nạn như thế hiện hữu là bởi v́ bạn chưa được thông suốt. Thế rồi những người được mệnh danh là pháp sư, là tu sĩ của bạn không ngừng đưa ra những lời khuyên bảo thế này thế nọ. Đó không phải là công việc của một vị thầy thực sự; họ chỉ đóng vai những vị thầy. Bạn mang cái tâm hoang mang bối rối chạy t́m đến họ, “Tôi đang phân vân giữa hai lựa chọn, a và b. Tôi nên chọn cái nào đây?” Thế rồi họ bảo bạn: “Chọn cái a đi –a mới là đúng c̣n b là sai.” Họ không hề giúp bạn thoát khỏi sự mê mờ, họ không cho bạn sự tỏ ngộ. Họ chỉ đơn thuần đưa ra cho bạn một cái ǵ đó để bạn bám vào, họ chỉ cho bạn cái ư niệm về đúng và sai.

 

Mà cuộc đời là một bí nhiệm -một chuyện có thể đúng vào buổi sáng nhưng đến chiều tối th́ đă sai rồi. Thế là một lần nữa bạn lại chạy đi t́m vị tu sĩ của bạn và lại thực hành theo những điều khuyên bảo của ông ta.

 

Một vị thầy thực sự không bao giờ cho bạn bất cứ ư niệm nào về đúng và sai, ông ta chỉ mang đến cho bạn cái tuệ giác. Bởi v́ bạn chạy đến t́m tôi vào buổi chiều, có thể tôi không c̣n ở đó nữa…

 

Mới hôm kia đây Chinmaya đă đến với tôi. Anh có vẻ rất lo lắng hoảng sợ về cái chết. Cũng tốt thôi, rất tốt nữa là khác. Các bác sĩ đă báo cho anh ta biết rằng sinh mạng của ảnh đang lâm nguy, điều đó khiến anh ta mất b́nh tĩnh, run sợ và trong suốt ba hôm qua đă không tài nào nhắm mắt được. Anh ta không biết rằng đó là một cơ hội hiếm có -bởi v́ cái chết đều sẽ đến với mọi người, nhưng nó không hề đến với một báo hiệu trước như thế.

 

Vâng, Chinmaya đă đến gặp tôi vào tối hôm qua, rất mực lo lắng. Và tôi đă bảo anh ta rằng, “Hăy nh́n thẳng vào vấn đề: Bạn sẽ mất đi cái ǵ? Bạn đă gặt hái được ǵ trong đời sống này? Khi bạn lo sợ có nghĩa là bạn đă tích lũy được khá nhiều trong cuộc sống và rồi cái chết rồi sẽ cướp đi tất cả. Nhưng bạn đă tích lũy được ǵ? Nếu nh́n sâu xa một tí, bạn sẽ thấy là ḿnh không hề có ǵ cả, thế th́ có ǵ để phải sợ hăi? Bạn không hề mất mát bất cứ cái ǵ cả.”

 

Tôi bảo anh ta nên quán niệm vào nỗi sợ chết, càng sâu càng tốt, đừng nên trốn tránh nó. Mọi người đang an ủi anh ta, “Đừng có quan tâm đến căn bệnh, không có ǵ đâu, không có ǵ phải lo lắng. Uống thuốc và giải phẫu là hết ngay thôi.” Mọi người đang trấn an anh ta như thế, và anh ta cũng tự trấn an ḿnh –t́m phương cách, lư giải vấn đề.

 

Tôi bảo anh ta là cứ việc đối diện với cái chết. Cái chết hiện hữu ở ngay cốt lơi của từng sinh thể; nó không hề chống lại chúng ta. Chúng ta c̣n gần gũi với cái chết hơn là sự sống. Cái chết c̣n gắn bó với chúng ta hơn là cuộc sống này, bởi v́ đời sống là cái bánh xe quay, c̣n cái chết là cái trục trung tâm.

 

Và rồi tôi bảo anh ta, “Bạn thật là may mắn khi cái chết đến t́m bạn với một thông điệp, như là một cuộc hẹn ḥ. Và bạn lại càng may mắn hơn khi có tôi ở đây, tôi có thể giúp bạn nh́n thẳng vào cái chết.”

 

Trong khi tôi đang nói những điều này, tôi có thể thấy được là anh ta đang chờ đợi những lời an ủi. Anh ta thực t́nh không muốn nghe những điều này, không muốn đối mặt với cái chết. Anh ta muốn nghe tôi nói lên một điều ǵ đó, hứa hẹn một điều ǵ đó, chẳng hạn như, “Đừng có lo lắng ǵ cả. Tôi sẽ bảo vệ anh.” Anh ta đang chờ đợi tôi nói lên lời an ủi, trong khoé mắt của anh ta tôi nhận ra điều đó.

