THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

Volume 2

CHƯƠNG 10

Cầu không nước chảy

 

Cho đến khi người Do Thái và Ả Rập và các bộ lạc khác mang cái ông Thượng Đế độc quyền chủng tộc và đầy ganh tị của họ vào phương Tây; Toamy, Bacchus, Mithros và Apollo đă là những thượng đế mà con người thờ phượng. Nữ thần Diana với cây cung và mũi tên của bà. Thor được thờ phượng tại phương Bắc, thần mẫu được thờ phượng tại phương tây. Thế rồi chết và phục sinh trở thành tôn giáo của phương Tây. Người ta được dạy dỗ về phạm tội và tội lỗi. Tại sao Adam là kẻ tội lỗi? Tại sao ông ta không giống như Theseus, Jason hay Hermes?(1) Ư niệm về tội lỗi phải chăng chỉ là một tṛ gạt gẫm? Có phải mục đích chỉ là để làm cho con người phải suy tưởng về nó?

(Câu hỏi của Anand Mohammed)

 

 

 

Tôi là một người đa thần. Đối với tôi, ngoài sự hiện hữu này ra, không hề có một ông thượng đế nào cả. Thượng Đế ở chính trong đời sống, không phải ở bên ngoài. Thượng Đế là chính ngay đời sống này. Sống cuộc sống này một cách toàn vẹn tức là sống một đời sống thiêng liêng. Sống cuộc sống này một cách cục bộ tức là sống một đời sống phàm phu. Cục bộ là phi tôn giáo. Toàn bộ, nhất thể là thánh thiện.

 

Người hỏi đă đặt một vấn đề thuộc về quá khứ. Trong thời xa xưa, trên khắp thế giới, con người theo đa thần giáo -người ta thờ phượng mẹ thiên nhiên một cách giản đơn. Con người không hề có ư niệm về tội lỗi, không hề thắc mắc về chuyện phạm tội. Họ chấp nhận đời sống một cách tự nhiên. Không hề có chuyện đánh giá, không hề lư giải đời sống -luận lư chưa can thiệp vào.

 

Cái giây phút mà luận lư bắt đầu can dự, thế là bắt đầu có chuyện lên án, bắt đầu có chuyện phân ly, chia rẽ, và con người trở thành tâm thần phân liệt. Thế rồi bạn khởi sự lên án cái ǵ đó ngay chính trong con người ḿnh –cái phần này trở nên cao hơn, cái phần kia bị hạ xuống thấp, và rồi bạn mất cân bằng.

 

Thế nhưng chuyện này bắt buộc phải xảy ra; luận lư bắt buộc phải có mặt; đây là một phần của sự trưởng thành. Nó xảy đến cho từng đứa trẻ, cũng như nó xảy đến cho toàn thể nhân loại. Khi một đứa trẻ sinh ra, nó là một kẻ đa thần. Nó hạnh phúc trong cách thế mà nó hiện hữu. Nó không hề có ư niệm về chuyện phải quấy. Nó không có những khuôn mẫu, thần tượng. Nó không có những tiêu chuẩn đánh giá, phán xét. Đói, nó đ̣i ăn. Buồn ngủ, nó lăn ra ngủ. Đó là những ǵ mà các vị Thiền sư thường hay nói đến -Ở đời muôn sự thả tùy duyên, Hễ đói th́ ăn, mệt ngủ liền. Ḍng đời cứ tự nhiên tuôn chảy, không can thiệp vào.

 

Mỗi một đứa trẻ được sinh ra như là một kẻ đa thần, thế nhưng không sớm th́ muộn y sẽ đánh mất sự hồn nhiên đơn giản này. Đó là một phần của đời sống; và điều này phải xảy đến như là một bộ phận không thể thiếu của sự trưởng thành, chính chắn, và đó là số phận của chúng ta. Đứa trẻ sẽ đánh mất nó và rồi sẽ t́m ra nó trở lại. Khi đứa trẻ đánh mất nó, y trở thành một con người b́nh thường, một con người thế tục. Khi y t́m lại được, y trở thành con người của tín ngưỡng, tâm linh.

 

Sự hồn nhiên của trẻ thơ là một món rất hời, một tặng phẩm đến từ Thượng Đế. Bởi không do công khó mà kiếm được, thế nên ta phải mất nó. Chỉ khi bị mất rồi ta mới bắt đầu nhận ra ḿnh đă đánh mất cái ǵ. Thế là ta sẽ khởi sự đi t́m kiếm nó. Chính trong cái hành tŕnh t́m kiếm này, kiếm được, đạt được, trở thành nó rồi –lúc đó ta mới nhận ra sự quư giá rất mực của nó.

 

Cái ǵ xảy đến cho một vị thánh? Không có ǵ khác xảy ra -Ông ta chỉ biến thành trẻ thơ trở lại, hồn nhiên trở lại. Ông ta đă trầm ḿnh trong cái thế giới của luận lư, của phân chia, của bản ngă, của một ngàn lẻ một khuôn mẫu lư tưởng; ông ta hầu như đă muốn phát khùng lên với chuyện đánh giá. Thế rồi một ngày, khi nhận ra rằng mọi chuyện đều rất mực phi lư, ngu xuẩn, ông ta buông bỏ hết tất cả, trở về lại với hồn nhiên tuổi thơ. Tuy nhiên cái thời ấu thơ thứ hai này có giá trị bội phần hơn là thời ấu thơ thứ nhất. Tuổi thơ lần đầu của bạn là được trao cho, ngay cả bạn không hề đ̣i hỏi, nó thuần túy là một tặng phẩm.  Và đă là tặng phẩm th́ ta không thể đánh giá. Bạn chỉ đánh giá một cái ǵ đó khi bạn nỗ lực để có được, khi bạn phấn đấu để vươn tới, khi bạn phải trải qua một cuộc hành tŕnh dài để đến đích.

 

 

Hăy nghe một câu chuyện của phái huyền môn Sufi: Một người đàn ông -một hành giả đang kiếm t́m chân lư- đến viếng một vị thánh Sufi và nêu câu hỏi, “Tôi đang đi t́m kiếm cho ḿnh một vị tôn sư. Thưa ngài, tôi được nghe rằng ngài là bậc thánh giả, ngài có thể cho tôi biết những đặc tính của một vị tôn sư như thế nào không? Làm sao để tôi phán đoán được? Ngay cả nếu tôi gặp một người như thế, làm sao tôi có thể biết được ông ta sẽ là vị thầy của ḿnh? Tôi là kẻ mê mờ, ch́m đắm trong vô minh, tôi không có một khái niệm nào về chuyện này cả. Và như người xưa đă nói, không thầy đố mầy làm nên, không có một vi thầy, không ai có thể t́m được Thượng Đế. Thế nên tôi đang t́m kiếm một ông thầy. Xin ngài làm ơn giúp tôi.”

 

Vị thánh giả Sufi này nghe xong liền liệt kê ra một số việc và kết luận, “Đây là những đặc tính của một ông thầy. Ngươi sẽ t́m ra một ông thầy có cái phong cách như thế, có thái độ ứng xử như thế, ông ta đang ngồi dưới một cái cây như thế, bận y phục như thế và đôi mắt giống hệt như đôi mắt của ta đây.”

 

Người đàn ông cảm ơn vị thánh giả và lên đường t́m kiếm. Ba mươi năm trôi qua, người đàn ông đă rảo chân trên khắp mọi miền trái đất nhưng vẫn không thể t́m ra ông thầy với những đặc tính đă được kể ra. Mệt mỏi, kiệt sức, phiền muộn, ông ta quay trở về cố hương và gặp lại vị thánh giả kia. Ông này bây giờ đă già lắm rồi, nhưng cái khoảnh khắc mà anh ta t́m đến… Ông già đang ngồi tĩnh tọa dưới cái cây năm xưa –và bỗng dưng y chợt nhận ra đây là cái cây mà ông già đă mô tả trước đây. Bộ y phục cũng đúng là bộ y phục mà ông ta đă nói đến. Và rồi đôi mắt kia, sự lặng yên đó, chính là những ǵ mà vị thánh giả đă miêu tả trước đây. Đây chính là một ân sủng, sự hiện diện của một vị thầy. Niềm vui oà vỡ trong ḷng y.”

 

Thế nhưng một câu hỏi to tướng cũng khởi dậy trong đầu. Y quỳ xuống, sờ chân vị thánh giả và hỏi, “Trước khi quy y với ngài, làm ơn cho tôi biết tại sao ngài đă hành hạ tôi suốt ba mươi năm như thế. Tại sao ngài không bảo tôi lúc đó, ‘Ta chính là thầy của ngươi đây’?”

 

Ông già cười lớn, “Ta đă bảo ngươi, ‘Ông ta sẽ ngồi ở dưới một gốc cây như thế’-và chính là cái cây này đây! Và ta cũng đă bảo ngươi, “Ông ta sẽ bận một bộ y phục giống y như vậy’ –th́ đó chính là bộ y phục mà ta đang bận đây! Ta chính là người đó, thế nhưng ngươi đă không đủ tỉnh táo. Ngươi đă không thể nhận ra ta –ngươi cần đến một cuộc hành tŕnh ba mươi năm đi khắp chân trời góc biển, ngươi phải cần đến một nỗ lực như thế để nhận ra ta. Ta đă có mặt ở đây nhưng mà ngươi đă không có mặt ở đây.

 

Bây giờ th́ ngươi cũng đă có mặt ở đây rồi và ngươi có thể nhận ra ta. Ta đă phải ngồi chờ đợi ngươi trong ba mươi năm. Đây không phải là vấn đề chỉ được đặt ra với ngươi, với một cuộc hành tŕnh dài như thế. Hăy nghĩ đến t́nh huống của ta –ngày càng già nua đi, và ta có thể chết trước khi ngươi quay về. Ta đă không thay đổi bộ y phục đă bận trước đây, tránh trường hợp sợ rằng ngươi sẽ không nhận ra ta lần nữa –trong suốt ba mươi năm! Ta đă không hề rời khỏi gốc cây này trong nửa bước! Nhưng rồi ngươi đă đến. Cuộc hành tŕnh khá lâu dài –nhưng đó là cách thế để cho con người t́m kiếm, khám phá.”

 

Thượng Đế luôn luôn hiện hữu ở đây, thế nhưng chúng ta không hiện hữu. Một đứa trẻ phải bị mất hết dấu vết cỗi nguồn; y phải cần đến một cuộc hành hương trong suốt ba mươi năm. Mỗi đứa trẻ đều bị mất dấu vết của con đường ṃn cũ, bị lạc lối. Nhưng do bởi lạc lối, do kinh qua khổ đau, y sẽ đạt đến sự tinh tế, trong suốt, sáng tỏ. Phải kinh qua cả một ngàn lẻ một thứ chuyện, y mới có thể bắt đầu t́m kiếm ra sự thật.

 

Cái hư vọng phải được truy nguyên. Cái hư vọng rất mực lôi cuốn, có sức thu hút quyến rũ như một thỏi nam châm. Thế nên làm thế nào mà bạn có thể biết được cái chân thực nếu như không biết được cái giả trá hư vọng? Đứa trẻ nhận biết cái chân thực -thế nhưng nó chưa từng nhận biết cái hư vọng, thế nên y không thể xác định được cái chân thực. Đứa trẻ nhận biết Thượng Đế -thế nhưng nó chưa hề nếm trải thế gian, thế nên y không thể xác định được Thượng Đế. Mỗi đứa trẻ đi vào đời như một vị thánh, thế nhưng y phải trở thành một kẻ tội lỗi. Và rồi ta cần bước trở lại với tuổi thơ một lần thứ hai.  Nếu bạn không đạt được cái tuổi thơ lần thứ hai này, cuộc đời của bạn sẽ bị lỡ làng.

 

Thế nên đừng có suy nghĩ, lo âu nếu như bạn đă đánh mất nó. Tất cả mọi người đều phải mất nó -điều này không phải là một vấn nạn. Vấn nạn chỉ xảy ra khi nào bạn cứ miệt mài đi măi mà không bao giờ quay trở lại. Nếu người đàn ông kia cứ tiếp tục đi măi đi hoài … ba mươi năm, ba mươi kiếp, ba trăm kiếp, ba ngàn kiếp … và không bao giờ quay về, không bao giờ đạt đến cái tuổi thơ lần thứ hai, th́ như vậy thực sự đă có một cái ǵ đó không ổn.

 

Lầm lỗi -phạm sai lầm là chuyện thường t́nh rất người. Đó cũng là cách thế để học hỏi. C̣n lạc lối -lầm đường lạc lối cũng là cách thế để trở lại quê nhà. Quên lăng Thượng Đế để bạn có thể tưởng nhớ về Thượng Đế. Chạy trốn Thượng Đế, để rồi một ngày khi khát vọng như ngọn lửa cháy bùng lên nung nấu, bạn sẽ phải t́m đến Thượng Đế … như một người đói khát.

