THIỀN, CON ĐƯỜNG NGHỊCH LƯ

Volume 2

CHƯƠNG 2

 

Bên Sông

Bán Nước

 

Thế giới này c̣n mang trên ḿnh nỗi đau của cuộc chiến Việt Nam, Attica, và những vấn nạn tương tự là v́ đă đánh mất đi sự b́nh an tâm hồn. Cội rễ của vấn đề là do con người không chịu tĩnh lặng. Thế nên bạo động đă lên tiếng, đủ mọi h́nh thái bạo động. V́ Việt Nam, v́ Attica, sự b́nh an tâm hồn càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đây là những triệu chứng của một h́nh thức ung thư trong tâm thức con người. Chúng tự nó không phải là những tật bệnh mà đơn giản chỉ là những triệu chứng. Và chúng không thể nào được chữa trị một cách trực tiếp -trừ phi và cho đến khi nào cái căn nguyên gốc rễ được cắt bỏ hoàn toàn, hủy diệt toàn diện.

 

Trải qua bao thời đại, nhân loại luôn sống trong chiến tranh. Trong suốt ba ngàn năm, chỉ có khoảng bảy trăm năm là tương đối lắng dịu –nhưng không phải được kéo dài suốt một mạch như thế. Thỉnh thoảng mặt đất có được một ngày yên tĩnh, đôi khi vài ba ngày, c̣n ngoài ra là chiến tranh triền miên.

 

Chiến tranh là sự kiện trọng đại nhất mà con người măi luôn dự phần. Hủy diệt h́nh như là một cái ǵ đó cực kỳ hấp dẫn; chém giết, sát nhân có vẽ như là mục tiêu của ư thức con người. Trong suốt ba ngàn năm, nhân loại đă dự phần vào ít nhất cũng năm ngàn trận chiến. Cuộc chiến Việt Nam v́ thế chẳng có ǵ mới mẻ, nó cũ xưa như con người trên trái đất này. Đó không phải là những ǵ chỉ mới xảy ra ngày hôm nay, nó luôn luôn hiện hữu -bởi v́ nhân loại đang bệnh hoạn.

 

Và rồi bạn hỏi tôi, Thế th́ bao nhiêu b́nh yên nội tâm mới đủ…? Nhiều đến mức nào mà bạn có thể quản lư được –càng nhiều càng tốt.  Bởi v́ chỉ có vô vàn những con người như là những mặt hồ tĩnh lặng th́ mới có thể làm tiêu đi xu hướng xô đẩy nhân loại vào bạo động. Thế giới này cần rất nhiều những chiếc hồ tĩnh lặng, rất nhiều những vị Phật, để có thể tạo nên những rung động mới, những làn sóng mới, những ư thức mới –trong đó tất cả mọi năng lượng đều chuyển động trong chiều hướng sáng tạo, tất cả mọi năng lượng đều chuyển động hướng đến yêu thương, lúc đó chiến tranh mới không c̣n chỗ đứng.

 

Thế nên đừng bao giờ nói rằng… Tôi hiểu rơ cái luận lư của vấn đề. Cái luận lư đó là, nếu con người trở nên rất mực an b́nh th́ rồi y sẽ không bao giờ phiền muộn về vấn nạn Viêt Nam. Tôi rất hiểu ư nghĩa của câu hỏi của bạn. Bạn muốn nói lên một điều, nếu con người trở nên tĩnh lặng, an b́nh th́ rồi họ sẽ không c̣n quan tâm ǵ đến những ǵ đang xảy ra ở thế giới chung quanh, mọi việc sẽ không c̣n ǵ khác biệt. Như thế, bao nhiêu yên b́nh mới đủ? –đó là lư do tại sao bạn nêu lên câu hỏi.

 

Tuy nhiên hăy cố gắng để hiểu một điều. Chiến tranh tự nó không phải là một căn bệnh. V́ tâm không b́nh -nên chiến tranh hiện hữu. Chiến tranh chỉ là một hệ quả: an b́nh tăng th́ chiến tranh giảm. Nếu an b́nh ngự trị, chiến tranh sẽ biến mất.

 

Chiến tranh không thể nào biến mất do nỗ lực của những người tự xưng là những nhà hoạt động hoà b́nh. Chiến tranh không hề biến mất v́ sự có mặt của một Bertrand Russel. Chiến tranh không thể tàn lụi v́ có những người chống chiến tranh –không bao giờ. Những người chống chiến tranh sẽ chỉ tạo thêm những cuộc chiến tranh mới. Bạn có thể thấy rơ điều đó khi quan sát một cuộc biểu t́nh của những người hoạt động hoà b́nh, họ đâu có khác ǵ đang tham dự một trận chiến –cũng chống đối, cũng la lối, hét ḥ… Bạn có thể thấy trên khuôn mặt họ cũng là khuôn mặt của những kẻ nguy hiểm. Họ có thể tự gọi ḿnh là những chiến sĩ hoà b́nh, nhưng thực ra họ không hề hiểu biết hoà b́nh là ǵ cả. Họ cũng căi cọ, kiêu căng rất mực và lúc nào cũng như sẵn sàng để đánh nhau.

 

Hầu như chuyện thường xảy ra là một cuộc biểu t́nh đ̣i hoà b́nh luôn biến thành một trận chiến giữa cảnh sát và những người hoạt động hoà b́nh. Những nhà hoạt động hoà b́nh này thật sự ra chẳng hoà b́nh chút nào cả. Họ chống chiến tranh. Họ chống chiến tranh đến mức sẵn sàng gây chiến nếu thấy cần thiết. Lư tưởng thay đổi, nhưng chiến tranh th́ vẫn tiếp tục lên ngôi.