 

Thế nhưng một vị thầy không phải là người để an ủi bạn, mà là người để đánh thức bạn. Nếu cái chết đang tới, có nghĩa là nó đang tới. Chấp nhận nó, sóng đôi với nó, nh́n sâu vào nó. Có thể cái chết chưa chắc đă đến gỏ cửa -lời nói của mấy ông thầy thuốc cũng chưa đáng tin cậy lắm- thế nhưng tại sao bạn lại để lỡ mất cơ hội này? Có thể cái chết sẽ không đến -thế nhưng khi cái vấn đề này khởi dậy, tại sao lại không đi sâu vào một chuyến? Tại sao lại không nếm thử mùi vị của nó? Nếu nó không đến, tốt. Nếu nó đến, cũng tốt thôi -bởi v́ bạn đă ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng. Bạn đă thâm nhập vào nỗi chết với phong thái hoàn toàn chấp nhận, đón chào. Và trong phong thái này, một cái ǵ đó sẽ hiển bày ra: cái tận cùng cốt lơi của bạn. Một khi bạn hoà điệu với cái tận cùng cốt lơi này, tất cả mọi nỗi sợ hăi đều biến mất.

 

Thế rồi tôi bảo anh ta, “Có thể là bạn sẽ không chết trong dịp này –nhưng một ngày nào đó rồi bạn cũng sẽ chết. Lần tới có thể là tôi không c̣n có mặt ở đây để nói chuyện, để an ủi bạn. Thế nhưng nếu tôi thật sự yêu thương bạn, tôi sẽ không an ủi bạn -bởi v́ lần tới bạn sẽ làm ǵ nếu bạn chết mà không có mặt tôi ở đây? Như vậy bạn sẽ không có khả năng để t́m ra một phương cách đối phó.

 

An ủi không phải là một phương cách. Đó phải là tuệ quán -tức là điều mà Đức Phật gọi là vipassana, minh sát tuệ. Một vị thầy sẽ cho bạn sự sáng suốt để nh́n sâu vào vạn hữu. Với tuệ quán, những sự vật hiển nhiên bày hiện thật hiển nhiên nên vấn đề chọn lựa không c̣n đặt ra. Lúc đó bạn sẽ không phải chọn lựa ǵ cả, cái tuệ giác của bạn sẽ soi đường chỉ lối –nó trở thành một ngọn hải đăng.

 

Đây là những điều cuối cùng mà chính Đức Phật đă thốt ra với môn đệ trước khi ngài từ giă cơi đời. Trong khi tăng chúng đang khóc than, ngài bảo, “Hăy ngưng ngay tất cả những chuyện vô nghĩa này! Hăy lắng nghe đây: Các ngươi hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi. Hăy nhớ lời ta dặn, đây là những lời giáo huấn cuối cùng của ta. Hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi: appo deepo bhava.”

 

Ngọn đuốc này là ǵ? Đó là tuệ giác có khả năng nh́n xuyên suốt vạn hữu. Nếu đó là cái chết, nh́n xuyên suốt vào cái chết. Nếu đó là thương yêu, nh́n xuyên suốt vào thương yêu. Nếu nó là đời sống, nh́n xuyên suốt vào đời sống. Nếu đó là cơn giận, nh́n xuyên suốt vào cơn giận. Chỉ có một việc thôi: một cái nh́n tuệ giác. Vào buổi sáng nó là thương yêu, vào buổi tối có thể là nỗi chết. Vào buổi chiều có thể nó là cái ǵ đó, vào buổi đêm có thể nó là cái ǵ đó khác nữa. Thế nhưng nếu bạn có khả năng của minh sát tuệ, bạn sẽ có thể nh́n thấy cái hiển nhiên. Một khi cái hiển nhiên được nhận ra như là một hiển nhiên th́ đâu c̣n ǵ để chọn lựa.

 

Đó là điều mà Krishnamurti đă nói, “Đừng chọn lựa”. Thế nhưng bạn không thể là không chọn lựa, bạn không thể chọn lựa cái không chọn lựa. Một hôm nào đó, bạn không thể quả quyết rằng: “Kể từ bây giờ tôi sẽ không chọn lựa” -bởi v́ đây cũng là một chọn lựa.

 

Sự không chọn lựa không thể được lựa chọn, vô cầu không thể được tham cầu, vô trụ không thể được thực hành. Đây chính là thông điệp của Thiền: Nh́n sâu vào vạn hữu, cái hiển nhiên sẽ tự hiển lộ. Một khi bạn nhận ra đâu là tường, đâu là cửa, bạn đâu c̣n cần chọn lựa sẽ phải đi từ đâu, bạn chỉ việc đi ngang qua cửa. Bạn không cần phải đặt ra câu hỏi cho ḿnh, “Tôi nên đi ngang qua tường hay đi ngang qua cửa?” -bạn chỉ đơn giản bước qua cửa thôi.

 

 

Bây giờ chúng ta đi vào câu chuyện. Đây là một câu chuyện thoạt nh́n rất đơn giản nhưng lại rất tuyệt vời; tất cả những điều tuyệt vời thường rất đơn giản như thế. Nó rất mực hiển nhiên, rất mực sáng tỏ. Đây là một câu chuyện ngụ ngôn mà  Đức Phật đă sử dụng đến rất nhiều lần. Thực ra nó đă xảy trong thực tế chứ không hẵn là chuyện ngụ ngôn. Đức Phật đang đi dọc theo bờ sông và ngài trông thấy đám trẻ con này đang chơi đùa với nhau với toàn bộ câu chuyện. Sáng hôm sau ngài kể lại chuyện này, rút ra từ đó một bài học ngụ ngôn. Một câu chuyện ngụ ngôn tuyệt vời. Hăy đi sâu vào với tuệ quán từng lời từng chữ một của ngài.

 

 

Một nhóm trẻ con đang chơi đùa cạnh bờ sông.

