THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

Volume 2

CHƯƠNG 5

 

Ngọn Lửa Trắng Tinh Tuyền

của Sự Sống

 

 

Nobunaga, một vị tướng tài ba của Nhật Bản đă quyết định mở cuộc tấn công địch thủ mặc dầu quân số của ông chỉ bằng một phần mười lực lượng đối phương. Nobunaga tin rằng ḿnh sẽ chiến thắng, nhưng binh sĩ của ông ta đă tỏ ra rất hoài nghi.

 

Trên đường ra trận ông ta dừng lại ở một đền thờ Thần đạo và bảo quân sĩ: “Sau khi thăm viếng đền Thần ta sẽ bói một quẻ bằng đồng tiền. Nếu mặt đồng tiền có h́nh người lật ngữa, chúng ta sẽ thắng trận này, ngược lại, chúng ta thất trận. Không ai cải đổi được số trời.”

 

Nobunaga vào đền thờ và im lặng cầu nguyện. Xong ông ta đi ra và gieo đồng tiền. Mặt đồng tiền có h́nh người lật ngữa. Binh sĩ dưới quyền đều nức ḷng chiến đấu và ông ta đă chiến thắng trận đánh một các hết sức dễ dàng.

 

“Thật là không ai có thể cải đổi được số trời,” vị vơ quan hầu cận thốt lên cùng ông sau khi trận đánh kết thúc.

 

“Không hẵn thế,” Nobunaga đưa đồng tiền cho người hầu cận xem: Cả hai mặt đồng tiền đều giống nhau.

 

 

 

Đây là một trong những trọng điểm của Thiền -tất cả đều do tâm tạo, rằng bất cứ cái ǵ chúng ta nhận biết không là ǵ cả ngoài sự phóng chiếu của tâm. Rằng cái được gọi là thực tại không hề có thực. Sở dĩ nó xuất hiện như thực là v́ chúng ta tin rằng nó có thực –như vậy chính sự tin tưởng đă tạo ra thực tại. Tận gốc rễ của tất cả những ǵ mà chúng ta gọi là thực tại không là ǵ cả ngoài sự tin tưởng của bạn. Nó như thế là bởi v́ bạn tin như thế; nếu bạn không tin, nó sẽ không c̣n như thế.

 

Thiền cho rằng tâm là cỏi ta bà -sansar, và đồng thời cũng là niết bàn, nirvana. Tất cả đều chỉ là tṛ chơi của tâm. Hăy nhớ điều này, Thiền cho rằng tất cả đều chỉ là tṛ chơi của tâm –không có một miễn trừ nào. Ngay cả Thượng Đế cũng là một tṛ chơi lớn nhất của tâm. Đây là điểm mà Thiền vượt trội lên trên hẵn các tôn giáo khác.

 

Những tôn giáo khác cũng cho rằng thế gian này là một tṛ chơi của tâm, ngoại trừ moksha -niết bàn . Những tôn giáo khác cũng cho rằng thế giới vật chất này, thế giới của tiền tài, quyền lực, danh vọng đều là tṛ chơi của tâm, ngoại trừ Thượng Đế, thiên đàng, đức hạnh. Đây là điểm cho Thấy Thiền là một tôn giáo tối hậu. Thiền khẳng định rằng tất cả đều chỉ là một tṛ chơi của tâm. “Tất cả” là tất cả -bất cứ điều ǵ Thiền phát biểu đều mang ư nghĩa. Tâm bao gồm cả mọi thứ mà bạn có thể nhận biết, có thể thực nghiệm, tất cả mọi chuyện khả thể.

 

Thế th́ có cách ǵ để nhận ra rằng thực tại chân thật không phải là một tṛ chơi của tâm? Vâng, có một cách, đó là buông bỏ ngay cái tâm. Khi tâm được buông bỏ, thực tại sẽ hiện bày. Khi tâm khăng khăng xác định sự hiện hữu, nó cứ măi tiếp tục tạo ra cái thực tại của riêng nó. Và qua cái tâm này, đây không phải là thực tại chân thật của một tâm buông bỏ.

 

Đó là lư do tại sao Thiền tuyệt đối im lặng về Thượng Đế. Không phải là v́ không có Thượng Đế -thế nhưng cái Thượng Đế mà chúng ta luôn nói đến sẽ vẫn chỉ là một tṛ chơi của tâm, sẽ chỉ là cái vọng tưởng phóng chiếu của chính chúng ta. Meera phóng chiếu ra Krishna, Theresa phóng chiếu ra Giêsu, Ramakrishna phóng chiếu ra Mẹ Kali –nhưng đây chỉ toàn là những vọng tưởng phóng chiếu. Những phóng chiếu đẹp đẽ. Hiển nhiên, khi Meera trông thấy Krishna đang hiện ra thổi sáo, đó là một giấc mộng tuyệt vời -thế nhưng đối với Thiền, đó vẫn chỉ là một giấc mơ. Đó vẫn chỉ là một ảo tưởng. Bạn có thể tô điểm thật nhiều lên đó để nó có thể trở nên hiện thực hơn cả chính bạn. Nhưng cái thực tại này là do chính bạn tạo dựng lên, do bạn hư cấu nên.

 

Meera sẽ không hề trông thấy Chúa Giêsu, bà đă không trút hết vốn liếng đời ḿnh vào đó. Mẹ Theresa cũng sẽ không trông thấy Krishna, bà đă không đầu tư vào lănh vực này. Người Cơ Đốc sẽ vẫn tiếp tục trông thấy Chúa Giêsu và người Phật tử vẫn sẽ tiếp tục trông thấy Đức Phật. Bất cứ cái ǵ mà bạn tin vào, bạn đều có thể trông thấy nó hiện ra. Và nếu niềm tin của bạn mănh liệt chừng nào, nó càng trở nên hiện thực chừng nấy. Tuy nhiên cái thực tại mà bạn trông thấy đó chỉ là một thực tại tương đối, một thực tại hư cấu. Sẽ không có sự khác biệt bao nhiêu giữa nó và giấc mơ.

 

Mỗi đêm bạn hư cấu nên một thực tại, và trong khi bạn đang nằm mơ, nó trông cứ giống y như thật, rất chân thực. Rồi mỗi buổi sáng thức dậy bạn nhận ra rằng nó là hư vọng -nhưng rồi bạn cứ tiếp tục đi vào giấc ngủ mỗi đêm, lại thấy cái thực trong mộng. Cái tâm của bạn sẽ lại bày ra tṛ chơi mới.

 

Ngay cả những giấc mơ phi lư vẫn xuất hiện y như thật, một điều khó có thể xảy ra, khó tin tưởng được. Cái ḥn đá bỗng dưng biến thành con chó … rồi con chó bắt đầu nói chuyện với bạn… thế nhưng trong mơ chúng vẫn xuất hiện y như thật. Luận lư của bạn nằm ở chỗ nào? Lư lẽ ở đâu? Tất cả những kinh nghiệm về quá khứ của bạn đă đi đâu rồi? Bạn lại bị gạt gẫm thêm một lần nữa.

 

Thiền cho rằng những chuyện tương tự như thế vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả khi bạn đang thức. Cái được gọi là thức của bạn chưa phải là một sự tĩnh thức thật sự, v́ cơn mơ vẫn c̣n đang tiếp diễn. Bạn trông thấy một cô gái và cho rằng cô ta đẹp tuyệt trần. Chẳng qua có thể là bạn đang phóng chiếu cái đẹp của bạn. Có thể là bạn đang trông thấy những cái thực ra không hề có mặt ở đó. Đó là những ǵ mà Đức Phật đă từng nói đến -bởi v́ làm sao có thể t́m thấy cái đẹp ở trong thân xác kia? Trong xương, trong thịt, trong máu mủ? Tất cả các loại bệnh hoạn đang ẩn nấp ở trong thân xác đó. Và cái chết lởn vởn chung quanh … thế mà bạn gọi là đẹp. Bởi v́ bạn tin như thế. Khi bạn tin, nó có mặt ở đó, khi niềm tin biến mất, tất cả nét diễm kiều cũng biến mất theo.

 

Nh́n kỹ đi. Bạn đang không ngừng sáng tạo ra một thế giới của riêng bạn. Chúng ta đang sống trong những thế giới khác nhau v́ chúng ta đang sống trong những cơn mộng khác nhau, chúng ta đang sống trong những hệ thống niềm tin khác biệt. Một người Ấn Độ giáo có một hệ thống niềm tin khác, thực tại đến với y theo cách riêng. Một người Hồi giáo cũng giống y như vậy. Cái chân lư đối với một người Ấn giáo có thể hoàn toàn phi lư đối với một người Hồi giáo, và ngược lại. Họ có thể là láng giềng, bằng hữu với nhau, nhưng họ thuộc về những hệ thống niềm tin khác biệt.

 

Như thế, có cách nào để nhận ra sự thực? Vâng, có chứ. Thiền cho rằng: Hăy buông bỏ tất cả các hệ thống niềm tin. Đó là lư do tại sao Krishnamurti cứ tiếp tục khẳng định -buông bỏ tất cả các hệ thống niềm tin, rồi bạn có thể nhận ra sự thực. Thế nhưng không có cách nào để nói rằng bạn sẽ nhận ra được cái ǵ ở đó, bởi v́ ở đó, cái biết và người biết đă không c̣n phân ĺa, điều thực chứng và người thực chứng đă là một.

 

Thế nên, Thiền cho rằng, tam ma địa –samadhi- không hề là một kinh nghiệm. Thượng Đế, giác ngộ không phải là những kinh nghiệm -bởi v́ những kinh nghiệm chỉ xảy ra trong tâm thức, c̣n những cái này vượt ra ngoài tâm. Nếu chúng là những chứng nghiệm, chúng vẫn chỉ là bộ phận của niềm tin bạn.

 

Lắng nghe điều tôi nói rồi bạn có thể khởi sự có được những kinh nghiệm về satori –chứng ngộ. Tiếp tục lắng nghe tôi, bạn có thể h́nh thành nên một hệ thống niềm tin -một cái máy phóng chiếu cực mạnh. Từng ngày một, lắng nghe rồi thiền quán, lắng nghe rồi thiền quán, một sự việc biến thành một sự lập đi lập lại liên tục trong tâm -tạo ra một đường rănh, lối ṃn, ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Đến một hôm bỗng dưng kinh nghiệm chứng ngộ xuất hiện. Tuy nhiên nếu đây là một kinh nghiệm, nó không phải là một chứng ngộ thực sự. Nếu bạn có thể kinh nghiệm về nó, có thể thấy nó xảy ra, đó không phải là thực sự chứng ngộ -bởi v́ vẫn c̣n có sự tách biệt giữa sự chứng ngộ và bạn, kẻ chứng ngộ. Bất cứ ở đâu khi vẫn c̣n sự tách biệt giữa bạn và kinh nghiệm của bạn, cái chia cách bạn đó chính là tâm.

 

Thế nên Thượng Đế không thể là một kinh nghiệm, tam ma địa không thể là một kinh nghiệm và chân lư không thể là một kinh nghiệm. Khi cái tâm biến mất, tất cả mọi kinh nghiệm đều biến mất. Bỗng dưng thực tại xuất hiện –nhưng lúc đó bạn không c̣n tách biệt ra khỏi nó để nhận biết nó. Bạn với nó là một.

 

 

 

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn khá hay ho. Trước khi thưởng thức nó, có một vài điều cần phải được hiểu thấu đáo.

 

Thiền sư Takan sắp ĺa trần –ông là một vị đại Thiền sư rất được môn đệ yêu mến. Đồ chúng đă thỉnh cầu ngài để lại cho họ một bài kệ. Trong truyền thống thiền môn, một vị thiền sư khi từ giả cơi đời, thường lưu lại những lời nói sau cùng dưới h́nh thức một bài kệ. Đó thường là một tác phẩm xuất thần, rất mực ư nghĩa. Cái chết trở nên đẹp đẽ như một bài thơ, một lời chúc tụng, một bài ca tuyệt vời. Khi một vị Thiền sư sắp ra đi, khi ông ta nói lời từ giả với tất cả những người quen biết, những người đă từng làm việc cùng nhau, những người đă được ông giáo huấn -tất cả những môn đồ pháp quyến- ông ta để lại một di sản cuối cùng như một bài ca. Có thể nó chỉ gồm hai câu, có thể bốn câu -chỉ là một bài hài cú nhỏ. Nhưng đấy là món quà tặng quư giá của vị thầy.

 

Thế nên họ thường lưu lại những bài kệ trước giờ lâm tử. Và đồ chúng thường thỉnh cầu –khi họ thấy rằng vị thầy của ḿnh sắp từ giả để ra đi, rằng, “C̣n một việc cuối cùng nữa, xin hăy ban cho chúng tôi một bài kệ.” Cái chết như thế, nên được kết thúc như một bài ca –đó là tất cả ư nghĩa. Cái chết không hề là một chuyện buồn đau mà nên là một niềm vui. Và những vị Thiền sư đă hát lên những bài ca tuyệt vời. Những bài thi kệ này đều có tính cách tự phát bởi v́ vị thầy có thể không phải là một nhà thơ, chưa từng sáng tác một bài thơ bao giờ. Thế nhưng đứng trước một sự kiện lớn lao như cái chết, mọi người đều trở thành một nhà thơ, nếu bạn c̣n đủ tỉnh táo.