 

Một con người của ḥa b́nh không phải là người hoạt động hoà b́nh mà đơn giản chỉ là một mặt hồ tĩnh lặng. Nhịp đập của trái tim y rung lên những nguồn năng lượng mới, hát lên những bài ca mới chúc tụng cuộc đời. Y sống một đời sống mới hoàn toàn -của khoan dung, nguyện cầu, của từ bi độ lượng. Bất cứ ai mà y gần gũi, đều như được chan hoà thêm những năng-lượng-yêu-thương.

 

Một con người của hoà b́nh mang tính sáng tạo. Y không chống chiến tranh, bởi lẽ khi chống lại bất cứ cái ǵ th́ cũng có nghĩa là dấn ḿnh vào một cuộc chiến tranh mới. Y không chống chiến tranh bởi lẽ y hiểu rơ ràng lư do tại sao chiến tranh hiện hữu. Từ tuệ giác này, y trở nên an b́nh.

 

Chỉ khi nào thế giới này có được rất nhiều người như là những chiếc hồ an b́nh, tĩnh lặng, hiểu biết th́ lúc đó chiến tranh mới biến mất. Tuy nhiên thoát ly không phải là con đường để đạt đến an b́nh. Bạn cho răng, Ta có thể đạt đến sự b́nh an tâm hồn bằng thoát ly đời sống… Không bao giờ. Không bao giờ có chuyện như thế.

 

Thoát ly đồng nghĩa với chạy trốn. Thoát ly có thể mang cho bạn một kiểu chết chứ không bao giờ đem lại sự  an b́nh. Sự an b́nh  th́ rất mực sống động. Hoà b́nh vẫn luôn sinh động hơn chiến tranh -bởi v́ chiến tranh phụng sự cái chết, c̣n hoà b́nh phụng sự đời sống. Hoà b́nh là sống động, là tươi trẻ, là nhảy múa reo vui.. C̣n thoát ly? –đây là phương thức cũ kỷ nhất mà những kẻ trốn chạy thường chọn lựa. Rất mực rẻ tiền. Nó cũng cho bạn một loại an b́nh nào đó –hăy ghi nhớ điều tôi nói, ‘một loại an b́nh nào đó’ - loại an b́nh mà bạn thường gặp ở trong nghĩa trang.

 

Bạn có thể đi vào một tu viện Thiên Chúa Giáo -ở đây bạn cũng sẽ t́m thấy một loại an b́nh, tương tự như trong nghĩa trang. Bạn có thể đến với những tu sĩ Kỳ Na giáo và rồi bạn cũng sẽ gặp một loại an b́nh nghĩa trang như thế. Đây chỉ là những xác chết! Họ đă chối bỏ cuộc đời. Cái ngày mà bạn chối bỏ cuộc đời cũng có nghĩa là ngày bạn chối bỏ mọi trách nhiệm, chối bỏ tất cả mọi sự dự phần, mọi trách nhiệm để sống, để thương yêu, gắn bó tương quan. Họ có thể không c̣n tranh chiến nữa, nhưng cũng không c̣n chất liệu thương yêu.

 

Thoát ly như thế sẽ mang lại một sự an b́nh rất mực hoang vu, không có chiến tranh nhưng cũng thiếu vắng yêu thương.

Thế nhưng đâu là mục tiêu? Bạn đang tạt nước tắm vào trẻ sơ sinh.

 

Thương yêu cần phải được nuôi dưỡng. Toàn bộ nguồn năng lượng của bạo động, tranh chấp, chiến tranh cần phải được chuyển hoá vào yêu thương. Hoà b́nh tự nó không thể là mục tiêu. Hoà b́nh chỉ có thể là một phương tiện cho cuộc sống, làm cho cuộc sống giàu có, phong phú hơn. Hoà b́nh không thể là cứu cánh -chỉ để được an b́nh sẽ là hoàn toàn vô nghĩa, sẽ chẳng dẫn ta đi đến đâu. Để được an b́nh sẽ không làm thoả măn bạn –có ǵ khác nhau giữa cái chết và an b́nh đâu?

 

Thoát ly nhằm t́m kiếm một sự an b́nh là một h́nh thức tự sát. Vâng, th́ bạn có thể đi vào rặng Hy Mă Lạp Sơn, ở ẩn trong một cái hang động nào đó, thế là bạn an b́nh - bởi v́ sẽ không c̣n có cơ hội để tranh chấp với ai. Nhưng mà bạn có thay đổi ǵ đâu, hoạ chăng là chỉ thay đổi khung cảnh. Bạn cũng vẫn là con người cũ. Nếu hoàn cảnh khơi động, bạn cũng sẽ nhảy vào cuộc chiến, cũng đánh nhau thôi. Bạn cũng sẽ rất mực giận dữ nếu có ai đó đến khiêu khích nhục mạ bạn.

 

Bạn có thể chui vào sống trong một cái hang động nào đó ở Hy Mă Lạp Sơn trong suốt ba mươi năm, thế rồi có ai đó t́m đến nhục mạ và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cơn giận bùng cháy trở lại. Ba mươi năm cũng chẳng giúp ích được ǵ cho bạn cả, hạt giống giận dữ vẫn tiềm phục ở đâu đó chờ đợi đúng mùa. Bây giờ có người đang nhục mạ bạn đây -thế là như mùa xuân đến, cơn giận đơm bông. Chỉ trong một khoảnh khắc bé nhỏ, tất cả công lực ba mươi năm thoát ly của bạn tiêu tan!

 

Đời sống là một thể nghiệm thực sự. Nếu tâm của bạn thực sự an b́nh, th́ bạn cứ việc thỏng tay vào chợ -đó là nơi thử thách tốt nhất. Cố gắng  an b́nh ở trong đó. Tôi không chủ trương thoát ly. Tôi chủ trương chuyển hoá. Tôi không chủ trương chạy trốn. Tôi chủ trương gắn bó với cuộc đời. Sống một đời sống đến tận cùng trọn vẹn. T́m  phương cách để sống một cách an b́nh, trong thiền quán sâu sắc, trong cách thế thánh thiện. Nhưng đừng trốn chạy.

