Này bạn! Hăy Hượm…
Một hôm, khi sư Shichiri Kojun đang thực hành công phu tối,
một tên cướp với chiếc gươm bén đột nhập vào pḥng đ̣i ông
phải đưa tiền nếu không sẽ mất mạng.
Vị thiền sư bảo y: “Đừng có làm rộn ta. Tiền ở trong cái
ngăn tủ đó.” Xong ông bắt đầu tụng kinh tiếp.
Một lát, ông bỗng ngưng đọc kinh và bảo tên cướp: “Này,
đừng có lấy hết nghe. Chừa lại một ít để ta c̣n phải đóng thuế
ngày mai nữa đó.”
Tên cướp gom gần hết số tiền và sắp sửa tẩu thoát. “Này, ai
tặng cho ḿnh cái ǵ th́ phải biết cảm ơn người đó chớ,”
Shichiri nói thêm. Tên cướp lí nhí cảm ơn rồi lỉnh mất.
Vài hôm sau th́ tên cướp bị bắt và thú nhận tất cả tội lỗi,
trong số nạn nhân dĩ nhiên có cả sư Shichiri. Khi sư được gọi
đến như một nhân chứng, ông bảo: “Đối với tôi th́ người này
không phải là kẻ cướp. Tôi tặng y tiền và y c̣n biết nói lời
cảm ơn tôi”.
Sau khi ở tù ra, tên cướp t́m đến sư Shichiri và xin ông
xuống tóc thu nhận làm đệ tử.
Chúa Giêsu bảo: “Đừng phán xét.” Nếu Chúa ngưng lại ở chỗ này
th́ đây là một câu nói tuyệt vời thấm đẫm chất Thiền. Tuy
nhiên có thể là ngài đang nói chuyện với người Do Thái trong
một cung cách hoàn toàn Do Thái, thế nên ngài đă thêm vào, “…
nếu ngươi không muốn ḿnh bị phán xét.” Bây giờ th́ câu nói
chẳng c̣n ǵ mùi vị Thiền. Nó chẳng khác ǵ một sự mặc cả đổi
chác. Câu thêm vào đă hủy diệt hoàn toàn cái rất mực phẩm chất,
cái rất mực sâu sắc của câu nói đầu tiên.
“Đừng phán xét,” tự nó đă đủ ư nghĩa, không cần phải thêm thắt
vào bất cứ một mệnh đề nào khác. “Đừng phán xét” có nghĩa là
“sống trong trạng thái vô phân biệt”; “Đừng phán xét” có nghĩa
là “Nh́n cuộc đời mà không đánh giá”. Đừng đánh giá -đừng cho
rằng “cái này xấu, cái kia tốt”. Cũng đừng theo thói quen luân
lư -đừng gọi cái này là thiện, cái kia là ác. “Đừng phán xét”
là một câu nói sâu sắc bao hàm ư nghĩa không có Thượng Đế cũng
như không có Qủy Sứ.
Phải chi Chúa Giêsu dừng lại ở đó, ở câu nói mang ba chữ ngắn
ngủi, “Đừng phán xét”, th́ hẵn là Chúa đă chuyển hoá toàn diện
bản sắc của Cơ Đốc Giáo. Thế nhưng khi ngài thêm vào một cái
ǵ đó, ngài đă hủy diệt nó. Khi Chúa bảo, “… nếu ngươi không
muốn bị phán xét,” th́ cũng chẳng khác ǵ ra một điều kiện.
Bây giờ th́ không c̣n là t́nh trạng vô phân biệt mà là một sự
trao đổi mặc cả -“… nếu ngươi không muốn bị phán xét,” đâu có
khác ǵ một sự bán buôn đổi chác.
Do nỗi sợ hăi -để ngươi đừng bị phán xét - người ta
không phán xét. Nhưng làm thế nào để bạn có thể loại bỏ sự
phán xét ra khỏi nỗi sợ hăi? hay ḷng tham lam? Để cho khỏi bị
phán xét, đừng phán xét -thế nhưng ḷng tham lam và nỗi sợ hăi
không làm cho bạn thoát ra khỏi ṿng phân biệt giá trị. Đó là
tinh thần cực kỳ vị ngă –“Đừng phán xét, để không bị phán xét”.
Thật là hoàn toàn vị kỷ.
Tất cả nét đẹp tuyệt vời của câu nói đă bị hủy diệt, Hương vị
Thiền biến mất, chỉ c̣n lại những ǵ rất đời thường. Chẳng
khác ǵ một lời khuyên răn -lời khuyên răn của bậc làm cha mẹ,
chẳng có mảy may hơi hướm cách mạng chút nào. Cũng tốt thôi –nhưng
chẳng có ǵ cấp tiến. Cái mệnh đề thứ hai đă đóng đinh toàn bộ
ư nghĩa cấp tiến của câu nói.
Thiền th́ ngưng lại ở chỗ: Đừng phán xét. Bởi v́ Thiền
cho rằng vạn pháp đều như thị -chẳng có ǵ tốt cũng
chẳng có ǵ xấu. Vạn pháp hiện bày theo cách thế của nó. Có
cây cao bên cạnh cây thấp. Có người đạo đức bên cạnh kẻ vô
luân. Có người đang nguyện cầu tin tưởng nhưng cũng có kẻ đang
bước đi trên con đường đạo tặc. Chuyện đời là như thế.
Bây giờ hăy thưởng thức cái hương vị cách mạng của Thiền. Nó
sẽ làm bạn sợ hăi, nó sẽ làm bạn kinh hoàng. Đó là lư do tại
sao Thiền không có những điều răn. Nó không hề bảo: Làm cái
này, đừng làm cái nọ -trong Thiền không hề có những “cái nên”
và những “cái không nên”. Nó không hề dựng lên cái nhà tù của
“phải thế này, phải thế kia”. Nó không hề mang tính cầu toàn.
Đến bây giờ th́ các nhà phân tâm học đă hiểu rất rơ rằng, chủ
nghĩa cầu toàn chỉ là một chứng loạn thần kinh. Và Thiền là
một loại tôn giáo duy nhất không mắc bệnh loạn tưởng. Nó chấp
nhận tất cả. Đây là một sự chấp nhận toàn bộ, rất mực hoàn
toàn, đến độ nó sẽ không gọi một tên trộm là kẻ trộm, kẻ giết
người là sát nhân. Hăy cố gắng để lănh hội cho được cái tinh
nguyên của tinh thần này –cái hoàn toàn siêu việt tính của nó.
Tất cả đều như thị.
Thiền mang tinh thần phi-giá-trị một cách vô điều kiện
-nếu bạn c̣n nêu lên một điều kiện, bạn đă đánh mất trọng điểm.
Trong Thiền không có sự sợ hăi cũng như tham đắm. Trong Thiền
không có Thượng Đế cũng như Quỷ Sứ, thiên đường hay địa ngục.
Nó không hề gợi ḷng tham con người bằng cách cám dỗ hay hứa
hẹn họ với những phần thưởng ở thiên đường. Nó cũng không làm
bạn kinh hoàng, sợ hăi bằng cách tạo ra những cơn ác mộng về
ư niệm địa ngục.
Nó không hối lộ bạn bằng những phần thưởng, cũng không trừng
phạt bạn bằng những cực h́nh tra tấn. Một cách đơn giản, nó
chỉ cho bạn một cái nh́n xuyên suốt vào vạn pháp –cái nh́n
xuyên suốt đó sẽ giải phóng bạn. Cái nh́n xuyên suốt này không
hề đặt căn bản trên ḷng tham lam hay sự sợ hăi. Tất cả những
tôn giáo khác đều được xây dựng trên ḷng tham, hàm chứa sâu
xa ở đâu đó nỗi sợ. Đó là lư do tại sao chúng ta thường dùng
cụm từ “kinh-sợ-Thượng-Đế” để chỉ một người có tín ngưỡng -người
có tín ngưỡng là người kinh-sợ-Thượng-Đế.
Nhưng làm thế nào sợ hăi lại có thể biến thành tín ngưỡng?
Không bao giờ! Sự sợ hăi không thể nào biến thành niềm tin tôn
giáo –duy chỉ có tinh thần vô úy. Thế nhưng nếu bạn c̣n mang ư
niệm về cái tốt và cái xấu, bạn sẽ không bao giờ thoát ra khỏi
sự sợ hăi. Những ư niệm về tốt xấu làm con người mang mặc cảm
phạm tội, làm họ què quặt, tê liệt. Làm thế nào để bạn có thể
giúp họ vượt ra khỏi tất cả mọi nỗi sợ hăi? Vô phương! Bạn chỉ
tạo thêm những nỗi sợ hăi ở trong họ.
Thông thường, một người không tín ngưỡng càng ít sợ hăi, ít
hàm lượng sợ hăi ở trong họ hơn là một người được gọi là có
tín ngưỡng. Kẻ được gọi là có tín ngưỡng tâm hồn thường run sợ,
luôn luôn lo lắng không biết ḿnh có đạt được hay không. Ḿnh
sẽ bị quẳng xuống địa ngục? Hay là ḿnh sẽ vào được nước thiên
đường?
Ngay cả khi Chúa Giêsu rời bỏ thân hữu và môn đệ trong chuyến
đi cuối cùng của đời ḿnh, những môn đệ của ngài cũng chỉ lo
lắng bận rộn về chuyện đâu sẽ là chỗ đứng của ḿnh ở trên nước
Trời. Họ sẽ tái hội nhau ở đó trong lần gặp gỡ đến –nhưng đâu
là vị trí của mỗi người? Ai sẽ ở đâu? Dĩ nhiên họ chấp nhận
chuyện Chúa Giêsu sẽ ở bên tay phải của Đức Chúa Cha –nhưng
rồi ai sẽ là người kế tiếp ở cạnh ngài? Những lo lắng của họ
bắt nguồn từ ḷng tham và nỗi sợ. Họ chẳng hề quan tâm mấy đến
chuyện Chúa Giêsu sẽ bị đóng đinh vào thập tự giá ngày mai,
mối quan tâm chính của họ là quyền lợi của riêng cá nhân ḿnh.
Tất cả các tôn giáo khác đều được xây dựng trên ḷng tham và
nỗi sợ rất mực đời thường. Ḷng tham đắm về của cải thế gian
một ngày nào đó chuyển biến thành ḷng tham đắm về Thượng Đế.
Lúc đó, Thượng Đế là của cải của bạn; bây giờ của cải là
Thượng Đế của bạn -chỉ khác nhau ở một chút đó thôi. Bây giờ
th́ bạn sợ hăi nhà nước, sợ hăi cảnh sát, sợ chuyện nọ chuyện
kia –thế rồi mai kia bạn sợ hăi địa ngục, toà án tối cao, cái
siêu toà án của Thượng Đế… trong ngày phán xét cuối cùng.
Cái được gọi là những vị thánh Cơ Đốc, ngay cả đến phút cuối
của đời ḿnh cũng không ngừng run rẩy, lo sợ - không biết ḿnh
sẽ đạt đến hay không, cái nước thiên đường đó.
Thiền mang tinh thần phi-giá-trị một cách vô điều kiện.
Hăy để cho ư niệm này lắng sâu vào tâm hồn bạn, bởi v́ đây
cũng chính là quan điểm của tôi. Tôi muốn bạn hiểu rơ vấn đề,
chỉ có thế. Hiểu biết thôi là đủ. Hăy để hiểu biết trở thành
pháp môn độc nhất, không có một pháp môn nào khác. Đừng để
ḿnh bị lôi đi bằng nỗi sợ hăi, nếu không bạn sẽ bị cuốn sâu
vào bóng tối. Cũng đừng để ḿnh bị lôi đi bằng sự tham lam -bởi
v́ tham lam không là ǵ khác ngoài nỗi sợ lộn ngược đầu. Chúng
chỉ là hai bộ mặt của cùng một sự kiện: mặt này là ḷng tham,
mặt kia là nỗi sợ. Một người sợ hăi th́ luôn luôn tham lam,
một người tham lam th́ luôn luôn sợ hăi. Chúng quyện chăt vào
nhau, chúng không tách rời nhau.
Chỉ có hiểu biết, chỉ có tỉnh thức, chỉ có khả năng nh́n sâu
vào vạn pháp là như thị. Bạn có thể chấp nhận hiện hữu như là
cách thế chúng hiện bày? Mà nếu không chấp nhận chuyện này, sẽ
chẳng bao giờ có ǵ thay đổi. Có ǵ thay đổi đâu? Đă hàng ngàn
năm trôi qua, chúng ta phản đối bao nhiêu thứ –nhưng chúng vẫn
c̣n đó, nhiều thêm chứ không bớt.
Những tên trộm đạo không hề biến mất. Những kẻ sát nhân cũng
thế. Không có ǵ thay đổi cả; mọi chuyện vẫn y nguyên. Nhà tù
ngày càng tăng. Luật pháp cũng tăng tiến theo và ngày càng
thêm tinh vi phức tạp. Và bởi v́ luật pháp càng tinh vi, người
ta lại càng phải sử dụng thêm nhiều tên trộm đạo –đó là những
luật sư, những quan toà…
Khắp nơi, chẳng có ǵ thay đổi cả. Cái hệ thống nhà tù của bạn
chẳng mang lại điều ǵ tốt lành –mà thật ra cực kỳ độc hại.