 

Nếu bạn c̣n đang chơi đùa, bạn vẫn c̣n là một đứa trẻ. Tṛ chơi của bạn có thể mang những tên gọi khác nhau, là yêu đương, là chính trị, là tiền bạc, danh vọng... Bạn có thể đang đùa chơi ở giữa chợ, ở Tân Đề Li hay ở Hoa Thịnh Đốn –tuy nhiên nếu bạn c̣n chơi th́ có nghĩa là bạn vẫn c̣n trẻ con. Nếu bạn vẫn c̣n dính vào những cuộc chơi và tham dự vào một cách nghiêm túc –nghiêm túc đến độ bạn sẽ sẵn sàng để đánh nhau, để giết hay bị giết –th́ như vậy có nghĩa là bạn vẫn c̣n rất mực trẻ con, bạn chưa bao giờ trưởng thành.

 

 

Một nhóm trẻ con đang chơi đùa cạnh bờ sông.

 

Và ḍng sông chính là một h́nh ảnh biểu trưng của ḍng đời. Đời sống tuôn chảy giống như một ḍng sông –và bên cạnh bờ sông, đám trẻ con vẫn tiếp tục đùa chơi một ngàn lẻ một tṛ chơi. Đời sống vẫn không ngừng tuôn chảy –và chúng ta vẫn luôn mải mê với cuộc chơi của ḿnh đến độ hoàn toàn quên bẳng đi cuộc đời. Đời sống đang tuôn chảy trong mỗi con người -thế nhưng chúng ta đă bị dính vào cuộc chơi, tâm trí đă bị cuốn hút vào đó với thiên kiến.

 

Thiên kiến là căn bệnh cơ bản của tâm và đó cũng là phương cách mà người ta trốn lánh gịng sông đời. Tôi muốn nói ǵ khi dùng chữ “thiên kiến”? Thiên kiến có nghĩa là tâm hồn bạn đă bị tràn ngập với quá khứ hoặc tương lai. Bị chiếm lĩnh có nghĩa là bạn có thể đang ở bất cứ nơi nào đó ngoại trừ bây giờ và tại đây. Khi bạn hiện hữu ngay bây giờ và tại đây tức là tâm của bạn không c̣n bị chiếm lĩnh. Không thiên kiến –cái tâm đó sẽ là một trong suốt thuần khiết, một rộng mở dung dị.

 

Cái tâm không thiên kiến là một cái tâm tỉnh thức, một cái tâm thông tuệ, cho nên nó luôn hoà nhịp và tuôn chảy cùng với ḍng sông đời. Một cái tâm bị chiếm lĩnh th́ chỉ biết đắm ḿnh vào cuộc chơi một cách nghiêm túc, tích cực. Bạn có thể đi vào chợ đời để xem con người đang chơi tṛ chơi tiền bạc một cách đam mê. Và rồi người ta sẽ lăn ra chết bỏ lại đây biết bao bạc tiền đă tích lũy được –thế nhưng trong khi c̣n sống tại đây họ đă lăn xả vào cuộc chơi một cách rất mực tận t́nh.

 

Bây giờ hăy đi vào các thủ đô để xem người ta đang điên cuồng chơi tṛ chơi quyền lực. Cái danh từ “thủ đô” –capital- quả thật là tuyệt. Nó phát xuất từ tiếng “capita”, tức là “thủ” –là “cái đầu”. Thế nên “capital” -thủ đô- có nghĩa là thành phố đầu năo, hay nói một cách nôm na là phố cuồng. Đủ tất cả mọi loại người khùng điên đă và đang tập trung ở đó.

 

Nếu Thượng Đế muốn cứu vớt thế gian này, ông ta chỉ cần làm một phép lạ đơn thuần là có thể cứu rỗi được tất cả: đó là làm cho tất cả các thủ đô đều biến mất. Bỗng dưng sẽ không c̣n Tân Đề Li, Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Luân Đôn… Bỗng dưng tất cả các thủ đô đều mất tiêu, và rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng tất cả các người khùng điên đều biến mất. Họ đang ngự trị ở đó -nếu không ở đó th́ họ cũng đang trên đường chạy đến đó.

 

 

Một cuộc chơi vĩ đại. Hàng triệu người đă bỏ mạng trong cuộc chơi này -dưới danh nghĩa quốc gia dân tộc, cái này cái nọ, những cái “ism”- ư thức hệ chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc xă, chủ nghĩa xă hội… Và rồi cái ǵ nữa? Mỹ-Tàu-Nga, Ấn Độ - Hồi quốc – Bangladesh. Họ cứ tiếp tục lăn xả vào chơi tṛ chém giết, và cái sinh mệnh của họ, thành thật mà nói, cứ như trứng treo đầu đẳng. Rồi tất cả con cháu chúng ta, trong lứa tuổi thanh xuân, chúng đă mất đi mọi cơ hội để trưởng thành.

 

Con người cứ thế tiếp tục đánh mất ḍng sông đời ḿnh bởi v́ tâm của họ đă bị thiên kiến. Mọi người hầu như đều đă bị cột chặt vào cuộc chơi của ḿnh như thế… Bạn có bao giờ xem người ta đánh cờ tướng hay chưa? Họ như quên hết tất cả mọi chuyện chung quanh. Trong cuộc cờ, người ta bị cuốn hút vào đó đến độ ngay cả ngôi nhà đang bốc cháy họ cũng không hay biết. Họ chỉ biết để tâm chăm chú vào những tượng, những mă, những xe, những pháo giả hiệu -những biểu tượng!