 

Điều này cũng đă phải xảy đến cho nhân loại. Và bây giờ trên thế giới, đa thần giáo một lần nữa sẽ trở lại như một khẳng định lớn lao  -con người bước vào thời thơ ấu thứ hai. Đó là lư do tại sao Thiền đă trở nên quan trọng và có ư nghĩa như thế; và mật tông –tantra- cũng là một lời mời gọi đầy ư nghĩa. Huyền giáo Sufi, giáo phái Hassid (2) bâygiờ c̣n quan trọng hơn cả Cơ Đốc, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo -tại sao? Tại sao lại Tantra? Tại sao lại Đạo? Tại sao lại Thiền? Tại sao lại Sufi, Hassid? Đây là những nhân cách đa thần –chúng tạo nên thời thơ ấu thứ hai.

 

Thế giới đang sẵn sàng; nhân loại ngày càng chín mùi hơn cho một thời đại mới -tuổi thanh xuân của loài người. Thời ấu thơ không c̣n nữa, chúng ta đă đánh mất nó, chúng ta đă trở nên tồi tệ. Thế nhưng đừng lo lắng bởi chuyện này –đó là cách thế để một người trở về lại với hồn nhiên tuổi thơ.  Tuy nhiên cái thời ấu thơ thứ hai này có giá trị bội phần hơn là thời ấu thơ thứ nhất, bởi v́ cái thứ hai này không thể bị mất mát. Cái thứ nhất phải bị mất đi, sẽ sắp sửa mất đi; không một đứa trẻ nào, cho dù là Đức Phật có thể nắm níu lại được. Không một đứa trẻ nào có thể cầm giữ nó lại; đó là bản chất của vạn hữu. Khi bạn được trao cho một cái ǵ đó –mà bạn không hề t́m kiếm, không hề đ̣i hỏi, ngay cả việc sẵn sàng để đón nhận nó…

 

Nếu bạn cho một đứa trẻ một viên kim cương, cho dù là một viên Kohinoor, nó cũng sẽ chơi đùa ít lâu rồi quẳng đi mất. Nó không hề biết đó là cái ǵ. Kohinoor cũng chỉ là Kohinoor, cho dù bạn có biết nó hay không.  Kohinoor cũng chỉ là Kohinoor - biết hay không cũng không có ǵ khác biệt. Tuy nhiên đứa trẻ rồi sẽ liệng bỏ nó; không sớm th́ muộn nó cũng chán mà thôi. Đó cũng chỉ là một viên đá -bạn chơi được với nó trong bao lâu? Cho dù nó có màu sắc sặc sỡ đi nữa, cho dù nó chiếu sáng lấp lánh … nhưng sẽ chơi được bao lâu?

 

Để cho cái viên Kohinoor này một lần nữa đi vào đời bạn, bạn cần phải có sự khát khao mong cầu nó. Bạn cần có cái cảm giác là ḿnh đang mất mát một cái ǵ đó rất mực lớn lao -trong chính sinh thể ḿnh. Bạn sẽ cần đến một khát vọng vô cùng. Tất cả mọi tham cầu khác đều phải trở thành thứ yếu, chỉ có Thượng Đế là cái khát vọng số một của bạn, khát vọng siêu tuyệt nhất. Thượng Đế luôn luôn ở ngay đây.

 

Nó xảy ra cho mọi trẻ thơ, nó xảy ra cho mọi xă hội, mọi nền văn minh, cho nhân loại nói chung. Thế nên đừng có lo lắng lắm về cái quá khứ Cơ Đốc của bạn –nó đă là cục bộ. Cơ Đốc hay những loại tôn giáo khác đều là những tôn giáo của con người ở giai đoạn giữa hai thời thơ ấu, thứ nhất và thứ hai. Họ chỉ biết làm công việc lên án. Họ kêu lên rằng bạn đă lạc lối: “Hăy quay về đi thôi!” Họ níu kéo bạn trở lại. Họ làm cho bạn sợ hăi. Họ mang đến cho bạn những khích động vĩ đại, rằng nếu bạn hồi đầu, bạn sẽ hưởng được những phần thưởng to lớn, những đải ngộ xứng đáng, trên thiên đàng. C̣n nếu không, bạn sẽ bị quẳng xuống địa ngục. Hỏa ngục đang chờ đợi bạn, bạn sẽ bị thiêu đốt và khổ đau ở đó đời đời.

 

Đây là  nỗi sợ hăi -tạo ra sự sợ hăi trong con người để họ quay bước trở lại. Thế nhưng từ nỗi sợ hăi đó, ngay cả nếu bạn trở về, thực ra bạn cũng chẳng bao giờ trở về. Bởi v́ sợ hăi không bao giờ có thể biến thành thương yêu. Sợ hăi không thể được tiết giảm để biến thành thương yêu, không thể được biến đổi để trở thành thương yêu. Sợ hăi vẫn giữ y nguyên trạng, và từ đó khơi dậy hận thù.

 

Đó là lư do tại sao Cơ Đốc giáo đă tạo nên mối hận thù lớn lao đối với tín ngưỡng. Friedrich Nietzsche là một phó sản của niềm tin Cơ Đốc; nếu Nietzsche tuyên bố rằng Thượng Đế đă chết th́ cũng chỉ là một phản ứng tất yếu đối với niềm tin Cơ Đốc mà thôi. Người ta đă quá đặt nặng vấn đề Thượng Đế, đến thiên đàng, địa ngục –cho nên phải có ai đó nói lên điều này. Tôi hoàn toàn tán đồng Nietzsche -phải có ai đó nói ra, “Thôi đủ rồi. Hăy chấm dứt đi cái chuyện vô nghĩa này! Thượng Đế đă chết. Con người hoàn toàn tự do” -bởi v́ con người cảm thấy ḿnh sống trong nô lệ ngục tù nếu bạn tạo ra sự sợ hăi.

 

C̣n tham lam th́ sao? Tham lam cũng là một loại ngục tù nô lệ. Bạn thử nh́n xem –thiên đàng, cực lạc, firdaus –thiên giới-, những ư niệm tương tự -chúng là cái ǵ vậy? Đó cũng chỉ là ḷng tham, là dục vọng của con người. Trong cái cơi thiên giới -firdaus– của Mohammed, h́nh như các ông thánh Hồi giáo chẳng làm ǵ cả ngoài việc giao hợp. Những giai nhân sẵn sàng ở đó và rượu vang tuôn như suối chảy, tất cả những ǵ bạn cần đến đều sẵn sàng trong nháy mắt. Đặc biệt là tất cả những cô gái tuyệt trần này đều ở trong lứa tuổi mười sáu, không bao giờ lớn hơn.

 

Một điều c̣n tuyệt vời hơn nữa là: họ biến thành một cô gái đồng trinh trở lại. Bất cứ lúc nào một ông thánh giao hợp với một cô gái –nên nhớ rằng chỉ có những ông thánh mới đến được nơi đó -mỗi khi ông ta giao hợp xong, cô gái này sẽ biến thành đồng trinh trở lại. Đó là phép lạ của cơi thiên đàng Hồi giáo. Và các ông thánh của bạn đang làm ǵ ở đấy? H́nh như chỉ để chè chén, một cuộc truy hoan bất tận. Và rượu tuôn như suối chảy… Ở đây th́ bạn răn đe, “Tránh rượu, tránh đàn bà” -để làm ǵ vậy? Phải chăng là để nhắm đến rượu ngon và gái đẹp hơn ở cơi thiên giới kia? Điều này th́ h́nh như không phù hợp luận lư chút nào.

 

Thế nhưng đây là cách thế mà người ta khích động –thông qua ḷng tham, dục vọng của con người- để bạn quay trở về với họ. Hoặc là mang sự sợ hăi ra hù dọa: Nếu ḷng tham không đủ để quyến rũ bạn th́ là sự sợ hăi, là hỏa ngục -hỏa ngục đời đời. Bạn có làm ǵ đáng tội đâu, hỏa ngục đời đời xem ra thật bất công. Bạn bị quẳng vào địa ngục mười năm, cũng OK đi, cũng có thể hiểu được -hoặc giả mười lăm năm, hai mươi năm, năm mươi năm. Nhưng đời đời? Bạn đă không hề phạm tội đời đời ở thế gian này, thế th́ tại sao lại bị trừng phạt đời đời? Có vẻ như quá đáng.

 

Thế nhưng đây không phải là trọng điểm; điểm chính yếu chỉ là để làm cho bạn sợ hăi. Sợ hăi và ḷng tham của con người đă và đang là nền tảng của rất nhiều tôn giáo. Chúng chẳng giúp ích ǵ được cho ai cả, chỉ hủy diệt thôi. Chúng không hề có một hấp lực nào đối với những người can đảm, chỉ dành cho những kẻ hèn nhát –và khi mà một tên hèn nhát trở nên tín ngưỡng, tôn giáo đó chỉ là một loại hàng giả. Bởi v́ một kẻ hèn nhát không thể trở thành một người tín ngưỡng; chỉ có những người can đảm –tín ngưỡng đ̣i hỏi một sự can đảm lớn lao.

 

Đó là một bước nhảy vào nơi vô định. Đó là một bước nhảy vào đại dương mênh mông không bờ bến mà không có hải đồ trong tay. Đó là sự buông bỏ hoàn toàn quá khứ để bước vào tương lai, vào bất ổn. Nó không thể được xuất phát từ sự hèn nhát.

 

Trong những đền chùa, trong những thánh đường Hồi giáo, trong những ngôi nhà thờ của bạn, những kẻ hèn nhát đă xúm lại cùng nhau. Họ  run rẩy trong nỗi sợ hăi. Ḷng họ chứa đầy tham dục –ch́m đắm trong tham dục, nung nấu trong tham dục, kích thích bởi tham dục. Những con người tham lam và hèn nhát này không thể nào là những người có tín ngưỡng. Nền tảng của tôn giáo là ǵ? Đó là sự buông bỏ hoàn toàn tất cả những nỗi sợ hăi, tham đắm để bước vào nơi vô định. Thượng Đế là nơi vô định, là sự dấu mặt. Thượng Đế dấu mặt ngay tại đây –trong cỏ cây, trong sỏi đá, trong bạn, trong tôi. Tuy nhiên để thể nhập vào cái thực tại dấu mặt đó, vào cơi huyền nhiệm đó, con người cần đến một sự can đảm lớn lao -dấn bước vào đêm tối không một ánh đèn.

 

 

 

Một vị Thiền sư chào từ giả một trong những môn đệ của ḿnh vào một đêm tối trời. Người học tṛ không khỏi lo lắng, sợ hăi bởi v́ y phải đi qua một cánh rừng khoảng chừng mười dặm. Đó là một cánh rừng rậm hoang vu với nhiều dă thú và trời lại tối –đen kịch như một đêm ba mươi không trăng sao. Trời đă vào khuya, dễ chừng đă quá nửa đêm. Măi ham chuyện văn với thầy, y đă quên mất cả thời gian.

 

Thấy người học tṛ của ḿnh đang lo sợ, ông thầy bảo, “Ngươi có vẻ lo lắng như vậy, được rồi, ta sẽ cho ngươi một cây đèn.” Xong ông ta trao vào tay người đệ tử một cây đèn lồng và đốt đèn lên. Khi người đệ tử cảm ơn và bước xuống những từng cấp, ông thầy bỗng kêu giựt lại và bảo, “Ngưng lại một tí.” Xong ông thầy đến gần, thổi tắt ngọn đèn và nói, “Một ông thầy thực sự chỉ cho sự can đảm; y không trợ lực cho sự hèn nhát. Hăy đi vào đêm tối và trở thành ngọn đèn của chính ḿnh. Nên nhớ rằng, không có ngọn đèn của bất cứ ai khác giúp ích ǵ cho ngươi cả; ngươi sẽ phải vươn đến ngọn đèn của riêng ḿnh. Ngươi phải là ngọn lửa của chính ḿnh. Hăy bước vào đêm tối, can đảm lên.”

 

Ông ta bảo rằng một ông thầy thực sự không trợ lực cho sự hèn nhát. Bằng một cử chỉ nhỏ, thổi tắt ngọn đèn, vị thầy đă trao truyền cho người học tṛ một thông điệp lớn lao: Tín ngưỡng chỉ dành cho những người can đảm.

 

Những môn đồ thực sự của Chúa Giêsu là những con người can đảm. Họ không có bao nhiêu, họ rất ít -bạn có thể đếm được trên đầu  ngón tay. (3) Những môn đồ thực sự của Đức Phật là những người can đảm. Những con chiên Cơ Đốc, những Phật tử th́ không.