 

Đây là một kinh nghiệm thật tuyệt vời. Kinh qua cái chết là kinh qua một sự thư giản hoàn toàn, đi vào nỗi chết là đi vào sự an nghỉ không c̣n căng thẳng nữa. Tất cả mọi chuyện đă bắt đầu trở nên thư giản, tất cả mọi chuyện bắt đầu được buông bỏ. Ta đă sẵn sàng cho cuộc viễn du, chiếc thuyền đời đă cặp bến … đến một nơi chưa hề biết … và bao nhiêu điều bí ẩn bao quanh. Như thế, ngay cả một người cả đời chưa hề là một nhà thơ, chưa hề biết làm thơ cũng phải bật ra một lời ǵ đó.

 

Thế nên đồ chúng đă thỉnh cầu Thiền sư Takan để lại một bài kệ. Ngài đă từ chối. Nhưng rồi trước sự khẩn khoản của môn đệ, ngài đă viết lên một chữ duy nhất, yume –có nghĩa là “giấc mơ”- rồi qua đời.

 

Đă có không biết bao nhiêu bài kệ đă được viết lên trước giờ lâm tử, nhưng không có bài nào có thể so sánh được với bài kệ một chữ của Thiền sư Takan: yume –giấc mơ. Sống và chết đều chỉ là những giấc mơ: đó là nhận định cuối cùng của sư Takan. Rất mực dứt khoát. Đó là điều mà các thánh nhân Ấn giáo luôn luôn nói đến, maya -ảo ảnh… Nó không hề có ở đó, nó có ở đó là v́ bạn muốn nó có mặt. Cái tâm rất mực sáng tạo, nó là một nhà sáng tạo thực sự. Nó không ngừng dựng lên, tiếp tục dựng lên bất cứ cái ǵ mà bạn muốn, nó tạo ra mọi chuyện trong tầm tay với của bạn. Bạn chỉ cần đi vào giấc mơ thôi, thế là thực tại bắt đầu thay đổi chung quanh bạn.

 

Thế nhưng tất cả đều chỉ là giấc mơ. Đời sống là giấc mơ, cái chết là giấc mơ, Thượng Đế là giấc mơ. Tất cả đều là giấc mơ.  Ngoại trừ một điều –cái ư thức mà trên đó giấc mơ này được tạo dựng lên, v́ nó mà giấc mơ này xảy ra.

 

Bạn đi xem chiếu bóng và trông thấy một giấc mơ hư cấu được phóng chiếu lên màn ảnh. Màn ảnh trống trơn, không có ǵ cả -chỉ có ánh đèn và bóng tối. Thế nhưng bạn đă dính mắc vào, bị cuốn hút vào đó không rời. Đôi lúc bạn chảy nước mắt ra, đôi lúc tim bạn đập loạn xạ. Có lúc bạn cười ngất, có lúc bạn cảm thấy rất mực căng thẳng, nhưng cũng có lúc bạn rất thoải mái thư giản. Bạn biến chuyển theo câu chuyện, bạn trở thành một bộ phận của câu chuyện. Và bạn biết rất rơ rằng –ngầm hiểu rằng tất cả chỉ là một chuyện hư cấu. Thế nhưng bạn lại tiếp tục quên đi. Bạn không hề nhớ rằng đó chỉ là một sản phẩm hư cấu –đă thế bạn c̣n cho là cuốn phim này rất hay, hoàn toàn quên đi rằng đó chỉ là một cuốn phim.  Một cuốn phim hay là cuốn phim không tạo cho người xem bất cứ ấn tượng nào đó là chuyện giả tạo. Người viết chuyện, người kể chuyện hay là người mà câu chuyện của y khi được kể ra, giống y như là sự thật –nó làm cho bạn sống theo với câu chuyện.

 

Cuốn phim tác động lên bạn. Nó làm bạn rung động, nó kéo bạn tham dự vào. Bạn cười và khóc cùng với nó. Nó chẳng có vẻ ǵ là giả tạo cả -bằng không làm sao nó có thể tác động lên bạn được? Nếu nó giả tạo, nó đă không làm bạn chảy nước mắt ra. Bạn đă quên đi một sự thật, rằng đó chỉ là sự phóng chiếu.

 

Cái tính hay quên này là cái mà chúng ta gọi là đời sống. Bạn đă trả tiền cho cuốn phim này để xem những điều giả tạo biến thành sự thật. Cũng không thiếu những người sẽ bỏ tiền ra để xem những thảm kịch kinh hoàng, những chuyện chẳng có ǵ ngoài hành hạ, tra tấn. Họ đă bỏ tiền ra để xem phim, để bị tác động lôi cuốn vào đó. Họ sống trong cái địa ngục đó vài giờ đồng hồ. Thế rồi họ nức nở khen cuốn phim thật tuyệt vời, hoàn toàn giống như thật. Cùng với tỷ lệ cuốn phim tác động lên họ bao nhiêu, cuốn phim càng thật bấy nhiêu. C̣n nếu nó không tác dụng lên bạn chút nào, nó sẽ luôn giả tạo.

 

Khi bạn bị tác động, điều ǵ sẽ xảy đến? Bạn sẽ không c̣n là khán giả nữa, bạn trở thành bộ phận của nó. Người ta bắt đầu đồng hoá ḿnh với những tài tử trong phim. Lần tới, khi đi xem chiếu bóng, hăy nh́n kỹ mà xem -bạn sẽ trở thành đồng hoá với ai đó. Thành công của y sẽ là thành công của bạn, thất bại của y sẽ là thất bại của bạn. T́nh yêu của y sẽ là t́nh yêu của bạn, thảm kịch của y sẽ là thảm kịch của bạn. Bạn sẽ cười khi y cười, bạn sẽ khóc khi y khóc -bạn trở nên đồng hoá với một phần nào đó của cuốn phim. Nó trở thành chuyện đời của bạn. Trong một vài khoảnh khắc, bạn ĺa bỏ cuộc đời thực của bạn để hoà nhập vào cuộc đời của những người xa lạ đang chuyển động trên màn ảnh.

 

Sau ba giờ xem phim, lúc trở về nhà, bỗng dưng bạn nhớ ra rằng đây chỉ là một câu chuyện hư cấu trên màn ảnh-chẳng có ǵ để phải thắc mắc lo âu. Bạn không cần phải mang nỗi lo âu thắc mắc đó về nhà, bạn cũng không cần để cho nó phải làm bận tâm bạn trong giấc ngủ. Nụ cười lại nở trên môi -Bạn bắt đầu đi ra khỏi nỗi ám ảnh của cuốn phim. Thế nhưng trong suốt ba tiếng đồng hồ khi c̣n ở trong rạp chiếu bóng, không những bạn chỉ ở trong rạp hát mà bạn c̣n ở ngay trong cuốn phim nữa. Bạn đă trở thành một bộ phận của nó. Bạn không c̣n là một khán giả, bạn đă là người tham dự.

 

Lần tới nêu đi xem phim, hăy lưu ư. Nếu bạn vẫn giữ ḿnh ở vị trí của một khán giả, bạn sẽ không hề bị cuốn phim tác động, bởi v́ người khán giả sẽ tiếp tục biết rằng đó chẳng là cái ǵ cả. Sẽ không có ǵ xảy ra ở trong đời sống thực. Thế nhưng bất cứ khoảnh khắc nào khi bạn trở thành một  kẻ tham dự, nó sẽ không c̣n là chuyện không có ǵ mà trở thành mọi thứ. Ở đây bạn không c̣n tỉnh thức, trên màn h́nh giấc mơ hư cấu trở thành hiện thực. Ở đây, khi bạn  sực tỉnh trở lại và trên màn h́nh giấc mơ hư cấu trở thành giấc mơ hư cấu trở lại.

 

Thế nên câu hỏi nguyên vẹn được đặt ra là: Bạn đang làm ǵ trên thế gian này? Bạn tham dự vào hay chỉ đóng vai một khán giả? Nếu bạn là người tham dự, bạn trở thành giả và cuộc đời biến thành thực. Chính bạn là người mang thực tại vào thế gian này và rồi thế giới này biến thành thực. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn: Bạn có thể thu hồi nó lại. Lúc đó bạn trở nên tỉnh giác, và rồi thế giới bắt đầu trở nên hư ngụy. Thực tại của thế gian hoàn toàn tùy thuộc vào vị trí của bạn, bao nhiêu phần bạn là người tham dự và bao nhiêu phần bạn là kẻ chứng nhân. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi của một chứng nhân đó, bạn sẽ thấy Ấn Độ giáo quả t́nh rất đúng khi cho rằng thế gian này chỉ là mộng ảo –maya.

 

Takan cũng rất đúng khi bảo rằng tất cả chỉ là giấc mộng, là bào ảnh nhấp nhô -sống và chết. Lời cuối cùng của Takan cũng là lời đầu tiên –đây là toàn bộ của câu chuyện.

 

Thế nhưng chúng ta đă trút hết vốn liếng đời vào những hệ thống tín ngưỡng của ḿnh. Bạn phải nhận thức rơ một điều -nếu bạn không bị dính mắc vào, bạn sẽ trở nên tỉnh giác. Một người đang yêu một người –điều này có thể làm bạn cười. Tất cả những kẻ yêu nhau trước mắt những người không yêu đều trông có vẻ lố bịch. Tất cả những người đang yêu đều có vẻ ngây ngô, ngu xuẩn, điên điên. Đó là lư do tại sao chúng ta nói rằng một người đă bị rơi vào lưới t́nh. Đă bị rơi vào –có nghĩa là y không c̣n đứng thẳng nữa, sẽ không c̣n tỉnh táo trước những việc ḿnh đang làm. Đó cũng là lư do mà người ta gọi những người đang yêu là mù quáng, bởi v́ t́nh yêu là mù quáng. Điều đó đúng, dĩ nhiên là đối với những ai không bị dính mắc vào. Thế nhưng đối với những kẻ đang yêu, đây không phải là một cơn mộng ảo mà là một thực tại duy nhất đang hiện hữu. Tất cả những thực tại khác đều biến mất, chỉ c̣n một thực tại này thôi.

 

Khi hai kẻ đang yêu tay trong tay sánh bước cùng nhau, họ không c̣n sống trong cái thế giới mà bạn đang sống.. Họ có thế giới của riêng ḿnh, một thế giới cách biệt. Thế nên quả là điều dễ hiễu khi thấy những người ngoại cuộc không thich những kẻ đang yêu -bởi v́ những người yêu nhau không sống trong cùng một thế giới với họ, mà biệt lập riêng tư. Họ có một thứ ngôn ngữ riêng. Họ cảm thấy quá đủ; chỉ có nhau trong đời là đủ rồi. Nếu cả cái thế giới này có tan biến đi, họ cũng không cần quan tâm đến, không một mảy may. Mà không chừng thế giới này có vẻ như là một chướng ngại đối với họ. Những kẻ yêu nhau muốn được để yên, không bị quấy rầy. Họ đang đi vào một thực tại hoàn toàn khác biệt.

 

Nhưng một khi t́nh yêu tan biến, ngay cả những kẻ đă từng yêu say đắm này cũng sẽ bật cười về những ngày tháng cũ của ḿnh. Họ sẽ thốt lên, “Ồ, tại sao ta lại điên khùng dại dột như thế!” Vâng, đó là tất cả những ǵ mà các người lớn tuổi thường nói -họ bảo rằng sao lúc trẻ họ lại có thể rồ dại đến như vậy. Điều này không có nghĩa là bây giờ họ trở nên khôn ngoan hơn. Nếu họ được trẻ trở lại, nếu có một phép mầu nào đó xảy ra biến họ trở lại tuổi thanh niên, rồi họ cũng sẽ lại điên khùng dại dột như thế.

 

Thực ra, bây giờ cái ông già này sẽ bắt đầu t́m đến với đền chùa, hoặc thánh đường Hồi giáo, hoặc gurudwara, hay nhà thờ -bây giờ th́ ông ta bắt đầu sống trong một cơn mộng khác, cơn mộng tôn giáo. Bây giờ th́ y nói chuyện với Krishna, vớí Phật, với Chúa… Trước kia th́ y tṛ chuyện với người t́nh yêu dấu của ḿnh –có khi cách xa nhau đến cả hàng ngàn dặm, nhưng vẫn không ngừng nói chuyện và tâm hồn y luôn tràn ngập h́nh ảnh của nàng. C̣n bây giờ th́ y nghĩ về Krishna, về Chúa, về Thượng Đế. Lại bắt đầu đi vào một cơn mộng khác.