 

Tất cả mọi người đang chơi tṛ chơi bị chiếm lĩnh. Nếu bạn đang lắng nghe tôi và bạn đến đây như là một người Cơ Đốc, có nghĩa là bạn đă bị thiên kiến chiếm lĩnh. Nếu bạn là người Hồi giáo hay Phật giáo cũng thế. Ngay cả nếu bạn tin tưởng vào Thiền, bạn cũng đă bị thiên kiến chiếm lĩnh. Tất cả mọi niềm tin đều tạo ra thiên kiến. Nếu bạn đang lắng nghe tôi và ở trong đầu bạn cứ văng vẳng, “Vâng, đúng rồi, điều này đă từng được nói trong thánh kinh Koran”, thế là bạn đă không hiểu thánh kinh chút nào. Hoặc giả, “Đúng rồi, đây là những ǵ mà Chúa Giêsu đă dạy trong Tân Ước,” thế là bạn đă không hiểu ǵ về Chúa Giêsu cả. Bạn đă ngộ nhận cả Chúa Giêsu và cả tôi nữa.

 

“Thiên kiến” có nghĩa là tâm của bạn đang trụ ở quá khứ hoặc tương lai mà không hề là bây giờ và tại đây. Một khi bạn hiện hữu ngay bây giờ và tại đây th́ lúc đó sẽ không c̣n cuộc chơi nữa. Cuộc chơi ngừng và rồi bạn sẽ miên man tuôn chảy cùng với ḍng sông đời. Rồi là một sự tự phát, một hiểu biết lớn lao, một lễ hội vĩ đại. Những cuộc chơi chấm dứt, bạn không c̣n nh́n mọi chuyện một cách nghiêm trọng nữa. Nếu bạn thắng, tốt. Nếu bạn thua, cũng tốt thôi. Không có ǵ khác biệt nữa. Đó là những ǵ mà tôi hàm ư rằng “những cuộc chơi biến mất” –nó không hề mang ư nghĩa rằng một khi đă tỉnh thức, bạn sẽ không c̣n sống một cuộc sống đời thường nữa. Không, bạn vẫn sống một cuộc sống thường nhật, vẫn tiếp tục chẻ cũi, gánh nước –nhưng với một cái tâm rất mực thanh thản. Bạn vẫn cười đùa, bạn vẫn yêu thương –nhưng với một phẩm chất hoàn toàn khác biệt.

 

Bây giờ th́ không có ǵ quan trọng nữa. Nếu nàng bỏ bạn mà đi, bạn sẽ chào từ biệt với vô vàn biết ơn. Nếu tiền bạc của bạn bị đánh cắp, bạn sẽ vô cùng thản nhiên, “OK, có ai đó chắc đang cần tiền.” Không c̣n vấn đề ǵ nghiêm trọng nữa, thế thôi. Tính nghiêm trọng biến mất. Có thể bạn vẫn đang chơi cờ, nhưng bây giờ th́ bạn biết rằng những mă, những tượng, những tướng, những sĩ đó chỉ là những biểu tượng, chỉ là một ẩn dụ.

 

 

Một nhóm trẻ con đang chơi đùa cạnh bờ sông. Chúng đắp lên những lâu đài bằng cát và mỗi đứa đều bảo vệ cái của ḿnh, “Cái này là của tao.”

 

Cuộc chơi trở nên nghiêm trọng khi bắt đầu có cái “của tôi” hay “thuộc về tôi” xen vào. Đây là của tôi –tính nghiêm trọng đến từ ư thức chiếm hữu, chấp trước. Thông qua “của tôi” chúng ta dựng lên cái “Tôi”. Càng sở hữu nhiều chừng nào, cái “của tôi”, cái “Tôi” càng lớn theo chừng nấy. Cái lănh thổ “của tôi” càng lớn chừng nào, th́ cái “Tôi” lại càng mạnh mẽ hơn.

 

Thế nên khi bạn là một chủ tịch nước, cái “Tôi” của bạn sẽ cao ngất như cái tháp đụng trời. Khi bạn không c̣n là chủ tịch nước nữa, nó sẽ co rút lại; cái tháp kia biến mất, bạn bây giờ chẳng khác ǵ một cái cây bị cắt chỉ c̣n trơ lại gốc.

 

Khi bạn có tiền, bạn bước đi một cách oai vệ. Khi bạn hết tiền bạn bắt đầu lung lay, dao động. Khi tiền bạc đầy túi bạn không hề cảm thấy lạnh lẽo, tiền bạc cho bạn sự ấm áp rất mực. Khi bạn chỉ c̣n cái túi rỗng không, bỗng dưng bạn bắt đầu cảm thấy giá băng, ớn lạnh. Sự ấm áp không c̣n nữa, ngọn lửa ấm không c̣n nữa, và năng lượng cũng biến mất.