 

Kẻ trốn chạy là một tên hèn nhát; không có môt chút can đảm nào. Y nhắm đôi mắt lại v́ quá đổi kinh sợ cuộc đời. Đây là kiểu luận lư của loài đà điểu chứ không phải của con người. Nó ở dưới mức người rất xa, nếu không nói là đần độn. Chỉ nhắm đôi mắt của bạn lại th́ t́nh thế có thay đổi ǵ đâu; thế giới này vẫn y như cũ. Bạn có thể tin rằng mọi chuyện đang thay đổi, bởi v́ bạn không c̣n trông thấy bất cứ cái ǵ nữa. Ngôi nhà của bạn đang cháy, có thể nào bạn lại ngồi yên với đôi mắt nhắm để tin rằng nó không hề cháy và rằng tất cả đều ok? Bạn có thể tạo ra một trạng huống tự thôi miên ḿnh –và dĩ nhiên bạn sẽ không bị quấy rầy, thế nhưng khi mở mắt ra, ngôi nhà vẫn nằm trong ngọn lửa.

 

Một con người của ḥa b́nh thực sự sống với thế giới này, sống trong thế giới này, nhưng không hề thuộc về nó. Y sẽ làm mọi chuyện có thể làm được -nếu căn nhà bốc cháy y sẽ làm tất cả những ǵ có thể làm để dập tắt ngọn lửa- thế nhưng y không hề bị xáo động, quẫn trí. Y vẫn luôn trầm tĩnh không dao động.

 

Sự thể nhập vào thực tại đó chính là an b́nh thực sự. Ta có thể đạt đến sự b́nh an tâm hồn bằng thoát ly đời sống… Không, chẳng bao giờ và sẽ  không bao giờ có thể đạt được… bằng cách làm dịu xuống những cơn lốc xoáy của tâm. Không bao giờ. Bằng cách làm dịu xuống những cơn lốc xoáy của tâm, bạn có thể buộc cho tâm an, nhưng đó vẫn là một h́nh thức trấn áp.

 

Niềm an b́nh thực sự không thể đến từ trấn áp. Cái tâm không thể bị đè nén mà phải được thông hiểu. Tại sao tâm ta lại loạn động như thế? Tại sao nó cứ măi lăng xăng? Tại sao? Cái hiện tượng này của tâm cần phải được soi rọi bằng tuệ giác, bằng yêu thương, từ bi độ lượng. Nên thân thiện với cái tâm của bạn, đừng vội vă áp đặt một sự an b́nh lên nó. Một sự an b́nh bắt buộc không phải là một an b́nh đích thực. Cũng đừng cố gắng để làm im lắng nó. Sự vắng lặng không hề là một thực thể.

 

Tĩnh lặng không phải là vắng lặng. Tĩnh lặng xảy đến t́nh cờ, vắng lặng do quản lư. Vắng lặng là kết quả của điều khiển. Bạn ngồi đó kiểm soát cái thân xác của ḿnh bằng một tư thế yoga chẳng hạn, buộc nó phải tập trung vào một nơi nào đó, Krisna, Giêsu; đọc đi đọc lại một câu chú –Om, Ram, bất cứ cái ǵ- cố gắng chế ngự, kiểm soát để luôn tập trung tâm trí vào một chỗ. Bạn đang làm công việc tạo ra một tĩnh lặng giả tạo.

 

Tĩnh lặng thực sự không đến từ ép buộc mà là từ hiểu biết. Bạn hiểu được tại sao tâm của bạn lại cứ luôn loạn động, nh́n sâu vào, theo dơi nó: Tâm ơi, tại sao thế? Bạn đi sâu vào những loạn động của nó -chắc chắn là chúng sẽ có những thông điệp cho bạn. Bạn đi sâu vào những giấc mơ của nó –ngay cả những giấc mơ có vẻ rất phi lư nhưng chắc chắn chúng cũng trao gởi đến bạn những điều ǵ đó lắng sâu trong tiềm thức. Chặt đứt, loại bỏ chúng, bạn sẽ không bao giờ lớn dậy -bởi v́ bạn đang chặt đứt phần vô thức của ḿnh. Khi bạn làm vắng lặng cái tâm của ḿnh, bạn đang làm im lắng cái tiềm thức của bạn, như muốn nói rằng, “Ta không muốn lắng nghe ngươi.”

 

Thế nhưng phần vô thức cũng có biết bao điều giá trị để tṛ chuyện cùng bạn.  Khoa phân tâm học đă chứng minh điều này, rằng vô thức cũng có những ǵ đó để trao gởi, truyền đạt. Và cái phần vô thức này lại ăn ư với Thượng Đế hơn cái được gọi là ư thức. Thế nhưng cái anh chàng ư thức này th́ lại cứ luôn t́m cách bịt miệng cái anh vô thức phải im tiếng.

 

Không thể như vậy. Tiếng hát sẽ không c̣n được cất lên. Bạn có thể buộc một đứa trẻ ngồi yên do sợ hăi. Bạn có thể cho một luồng điện giật và bảo nó ngồi im nếu không sẽ bị điện giật thêm nữa. Vâng, th́ rồi nó sẽ ngồi yên. Nhưng bạn gọi cái sự yên lặng này là an b́nh chăng? Thực ra trong ḷng nó đang giận sôi lên, trong ḷng nó là một trái núi lửa, nó đang nổi cơn thịnh nộ. Tuy nhiên nó vẫn sẽ phải ngồi yên v́ cái luồng điện quái ác kia.