 

Những người đến với tôi hôm nay đều là những người thực sự can đảm. Một khi tôi đă ra đi, con cái, cháu chắt bạn có thể thờ phượng, tôn kính tôi, thế nhưng họ sẽ không phải là những người can đảm.

 

Tôn giáo chỉ thực sự có mặt khi có một vị thầy c̣n sống để sống đạo cho bạn. Khi vị thầy qua đời, tôn giáo cũng chết theo luôn. Lúc đó những con người hèn nhát tụ tập cùng nhau quanh một cái tôn giáo chết, nhằm giúp cho họ không c̣n sợ hăi. Họ thờ phượng những kinh điển, những chữ nghĩa ngôn từ, những bức tượng –toàn là những vật chết.

 

Thế nhưng khi Chúa Giêsu c̣n đó, khi Đức Phật c̣n đó, hay Mohmmed c̣n đó th́ họ lại vô cùng sợ hăi. Họ t́m đủ một ngàn lẻ một phương cách để chạy trốn, một ngàn lẻ một lư do để bào chữa cho sự trốn chạy của ḿnh. Họ c̣n lên án luôn cả một vị thầy thực sự -tại sao? Bởi v́ một ông thầy thực sự không hề hỗ trợ cho sự hèn nhát của bạn. Ông ta không cho bạn thêm bất cứ sự tham lam nào -bạn đă có quá nhiều rồi- và ông ta cũng không làm cho bạn sợ hăi. Tất cả mọi nỗ lực của ông ta chỉ là nhằm lấy ra khỏi bạn mọi nỗi sợ hăi, tham đắm, để bạn có thể có đủ khả năng sống trọn cuộc đời ḿnh trong toàn vẹn nhất thể.

 

Cơ Đốc giáo và những tôn giáo tương tự đă phải ra đời như thế. Chúng nên được tha thứ; không có ǵ để bạn phải giận dữ đối với chúng. Tuy nhiên bây giờ chúng cũng nên cuốn gói ra đi -thế giới hôm nay không c̣n cần đến chúng nữa. Chúng đang sụp đổ, đang phân hoá, đang hấp hối. Thật ra chúng đă chết rồi. Thế nhưng con người đă đui mù đến độ để biết được những nhà thờ, đền chùa của họ đă chết phải trải qua một quá tŕnh lâu dài như thế. Họ rất mực vô ư thức, họ không thể hiểu được điều này ngay lập tức. Cơ Đốc giáo đă chết, Ấn giáo đă chết, Hồi giáo đă chết. Trong Hồi giáo chỉ c̣n một mảng nhỏ là c̣n sống động, c̣n lửa –đó là huyền môn phái Sufi. Trong Cơ Đốc giáo chỉ c̣n lại một vài ông thánh là đang sống, ngoài ra giáo hội, giáo hoàng, Vatican chỉ là những nghĩa địa, những nhà mồ.

 

Trong Ấn Giáo cũng chỉ c̣n lại vài vị thánh -một Krishnamurti, có thể kể thêm vào đó một Raman- quả t́nh rất mực hiếm hoi cho một khoảng cách thời gian khá xa giữa họ. Ngoài ra shankaracharyas đều chỉ là những xác chết. Trong Phật giáo chỉ c̣n lại Thiền, và Do Thái giáo c̣n lại Hassid. Thế nhưng không có ai chịu t́m đến một vị thầy c̣n đang sống.

 

Một tôn giáo đă được tổ chức hoá không c̣n là một tôn giáo thực sự. Tôn giáo vô tổ chức, nổi loạn, phi chính thống, dị giáo mới là tôn giáo thực sự -luôn luôn như thế. Tôn giáo luôn luôn xuất hiện như là một cuộc nổi dậy -cốt lơi tinh thần của nó là sự nổi loạn. Thời của Cơ Đốc giáo, Ấn giáo, Hồi giáo đă đi qua. Trong tương lai, một loại h́nh tôn giáo hoàn toàn khác biệt, một bầu khí hoàn toàn khác biệt sẽ phủ trùm trái đất này. Những tôn giáo sẽ biến mất; sẽ chỉ c̣n lại một loại h́nh thuần tuư tín ngưỡng. Con người sẽ tự t́m lấy tôn giáo của riêng cá nhân ḿnh; người cầu nguyện của riêng ḿnh, cách thức cầu nguyện của riêng ḿnh. Sẽ không c̣n có nhu cầu đi theo “toa thuốc” của bất cứ ai –đó không phải là đạo lộ, không phải là phương cách của người dũng cảm. Đó là cách thế của kẻ hèn nhát.

 

Và Thượng Đế rất mực sẵn sàng -bạn chỉ cần đủ can đảm để nh́n thẳng vào mắt người.

 

Bạn hỏi tôi: Thế rồi chết và phục sinh trở thành tôn giáo của phương Tây. Đúng như vậy. Cơ Đốc giáo chẳng bao giờ quan tâm đến Chúa Giêsu; họ chỉ quan tâm đến cái thập tự giá. Họ không thờ phượng Chúa Giêsu, họ đang thờ phượng cây thập tự giá. Mà thập tự giá là biểu tượng của sự chết. Tại sao? Bởi v́ cái chết là nỗi sợ căn bản. Làm cho con người cảnh giác về cái chết của họ là làm cho họ sợ hăi. Nếu bạn làm cho đầu óc của ai đó tràn ngập ư tưởng chết chóc, sẽ có khả năng là y bắt đầu lo sợ, run rẩy. Trong t́nh huống như vậy bạn có thể biến y thành nạn nhân một cách dễ dàng; bạn có thể cải đổi y theo bất cứ cái vô nghĩa nào. Y sẵn sàng để tin vào mọi thứ -nếu như bạn chỉ cần hứa hẹn mang đến cho y sự bất tử.

 

Thế rồi những người theo Cơ Đốc giáo đưa ra lời khuyến cáo, “Những ai theo đạo sẽ được cứu rỗi. Những ai ở ngoài, chúng tôi không bảo đảm. Họ sẽ bị diệt vong. Họ không thể được cứu rỗi.” Tất cả các tôn giáo khác cũng có một loại ngôn ngữ y như thế. Họ tạo ra tâm lư sợ hăi. Gieo rắc cái chết vào đầu óc con người làm cho người ta sợ hăi –có ai lại không sợ hăi cái chết? Thế là một con người sợ hăi bị đốn ngă để được cải đổi thành nô lệ một cách dễ dàng.

 

Và tại sao lại có chuyện phục sinh? Chết và phục sinh đă trở thành nền tảng cho Cơ Đốc giáo ở phương Tây. Cái chết cho bạn sự sợ hăi và sự hứa hẹn phục sinh cho bạn sự ham muốn. Nếu bạn chết trong ṿng tay của giáo hội, bạn sẽ được phục sinh. Phục sinh để thành một thánh linh, đó là tất cả những ǵ mà bạn luôn mơ ước, tất cả những ǵ mà bạn luôn cần đến -rất đổi tuyệt vời, c̣n ǵ hơn thế nữa, với một xác thân sáng láng như vàng ṛng, tỏa hào quang chung quanh, bạn sẽ được phục sinh.

 

Đây là những cái tṛ sợ hăi/tham muốn, thưởng/phạt cổ điển. Đây cũng là những ǵ mà B. F. Skinner đă làm với những con chuột của ông ta: Làm cho chúng sợ hăi để chúng bắt đầu thực hiện những ǵ bạn muốn. Đây cũng là những ǵ mà bạn được trông thấy trong gánh xiệc: làm cho con voi phải sợ hăi khuất phục -một con vật dũng cảm và thông minh như thế, nhưng chỉ làm cho nó sợ là có thể sai khiến. Thế là nó bắt đầu làm những tṛ xuẩn động cho bạn –nó sẽ ngồi lên ghế, sẽ qùy xuống trước người quản tượng … người mà nó có thể giết chết một cách dễ dàng. Ngay cả những con sư tử, khi trông thấy chiếc roi cũng phải run sợ -chỉ việc làm cho nó sợ, thế thôi. Ngay cả sư tử cũng có thể được thuần hoá, voi cũng có thể được huấn luyện và đưa vào nền nếp. Chỉ việc tạo ra sợ hăi và ban thưởng -nếu con voi tuân theo lệnh của bạn, thưởng cho nó thức ăn ngon; nếu nó không theo lệnh, bỏ đói nó.

 

Đó là điều mà những cái mệnh danh là tôn giáo đă và đang làm đối với con người. Một kỹ thuật rất mực đơn giản. Người ta dạy về chuyện phạm tội và tội lỗi. Một cách tự nhiên, nếu bạn muốn làm cho người ta sợ -và đó là cách duy nhất để khai thác họ- bạn sẽ dạy cho họ rằng tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều là tội lỗi, tất cả những ǵ bạn đang hưởng thụ cũng đều là tội lỗi. Cái chết gây nên sự sợ hăi, nhưng cái chết c̣n xa quá. Sau năm chục năm hay bảy chục năm bạn mới chết –không ai phải bận tâm lắm. “Bảy chục năm? Để coi sao. Ngay bây giờ chúng tôi chưa chết mà.”

 

May ra chỉ có người già mới sợ hăi lo lắng. Đó là lư do tại sao bạn thấy rất nhiều người già trong các nhà thờ, chùa chiền. Các bà già, ông già –bà già th́ nhiều hơn ông già, bởi v́ họ sợ hăi hơn. Già, và cái chết đến kề bên, thế là họ biết rằng đă đến lúc phải làm một cái ǵ đó. Đời sống đang trôi qua, đang cạn dần, họ phải toan tính như thế nào đó cho tương lai ḿnh.

 

Bạn có thấy người trẻ trong nhà thờ, trong chùa của bạn? Hăy lưu ư rằng, bất cứ ở đâu bạn thấy giới trẻ, ở đó tôn giáo c̣n sống động. Một người trẻ nếu quan tâm đến tôn giáo, cái tôn giáo đó sẽ không thể dính dáng đến sợ hăi và cái chết. Tôn giáo của y sẽ là tôn giáo của sự sống.

 

Rất nhiều lần người ta đến gặp tôi và bảo, “Tại sao có rất nhiều người trẻ đến với ngài như thế?” Họ đến đây là v́ tôi rao truyền cho họ tôn giáo của sự sống, của yêu thương, của an lạc. Tôi không tạo ra mặc cảm phạm tội và tôi cũng không làm cái chuyện điều kiện hoá đầu óc của họ theo cái kiểu, “Cái này là tội, cái kia là tội”. Dĩ nhiên là có những sai lầm, nhưng đó không phải là tội lỗi. Sai lầm, chắc chắn là phải có rồi –nhưng một sai lầm là một sai lầm. Nếu bạn đang làm một bài toán cộng, ví dụ hai cộng hai bằng năm, đó phải chăng là một tội lỗi? Không, đó chỉ là một sai lầm, có thể sửa chữa được. Không có nhu cầu phải quẳng bạn vào địa ngục đời đời chỉ v́ bạn cộng hai với hai bằng năm. Đây đơn thuần chỉ là một sai lầm, có thể tha thứ được.

 

Tất cả những ǵ mà bạn gọi là tội lỗi chẳng qua chỉ là những sai lầm. Mà sai lầm cũng là một phương thế để học hỏi. Những ai không hề phạm phải bất cứ sai lầm nào đều là những người ngu xuẩn nhất, bởi v́ họ sẽ chẳng bao giờ trưởng thành. Tôi dạy bạn rằng: Cứ việc phạm sai lầm, không có ǵ để phải sợ hăi chuyện này. Nhưng lưu ư một điều rằng -đừng có phạm cùng một sai lầm lần này qua lần khác, bởi v́ như thế quả thật là vô duyên. Phải thật sự sáng tạo, phạm những sai lầm mới mỗi ngày –và học hỏi từ đó. Đừng có phạm cùng một sai lầm mỗi ngày, như vậy là xuẩn động quá. Bạn đă từng phạm cái sai lầm đó một lần, và biết rằng đó là một sai lầm -bạn đă giận điên lên, và đă nh́n thấy cơn giận của ḿnh –bây giờ giận thêm một lần nữa th́ thật là điều ngu xuẩn! Bạn đă thấy rơ, đó chỉ là một chuyện vô duyên.  Nó có khả năng hủy diệt -hủy diệt người khác và hủy diệt bạn. Nó chẳng hề mang đến bất kỳ lợi lộc nào cho bạn, chẳng có đoá hoa nào nở rộ trong tâm hồn bạn.