 

Đám trẻ con đang chơi đùa và mỗi đứa đều bảo vệ ngôi lâu đài của ḿnh, những ngôi lâu đài được làm bằng cát. Tất cả những ngôi lâu đài đều được xây bằng cát. Chỉ có những lâu đài cát, không có một loại lâu đài nào khác. Và một lâu đài cát không sớm th́ muộn đều sụp đổ, không có cách ǵ để bảo vệ chúng. Tất cả mọi nỗ lực bảo vệ đều vô nghĩa –ngay tự bản chất của nó là sụp đổ và biến mất, đó là một ngôi lâu đài bằng cát.

 

Có bao nhiêu lâu đài đă được bạn xây dựng lên và biến mất? Và rồi bạn vẫn không ngừng xây dựng lên những cái lớn hơn. Khi một lâu đài nhỏ bị sụp đổ, bạn nghĩ rằng xây một lâu đài lớn hơn sẽ bền vững hơn. Đă có biết bao nhiêu người sống trên trái đất này trước khi bạn sinh ra đời? Có biết bao nhiêu triệu triệu lâu đài đă biến mất? Những lâu đài do A Lịch Sơn Đại Đế dựng lên, những lâu đài của Nadirshah, của Akbar -tất cả đều biến mất. Cũng cùng một thứ cát -họ xây dựng lên chúng bởi cùng một thứ cát và bạn cũng lại xây dựng chúng bằng thứ cát này.

 

Khi nh́n rơ như thế, ta từ bỏ cái ư niệm về “của tôi” và “thuộc về tôi”.

 

 

Chúng giữ cho mỗi lâu đài tách biệt ra…

 

Hiển nhiên thôi. Một khi bạn muốn bảo vệ cho ngôi lâu đài của ḿnh, bạn phải giữ cho nó tách biệt ra. Bạn phải làm dấu hiệu riêng, bạn phải xây hàng rào. Bạn phải dựng lên những bảng hướng dẫn, “Đừng vào đây. Đi lối này, cửa đóng. Đây là lối đi tư nhân. Cấm vào, vi phạm sẽ bị truy tố. Đây là tài sản của tôi.”

 

 

Chúng giữ cho mỗi lâu đài tách biệt ra để khỏi bị nhầm lẫn của đứa này với đứa khác.

 

Mỗi lâu đài của mỗi người đều có bảng tên riêng và họ bảo vệ chúng hết mức. Nhưng cũng cái lâu đài này đă từng là sở hữu của ai đó trước bạn và nó sẽ thuộc về ai đó sau khi bạn ra đi. Thực ra, cái lâu đài này không thuộc về ai cả; nó chỉ thuộc về cát. Nó tồn tại ở đó, c̣n con người cứ đến rồi đi. Những cuộc chơi bày tṛ dâu biển, nhưng cát biển vẫn ở lại đó sau bao lớp sóng phế hưng. Cát là vĩnh viễn, những lâu đài chỉ tạm thời.

 

 

Khi tất cả những lâu đài hoàn tất, một đứa trẻ đă đá tung vào lâu đài của một đứa khác và phá hủy toàn bộ. Chủ nhân của chiếc lâu đài này vô cùng giận dữ…

 

Hăy nh́n kỹ đi, lần tới bạn nổi giận –phải chăng đă có ai đó phá hủy ngôi lâu đài của bạn? Hăy nhớ cho -lần tới khi bạn nổi giận, cứ nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn này và rồi bạn sẽ bật cười. Đâu có cái trọng điểm nào đâu để bạn phải giận dữ, cũng đâu có trọng điểm nào đâu để bạn phải sống trong cơn giận. Không có cái “Tôi” và cái “của tôi”. Nếu cái lâu đài cát có sụp đổ, tức là nó đă phải sụp đổ. Nó chỉ là một lâu đài bằng cát thôi.

 

 

Khi tất cả những lâu đài hoàn tất, một đứa trẻ đă đá tung vào lâu đài của một đứa khác và phá hủy toàn bộ. Chủ nhân của chiếc lâu đài này vô cùng giận dữ…

 

Đó là những ǵ được gọi là luật lệ của bạn, là toà án, là cảnh sát đang tiếp tục phần hành. Có ai đó đă phá hủy ngôi lâu đài của bạn, bạn tri hô lên, “Đến đây bà con ơi! Đến đây giúp tôi một tay để trừng trị tên phá hoại này.” Vâng, rồi th́ mọi người sẽ chạy đến để giúp bạn, bởi v́ họ cũng cần phải bảo vệ những ngôi lâu đài của họ.

 

Và như vậy, đây chính là một thoả hiệp; đây là cách thế mà bạn trừng trị tội phạm. Đây là cách thế mà hàng ngàn người đă bị quư vị trừng phạt bằng cách tống vào tù, bởi v́ họ đă gây phiền hà đến những ngôi lâu đài của ai đó. Người này trộm tiền của người kia, người kia đánh cắp ḅ của người nọ, hay ai đó vi phạm một chuyện lặt vặt –ăn trộm một vài trái cây trong vườn nhà bạn. Tất cả cây cối đều là cây cối của Thượng Đế. Thế nhưng nếu như có ai đó đánh cắp vài trái táo từ cây táo nhà bạn, thế là bạn giận điên lên, bởi v́ bạn cho rằng ḿnh là chủ nhân.