Cái hệ thống nhà tù đó đă biến thành trường đại học của tội ác
–nơi đào luyện tội phạm, nơi người ta học tập từ những tay tổ
sư. Khi một người bước chân vào nhà tù, y sẽ trở thành một
khách viếng thường xuyên. Một lần đă bước chân vào đó, dứt
khoát là y sẽ c̣n trở đi trở lại nhiều lần nữa. Rất hiếm khi
thấy một người đă vào tù mà không bao giờ quay trở lại.
Và mỗi lần ra tù y càng trở nên thiện nghệ hơn, nhiều mánh
khoé hơn –biết cách làm thế nào để thực hiện tội ác cũ trong
một cách thế dày dặn kinh nghiệm hơn. Bây giờ th́ y không c̣n
là một tên tội phạm tài tử. Y ra tù với một bằng cấp tốt
nghiệp; nhà tù là một trựng huấn luyện chuyên nghiệp –nơi tốt
nghiệp tội ác. Bây giờ th́ y học hỏi được nhiều hơn, biết cách
thực hiện tôi ác tinh vi hơn. Y biết làm thế nào để tránh khỏi
bị bắt giữ, y biết rơ đâu là những lỗ hỗng trong hệ thống pháp
luật.
Và những kẻ thực thi pháp luật th́ là cũng những tên tội phạm
như bao nhiêu kẻ khác -sự thực c̣n tội ác hơn nữa là đằng khác.
Khi phải đối phó với tội ác, họ càng phải tội ác hơn. Cảnh sát,
cai tù, quản đốc trại giam c̣n tội ác hơn là những kẻ bị họ
tống vào tù –Đó là chuyện đương nhiên. Không có ǵ thay đổi cả.
Đây không phải là cách thế để thay đổi mọi chuyện; điều này
chứng tỏ cho thấy một sự thất bại hoàn toàn. Thiền cho rằng
thay đổi phải được bắt nguồn từ hiểu biết, không phải từ bất
cứ một h́nh thức áp đặt nào.
C̣n cái thiên đường và địa ngục của bạn th́ sao? Cũng cùng một
ư niệm chứ không có ǵ khác, từ thế giới này được chuyển tải
vào thế giới bên kia. Từ cái ư niệm về nhà tù thế gian biến
thành ư niệm về địa ngục. Và cũng phát xuất từ cái ư niệm về
ban thưởng -những huy chương ân thưởng của nhà nước, những huy
chương của tổng thống, những huy chương vàng, huy chương bạc
các thứ -cũng từ cái ư niệm đó được chuyển đổi thành thiên
đường, firdaus (1).
Nhưng cái động cơ tâm lư th́ hoàn toàn giống nhau.
Thiền hủy diệt cái tâm lư này ngay từ gốc rễ. Thiền không hề
lên án bất cứ cái ǵ. Chỉ có sự hiểu biết: Nó bảo rằng hăy cố
để hiểu vạn pháp y như chúng hiện bày. Cố để hiểu một người
như con người thực của y -đừng áp đặt lên đó một khuôn mẫu lư
tưởng, đừng bảo y phải nên thế này hay thế nọ. Cái khoảnh khắc
bạn bảo một người nên như thế nào đó, bạn trở thành đui mù
trước sự hiện hữu thực sự của y.
Cái chữ “nên” đă trở thành vật chướng ngại. Từ đó bạn không
thể nào nh́n thấy được thực tại, bạn không thể nào trông thấy
cái như thị -chữ “nên” của bạn đă trở thành một gánh nặng. Bạn
đă mang sẵn một khuôn mẫu lư tưởng, một thần tượng toàn bích,
và chắc chắn là mọi người đều rớt ra ngoài cái bảng giá trị đó.
Và thế là mỗi người đều bị lên án.
Và rồi những con người vị kỷ đó bằng cách này hay cách khác tự
khép ḿnh vào những khuôn mẫu lư tưởng này –ít ra là một cách
giả tạo hay h́nh thức bên ngoài -những người này bỗng nhiên
biến thành những vị thánh. Thực ra họ chẵng là cái ǵ cả ngoài
cái ngă to tướng. Và nếu bạn nh́n sâu vào mắt họ, chỉ một màu
sắc duy nhất mà bạn có thể t́m thấy: thánh-thiện-hơn-Bạn.
Đây là một số người rất hiếm hoi đă được chọn lựa, những người
được chọn lựa của Thượng Đế. Và sự có mặt của họ ở trên cơi
đời này là để lên án và chuyển hoá bạn!
Thiền không hề quan tâm đến chuyện chuyển hoá của bất cứ ai.
Thế mà nó chuyển hoá –đó là điều nghịch lư. Thiền không hề
quan tâm đến chuyện bạn sẽ như thế nào, nó chỉ quan tâm bạn là
cái ǵ. Hăy nh́n sâu vào đó, nh́n bằng đôi mắt yêu thương và
trân trọng. Cố gắng để hiểu nó là ǵ. Từ sự hiểu biết này, một
sự chuyển hoá sẽ đến. Và sự chuyển hoá này đến một cách tự
nhiên -bạn không cần phải làm ǵ cả, nó xảy ra một cách đơn
giản trong hoà điệu của chính tự thân.
Thiền chuyển hoá nhưng không hề nói đến chuyện chuyển hoá.
Thiền đổi thay nhưng không hề quan tâm đến chuyện đổi thay. Nó
mang đến hồng phúc cho con người hơn bất cứ cái ǵ khác, nhưng
nó chẳng hề bận tâm đến chúng chút nào. Nó đến với bạn như là
một ân sủng, quà tặng. Nó đến từ hiểu biết. Đó là nét tuyệt
diệu của Thiền, nó mang tinh thần phi-giá-trị một cách
vô điều kiện. Sự đánh giá là một bệnh thái của tâm hồn –đó
chính là thông điệp của Thiền. Không có ǵ tốt cũng không có
ǵ xấu. Vạn pháp hiện bày theo cách thế của nó.
Trong Thiền một chiều kích tổng hợp mới xuất hiện, chiều kích
của chuyển hoá vô tác, đến với ta một cách tự nhiên, qua mắt
nh́n tỏ tường hơn, qua trong suốt tĩnh lặng. Qua cái nh́n trực
tiếp xuyên suốt vào bản chất của vạn pháp, không chướng ngại
và thiên kiến.
Cái khoảnh khắc bạn cho rằng một người là tốt, bạn đă ngưng
không c̣n nh́n vào y nữa. Bạn đă dán lên y một cái nhăn hiệu,
đă xếp y vào một ngăn tủ, đă phân loại y. Cái khoảnh khắc bạn
cho rằng “người này là xấu” làm sao bạn có thể nh́n thẳng vào
mắt y được nữa? Bạn đă quyết định tức thời, đă chấm dứt với y.
Người này đă không c̣n là một thực thể bí ẩn. Sự bí mật đă
được giải đáp: bạn đă viết lên đó “đây là kẻ xấu”, “đây là
người tốt”. Và từ đó thái độ ứng xử của bạn được căn cứ trên
những nhăn hiệu này chứ không phải trên thực tại.
Một người tốt có thể trở thành kẻ xấu và ngược lại. Điều này
xảy ra trong từng khoảnh khắc -buôi sáng y là người tốt, buổi
chiều y biến thành kẻ tệ hại, nhưng buổi tối có thể y trở
thành người tốt trở lại. Thế nhưng bây giờ bạn sẽ chỉ ứng xử
với y theo cái nhăn hiệu có sẵn. Bạn sẽ không c̣n đối thoại
với một con người thực mà chỉ nói chuyện với cái nhăn hiệu do
ḿnh dán lên, với cái bóng do ḿnh tạo ra.
Dĩ nhiên, cứ thế bạn tiếp tục đánh mất thực tại, những con
người thực. Từ đây mà một ngàn lẻ một vấn đề phức tạp, và vấn
nạn xảy ra. Những vấn nạn không hề được giải đáp. Thực sự có
phải là bạn đang tṛ chuyện với vợ ḿnh hay là một bóng h́nh
nào đó, khi hai người đang chăn gối với nhau?
Tôi có cảm giác như thế này -bất cứ lúc nào hai người đang gặp
gỡ nhau th́ có cả một đám đông tham dự vào đó, chứ không phải
là hai người. Hay chắc chắn ít nhất cũng có bốn người. Cái
bóng của người kia và cái bóng của bạn, những cái bóng đó luôn
luôn hiện hữu. Và chúng không bao giờ phản ảnh trung thực –con
người thực biến đổi trong từng giây phút, con người thực là
một gịng liên tục. Đó là một gịng sông tuôn chảy không ngừng,
lấp lánh mọi màu sắc.
Con người thực là một thực thể sinh động! Cái ngày mà bạn gán
cho y một cái nhăn hiệu, y không hề là một xác chết khô cứng,
y đang sống.
Một lần có người hỏi Trang Tử, “Công viêc của ngài đă hoàn tất
chưa?” Ông trả lời, “Làm sao mà hoàn tất được? –Tôi đang sống
mà!” Hăy nh́n sâu vào câu nói: Ông ta bảo, “Làm sao mà hoàn
tất được? –Tôi đang sống mà. Nó chỉ được hoàn tất vào cái ngày
mà tôi chết. Mạch đời vẫn c̣n đang tuôn chảy, mọi việc sẽ vẫn
c̣n tiếp tục diễn tiến.”
Khi một cái cây đang c̣n nhựa sống, vẫn c̣n đó những nụ hoa,
những cành lá mới, những đàn chim mới sẽ tiếp tục bay về làm
tổ, những khách lữ hành sẽ dừng chân ngừng lại tạm nghỉ qua
đêm… mọi việc sẽ tiếp tục đổi thay.
Một khi bạn c̣n sống, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Thế nhưng
một khi bạn dán nhăn hiệu cho một ai đó là tốt hay xấu, đạo
đức hay vô luân, tín ngưỡng hay vô tín ngưỡng, hữu thần hay vô
thần, là cái nọ cái kia -bạn làm như người đó đă là một xác
chết. Bạn chỉ nên dán cái nhăn hiệu cho một người khi chắc
chắn rằng y đă chết, lên nấm mồ y thay v́ trước đó. Bạn có thể
đi đến trước mộ phần của y và viết lên: Người Này là Thế
Này. Bây giờ th́ y không thể nào phản đối được bạn; bây
giờ th́ mọi việc đă chấm dứt, mọi việc đă đến điểm cuối. Gịng
sông đời đă không c̣n tuôn chảy nữa.
Thế nhưng khi một người c̣n đang sống… Và bạn th́ lại cứ tiếp
tục dán lên y một cái nhăn hiệu, kể cả một đứa trẻ, một đứa
con nít. Có phải chúng ta thường nói, “Đứa bé này rất vâng lời,
thằng bé kia quá ngỗ nghịch. Đứa trẻ này rất ngoan, thằng bé
kia thật hư đốn.” Thế là bạn đă dán lên một cái nhăn hiệu. Nên
nhớ rằng khi bạn dán cho ai cái nhăn hiệu, bạn đă tạo ra rất
nhiều vấn nạn. Trước tiên, khi bạn dán cho ai đó một nhăn hiệu,
bạn đă giúp cho y ứng xử theo cung cách mà bạn đă gán cho y -bởi
v́ từ đây y bắt đầu cảm thấy rằng y có bổn phận phải chứng tỏ
điều nhận định của bạn là đúng.
Khi một người cha bảo, “Thằng con tôi hư quá,” đứa trẻ lập tức
sẽ nghĩ rằng, “Tôi phải chứng tỏ ḿnh hư đốn thật, bằng không
cha tôi sẽ là người nói bậy hay sao.” Đây là một luận lư phát
xuất từ tiềm thức –làm sao một đứa trẻ lại cho cha ḿnh ăn nói
bậy bạ được? Thế là y càng tạo ra thêm nhiều vấn nạn. Và người
cha lại được dịp chứng minh, “Coi đó. Thằng này hư đốn thật mà.”
Ba bà mẹ đang ngồi tán chuyện về đứa con ḿnh. Và khi mà những
người đàn bà nói chuyện với nhau, họ thường thích khoe con.
Một người bảo, “Thằng con của tôi mới năm tuổi thôi mà đă biết
làm thơ rồi. Thơ của nó hay đáo để đến nỗi ngay cả bậc thi hào
cũng phải ngả nón chào.” Bà thứ hai khoe, “Đâu có nhằm ǵ so
với thằng con tôi. Nó mới lên bốn mà đă biết vẽ -những bức
tranh hiện đại, cực kỳ hiện đại, ngay cả Picasso cũng chẳng
biết đầu đuôi đâu mà ṃ. Mà nó không thèm dùng đến cây cọ đâu
nhá, chỉ dùng đôi bàn tay thôi. Đôi khi nó chỉ việc tung mực
lên khung vải và rồi cả một khung trời diễm ảo hiện ra. Nó
thuộc trường phái ấn tượng đấy, một họa sĩ rất mực nguyên sơ.”
Bà thứ ba cũng không vừa, “Thế th́ có ǵ là hay. Thằng con tôi
chỉ mới lên ba thôi nhá. Thế mà nó biết tự ḿnh đi t́m gặp nhà
phân tâm học rồi đấy.”