 

Đó là những ǵ mà người ta đang làm -họ làm im lắng cái tâm bằng sự nhịn ăn. Cũng chẳng khác ǵ dùng ḍng điện giật để trị cái tâm. Bạn bảo nó rằng, “Làm cái này đi, nếu không ta sẽ tuyệt thực. Ta sẽ bỏ đói mi. Làm cái này đi -nếu không ta sẽ ra đứng dưới ánh nắng mặt trời hai mươi bốn giờ cho mi coi. Làm cái này đi -nếu không ta sẽ trầm ḿnh trong ḍng nước đá suốt đêm cho mi biết”.

 

Có không biết bao nhiêu giáo phái –Cơ Đốc, Ấn Độ Giáo, Kỳ Na Giáo, và hàng ngàn giáo phái khác -những giáo phái của bạo dâm. Những giáo phái khổ hạnh chuyên hành hạ thể xác ḿnh là những người loạn thần kinh. Nếu bạn tra tấn nó quá mức, cái tâm sẽ sợ hăi. Cái tâm sợ hăi này sẽ đầu hàng, sẽ trở nên vắng lặng. Nó sẽ bảo, “OK. Tôi sẽ lặng yên.” Nhưng làm sao những tiếng hát có thể trổi dậy từ nỗi lặng yên này? Làm thế nào những khúc luân vũ, hoan ca chúc tụng có thể được khai sinh từ một yên lắng ép buộc? Không thể nào.

 

Đó là lư do tại sao những ông thánh của bạn thiếu vắng những bài ca. Những ông thánh của bạn trông thật buồn rầu, ảm đạm, cứ như những xác chết. Trong mắt họ không c̣n nét tinh anh mà chỉ là những đám bụi mù. Trong trái tim họ những đoá hoa không c̣n nở nữa. Không có ǵ cả. Không bao giờ có những cành sen trắng mọc lên trong những trái tim của những kẻ được gọi là ông thánh của bạn. Họ là những sa mạc hoang vu -khô cháy, gịng mật ngọt đời không c̣n tuôn chảy nữa.

 

Tôi không chấp nhận chuyện đó. Đây không phải là tách trà đời để tôi uống cạn. Và tôi muốn bạn hiểu thật sâu sắc chuyện này, bởi v́ những người đi trên đường tu thường bị rơi vào cạm bẫy này. Có vẻ như điều đó dễ dàng hơn đối với họ. Không cần phải hiểu rơ cái tâm, chỉ việc ép buộc nó. Để hiểu biết h́nh như phải đi bằng một con đường dài hơn. Nhưng bạn nhớ cho, sẽ không bao giờ có những con đường tắt.

 

Sự trưởng thành tâm linh đến bằng một con đường gian khó hơn, lâu dài hơn. Hành giả phải lên đường với một cái tâm đầy hiểu biết sâu sắc. Tiếp tục đi từng bậc một -bằng một sự kiên nhẫn vô bờ, lần hồi sẽ thành tựu kết quả. Lên đường như vào một cuộc chơi lớn rồi công tŕnh sẽ phải hoàn tất.

 

Đến một ngày nào đó, khi bạn thấu hiểu được tất cả những thông điệp của tâm, lúc đó tâm sẽ trở nên tĩnh lặng. Bởi v́ sẽ không c̣n ǵ để nói ra. Nó đă được nghe; nó đă gặp được ông chủ. Lúc đó tâm trở nên tĩnh lặng trong hoà điệu với chính ḿnh. Nó rơi vào tĩnh lặng mà không cần đến một nỗ lực nào ở bạn., rơi vào tĩnh lặng rất đỗi nhẹ nhàng.  Lúc ấy tĩnh lặng mang một nét đẹp tuyệt vời, là một ân sủng vô biên.

 

 

 

Một gắn bó tín ngưỡng có cần thiết đ̣i hỏi

sự tỉnh thức lành mạnh?

 

 

Sự tỉnh thức cần phải được đi theo bằng một hành động. Tỉnh thức cần phải được nở hoa trong hành động. Bằng không, chỉ tỉnh thức thôi cũng chưa đủ.

 

Đó là những ǵ được gọi là gắn bó. Khi bạn tỉnh thức, đời sống của bạn được chuyển hoá. Sự tỉnh thức này không chỉ tồn tại ở trong bạn –nó không phải là kho tàng của một tên keo kiệt, chỉ biết tích trữ mà không bao giờ dùng đến. Một khi bắt đầu tuôn chảy vào đời bạn, nó trở thành một phần của mỗi hoạt động, thắp sáng tất cả những hành động của bạn. Bây giờ bất cứ bạn làm điều ǵ cũng sẽ hoàn toàn khác biệt với trước đây, phẩm chất của nó sẽ rất khác xa. Nếu bạn yêu, bạn cũng sẽ yêu trong một cách thế hoàn toàn mới mẻ, yêu trong tỉnh thức. T́nh yêu của bạn sẽ không c̣n là một ch́m đắm. Người đời ch́m đắm trong t́nh yêu. Một con người tỉnh thức không hề ch́m đắm, mà ngược lại, vươn dậy trong t́nh yêu. Y vươn cao lên, chứ không ch́m xuống thấp.

 

Cái mà bạn gọi là t́nh yêu hầu như chỉ là một ảo ảnh. Con người tỉnh thức có một t́nh yêu khác biệt, không phải là ảo ảnh, khởi dậy trong tim y. Bạn chỉ muốn lợi dụng người ta và người khác cũng muốn lợi dụng  bạn, thế là có một đổi chác qua lại  -một khế ước cùng nhau. Bạn chẳng hề yêu y mà y cũng chẳng hề yêu bạn. Y chỉ yêu y và bạn chỉ yêu bạn. Bạn lợi dụng người ta và người ta lợi dụng bạn, thế thôi.