 

Quả là điều dễ dàng khi bỏ rơi một cơn mộng này để đi vào một cơn mộng khác. Nhưng lại là một điều rất khó khăn khi buông bỏ hoàn toàn tất cả những giấc mộng –đó là đặc điểm của Thiền. Thiền khẳng định: Thật là chuyện vô nghĩa khi thay đổi một cơn mộng này bằng một cơn mộng khác. Bạn cứ tiếp tục xây đắp những cơn mộng mới, nhưng bản chất vẫn y nguyên, không có ǵ thay đổi. Và nếu bạn mơ tưởng đến một cách mănh liệt, với tất cả niềm tin sâu sắc, không một chút hoài nghi, không khởi dây nghi vấn, bạn có thể biến đổi giấc mơ thành sự thật.

 

Có một trong những câu xưa nhất trong Thánh kinh đă nói rằng: “Người ta suy niệm cái ǵ, người ta trở thành cái đó.”  Vâng, chính bạn sáng tạo ra thế giới của riêng ḿnh và cũng tạo ra chính ḿnh. Những ư tưởng biến thành những thực tại. Tin tưởng một cách sâu sắc, những ư tưởng rồi sẽ trở thành những thực tại cụ thể -một sự vật cụ thể không là ǵ khác hơn ngoài ư tưởng được kết tụ lại. Tất cả mọi thực tại trong đời sống này thoạt tiên được phát khởi như là một ư tưởng.

 

Hăy nh́n xem: Chiếc máy bay ban đầu chỉ là một ư nghĩ thoáng qua trong đầu óc của ai đó. Có thể cái ư nghĩ này đă tồn tại măi trong đầu óc của rất nhiều người khác. Phải đợi đến cả hàng ngàn năm sau cái ư nghĩ này mới biến thành sự thật, chuyện đó không thành vấn đề. Con người đă từng mơ ước được bay lượn như chim. Từ thuở xa xưa, con người đă từng có ước mơ như thế -và cái ư tưởng này cứ luôn luôn bền bỉ, cứ luôn luôn dai dẳng. Cho đến một ngày, ư tưởng đă biến thành sự thực.

 

Tất cả những phát minh khoa học không là ǵ khác hơn ngoài những giấc mơ dai dẳng của nhân loại. Nếu bạn cứ tiếp tục, cứ khăng khăng tiếp tục –không ngừng thể nhập vào giấc mơ đó hàng trăm ngàn lần, trút vào đó tất cả những năng lực của ḿnh, đầu tư vốn liếng đời ḿnh vào đó, đến một ngày nó sẽ trở thành thực tại. Nó sẽ không thể nào vuột khỏi tay bạn; điều cần thiết duy nhất là sự bền bỉ kiên tâm.

 

Đó cũng là những ǵ mà nền vật lư hiện đại đă nói đến -ở một góc cạnh hoàn toàn khác biệt. Nhà bác học Abert Einstein đă vô t́nh mang Thiền học vào ngành vật lư đương đại. Ngành vật lư đương đại cho rằng vật chất và năng lượng có thể được chuyển đổi. Những nhà tâm lư học luôn luôn khẳng định rằng tư tưởng có thể được chuyển đổi thành những sự vật cụ thể, và tất cả những sự vật cụ thể vốn chỉ là những ư tưởng. Một ư tưởng được kết tụ sẽ biến thành một sự vật cụ thể, nó là một vật chất hoá. Cùng một ư niệm này, bây giờ ngành vật lư đương đại cho rằng vật chất và năng lượng có thể được chuyển đổi. Ư tưởng là năng lượng, sự vật là vật chất. Cái công thức vĩ đại của Einstein, E=mc2, đánh dấu một bước ngoặc cực kỳ quan trọng. Bất cứ cái ǵ mà bạn gọi là vật chất không phải là vật chất, nó cũng là tư tưởng như bất cứ những tư tưởng nào khác.

 

Eddington được biết đă từng phát biểu: “Càng nh́n kỹ vào thực tại chừng nào, tôi càng có cảm tưởng rẳng nó xuất hiện như là một ư tưởng hơn là một sụ vật cụ thể.” Và bây giờ trong giới khoa học hiện đang có những bàn căi nổi cộm liên quan đến khái niệm về những thực tại thay phiên. H́nh học Euclid xây dựng lên một loại h́nh thực tại. H́nh học phi-Euclid xây dựng lên một loại h́nh thực tại khác, hoàn toàn đối nghịch. Bây giờ người ta đang đề cập đến rất nhiều loại h́nh toán học khác nhau, rất nhiều hệ thống luận lư khác nhau. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nh́n. Nếu bạn tin vào một hệ thống luận lư, bạn sẽ bắt gặp một thực tại dựng nên bởi hệ thống này, nếu bạn không tin bạn sẽ không bao giờ gặp v́ một lẽ đơn giản là bạn không hề đi vào chiều kích đó.

 

Thế nên thực tại không bao giờ có một, có rất nhiều thực tại khác nhau. Và không phải bạn đang sống trong một đơn vũ trụ mà trong một đa-vũ-trụ. Có rất nhiều chuyện xảy ra hằng ngày, nếu nh́n kỹ rồi bạn sẽ thấy.

 

Một đứa trẻ đang sống trong một thế giới khác biệt -ở đó, sự phân cách giữa thực và giả chưa hề được khởi dậy. Có thể đó là lư do tại sao chúng ta đều hoài niệm về tuổi thơ của ḿnh với nỗi nhớ khôn nguôi. Tất cả chúng ta đều xem đó như là một quảng thời gian tuyệt vời, khó tin, kỳ diệu. Tất cả những kỳ diệu đó là ǵ? Đó là, không có một sự phân cách nào giữa thực tại và mộng mơ -bạn có thể trôi tuột một cách dễ dàng từ cơn mơ này sang cơn mơ khác; không hề có bất cứ chướng ngại nào.

 

Đứa trẻ không hề gặp bất cứ vấn nạn nào v́ nó không có những niềm tin cố định. Đó là những niềm tin không vững chắc … chưa có niềm tin nào trở thành một hiện tượng ổn cố, chưa có niềm tin nào trở thành một sự kiện cụ thể. Tất cả như ở trong thể lỏng, tuôn chảy -đứa trẻ và ư thức của nó cũng thế.

 

Nam giới cũng sống trong một loại h́nh thực tại khác với nữ giới, bởi v́ họ sống trong một hệ thống suy tưởng, hệ thống niềm tin khác biệt.  Thế giới của đàn ông là thế giới của xông xáo, năng nổ; thế giới của phụ nữ là thế giới của tiếp thu, cảm thụ. Tất cả những ǵ mà họ hành động, suy nghĩ, tin tưởng đều rất mực khác biệt.

 

Khi người đàn ông nghĩ đến phụ nữ, họ thường nghĩ đến t́nh yêu mà không hề nghĩ đến hôn nhân. Khi người phụ nữ nghĩ về đàn ông, trước tiên họ nghĩ đến hôn nhân. T́nh yêu là thứ yếu, đời sống được đảm bảo là ưu tiên. Nàng sống trong một thế giới khác biệt -điều này có thể thay đổi trong tương lai, tuy nhiên trong quá khứ, vấn nạn duy nhất của người phụ nữ là làm thế nào để có được một đời sống an toàn. Nàng rất mực ẻo lả, mỏng manh, yếu ớt, luôn luôn lo sợ. Tất cả thế giới chung quanh đều do đàn ông xây dựng lên, nàng như là kẻ lạ mặt ở trong đó. Điều cần thiết của nàng là sự an sinh. Thế nên khi yêu ai, cái ư niệm đầu tiên, cái tư tưởng nhen nhúm đầu tiên là làm thế nào để có được một cuộc sống đảm bảo, an toàn. Nàng hầu như không muốn có quan hệ t́nh dục với người đàn ông, trừ phi sau khi đă thành hôn. Hôn nhân là chính, mọi chuyện khác rồi sẽ theo sau.

 

Đàn ông ít quan tâm lắm đến chuyện hôn nhân, rất ít, hay thực ra là không quan tâm chút nào. Nếu phải chấp nhận hôn nhân, họ chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng -bởi v́ hôn nhân đồng nghĩa với trách nhiệm. Hôn nhân có nghĩa là câu thúc, là bị cầm tù. Bây giờ th́ bạn không c̣n được tự do la cà, ve vản những người đàn bà khác. Thế nên đối với người đàn ông, hôn nhân chẳng khác ǵ một nhà tù, c̣n đối với phụ nữ, hôn nhân là chỗ dựa an toàn, là mái ấm. Với phụ nữ, hôn nhân đồng nghĩa với tổ ấm gia đ́nh nhưng với đàn ông, đó là kiếp sống nô lệ. Khác nhau hoàn toàn về niềm tin, đàn ông và phụ nữ hành động một cách hoàn toàn khác biệt. Hệ quả là những xung đột niềm tin.

 

Một người thanh niên cũng sống trong một thực tại thế giới khác với một người già. Đối với người trẻ, cái chết hầu như không hiện hữu. Cái chết chưa hề là một bóng đen che lấp hệ thống niềm tin của y; y sống tưởng như là không bao giờ chết. Y ôm ấp rất nhiều hoài bảo về tương lai, y muốn làm nên những chuyện lấp biển vá trời, như muốn chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng: “Ta đang có mặt ở đây. Cả thế giới nên biết là ta đă đi vào đời.”

 

 

Một cậu bé thỏ thẻ với mẹ, “Thế giới này đă đổi thay nhiều lắm.” Bà mẹ rất ngạc nhiên trước lời nhận xét này, v́ cậu bé chỉ mới lên năm. Y đă trông thấy ǵ trong cái thế giới này để cho rằng nó thay đổi khá nhiều? Bà liền hỏi con, “Con muốn nói ǵ khi cho rằng thế giới này đă thay đổi khá nhiều?  Mẹ có thấy ǵ khác lạ đâu kể từ khi con sinh ra? Năm năm đâu có lâu lắc ǵ. Mà sao con biết? Con chưa sống đủ lâu để có thể nhận xét một điều như thế.”

 

Cậu bé trả lời với mẹ, “Vâng, thế giới đă thay đổi nhiều lắm. Bởi v́ bây giờ đă có mặt con trong đó.” Thế giới chắc chắn là không c̣n giống như cũ nữa rồi. Và tất cả mọi người, lúc c̣n trẻ, đếu muốn chứng tỏ cái nhuệ khí hăm hở vào đời của ḿnh. Cái chết chưa là một vấn đề, tất cả trước mắt chỉ là đời sống.

 

Nhưng khi người thanh niên bước vào cái tuổi tri thiên mệnh, đời sống bắt đầu cạn kiệt. Cái chết trở thành nỗi ám ảnh lớn –nó là bóng đen trùm phủ lên mọi thứ. Bây giờ th́ y không c̣n những khát vọng cháy bỏng nữa, bây giờ th́ y không c̣n muốn chứng tỏ điều ǵ nữa. Y biết chắc một điều là ḿnh sẽ biến mất trên cơi đời này chỉ nội trong vài ngày, vài tháng, hoặc vài năm tới –ngày ra đi càng lúc càng được rút ngắn lại. Bây giờ c̣n th́ giờ đâu nữa để mà chứng tỏ cái ǵ. Bây giờ y biết rằng dù có làm bất cứ điều ǵ cũng chẳng chứng tỏ được ǵ, cũng chẳng ai buồn quan tâm.

 

Y đă sống trọn cuộc đời ḿnh, và bây giờ mọi phiền năo đă ổn cố. Y đă không c̣n những khát khao tham vọng. Đôi mắt đă không c̣n đầy ắp những giấc mơ thuở nào -đôi mắt đă tràn ngập sợ hăi, đôi mắt đă tràn đầy nỗi chết. Bước chân của tử thần như lảng vảng quanh đây. Cho dù muốn chạy y cũng không thể nào chạy nỗi. Không bao giờ -đi lên cầu thang cũng đă đủ làm y thấy mệt, đă thở hỗn hễn rồi. Y đâu c̣n thích thú thưởng thức những món ăn mà trước đây ḿnh yêu thích, đă không c̣n cả thú yêu đương. Mọi chuyện hầu như tan biến dần … từng tí một, y đang bước vào nỗi chết. Và tử thần đang đứng đợi trước hiên nhà, y cần phải thanh thỏa với cái chết.

 

Bây giờ th́ y nghĩ về Thượng Đế. Bây giờ lần đầu tiên trong đời, những đền chùa bắt đầu trở nên có ư nghĩa đối với y. Y đă bao nhiêu lần đi ngang qua những đền chùa đó, nhưng chẳng bao giờ để mắt đến.

 

Đ́ều mà tôi đang muốn nói với bạn là, chúng ta đang đi trên những lối ṃn khác nhau. Con đường đó y đă bao nhiêu lần đi ngang qua, ngôi chùa luôn ở đó -thế nhưng nó như chưa hề có mặt. Đối với y, nó không hề có mặt ở đó, nó không hề là một phần trong thực tại đời sống của ḿnh. Những tiếng chuông chùa chưa một lần vang vọng, v́ tai y đầy ắp bởi bao nhiêu thứ âm thanh khác. Âm thanh của đồng tiền rất mực quyến rũ, y c̣n đang măi mê chạy theo những tham vọng và cái ngă của ḿnh, bận tâm đến việc tranh dành quyền lực –ngôi chùa đó chưa hề hiện hữu bao giờ. Đó là một thực tại cách biệt xa vời –mà có hay không cũng chẳng có ǵ quan trọng.