Khi bạn dán nhăn hiệu, bạn sẽ đóng khung vào đó… và rồi bạn
hủy diệt tất cả. Tất cả mọi loại nhăn hiệu đều tàn hoại. Đừng
bao giờ gán cho một người là ông thánh hay kẻ tội lỗi. Khi
nhiều người khoác cho ai một chiếc nón nào đó… Mà người đời
th́ thường có thói quen suy nghĩ hùa theo đám đông, ít ai có
những ư tưởng độc lập của riêng ḿnh. Không tin ư? Bạn nghe
tin đồn ở đâu đó rằng người kia là một tên tội lỗi xấu xa, và
bạn tin như thế. Thế rồi bạn chuyền cái tin đồn này đến tai
một người khác, và y cũng tin như thế. Cái tin đồn này sẽ lan
rộng măi ra, chiếc nón mà bạn đội cho người kia ngày càng trở
nên lớn thêm măi. Cho đến một ngày, cái “Tên Tội Lỗi Xấu Xa”
như một bảng hiệu bằng đèn nê-ông được viết bằng chữ in hoa
khắc đậm lên người y và rồi y sẽ phải ứng xử theo cách mà
người ta đă gán cho ḿnh. Cả cái xă hội chung quanh chờ đợi
cái cung cách ứng xử đó, nếu không người ta sẽ nổi giận lên
–“Này, mày đang làm cái ǵ vậy? Mày là một tên tội lỗi xấu xa
mà muốn trở thành một vị thánh hả?! Thôi đi, xử sự theo cái
kiểu của mày đi!”
Xă hội là như thế -một sự dự phần rất mực vi tế trong cung
cách gán ghép nhăn hiệu cho người: “Hăy xử sự theo kiểu cách
mà chúng tôi gán cho bạn! Đừng làm bất cứ điều ǵ ngược lại
với cái nh́n của chúng tôi về bạn.” Đó là một thoả thuận ngầm
không nói ra, nhưng nó hiện hữu.
Thứ hai, khi bạn gán cho ai một cái nhăn hiệu, dù y cố gắng
cách mấy để ứng xử cho phù hợp với cái nhăn hiệu đó, y cũng
không thể nào làm được. Y không thể nào hoàn thành vai tṛ một
cách tuyệt hảo, vô phương! Điều này không bao giờ có thể xảy
ra trong thực tế, y chỉ giả vờ mà thôi. Thế rồi một lúc nào đó
khi y không ở trong t́nh trạng đóng kịch, khi y đang xả hơi
thư giản –trong bầu khí hội hè của một cuộc píc-níc ngoài trời
chẳng hạn- con người thực của y hiện ra. Thế là bạn cảm thấy
ḿnh đă bị lừa dối; và người kia, trước mắt bạn, trở thành một
tên lường gạt. Bạn luôn nghĩ rằng y là một người tốt, bao
nhiêu năm qua đối với bạn y là một vị thánh, và rồi hôm nay y
bỗng dưng biến thành kẻ cắp đi móc túi trộm tiền của bạn!
Bạn nghĩ là y đă lường gạt ḿnh? Không phải, chính cái nhăn
hiệu mà bạn khoác cho y đă lường gạt bạn. Y chỉ hành xử theo
đúng với con người thực của ḿnh. Y đă cố gắng để thích nghi
với cái khung mà bạn vạch ra -thế nhưng một ngày đẹp trời nào
đó người ta cũng sẽ lớn dậy thoát ra khỏi cái khung đó thôi.
Người ta sẽ phải làm những chuyện mà người ta muốn làm.
Không có ai được sinh ra ở đây để hoàn tất những điều mà bạn
mong chờ ỏ họ. Chỉ có những kẻ rất mực hèn nhát mới cố gắng để
hoàn tất những điều mà kẻ khác mong đợi. Một con người thực sự
sẽ đạp đổ tất cả những ǵ mà kẻ khác trông đợi ở y, bởi lẽ y
có mặt ở trên cơi đời này không phải là để bị cầm tù bỏi những
ư tưởng của bất cứ ai. Y sẽ măi măi tự do. Y sẽ măi măi ở
trong trạng thái mâu thuẫn. Hôm nay y sẽ làm việc này và mai
kia y sẽ làm một việc hoàn toàn trái ngược -để cho bạn không
thể nào mang bất cứ ư tưởng nào về y.
Một con người thật và trung thực luôn ở trong t́nh trạng mâu
thuẫn. Chỉ có những con người nộm mới cứng nhắc. Một con người
thật và trung thực mang trong họ những điều nghịch lư. Y hoàn
toàn tự do. Y tự do đến mức có thể là thế này hay thế nọ, hoàn
toàn đối nghịch nhau. Y có toàn quyền chọn lựa -nếu y muốn là
một người khuynh tả, y sẽ là kẻ khuynh tả, nếu y muốn là người
khuynh hữu, y sẽ trở thành một kẻ khuynh hữu. Trong y không hề
có bất kỳ chướng ngại nào. Nếu y muốn hướng ngoại, y có thể là
người hướng ngoại; nếu y muốn hướng nội y sẽ là người hướng
nội, y có thể làm bất cứ điều ǵ. Sự tự do của y chọn lựa ngay
tức thời điều mà y muốn thực hiện.
Thế nhưng chúng ta th́ lại cứ luôn áp đặt một khuôn mẫu cứng
nhắc lên mỗi con người. Chúng ta khoác cho tính kiên định một
giá trị lớn lao khi nói rằng, “Con người này trước sau như một.
Người này thật là vĩ đại -kiên định hết mức.” Thế nhưng “kiên
định” là ǵ? “Kiên định” cũng đồng nghĩa với “Người này đă
chết, y không c̣n sống nữa.” Y đă ngừng thở vào cái ngày mà y
trở thành kiên định -từ đó y không c̣n hiện hữu.
Khi bạn nói rằng, “Ông xă tôi là người rất đáng tin,” bạn muốn
nói cái ǵ vậy? Bộ ông xă bạn hết yêu rồi chăng, hết sống rồi
chăng -thế nên bây giờ không c̣n một bóng hồng nào có thể hấp
dẫn được ông ta? Nếu không có một phụ nữ nào có thể hấp dẫn
được ông ta, thế th́ làm sao bạn lại có thể hấp dẫn ông ấy
được? -bạn cũng là một phụ nữ cơ mà! Thật ra, ông ta chỉ giả
bộ đó thôi. Một người đàn ông đang c̣n nhựa sống, đang c̣n
biết yêu, khi trông thấy một giai nhân, không thể nào y lại
không bị thu hút. Một người phụ nữ đang sống, đang thở, trái
tim c̣n cảm xúc, khi trông thấy một anh chàng đẹp trai, lẽ nào
bà ta không cảm thấy bị lôi cuốn? Đó là điều tự nhiên. Tôi
không nói rằng bà ta rồi sẽ phải bỏ nhà chạy theo cái anh
chàng đẹp trai này –tuy nhiên sự thu hút là chuyện khá tự
nhiên. Bà ta có thể chọn lựa không chạy theo anh ta –thế nhưng
phủ nhận sự hấp dẫn cũng có nghĩa là phủ nhận đời sống.
Thiền bảo rằng: Hăy luôn trung thực với chính tự do của bạn.
Từ đó một mầm sống mới khác biệt khai sinh ở trong bạn, hoàn
toàn không chờ đợi, không báo trước. Tín ngưỡng, nhưng không
phải luân lư. Cũng không phải vô luân –phi luân: nó
vượt ra khỏi luân lư, vượt ra khỏi vô luân. Đây là một chiều
kích mới mà Thiền mở vào đời sống, một thực tại tách biệt hoàn
toàn với cái mà bạn đă và đang sống –hoàn toàn tách biệt. Nó
mang một phẩm chất mới; phẩm chất phi cá tánh.
Cái từ này đôi khi làm bạn rất mực khó chịu, bởi v́ từ lâu bạn
đă từng khăng khít với hai tiếng “cá tánh”. Hằng bao thế kỷ
qua chúng ta đă bị điều kiện hoá bởi cái danh từ này. Chúng ta
thường hay nói, “Cái ông đó có một cá tánh nổi bật”. Nhưng bạn
có nh́n kỹ chưa? Một người có cá tánh chỉ là một xác chết. Một
người có cá tánh đồng nghĩa với việc được xếp loại, được dự
đoán. Một người có cá tánh chỉ có dĩ văng, không hề có tương
lai.
Hăy nghe cho kỹ điều này: Một người có cá tánh chỉ có dĩ văng.
Bởi v́ cá tánh đồng nghĩa với quá khứ. Con người đó cứ tiếp
tục lập đi lập lại quảng đời cũ của ḿnh như một chiếc dĩa hát
nhựa bị hư. Y lập đi lập lại cùng một điệp khúc không biết bao
nhiêu lần. Y chẳng hề c̣n điều ǵ mới nửa để nói ra, chẳng có
ǵ mới mẻ để sống. Và chúng ta gọi y là một người có cá tánh.
Vâng, bạn có thể tin tưởng vào y, bạn có thể trông cậy ở y –y
sẽ là người không bao giờ bội ước. Đúng thế. Y là người rất
mực hữu dụng, rất mực hữu ích cho xă hội –tuy nhiên y chỉ là
một thây ma, một cổ máy.
Máy móc cũng không thiếu cá tánh; bạn có thể sở cậy ở chúng.
Đó là lư do tại sao chúng ta sẽ lần hồi thay thế con người
bằng máy móc. Máy móc c̣n có khả năng dự báo hơn; chúng có cá
tánh vượt trội hơn -bạn có thể tin cậy vào chúng.
Người ta khó tin cậy vào một con ngựa hơn là chiếc xe. Con
ngựa cũng có một loại nhân cách – đôi khi nó cũng nổi cơn tính
khí bất thường, có lúc nó không muốn đi theo con đường mà bạn
chọn, nó nổi loạn phản kháng lại bạn. Có hôm nó cứ nằm ỳ ra
một chỗ không chịu bước đi. Nó cũng có linh hồn; thế nên bạn
không thể hoàn toàn tin cậy ở nó. Thế nhưng một chiếc xe th́
không có linh hồn. Chỉ là những cơ phận ráp nối vào nhau, nó
không hề có một trung tâm chỉ đạo. Nó chỉ việc tuân theo cách
thức mà bạn điều khiển. Ngay cả việc bạn muốn nó phóng ra khỏi
cái vách núi, nó cũng phóng thôi. C̣n con ngựa th́ không. Nó
sẽ bảo, “Hăy hượm. Nếu bạn muốn tự tử hả, cứ việc –C̣n tớ th́
không đâu nhá. Bạn cứ việc nhảy đi. Tớ không có nhảy đâu.” Thế
nhưng chiếc xe sẽ chẳng bao giờ trả lời không, nó không có
linh hồn. Nó chẳng bao giờ trả lời có, cũng chẳng bao giờ trả
lời không.
Một đôi khi ngay cả cái đầu của một nhà toán học vĩ đại cũng ́
ra. Thế nhưng một chiếc máy điện toán th́ có thể cần mẫn làm
việc suốt hai mươi bốn tiếng một ngày –năm này qua năm nọ-
không có vấn đề.
Như vậy, một cổ máy cũng có cá tánh, một cá tánh rất đáng tin
cậy. Đó là những ǵ mà chúng ta đă và đang nỗ lực thực hiện -trước
tiên, cố gắng biến con người thành một cổ máy. Chúng ta đă
không thể thành công một trăm phần trăm, thế nên ngày qua ngày
chúng ta đă sáng chế ra đủ loại máy móc có khả năng thay thế
con người. Và rồi không sớm th́ muộn, ở khắp mọi nơi con người
sẽ được thay thế bằng máy móc. Máy móc càng ngày sẽ càng làm
việc tốt hơn, hiệu quả hơn, tin cậy và nhanh chóng hơn.
Con người th́ có tánh khí bất thường, bởi v́ con người có linh
hồn. Bởi v́ có linh hồn, một người chỉ sống hoàn toàn chân
thực khi nào không c̣n mang cá tánh. Nhưng thế nào gọi là “phi
cá tánh”? Điều tôi muốn nói là con người hăy buông bỏ quá khứ
. Y không thể nào sống trong quá khứ -đó là lư do tại sao ta
khó có thể dự đoán y sẽ như thế nào. Y sống trong từng khoảnh
khắc, y sống trong hiện tại. Y nh́n ra chung quanh và y sống,
y trông thấy chung quanh và y sống, y cảm nhận chung quanh và
y sống. Y không hề mang sẵn những định kiến phải sống như thế
nào; tất cả chỉ là sự tỉnh thức trong từng giây phút. Cuộc đời
y là một ḍng chảy liên tục. Hoàn toàn tự phát –đó là điều mà
tôi gọi một con người thực sự là phi cá tánh. Y sống một cách
tự phát.
Y là người mẫn cảm. Nếu bạn nói với y một điều ǵ đó, y có
ngay câu trả lời phù hợp chứ không hề lập lại một câu nói rập
khuôn. Y trả lời ngay cho bạn, cho khoảnh khắc này, cho vấn đề
này, cho t́nh huống này. Câu trả lời không hề được rút ra từ
một t́nh huống đă trải qua. Y trả lời ngay cho bạn, nh́n thẳng
vào bạn. Đây không phải là phản ứng mà là đáp ứng; phản ứng
luôn bắt nguồn từ quá khứ.