 

Nỗi giận dữ trong bạn sẽ bớt đi chứ không gia tăng. Sống thương yêu, nhân hậu –và rồi bỗng dưng bạn như suối nguồn được khai thông tuôn chảy; bạn trở nên lớn lao hơn, cao thượng hơn; bạn bắt đầu nhẹ bổng đi, bay lên trên tầm thường nhân thế. Học thêm một điều: Khi bạn thương yêu, khi bạn đang yêu, bạn được chắp thêm đôi cánh, bạn có thể bay. Khi bạn thù hận, khi bạn giận dữ, bạn trở nên như một tảng đá nặng nề, chứa đầy trọng lực.

 

Bạn không thể nhận ra điều đó ư? Thật là đơn giản -giống như hai với hai là bốn. Đời sống là một sự học hỏi, là một ngôi trường. Đó là lư do tại sao chúng ta được gởi đến nơi đây, với chủ đích –không phải là để trừng phạt bạn. Tôi rất muốn thay đổi toàn bộ nhăn quan của bạn về vấn đề này. Bạn đă được dạy dỗ rằng, bạn có mặt ở đây như là một sự trừng phạt –đây là điều tuyệt đối sai lầm. Bạn được gởi đến đây để học hỏi.

 

Có thể nào Thượng Đế lại là một kẻ tra tấn như thế? Ông ta là một kẻ bạo dâm chăng? -tại sao lại thích thú chuyện tra tấn con người? Và nếu quả đúng như vậy, như những người này thường nói, rằng bạn được đưa đến đây như một sự trừng phạt, thế th́ chuyện ǵ xảy ra cho những con người có mặt lần đầu tiên trên thế gian này? Chắc chắn là phải có những con người tiên khởi, kiếp người đầu tiên của bạn –mà trước đó bạn chưa hề phạm phải bất cứ một tội lỗi ǵ, bởi v́ làm sao bạn có thể phạm tội được nếu như bạn chưa từng có mặt ở đây? Và bởi v́ bạn không thể phạm bất cứ tội lỗi nào -thế th́ tại sao bạn lại bị đưa đến cơi đời này lần đầu tiên?

 

Họ đă không có một giải đáp nào. Kỳ Na giáo, Ấn giáo, Hồi giáo đă không có lời giải đáp cho câu hỏi, tại sao con người được đưa đến chốn này? Có thể bạn có mặt ở đây trong kiếp này là v́ bạn đă từng phạm tội ở những kiếp trước. Cũng OK đi, thế nhưng đối với kiếp đầu tiên th́ sao? Và giả dụ như, đây là kiếp đầu tiên của bạn như người Cơ Đốc tin tưởng, thế th́ tại sao bạn lại bị đưa xuống đây? Bây giờ người ta vẽ ra một chuyện cực kỳ phi lư: Bởi v́ bạn đă phạm tội tổ tông –cái ông Adam đă gây nên tội. Bạn đâu có liên hệ ǵ tới cái ông Adam này, đây là một chuyện buồn cười. Một người nào đó bạn không hề biết tới, ngay cả không biết rằng y có hiện hữu hay không, đă phạm một tội lỗi ǵ đó và thế là cả nhân loại đều phải gánh chịu khổ đau theo. Cha của bạn phạm tội và rồi bạn bị tống vào tù. Mà ngay cả cái ông Adam này cũng không phải là cha của bạn, cũng không phải là ông nội, ông cố, ông sơ của bạn –ông ta chỉ là con người đầu tiên.

 

Chưa kể hành động của ông ta cũng không có vẻ ǵ là một tội ác. Có thể xem như một dũng cảm đơn thuần, một ư thức nổi loạn. Mỗi đứa trẻ đều cần một xương sống đứng thẳng như thế. Đức Chúa Trời đă răn đe Adam rằng: “Đừng ăn trái cây này. Đây là cây tri thức.” Và Adam đă ăn trái cây đó. Tôi cho rằng bất cứ ai có linh hồn đều cũng sẽ làm một việc giống y như thế. Nếu Adam là một thi hài biết thở, câm điếc dở hơi, y sẽ tuyệt đối vâng lời. Chắc là Adam đă bị thử thách; mà thật ra, đây là một dụng ư từ đầu. Bằng không, với hàng triệu triệu cái cây trên trái đất này –hăy tưởng tượng xem, nếu Đức Chúa Trời không chỉ ra một cái cây đặc biệt nào th́ chắc là Adam khó mà t́m ra được nó, vô phương! Nhưng bởi v́ đây chỉ là một cái cây duy nhất trong vườn địa đàng, và cái ngôi vườn của Đức Chúa Trời th́ bao la vô cùng vô tận. Đây chỉ là một cái cây duy nhất, và ngài phán, “Đừng ăn trái cây này. Nếu ngươi ăn trái cây tri thức, ngươi sẽ bị trục xuất.”

 

Theo nhận định của cá nhân tôi th́, Đức Chúa Trời đă đặt ra một thử thách đối với Adam. Người muốn xem thử Adam c̣n sống hay đă chết. Người muốn thử xem Adam có đủ khả năng để bất tuân phục, để trả lời không hay không –hay ông ta là một con người chỉ biết vâng dạ, một “yes-man”. Và Adam đă chứng tỏ cho thấy cái dũng khí của ḿnh: ông ta đă ăn trái cấm. Ông ta đă sẵn sàng để được quẳng vào trần gian, nhưng đồng thời đă biểu lộ cái ư chí của ḿnh. Đó không phải là tội lỗi mà là một can đảm.

 

Mỗi đứa trẻ rồi phải bất phục tùng người cha của ḿnh vào một ngày nào đó. Mỗi đứa trẻ rồi phải bất phục tùng người mẹ của ḿnh một ngày nào đó. Thật ra, cái ngày mà bạn bắt đầu không vâng lời, đó cũng là ngày bạn bắt đầu lớn khôn –chưa bao giờ trước đó. Thế nên chỉ có những đứa trẻ đần độn là chẳng bao giờ biết đến chuyện bất phục tùng. C̣n những đứa trẻ thông minh, chắc chắn là sẽ không chịu nghe lời một cách dễ dàng, trái lại c̣n t́m đủ một ngàn lẻ một cách để qua mặt cha mẹ. Bạn có thể thấy chuyện này nhan nhản chung quanh: những trẻ thông minh thường bất trị. Bởi v́ y phải trưởng dưỡng cái linh hồn của chính ḿnh –c̣n nếu như y cứ tiếp tục vâng lời, vâng lời và vâng lời, bao giờ th́ y mới lớn khôn đây? làm cách nào để y lớn khôn được? Y sẽ luôn là một tên đần độn và què quặt. Y sẽ không bao giờ có được cái hồn, cái nết riêng.

 

Không, Adam chẳng hề phạm tội ǵ cả; Adam là ông thánh đầu tiên. Ông ta đă bất tuân phục Đức Chúa Trời và đó là điều mà ngài muốn như vậy. Đó chính là thánh ư Chúa -rằng Adam nên bất tuân phục người. Căi lời Chúa, Adam sẽ bắt đầu một cuộc viễn du vào cơi trần gian hệ lụy; ông ta sẽ đánh mất thời thơ dại đầu tiên của ḿnh. Và rồi ông ta sẽ mắc phải không biết bao nhiêu lầm lỗi, và sẽ học hỏi thêm từ đó.

 

Rồi đến một ngày ông ta sẽ quay về -như Chúa Giêsu, như Đức Phật, như Mahavira, như Krishna, ông ta sẽ quay về.

 

Bỏ ra đi là một bắt buộc để quay trở về. Điều này thực sự không có ǵ gọi là chống lại Chúa mà là điều do Chúa hoạch định, muốn được xảy ra. Tuyệt đối như thế. Thế nên tôi không cho đây là một tội lỗi. Tại sao Adam bị gọi là kẻ tội lỗi? Đó là v́ những loại tôn giáo của bạn đă nương tựa vào việc gọi bạn là những kẻ tội lỗi, vào việc lên án bạn. Càng bị lên án chừng nào, bạn sẽ phải qùy xuống hôn chân họ chừng nấy. Càng bị lên án chừng nào, bạn sẽ càng ḅ lê trên trái đất và van xin họ chừng nấy. Càng bị lên án, bạn càng trở nên sợ hăi. Càng sợ hăi chừng nào, bạn càng cần đến những kẻ trung gian, những thừa sai.

 

Bạn không biết Chúa Trời đang ở nơi đâu. Nhưng các ông giáo sĩ của bạn biết, ông giáo hoàng của bạn biết, họ có đường dây trực tiếp với Chúa. Nếu họ can thiệp, và chỉ có họ can thiệp, bạn mới được cứu rỗi -bằng không, toàn bộ cuộc đời của bạn chỉ là tội lỗi và tội lỗi. Chỉ có họ mới có khả năng thuyết phục Chúa để cứu rỗi bạn. Đây là toàn bộ mánh khoé, mánh khoé của giáo sĩ. Giáo sĩ không là một con người tín ngưỡng mà thực sự là một con buôn –làm dịch vụ trên danh nghĩa của tôn giáo, khai thác tôn giáo.

 

Cái nghề tệ hại nhất trên thế gian này không phải là nghề gái điếm, cái nghề tệ hại nhất là giáo sĩ.

 

 

“Tại sao ông ta không giống như Theseus, Jason hay Hermes?”  Ông ta giống như vậy. “Ư niệm về tội lỗi phải chăng chỉ là một tṛ gạt gẫm? Có phải mục đích chỉ là để làm cho con người phải quán tưởng về nó?” Vâng, đó là một mánh khoé, nhưng không phải là để làm cho con người quán tưởng mà là để biến họ thành những kẻ nô lệ. Quán tưởng là một chuyện hoàn toàn khác biệt. Quán tưởng không xuất phát từ sợ hăi mà bắt nguồn từ hiểu biết, từ yêu thương, từ từ bi vô hạn. Quán tưởng xuất phát từ sống trọn đời bạn trong mọi thời tiết, trong suốt bốn mùa. Nh́n sâu vào từng mảnh đời sống, hiểu nó -nếu nó vô nghĩa, liệng bỏ đi; nếu nó có ư nghĩa, giữ nó lại- từng tí một, bạn tiếp tục góp nhặt những ǵ thiết yếu và liệng bỏ những ǵ không cần thiết. Cả hai đều cùng có mặt ở đó. Vỏ trấu và hạt lúa. Bông hồng và cỏ dại. Cả hai đều cùng có mặt. Vấn đề đặt ra cho con người là  cần phải biết phân biệt đâu là thóc đâu là trấu để liệng trấu và nhặt thóc.

 

Cái thông minh tối thiểu nầy cần phải có, bằng không, bạn không thể nào trở thành một con người tín ngưỡng. Những nỗi sợ hăi này không mang đến cho bạn hiểu biết. Thực ra chúng là những đám mây che mờ trí tuệ, làm cho bạn hoang mang hơn về đời sống. Chúng không cho phép bạn thể nhập vào cuộc đời một cách trọn vẹn để thể nghiệm nó –chúng chống lại kinh nghiệm cá nhân.

 

Thiền quán đến với bạn khi bạn thực sự sống và khi bạn thấy được đời sống nguyên trạng như nó xảy ra. Không phải bởi v́ Đức Phật cho rằng sân hận là điều bất thiện -để rồi bạn lặp lại như con vẹt, như con mọt sách; điều này chẳng giúp ích ǵ cho bạn cả- mà bạn phải nh́n sâu vào cơn giận của ḿnh, từ đó sự hiểu biết khởi dậy, rằng sân hận là vô nghĩa, là chất độc. Cũng không phải v́ Krishna cho rằng, “Hăy trao tất cả vào tay Thượng Đế, hăy quy phục ngài” rồi bạn nghe theo một cách mù quáng –không phải vậy, theo đúng lời của Krishna bạn sẽ không bao giờ vươn tới Thượng Đế- thế nhưng bạn phải thấy được bằng cách nào mà cái ngă của bạn đă tạo ra tất cả mọi khổ đau, bất hạnh cho bạn.

 

Thấy được như vậy, một ngày nào đó bạn sẽ buông bỏ cái ngă và nói với ḿnh, “Bây giờ th́ tôi sẽ sống một cách trọn vẹn trong Thượng Đế. Bất cứ điều ǵ Thượng Đế muốn thông qua tôi, sẽ xảy ra. Tôi không c̣n bất cứ tham cầu nào của riêng ḿnh. Tôi không c̣n ư nguyện nào của riêng ḿnh. Tôi buông bỏ mọi ư nguyện.

 

Thấy rơ được khổ đau mà cái ngă mang đến, sự buông bỏ khởi dậy. Thấy rơ sự bất hạnh mà sân hận mang lại, sự thương yêu khởi dậy. Thấy rơ được khổ đau mà dục t́nh mang lại, sự phạm hạnh khởi dậy –brahmacharya, độc thân. Thế nhưng con người phải kinh qua nó –không hề có con đường tắt, và những điều này cũng không thể được vay mượn từ bất cứ ai.