 

Đây chỉ là một h́nh thức dàn xếp, điều chỉnh, và bạn gọi đó là t́nh yêu. Nhưng rồi những sự điều chỉnh này sẽ chẳng tồn tại lâu dài, chúng không thê đi xa hơn. Không sớm th́ muộn bạn sẽ cảm thấy chán ngấy lên với y và y cũng thế. Bạn đă từng nh́n vào nhau, bạn đă từng t́m hiểu nhau, và bây giờ h́nh như chẳng c̣n điều ǵ mới mẻ nữa. Những thích thú ban đầu tàn lụi, và t́nh yêu cũng biến mất theo. Bây giờ những ǵ c̣n lại là chịu đựng, do bởi những hứa hẹn ban đầu, những buộc ràng quá khứ. Chẳng đặng đừng, bạn buộc phải tiếp tục thôi.

 

Đó là điều xảy ra của tất cả những ǵ được gọi là hôn nhân. Nó chẳng phải là t́nh yêu, không bao giờ là t́nh yêu, mà thực ra là một sự lừa dối. Và sự lừa dối này được tạo nên bởi những thay đổi hoá chất trong con người bạn. Đây cũng là một hoá chất như là bạn đang dùng một thứ dược phẩm. Một vài kích thích tố, một vài hoá chất được phóng thích từ huyết quản khơi dậy cho bạn một cái ảo ảnh và bạn bắt đầu trông thấy những chuyện vốn chẳng hề hiện hữu bao giờ.

 

Khi bạn bắt đầu yêu một người đàn bà, bạn nh́n thấy ở nàng những cái vốn chẳng hề thực sự có mặt. Không ai trông thấy chúng, ngoại trừ bạn. Và người đàn bà cũng bắt đầu nh́n thấy ở bạn những ảo ảnh như thế, những cái hoá chất này của bạn đang hỗ trợ cho nhau.  Bạn đang đi vào một cơn mơ -một giấc mơ với đôi mắt rộng mở; đó là một loại mộng du. Không sớm th́ muộn nó sẽ tan vỡ, không sớm th́ muộn thực tế sẽ lên tiếng nói.

 

Một con người của tỉnh thức không hề ch́m đắm, mà ngược lại, vươn dậy trong t́nh yêu. Chỉ có con người của tỉnh thức mới có đủ khả năng để yêu, bởi v́ y nh́n rơ được ḿnh. Bây giờ t́nh yêu không c̣n cần thiết nữa, y có thể rất mực hạnh phúc trong cô đơn. Hăy ghi nhớ điều này, đây là một trong những chỉ dấu của một con người tỉnh thức: y có thể hạnh phúc trong cô đơn. Niềm hạnh phúc của y là một tuyệt đỉnh cô đơn ngay cả khi y chung đụng cùng kẻ khác. Niềm hạnh phúc của y không c̣n phải dựa vào bất cứ ai, niềm hạnh phúc của y là rất mực tự tại. Bây giờ th́ y sẵn sàng để chia xẽ, sẵn sàng để trao tặng. Nó đầy ắp trong y, không ngừng tuôn chảy, không hề khô cạn… Và rồi y sẽ làm ǵ với nó đây? Y cần phải chia xẻ với mọi người.

 

Một con người của tỉnh thức luôn chia xẻ t́nh yêu của ḿnh; một con người của vô minh không hề có t́nh yêu để chia xẻ. Y chỉ giả bộ như đang ban phát t́nh yêu, bởi v́ tận trong đáy tâm hồn y chỉ muốn nhận chứ không hề muốn cho. Thực sự, một con người của vô minh chỉ muốn được yêu -thế nên y đă phải giả bộ “I love you”.

 

Hai kẻ được gọi là yêu nhau đều làm một chuyện giống hệt nhau trong tương quan đối xử. Cả hai đều cần t́nh yêu, nhưng cả hai cùng đánh mất t́nh yêu -cả hai đều không có khả năng hiện hữu và hạnh phúc một ḿnh. Để hạnh phúc họ cần sự có mặt của người khác, cần nương tựa vào, t́m biết ở người khác. T́nh yêu của họ v́ thế cũng chẳng khác ǵ cái mồi để câu cá. Họ có thích mang thực phẩm cho cá đâu. Mồi đâu phải là thực phẩm mà chỉ là cái bẩy.

 

Một con người của tỉnh thức thương yêu –không phải v́ y cần yêu, mà là v́ y có quá nhiều để trao tặng, san sẻ. T́nh yêu chẳng khác ǵ những đoá hoa -nếu bạn không trao tặng ai, nó sẽ khô héo tàn úa. T́nh yêu cũng giống như những đoá hoa -sớm nở, tối tàn. Th́ hăy cho đi. Bạn không thể tích trữ chúng. Đó là một trong những điều tuyệt vời nhất của hoa. Đó cũng là một trong những điều tệ hại nhất của bạc vàng châu báu, chúng có thể được tích trữ mà hoa th́ không. Bạn không thể tích trữ những cánh hoa. Nếu bỏ chúng vào hộp, cất giữ chúng, chúng sẽ chết khô.

 

 

Có một câu chuyện ngụ ngôn xưa như thế này…

 

Một ông vua kia có ba vị hoàng tử và ông muốn chọn một người để kế vị. Khổ một nỗi là cả ba vị hoàng tử đều thông minh, tài trí và can đảm như nhau. Họ lại là anh em sinh ba, cùng tuổi tác với nhau, nên lại càng thêm khó chọn lựa. Phải chọn ai bây giờ đây? Nhà vua t́m đến vấn kế một nhà thông thái, và ông ta đua ra một giải pháp.