Có một câu chuyện đă xảy ra như thế này: Một vị Thiền sư hỏi
môn đệ, “Đâu là bí mật của Đức Phật? Ngài đă trao truyền cho
Ma Ha Ca Diếp cái ǵ khi trao cho ngài cành hoa? Tại sao Phật
bảo rằng, ‘Ta trao cho Ma Ha Ca Diếp những ǵ mà ta không thể
trao cho bất cứ ai khác -bởi v́ những người khác chỉ có thể
hiểu qua lời c̣n Ma Ha Ca Diếp th́ có thể hiểu bằng im lặng’?”
Hôm đó Đức Phật đă xuất hiện với đoá sen trong tay. Tất cả các
môn đệ của ngài chăm chú nh́n và rồi họ trở nên lo lắng, càng
lúc càng cảm thấy bất ổn hơn. Đức Phật vẫn lặng yên như là
đang thể nhập vào đoá hoa. Ngài đang nh́n vào bông sen trên
tay… hầu như quên hẵn cả đại chúng.
Từng phút từng giờ trôi qua và đại chúng càng trở nên bồn chồn
hơn. Rồi bỗng dưng người ta thấy Ma Ha Ca Diếp mĩm cười. Rồi
Đức Phật kêu ngài đến trao cho cành hoa và bảo, “Những ǵ mà
ta có thể trao truyền bằng lời, ta đă trao cho những kẻ khác.
Những ǵ ta không thể trao truyền bằng lời, nay ta trao lại
cho ngươi, Ma Ha Ca Diếp. Hăy giữ lấy cho đến khi nào ngươi
t́m ra được người nào có thể lănh hội được thông điệp này
không qua lời nói.”
Vị Thiền sư liền hỏi chúng môn đệ, “Cái bí mật đó là ǵ? Tại
sao lại được trao truyền qua đoá hoa sen? Cái ǵ đă xảy ra
trong khoảnh khắc đó?”
Một đệ tử của ông ta đứng dậy không nói ǵ, nhảy múa rồi chạy
ra khỏi pḥng. Vị Thiền sư liền bảo, “Đích thị. Đúng y như vậy
đó.”
Thế nhưng tối hôm đó một vị Thiền sư khác cũng cùng chung tu
viện đến gặp vị Thiền sư trên và bảo, “Ông không nên đồng ư
quá sớm như thế. Sự công nhận của ông là quá vội vàng. Rất
đáng nghi.”
Thế là vị thiền sư vội chạy đi t́m người đệ tử vừa mới nhảy
múa được ông xác nhận là “Đích thị. Đúng như vậy đó.” Trong
đêm này ông ta gặp y và lập lại câu hỏi một lần nữa, “Đức Phật
trao đoá sen cho Ma Ha Ca Diếp mang ư nghĩa ǵ? Ma Ha Ca Diếp
đă lănh hội được điều ǵ khi ông ta mĩm cười? Cái ǵ thế? Hăy
cho ta câu trả lời.”
Lần này người đệ tử trẻ lại đứng lên nhảy múa. Vị Thiền sư
liền cho y một trận đ̣n nên thân và quát, “Sai lầm. Hoàn toàn
sai lầm.” “Thế nhưng mới hồi sáng này Thầy đă cho rằng đúng cơ
mà”, người đệ tử bào chữa. Vị Thiền sư bảo, “Vâng. Nó đúng vào
buổi sáng nhưng nó sai vào buổi tối. Ngươi chỉ biết lập lại
một cách ngu xuẩn. Ban sáng ta đă nghĩ rằng đó là đáp ứng. Bây
giờ th́ ta biết rằng đó chỉ là một phản ứng.”
Câu trả lời -nếu là một đáp ứng- phải được thay đổi mỗi lần
câu hỏi được nêu lên. Nội dung câu hỏi có thể giống nhau nhưng
t́nh huống đă đổi khác. Đó là khung cảnh của một buổi sáng với
mặt trời đang lên, với chim chóc ca hát, và đại chúng, cả ngàn
vị tăng đang thiền định -một thế giới hoàn toàn khác biệt. Và
vị thiền sư đă nêu lên câu hỏi trong khung cảnh này…
Vâng, câu hỏi có thể giống nhau, lời nói có thể rập khuôn, thế
nhưng toàn cảnh đă thay đổi, tổng thể đă thay đổi. Khung cảnh
của buổi tối hoàn toàn khác biệt, vị thiền sư đang đứng một
ḿnh với người đệ tử trong căn pḥng của y. Mặt trời đă lặn,
chim chóc không c̣n ca hát nữa, không có bất cứ ai khác hiện
diện ở đó. Người thiền sư bây giờ cũng không c̣n là người
thiền sư ban sáng. Tất cả đă đổi thay. Trong vài giờ qua,
gịng sông vẫn không ngừng tuôn chảy, nó đă băng qua những
thảo nguyên, đă đi vào những vùng đất mới. Câu hỏi chỉ hiện
bày giống nhau, thế nhưng người đệ tử vẫn trụ yên một chỗ.
Y nghĩ là ḿnh đă có sẵn câu trả lời.
Tuyệt nhiên không, trong thực tại đời sống không hề có sẵn
những câu trả lời cho bất cứ ai. Thực tại đời sống đ̣i hỏi bạn
phải luôn đáp ứng. Bạn không thể mang theo ḿnh những đáp án
sẵn có, cố định, rập khuôn trước thực tại cuộc đời. Bạn phải
để cho tâm hồn luôn rộng mở. Người đệ tử kia đă sai lầm. Người
phi cá tánh như vậy sẽ là người không hề mang sẵn những câu
trả lời, không hề có bất cứ triết lư nào, không hề có quan
niệm mọi chuyện phải như thế nọ, thế kia. Mặc cho chúng hiện
bày như thế nào, y luôn luôn rộng mở. Y là một tấm gương -phản
chiếu một cách trung thực.
Bạn có nh́n thấy vấn đề chưa? Khi bạn đứng trước một tấm gương
soi, nếu bạn đang giận, tấm gương sẽ phản chiếu khuôn mặt giận
dữ của bạn; nếu bạn đang cười, tấm gương sẽ phản chiếu khuôn
mặt tươi cười của bạn. Bạn già nua hay trẻ trung tấm gương sẽ
phản chiếu trung thực h́nh ảnh của bạn. Bạn không thể nói với
tấm gương, “Hôm qua mi phản chiếu khuôn mặt tươi cười của ta,
hôm nay mi lại phản chiếu ta đang buồn rầu, giận dữ. Sao lại
thế nhỉ? Mi thật là tiền hậu bất nhất. Mi không hề có cá tánh!
Ta sẽ liệng bỏ mi ra khỏi nhà thôi.”
Đúng vậy, một tấm gương không hề có cá tánh. Và một con người
đích thực cũng giống y như một tấm gương soi.
Thiền không hề phán xét, Thiền không hề đánh giá, Thiền không
hề áp đặt cá tánh lên bất cứ ai. Bởi v́ khi áp đặt lên ai một
cá tánh, bạn cần phải đánh giá -tốt hay xấu. Để áp đặt lên ai
một cá tánh bạn phải đặt ra những cái nên và những cái không
nên; bạn sẽ đưa ra những điều răn. Để áp đặt cá tánh bạn sẽ
phải trở thành một ông Moses –chứ không thể là một Bồ Đề Đạt
Ma.
Để áp đặt cá tánh bạn sẽ phải tạo ra nỗi sợ và ḷng tham, bằng
không, đâu có ai thèm nghe bạn? Bạn sẽ phải là một B. F.
Skinner (2) và đối xử với con
người như là những con chuột thí nghiệm -huấn luyện chúng,
trừng phạt chúng, ban thưởng chúng để buộc chúng phải cư xử
theo một khuôn mẫu nào đó. Đó là những ǵ mà người ta đă và
đang đối xử với bạn. Cha mẹ bạn, nền giáo dục của bạn, xă hội
của bạn, nhà nước đă làm như thế.
Thiền th́ không, nó bảo rằng: Thôi đủ rồi, hăy rời bỏ cái mê
lộ này đi. Hăy buông bỏ cái vô nghĩa này đi để có thể bắt đầu
nh́n lại chính ḿnh. Điều này không có nghĩa rằng Thiền sẽ
quẳng bạn vào trạng thái hỗn mang. Không, ngược lại là khác.
Thay v́ cho bạn một cá tánh cùng với cái lương tâm để điều
khiển cái cá tánh này, Thiền cho bạn cái ư thức.
Hăy lưu ư và ghi nhớ sự khác biệt này. Tất cả các tôn giáo
khác đều mang đến cho bạn cái gọi là lương tâm. Thiền chỉ cho
bạn ư thức. Lương tâm luôn lên tiếng, “Cái này tốt, cái kia
xấu. Phải làm cái này, đừng làm cái nọ.” Đơn giản hơn, ư thức
chỉ nói rằng: “Hăy là một tấm gương: Phản chiếu và đáp ứng.”
Đáp ứng là đúng đắn, phản ứng là sai lầm. Chịu trách nhiệm
không có nghĩa là răm rắp tuân theo những quy điều nào đó;
chịu trách nhiệm có nghĩa là có đầy đủ khả năng đáp ứng.
Thiền thắp lên ngọn đuốc rực rỡ bên trong bạn. Không phải là
một sự áp đặt, nuôi dưỡng từ bên ngoài; nó không hề mang đến
cho bạn một chiếc áo giáp, một cơ chế pḥng thủ. Nó không cần
bận tâm đến cái vỏ ngoài của bạn mà một cách đơn giản, nó đốt
lên một ngọn đèn ở trong tâm, trong tận cùng cốt lơi của bạn.
Và cái ngọn đèn ấy cứ sáng dần lên… cho đến một ngày toàn bộ
nhân cách bạn sáng ngời lên rực rỡ.
Bằng cách nào mà phong cách Thiền, cái lối tiếp cận này sinh
khởi ? Nó sinh khởi từ thiền quán. Đây là cao điểm tột cùng
của một thiền thức chín mùi. Nếu bạn đi vào thiền quán, dần
dần rồi bạn sẽ tỏ ngộ -mọi sự mọi vật đều tốt đẹp, đều hiện
hữu qua cách thế của chúng. Là Chân Như, như thị, là
sinh khởi. Từ đó, khi nh́n một tên trộm, bạn sẽ không c̣n nghĩ
đến việc nên chuyển hoá y –bạn chỉ đáp ứng một cách đơn giản.
Bạn không c̣n nh́n thấy y như là một kẻ xấu. Một khi bạn không
c̣n ư niệm cho rằng ai đó là xấu xa, độc ác, bạn đang tạo ra
một khả năng cho kẻ kia chuyển hoá. Bạn đang chấp nhận y trong
cách thế mà y hiện bày. Từ sự chấp nhận này là sự chuyển hoá.
Bạn có thấy điều này cũng đă xảy ra ngay trong đời sống của
bạn không? Bất cứ lúc nào ai đó chấp nhận bạn một cách hoàn
toàn, vô điều kiện, bạn bắt đầu thay đổi. Sự chấp nhận của y
đă tạo cho bạn niềm can đảm đó… Khi có ai đó đơn thuần yêu bạn
bất kể bạn là ǵ, bạn có thấy phép lạ đang xảy ra, rằng có cái
ǵ đó đang thay đổi, khởi sự thay đổi ngay tức th́, nhanh
chóng, phải không? Sự chấp nhận rằng bạn được yêu không có
điều kiện này –không chờ đợi ở bạn bất cứ điều ǵ- mang lại
cho bạn nhựa sống, để bạn chan hoà với cuộc đời, làm bạn trở
nên tự tin, kỳ vọng. Từ đó bạn cảm nhận ra ḿnh đích thực hiện
hữu, thấy rằng ḿnh không cần phải hoàn tất những điều mà
người ta trông đợi ở ḿnh, rằng bạn có thể là ḿnh, rằng con
người nguyên sơ của bạn được tôn trọng.
Ngay cả việc bạn chỉ t́m ra một người duy nhất hoàn toàn tôn
trọng bạn -bởi v́ tất cả mọi phán xét là bất kính- chấp nhận
bạn như nguyên trạng, không hề đặt ra bất cứ một đ̣i hỏi nào,
một người có thể nói với bạn một câu, “Anh (hay em) hăy là anh.
Trung thực với chính ḿnh. Tôi yêu anh. Tôi yêu anh
không phải v́ những ǵ anh đang làm. Tôi yêu anh với cái con
người thực, cái tận cùng cốt lơi của anh; Tôi không hề bận tâm
đến cái vỏ ngoài của anh, bộ áo quần mà anh đang mặc. Tôi
chẳng hề bận tâm đến những gí anh đang có, tôi chỉ quan tâm
đến một điều duy nhất –Anh là anh. Và anh quá đổi tuyệt vời”…
Cái đó gọi là t́nh yêu. Đó là lư do tại sao t́nh yêu là nhựa
sống. Khi bạn t́m được một người phụ nữ (hay đàn ông) đơn
thuần yêu bạn –không v́ bất cứ một lư lẽ nào, chỉ thuần túy là
t́nh yêu… rồi cái t́nh yêu này sẽ chuyển hoá bạn. Bỗng dưng
bạn trở thành một con người khác như chưa bao giờ. Bỗng dưng
nỗi buồn phiền tan biến, và cuộc đời bạn không c̣n là những
chuổi ngày tẻ nhạt. Bỗng dưng mỗi bước đi biến thành khúc luân
vũ, và trái tim bạn là một khúc nhạc rộn ră reo vui. Bạn bắt
đầu chuyển hướng - một ân sủng khởi sinh.