 

 

 

 

Tại sao ngài cứ khẳng định măi về sự phi lư quá mức như thế? Có ǵ sai trái với chuyện hợp lư?

 

 

Bởi v́ cái gọi là hợp lư chưa đủ hợp lư. Đó chính là sự sai lầm. Nếu bạn là con người thực sự thuần lư bạn sẽ thấy có không biết bao nhiêu điều phi lư trong đời sống. Là một người thuần lư, làm sao y có thể tránh không nh́n tới những cái phi lư này? Một người thuần lư nhất định là sẽ rơi tỏm vào bao nhiêu sự kiện phi lư.

 

T́nh yêu của bạn cũng là một phi lư. Bạn yêu một cô gái, bạn không thể nào t́m ra lư lẽ cho việc này. Có thể đơn giản bạn chỉ nhún vai và bảo, “Nó xảy đến như vậy.”  Hoặc giả bạn t́m ra một vài lối giải thích khác -bạn sẽ nói rằng nàng xinh đẹp, hoặc lư do nọ lư do kia. Thế nhưng có thể đối với kẻ khác, nàng không xinh đẹp chút nào; không có ai tương tư nàng cả. Như vậy đây không phải là một trường hợp đơn giản –không phải là v́ nàng xinh đẹp mà bạn yêu nàng. Sự thực nằm ở một nơi khác -bởi v́ bạn yêu nàng, thế nên nàng trở nên xinh đẹp. Rồi một ngày nào đó, khi kết hôn với nàng, bỗng dưng bạn thấy nàng không c̣n xinh đẹp nữa. Thế là bạn bắt đầu suy nghĩ, “Ta có khùng không? Tại sao ta lại đi yêu người đàn bà này?” Lúc đó có thể bạn sẽ cho rằng nàng là người phụ nữ tệ hại nhất trên thế gian này.

 

Vợ và chồng không bao giờ trông tuyệt vời trước mắt nhau -bởi lẽ cái t́nh yêu đó, cái mà người ta gọi là t́nh yêu, cái ảo tưởng đó, đă ṃn rách một cách mau chóng. Nếu bạn không bao giờ lấy được người ḿnh yêu bạn có thể yêu nàng đến trọn đời –chuyện thường là như thế. Đó là lư do tại sao Majanu cứ không ngừng yêu đương và than khóc, “Laila, Laila, Laila!” -bởi v́ y đă không thể lấy được nàng. Tuy nhiên thực ra y là một người may mắn. Những ai lấy được nàng Laila của ḿnh, họ biết rằng một khi bạn có nàng lúc đó bạn lại cầu Trời khẩn Phật, “Làm sao để thoát khỏi nàng đây?”

 

Chuyện ǵ đă xảy ra? Đây không phải là vấn đề nhan sắc –có một cái ǵ đó nghịch lư ở trong bạn, một cái ǵ đó lắng sâu trong vô thức mà bạn không nhận ra đă chiếm lĩnh bạn.

 

Bây giờ th́ ngành tâm lư học về vô thức đă đào sâu hơn vào vấn đề này. Mỗi đứa trẻ, trai hay gái đều mang trong người hai loại nhân cách –nhân cách của người mẹ và nhân cách của người cha, bởi v́ một đứa trẻ được cấu thành bởi hai yếu tố tâm sinh lư. Đó là một tổng hợp của hai con người, hai nhân cách -một phần nào đó của người cha và một phần nào đó của người mẹ. Nếu đứa trẻ là trai, phần mẫu-tính trong y sẽ không ngừng t́m kiếm những người nữ gần giống với mẫu người đàn bà trong vô thức của y. Mẫu người này chẳng ai xa lạ, chính là phần mẫu-tính ở trong bạn. Thế rồi khi có ai đó xứng hợp với mẫu người đàn bà ở trong bạn, bạn yêu ngay người đó -thế nhưng đây là chuyện phi lư hoàn toàn.

 

Chuyện xảy ra cũng giống y như vậy khi bạn yêu một người đàn ông. Bạn mang theo h́nh ảnh của người cha trong vô thức –và rồi khi có ai đó xứng hợp với cái h́nh ảnh đó … Nhưng sẽ không có ai ăn khớp hoàn toàn với cái h́nh ảnh này cả, vấn nạn là ở đây. Bạn sẽ không có được cha ḿnh như một người chồng; cha bạn không thể là chồng bạn, mẹ bạn không thể là vợ bạn.

 

Và không có hai cá nhân nào lại giống y nhau –đây cũng là một vấn nạn. Thế nhưng bạn lại cứ đang chạy đi t́m kiếm h́nh ảnh của mẹ ḿnh một cách vô thức. Khi bỗng dưng bạn thấy một cô gái nào đó hạp nhăn với ḿnh, đó chính là h́nh ảnh của mẹ bạn –nàng giống với mẹ bạn ở một phương diện nào đó. Nhưng chỉ một vài phương diện nào đó thôi. Có thể là giọng nói, có thể là màu mắt, có thể là mái tóc của nàng. Hơặc có thể là dáng đi. Nhưng bạn không hề biết, bạn không hề ư thức được điều đó. Nó tiềm ẩn trong vô thức –nó ẩn dấu trong tận cùng sâu thẳm. Và bạn yêu nàng. Thế nhưng không hề có bất cứ người đàn bà nào có thể giống hệt y như mẹ bạn, nên không sớm th́ muộn mọi chuyện bắt đầu xảy ra chẳng giống với mẹ bạn chút nào. Rồi xáo trộn bùng nổ -mùa trăng mật chấm dứt.

 

Đây là những sự kiện nghịch thường. Con người, nếu thực sự thuần lư, nhất định sẽ rơi tỏm vào những sự kiện vô cùng phi lư như thế. Cho dù nhà toán học, luận lư học vĩ đại nhất của bạn khi yêu một người nữ, cũng sẽ rơi vào sự nghịch lư, hoàn toàn nghịch lư.

 

Tại sao tôi lại chú trọng quá mức đến chuyện nghịch lư? Bởi vi đối với tôi, lư trí chỉ mới nằm ở khoảng giữa. Ở dưới lư trí là phi lư -sự phi lư của vô thức. Và ở trên lư trí cũng lại là phi lư -sự phi lư của siêu thức. Và tâm thức chỉ là một cái tâm rất nhỏ, cực nhỏ. Nằm ở phía dưới nó là cả một đại dương: dục t́nh, sân hận, tham lam, chiếm hữu, ganh tỵ, bạo động –toàn bộ cái quá khứ súc vật nằm ở đó. Cái quá khứ súc vật hiện hữu trong vô thức của bạn là tuyệt đối phi lư.

 

Thỉnh thoảng bạn có để ư không? –khi một con người giận dữ thực sự, y có vẻ giống với súc vật hơn là người. Khi một người đàn ông thực sự nổi cơn thịnh nộ, y sủa như một con chó, gầm thét như con sư tử, nhảy như cọp, thái độ cư xử chẳng khác ǵ một con khỉ. Đó là lư do tại sao sau cơn giận, bạn sẽ không khỏi cảm thấy bối rối ngượng ngùng và ngỏ lời, “Xin lỗi”. Và bạn sẽ nói thêm, “Mặc dù tôi … tại sao nó đă xảy ra như vậy, tôi không hề biết.” Thực ra nó đến từ phần dưới, từ căn tầng hầm trong con người của bạn; nó đă ngự trị bạn.

 

Nằm ở phía dưới lư trí của bạn là một đại lục rộng lớn của phi lư. Những súc vật, cỏ cây, sỏi đá cùng có mặt ở đây –đó là toàn bộ quá khứ. Đó cũng là ư nghĩa đích thực của lư thuyết cho rằng bạn đă tái sanh trong vô vàn kiếp khác nhau. Có đến tám mươi bốn ngàn loại sinh –yonis- bạn đă sống qua tám mươi bốn ngàn kiếp trong những cảnh giới khác nhau. Có lúc nào đó bạn tŕ trệ như một tảng đá -một phần của sỏi đá vẫn c̣n được mang theo trong vô thức của bạn. Một lúc nào đó bạn đă là một cái cây –phần cỏ cây vẫn c̣n được tiếp tục mang theo trong bạn, cả hoa lẫn gai. Bạn đă là một con chó, con cọp, con chồn… Tất cả đều được mang theo cùng với bạn -chúng luôn có mặt ở đó, chồng chất lên nhau. Bất cứ lúc nào bạn đánh mất lư trí, phần phi lư chỗi dậy và chiếm trọn bạn.

 

Nằm ở bên trên, là phần siêu thức. Đó cũng là phần phi lư. Thượng Đế dấu mặt ở đó. Tầng dưới là tầng súc vật, tầng trên là Thượng Đế. Nếu bạn rơi xuống dưới mức con người, bạn trở thành súc vật, nếu bạn vượt lên trên, bạn trở thành bậc thánh. Người ta sợ hăi chuyện phi lư bởi v́ họ chỉ biết đến một loại phi lư duy nhất -ở tầm mức dưới con người. C̣n tất cả những tôn giáo lớn th́ chỉ dạy về cái phi lư ở tầng trên. Bạn phải đi vượt cao hơn chính ḿnh. Bạn phải buông bỏ nền tảng luận lư của ḿnh.

 

Khi bạn giận dữ nó xảy ra, bạn rơi xuống dưới tầng lư trí. Khi bạn thiền định nó cũng lại xảy ra, bạn vượt lên trên tầng lư trí –nhưng trong cả hai trường hợp bạn đều đi vượt ra ngoài lư trí. Khi một người điên khùng, y không c̣n lư trí. Khi một người trở thành bậc thánh, y vượt lên khỏi lư trí. Đó là lư do tại sao thánh nhân và người khùng có một chút ǵ đó giống nhau -một điểm tương đồng tối thiểu: Tâm của cả hai không dựa trên lư trí. Dưới tầng lư trí là một đại lục mênh mông của phi lư tính. Ở trên tầng lư trí là nguyên cả một bầu trời vô tận của thánh linh.

 

Và Thiền đặc biệt là phi lư. Bạn không thể hiểu được nó bằng lư trí của ḿnh.

 

Tôi vừa mới đọc một cuốn sách của Aldous Huxley (4). Ông ta kể chuyện về một Thiền sư Trung Hoa: “Vị Thiền sư Trung hoa, Kaizenji, cho tổ chức một buổi trà đàm vào một đêm giá lạnh. Ông bảo đồ chúng, ‘Có một cái ǵ đó. Nó đen như là mực tàu. Nó chống đỡ trời đất. Nó luôn luôn hiển hiện ra trong hoạt động, nhưng không ai có thể nắm bắt được nó. Này đồ chúng, làm thế nào các ngươi nắm bắt nó đây?’

 

“Ông ta đang ám chỉ đến bản thể của tathata –chân như- hay Đạo, hay Pháp. Ông ta đang ám chỉ về bản thể của hiện hữu tự thân. Ông ta bảo, ‘Có một cái ǵ đó...’ Một cái ǵ đó, có nghĩa là không cách ǵ có thể mô tả rành rẽ được, chỉ ra được, nó rất mực rộng lớn. ‘Nó đen như là mực tàu’ -chẳng khác ǵ đêm ba mươi. Bạn có thể lạc lối, ch́m lỉm mất tăm ở trong đó. Nó không giống như ánh sáng, nó giống với bóng tối hơn. Tại sao? Bởi v́ dưới ánh sáng, mọi sự phân biệt rất rơ ràng: Bạn biết đó là cái cây hay cái trụ, là đàn ông hay đàn bà -bạn nhận ra sự khác biệt.

 

Dưới ánh sáng, muôn màu muôn vẻ hiện ra. Trong bóng tối, chỉ một màu duy nhất. Nếu bổng dưng trời sụp tối, bạn t́m ra đâu là cái cây, cột trụ, đàn ông, đàn bà? Tất cả đều biến mất trong nhất thể. Đó là tathata – đó là chân như, là Đạo, là Pháp, là chân lư, hay Thượng Đế … Bạn muốn gọi tên nào cũng được -tất cả đều giống nhau, tất cả đều có cùng một ư nghĩa, tất cả đều chỉ là những ẩn dụ.