 

Nhà vua về đến hoàng cung và cho triệu tập cả ba vị hoàng tử lại. Ông ta trao cho mỗi người con một bọc hạt giống hoa và bảo họ là ông sẽ thực hiện một cuộc hành hương trong nay mai –teerthayatra. “Ta sẽ vắng mặt chừng vài năm -một, hai ba, hoặc có thể lâu hơn. Đây là một cuộc thử thách cho các ngươi. Những bọc hạt giống này sẽ phải hoàn lại cho ta khi ta trở về. Ai bảo quản chúng tốt nhất sẽ là người nố nghiệp ta.” Xong, nhà vua lên đường hành hương.

 

Vị hoàng tử thứ nhất nghĩ thầm, “Ta sẽ làm ǵ với bọc hạt giống này đây?” Y liền đem cất giữ chug trong một hộp sắt an toàn -với hy vọng là khi người cha trở về, y sẽ hoàn trả lại cho cha đúng y những ǵ mà ông ta đă giao trước khi ra đi.

 

Vị hoàng tử thứ hai có một suy nghĩ khác, “Nếu ta cất giữ chúng trong hộp như anh ta đă làm, chắc chắn là chúng sẽ chết. Hạt giống mà chết th́ đâu c̣n gọi là hạt giống nữa. Và rồi cha ta thế nào cũng sẽ phản đối, ‘Ta trao cho ngươi những hạt giống c̣n sống là để có thể gieo trồng được –c̣n những hạt giống này th́ chết khô rồi c̣n trồng trọt ǵ được nữa. Như vậy ngươi đâu có hoàn trả cho ta những ǵ mà ta đă giao trước đây đâu’”.

 

Thế rồi y mang bọc hạt giống đem ra chợ bán lấy một số tiền và giữ lại, nghĩ rằng, “Lúc nào phụ vương trở về, ta chỉ việc ra chợ mua một bọc hạt giống mới, chắc chắn là tuyệt hảo hơn bọc hạt giống mà ông đă trao trước đây.”

 

Nhưng vị hoàng tử thứ ba th́ không làm như hai người kia. Anh ta mang bọc hạt giống vào vườn hoa và tung rải khắp nơi.

 

Ba năm sau, khi nhà vua trở về, vị hoàng tử thứ nhất mở chiếc hộp sắt đựng hạt giống. Chúng đă mốc meo và bay mùi hôi thối. Nhà vua bảo, “Cái ǵ vậy! Đây có phải là những hạt giống mà ta đă trao cho nhà ngươi lúc trước đâu? Lúc đó chúng có khả năng nở hoa và mang lại mùi hương cơ mà –c̣n bây giờ những hạt giống này th́ lại bay mùi śnh thối. Chúng đâu c̣n là những hạt giống trước kia!” Người con liền phân bua, “Nhưng thưa phụ vương, đây vẫn là những hạt giống mà cha đă trao cho con lúc trước mà.” Nhà vua trả lời, “Nhà ngươi thật là một người duy vật.”

 

Nhà vua t́m đến người con thứ hai. Vị hoàng tử  này liền vội chạy ra chợ mua một bọc hạt giống mới trở về trao cho cha và bảo, “Thưa phụ vương, đây là những hạt giống.”  Người cha không đồng ư, “Nhưng đây đâu có giống với những hạt giống trước kia đâu. Hoàn toàn không giống hệt chút nào. Ngươi khá hơn anh ngươi một chút nhưng vẫn không đủ khả năng như ta mong đợi. Ngươi chỉ là một nhà tâm lư học.”

 

Vâng, cái hồn th́ khá hơn cái xác chút đỉnh -một người tin vào cái tâm th́ có phần nào khá hơn một kẻ duy vật.

 

Nhà vua liền đi gặp vị hoàng tử thứ ba với đầy dẫy hy vọng nhưng cũng không ngớt lo âu: “Không biết y đă làm ǵ với những hạt giống này.” Thế rồi người con thứ ba dẫn nhà vua ra vườn ngự uyển. Ở đó hàng triệu cánh hoa đang đơm bông, ở đâu cũng chỉ thấy toàn là hoa với hoa. Vị hoàng tử nới với nhà vua, “Đây là những hạt giống mà phụ vương đă trao cho con. Con sẽ thu hoạch ngay và hoàn trả lại cho cha. Bây giờ cũng đă đến mùa thu hoạch rồi..”

 

Nhà vua rất hài ḷng, “Ngươi mới đúng là người duy tâm, xứng đáng để nối ngôi ta. Đây là phương cách mà người ta xử sự với hạt giống.”

 

 

Tâm có thể lưu trữ, tâm có thể tính toán –nhưng điều đó sẽ chẳng làm nên tích sự ǵ. Kẻ lưu trữ sẽ chẳng bao giờ hiểu được đời sống, và cái tâm tính toán cũng sẽ làm mất nó. Chỉ có cái tâm sáng tạo mới có thể hiểu được đời sống. Đó là nét tuyệt vời của những bông hoa –chúng không thể cất giữ. Chúng là h́nh ảnh của Thượng Đế: Thượng Đế không thể được lưu trữ. Chúng là h́nh ảnh của t́nh yêu: T́nh yêu không thể được lưu trữ.

 

Không phải là chuyện t́nh cờ mà trải qua bao thời đại, ở bất cứ xă hội nào, đất nước nào người ta đă xem bông hoa là h́nh ảnh tiêu biểu của t́nh yêu. Chẳng phải là chuyện t́nh cờ chút nào. T́nh yêu giống như một đoá hoa –khi nó bắt đầu nở rộ trong tim bạn, bạn phải tung rải ra, phải chia xẻ, trao tặng. Bạn phải t́m ra người san sẻ nó. Và khi có ai đó đón nhận t́nh yêu này, trong ḷng bạn sẽ thấy một nỗi biết ơn vô cùng. Bởi v́ nếu không, đoá hoa kia rồi sẽ tàn úa –trong tối tăm, quên lăng.