 

Cơn giận phát xuất từ ư niệm về sở hữu chủ. Thế nên nếu bạn thực sự muốn loại bỏ cơn giận, bạn phải buông bỏ ư niệm về sở hữu chủ. Rất nhiều người đă t́m đến tôi và bảo rằng, “Chúng tôi rất đau khổ khi cứ phải giận dữ tối ngày. Làm sao để buông bỏ nó?” Họ cứ nghĩ rằng giận dữ có thể được loại bỏ một cách trực tiếp -họ không hề biết rằng đó là một vấn đề phức tạp. Trừ phi bạn buông bỏ ư niệm về sở hữu chủ bạn không thể nào buông bỏ được cơn giận.

 

Sự giận dữ chỉ là một ngọn lá trên cái cây sở hữu chủ. Nếu bạn c̣n ư niệm về sở hữu, bạn không thể buông bỏ được cơn giận. Bạn làm chủ vợ bạn, thế rồi có ai đó đi ngang qua nháy mắt với nàng, thế là bạn nổi cơn thịnh nộ. Làm sao bạn lại không nổi giận cho được? Bởi v́ bạn sở hữu người vợ, nàng là vợ của bạn làm sao ai đó lại có thể mĩm cười với nàng? Hôn gió với nàng? Nàng là vợ của bạn -bạn làm chủ nàng, nàng chỉ là một vật sở hữu. Cũng vậy, người vợ sẽ điên tiết lên khi trông thấy những phụ nữ khác đang cố gắng ve vản ông chồng của ḿnh.

 

Thế là chúng ta sở hữu con người, sở hữu mọi vật, chúng ta làm chủ. Cơn giận, thịnh nộ được bắt nguồn từ ư thức chủ quyền. Nếu bạn thực sự muốn vượt khỏi cơn giận, cơn lôi đ́nh thịnh nộ -mà có ai lại không muốn, trừ phi bạn quá đổi say đắm với căn bệnh loạn thần kinh chức năng của ḿnh?- Nếu bạn thực sự muốn loại trừ căn bệnh này, ư niệm về sở hữu chủ cũng phải được buông bỏ. Ngay từ cái ư niệm “Tôi làm chủ cái ǵ đó” đă là một sự xuẩn động rồi.

 

Thế rồi những người khác cũng sẽ có mặt ở đó để hỗ trợ bạn, bởi v́ chính họ cũng quan ngại đến những tài sản của ḿnh. Nếu có ai đó xâm phạm vào tài sản của bạn mà không bị trừng phạt th́ rồi người ta sẽ khởi sự hủy diệt tài sản của kẻ khác một cách dễ dàng. Như thế đó, tất cả mọi người đều sống trong cơn giận -nếu bạn bắt gặp một tên trộm, tất cả các bạn đều sẽ nhào đến hắn ta. Mặc dù y trộm tiền của ai đó, không phải của bạn -thế nhưng tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều nhào vào y, đánh y, quật y xuống đất và dẫm lên y. Họ sẽ la lên, “Hắn là một tên trộm. Chúng ta phải trừng trị hắn.” Thế nhưng tại sao bạn lại trừng trị y? Y có ăn cắp tiền của bạn đâu. Đúng vậy, y không hề ăn cắp tiền của bạn, thế nhưng y là một mối hiểm họa -nếu bạn để cho y đánh cắp tiền của ai đó, một ngày kia y cũng sẽ lắt túi bạn thôi. Thế nên…

 

Thế nên tốt hơn hết là phải cẩn thận, tốt hơn hết là phải pḥng ngừa ngay từ lúc đầu. Từ đó mà luật pháp có mặt. Luật pháp th́ luôn luôn có khuynh hướng bảo vệ những ông chủ, luôn luôn đứng về phía những kẻ có tài sản, luôn luôn mang màu sắc tư bản. Ở đâu cũng thế -ngay cả tại Liên Bang Sô Viết, nơi mà chủ nghĩa tư bản đă bị xoá tên, luật pháp đứng về phía nhà nước, bởi v́ trong chế độ này, nhà nước là chủ nhân ông tất cả. Không cần biết ai làm chủ, luật pháp là tên đầy tớ phục vụ cho ông chủ đó. Nếu nhà nước làm chủ th́ luật pháp phục vụ nhà nước. Quan toà, luật pháp, cảnh sát, toà án, tất cả đều chỉ để phục vụ cho những kẻ có của -chống lại những kẻ trắng tay. Luật pháp phục vụ cho những ai “hữu sản” chống lại kẻ “vô sản”.

 

Thế giới này như thế, không thể nào hoàn toàn tốt đẹp khi pháp luật tự nó chỉ phục vụ những ai “hữu sản”. Pháp luật xét xử thế nào đây? –vô phương. Nó về hùa với những người có tất cả để chống lại những người không có ǵ cả. Nó luôn luôn đứng về phía những kẻ có của –được lập ra bởi những kẻ hữu sản như là một âm mưu nhằm chống lại những ai ḿnh trần thân trụi, không tài sản. Đây là một thực tế trong tất cả các xă hội, luật pháp luôn bất công. Cái mà bạn gọi là công lư thực ra chỉ là một màu mè giả bộ. Trong một thế giới vẫn c̣n sự hiện hữu của quyền làm chủ th́ không thể là một thế giới công b́nh.