 

“Nó chống đỡ trời đất. Nó luôn luôn hiển hiện ra trong hoạt động, nhưng không ai có thể nắm bắt được nó. Này đồ chúng, làm thế nào các ngươi nắm bắt nó đây?” Ông ta đang ngụ ư đến bản thể của chân như, dĩ nhiên là một cách ẩn dụ…’

 

Và đây cũng không phải là một câu hỏi b́nh thường. Các vị Thiền sư thường nêu ra những câu hỏi trong những t́nh huống đặc biệt. Ở đây mọi chuyện đă khá rơ ràng. Trời đang rất mực giá lạnh ngoài kia, tiệc trà đă sẵn sàng, ấm trà sôi ṣng sọc, mùi trà thơm bay thoang thoảng khắp căn pḥng, ông thầy đang ngồi đó với đám môn đệ, và đột nhiên ông giáng xuống họ một câu hỏi. Thật là hoàn toàn bất ngờ. Bây giờ đâu phải là lúc nói đến những chuyện triết lư xa vời; trời đang giá lạnh ở ngoài kia và họ đang mong chờ được uống một tách trà nóng. Và tiệc trà đă chuẩn bị sẵn sàng, nhưng lại kèm theo một câu hỏi cực kỳ hóc búa và nguy hiểm, bởi v́ nếu bạn trả lời bậy –đây là cách dạy đồ chúng của những vị Thiền sư- ông thầy sẽ đuổi bạn trở về nhà ngay lập tức. Tiệc trà sẽ được chấm dứt ngay cả khi nó chưa được bắt đầu.

 

“Tất cả môn đồ của Kaizenji chẳng ai biết cách trả lời câu hỏi này như thế nào.” Không phải là v́ họ không thể nói ra những triết lư cao thâm, không phải là họ không biết cách diễn lời đạt ư -họ có những khả năng đó. Thế nhưng một vị Thiền sư không hỏi đến những lời, ông ta hỏi đến tuệ giác của bạn. Trừ phi bạn thân chứng, bạn nếm trải qua, bạn không thể nào nói lên được ǵ cả -và tất cả những ǵ mà bạn nói ra cũng chỉ hoàn toàn vô nghĩa thôi. Lư trí có thể đề xuất ra nhiều giải đáp, thế nhưng tất cả sẽ không được chấp nhận. Câu trả lời giải được phát xuất từ kinh nghiệm hiện sinh.

 

“Cuối cùng một người trong đồ chúng, Tai Shuso, đă thử đánh liều: ‘Ta không nắm bắt được nó v́ ta đă cố gắng nắm bắt nó trong lúc động.’ Tai Shuso muốn ngụ ư rằng khi một người thiền quán trong tĩnh lặng, tathata sẽ xuất hiện trong y.”

 

Anh ta cho rằng nếu bạn tĩnh lặng, không động, nếu tâm bạn không chạy nhảy lăng xăng -tất cả đều ngưng đọng, tâm trụ lại, không có bất kỳ một hoạt động nào, hoàn toàn vô-vi, bất động –nó sẽ xuất hiện. Cái Đạo đó, cái hiện hữu đó, cái Thượng Đế đó sẽ tràn ngập bạn. Với tâm viên ư mă, không ngừng hoạt động, bạn không thể nào nắm bắt được nó. Nhưng khi cái tâm đă an trụ, nó sẽ đến một cách tự động. Bạn không thể nắm bắt nó khi bạn cố gắng để nắm bắt; bởi v́ nỗ lực nắm bắt đồng nghĩa với hoạt động. Thế nhưng nó sẽ đến với bạn khi bạn chỉ như là một cái đồ chứa, một cái dạ con. Nó sẽ đến trong trạng thái âm tính bất động, đón nhận. Anh ta đă trả lời rất mực luận lư. Thế nhưng …

 

“Kaizenji huỷ bỏ tiệctrà trước khi nó thực sự bắt đầu. Ông ta hoàn toàn không hài ḷng với câu trả lời.”

 

Đây là một câu trả lời thuận lư, nghe rất được –và bạn sẽ cho rằng đây là câu trả lời đúng. Thế nhưng nó chỉ đúng một nữa. Trừ phi tathata –chân như- có thể nắm bắt được cả trong hoạt động, cái tathata này không phải là một nhất thể, trọn vẹn. Nếu bạn không thể t́m thấy Thượng Đế ngay ở ngoài chợ mà chỉ ở trong một hang động sâu thẳm nào đó tại Hy Mă Lạp Sơn th́ cái ông Thượng Đế này chỉ là một nửa Thượng Đế. Mà một nửa Thượng Đế có nghĩa là một Thượng Đế chết. Bạn không thể phân chia được Thượng Đế; bạn không thể nói rằng khi bạn đang thiền định trong một hang động tại Hy Mă Lạp Sơn, nó có mặt ở đó. Nó khởi dậy -bạn không cần nắm bắt nó, ngược lại, nó nắm bắt bạn.

 

Đây là điều mà nhiều người đă từng làm. Họ bảo rằng, “Thoát ly, rời bỏ thế gian. Không thể có Thượng Đế ở đây: Hăy t́m đến Hy Mă Lạp Sơn.” Thế nhưng cái yên tĩnh đó là của Hy Mă Lạp Sơn -chẳng hề can dự ǵ đến Thượng Đế. Đó là cái yên tĩnh của hang động. Khi quay về với thế gian, về vớí con đường ốn ào bụi bặm M.G. Road  của Poona này, sau ba mươi năm ngồi lặng yên trong động đá - tất cả cái tĩnh lặng của bạn, tất cả những thành tựu của bạn cũng đều cuốn theo chiều gió, chấm dứt.

 

Đó là lư do tại sao những người ẩn cư trốn lánh cuộc đời trở nên sợ hăi thế gian -họ không muốn trở lại chốn này, họ chỉ muốn bám víu vào những hang động. Đây là chủ nghĩa thoát ly. Và đây không phải là Thượng Đế mà bạn chỉ t́m thấy trong những hang động. Thượng Đế có mặt khắp mọi nơi. Thượng Đế phải như thế, ở khắp nơi. Ngay cả giữa chợ, ông ta cũng rộn ràng sống động như ở trong Hy Mă Lạp Sơn. Ở Hy Mă Lạp Sơn ông ta yên lặng, ở giữa chợ th́ ông ta lại náo nhiệt, ồn ào -hiện hữu ở khắp nơi. Khi bạn ngồi yên, ông ta ngồi yên, khi bạn chạy, ông ta chạy theo –luôn luôn có mặt ở đó.

 

Câu trả lời của người học tăng rất là hợp lư, nhưng không phải toàn bộ; lư trí không thể đưa ra lời giải đáp cho tổng thể, toàn bộ. Lư trí chỉ biết chia cắt, phân tích, mổ xẻ -ngay cả Thượng Đế cũng bị đem ra mổ xẻ. Thượng Đế không thể bị cắt ra từng mảnh. Ngay cả khi bạn vô minh, Thượng Đế cũng vẫn có đó ở trong bạn. Thượng Đế chính là cái vô minh của bạn –c̣n ai khác đâu? Khi bạn hiểu biết, Thượng Đế là cái hiểu biết của bạn. Thượng Đế là vô minh và cũng là giác ngộ của bạn. Đó là điều mà Đức Phật đă nói trước đây: Ta bà là niết bàn. Đó là nhất thể; hai khía cạnh của cùng một sự kiện. Đừng chia cắt –khi bạn chia cắt, bạn đánh mất nó hoàn toàn.

 

Vị thiền sư đă hủy bỏ tiệc trà. Aldous Huxley đă có lời b́nh luận về chuyện này. Ông ta nghĩ rằng –A. Huxley là một triết gia lớn- nếu ông ta có mặt ở tiệc trà đó, ông ta cho rằng ḿnh có thể đă đưa ra một câu trả lời hay ho hơn. Ông ta sẽ trả lời như thế nào? Đây là ư kiến của Huxley, “Theo phỏng đoán của tôi, cái tiệc trà kia có thể đă được kéo dài lâu hơn, tối thiểu là cũng trong vài phút, nếu Tai Shuso đă trả lời như sau: ‘Nếu tôi không thể nắm bắt chân như trong lúc động, th́ hiển nhiên là cái “Tôi”này phải ngưng hiện hữu , như vậy chân như mới có thể nắm bắt được cái tôi-cũ trước đó để hiệp nhất với chính nó –không phải trong bất động và tĩnh lặng hoàn toàn của thiền định –như xảy ra cho những vị a la hán- nhưng đồng thời cũng ở trong lúc động –như xảy ra cho những vị bồ tát, những người mà cảnh giới ta bà và niết bàn đều chẳng khác ǵ nhau.”’

 

Câu trả lời này th́ c̣n tệ hơn nữa. May mắn là Aldous Huxley không có mặt ở đó, nếu không chắc là ông ta đă bị ăn đ̣n! Vị Thiền sư đă hủy bỏ tiệc trà, chỉ đơn giản có thế. Hành động này là một bày tỏ kính trọng đối với người học tăng đă trả lời câu hỏi. Những vị Thiền sư luôn luôn để sẵn một cây gậy ở bên cạnh ḿnh, và dĩ nhiên sẽ vung lên đánh nếu cần. Nhiều khi họ đập học tṛ không có một lư do nào rơ ràng. Tuy nhiên có một điều luôn xảy ra: Nếu họ thấy bạn đă nhồi nhét vào đầu ḿnh quá nhiều thứ, họ sẽ gơ vào đầu bạn, như bảo rằng, “Hăy trút hết ra.” Thông điệp của họ là, bạn phải đi sâu hơn hay cao hơn cái đầu chứ đừng bám vào cái đầu.

 

Câu trả lời này th́ nặng về đầu óc quá. Một sự phỏng đoán sẽ chẳng giúp ích được ǵ cho ông đâu, ông Aldous Huxley ạ. Ông ấy bảo rằng, “Theo phỏng đoán của tôi.” Phỏng đoán sẽ không làm nên chuyện! -chỉ có thân chứng mà thôi. Không ai có thể phỏng đoán; không ai có thể giả thiết rằng, “Câu trả lời này may ra có thể giải quyết vấn đề.” Không bao giờ, chuyện phỏng đoán vẫn chỉ là phỏng đoán –đó là vấn đề của lư luận. Đó là chuyện của cái đầu, của cái tâm. Aldous Huxley chắc chắn là đă bị một trận đ̣n nên thân –câu trả lời nặng mùi triết lư này sẽ không thể nào được dung thứ bởi một vị Thiền sư.

 

Đó là lư do tại sao tôi cứ khẳng định quá mức về đỉnh cao phi lư như thế. Tôi muốn bạn phải vượt lên trên cái đầu của ḿnh. Hăy luôn luôn thử làm một thí nghiệm nhỏ sau đây: Bạn hăy đứng trước một tấm gương soi và tập trung suy nghĩ rằng ḿnh không có cái đầu. Làm như thế hằng ngày –hai mươi phút, ba mươi phút, bốn mươi phút- đứng trước tấm gương nh́n thẳng vào cái đầu và nhủ thầm, “Tôi không có một cái đầu nào cả.” Trong ṿng hai hay ba tháng, một ngày nào đó bỗng dưng bạn thấy rằng cái đầu biến mất: bạn đang đứng đó trước tấm gương, không đầu. Lúc đó bạn sẽ biết được câu trả lời như thế nào -bạn không thể t́m ra trước đó; bạn cũng không thể phỏng đoán. Tôi cũng biết được câu trả lời nhưng tôi sẽ không nói ra. Bởi v́ nó không thể nói được bằng lời.

 

Dĩ nhiên ông thầy không chờ đợi một câu trả lời có bài bản lớp lang; những môn sinh đă phải làm một cái ǵ đó. Họ phải phản ứng ngay lập tức trong một cách thế nào đó; họ phải biểu lộ ra. Một thiền sinh nào đó phải tỏ bày ra -tức th́, lúc bấy giờ và ngay ở đó, bằng phản ứng, qua con người hiện sinh của y- rằng chân như đang hiện hữu ở đó. Và bạn đừng ḥng qua mặt, gạt gẫm ông thầy -nếu nó không có ở đó có nghĩa là nó không có ở đó. Nếu nó hiện hữu, ông thầy lập tức cảm nhận ra ngay.

 

Chuyện thường xảy ra là -một thiền sinh đến tham vấn ông thầy và được ông thầy giao cho một công án. Công án là một phương pháp đẩy bạn đến chỗ phát khùng lên. Đó là một câu đố bí hiểm không lời giải đáp –không thể có câu trả lời, câu trả lời không hề hiện hữu. Người thiền sinh biết chuyện đó, ông thầy biết chuyện đó, rằng sẽ không hề có câu trả lời. Thế nhưng người thiền sinh phải nỗ lực để t́m ra lời giải đáp –hàng tháng trời như thế, có khi hàng năm. Trừ phi bạn t́m ra câu trả lời, ông thầy sẽ không ban cho bạn bất cứ lời giáo huấn, hướng dẫn nào khác. Công án phải được giải quyết. Người thiền sinh biết rằng đây là chuyện phi lư –nhưng mà nó phải được giải đáp. Y đă từng nghe, từng đọc và biết hai năm rơ mười rằng sẽ không có câu trả lời. Nhưng ông thầy bảo rằng, “Đi về đi, phải tiếp tục t́m cho ra.”