 

Nhưng bây giờ bỗng dưng tiền bạc, quyền lực đă không c̣n ư nghĩa. Y đă không c̣n chạy theo quyền lực và danh vọng nữa. Bỗng dưng ngôi chùa hiện ra, với đủ mọi góc cạnh. Rạp hát biến mất, đàn bà biến mất, tiền bạc biến mất, những bạn bè, hội nhóm -tất cả đều biến mất. Bỗng dưng ngôi chùa hiện ra ở đó, như một cơi thực. Cái chết đă trở thành một bộ phận trong hệ thống tín ngưỡng của y, thực tại đời sống của y đă thay đổi.

 

Nhà Thiền cho rằng đây là cách mà người đời cứ tiếp tục chạy ḷng ṿng từ một hệ thống niềm tin này chuyển sang một hệ thống niềm tin khác. Nay thay đổi chỗ này một ít, mai thay đổi chỗ kia một ít -thế nhưng cái hệ thống niềm tin cứ măi vây chặt lấy chúng ta. Thế th́ có cách nào để ta có thể buông bỏ tất cả những hệ thống niềm tin? Vâng, dĩ nhiên là có cách –và chỉ khi nào ta buông bỏ tất cả các hệ thống niềm tin, lúc đó ta mới có thể biết được chân lư là ǵ. Thế nên cái được gọi là thực tại không phải là thực tại, cái được gọi là thực tại chẳng qua chỉ là một cách gọi tương đối của thế gian. Chân lư  không thể nhận thức được bởi bất cứ hệ thống niềm tin nào –cái hệ thống niềm tin của bạn đă làm ô nhiễm nó, đă xâm nhập vào và làm biến chất nó.

 

Ta chỉ có thể đến được với thực tại như một kẻ khỏa thân, không xiêm y, ḿnh trần thân trụi. Không giáo điều, học thuyết. Đó là lư do tại sao mà Thiền rất mực chống đối kinh điển, học thuyết. Chống lại cả lề thói suy nghĩ. Đừng mang cái tâm thức sẵn có của bạn để đi t́m thực tại. Bằng không bạn cũng sẽ t́m thấy một cái ǵ đó mà thực ra nó không hề hiện hữu. Bạn sẽ t́m ra một cái ǵ đó –v́ nếu bạn muốn thấy nó bạn sẽ t́m ra. Nếu bạn tin, bạn sẽ t́m thấy –nó c̣n đẹp đẽ tuyệt vời nữa là khác. Bởi v́ bạn sẽ tạo ra nó, không khó khăn ǵ. Cái tâm của bạn luôn vẽ ra đủ chuyện: Hăy cảnh giác với cái tâm này.

 

Thế cho nên, không phải chỉ là khoa vật lư đương đại mà c̣n là toàn bộ triết lư đứng đằng sau khoa thôi miên học, trải qua thời đại kể từ Mesmer cho đến Coué. Đây là toàn bộ triết lư của thôi miên, thôi miên thuật: Cứ tin vào nó, rồi nó sẽ như thế. Coué đă từng đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân của ḿnh: “Hăy tin rằng t́nh trạng của bạn đang được cải thiện từng ngày, hăy tin là sức khoẻ của bạn ngày càng khả quan hơn. Hăy tin như thế.” Và nếu bạn tin mạnh mẽ như thế, tin không một chút hoài nghi, điều bạn tin tưởng rồi sẽ xảy đến. Căn bệnh có thể sẽ biến mất -bạn có thể làm cho nó biến mất. Nếu bạn tin tưởng một cách vững chắc, căn bệnh rồi sẽ biến mất. C̣n nếu như bạn khởi sự tin rằng bạn đang bệnh nặng, căn bệnh sẽ ở lại với bạn, tăng trưởng thêm.

 

Đây là giá trị tuyệt vời của khoa thôi miên, bởi v́ con người sống trong thế giới tâm thức của họ. Và bởi v́ họ sống trong thế giới do tâm tạo, thôi miên trở thành rất mực hữu ích. Nó có thể mang đến cho bạn những niềm tin tốt hơn. Nó không thể mang đến cho bạn chân lư, sự thực –hăy nhớ như vậy- nhưng nó có thể mang đến cho bạn những giấc mơ tốt đẹp. Tốt hơn là tin rằng bạn đang khoẻ mạnh hơn là tin rằng ḿnh đang bệnh hoạn. Nếu bạn tin rằng ḿnh đanh bệnh th́ rồi bạn sẽ bệnh thôi.

 

Lúc tôi c̣n là một sinh viên đại học, một trong những vị giáo sư của tôi là người cực kỳ chống đối khoa thôi miên. C̣n tôi th́ luôn luôn yêu thích môn này -bởi v́ trong cả hai cách thế, khoa thôi miên đều rất mực quan trọng. Thứ nhất, nó có thể giúp bạn sống trong một hệ thống niềm tín tốt hơn. Thứ hai, nó có thể giúp bạn cảnh giác rằng tất cả chỉ là những hệ thống niềm tin -sức khoẻ và bệnh tật, mạnh và yếu, hạnh phúc và bất hạnh, thiên đàng và địa ngục, tất cả chỉ là những hệ thống niềm tin. Chính khoa thôi miên cũng đă chứng tỏ cho bạn thấy điều đó.

 

Thế nên khoa thôi miên, một mặt có thể giúp bạn sống trong những giấc mơ tốt đẹp hơn, mặt khác nó cũng có thể giúp bạn cảnh giác rằng tất cả đều chỉ là những cơn mộng. Từ đó bạn có thể bước thêm một bước đi vào một cảnh giới thôi miên cao hơn –và cảnh giới này trở thành giải-trừ-thôi-miên. Thôi miên cao hơn có nghĩa là buông bỏ thôi miên. Hăy nhận thức rơ -rằng bạn có thể thay đổi niềm tin của bạn, có thể thay đổi thực tại của bạn, rồi một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, bây giờ bạn có thể buông bỏ tất cả mọi niềm tin –và cuối cùng, tất cả những thực tại tương đối đều biến mất. Khoa thôi miên đă không cất bước đi tối hậu của giải-trừ-thôi-miên. Trong thực tế, những nhà thôi miên thuật cho rằng giải-trừ-thôi-miên là một cái ǵ đó chống lại khoa học thôi miên của họ. Thực ra không phải thế. Đây là thành tựu cuối cùng của nó. Khởi đi từ thôi miên để tiến đên giải-trừ-thôi-miên.

 

Thiền là một giải-trừ-thôi-miên. Tất cả các tôn giáo khác đều là thôi miên thuật, thế nên tất cả các tôn giáo khác chỉ mới đi những bước khởi đầu. Thiền đă đạt đến cứu cánh tối hậu. Không có một tôn giáo nào khác sẽ thỏa măn bạn; nó sẽ chỉ cho bạn một hệ thống niềm tin tốt hơn, nó chỉ giúp bạn hạnh phúc hơn. Và bạn có thể thấy rơ điều này -tại Mỹ người ta có tất cả, nhưng những điều này không giúp người ta có hạnh phúc. Họ đă không có được một hệ thống thôi miên tốt. Tại Ấn Độ, người ta không có ǵ cả, nhưng người ta vẫn hạnh phúc. Họ đă nhận được một h́nh thái thôi miên tốt hơn -sự khác nhau chỉ là vấn đề thôi miên ru ngủ. Nước Mỹ đă có đủ tất cả mọi thứ để có thể sống hạnh phúc, nhưng mất đi cái đầu mối liên kết, một loại thôi miên tốt hơn -thực ra đó là sự sai lầm trong thái độ sống. Thế nên có thể bạn đă có tất cả. Một xă hội giàu mạnh, khoa học giúp bạn một ngàn lẻ một phương tiện tân tiến để sống. Thế nhưng vẫn khốn khổ. Bởi v́ đă thiếu đi một đầu mối –và rồi khoa học cũng chẳng giúp ích được ǵ cho bạn cả, trừ phi bạn thay đổi hệ thống niềm tin của ḿnh.

 

Ở Ấn Độ bạn có thể bắt gặp một người ăn mày nhưng y hạnh phúc không kém một vị hoàng đế. Y chẳng có ǵ để sống hạnh phúc, ngoại trừ một điều –y có cả một niềm tin ru ngủ. Y tin rằng đây là sự an bài của Thượng Đế. “Đây là điều mà Thượng Đế muốn tôi phải như thế và Ngài sẽ lo liệu cho tôi. Đây là phần số của tôi.” Y tự ḿnh hoà giải với số mệnh. Y nghĩ rằng, “Tôi đă tạo nên những ác nghiệp trong quá khứ, thế nên bây giờ tôi là tên ăn mày. Không tạo ra những ác nghiệp nữa, kiếp tới tôi sẽ là một vị hoàng đế.” Chấm hết. Cực kỳ đơn giản. Chỉ cần một việc duy nhất, bây giờ y sẽ không tạo ra những ác nghiệp nữa. Quá khứ là quá khứ -bạn đâu có thể làm ǵ khác hơn? Và bởi v́ bạn không thể nào cải sửa được, thế th́ tại sao phải ch́m đắm trong khổ đau một cách vô ích như thế?

 

Khổ đau chỉ hiện hữu khi nào bạn nghĩ rằng bạn có thể làm một cái ǵ đó đối với nó. Bạn phủ nhận nó, bạn không chấp nhận thực tại trước mắt. Tại Ấn Độ người ta chấp nhận -người ta tự hoà giải ḿnh với số mệnh, thế là người ta sống hạnh phúc. Người ta không có ǵ để hạnh phúc cả -chỉ là niềm tin, một hệ thống niềm tin. Họ có một hệ thống niềm tin tốt hơn cái kiểu cách sống của người Mỹ.

 

Kiểu cách sống của người Mỹ bắt nguồn ở chỗ không có được một sự thôi miên tốt, rằng bạn không thể sống hạnh phúc -gốc rễ sâu xa là ở chỗ này. Bạn không thể nào hạnh phúc nếu bất cứ ai khác có một chiếc xe đẹp hơn xe bạn –làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Làm sao bạn có thể hạnh phúc được nếu ai đó có căn nhà to hơn căn nhà của bạn. Làm sao bạn có thể hạnh phúc dược?  -khi ai đó đang là chủ tịch, giám đốc mà không phải là bạn. Làm sao bạn có thể hạnh phúc dược?  -khi ai đó đang kết hôn với một cô gái tuyệt trần mà không phải bạn. Làm sao bạn có thể hạnh phúc dược? Thế nên bạn không bao giờ cảm thấy đủ về bất cứ những ǵ mà bạn đang có, bởi v́ những người khác có vẻ như đang sống trong lạc thú, sung sướng hơn bạn -ở đó đời sống mê ly hơn. Vườn cỏ của nhà hàng xóm luôn luôn xanh hơn vườn cỏ nhà bạn -bạn cứ măi hoài sống trong sự so sánh.

 

Ở phương Đông, tất cả những ǵ mà bạn có trong tay đều là tặng vật của Đấng Tối Cao. Đây là những ǵ mà ngài muốn bạn đón nhận: đón nhận với tất cả ḷng trân trọng biết ơn. Không có sự tranh đua, không có sự so sánh với tha nhân. Chỉ là một đơn thuần chấp nhận. Hệ thống niềm tin này tạo nên một thái độ sống lành mạnh hơn. Thôi miên học v́ thế có thể dạy cho bạn làm cách nào để có một thái độ sống lành mạnh hơn, tích cực hơn, làm thể nào để có thể mê đắm trong những niềm tin tích cực -bởi v́ người đời đang đắm say trong những niềm tin tiêu cực. Đó là công việc mà những tôn giáo khác đang làm; nhưng chỉ mới làm nửa vời. Cũng tốt thôi -bởi v́ thà là có một niềm tin tích cực hơn là một niềm tin tiêu cực. Thay v́ tạo ra những khổ đau do bởi có niềm tin sai lầm, tốt hơn là tạo ra hoan lạc khi có niềm tin tích cực.

 

Tuy nhiên hăy nhớ cho, Thiền bảo rằng, cả hai đều chỉ là những niềm tin. Khổ đau hay hạnh phúc đều do tâm tạo. Tất cả chỉ là hư vọng. Tất cả không phải là thực tại chân thực.