Hăy nh́n đi: Bất cứ lúc nào có ai đó yêu bạn, chỉ nguyên cái
t́nh yêu này không cũng đủ rồi. Đủ để sưởi ấm đời bạn, làm cho
mọi giá băng tan biến. Trái tim bạn mở ra cuộc đời không c̣n
hờ hững nữa. Bây giờ bạn ngắm hoa, nh́n trời nhiều hơn –ngay
cả bầu trời đó như cũng mang thông điệp của t́nh yêu… bởi v́
đă có một cô gái –hay một chàng trai nào đó- nh́n sâu vào mắt
bạn, chấp nhận bạn một cách hoàn toàn, không điều kiện.
Thế nhưng câu chuyện t́nh không dừng lại ở đây v́ con nguời
thường xuẩn động. Những ngày trăng mật này không sớm th́ muộn
cũng sẽ biến mất -một tuần, hai tuần, nhiều lắm là ba tuần.
Không sớm th́ muộn nàng bắt đầu trông chờ ở bạn phải thế này,
chàng trông chờ ở bạn phải thế nọ, “Phải làm cái này. Không
được làm cái kia.” Một lần nữa bạn lại bị kéo lùi trở lại cuộc
đời trần tục, bầu trời không c̣n là bầu trời hoa mộng cũ. Gánh
nặng lại chồng chất lên, t́nh yêu đă mất dấu. Bây giờ th́ nàng
quan tâm đến chiếc ví của bạn nhiều hơn. Bây giờ th́ chàng chỉ
nghĩ nhiều đến cái ăn cái uống. Rồi một ngàn lẻ một thứ chuyện
phải lo toan, phải tổ chức gia đ́nh như thế này, phải sắp xếp
nhà cửa như thế nọ -không c̣n nữa sự ḥa điệu giữa hai kẻ yêu
nhau.
Nếu mối hoà điệu này được giữ bền vững lâu dài th́ mọi chuyện
đều tốt đẹp. Bạn có thể tiếp tục làm một ngàn lẽ một chuyện,
không có vấn đề. Thế nhưng nếu sự hoà điệu kia biến mất; bạn
sẽ xem sự hiện hữu của người kia như là chuyện đương nhiên.
Chỉ trong ṿng ba tuần lễ đó, bạn bắt đầu gán cho nhau đủ thứ.
Cái ngày mà sự gán ghép này kết thúc, tuần trăng mật của bạn
cũng chấm dứt theo.
Chuyện xảy ra với t́nh yêu đời thường là như thế, c̣n đối với
một vị thầy tâm linh, khi bạn yêu họ th́ sao? Ai sẽ là người
thương yêu bạn một cách hoàn toàn, yêu thương bạn vô điều kiện?
T́nh yêu đó là phương thức trị liệu, có năng lực chữa lành mọi
vết thương. Thế nên tôi luôn luôn nhấn mạnh đến hành tŕ -bởi
v́ trừ phi bạn là một hành giả, bạn sẽ chẳng bao giờ đến gần
tôi đủ để nhận sự yêu thương của tôi. Bạn sẽ vẫn c̣n ở trong
t́nh trạng lo ngại, bạn sẽ vẫn c̣n ở trong tư thế pḥng thủ.
Bạn sẽ c̣n giữ mải khoảng cách để có thể tháo chạy kịp thời
vào một lúc nào đó.
Trừ phi bạn trở thành một hành giả, trừ phi bạn buông bỏ sự
pḥng thủ, bạn sẽ không thể nào nhận được sự yêu thương của
tôi. Và, chỉ khi nào bạn nhận được sự yêu thương của tôi, lúc
đó bạn mới có thể bắt đầu thay đổi. Ngoài t́nh yêu thương này
ra bạn không cần đến bất cứ cái ǵ khác, sự thực là thế. Chỉ
có t́nh yêu thương này là đủ rồi, quá đủ. Đó là một năng lực
kỳ diệu phi thường.
Thiền tin tưởng ở yêu thương. Nó không tin vào những quy luật,
tín điều. Nó không tin vào bất cứ h́nh thức kỷ luật nào, nó
chỉ tin vào những ǵ sâu thẳm ở bên trong. Thiền phát xuất từ
sự yêu thương, sự tôn trọng, tin cậy. Khi bạn phản chiếu tự
soi, bạn bắt đầu tin cậy sự hiện hữu. Hăy nh́n kỹ sự khác biệt
này: Khi bạn hỏi một người Cơ Đốc hay Ấn Độ giáo, đối với họ
niềm tin phải là một yêu cầu đầu tiên. Họ sẽ bảo, “Tin vào sự
hiện hữu –và rồi bạn sẽ hiểu Thượng Đế là ǵ.” Đối với Thiền,
đây không phải là yêu cầu đầu tiên. Thiền bảo rắng: Hăy phản
chiếu tự soi. Từ thiền quán, niềm tin sinh khởi, và niềm tin
này thánh hoá hiện hữu. Chân Như sinh khởi.
Làm thế nào bạn có thể cứ tiếp tục làm côg việc lên án khi
biết rằng vạn pháp đều là Thượng Đế? Cái được gọi là truyền
thống Vệ Đà của Ấn Độ cho rằng, “Tất cả đều là Đại Ngă
–Brahman”, thế nhưng họ vẫn không ngừng lên án. Họ vẫn tiếp
tục gọi bạn là kẻ tội lỗi, gọi người kia là vị thánh, và ông
thánh th́ sẽ lên thiên đường c̣n kẻ tội lỗi th́ sẽ sa địa ngục.
Điều này hầu như hoàn toàn phi lư khi tất cả vạn pháp đều là
Thượng Đế. Thế th́ làm sao bạn lại là kẻ có tội? Thượng Đế lại
là kẻ tội lỗi nằm ở ngay chính trong bạn ư? Làm sao lại có thể
tống Thượng Đế xuống địa ngục được?
Thiền cho rằng: Đến một ngày bạn biết rằng tất cả đều thánh
thiện, tất cả đều là Thượng Đế. Và người ta không c̣n dùng
danh từ “thượng đế” nữa -bởi v́ các tôn giáo khác đă làm băng
hoại cái danh từ này quá mức, đă làm hư hỏng, ô nhiễm, đầu độc
nó mất rồi. Người ta không dùng từ “thượng đế”. Khi bạn phản
chiếu tự soi, dần dần bạn sẽ thấy vạn pháp hiện bày theo cách
thế của chúng, và rối bạn bắt đầu tin cậy và tôn trọng tính
cách như thị của vạn pháp, từ đó một niềm tin sinh khởi. Niềm
tin này là chân như –là như thị.
Chân Như đưa đến một cái nh́n về sự tương tức của mọi
hiện hữu. Và rồi toàn thể vũ trụ chỉ là một khối, vận hành
trong một kết cấu thống nhất. Có một danh từ đặc biệt để nói
về khái niệm này, đó là “jiji muge hokkai”: khi bạn
hiểu được rằng toàn thể hiện hữu là một khối đồng nhất –đây là
một đơn vũ trụ chứ không phải đa vũ trụ- trong đó vạn pháp
được kết nối cùng nhau, những kẻ tội lỗi và những ông thánh
đều giống như nhau, là bộ phận không hề tách rời của cùng một
mạng lưới, xấu và tốt cùng đan chồng vào nhau. Giống như bóng
tối và ánh sáng, cái chết và sự sống không hề tách ĺa nhau,
cái tốt và xấu cũng thế.
Vạn pháp đều tương tức. Đó là chiếc lưới Đế châu, một cấu trúc
tuyệt vời.
Hăy lắng nghe kinh nghiệm sau đây của Berenson. “Đó là một
buổi sáng đầu hè. Một làn sương mờ lấp lánh bạc toả lung linh
trên đầu những ngọn chanh. Không khí như mơn man âu yếm. Tôi
nhớ lại… lúc đó tôi đang trèo lên một khúc rễ cây và đột nhiên
cảm thấy ḿnh như tan hoà vào cái chân như. Tôi đă không gọi
nó bằng cái tiếng này; trong trạng thái của tâm lúc đó ngôn
ngữ không c̣n hiện diện, cũng không cả cảm thọ. Không cần
thiết để có ngôn từ. Cái như thị của nó và tôi đă là một. Nó
có mặt ở đó như một ân sủng, thế thôi.”
Chân Như có nghĩa là đạt đến một khoảnh khắc khi bạn
đột nhiên nh́n thấy vạn hữu là một, tương liên cùng nhau, hoà
điệu trong cùng một khúc luân vũ, một hợp tấu. Và tất cả đều
cần thiết như nhau –cái xấu cũng như cái tốt. Ramana
(3) cũng cần thiết như Rama.
Một ḿnh chúa Giêsu thôi sẽ không trọn vẹn, phải có thêm một
Judas. Không có Judas, Chúa Giêsu sẽ không nổi bật lên như thế.
Cắt bỏ Judas ra khỏi cuốn Thánh Kinh sẽ là một mất mát lớn lao.
Loại bỏ Judas ra th́ Chúa Giêsu sẽ đứng ở chỗ nào? Và c̣n ǵ
là Chúa Giêsu? Judas đă cho một h́nh ảnh tương phản, tạo ra
một cái nền cần thiết. Y trở thành một đám mây đen trong đó
Chúa Giêsu nổi bật lên như một làn chớp bạc. Nếu không có đám
mây đen này, sẽ không có những làn chớp bạc.
Chúa Giêsu hẵn phải cảm ơn Judas măi măi. Và khi Chúa rửa chân
cho các môn đệ, sẽ chẳng là một t́nh cờ khi những bàn chân đầu
tiên là của Judas. Thế rồi khi từ biệt môn đệ trong chuyến đi
cuối cùng, Chúa đă ôm, đă hôn Judas mặn nồng hơn bất cứ ai
khác. Judas là môn đệ hàng đầu, được thương yêu nhất của Chúa.
Bây giờ, đây là một bí ẩn ở đằng sau bí ẩn. Đă có những đồn
đăi qua thời gian trong ṿng bí mật rằng tất cả đều chỉ là một
sự dàn dựng của Chúa Giêsu. Gurdjieff
(4) là người rất mực tin tưởng vào giả thuyết này. Có
nghĩa rằng Judas chỉ đơn giản tuân hành theo mệnh lệnh của
Chúa Giêsu -để phản bội, để bán đứng ngài cho quân nghịch.
Điều này xem ra rất hợp luận lư. Bởi v́ cho dù Judas có tệ đến
mức nào đi nữa, không lẽ chỉ bán Chúa với ba mươi đồng?...
h́nh như quá nhiều. Mà Judas là người thân cận với Chúa khá
lâu, được xem như là một môn đệ thông minh nhất trong nhóm.
Ông ta là người có học thức duy nhất, người duy nhất trong số
môn đệ có thể được gọi là trí thức. Thật ra về mặt kiến thức,
có thể nói rằng ông ta c̣n uyên bác hơn cả Chúa Giêsu, ông là
một học giả uyên thâm bên cạnh Chúa.
Quá nhiều chăng, khi bán Chúa với ba mươi đồng tiền bạc? Không
hẵn thế. Và rồi bạn biết điều ǵ đă xảy ra không? Khi Chúa bị
đóng đinh lên thập tự giá, Judas đă tự sát –chỉ ngay ngày hôm
sau. Những người Cơ Đốc đă không đề cập nhiều đến chuyện này,
thế nhưng đây là điều cần phải được nói lên. Tại sao y lại tự
sát? Bởi v́ y là người làm công việc kết thúc bài bản –bây giờ
đă đến lúc y nên bước theo chân của vị tôn sư ḿnh. Làm sao
bạn có thể tin được rằng một người bán Chúa với ba mươi đồng
bạc lại bị mặc cảm tội lỗi dày ṿ đến độ phải tự sát? Không
bao giờ. Tại sao y lại phải băn khuăn chuyện này chứ? Không, y
chỉ đơn thuần tuân hành theo mệnh lệnh của Chúa. Y không thể
chối từ -đó là một phần của sự tuân phục. Y đă phải chấp hành.
Nếu một ngày nào đó tôi bảo bạn rằng, “Hăy giết tôi”, bạn phải
chấp hành ngay. Điều đó gọi là sự tuân phục. Bạn không thể trả
lời “Không” với vị tôn sư của ḿnh.
Đây chỉ là một sự dàn dựng. Điều này không phải là không có lư
do: Chỉ thông qua sự đóng đinh lên thập tự giá th́ thông điệp
của Chúa mới có thể tồn tại trên thế giới này. Sẽ không bao
giờ có Cơ Đốc giáo nếu không có sự đóng đinh này. Đó là lư do
tại sao tôi gọi đạo Cơ Đốc là “thập tự giáo”-crossianity.