 

Thế rồi khi bạn cố gắng t́m câu trả lời cho một câu hỏi không bao giờ có câu trả lời, lần hồi bạn sẽ bắt đầu phát khùng lên. Bạn càng cố gắng chừng nào nó càng vuột đi chừng nấy. Tại Nhật bản, người ta gọi đó là bệnh “điên-Thiền” và ngay cả giới bác sĩ cũng biết về căn bệnh này -bởi v́ thỉnh thoảng nó đă xảy ra cho một Thiền sinh nào đó và người nhà có thể đă mang y đến gặp bác sĩ. Khi y phát khùng lên – y sẽ bắt đầu nói năng lảm nhảm, la hét, run rẩy, làm những chuyện kỳ quặc mà không có một lư do nào cả. Có khi y lại cười, khóc, hoặc nhảy múa lung tung và người nhà đành phải đưa y đến bác sĩ. Tại Nhật, người ta hiểu biết về căn bệnh này.

 

Và căn bệnh này cũng nên được biết đến trên khắp thế giới. Có thể là các trường đại học y khoa nên dạy cho giới bác sĩ một môn học đặc biệt -rằng có những người thực sự không hề mất trí, điên loạn: đừng chữa trị cho họ, bằng không bạn sẽ làm xáo lộn luôn cả cuộc đời họ sau này. Thuốc thang của bạn, các phương cách trị liệu bằng giật điện, thuốc ngủ, thuốc chích đều rất nguy hiểm đối với những người đang mắc bệnh “điên-Thiền”. Với chữa trị, bạn sẽ tiêu hủy luôn tất cả cái khả năng chứng ngộ tiềm ẩn của y. Tại Nhật, người ta đă không chữa trị loại người này. Ngay khi nghi ngờ rằng người này bị bệnh “điên-Thiền”, công việc đầu tiên của họ là thẩm tra sự kiện: “Người này có liên hệ với ông Thiền sư hay thiền viện nào không? Nếu có, dẫn y đến gặp vị Thiền sư hay thiền viện đó. Họ không mang y đến bệnh viện hay bác sĩ.”

 

Một công án Thiền tạo ra chứng rối loạn thần kinh giả. Mỗi người đều mang sẵn trong ḿnh chứng rối loạn thần kinh. Nó bị ức chế lại –nó chẳng khác ǵ một ngọn núi lửa và chúng ta đang ngồi ở trên đỉnh. Và rồi cái công án kia, cái câu đố hóc hiểm đó cứ không ngừng kích thích, thúc bách nó –cho đến một ngày bỗng dưng cái núi lửa kia bùng nổ. Thế là bạn không c̣n kiểm soát được ḿnh nữa; bạn vượt ra ngoài sự tự chế. Bạn không thể tự ḿnh kiềm chế; tất cả lư trí của bạn vỡ vụn ra từng mảng. Đó là một sự nổ bùng, bắn tung bạn ra xa, thật xa. Bạn sẽ không c̣n là bạn trước đây; một cái ǵ đó rất mực mới mẻ đă xảy ra trong bạn.

 

Cái cơn điên-Thiền này chính là lời giải đáp. Ông Thầy sẽ bảo, “Tốt lắm. Nó đă xảy đến rồi. Hăy chờ đi, kiên nhẫn một tí.” Trong ba tuần, bốn tuần, nhiều lắm là sáu tuần, người này chỉ làm một công việc đơn giản là chờ đợi. Y không làm ǵ cả, ăn ngủ, tắm rửa theo nhu cầu. Y được để yên một ḿnh trong cái cốc nhỏ, xa cách mọi người. Không ai đến thăm viếng, tṛ chuyện, khuyên bảo y bất cứ điều ǵ. Y chỉ việc thư giản, tắm nắng, nằm lăn dài trên cỏ. Được để yên một ḿnh, y sẽ làm bất cứ điều ǵ mà y thấy thích. Khi muốn nhảy múa, y sẽ nhảy múa; khi muốn la hét, y sẽ mặc t́nh la hét.

 

Chỉ có một chuyện cần được chăm sóc –là không để cho y làm bất cứ hành động bạo động nào có hại cho bản thân y. Thông thường th́ chuyện này không hề xảy ra. Chuyện quá độ là điều rất hiếm -chỉ chừng một phần trăm là nhiều. Tuy nhiên sự săn sóc này phải đuợc quan tâm –ông thầy và những thiền sinh khác phải để mắt theo dơi y từ đàng xa để cho không một hành động bạo động nào có thể xảy ra cho y cũng như người khác, thế thôi.

 

Trong ṿng ba tuần, sáu tuần, mọi việc đều lắng xuống. Y sẽ xuất hiện với một khuôn mặt mới –khuôn mặt nguyên thủy của y. Tươi mát như những giọt sương mai. Đôi mắt thật hồn nhiên vô tư. Y đă kinh qua cơn điên, vượt khỏi cơn điên, đă đi vào cơi siêu thức. Trước khi đi vào cơi siêu thức, bạn sẽ phải kinh qua một cơn khủng hoảng như thế. Cơn khủng hoảng này đă do công án tạo nên.

 

Cơn khủng hoảng này –mà tôi đang tạo ra ở đây- với rất nhiều phương pháp. Người ngoài chỉ có thể nh́n thấy mà không thể hiểu được. Đây là một cơn khủng hoảng Thiền. Khi thấy người ta khùng khùng, họ cho rằng ở đây đă làm cho con người phát điên và đặt vấn đề, “Cái loại tôn giáo ǵ mà kỳ vậy?” Nhưng họ làm sao mà biết được. Tín ngưỡng tôn giáo trên cơ bản là làm cho bạn phát điên lên để bạn có thể vượt ra  khỏi cơn điên. Một khi bạn đă kinh qua được cái chướng ngại này, bạn sẽ không bao giờ c̣n điên nữa, bạn trở thành một con người hoàn toàn mới. Bạn được khai sanh ra một lần nữa. Một ân sủng trùm phủ xuống bạn, cùng với an lạc, b́nh ổn.

 

 

 

Tại sao Thiền được gọi là con đường của nghịch lư?

 

 

Một tôn giáo như Thiền phải là nghịch lư, không cách nào khác hơn -bởi v́ đời sống bao gồm những chuyện mâu thuẫn. Đối với chúng ta, chúng thoạt trông có vẻ trái ngược -nhưng thật ra, không phải thế, chúng hỗ trợ lẫn nhau.

 

Bạn có trông thấy điều này trong kiến trúc của một mái ṿm không? Nhà kiến trúc cũng đă làm công việc y như thế, ông ta cho sắp xếp những viên gạch đối chọi nhau, nếu không làm như thế, bạn không thể nào tạo nên một cái ṿng cung –và căn nhà sẽ sụp đổ. Một nữa số gạch quay về hướng này, và nửa kia quay về hướng khác, nhưng cả hai đều có mặt ở đó. Chúng cũng cùng là một thứ gạch giống nhau -bạn có thể xếp chúng quay mặt về một phía, và như thế cái mái ṿm sẽ sụp. Thế nhưng khi bạn xếp chúng đối nghịch nhau, một năng lượng lớn lao được phát sinh ra. Cái năng lượng lớn lao đó biến thành sức mạnh.

 

Đó là lư do tại sao người nam và người nữ tạo thành đứa trẻ. Một ḿnh người nam không thể có sự sáng tạo. Một ḿnh người nữ cũng thế. Những viên gạch xếp đối chọi nhau tạo thành một mái ṿm lớn; một năng lượng lớn lao được khai sinh.

 

Đời sống và cái chết đối mặt nhau tạo nên toàn bộ cuộc chơi, toàn bộ vở kịch, cái được gọi là leela. Đời sống, trong mọi chiều kích, đều nghịch lư. Thế nên tôn giáo cũng phải là một nghịch lư. Nếu tôn giáo không nghịch lư th́ nó chỉ là một thứ triết lư nghèo nàn. Và như vậy nó chỉ là sản phẩm của con người, do tâm tạo, một thứ học thuyết –không phải là tôn giáo.

 

 

Môt hôm vua Lương Vũ Đế mời Đại sư Phó Đại Sĩ đến giảng Kinh Kim Cương. Ngay khi vừa bước lên pháp toà, vị pháp sư gơ mạnh chiếc dùi xuống bàn một tiếng và bước xuống. Trong khi Lương Vũ Đế c̣n đang giật ḿnh, vị pháp sư hỏi nhà vua, “Thưa Hoàng đế, ngài có hiểu ǵ không?”

 

“Không hiểu ǵ cả,” nhà vua trả lời.

 

Vị thánh tăng bảo, “Bồ Tát đă giảng xong kinh Kim Cương rồi đó.”

 

 

Vị pháp sư đă gơ mạnh chiếc dùi xuống bàn và nói, “Tôi đă giảng xong thời pháp. Tôi đă nói tất cả những ǵ có thể nói được về Kinh Kim Cương.”

 

Kinh Kim Cương là một bộ Phật kinh quư giá và chỉ có một vị Thiền sư mới có thể làm một chuyện như thế -một thái độ rất mực khác thường. Thế nhưng hành động này lại chứa đựng vô vàn  ư nghĩa; ông ta đă nói lên tất cả. Bởi v́ toàn bộ bộ Kinh Kim Cương chỉ lập đi lập lại một điều duy nhất, chỉ một điều duy nhất mà thôi: Hăy tĩnh thức. Hăy tĩnh thức. Hăy tĩnh thức. Đó cũng là toàn bộ thông điệp của chư Phật: Hăy tĩnh thức, đừng ch́m đắm trong cơn mê ngủ nữa.

 

Ở đây là cách thế của Thiền. Vị pháp sư đă gơ mạnh chiếc dùi xuống bàn. Vị Hoàng Đế chắc là đang ngồi ở đó –ngái ngủ, mơ tưởng, tâm hồn đang lăng xăng ở một nơi nào khác, một ngàn lẻ một nơi ngoại trừ nơi mà ông ta đang ngồi. Bây giờ với việc gơ mạnh chiếc dùi lên bàn, bỗng dưng ông ta giật ḿnh –ông ta trở nên tỉnh táo, ít nhất là trong giây phút đó. Và thế là cái thông điệp đă được truyền rao. Đây là cách truyền rao không lời.

 

Thế nhưng chưa hết -vị Thiền sư bảo tiếp, “Bồ Tát đă giảng xong kinh Kim Cương rồi.” Ông ta không nói rằng, “Tôi đă giảng xong bộ kinh,” nhưng lại nói, “Ông Phật đă giảng xong kinh rồi.” Chỉ có những người đă thể nhập hoàn toàn trong tịch tĩnh mới có thể nói rằng –“Ông Phật đă giảng kinh qua tôi.”

 

 

Một hôm khác, vị Hoàng đế lại cho triệu thỉnh vị thiền sư và hỏi, “Bạch Thầy, vui ḷng đến đây. Tôi đă không thể hiểu được lời giải thích siêu việt đó –xin hăy trở lại một lần nữa.”

 

Đắp y, đội măo t́ lư, chân mang đôi hài, vị Bồ Tát đi đến hoàng cung, và ở đó vị Hoàng Đế đă chờ đợi ngài với câu hỏi, “Có phải ngài là một tăng sĩ?”

 

Bởi v́ tăng sĩ Phật giáo không mang hài –mà vị Bồ Tát của chúng ta lại mang hài thế nên nhà vua mới hỏi, “Có phải ngài là một tăng sĩ?”

 

Để trả lời, vị Bồ Tát liền lấy ngón tay chỉ lên chiếc măo t́ lư. “Có phải ngài là một đạo sĩ?” nhà vua lại hỏi. Để trả lời, vị Bồ Tát lại lấy ngón tay chỉ xuống đôi hài. “Thế th́ có phải ngài là một cư sĩ?” nhà vua hỏi tiếp. Lần này vị Bồ Tát liền lấy ngón tay trỏ vào bộ tăng bào mà ḿnh đang mặc.

 

Những ǵ mà Thiền sư Phó Đại Sĩ đang nói là: “Ta là tất cả những cái đó mà cũng không phải những cái đó. Ngươi có thấy không, ta đội chiếc măo của một ông hoà thượng. Ngươi thấy không, ta mang đôi hài của một vị đạo sĩ. Làm thế nào mà ta là một cư sĩ được? Ngươi có thấy chiếc tăng bào của ta không? Một biểu tượng của hạnh đầu đà đấy. Ta là tất cả những cái đó và cũng không phải những cái đó.”