 

Có một trạng thái thứ ba của con người mà ở đó tất cả mọi loại niềm tin đều được buông bỏ -tiêu cực cũng như tích cực, tất cả, toàn bộ. Khi tất cả mọi niềm tin đều được buông bỏ, lúc đó chân lư hiện bày. Trong cái thực tại này, không có khổ đau cũng không có hạnh phúc. Khổ đau phát xuất từ một hệ thống niềm tin nào đó, và hạnh phút phát xuất từ một hệ thống niềm tin đối nghịch. Một khi bạn buông bỏ hết tất cả mọi hệ thống niềm tin, cái c̣n lại là một như thị thuần khiết. Không c̣n hạnh phúc, không c̣n bất hạnh. Không c̣n thiên đường, không c̣n địa ngục.

 

Thiên đường chỉ là niềm tin, địa ngục cũng thế. Và có khả năng là những người tin rằng nếu phạm tội rồi ḿnh sẽ đi vào địa ngục. Có tất cả mọi khả năng t́nh huống như thế -v́ con người đang tiếp tay tạo ra nó. Tin tưởng vào nó và người ta sẽ tạo ra nó. Bạn có nhận thấy điều ấy không? Có hôm bạn đi ngủ với tâm hồn đầy lo âu, phiền năo, bồn chồn –đêm đó chắc chắn là bạn sẽ gặp những cơn ác mộng. Bạn thấy ḿnh đang bị tra tấn, đang bị tống vào trong những trại tập trung của Adolf Hitler, bị mật vụ hành hạ, giết chóc. Hoặc bạn nằm thấy ḿnh bị liệng xuống từ trên núi cao, những tảng đá đang rơi xuống ngực ḿnh … tất cả đều do bạn tạo ra.

 

Đi vào giấc ngủ với những ư tưởng tốt đẹp, những ước mơ, và rồi bạn sẽ gặp những giấc mộng lành. Bạn tạo ra những giấc mơ của chính ḿnh. Thiên đường và địa ngục đều là những hiện tượng giới do con người tạo dựng. Một người tin rằng ḿnh là kẻ tội lỗi, y sẽ đi vào địa ngục. Một người tin rằng ḿnh thánh thiện, suốt đời không hề làm hại ai, y sẽ lên thiên đường.

 

Thế nhưng Thiền cho rằng cả hai đều chỉ là những hệ thống niềm tin. Cả hai đều do bạn tạo dựng ra, cả hai đều hư vọng. Nếu bạn bị bắt buộc phải chọn lựa giữa hai điều hư ngụy, tốt hơn là chọn cái tích cực hơn là cái tiêu cực. Đó là bước đầu tiên của thôi miên –và khoa thôi miên vẫn c̣n nấn ná kéo dài chung quanh bước đầu tiên này. Nó cần thêm một chút hiểu biết, một chút tuệ giác. Thôi miên đang cần đến một cơn mưa Thiền.

 

Nếu thôi miên được tưới tẩm bằng cơn mưa này, nó sẽ có đủ can đảm để bước thêm một bước khác, một bước xa hơn, bước đi vào giải-trừ-thôi-miên. Thế nên việc trước tiên là giúp cho con người thay đổi những hệ thống niềm tin của họ. Đó là những ǵ mà Santosh đang tiếp tục thực hiện ở đây –anh ta đang nỗ lực kéo bạn ra khỏi cái thế giới tiêu cực của bạn để đưa vào cái thế giới tích cực. Và một khi anh ta kéo bạn ra được rồi, tôi sẽ đẩy bạn ra khỏi cái thế giới tích cực này luôn. Thế là bất cứ những ǵ mà Santosh thực hiện, tôi tiếp tục vô hiệu hoá –Tôi bắt buộc phải làm như thế.

 

Hăy nhớ rằng, thật là điều dễ dàng khi kéo bạn ra khỏi cái tích cực hơn là cái tiêu cực. Đó là điều cần được nhận thức rơ. Con người thường có thói quen bám víu vào khổ đau nhiều hơn. Con người đă được huấn luyện để nhận chịu khốn khổ từ lâu đời nên họ cứ bám chặt măi lấy nỗi khổ đau. Cũng c̣n có một lư do khác: Trong khổ đau cái ngă có mặt. Thế là bạn cứ tiếp tục bám chặt vào đó nhiều hơn bởi v́ khổ đau cho bạn cơ hội để hiện hữu. Khi bạn ở trong tận cùng khốn khổ, cái ngă chắc chắn sẽ có mặt ở đó. Khi bạn hạnh phúc, cái ngă sẽ nghỉ xả hơi, thư giản.

 

Con người sẵn sàng bước ra khỏi nỗi hạnh phúc dễ dàng hơn là sẵn sàng để bước ra khỏi khổ đau. Điều này có vẻ lạ thường, thế nhưng tôi đă làm việc với hàng ngàn người và đă quan sát kỹ. Một người hạnh phúc sẵn sàng buông bỏ niềm tin của ḿnh một cách dễ dàng, thoải mái; một người bất hạnh th́ trái lại, rất khó khăn. Người bất hạnh đă không c̣n lại ǵ cả ngoài nỗi khổ đau, thế nên y cứ măi bám chặt vào. Y sẽ than van, “Nếu tôi mất đi nỗi khổ đau này th́ rồi sẽ c̣n lại ǵ? Ngay cả khổ đau cũng bỏ tôi mà đi! Ít nhất th́ nó cũng đă cùng tôi gắn bó thân quen. Tôi đă sống với nó khá lâu rồi, đă trở thành bạn thiết của nhau.”

 

Con người hạnh phúc sẵn sàng v́ nhiều lư do. Thứ nhất, y tin rằng có thể có những nỗi hạnh phúc lớn hơn đang ở trong tầm tay. Con người bất hạnh th́ không bao giờ suy nghĩ như thế. Y nghĩ rằng, “Nếu ta đánh mất niềm bất hạnh này, có thể ta sẽ rơi vào một nỗi bất hạnh khác cay độc hơn.” Con người bất hạnh rất mực tiêu cực, bi quan. Y chỉ khăng khăng tin tưởng một điều rằng, cuộc sống không bao giờ mang đến bất cứ niềm vui nào. Thế nên bất cứ cái ǵ đang có, y cứ bám chặt vào, không muốn bị mất đi -nếu không, biết đâu y có thể càng gặp bất hạnh hơn nữa. Và nỗi bất hạnh mới càng tệ hại hơn so với nỗi bất hạnh cũ. Với nỗi bất hạnh cũ, y đă điều chỉnh và đă quen rồi, bây giờ với nỗi bất hạnh mới, y lại phải điều chỉnh và làm quen trở lại.

 

Con người hạnh phúc bao giờ cũng cảm thấy lạc quan. Y đă từng nếm được mùi vị hạnh phúc, y sẽ càng tin tưởng vào nó nhiều hơn. Thế nên y không ngần ngại để thử -để bước vào một cuộc phiêu lưu mới. Y có thể đi một chút xa hơn vượt ra khỏi giới hạn hiểu biết, để kiếm t́m –“Có thể có nhiểu hạnh phúc hơn ở nơi chốn ấy. Có thể vẫn c̣n một tầng bậc ư thức cao hơn mà ta chưa vươn tới.”

 

Đó là lư do mà tôi thường cho rằng hễ bất cứ lúc nào một quốc gia đắm ch́m trong khổ nạn, nó thường đánh mất mối liên hệ gắn bó với tôn giáo, tín ngưỡng. Ngược lại một quốc gia sống trong an lạc hạnh phúc, tôn giáo, tín ngưỡng thường được ưa chuộng nhiều hơn. Những người hạnh phúc có thể trở thành những con người tín ngưỡng dễ dàng hơn là những kẻ bất hạnh. Những kẻ bất hạnh thường trở thành cộng sản hay phát xít. Người hạnh phúc dễ dàng vươn tới những cảnh giới cao hơn -họ có nhiều tự do, nhiều nghị lực và sôi nổi hơn. Và nhất là có niềm tin hơn. Họ có thể tin vào đời sống -đời sống đă ban cho họ nhiều tặng vật, và có thể sẽ c̣n nhiều hơn nữa.

 

Toàn bộ khoa học thôi miên tựu trung có thể gói gọn lại như thế này, rằng chúng ta tạo nên cuộc sống của chính ḿnh phù hợp với hệ thống niềm tin của chúng ta. Thế nên nếu bạn muốn biết chân lư, bạn phải buông bỏ hoàn toàn mọi niềm tin –tích cực, tiêu cực, tất cả, toàn bộ.

 

Cứ tiếp tục quan sát không ngừng cách thế mà bạn đang ngắm nh́n mọi vật. Bạn sẽ thấy rằng mỗi cái nh́n của bạn đều hàm chứa một loại niềm tin nào đó đang ẩn dấu ở đằng sau. Mỗi cái nh́n đều là một sự biểu hiện của một hệ thống niềm tin. Quan sát kỹ đi. Bất cứ điều ǵ bạn nói, bất cứ cái gi bạn trông, bất cứ chuyện ǵ bạn lư giải, cứ tiếp tục lặng lẽ quan sát, bạn sẽ thấy những hệ thống niềm tin của bạn được phản chiếu khắp mọi nơi như thế nào.

 

“Con chim trên đôi cánh,” đó là cách phát biểu của một nhà thơ. “Chuyện hoàn toàn phi lư,” nhà luận lư phản đối, đúng ra phải là “Đôi cánh trên con chim”.

 

Tất cả đều tùy thuộc vào cách thế mà bạn nh́n đời sống. Nhà thơ có thể nói, “Con chim trên đôi cánh.”  Thế nhưng dưới mắt nhà luận lư, ông ta có một phương cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt. Ông ta không thể nào chấp nhận chuyện này -chuyện hoàn toàn phi lư. “Đôi cánh trên con chim” –như vậy mới phù hợp với luận lư, với thực tế hơn, gần gũi với cái thực tại mà nhà luận lư đang sống hơn.

 

 

Roshi Taji, một vị đại thiền sư, sắp viên tịch. Các cao đồ của ngài tụ tập ở chung quanh giường bệnh. Một người chợt nhớ ra là thầy của ḿnh đặc biệt ưa thích một loại bánh ngọt nên đă bỏ ra suốt nửa ngày rảo t́m trong các tiệm bánh tại Tokyo, và bây giờ đem dâng lên thầy. Với một nụ cười héo hắt, vị thiền sư đang hấp hối đón nhận một miếng bánh và trệu trạo nhai một cách chậm răi. Khi thấy vị thiền sư đang yếu dần đi, các môn đồ nghiêng sát vào thầy và thỉnh cầu ngài có thể ban cho họ một bài kệ hay không.

 

“Vâng. Ta sẽ,” vị thiền sư trả lời.

Các đệ tử nghiêng sát vào hơn, thiết tha, “Xin Thầy vui ḷng ban cho chúng con.”

“Bài kệ của ta. Cái bánh này ngon tuyệt!” Xong, ngài qua đời.

 

 

Một vị Thiền sư không nói về Thượng Đế, không nói về cái chết, không nói về cảnh giới bên kia. Ông ta nói về những ǵ xảy ra ngay lúc ấy. Thiền sư Taji đang trệu trạo nhai một miếng bánh; đó chính là thực tại. Trong khoảnh khắc đó, cái này mới là thực tại chân thực. Những ǵ xảy ra ngay lúc ấy mới là thực tại chân thực. Câu trả lời của ngài quả t́nh là rất mực bất ngờ: “Bài kệ của ta. Cái bánh này ngon tuyệt!” –nhưng lại biểu thị cái khoảnh khắc đó một cách tuyệt vời. Bạn không thể nào tưởng tượng ra một người theo Ramakrishna, một người Cơ Đốc giáo, hay một người Hồi giáo có thể phát biểu như thế -không thể nào. Duy chỉ có một vị Thiền sư…

 

Trong khoảnh khắc này đây, cái hương vị tuyệt hảo của miếng bánh trong miệng vị Thiền sư là Thượng Đế. Trong khoảnh khắc này đây, nó chính là Chân Lư. Cái chân lư của khoảnh khắc này là tất cả những ǵ đang có mặt ở đó. Ngay cả khi đang hấp hối, một vị Thiền sư cũng sẽ không mang ra bất cứ hệ thông niềm tin nào, cũng sẽ không mang ra cái tâm chấp ngă của ḿnh. Ông ta luôn an lạc trong thực tại chân thực trước bất cứ cái ǵ đang hiện hữu.

 

 

Tôi đang đọc về một giấc mộng tuyệt vời của J. B. Priestly. Xin hăy lắng nghe và quán chiếu.

 

“Tôi mơ thấy ḿnh đang đứng đơn độc trên chóp đỉnh của một ngọn tháp cao ngất trời, dơi mắt nh́n xuống dưới là vô số chim chóc, tất cả đang bay lượn về cùng một hướng. Mọi loại chim hầu như đều đủ mặt, tất cả các loại chim trên thế gian này. Trong tầm nh́n bao quát, đây là cả một dăi thiên hà rộng lớn của những loài chim.