Đây không phải là Cơ Đốc-Christianity. Bởi v́ nếu chỉ
có Chúa Giêsu –Christ- không thôi th́ sẽ chẳng có ǵ
xảy ra, phải cần có một cây thập tự giá.
Khi bạn thấy được sự tương tức tương liên của vạn pháp, th́
lúc đó Judas cũng trở thành bộ phận của một cuộc chơi có Chúa
ở trong. Lúc đó th́ cái xấu cũng chỉ là một thành phần của cái
tốt. Lúc đó th́ Qủy Sứ cũng chẳng ai khác hơn là một thiên
thần của Thượng Đế -tôi không gọi y là một thiên thần bị đọa
đâu nhé! Mà có thể y đă được Thượng Đế phái đến thế giới này
trong một sứ mệnh lớn lao -biết đâu y lại chẳng là môn đệ tín
cẩn nhất của Thượng Đế.
Cái danh từ “ma quỷ” –devil- phát xuất từ danh từ
“thánh thiện” –divine. Đó là một biểu thị khá rơ. Vâng,
Quỷ Sứ cũng đồng thời thánh thiện.
Sasaki kể rằng: Một lần sư phụ của tôi đề cập cái chuyện này
với tôi, về cái chân như này, ông bảo, “Này Sasaki hăy
suy nghĩ đi. Ngươi cho rằng ḿnh là một cá thể độc lập, một ốc
đảo. Nhưng thật ra đâu phải thế. Nếu không có cha ngươi, mẹ
ngươi th́ làm ǵ có ngươi. Nếu không có ông bà ngươi th́ làm
ǵ có cha mẹ ngươi và có ngươi.”
Cứ thế mà tiếp tục -bạn có thể đi cho đến tận uyên nguyên đầu
nguồn. Bạn có thể tiếp tục đi ngược trở lại măi, và rồi bạn sẽ
thấy rằng bất cứ cái ǵ đă xảy ra tạo nên sự hiện hữu của bạn
hôm nay, đă phải xảy ra như thế để bạn có mặt. Bằng không th́
chắc chắn là đă không có bạn. Tất cả đă được nối kết nhau chặt
chẽ như thế, tương tức và tương tục. Bạn chỉ là một bộ phận
cực nhỏ trong cái chuổi dài bất tận này. Tất cả cái đang là có
mặt ở trong bạn, tất cả cái đă qua có mặt ở trong bạn. Ở
khoảnh khắc này đây, bạn là tụ đỉnh của ngàn muôn năm trước.
Trong bạn có mặt của toàn bộ quá khứ. Nhưng không phải chỉ có
thế thôi đâu. Từ bạn sẽ sinh ra con cái bạn. Rồi cháu chắt… và
cứ tiếp tục như thế măi.
Từ những hành động của bạn sẽ đẻ ra những hậu quả, và từ những
hậu quả này sẽ sinh ra những hậu quả khác, và từ những hậu quả
khác này sẽ lại sinh ra những hành động. Rồi bạn sẽ biến mất
trên cơi đời này, thế nhưng bất cứ điều ǵ bạn làm sẽ vẫn c̣n
tiếp tục. Nó sẽ có những phản ứng dội lại, qua bao thời đại,
cho đến điểm rốt ráo tận cùng.
Thế là tất cả quá khứ đều có mặt ở trong bạn, và tất cả tương
lai cũng thế. Ở khoảnh khắc này đây quá khứ và tương lai gặp
gỡ nhau ở trong bạn, không hề có điểm tận cùng –ad
infinitum, ở cả hai hướng. Muôn xưa và muôn sau. Trong bạn
chất chứa hạt giống từ đó tương lai sinh khởi, cũng hoàn toàn
giống như bạn ở khoảnh khắc này đây là toàn bộ của quá khứ
hiện bày. Thế nên bạn cũng là toàn bộ của tương lai. Khoảnh
khắc này là tất cả, bạn là tất cả. Bởi v́ toàn bộ có mặt ở
trong bạn, sinh mệnh của cái toàn bộ này cũng đang ở t́nh
trạng bị đe dọa. Cái toàn bộ này đang đi đan chéo qua bạn.
Khi bạn chạm tay vào một cọng cỏ, bạn đang chạm vào tất cả
muôn vàn tinh tú, sơn hà đại địa. Bởi v́ tất cả cái này đều có
mặt trong tất cả cái khác, tất cả cái này đều ở trong tất cả
các cái khác. Thiền gọi sự có mặt của cái toàn thể ẩn chứa
trong từng bộ phận của nó là jiji muge hokkai.
“Điều này được minh hoạ bởi ư niệm về một chiếc lưới vũ trụ.
Chiếc lưới này được gọi là “Lưới Đế Châu”, một chiếc lưới trải
rộng ra khắp toàn vũ trụ, với chiều đứng là thời gian, và
chiều ngang là không gian. Ở tại mỗi điểm mà một sợi chỉ lưới
xuyên qua một sợi khác là một hạt châu, biểu trưng cho một cá
thể riêng biệt. Trên ḿnh của mỗi hạt châu này không những chỉ
phản chiếu lấp lánh những hạt châu khác ở trên chiếc lưới mà
là tất cả những phản chiếu của tất cả những phản chiếu khác
của từng hạt châu khác chiếu dọi trên từng hạt châu một.”
Tất cả những phản chiếu vô cùng vô tận này gọi là jiji muge
hokkai.
Khi Đức Phật Cồ Đàm cầm một chiếc hoa sen đơn độc ở trong tay,
ngài đă tŕnh bày cho thấy cái jiji muge hokkai này. Và
Ma Ha Ca Diếp đă lănh hội được. Đây là cái thông điệp -rằng
trong cái hoa sen nhỏ bé này tất cả đều có mặt: toàn bộ quá
khứ, toàn bộ tương lai, tất cả mọi chiều kích đều hiện hữu.
Trong cái hoa sen nhỏ bé này, tất cả những cái đă và đang nở
hoa cùng tất cả những cái khác sẽ nở hoa vào một ngày nào đó
đều được chứa đựng trong cánh sen này. Ma Ha Ca Diếp đă mĩm
cười v́ ông đă lănh hội thông điệp: jiji muge hokkai.
Đó là lư do tại sao Đức Phật đă trao cành hoa cho Ma Ha Ca
Diếp như là một mật truyền tâm ấn.
Thế nên người Phật tử luôn từ bi với muôn loài, tri ân và tôn
trọng muôn loài -bởi v́ tất cả vạn pháp đều có mặt trong từng
mỗi cá thể.
Bây giờ chúng ta trở lại với câu chuyện.
Một hôm, khi sư Shichiri Kojun đang thực hành công phu tối,
một tên cướp với chiếc gươm bén đột nhập vào pḥng đ̣i ông
phải đưa tiền nếu không sẽ mất mạng.
Vị thiền sư bảo y: “Đừng có làm rộn ta. Tiền ở trong cái
ngăn tủ đó.” Xong ông bắt đầu tụng kinh tiếp.
Không lên án, không phán xét. Đơn thuần chấp nhận –như một cơn
gió nhẹ thoáng qua chứ không phải là một tên cướp. Không cả
một thay đổi nhỏ trong mắt nh́n –như là một người bạn chợt đến
viếng thăm chứ không phải là tên cướp. Không có bất cứ một
thay đổi nào trong thái độ. Ông bảo, “Đừng có làm rộn ta.
Tiền ở trong cái ngăn tủ đó. Bộ không thấy ta đang tụng
kinh hả? Tối thiểu ngươi cũng nên tỏ ra tôn trọng, không làm
rộn một người đang đọc kinh với ba cái chuyện tiền nong tục
tỉu đó chứ. Ngươi hăy tự ḿnh đi kiếm lấy! Đừng có làm rộn ta.”
Bây giờ hăy để ư điểm này: Vị Thiền sư không chống lại tên
cướp v́ việc y đến trộm tiền. Ông ta không chống lại tên cướp
v́ y chỉ biết chạy theo tiền, ám ảnh bởi tiền –không phải thế,
không hề như vậy. Chỉ là một đơn thuần chấp nhận: đây là cách
thế mà y hiện hữu. Đây là cách thế mà y phải có mặt, Ai mà
biết được? Thế th́ tại sao tôi lại phải lên án? Mà tôi là ai?
Nếu y biết điều một chút th́ đừng làm rộn tôi, thế là đủ rồi,
quá đủ là khác khi trông chờ ở một kẻ khác. Đừng có làm rộn
tôi nhé.
Một lát, ông bỗng ngưng đọc kinh và bảo tên cướp: “Này,
đừng có lấy hết nghe. Chừa lại một ít để ta c̣n phải đóng thuế
ngày mai nữa đó.”
Bạn dể ư đến cái trọng điểm -rất thân hữu. Không có một chút
ǵ thù hằn ở trong đó. Và bởi v́ không có thù hằn, cũng sẽ
không có sợ hăi. Bởi v́ không có sự lên án, và với một niềm
tôn trọng sâu sắc như thế, vị thiền sư có thể tin rằng tên
cướp sẽ bỏ đi sau khi lấy xong tiền. Khi bạn bố thí cho ai với
tất cả tấm ḷng, bạn có thể tin –cho dù ngay cả một tên tồi tệ
nhất, tối thiểu cũng sẽ tôn trọng những ǵ mà bạn tỏ ra tôn
trọng y. Y sẽ tôn trọng. Bạn có thể tin chuyện đó. Khi bạn tin
cậy ai, khi bạn không phán xét, lên án ai, bạn có thể tin rằng
rồi người đó sẽ tin cậy bạn. Vị Thiền sư chỉ đơn giản bảo:
“Này, đừng có lấy hết nghe. Chừa lại một ít để ta c̣n phải
đóng thuế ngày mai nữa đó.”
Tên cướp gom gần hết số tiền và sắp sửa tẩu thoát. “Này, ai
tặng cho ḿnh cái ǵ th́ phải biết cảm ơn người đó chớ…”
Bây giờ, hăy quan sát cái ḷng từ bi của vị thiền sư. Ông ta
không xem đó là chuyện cướp giật; ông bảo tên cướp, “Này,
ai tặng cho ḿnh cái ǵ th́ phải biết cảm ơn người đó chớ.”
Ông ta đang chuyển hoá y; thị kiến của ông hoàn toàn khác biệt
với thế nhân. Ông không muốn y mang mặc cảm tội lỗi; ḷng từ
bi của ông thật là vô lượng. Nếu không sau này tên cướp sẽ bắt
đầu cảm thấy ḿnh có tội. Mà y sắp sửa cảm thấy ḿnh tội lỗi
thật –ai lại đi cướp giật một ông sư nghèo, một tên ăn mày
khốn khó mà ngay tự bản chất chẳng hề có chút ǵ tài sản cho
riêng ḿnh. Cướp giật một người đang sẵn ḷng bố thí, đang
chấp nhận bạn một cách hoàn toàn -chắc chắn y sẽ cảm thấy tội
lỗi, chắc chắn y sẽ bắt đầu cảm thấy hối hận. Có thể y sẽ mất
ngủ tối nay. Có thể y sẽ trở lại vào sáng hôm sau để xin được
tha thứ.
Không, không thể như vậy được. Thiền không bao giờ muốn tạo ra
mặc cảm phạm tội cho bất cứ t́nh huống nào. Đó là tất cả những
ǵ độc đáo của Thiền, một tôn giáo mà không hề dựng lên cái ám
ảnh về tội lỗi. Trên căn bản tội phước, người ta dễ dàng xây
dựng lên một tôn giáo, đó là điều mà các tôn giáo khác thường
làm. Thế nhưng khi bạn tạo ra tội, bạn đă tạo ra một cái ǵ đó
c̣n tệ hại hơn là chuyện giải tội. Thiền không hề tạo ra bất
cứ ư niệm nào về tội phước, luôn luôn cẩn trọng để không gây
cho ai cái mặc cảm phạm tội.
Bây giờ vị Thiền sư bảo tiếp, “Này, ai tặng cho ḿnh cái ǵ
th́ phải biết cảm ơn người đó chớ”. ‘Đây là một quà tặng!
Ngươi hiểu rơ chuyện này không đấy? Ta đang tặng cho ngươi –không
phải ngươi cướp giật của ta đâu nhé’. Có một mảy may khác biệt
nào đâu! Hoàn toàn giống nhau thôi.
Đây là điều Thiền gọi bằng hai tiếng bố thí –thay v́ để nó
không bị tước ra khỏi tay bạn. Và đây là cái nh́n tổng thể về
đời sống. Trước khi thần chết đến gần hăy cho đi tất cả để
thần chết không mang mặc cảm tội lỗi. Hăy hiến tặng cuộc đời
bạn cho thần chết như một món quà. Đó là tinh thần buông bỏ
của Thiền. Nó hoàn toàn khác xa với Ân Độ giáo hay Thiên Chúa
Giáo -họ cho là để nhận lại một cái ǵ. Với Thiền, cho là để
không tạo ra cái ư niệm phạm tội ở bất cứ nơi đâu trên trái
đất này; không hề có tội lỗi được để lại đằng sau.
“Này, ai tặng cho ḿnh cái ǵ th́ phải biết cảm ơn người đó
chớ,” Shichiri nói thêm. Tên cướp lí nhí cảm ơn rồi lỉnh mất.