 

Và rồi bạn càng cho bao nhiêu, t́nh yêu càng lớn dậy chừng ấy. Bạn càng tiếp tục cho đi, th́ sẽ đến một ngày, bạn sẽ trở thành một nguồn mạch bất tận của t́nh yêu.

 

Một con người của tỉnh thức cũng yêu như mọi người, nhưng phẩm chất t́nh yêu của y sẽ hoàn toàn khác biệt. T́nh yêu đó sẽ là một thực tại khác biệt, sẽ vươn toả đến một chiều kích khác biệt. Y sẽ hành động, bởi v́ mỗi tỉnh thức phải biến thành một hành động. Tỉnh thức là một hạt giống mà hành động là hoa trái kết thành.

 

Bạn hỏi rằng, Một gắn bó tín ngưỡng có cần thiết đ̣i hỏi sự tỉnh thức lành mạnh? Nó cần thiết biến thành hành động, và từ đó trở thành một gắn bó thiết thân. Một người tín ngưỡng đích thực là một người rất mực gắn bó. Nhưng y không hề gắn bó với bất cứ ư thức hệ nào, hăy ghi nhớ điều này. Một người Cơ Đốc th́ gắn bó với Cơ Đốc Giáo. Một người Ấn Độ Giáo gắn bó với tôn giáo của ḿnh. Một người quốc gia gắn bó với đất nước của y, một chính trị gia gắn bó với đảng phái của ḿnh. C̣n một người tín ngưỡng th́ không, y không có những loại gắn bó như thế. Y không hề gắn bó với bất cứ một đất nước nào, bởi v́ một người tín ngưỡng biết chắc một điều là không hề có những biên giới quốc gia. Y không thuộc về một đất nước nào cả.

 

Một người tín ngưỡng không hề gắn bó với bất cứ đảng phái nào; y không có đảng phái. Một người tín ngưỡng không gắn bó với bất cứ ư thức hệ, tín điều, học thuyết nào, không bao giờ. Y chỉ gắn bó với Thượng Đế, với tâm thức, với hiện hữu tự thân. Y sống trong Thượng Đế, trong từng bước đi, trong từng hơi thở, yêu và chết trong Thượng Đế. Gắn bó của y là Thượng Đế, gắn bó của y là tín ngưỡng.

 

Vâng. nó cần thiết  đ̣i hỏi gắn bó. Vấn đề đặt ra là v́ trong quá khứ những người được gọi là tín ngưỡng thường là những kẻ trốn chạy. Một khi trở thành một con người tín ngưỡng, họ chạy trốn cuộc đời, họ đào thoát, họ không c̣n có mặt ở đây. Chủ nghĩa thoát ly này thực sự không phải là một dấu hiệu của một tín ngưỡng chân thực mà cho ta thấy một điều đơn giản rằng họ chưa hề tỉnh thức, nếu không hành động đă nở hoa.

 

Đó là  những ǵ đă xảy ra. Khi Mahavira t́m kiếm chân lư, ông ta đă đi vào rừng sâu. Thế nhưng khi t́m thấy rồi, ông ta quay trở lại với xă hội này. Khi Đức Phật đi t́m chân lư, ngài cũng đă đi vào rừng sâu. Nhưng khi chứng quả, ngài cũng quay trở lại với đời sống thế gian. Ta phải quay trở lại. Có thể là trên hành tŕnh t́m kiếm, bạn cần một khung cảnh đặc biệt nào đó, để trợ giúp cho sự t́m kiếm này. Nhưng một khi đă t́m thấy rồi, bạn cần quay trở về với cuộc đời. Bạn cần phải chia xẻ. Bạn có thể t́m kiếm trong đơn độc, thế nhưng làm sao bạn có thể chia xẻ nếu như không có ai để chia xẻ cùng?

 

 

 

Thưa tôn giả, tôi là một người rất mới ở đây, và tôi

cảm thấy bức xúc khi nghe ngài sử dụng những danh

từ đại loại như “đám con hoang”, v.v… Tôi không thể

tin rằng một vị thánh lại sử dụng những ngôn từ như vậy.

Ngài có thể nói thêm ít nhiều về vấn đề này không?

 

 

Tôi không phải là một ông thánh. Xin làm ơn bỏ cái danh xưng vô nghĩa đó đối với tôi –Tôi không hề là một vị thánh! Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc với điều này. Cũng nên lưu ư rằng: Đừng bao giờ dại dột trở thành một vị thánh. Cứ làm một con người rất mực b́nh thường là đủ lắm rồi.

 

Tâm lư con người thường là như thế, cứ thích chuyện chiếu dưới chiếu trên . Điều này không những đă chia rẽ con người thành thứ bậc cao thấp mà ngay cả trong ư niệm ngôn từ cũng chia cách như thế -có Bà-la-môn và hạ tiện, có tốt và xấu, có đáng trọng và đáng khinh. Đây là chuyện rất mực điên rồ. Tất cả ngôn từ đều giống nhau. Chức năng của ngôn từ là để diễn đạt một cái ǵ đó. Những ngôn từ diễn đạt được ư niệm đều là tốt -chỉ có những ngôn từ không nói lên được điều ǵ cả, người ta gọi đó là vô nghĩa. Và rồi thỉnh thoảng lại có chuyện xảy ra, những ngôn từ có vẻ rất chói tai đối với bạn th́ lại diễn đạt được rất nhiều, bởi v́ nó phát xuất từ giới b́nh dân. Và người b́nh dân th́ lại rất khéo diễn đạt, thực tế. Họ không hề biết đến những chuyện trừu tượng.

 

Bây giờ th́ cái từ “đám con hoang”, nó đi thẳng, đụng trực tiếp vào vấn đề. C̣n nếu bạn thích ṿng vo tam quốc th́ ta nói chuyện ḷng ṿng –hăy nghe đây.