 

Bây giờ trong một cung cách đầy bí ần, tốc độ bỗng dưng được thay đổi, ṿng quay thời gian chạy nhanh hơn khiến cho tôi nh́n thấy được cả hàng thế hệ chim chóc diễn ra trước mắt, trông thấy chúng đập vỡ những chiếc vỏ của ḿnh, tung cánh vào đời, rồi già yếu, chập choạng bay, và chết. Từng đôi cánh phát triển lên chỉ để tan ră, những thể xác đang mượt mà sinh lực chỉ trong chớp mắt đă rỉ máu, quéo quắt, héo hon; và rồi cái chết ùa đến khắp nơi trong từng giây phút. Thế th́ tất cả mọi phấn đấu mù quáng hướng đến đời sống này, cái thao thiết được vận dụng đôi cánh này, tất cả cái nỗ lực sinh học lớn lao vô nghĩa này, có lợi ích ǵ đâu? Khi tôi đang chăm chú nh́n xuống, hầu như chỉ mới nh́n thoáng qua cái lịch sử nhỏ bé hèn mọn của từng tạo vật, tôi không khỏi cảm thấy ḿnh đau buồn đến tận tâm can. Tốt nhất là nếu không có một ai trong bọn chúng, không có một ai trong chúng ta được sinh ra, tốt nhất là nếu nỗ lực này chấm dứt vĩnh viễn.

 

Tôi vẫn đứng ở trên cái tháp đó, một ḿnh đơn độc, buồn rầu chán nản, nhưng rồi cái tốc độ lại thay đổi một lần nữa và ṿng quay thời gian trôi qua càng nhanh hơn, nhanh đến độ bây giờ không c̣n phân biệt được sự chuyển động của đàn chim, tất cả giống như một thảo nguyên bao la được trồng cấy với những lông chim. Tuy nhiên dọc theo thảo nguyên này, bây giờ là một ngọn lửa trắng lung linh, chập chờn, run rẩy hối hả chạy xuyên suốt qua những thể xác kia: ngay khi vừa trông thấy nó tôi đă biết ngay rằng ngọn lửa này chính là sự sống, là bản chất uyên nguyên của một sinh thể.

 

Thế rồi ư thức bừng sáng trong tôi, bùng vỡ như trong một trạng thái xuất thần, rằng chẳng c̣n ǵ quan trọng nữa, chẳng bao giờ có ǵ quan trọng nữa, bởi v́ không có bất cứ cái ǵ khác là chân thực ngoại trừ cái ngọn lửa run rẩy, hối hả của sự sống này. Chim chóc, con người hay tất cả tạo vật chưa hề được định h́nh, chưa hề có bản sắc, tất cả chẳng là ǵ cả cho đến khi nào ngọn lửa của sự sống chạy xuyên suốt qua chúng. Nó không để lại bất cứ cái ǵ đàng sau để thương tiếc than khóc; những ǵ mà tôi đă từng cho là thảm kịch hoàn toàn chỉ là sự trống vắng của một diễn xuất vô h́nh, bây giờ tất cả mọi cảm xúc chân thực đă được nắm bắt, thánh hoá, và nhảy múa trong khúc hoan ca cùng với ngọn lửa trắng tinh tuyền của sự sống. Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ cảm thấy rất mực hạnh phúc như tôi đă có khi giấc mơ kết thúc.”

 

 

Đây là h́nh ảnh toàn bộ đời sống của chúng ta. Một cơn mơ dưới hàng triệu sắc tướng, một cơn mơ dưới hàng triệu danh hiệu, môt cơn mơ dưới hàng triệu nhân dáng. Chúng ta trở thành cái này, chúng ta trở thành cái kia. Chúng ta sinh ra, sống, yêu đương, làm đủ một ngàn lẻ một chuyện, rồi chết. Mà thực sự ra, tất cả đều chỉ là sắc tướng. Chỉ là những sợi sắc không, những bóng mờ trống rỗng.

 

Chỉ có ngọn lửa của sự sống là thực tại chân thực -ngọn lửa trắng tinh tuyền của sự sống. Để có thể nhận ra được ngọn lửa trắng này, con người phải buông bỏ tất cả mọi sắc tướng nh́n từ đôi mắt. Đôi mắt này phải trở nên hoàn toàn trống rỗng. Thế nên, Thiền nhấn mạnh đến t́nh trạng rỗng không. Nếu bạn muốn nhận ra, bạn phải trở nên rỗng không. Nếu bạn muốn nhận ra, bạn phải trở nên không là ǵ cả. Nếu bạn muốn nhận ra, bạn phải tan biến vào trong tánh không. Chỉ trong cái tánh không này bạn mới có thể nh́n thấy được ngọn lửa của sự sống. Tất cả mọi sắc tướng đều biến mất. Cây sẽ không là cây, con người sẽ không là con người, chim chóc sẽ không là chim chóc nữa. Chỉ c̣n lại một sự sống, một sự sống bất tận.

 

Thế nhưng để nhận ra một sự sống bất tận đó, con người phải buông bỏ đời sống bám víu vào sắc tướng.

 

Bây giờ chúng ta trở lại với câu chuyện.

 

 

 

Nobunaga, một vị tướng quân tài ba của Nhật Bản đă quyết định mở cuộc tấn công địch thủ mặc dầu quân số của ông chỉ bằng một phần mười lực lượng của đối phương. Nobunaga tin rằng ḿnh sẽ chiến thắng, nhưng binh sĩ của ông ta đă tỏ ra rất hoài nghi.

 

 

Dĩ nhiên, ông ta là một vị tướng tài ba. Một vị tướng tài ba sống với niềm tin của chiến thắng, y không thể nào bị đánh bại, do bởi niềm tin vững chắc của y. Trừ phi y đang chiến đấu chống lại một chiến sĩ tài ba khác có niềm tin mạnh mẽ hơn ḿnh, y không thể nào bị đánh bại. Y rất mực vững vàng, y không hề có yếu điểm. Niềm tin của y chính là chiếc giáp sắt kiên cố.

 

Ngày xưa, một vị tướng quân tài giỏi có một tên đầy tớ. Người đầy tớ này lại đem ḷng yêu bà chủ của ḿnh. Vị tướng quân đă lên đường đi chinh chiến xa –khi trở về nhà ông ta mới phát hiện ra sự thực. Ông ta rất mực giận dữ. Là một nhà vơ sĩ đạo samurai tài ba -thế nên ông ta giao cho tên đầy tớ một thanh kiếm để thanh toán món nợ danh dự này bằng một trận quyết đấu.

 

Không thấy cơ may nào thắng trận, người đầy tớ liền thưa với vị tướng quân, “Thưa chủ nhân, tại sao ngài không trực tiếp giết tôi đi? Tôi chỉ là một tên đầy tớ hèn mọn –ngay cả không biết đến việc cầm một thanh kiếm như thế nào. Làm sao tôi có thể chiến đấu với một nhà vơ sĩ đạo tài ba, một vị tôn sư kiếm thuật có đến hàng ngàn đệ tử … Trên khắp nước này chưa chắc có ai có thể so tài nỗi với ngài -thế mà bây giờ ngài lại trao thanh kiếm này và bảo tôi quyết đấu với ngài! Tại sao ngài lại không trực tiếp giết tôi đi? Nếu ngài muốn giết tôi, cứ việc giết -việc ǵ lại phải buộc tôi so kiếm với ngài?”

 

Nhà vơ sĩ đạo trả lời, “Đây là truyền thống. Ta không thể giết ngươi, bởi v́ làm như vậy là chống lại nhân phẩm của ta. Ngươi phải chiến đấu với ta. Ngươi phải chấp nhận sự thách đấu này và bước ra đấu trường.”

 

Bây giờ th́ người đầy tớ không c̣n thấy một con đường nào khác –không cách ǵ có thể thoát khỏi vấn nạn này, y biết chắc là ḿnh sẽ khó thoát chết- trong khoảnh khắc t́nh huống thay đổi hoàn toàn. Khi thấy cái chết chắc chắn sẽ đến, y đâu c̣n ǵ để mất nữa. Khi cái chết là cầm chắc, th́ đâu c̣n ǵ để mất? Thế là y cầm lấy thanh kiếm và nhào vào nhà vơ sĩ đạo. Và rồi trong suốt cuộc đời cầm kiếm của vị tướng quân, chưa bao giờ ông ta gặp phải một địch thủ hung hản như vậy, đang chiến đấu tận sức b́nh sinh. Vị tướng quân đă buộc phải bắt đầu thối lui. Người đầy tớ h́nh như đang có một năng lực điên cuồng. Đây là một người chưa từng biết làm thế nào để cầm lấy thanh kiếm, và y cũng biết là ḿnh cầm kiếm không đúng sách vở lắm -thế nhưng đúng hay sai đâu phải là trọng điểm khi bạn đang đối đầu với cái chết? Thế rồi chỉ trong vài giây đồng hồ, nhà kiếm sĩ lừng danh đă bị dồn vào đến tận chân tường –không c̣n chỗ nào để thối lui nữa.

 

Nhà tôn sư kiếm thuật liền lên tiếng thỉnh cầu, “Thôi được rồi. Đừng giết ta trong lúc này. Ngươi có thể giết ta vài hôm sau cũng được, nhưng trước tiên, ngươi phải dạy cho ta kiếm thuật của ngươi. Ta đă chiến đấu suốt cả đời người, nhưng ta chưa bao giờ gặp được một kiếm sĩ tài ba như ngươi!”

 

Người đầy tớ cười lớn, “Chẳng có ǵ cả. Chẳng có kiếm thuật ǵ hết. Tuy nhiên khi cái chết đến gần, tại sao tôi lại không thử? Ngài th́ chơi tṛ kiếm thuật. C̣n với tôi, th́ đó là vấn đề sinh tử. Đối với ngài đây chỉ là một tṛ chơi, thế nên ngài đă không thể đặt trọn niềm tin vào. Đó là lư do tại sao ngài bị đánh bại.”

 

Quả đúng thế, đôi lúc những chuyện như vậy đă xảy ra. Nếu có người bị lâm vào đường cùng, thấy ḿnh không c̣n lối thoát, y bỗng nhiên trở nên mạmh mẽ vô cùng. Thế nên một tên đầy tớ tầm thường vẫn có thể đánh bại được một nhà kiếm sĩ vơ sĩ đạo. Một chiến sĩ vơ sĩ đạo có nghĩa là người đă được huấn luyện -một người được thôi miên bằng niềm tin rằng y sẽ chiến thắng.

 

Cái khoảnh khắc mà bạn nghĩ rằng ḿnh sẽ bị đánh bại, bạn sẽ bị thảm bại. Chuyện đă từng xảy ra rất nhiều lần trong lịch sử kiếm thuật của xứ Phù Tang, rằng hai nhà kiếm sĩ đă tranh tài cao thấp với nhau trong rất nhiều năm. Họ đă thách đấu với nhau không biết bao nhiêu lần nhưng rồi vẫn bất phân thắng bại bởi v́ những hệ thống niềm tin của họ đều ngang nhau. Cả hai đều tin chắc là ḿnh sẽ thắng. Tuy nhiên những hệ thống niềm tin của họ đều tương đương, tiềm lực của họ đều tương đương. Thế nên bao nhiêu năm trôi qua vẫn chưa ai hạ được đối thủ của ḿnh.

 

Chiến thắng luôn ở về phía những ai có niềm tin cao hơn, tích cực và mạnh mẽ hơn. Nếu bạn chấp nhận sự thua cuộc một cách dễ dàng, chắc chắn bạn sẽ bị đánh bại. Chuyện như thế đă tái diễn không biết bao nhiêu lần trong lịch sử. Chuyện thường xảy ra là –các xứ giàu vẫn hay bị các xứ nghèo đánh bại dễ dàng. Ông chủ vẫn thường bị kẻ nô lệ của ḿnh cho đo ván.

 

Chuyện như vậy cũng đă xảy ra tại Ấn Độ trong suốt hơn hai ngàn năm, trải qua bao thời đại. Các xứ nghèo đă từng đánh chiếm, chinh phục Ấn Độ một cách dễ dàng. Ấn Độ lúc đó là một xứ giàu. Các xứ nghèo đói kia chẳng có ǵ để mất cả, nhưng nếu được là họ được tất cả. Cho dù có bị giết, có bị đánh bại, họ cũng chẳng có ǵ để mất mát, bởi v́ sớm muôn ǵ rồi họ cũng sẽ chết -họ đang sống trong thiếu thốn, họ đang chết đói dần ṃn. Thế nhưng Ấn Độ có rất nhiều thứ để mất. Khi bạn có nhiều thứ để mất bạn sẽ trở nên lo sợ. Khi bạn có nhiều thứ để mất, bạn trở nên thoả hiệp; bạn không mấy tin tưởng vào chiến thắng.