 

Thiền quả thực rất mực vô chính phủ. Tôi cũng là một người vô chính phủ: Tôi tin tưởng vào một thế giới không c̣n luật pháp, tôi hy vọng vươn tới một thế giới như thế. Luật pháp chỉ có thể biến mất khi nào ư niệm về quyền làm chủ biến mất, nó không thể biến mất nếu chỉ thay ngôi đổi chủ -bây giờ kẻ vô-sản biến thành hữu-sản và người hữu-sản biến thành vô-sản. Thế nhưng có ǵ thay đổi đâu. Bất cứ ai làm chủ sẽ làm chủ luật pháp và luật pháp đứng về phía y. Luật pháp chỉ biết phục vụ. Nó phục vụ những ai có quyền lực, nó không bao giờ phục vụ kẻ yếu.

 

 

“Thằng này đă phá hư lâu đài của tao. Tụi bay đến đây giúp tao trừng trị nó.” Tất cả những đứa trẻ khác liền chạy đến. Chúng xúm vào đánh kẻ phá bỉnh bằng gậy, dẫm lên ḿnh y khi y ngă xuống đất.

 

Thế rồi chúng trở lại tiếp tục chơi tṛ chơi xây lâu đài bằng cát của chúng, mỗi đứa đều xác định, “Cái này là của tao; không ai có quyền trên cái này. Dang xa ra. Đừng có đụng vào lâu đài của tao.”

 

Bạn có thấy điều đó không? –cũng là một tṛ chơi bổn cũ soạn lại được diễn ra dưới một ngàn lẻ một phương cách khác nhau từ xưa đến nay, trên khắp thế gian. Đây là toàn bộ cuộc chơi được gọi là thế gian.

 

 

Nhưng hoàng hôn xuống dần…

 

Hoàng hôn luôn luôn đến, bạn không thể nào tránh khỏi được.

 

 

Nhưng hoàng hôn  xuống dần. Trời đă chập choạng tối và tất cả bọn trẻ đều nghĩ đến việc phải về nhà. Bây giờ th́ chẳng c̣n đứa trẻ nào quan tâm đến những ǵ sẽ xảy ra cho những ngôi lâu đài của chúng. Có đứa dẫm chân lên, có đứa lấy tay xoá chúng đi. Xong, ai nấy đều quay trở về nhà ḿnh.

 

Nhưng bất hạnh thay, điều này không xảy đến cho đời sống của tất cả mọi người. Hoàng hôn đă đến rồi nhưng bạn cứ măi bám víu vào buổi b́nh minh. Buổi hoàng hôn của đời người đă đến và ngay cả cái chết đă gần kề -thế nhưng bạn cứ măi bám chặt vào cuộc đời và sự sống.

 

Hoàng hôn đến với tất cả mọi người, thế nhưng có rất ít những ai may mắn biết sử dụng cái buổi chiều của đời người này để bắt đầu nhận ra rằng không có ǵ thuộc về chúng ta cả, tất cả những lâu đài đều chỉ là lâu đài bằng cát.

 

Bây giờ th́ họ không thèm quan tâm đến những ǵ xảy ra cho những ngôi lâu đài đó nữa. Không những không lo lắng đến việc ai đó sẽ làm hư hại chúng, ngay cả chính họ cũng đă dẫm lên và phá hư chúng. Mọi chuyện đă kết thúc; hoàng hôn đă xuống rồi. Cánh cửa đời đă khép. Bây giờ là thời điểm quay về với mái nhà xưa.

 

Với Thiền gia, “trở lại nhà” có nghĩa là t́m về với bản thể uyên nguyên của chính ḿnh, là bản lai diện mục. Nên tận dụng buổi hoàng hôn bất cứ lúc nào nó đến với bạn. Có thể nó đến rất nhiều lần trong đời –có lúc nó đến như là một thất bại, có lúc như một thất vọng chán chường, có lúc như là nỗi buồn phiền, có lúc như là một suy sụp tinh thần. Hăy tận dụng nó. Có lúc nó là nỗi sợ hăi, thống khổ, có lúc nó là cái chết, bệnh hoạn -thế nhưng hăy tận dụng nó. Bất cứ lúc nào hoàng hôn đến, hăy cố gắng để nhận ra rằng không có ǵ là thuộc về ta, rằng ta cũng không thuộc về bất cứ cái ǵ, rằng toàn bộ cái  ư niệm thuộc về là cả một phi lư. Hăy nhận rơ điều đó. Và bất cứ lúc nào bạn bắt đầu nhận ra cái thế giới ngoại tại là hoàn toàn vô nghĩa, đừng có tạo ra thêm những ư nghĩa mới cho cái thế giới này, hăy khởi sự cuộc hành tŕnh hướng nội, trở về lại mái nhà xưa.

 

 

Nhưng hoàng hôn  xuống dần. Trời đă chập choạng tối…

 

Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đi vào bóng tối, đi vào buồn phiền, đi vào tệ hại, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy ḿnh rơi vào một chuyện bất hạnh, hăy nhớ rằng –đó là lúc có tiếng gọi vẵng lên từ nơi cố quận: “Trở về nhà đi thôi. Cuộc chơi nay đă măn.”

 

 

và tất cả bọn trẻ đều nghĩ đến việc phải về nhà. Bây giờ th́ chẳng c̣n đứa trẻ nào quan tâm đến những ǵ sẽ xảy ra cho những ngôi lâu đài của chúng. Có đứa dẫm chân lên, có đứa lấy tay xoá chúng đi. Xong, ai nấy đều quay trở về nhà ḿnh.