Vài hôm sau th́ tên cướp bị bắt và thú nhận tất cả tội lỗi,
trong số nạn nhân dĩ nhiên có cả sư Shichiri. Khi sư được gọi
đến như một nhân chứng, ông bảo: “Đối với tôi th́ người này
không phải là kẻ cướp. Tôi tặng y tiền và y c̣n biết nói lời
cảm ơn tôi”.
Bạn có thấy điểm chính yếu này không? Rất mực tôn trọng! Một
sự tôn trọng vô điều kiện đối với một con người -một tên cướp!
Nếu cái ông Shichiri này là một ông thánh Cơ Đốc, hẵn là ông
ta sẽ dọa dẫm y rằng, ngươi dọn ḿnh đi để nhận lănh cực h́nh
tại địa ngục -địa ngục đời đời đấy nhé. C̣n nếu ông ta là một
vị thánh Ấn Độ giáo, hẵn là ông ta sẽ thuyết giảng cho y một
bài luân lư dài về điều răn không được trộm cắp, sẽ hăm dọa
rằng rồi y sẽ bị tống vào hoả ngục. Chưa hết, ông ta sẽ c̣n vẽ
ra một bức tranh kinh hoàng về địa ngục, dạy thêm cho y một
bài học nữa về sự vô dụng của tiền bạc thế gian.
Hăy nh́n kỹ điểm này: Vị Thiền sư không hề giảng thuyết bất cứ
điều ǵ về sự vô dụng của tiền bạc. Thay vào đó, ông đă nói
một câu rất thực tế đời thường, “Này, hăy để lại cho ta một
ít; sáng mai ta cần dùng đấy.”
Dĩ nhiên tiền bạc đều có chủ đích. Ta không cần phải bị ám ảnh
bởi nó, cách này hay cách khác, chạy theo hay chống lại. Tiền
bạc chỉ là phương tiện. Bạn không phải chỉ sống v́ tiền, nhưng
bạn cũng không cần phải lên án. Nó chỉ là phương tiện. Đó là
lư do tại sao thái độ của tôi đối với tiền bạc là: Nó cần phải
được sử dụng. Nó thuần túy chỉ là công cụ.
Trong cái thế giới tôn giáo, tiền bạc thường bị lên án -người
đạo hạnh tín ngưỡng thường tỏ ra sợ hăi chuyện tiền bạc. Nỗi
sợ này chẳng là ǵ cả ngoài ḷng tham đứng lộn đầu. Cũng cùng
ḷng tham đó nay biến thành nỗi sợ.
Nếu bạn đi đến Acharya Vinoba Bhave
(5) với tiền bạc trong tay, ông ta sẽ nhắm đôi mắt lại.
Ông ta nhắm mắt v́ không muốn nh́n thấy tiền. Sao lại sợ hăi
tiền bạc đến vậy nhỉ? Sao bạn nhắm đôi mắt lại? Chưa hết đâu,
ông ta sẽ c̣n tiếp tục bảo bạn rằng tiền bạc là thứ dơ dáy bẩn
thỉu -thế nhưng ông ta chẳng hề nhắm mắt lại khi thấy điều dơ
dáy. Thật là chuyện hết sức phi lư. Mà thật ra, nếu tiền bạc
là thứ bẩn thỉu dơ dáy, có lẽ ông ta nên phải nhắm mắt suốt
hai mươi bốn tiếng trong ngày bởi v́ ở đâu lại chẳng có chuyện
dơ dáy. Tiền bạc dơ dáy bẩn thỉu quá chăng? Thế th́ tại sao
lại sợ hăi cái dơ dáy? Nỗi sợ đó là ǵ?
Thiền có một phương cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt tự căn
bản. Một vị thầy không hề cho rằng tiền bạc là thứ dơ dáy và
rồi bạn không nên nh́n vào túi tiền của kẻ khác. Nó phải làm
ǵ với người đời đây? Tiền bạc không là của ai cả. Thế nên khi
bảo một người nào đó rằng, “Mi là tên trộm cướp”, có nghĩa là
bạn tin vào chuyện tài sản riêng tư, rằng người này có được
một cách hợp pháp c̣n kẻ kia th́ không, người này có quyền sở
hữu nó, kẻ kia không có quyền.
Trộm cắp bị lên án là do bởi đầu óc của những anh tư bản trên
thế gian này; nó là một phần của đầu óc tư bản. Đầu óc tư bản
cho rằng tiền bạc thuộc về một cá nhân nào đó –nó luôn luôn có
một sở hữu chủ hợp pháp, không ai được quyền lấy đi.
Thế nhưng Thiền lại cho rằng không có cái ǵ thuộc về ai cả,
không ai là sở hữu chủ hợp pháp cái ǵ cả. Bạn làm chủ cái thế
giới này như thế nào đây? Bạn đi vào cuộc đời này với hai bàn
tay trắng và ra đi cũng với hai bàn tay trắng -bạn không thể
làm chủ được nó. Không ai có thể làm chủ được nó; chúng ta chỉ
sử dụng nó mà thôi. Và tất cả chúng ta ở đây cùng sử dụng nó.
Cái thông điệp đó biểu lộ trong câu nói: “Cứ lấy tiền đi!
Nhưng hăy để lại cho ta một ít. Ta cũng có việc cần dùng nó,
như ngươi vậy.”
Một thái độ rất mực thực dụng, rất mực thực nghiệm! Đồng thời
cũng phản ảnh tinh thần không nô lệ vào tiền bạc! Và ngay tại
ṭa án, sư Shichiri bảo: “Đây không phải là tên trộm…”,
ông ta đă biến y thành một người bạn. Ông lại tiếp, “… Tối
thiểu theo như hiểu biết của tôi. Tôi không biết ǵ cả về
tha nhân –làm sao mà tôi có thể biết những người không phải là
tôi? Điều thực sự mà tôi biết là: Tôi đă tặng y tiền và y
c̣n biết nói lời cảm ơn tôi. Chấm hết, những sổ sách đời
đă đóng lại. Y chẳng c̣n nợ nần ǵ tôi nữa. Y đă cám ơn tôi
chuyện này –đâu có ai có thể làm ǵ khác hơn?”
Sau khi ở tù ra, tên cướp t́m đến sư Shichiri và xin ông
xuống tóc thu nhận làm đệ tử.
Bạn có thể làm điều ǵ khác hơn với một người như cái ông
Shichiri này? Bạn sẽ phải trở thành một môn đệ của ông ta mà
thôi. Ông ta đă cải biến một tên đạo tặc thành một hành giả.
Như một nhà luyện kim, ông ta không bao giờ để mất một cơ hội
nào. Bất cứ lúc nào có cơ hội, ông ta đều chộp lấy –ngay cả
tên trộm đạo một lần đến viếng vị thiền sư, anh ta sẽ trở lại
để trở thành một hành giả.
Tiếp xúc với một vị Thầy cũng đồng nghĩa với ḿnh được chuyển
hoá. Có thể là bạn đến v́ một lư do nào khác, mục đích chẳng
phải là để thăm viếng vị thiền sư –tên đạo tặc đâu có phải t́m
đến để thăm viếng ông Thầy đâu. Ngay cả việc dù biết rằng
trong cái thảo am này có một vị Thiền sư đang trú ngụ, y cũng
chẳng cần phải bận tâm một chút nào cả. Y đến đó chỉ v́ tiền;
y đă rơi tỏm vào vị Thiền sư này một cách t́nh cờ. Thế nhưng
nếu do một t́nh cờ nào đó mà bạn gặp Đức Phật, rồi bạn cũng sẽ
thay đổi hoàn toàn thôi. Bạn sẽ không bao giờ c̣n là con người
cũ nữa.
Rất nhiều người đă có mặt ở đây như một t́nh cờ. Bạn đă không
hề t́m tôi, kiếm tôi, thế nhưng do một ngàn lẻ một sự t́nh cờ
nào đó, bạn đă đến đây. Nhưng khi đă đến đây bạn cũng rất khó
để rời đi.
Một vị Thầy không hề giảng đạo, ông ta không bao giờ bảo ai
phải nên làm cái nọ cái kia. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă từng nói,
“Thiền không có ǵ để nói ra, nhưng lại có rất nhiều để biểu
lộ”. Thiền sư Shichiri đă khai ngộ cho tên đạo tặc này. Ông ta
đă thay đổi y hoàn toàn với cái kỹ năng thiện xảo của ḿnh.
Ông ta phải là một nhà phẫu thuật tài ba –đă thực hiện một
cuộc giải phẩu ngay trên trái tim của tên cướp … không hề gây
một tiếng động. Ông ta đă hủy diệt y toàn diện và tái tạo y
thành một con người mới hoàn toàn mà ngay cả y cũng không hề
nhận ra. Đó là phép lạ của một bậc Thầy.
Có một câu ở đâu đó trong một bộ kinh về Thiền: “Người hiểu
đạo không hề loại bỏ lỗi lầm”. Khi đọc ngang qua câu này, trái
tim tôi như nhảy múa reo vui. Hăy lập lại câu kinh này cho nó
thấm sâu vài tận cùng tâm hồn bạn: Người hiểu đạo không hề
loại bỏ lỗi lầm.
Một vị Thiền sư khác khi nói về cuốn kinh đă chú giải thêm:
“Không cần phải ưu tiên đi t́m kiếm chân lư bởi v́ nó hiện bày
khắp nơi, ngay cả trong lỗi lầm. Thế nên ai loại bỏ lầm lỗi
cũng có nghĩa là loại bỏ chân lư.”
Thật là những con người vĩ đại! Ai loại bỏ lầm lỗi là loại bỏ
chân lư. Bạn có thấy sự tuyệt vời của câu nói này không? Có
thấy được quan điểm tiến bộ, cách mạng của nó không? Thiền sư
Shichiri không loại bỏ người đàn ông kia chỉ v́ y là một tên
cướp, v́ những lỗi lầm mà y đang phạm -bởi v́ đằng sau lầm lỗi
đó là hiện hữu của thánh thiện, của thượng đế. Loại bỏ lỗi lầm
th́ cũng chính là loại bỏ thượng đế. Loại bỏ lỗi lầm cũng có
nghĩa là bạn loại bỏ chân lư được ẩn dấu ở đằng sau.
Ông ta chấp nhận lỗi lầm tức là để chấp nhận chân lư. Một khi
chân lư hiện khởi, được chấp nhận, quảng bá ra, lỗi lầm tự nó
sẽ tan biến. Bạn không cần phải đánh nhau với bóng tối –đó là
ư nghĩa của bức thông điệp. Rất đơn giản, bạn chỉ việc thắp
lên một ngọn đèn. Thắp lên một ngọn đèn chứ không cần phải
đánh nhau với bóng tối. Vị Thiền sư đă thắp lên một ngọn đèn ở
tận bên trong tên cướp.
Có một câu truyện giống y như câu truyện trên, nhưng mang chất
Thiền hơn, về một vị Thiền sư khác -nội dung gần giống nhau
nhưng thấm đẫm Thiền vị hơn.
Một đêm kia khi Thiền sư Taigan đang ngồi viết thư th́ một tên
cướp đột nhập vào pḥng ông với một chiếc gươm trần lớn sắc
bén trên tay. Nh́n thẳng vào y, vị Thiền sư hỏi: “Nhà ngươi
muốn ǵ - tiền hay là mạng ta?”
Bây giờ th́ câu truyện có màu sắc Thiền hơn –sư Taigan đă
không hề để cho tên cướp có được một cơ hội bày tỏ ư định của
y. Thiền sư Shichiri th́ c̣n cho y cơ hội để nói lên điều yêu
cầu: Một tên cướp với chiếc gươm bén đột nhập vào pḥng đ̣i
ông phải đưa tiền nếu không sẽ mất mạng. Taigan th́ đă cải
thiện t́nh huống ngay từ đầu. Có thể là sư đă rút ra được từ
câu truyện của Shichiri -mà chắc hẵn là sư đă đọc qua. Sư đă
không cho tên cướp một cơ hội nào. Ông bảo ngay tên cướp, “Nhà
ngươi muốn ǵ - tiền hay là mạng ta? Cả hai đều không thành
vấn đề - bất cứ ngươi muốn cái ǵ, ngươi cứ việc thực hiện.
Ngươi có quyền lựa chọn.”
“Tiền!”, tên cướp trả lời với một thoáng sợ hăi.
Cái tên cướp này –có lẽ trong đời chưa hề trông thấy một con
khủng long như thế- khi thấy Taigan thản nhiên, ‘Nhà ngươi
muốn ǵ - tiền hay là mạng của ta?” Th́ ta sẵn sàng để cho mà:
“Ngươi có quyền chọn lựa.” Không lên án, không một chút ǵ đại
loại như thế. Ngay cả việc nếu y muốn tước đi mạng sống của
sư, th́ cứ việc –Taigan cũng cho luôn chẳng chút bận tâm.
Tất cả rồi cũng sẽ bị tước ra khỏi tay bạn, tốt nhất là hăy
cho đi. Hôm nay hay ngày mai, ngay cả đời sống của bạn cũng
tan biến đi -thế th́ tại sao phải lo lắng v́ nó? Thần chết
đang gỏ cửa đời: hăy cho tên cướp này một niềm vui…
“Tiền!”, tên cướp trả lời với một thoáng sợ hăi. Vị Thiền sư
móc túi lấy chiếc ví trao cho y: “Đây này, lấy đi!”, rồi tiếp
tục trở lại bàn viết nốt bức thư dở dang như không hề có
chuyện ǵ xảy ra.