 

Đó là lư do tại sao nước Mỹ cứ tiếp tục bị đánh bại bởi những xứ văn hoá nghèo nàn, yếu kếm hơn. Đó có thể là Việt Nam, đó có thể là Triều Tiên, có thể là bất cứ nơi nào khác -nước Mỹ sẽ c̣n bị đánh bại ở khắp nơi, bởi v́ nước Mỹ có nhiều thứ để mất. Việt Nam không có ǵ để mất mát cả. Việt Nam là kẻ đầy tớ trong câu chuyện nói trên –nghèo nàn, chết đói. Có ǵ để mất đâu? C̣n một người Mỹ th́ luôn luôn lo lắng; y có đến cả một ngàn lẻ một thứ chuyện để lo. Y lo cho sinh mạng của ḿnh, cho lạc thú của ḿnh, cho vợ con ḿnh, đại khái những điều như thế. V́ sống trong lo sợ -y rất muốn trở về nhà. Y không muốn dính vào chiến tranh nữa, y muốn chấm dứt cuộc chiến bằng cách thế nào đó. Y không thích chiến tranh.

 

Các xứ giàu thường bị các xứ nghèo đánh bại. Cứ như là phép lạ -mà thật ra không có ǵ là phép lạ cả. Đây chỉ là một luận lư rất mực đơn giản: Kẻ giàu không thể đánh nhau với kẻ nghèo.

 

Karl Marx đă từng lên tiếng kêu gọi: “Vô sản trên thế giới, hăy đoàn kết lại. Các người không có ǵ để mất ngoài xiềng xích nô lệ.” Ông ta có lư của ḿnh –không có ǵ mất cả ngoài xiềng xích nô lệ. Bạn có thể đánh tới cùng: nếu có mất mát cái ǵ th́ chỉ là xiềng xích thôi. Và một khi bạn chiến đấu quyết liệt như thế, có thể bạn sẽ không mất ǵ cả mà là được tất cả. Toàn bộ cái thế giới này.

 

 

“Một vị tướng quân tài ba” có nghĩa là một người đă được huấn luyện kỹ lưỡng từ lúc ấu thơ, một người được thôi miên bằng niềm tin rằng y sẽ chiến thắng. Đó là kỷ cương, là nội dung của đào luyện. Như vậy, kỷ cương của giới vơ sĩ đạo là ǵ? Cơ bản, đây không phải là kỷ luật trong kiếm thuật, bắn cung, hay đô vật –đó chỉ là những chuyện thứ yếu. Điểm then chốt trọng yếu là niềm tin thôi miên ru ngủ rằng, “Tôi sẽ là kẻ chiến thắng,” rằng “không ai có thể đánh bại tôi.”

 

Trong thực tế người ta không cần phải trải qua một cuộc huấn luyện quy mô, lâu dài; không cần phải đ̣i hỏi thời gian nhiều năm -mười lăm năm, hai mươi năm. Nhà thôi miên thuật có thể tiến hành công việc này một cách dễ dàng, chỉ trong ṿng vài tháng -thế nhưng chưa có ai nắm vững chuyện này. Vâng, nhà thôi miên thuật có thể làm công việc này một cách dễ dàng, và đă có không biết bao nhiêu chuyện được hoàn thành thông qua kỹ thuật này.

 

Một nhà thôi miên Trung Hoa đă từng thí nghiệm kỹ thuật này trên một số họa sĩ nghiệp dư. Ông ta chỉ nêu ra cho họ một giả định. Ông ta thôi miên họ, đưa họ vào sâu trong giấc ngủ nhân tạo, rồi nêu lên đề nghị với họ. Với một sinh viên trường cao đẳng mỹ thuật đang học về ngành họa, ông ta nêu lên giả định với y: “Bạn là Picasso.” Ông ta cứ tiếp tục nhồi nhét ư tưởng này vào vô thức của người sinh viên: “Bạn là Picasso.” Và thế rồi, giống như phép lạ, chỉ trong ṿng vài ngày, họa pháp của người sinh viên bỗng nhiên thay đổi. Đôi tay của y trở nên nhuần nhuyễn hơn, và cái ǵ đó lập dị bắt đầu xuất hiện trong nét vẽ. Người sinh viên không hề biết chuyện ǵ đă xảy ra cho ḿnh -bởi v́ bất cứ điều ǵ mà nhà thôi miên bảo y đều được nói lên trong giấc ngủ nhanh chóng. Y không hề biết là đă được gieo vào vô thức cái ư tưởng rằng ḿnh là Picasso hay Van Gogh, thế nhưng những bức hoạ của y đă khởi sự thay đổi. Và chỉ trong ṿng vài tháng, y đă trở thành một họa sĩ tài danh. Nếu không là Picasso, ít ra y cũng là một họa sĩ nổi tiếng.

 

Nếu được đào luyện theo những phương cách thông thường, người ta phải cần ít nhất là sáu năm để đạt đến cái kết quả chỉ cần vài tháng huấn luyện bằng phương cách thôi miên.

 

Bây giờ thuật thôi miên có thể trở thành một năng lực lớn lao trên thế giới -đặc biệt là thế giới đương đại. Sẽ không c̣n cần thiết phải tốn hàng năm trường để dạy cho học sinh về những điều thông thường mà người ta có thể dạy chúng một cách dễ dàng hơn bằng khoa thôi miên học. Sẽ không c̣n cần thiết phải tốn hàng năm để huấn luyện cơ bản thao diễn cho binh sĩ diễn hành -sắp hàng, tan hàng, quay phải, quay trái, bước tới, bước lui trong ba, bốn, hoặc năm giờ đồng hồ mỗi ngày. Chỉ là chuyện điên rồ -một phương pháp thôi miên cổ điển. Đây cũng là thôi miên thuật, nhưng là phương pháp của thời đại xe ḅ. Bạn đang làm công việc hủy diệt cái cơ cấu cũ của một người để dựng lên một cơ cấu mới, nhưng với một phương cách vô cùng dă man. Công việc như thế bây giờ có thể hoàn thành dễ dàng bằng khoa thôi miên.

 

Rồi đây bạn sẽ thấy rằng, những binh sĩ sẽ được huấn luyện bởi thuật thôi miên chứ không c̣n ở trên chiến trường. Và ai là người đầu tiên biết tận dụng khoa thôi miên sẽ là người nắm chắc phần thắng.

 

 

Một người vơ sĩ đạo Nhật Bản là người được đào luyện tuyệt đối để chiến thắng. Thế nên Nobunaga biết chắc là ông ta sẽ chiến thắng, không có vấn đề … nhưng binh sĩ của ông ta đă tỏ ra rất hoài nghi. Những người lính vẫn là những người lính, họ chưa phải là những chiến sĩ vơ sĩ đạo.

 

 

 

Trên đường ra trận ông ta dừng lại ở một đền thờ Thần đạo và bảo quân sĩ: “Sau khi thăm viếng đền Thần ta sẽ bói một quẻ bằng đồng tiền. Nếu mặt đồng tiền có h́nh người lật ngữa, chúng ta sẽ thắng trận này, ngược lại, chúng ta thất trận. Không ai cải đổi được số trời.”

 

Nobunaga vào đền thờ và im lặng cầu nguyện. Xong ông ta đi ra và gieo đồng tiền. Mặt đồng tiền có h́nh người lật ngữa. Binh sĩ dưới quyền đều nức ḷng chiến đấu và ông ta đă chiến thắng trận đánh một các hết sức dễ dàng.

 

“Thật là không ai có thể cải đổi được số trời,” vị vơ quan hầu cận thốt lên cùng ông sau khi trận đánh kết thúc.

 

“Không hẵn thế,” Nobunaga đưa đồng tiền cho người hầu cận xem: Cả hai mặt đồng tiền đều giống nhau

 

Đây là một thí nghiệm thuần túy về thôi miên, nhưng ở đây ông ta đang thôi miên hoá cả toàn bộ đạo quân. Ông ta đă không dùng đến bất cứ phương pháp truyền thống thông thường nào để thôi miên hoá họ -đă không hề bảo họ tập trung nh́n vào một điểm đen trên tường, bắt họ lập lại một câu thần chú, bảo họ “nhắm mắt lại,” ông ta không nói ǵ cả. Nobunaga dùng đến một phương pháp thuần tuư, rất mực vi tế. Ông ta đi vào một đền thờ thần đạo và lặng yên cầu nguyện.

 

Binh sĩ của ông ta chắc chắn là đang tụ tập ở ngoài cửa đền để đợi chờ kết quả -chắc chắn là họ đang lo sợ. Lực lượng kẻ thù mười lần mạnh hơn, họ thua là cái chắc. Những binh sĩ này chắc chắn là đang lo lắng cho tính mạng của ḿnh -họ sẽ bị giết, sẽ bị thảm sát. Họ sẽ không c̣n trở về với gia đ́nh nữa. Một đánh với mười, mọi người đều biết chuyện này. Chỉ có ông Nobunaga này đang bị khùng nên không biết! Không có cách ǵ có thể đánh thắng, chỉ là một cuộc tự sát tập thể thôi. Thế mà ngay cả việc ban lệnh, “Hăy sẵn sàng và chờ đợi thời cơ” cũng không. Ông Nubanaga này đúng là đang lên cơn khùng –nhưng là binh sĩ, họ phải phục tùng mệnh lệnh của vị tướng quân.

 

Chắc chắn là họ đang chờ đợi ở ngoài kia với trái tim đập loạn xạ, với run rẩy và rất mực lo buồn. Thế rồi Nobunaga xuất hiện, gieo đồng tiền quẻ, và mặt có h́nh người lật ngữa hiện lên. Bây giờ, chỉ trong một khoảnh khắc đơn thuần, ông ta đă thay đổi toàn bộ cục diện. Bây giờ toàn bộ binh sĩ biết rằng họ sắp sửa chiến thắng.

 

Trong một quốc gia Đông Phương, hàng trăm năm trước đây, đă có một niềm tin tuyệt đối rằng cái ǵ sẽ xảy ra rồi sẽ xảy ra, tất cả đều do số mệnh an bài. Bây giờ th́ không c̣n nỗi lo lắng bị đánh bại nữa, bây giờ th́ toàn bộ bầu khí đă thay đổi. Họ sẽ gặt hái chiến thắng.

 

Số mệnh đang thuận lợi cho họ, trời đất quỹ thần đang ở về phía họ -thế là điều dĩ nhiên, họ trở nên nức ḷng chiến đấu. Chỉ mới một khoảnh khắc trước đây, họ đă tính đến chuyện đào ngũ, đă tính chuyện kiếm chỗ trốn. Thất bại là cầm chắc -chỉ mới khoảnh khắc trước đây thôi, với họ, thua trận là điều chắc chắn. Nhưng rồi cũng chỉ một khoảnh khắc sau đó, họ tin rằng chiến thắng sắp sửa ở trong tầm tay. Thế là họ xông ra trận. Chắc chắn là họ đă vô cùng dũng mănh trong ngày hôm đó –ai có thể đánh bại được đoàn quân này, những người đang tin tuởng rằng “số mệnh đă thuận t́nh với họ.”

 

Đó là những ǵ mà Adolf Hitler đă nỗ lực thực hiện. Và ông ta đă làm nên chuyện, hầu như đă gần đạt đến mục đích. Ông ta đă cố gắng thôi miên hoá toàn bộ chủng tộc Nhật Nhĩ Man: “Các người là giống dân Bắc Âu, là chủng tộc Nhật Nhĩ Man thuần khiết nhất trên thế giới. Chủng tộc này được sinh ra để làm nhiệm vụ thống trị thế giới, Thượng Đế đă an bài như thế. Các người là một số rất ít đă được Thượng Đế chọn lựa.” Chỉ là một chủng tộc ít oi, thế mà ông ta đă gần như chiếm trọn toàn bộ thế giới -gần như thế. Cả thế giới đă phải đoàn kết cùng nhau để chống lại ông ta, để chỉ đánh bại một con người, một quốc gia không lớn ǵ cho lắm. Thế mà ông ta đă buộc cả thế giới phải qùy gối xuống trước ḿnh. Có ǵ bí ẩn trong chuyện này? Điều bí ẩn đó là thuật thôi miên. Ông ta đă tạo ra một bầu khí thôi miên, đă tạo ra niềm tin ru ngủ: “Các người sẽ là những người chiến thắng. Định mệnh đă an bài như thế. Thượng Đế đă quyết định như thế. Nếu các người không chiến thắng vinh quang th́ các ngươi chỉ là một lũ tồi -Thượng Đế đă quyết định rồi. Giống dân Bắc Âu, chủng tộc Nhật Nhĩ Man là chủng tộc đă được chọn lựa. Thượng Đế đang trông chờ ở các ngươi!”

 

Thật ra đây chỉ là một mánh khoé cổ điển của người Do Thái mà Hitler đă học được. Người Do Thái trải qua bao thời đại luôn cho rằng ḿnh là giống dân đă được Thượng Đế chọn lựa. Trong thực tế, chính cái niềm tin ru ngủ này đă cứu vớt họ không biết bao nhiêu lần. Họ đă đối đầu với không biết bao nhiêu thảm kịch, đă bị thảm sát không biết bao nhiêu lần –không có một giống dân nào bị tàn sát, bị hành hạ nhiều đến như vậy. Thế nhưng họ vẫn sống c̣n. Và không những tồn tại mà là tồn tại với một năng lực phi thường.