 

 

Trở về mái nhà xưa. T́m kiếm lại, t́m kiếm tận bên trong ngôi nhà đó. Và đó là ngôi nhà của vô ngă, anatta –là hư vô, là tuyệt đối rỗng không. Đó là vô sắc và vô tướng, đó là cái mà ta gọi là niết bàn.

 

Một khi đă quay trở về nhà, bạn sẽ có một thị kiến hoàn toàn khác biệt về vạn pháp. Lúc đó là an lạc, là niềm vui. Sẽ không c̣n nữa hoàng hôn, bóng tối. Đất trời luôn là những b́nh minh, bởi v́ lúc đó tất cả đều chỉ là một mùa xuân, là khúc ca bất tận, là vũ điệu không ngừng, là tưng bừng lễ hội.

 

Thế nên lần tới nếu bạn cảm nhận hoàng hôn đến gần và mọi vật trở nên nhập nhoà đen tối, hăy tận dụng cơ hội này như là một bàn nhún. Nhảy ngay vào hiện sinh của chính bạn. Tan biến ở trong đó.

 

Bạn đi vào vạn hữu như thế đă quá đủ; bây giờ khởi sự đi vào rỗng không, đi vào phi-hữu. Đă quá đủ để nh́n vào kẻ khác, bây giờ là lúc khởi sự nh́n vào chính ḿnh. Chúng ta xuẩn động đến độ ngay cả khi nh́n lại chính ḿnh, chúng ta cũng chỉ nh́n ngang mà không chịu nh́n thẳng vào. Vâng, đúng như vậy, có lúc bạn đang đứng trước tấm gương soi và nh́n ngắm chính ḿnh, nhưng chẳng khác ǵ bạn đang nh́n ngắm ai đó -bạn chỉ nh́n từ phía bên ngoài, xem cái mặt, cái màu da, cái vỏ bọc.

 

Đă quá đủ để bạn nh́n vào kẻ khác, cũng quá đủ để bạn nh́n ngắm chính ḿnh như người khách lạ. Thời gian đă đến rồi –hoàng hôn đă xuống, bóng tối đang phủ vây. Hăy bắt đầu nh́n vào bên trong. Hăy để cho tuệ giác bùng vỡ. Sự nổ bùng tuệ giác đó sẽ chuyển hoá bạn  … từ một con sâu hoá thành con bướm.

 

 

CHÚ THÍCH của DỊCH GIẢ:

 

1. Xem thêm về Thập Nhị Nhân Duyên (Twleve Links):

1. Ignorance: Vô Minh

2. Volitional formations: Hành

3. Consciuosness: Thức

4. Craving: Ái

5. Grasping: Thủ

6. Becoming: Hữu

7. Rebirth: Sanh

8. Name & Form: Danh sắc

9. Six sense organs: Lục nhập

10. Contact: Xúc

11. Feeling: Thọ

12. Aging & death: Lăo & Tử.

 

2- Lord Byron (George Gordon Byron, 6th Baron Byron): Sinh ngày 22 tháng Giêng, năm 1788 . Thi hào người Anh, được coi như là nhân vật hàng đầu của chủ nghĩa lăng mạn và là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Âu Châu mà thơ ông hiện nay vẫn c̣n rất được ái mộ khắp nơi, đặc biệt là các tác phẩm Childe Harold's PilgrimageDon Juan.

Không những là một nhà thơ tài danh, ông c̣n nổi tiếng cả trên lănh vực đời tư với cuộc sống ngông nghênh, nợ nần, t́nh ái lăng nhăng, và bị cáo buộc là kẻ loạn luân, đồng tính, thú dâm, một người “khùng điên, xấu xa, rất nguy hiểm để giao du”. Lord Byron sau này đă tham gia và trở thành một lănh tụ trong cuộc cách mạng của Ư chống lại người Áo. Rồi sau đó ông đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự vào cuộc chiến tranh dành độc lập của người Hy Lạp chống lại Thổ, và được người Hy Lạp tôn vinh như là một vị anh hùng quốc gia của họ. Ông mất tại Missolonghi, Hy Lạp, vào ngày 19 tháng Tư, năm 1824 v́ bệnh sốt.

 

3- Travers Christmas Humphreys: Sinh ngày 15 tháng 2, năm 1901, mất ngày 13 tháng tư, năm 1983. Ông là một luật sư danh tiếng của Anh, người đă khởi tố nhiều vụ kiện gây nhiều tranh căi trong những thập niên 1940 và 1950 và sau này trở thành một Chánh án của Toà Thượng Thẩm Anh (1968). Ông là một trong số những nhân vật nổi danh của Anh quốc đă quy y theo Phật giáo và là người đầu tiên sáng lập ra Hội Phật giáo Anh quốc - Buddhist Society, London (1924). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về Phật Giáo Đại Thừa và đồng thời cũng được đánh giá như là một học giả tiếng tăm về Shakespear. Cuốn tự truyện của ông, Both Sides of the Circle được xuất bản vào năm 1978.

 

4- Xem (1) - Thập Nhị Nhân Duyên ở trên.

 

 

 

 

[MUCLUC] [CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

For any questions, send Email to:  lecongda@aol.com
Copyright © 2006. lecongda. All rights reserved.
Revised: 12/14/06