 

Vị Hoàng đế trả lời, “Tôi không hiểu. Hôm qua tôi đă không hiểu ǵ cả, và hôm nay cũng thế.” Vị Thiền sư liền bảo nhà vua, “Đây là lời giải thích cuối cùng của ta. Hăy lắng nghe –và ta sẽ không bao giờ trở lại nữa. Nếu ngươi hiểu được, tức là ngươi hiểu được; nếu ngươi không hiểu, tức là ngươi không hiểu.” Xong, ông ta đọc bài kệ:

 

Người không tay đang cầm chiếc cuốc

Kẻ bộ hành đang đi cưởi trên ḿnh trâu

Người đàn ông đang bước qua cầu

Cầu không nước chảy.

 

Sau đó vị Thiền sư rời hoàng cung và không bao giờ quay trở lại nữa.

 

Những ǵ mà vị Thiền sư nói ra nghe rất mực phi lư -Người không tay đang cầm chiếc cuốc. Làm thế nào mà kẻ không tay lại có thể cầm được một cái ǵ đó? Tuy nhiên đó là những ǵ đang xảy ra. Cái đang nắm ở trong bạn không có tay nhưng lại đang nắm giữ tất cả vạn pháp. Thượng Đế không có tay nhưng lại đang hỗ trợ cả thế gian. Và trong tận cốt lơi sinh thể của bạn, bạn không hề có tay –không tay, không chân, không đầu, vô sắc tướng. Thế nhưng bạn lại đang cầm giữ cả một ngàn lẻ một thứ.

 

 

Kẻ bộ hành đang đi cưởi trên ḿnh trâu. Ông ta bảo rằng: Kẻ bộ hành đang ngồi trên ḿnh trâu và đang đi. Có nghĩa là: Thượng Đế đang chở bạn, bạn đang cưởi lên Thượng Đế -và bạn cứ nghĩ là ḿnh đang đi.

 

 

Cũng giống như chuyện… Một kẻ hành khất đang băng ngang qua đường khi chiếc xe ngựa của vị Hoàng đế vừa đi đến. Nhà vua cảm thấy thương xót cho kẻ hành khất này –già cả hom hem, phố chợ th́ ở xa, y phải rất khó nhọc để lê thân đến đó- thế nên đă bảo y, “Hăy đến đây, leo lên ngồi trên xe của ta.”

 

Tên hành khất rất mực sợ hăi, nhưng khó mà căi lệnh của một vị Hoàng Đế. Y sợ hăi là phải -một tên hành khất làm sao dám ngồi chung xe với một vị Hoàng đế? Thật vô cùng bối rối. Nhưng không thể nào từ chối được. Thế là y leo lên xe, rón rén ngồi vào một góc –ḷng đầy lo lắng, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra- nhưng tay vẫn khư khư đội chiếc bị rách lên đầu.

 

Một lát sau, vị Hoàng đế không khỏi ngạc nhiên: “Tại sao nhà ngươi lại không bỏ chiếc bị xuống sàn?” Và tên hành khất đă trả lời, “Muôn tâu Hoàng Thượng, đội ơn Hoàng Thượng đă nhân từ cho tôi quá giang trên chiếc xe của ngài; thế nên tôi phải đội chiếc bị này trên đầu để làm cho chiếc xe này bớt chở nặng đi một tí.”

 

Thiền nói rằng kẻ tác hành, chỉ có một kẻ tác hành duy nhất, đó là Thượng Đế -hay cũng là Chân Như, là Đạo. Không có nhu cầu để bạn trở thành một kẻ tác hành. Cưỡi trên ḿnh trâu và bạn cũng đang đi -đâu có cần thiết để bạn phải bước đi, con trâu đang chở bạn mà. Ḍng sông đang đưa bạn đi, bạn có cần thiết để bơi đâu. Hăy thư giăn!

 

 

Người đàn ông đang bước qua cầu; Cầu không nước chảy. Cái này mới thật tuyệt vời! Rất mực nghịch lư -Cầu không nước chảy.Thiền gia cho rằng thân ta là một chiếc cầu; và bạn đang đi ngang qua chiếc cầu đó. Bạn như ḍng nước -ở thể lỏng, không nắm bắt được, vô tướng. Bạn chảy ngang qua thân; không hề thay đổi. Cái cầu đang tiếp tục tuôn chảy chứ không phải là ḍng nước, không phải là ḍng sông đời của bạn –cái thân xác của bạn thay đổi không ngừng trong từng ngày qua. Mới hôm nào đây nó là một đứa trẻ, rồi ngày qua nó là một thanh niên, rồi trở nên già yếu. Sức khoẻ, rồi bệnh hoạn đau yếu, cái thân xác không ngừng thay đổi.

 

Các nhà khoa học đă cho biết rằng, chừng mươi năm trước đây, là thân xác hoàn toàn thay đổi trong ṿng bảy năm –thay đổi toàn bộ. Cứ sau bảy năm, bạn sẽ không t́m thấy bất cứ một dấu vết cỏn con nào của cái thân xác cũ. Tất cả đều được đào thải đi. Bây giờ th́ người ta cho rằng tiến tŕnh này xảy ra trong ṿng một năm chứ không phải bảy năm –trong ṿng thời gian của một năm, bạn sẽ không c̣n lại ǵ của cái thân xác cũ, tất cả mọi thứ đều thay đổi. Thân xác không ngừng thải ra những ǵ của cái cũ và tiếp tục nhận vào những chất liệu mới từ thực phẩm, nước, khí trời –không ngừng thay thế. Cái thân xác chẳng khác ǵ một ḍng sông tuôn chảy.

 

Tuy nhiên cái thân xác là chiếc cầu, bạn là khách bộ hành bước ngang qua đó. Bạn không tuôn chảy mà là thân xác đang tuôn chảy -chiếc cầu đang tuôn chảy chứ không phải ḍng sông.

 

Những phát biểu nghịch lư này rất mực giá trị -bạn có thể t́m thấy những điều tương tự như thế trong thế giới của các bậc thánh: Eckhart, Kabir, Dadu, Boehem, và rất nhiều ở các vị Thiền sư. Thiền, như thế, là con đường của nghịch lư.

 

 

Bây giờ hăy lắng nghe vài câu thơ của T. S. Elliot. (5)

 

Để đi đến nơi bạn không hề biết

Bạn phải đi bằng một con đường, đó là con đường của ngu dốt.

Để sở hữu những ǵ bạn không chiếm hữu được

Bạn phải đi bằng con đường của vô hữu

Để đi đến nơi mà bạn không thể có mặt

bạn phải đi bằng con đường trong đó bạn không có mặt

Và điều duy nhất bạn biết là những ǵ mà bạn không hề biết

Và những ǵ bạn sở hữu được là những ǵ mà bạn không hề sở hữu

Và nơi mà bạn có mặt  là nơi bạn không  hề có mặt.

 

Đây là những câu thơ rất mực Thiền, thuần túy Thiền. Hăy quán chiếu trên những ḍng chữ này để xem T. S. Elliot muốn nói lên điều ǵ. Đây là những câu thơ rất mực sâu sắc. Nó có thể là một công án Thiền cho bạn.

 

Và điều duy nhất bạn biết là những ǵ mà bạn không hề biết

 

Bạn không biết ǵ về chính bạn cả, đó chính là điều duy nhất mà bạn biết. Và nếu bạn không biết được điều này, bạn đâu có thể biết được cái ǵ khác? Kẻ biết chỉ biết hắn ta mà thôi –đó là cái duy nhất có thể biết được, bởi v́ đó là nơi duy nhất mà chúng ta có mặt. Tất cả những cái khác, hầu như thế, đều được nh́n từ bên ngoài; nó chỉ có thể trở thành một người quen, không thể là kẻ biết. Chỉ có một thứ mà bạn có thể nh́n từ bên trong, đó là chính bạn.

 

Và điều duy nhất bạn biết là những ǵ mà bạn không hề biết

Và những ǵ bạn sở hữu được là những ǵ mà bạn không hề sở hữu

 

Hăy xem cái trọng tâm của nó. Những ǵ mà bạn sở hữu chỉ là cái mà bạn không sở hữu. Bạn làm chủ căn nhà của bạn -thế nhưng làm thế nào mà bạn làm chủ được nó? Nó đă có mặt ở đó trong khi bạn chưa có mặt. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ ra đi, nhưng ngôi nhà sẽ vẫn c̣n đó. Làm sao mà bạn làm chủ được nó? Bạn đến rồi đi. Trong khi cái nhà vẫn tồn tại, thế gian này vẫn tồn tại. Bạn không thể nào làm chủ được những cái này, bạn chỉ giả bộ mà thôi .

 

Và những ǵ bạn sở hữu được là những ǵ mà bạn không hề sở hữu

 

Nhận thức được điều này, Đức Phật đă rời bỏ cung điện. Nhận thức được điều này, Mahavir đă từ bỏ vương quốc của ḿnh -nhận thức được điều này, rằng, “Đây không phải là những ǵ mà ta làm chủ, thế th́ tại sao lại phải bận tâm về nó? Không sớm th́ muộn, nó cũng sẽ bị tước ra khỏi tay ta, thế th́ tại sao ta lại băn khoăn lo lắng một cách không cần thiết về nó như thế?”

 

Và nơi mà bạn có mặt  là nơi bạn không  hề có mặt.

 

Bạn có để ư điều này không? Bạn đang ở đâu vậy? Con người đang ở trong thân xác của họ -bạn không có mặt ở đó. Con người đang ở trong tâm thức của họ -cũng không hề có bạn ở đó. Thực tại của bạn là một nơi nào đó vượt ra ngoài thân xác và ở đàng sau tâm thức.

 

Hăy quán tưởng về những ḍng thơ này.

 

Tất cả chân lư cơ bản đều rất mực nghịch lư. Thế nên tôi gọi Thiền là Con Đường Nghịch Lư.

 

CHÚ THÍCH:

 

(1)   Toamy, Bacchus, Mithros, Apollo, Theseus, Jason, Hermes: Những vị thần và những nhân vật trong thần thoại, truyện tích truyền kỳ của Hy Lạp, La Mă. Diana: Vị nữ thần đồng trinh trong thần thoại La Mă, chủ về săn bắn. Bà là người em sinh đôi của thần Apollo, và là con gái của thần Jupiter và Latona. Thor: Vị thần sấm sét, tóc đỏ và rậm râu trong thần thoại Đức.

(2)   Hassid (Hassidim): C̣n được biết đến dưới tên gọi Ba’al Shem Toy, một giáo phái Do Thái giáo do Mục sư Do Thái Giáo Israel ben Elieser  (1698–1760),  sáng lập. Giáo phái này được phát sinh vào thời điểm mà người Do Thái bị khủng bố ngược đăi và người Do Thái Âu Châu đă quay về nghiên cứu Talmud, bộ cổ thư tập hợp những thảo luận liên quan đến các vấn đề luật lệ, đạo đức, phong tục, lịch sử Do Thái, khiến nhiều người đă có cảm giác rằng những biểu hiện nhất của đời sống Do Thái đă trở nên quá mức “hàn lâm”, không c̣n đặt nặng chút nào vào mặt tâm linh. Hassidism ra đời trong chiều hướng nhằm cải thiện t́nh huống này.

(3)   Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hoà Hảo cũng đă từng nói: “Bổn đạo th́ đông, chở một thuyền vông không đầy.”

(4)   Aldous Leonard Huxley: Nhà văn người Anh, sinh ngày 26-7-1894, di cư đến Mỹ và mất tại Los Angeles, Cali vào ngày 22-11-1963. Tác giả của nhiều tác phẩm, luận thuyết, thi ca nổi tiếng nhưng đến cuối đời, ông đi sâu vào mặt nghiên cứu tâm linh, thần bí. Trong giới hàn lâm, ông được xem như là một “lănh tụ của tư tưởng hiện đại” và là một nhà trí thức hàng đầu trên thế giới.

(5)   Thomas Stearns Eliot: Sinh ngày 26-9-1988 tại Hoa Kỳ. Là một nhà thơ, nhà soạn kịch, phê b́nh văn học với những tác phẩm nổi tiếng như The Love Song of J. Alfred Prufrock, The Waste Land, "The Hollow Men", và Four Quartets, ông được xem như là nhà thơ hiện đại của thế kỷ 20. Đoạt giải Nobel Văn Chương vào năm 1948, ông là một trong những thi sĩ có nhiều ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Ông di cư sanh Anh năm 1914 và mất vào ngày 4 tháng Giêng, năm 1965.

 

 

[MUCLUC] [CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

For any questions, send Email to:  lecongda@aol.com
Copyright © 2006. lecongda. All rights reserved.
Revised: 12/14/06