Tên cướp rời khỏi pḥng cảm thấy bất ổn, nếu không nói là kinh
hoàng. “Này bạn! Hăy hượm!” vị Thiền sư chợt kêu lên. Tên cướp
ngoái lại, một thoáng rùng ḿnh. “Này, khép lại dùm ta cánh
cửa,” vị Thiền sư bảo.
Vài hôm sau th́ tên cướp bị bắt và thú nhận với cảnh sát, “Tôi
hành nghề cướp bóc này lâu lắm rồi, nhưng chưa có lần nào cảm
thấy kinh khủng khi nghe vị Thiền sư Phật giáo gọi giật tôi
lại, “Này bạn! Hăy hượm!” Cái ông này mới cực kỳ nguy hiểm,
tôi không thể nào quên ông ta cho được. Và cái ngày mà tôi
được phóng thích khỏi nhà tù, tôi sẽ đi kiếm ông ấy. Trong đời
tôi chưa bao giờ bắt gặp một người như thế -phẩm chất tuyệt
vời! Tôi đang cầm một chiếc gươm bén trong tay, thế nhưng
chẳng là gí cả đối với ông ta. Ông ấy mới thực là một chiếc
gươm bén.”
Chỉ với một vài tiếng -“Này bạn! Hăy hượm!” – và tên cướp thú
nhận, “Tôi vẫn c̣n run.”
Khi bạn đến gần một vị Thầy, ông ta sẽ là người giết bạn. Làm
thế nào mà bạn lại có thể giết ông ta được? Cho dù bạn mang
một lưỡi gươm trần sắc bén ở trong tay, bạn cũng không thể nào
giết được một vị Thiền sư.
Vị Thiền sư sẽ là người giết bạn. Và ông ta sẽ giết bạn một
cách hết sức vi tế khiến bạn không thể nào nhận ra là ḿnh đă
bị giết chết. Bạn chỉ nhận ra khi được tái sanh. Bỗng nhiên
một hôm nào đó bạn thấy ḿnh không c̣n là con người cũ nữa.
Bỗng nhiên một hôm nào đó con người già cỗi của bạn biến mất.
Một hôm nào đó tất cả đều trở nên trẻ trung và mới tinh khôi
–chim chóc lại bắt đầu ca hát và những lộc non đâm chồi trong
cây đời bạn. Gịng sông tù đọng bao lâu nay bắt đầu tuôn chảy
trở lại, bạn đang băng băng tuôn ḿnh ra biển cả.
Một câu chuyện khác.
Một vị Thiền sư đă bị tống giam vào tù rất nhiều lần… Bây giờ
thí câu chuyện đi một bước xa hơn! Người ta thây những ông
Thiền sư thường là những người lập dị, có khi khùng khùng hay
dở hơi –tuy nhiên họ lại làm những chuyện tuyệt vời.
Một vị Thiền sư đă bị tống giam vào tù rất nhiều lần… Đây
không phải là chuyện tha thứ một tên trộm hay là chuyện một
ông sư hổ mang mà là chuyện của một người tự động vào tù.
Không phải một lần mà là rất nhiều lần -về tội ăn cắp vặt
những người hàng xóm. Những người láng giềng chung quanh chùa
đều biết rơ chuyện này và quả t́nh họ rất bối rối: Tại sao ông
thầy này lại đi ăn cắp, mà chỉ toàn ăn cắp vặt? Và cứ mỗi lần
được thả ra, ông ta lại đi ăn cắp và rồi bị tống vào tù trở
lại. Đến độ những ông quan toà cũng cảm thấy lo lắng. Thế
nhưng họ buộc phải tống ông vào khám v́ lần nào ông cũng thú
nhận tội lỗi. Không bao giờ ông ta trả lời: “Tôi chẳng hề ăn
cắp”.
Cuối cùng tất cả láng giềng đă phải nhóm họp lại và đặt vấn đề
với ông, “Bạch Thầy, Đừng có đi ăn cắp nữa. Thầy càng ngày
càng già rồi và chúng tôi sẵn sàng chu cấp, cúng dường cho
Thầy tất cả những ǵ mà Thầy cần đến -tất cả những ǵ cần
thiết, bất cứ cái ǵ. Làm ơn đừng có ăn cắp nữa! Chúng tôi rât
đổi lo lắng, và rất buồn. Tại sao Thầy lại cứ tiếp tục làm cái
chuyện này măi thế?
Vị sư già liền cả cười, “Tôi đi ăn cắp là v́ muốn được tiếp
cận với những tù nhân ở trong khám, đem thông điệp tâm linh
đến với tâm hồn họ. Ai là người sẽ giúp họ đây? Ở ngoài này,
qúy vị thiếu ǵ những ông thầy. Nhưng ở trong khám kia chẳng
có bóng dáng một ông thầy nào cả. Ai là người giúp đỡ họ, làm
ơn cho tôi biết? Đây là phương cách duy nhất mà tôi có thể vào
được trong tù để giúp đỡ họ. Thế nên khi hạn tù của tôi chấm
dứt và tôi bị tống ra ngoài, tôi đă phải ăn cắp cái ǵ đó để
được nhốt vào tù trở lại. Tôi sẽ tiếp tục công chuyện này. Và
tôi đă t́m thấy biết bao nhiêu tâm hồn đẹp đẽ ở trong tù,
những tâm hồn trong trắng vô tội -nhiều khi rất mực hồn
nhiên…”
Có một lần, một người bạn của tôi trở thành thống đốc của một
tiểu bang tại Ấn Độ và ông ta đă cho phép tôi vào thăm viếng
các nhà tù trong địa phận của ông. Tôi đă lui tới các khám
đường này trong nhiều năm và quả t́nh tôi rất đổi ngạc nhiên.
Những người ở trong những trại tù này c̣n trong trắng hồn
nhiên hơn cả những chính khách tại Tân Đề Li, hơn cả những kẻ
giàu có trưởng giả, hơn cả những người được tôn xưng là những
ông thánh.
Tôi biết hầu hết những vị thánh ở trên đất nước này. Họ c̣n
quỷ quyệt hơn. Tôi đă t́m thấy những linh hồn trong trắng
trong những phạm nhân này. Bây giờ th́ tôi có thể hiểu được
cái ư tưởng của vị Thiền sư già kia –ăn cắp, để bị bắt, để
mang đến cho họ những thông điệp tâm linh. “Tôi ăn cắp là v́
muốn được tiếp cận với những tù nhân ở trong khám, đem thông
điệp của tâm linh đến với tâm hồn họ.”
Thiền không hề có một hệ thống giá trị. Thiền chỉ mang đến cho
thế giới này một điều duy nhất: hiểu biết và tỉnh thức. Sự hồn
nhiên đến từ tỉnh thức. Và hồn nhiên là hồn nhiên với cả cái
xấu và cái tốt, cả hai. Hồn nhiên là hồn nhiên một cách đơn
giản –nó không biết đến một sự phân biệt nào.
Và đây là câu chuyện cuối cùng, câu chuyện về Ryokan -vị Thiền
sư mà tôi đă từng có dịp nói đến trước đây, người đă đốt cái
mái nhà để cứu một mụt măng. Ryokan là một vị Thiền sư rất mực
yêu mến trẻ con. Như điều mà người ta chờ đợi ở cá tánh của vị
Thiền sư này, bản thân của ông ta cũng chẳng khác ǵ một đứa
trẻ. Ông ta là h́nh ảnh của đứa trẻ mà Chúa Giêsu đă từng nói
đến. Ông ta rất mực hồn nhiên, đến độ khó mà tin rằng có một
người lại hồn nhiên như thế. Ông ta không giảo quyệt, không
khôn vặt. Ông ta hồn nhiên đến mức mà người ta tưởng rằng ông
là một tên khùng.
Ông rất thích chơi đùa với trẻ con. Từ tṛ chơi trốn t́m, đến
tamari, và cả đá cầu. Một buổi chiều đến phiên ông ta làm kẻ
đi trốn, và ông ta chui vào trốn kỹ trong một đống rơm ở ngoài
đồng. Trời càng lúc càng tối dần và đám trẻ sau khi không t́m
thấy ông ta liền đi về nhà.
Mờ sáng hôm sau, một nông phu ra đồng để dời đống rơm đi.
Trông thấy Ryokan đang nằm ở trong đó, y thảng thốt kêu lên,
“Trời đất ơi, cái ông Ryokan này! Ông đang làm ǵ ở trong đó
vậy?!”
Vị Thiền sư liền ra dấu, “Suỵt, Đừng có la lớn mà bọn trẻ nó
nghe thấy và kiếm ra ta bây giờ.”
Thế là suốt cả đêm ông ta đă trốn trong đống rơm kia để chờ
bọn trẻ đi kiếm! Cái hồn nhiên đó chính là Thiền. Cái hồn
nhiên đó là thánh thiện. Cái hồn nhiên như thế không hề biết
phân biệt giữa tốt và xấu, không hề biết phân biệt giữa thế
giới này và thế giới kia, giữa cái này và cái khác. Hồn nhiên
như thế chính là những ǵ mà ta gọi là như thị.
Và cái như thị này là cái cốt lơi của tôn giáo.
CHÚ THÍCH của DỊCH GIẢ:
(1) Firdaus: Thiên đường. Danh
từ có nguồn gốc từ Ba Tư, chỉ tầng trời cực lạc cao nhất.
(Qur'an 18:107; 23:11).
(2) B. F. Skinner (1904- 1990): Burrhus Frederic
Skinner sinh ngày 20-3, 1904 tại Pensylvania (HK). Tốt
nghiệp Tiến sĩ Tâm Lư học tại Harvard (1931). Sau một thời
gian dạy học tại DH Minesota, ông được mời làm Khoa Trưởng
Phân Khoa Tâm Lư học tại Indiana University (1945), rồi DH
Harvard (1948) mời ông trở lại làm công tác nghiên cứu cho đến
cuối đời. Ông nổi tiếng về những thí nghiệm liên quan đến điều
kiện hoá tác động lên hành vi của con người và là tác giả của
rất nhiều tác phẩm về Tâm lư học. Ông mất vào ngày 18-8-1990
v́ bệnh hoại huyết và đưọc xem như là nhà Tâm lư học nổi danh
không kém ǵ Freud của thế kỷ 20.
(3) Ramana Maharshi (1879-1950) được xem là một bậc
thánh vĩ đại của Ấn Độ giáo trong thời cận đại. Sinh tại
Madurai, nam Ấn Độ, ban đầu Maharshi theo học Trung học tại
một trường truyền giáo Hoa Kỳ, nhưng đến tuổi 16, bỗng dưng
ông mặc khải một năng lực huyền nhiệm và bắt đầu đi sâu vào
lănh vực tôn giáo, tín ngưỡng, và được tuyên xưng như là một
bậc tôn sư Ấn giáo trong truyền thống Vệ Đà. Ông đưa ra phương
pháp tự-vấn bằng cách quán từng niệm của ḿnh để t́m nguồn
gốc. Ban đầu hành giả cần nhiều công phu, nhưng khi đi sâu
vào, cái ngă sẽ dần biến mất, lúc đó tâm và trí hoà điệu thành
nhất thể.
(4) Gurdjieff
(1866-1949): George Ivanovitch Gurdjieff là người Armenian gốc
Hy Lạp, sinh quán tại Alexandropol gần biên giới Nga-Thổ.
Trong hành tŕnh t́m đạo, ông đă đến Đông phương để nghiên cứu
học hỏi về mật tông. Năm 1922, ông đến Pháp và định cư tại
Paris, thành lập học viện “Institute for the Harmonious
Development of Man”, giới thiệu với phương Tây một giáo lư cổ
truyền của mật tông chưa hề được biết đến về phát triển và
tỉnh thức tâm linh, biến cuộc sống đời thường thành đời sống
chân lư một cách sáng tạo. Đây là một giáo lư nhất quán và đầy
năng lực của mật tông, độc lập với tất cả các trường phái
khác, để giúp con người tự chuyển hoá, và ông gọi đó là Đệ Tứ
Đạo Lộ, “the Fourth Way.” Gurdjieff cũng lên tiếng cảnh
báo rằng nhân loại có thể bị hủy diệt, trừ phi “minh triết”
của phương Đông và «năng lượng» của phương Tây được kết hợp và
sử dụng hài hoà. Ông đă đào tạo được nhiều môn sinh tài giỏi.
(5) Acharya
Vinoba Bhave (1895-1982): Sinh ngày 11-9-1895 tại Maharashtra, ông được xem như
là một nhà lănh đạo tinh thần (Ấn Độ giáo), một học giả và
cũng là một chiến sĩ đấu tranh cho tự do rất nổi tiếng tại Ấn
Độ. Sau khi gặp gỡ Thánh Gandhi (7-6-1916) ông đă trở
thành người ủng hộ nhiệt thành và sát cánh cùng Gandhi trong
công cuộc đấu tranh bất bạo động dành độc lập cho Ấn Độ. Từ
năm 1966, ông từ bỏ các hoạt động thế tục, chuyên về tu dưỡng
tinh thần và mất vào ngày 15-11-1982.
|