 

Đâu là lư do? Đó chính là niềm tin thôi miên mà Moses đă gieo cấy vào họ. Moses là một chiến sĩ -một chiến sĩ tài ba. Và tất cả những ǵ mà ông ta xây dựng lên hiện vẫn c̣n tồn tại với thời gian: “Các ngươi là một số rất ít đă được chọn lựa, các ngươi là giống dân mà Thượng Đế chọn lựa. Tất cả các giống dân khác chỉ là tôi tớ phục dịch các ngươi; các ngươi là những chủ nhân ông. Các ngươi phải là những chủ nhân ông.” Đây chỉ là một mánh khoé cổ điển của người Do Thái. Có thể đó là lư do mà Adolf Hitler đă rất mực phẫn nộ, chống lại sắc dân Do Thái tới cùng -bởi v́ chỉ có hai giống dân được chọn lựa, người Do Thái và người Nhật Nhĩ Man. Và dĩ nhiên, đối với Hitler, người Do Thái phải bị tiêu diệt như một chứng minh rằng Thượng Đế nay đă đổi ư.

 

Người Do Thái phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Tại sao thế? Có một nguyên nhân tâm lư, nếu bạn chịu khó đi sâu vào sẽ hiểu. Mỗi lần một người Do Thái bị giết, có nghĩa là một người Bắc Âu được sinh ra. Mỗi lần giống dân Do Thái bị tàn sát, tiêu diệt, đức tin của giống dân Đức càng được nâng cao, củng cố. Bởi v́ trải qua thời gian, người Do Thái cho rằng ḿnh là chủng tộc được chọn lựa, nay bỗng dưng họ biến mất trên mặt địa cầu. Điều này là một minh chứng cho giả thiết của Adolf Hitler. Rằng Thượng Đế đă không c̣n bảo vệ dân Do Thái, rằng Thượng Đế đang bảo vệ chúng ta, người Nhật Nhĩ Man. Thượng Đế đang chống lại dân Do Thái. Họ đang biến mất trên mặt đất này.

 

Thế là toàn bộ những thành phố của người Do Thái biến mất trong giây phút. Hàng ngàn người Do Thái bị đưa vào những ḷ thiêu ở các trại tập trung trong nháy mắt –trong các ḷ điện đó, chỉ một vài giây thôi, họ hoàn toàn biến mất. Bây giờ th́ chuyện rơ ràng rằng: “Thượng Đế đang ở về phía chúng ta. Có thể là trước đây ngài đă chẳng bao giờ đứng về phía Do Thái, họ chỉ tự lừa dối ḿnh mà thôi, hoặc là bây giờ ngài đă đổi ư. Hoặc có thể là ngài bây giờ đă chán mứa những ông Do Thái này rồi -họ chẳng làm ǵ nên chuyện cả. Phải vậy không? Trải qua bao thời đại, họ đă có mặt ở đây mà có làm nên tích sự ǵ đâu, thế nên Thượng Đế đă thay đổi cách xử sự. Bây giờ ngài quan tâm đến chúng ta.”  

 

Adolf Hitler đă tạo dựng nên cái bầu khí thôi miên ru ngủ như thế. Và trong cái bầu khí thôi miên đó, chủng tộc đă trở thành quyền lực. Cũng cái chủng tộc đó vừa bị đánh bại trong Thế Chiến Thứ Nhất -chỉ mới mười năm thôi. Trong ṿng mười năm sau phương pháp thôi miên của Adolf Hitler đă thành công vực dậy nước Đức.

 

Nobunaga cũng đă phải sử dụng tiểu xảo đối với binh sĩ dưới quyền. Cái đồng tiền của ông ta có hai mặt đều giống nhau. Thế nhưng một khi bạn tin tuởng, bạn tạo ra thực tại. Đây là toàn bộ cấu trúc của thuật thôi miên, và đây cũng là toàn bộ cấu trúc của thế giới này -thế giới mà bạn đang sống.

 

Thiền muốn rằng bạn phải vượt ra ngoài. Thiền muốn bạn nhận rơ rằng thất bại của bạn  là do niềm tin, chiến thắng của bạn cũng do niềm tin, ưu điểm của bạn, khuyết điểm của bạn, bạn là kẻ tội lỗi, bạn là một ông thánh, đều chỉ là niềm tin. Tất cả đều do những niềm tin, là do tâm tạo, là tṛ chơi của tâm. Thượng Đế của bạn cũng chỉ là tṛ chơi lớn của tâm.

 

Hăy buông bỏ tất cả mọi niềm tin. Rồi thực tại tương đối sẽ biến mất và chân lư hiện bày.

 

 

 

Bây giờ là một câu chuyện ngắn, một câu chuyện Tây Tạng.

 

Trước đây lâu lắm rồi, có một khách hành hương đang loanh quanh lạc lối trong một sa mạc ở ngoài Tây Tạng. Đó là một đêm không trăng sao, trời tối đen như mực, ngọn gió mang đầy bụi cát không ngừng thổi giật từng cơn vào râu tóc y, và đôi chân y cũng đă sưng tấy lên v́ cứ măi dẫm vào những tảng đá lởm chởm sắc cạnh. Y đă hy vọng rằng ḿnh sẽ vượt qua vùng hoang dă này để đến gặp một vị đạo sư danh tiếng, nhưng niềm hy vọng đó nay đă tiêu tan. Có thể là y sẽ chết khát trong đêm nay, trước khi b́nh minh đến. Thế rồi y thiết tha cầu nguyện với Đức Phật A Di Đà –Vô Lượng Quang Phật- để xin ngài cứu giúp.

 

Lập tức, chân của y đụng phải một cái ǵ đó mà y biết chắc không phải là một tảng đá. Đấy là một cái b́nh bạc với nước tuyết vừa tan tràn đầy lên đến miệng, tinh khiết mát lạnh. Kẻ hành hương uống một trận thoả thuê, xong với ḷng tràn đầy biết ơn, y cất giọng khàn đục tán tụng chư Phật rồi lăn ra ngủ vùi trên cát.

 

Bừng tỉnh giấc vào sáng sớm hôm sau, người hành hương vội quơ tay t́m kiếm ngay cái b́nh bạc cứu mạng. Dưới ánh sáng đầu ngày y nh́n kỹ lại th́ ra đó là một cái sọ người. Chút đỉnh da thịt vẫn c̣n dính vào trên xương sọ, cho thấy là nạn nhân vừa mới chết không lâu lắm. Thêm vào đó, trong chỗ trũng của chiếc đầu lâu c̣n đọng lại một chút ǵ đó giống như năo tủy với đàn gịi đang nhung nhúc đặc kín trong cái chất sền sệt dơ dáy này. Trông thấy xong là y nôn mửa ngay tại chỗ. Trong lúc nôn mữa này đồng thời y bỗng hoát nhiên đạt ngộ. Y liền quay về nhà ngay không chút chậm trễ. Hành tŕnh t́m kiếm của y đă hoàn tất. Y đă t́m thấy vị đạo sư của ḿnh, kể cả ngôi chùa của ḿnh nữa –ngôi chùa của chiếc đầu lâu.

 

Câu chuyện này rất mực quan trọng. Cái ǵ đă xảy ra? Sự hoát nhiên đạt ngộ đă xảy đến như thế nào? Vào hồi đêm, trong cơn khát cháy bỏng của ḿnh y đă tin rằng Đức Phật đă ban cho y cái b́nh bạc này. Đó là một đêm tối trời, không trăng sao –cái b́nh kia đă được tạo nên bởi ḷng tin tưởng, bởi cơn khát của y. Y đang đứng bên bờ vực của tử thần, sắp chết đến nơi, tâm của y chắc chắn là phải ở trong t́nh trạng mộng tưởng, phóng chiếu. Cái sọ người biến thành cái b́nh bạc –y phóng chiếu. Y cho rằng năo tủy chứa trong đó là nước lạnh tinh khiết –và đă uống ngon lành. Quả đúng như thế -một khi y nghĩ rằng đó là nước lạnh tinh khiết th́ nó là nước lạnh tinh khiết, khi y nghĩ rằng đó là cái b́nh bạc th́ nó là cái b́nh bạc.

 

Bạn luôn sống trong thế giới vọng tưởng, phóng chiếu của ḿnh.

 

Rất đổi vui mừng, y cảm ơn Đức Phật và lăn ra ngủ. Vào sáng hôm sau khi mặt trời lên, y mở đôi mắt ra. Y muốn nh́n cho thật tường tận cái b́nh bạc đă cứu mạng ḿnh … nhưng đó là một cái sọ người. Chút đỉnh da thịt vẫn c̣n dính vào trên xương sọ, cho thấy là nạn nhân vừa mới chết không lâu lắm. Thật kinh tởm. Thêm vào đó, trong chỗ trũng của chiếc đầu lâu c̣n đọng lại một chút ǵ đó giống như năo tủy … nôn mửa … với đàn gịi đang nhung nhúc đặc kín trong cái chất sền sệt dơ dáy này.

 

Bạn có thể h́nh dung ra cái anh chàng hành hương khốn khổ kia. Y đang nôn mửa. Bây giờ th́ không c̣n cái b́nh bạc nữa, không c̣n chất nước mát lạnh tinh khiết nữa. Y nôn mửa. Và trong cơn nôn mửa này, một cái ǵ đó đă bừng sáng lên trong tâm thức của y. Y có thể nhận ra được rằng tất cả đều chỉ là tṛ chơi của tâm: nếu bạn cho rằng đó là cái b́nh bạc th́ nó là cái b́nh bạc.

 

Đêm hôm rồi, đă không hề có chuyện nôn mửa. Y đă uống cạn năo tủy của người chết với đàn gịi ở trong ấy, nhưng không hề nôn mửa, không có vấn đề nôn mửa. Y đă không ngừng cảm tạ Trời, Phật, với ḷng biết ơn vô hạn. Thế rồi y lăn ra ngủ, ngủ một giấc ngon lành suốt đêm, không hề có chuyện ǵ xảy ra. Thế mà bây giờ, khi trông thấy sự thực, y lại nôn mửa -chỉ mấy tiếng đồng hồ sau đó.

 

Một sự tỏ ngộ đă bừng lên -tất cả đều do tâm tạo. Và nếu tất cả đều do tâm tạo th́ đâu cần phải chạy đi chỗ nào: bạn có thể buông bỏ cái tâm ngay tại nhà ḿnh. Đó là sự hoát nhiên đạt ngộ, hăy thấy cái trọng điểm này -tất cả chỉ thuần là một ư tưởng. Nếu y thức dậy sớm hơn và bỏ đi ngay, chắc chắn là sẽ không có chuyện nôn mửa. Tất cả chỉ thuần là một ư tưởng. Nhưng ai mà biết được? –trong đêm rồi, biết đâu Phật A Di Đà đă có thể vận dụng thần thông biến ra một cái b́nh bạc như thế. Biết đâu? Những ông Phật là những người kỳ dị, có thể tạo ra những chuyện đại loại như thế. Nếu y đă uống cạn hết cái chén bạc đó đêm rồi –ai mà biết- th́ chắc cũng đă không có chuyện nôn mửa. Hoặc có thể sáng hôm sau Phật A Di Đà đă biến hoá ra cái sọ người chứa đầy năo tủy, với nhung nhúc một bầy gịi, những con gịi ghê tởm. Ai mà biết?

 

Thế nhưng đó không phải là trọng điểm. Chỉ có một điều chắc chắn là –khi bạn tin tưởng vào một cái ǵ đó bạn sống trong thực tại đó, khi bạn tin tưởng vào một cái khác, bạn sống trong một thực tại khác. Tất cả chỉ là vấn đề của niềm tin. Và tất cả những thế giới mà bạn sống đều là những thế giới do ḷng tin tạo nên.

 

Thế là hoát nhiên đạt ngộ. Chắc là y phải bật cười: cái nôn mửa đó đă là một kinh nghiệm lớn. Chắc chắn là y đă bật cười, chắc chắn là y đă hiểu rơ tất cả căn nguyên nguồn cội của vấn đề. Thế là đâu c̣n có nhu cầu đi t́m thầy nữa, y đă t́m thấy người thầy. Và cũng không c̣n có nhu cầu đi t́m ngôi chùa mà y đang t́m đến, y đă t́m thấy ngôi chùa … trong cái sọ người kia.

 

Chắc là y đang đi trở về nhà với ḷng nhảy múa reo vui, với ḷng đang mở hội; chắc chắn là y đang trở về nhà với một con người mới hoàn toàn khác biệt. Một con người không c̣n mê ngủ trong ư, trong tâm -một con người không c̣n sống trong thế giới của vọng tưởng, phóng chiếu, điên đảo. Một con người nay đă tỏ ngộ -trong sáng tuyệt đối, với tâm thức trong suốt như gương.

 

Đó là hoát nhiên đạt ngộ -satori.

 

 

[MUCLUC] [CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

For any questions, send Email to:  lecongda@aol.com
Copyright © 2006. lecongda. All rights reserved.
Revised: 12/14/06