 

 

Câu chuyện hôm nay nói về một ông cha sở đang đứng một ḿnh tại điểm phát bóng đầu tiên của sân chơi ‘golf’. Trông thấy một tay chơi cũng đang đứng một ḿnh gần đó, ông ta đề nghị cả hai cùng chơi chung với nhau. Đánh xong một vài lỗ, người khách lạ chỉ cho ông cha những khuyết điểm trong cách đánh golf của ông. Và cuộc chơi càng tiếp diễn ông cha càng được nghe thêm những lời hướng dẫn -rất qúy báu. Hiệp này kết thúc, ông đạt hơn sáu điểm so với b́nh thường trước đây. Ông cha vô cùng cảm ơn người bạn cùng chơi và được anh ta trả lời, “Tất cả bài học đó trị giá hai mươi lăm đô. Tôi là người hướng dẫn chuyên nghiệp ở đây’. Ông cha cố gắng phản đối nhưng chẳng ăn thua ǵ nên cuối cùng đành bảo anh ta buổi chiều tạt qua giáo xứ để lấy tiền. “Khi bạn tới”, ông cha đề nghị thêm, “Mang luôn cả cha mẹ bạn tới đây, tôi sẽ làm phép cưới cho họ luôn.”

 

 

Bây giờ là một chuyện rất ḷng ṿng khác -về tín ngưỡng, nhưng rất ḷng ṿng. Tôi không thích cái kiểu này. Trực tiếp vẫn hay hơn.

 

Chuyện xảy ra như thế này, theo Aldous Huxley kể lại…

 

“Vào cái thời xảy ra nạn đói kém khoai tây lớn nhất tại Ái Nhĩ Lan chừng một thế kỷ trước đây, một lời cầu nguyện đặc biệt được soạn ra để tụng đọc trong tất cả các nhà thờ tại Ái Nhĩ Lan. Mục đích của lời cầu nguyện này là để cầu khấn với đấng Thượng Đế toàn năng ngăn chặn bệnh tàn rụi cây cối đang hủy diệt những nông trại khoai tây của Ái Nhĩ Lan. Thế nhưng ngay tự khởi đầu, cái chữ “potato”-khoai tây- đă là một vấn nạn. Hiển nhiên trước mắt Chúa Thánh Thần, cái từ này rất là thấp kém, sặc mùi b́nh dân và Tin Lành, không thể nào đem ra mà phát âm tại một nơi thiêng liêng như thế này, nhất là trước mặt Thiên Chúa… “Potato”. Lạy Chúa tôi! Cái phần kinh tởm thô bi của cái từ potato này cần phải được đem dấu đi trong một cụm từ tao nhă  mịt mờ tối nghĩa nào đó, và Chúa đă được yêu cầu hành xử chức năng của ngài để ban cho  một cái từ trừu tượng hơn, cuối cùng đă gọi bằng một cụm từ nghe rất kêu là “củ thực phẩm qúy giá” –succulent tuber. “Than ôi văn chương trác tuyệt đă bay vút lên đến tận chín tầng mây của lố bịch”.

 

Người ta đă không thể sử dụng cái từ “potato” ở trong nhà thờ -v́ nó quá thô tục, b́nh dân, Tin lành, thứ ngôn ngữ của đám cùng đinh, hạ tiện.

 

Cũng theo Aldous Huxley, trong những trạng huống tương tự như thế một nhà Thiền sư có thể tránh dùng tiếng “potato” –không phải  v́ nó quá thấp kém, nhưng là v́ nó rất thông dụng, đáng quư. Chắc chắn là ông ta cũng không đụng đến cụm từ “succulent tuber”-“củ thực phẩm qúy giá”, mà chỉ thay thế bằng một tiêng đơn độc thôi: Spud! (tiếng lóng gọi khoai tây của người b́nh dân).

 

Tôi rất tin cậy ở Thiền. Phương thức tiếp cận của tôi là Thiền. Tôi yêu mến tất cả những  từ ngữ có khả năng diễn đạt. Tôi không tạo ra một loại thứ bậc tôn ti nào.

 

Bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng: loại từ ngữ bị coi là thấp kém hơn trong cái thứ bậc của bạn, thường là tốt hơn -bởi v́ nó đụng trực tiếp vào vấn đề. Người b́nh dân không thích nói loanh quanh; họ không mặn mà những chuyện trừu tượng. Họ nói những ǵ mà họ muốn nói, không dài ḍng văn tự lư thuyết viễn vông.

 

Thật là vô nghĩa! Nếu quả t́nh có những ông Thượng Đế nào đó, chắc hẵn là ông ta sẽ cười phá lên. “Succulent tuber”? Bạn có thể ăn một “củ thực phẩm qúy giá” chăng? Bạn sẽ làm ǵ với cái “củ thực phẩm qúy giá” này? Khoai tây th́ nói là khoai tây đi cho rồi. Và một củ khoai tây th́ rất mực ngây thơ vô tội!

 

Thế nhưng chuyện đời thường là như thế. Đó là lư do tại sao hằng bao thế kỷ qua người ta đă cầu nguyện bằng những loại ngôn ngữ mà họ không hiểu ǵ cả. Tại Ấn Độ người ta cầu nguyện bằng tiếng Sanskrit, một ngôn ngữ chết, mà ngay cả một người đang cầu nguyện cũng không biết là ḿnh đang nói cái ǵ. Tại phương Tây trong rất nhiều thế kỷ, người ta cầu nguyện bằng tiếng Hy Lạp, Latin, hoặc Hebrew, Aramaic, cũng là những ngôn ngữ đă biến mất từ lâu. Chuyện đó bây giờ vẫn c̣n xảy ra. Người Kỳ Na giáo tiếp tục cầu nguyện bằng tiếng Prakrit, người Phật tử th́ cầu nguyện bằng tiếng Pali. Những ngôn ngữ đó đă không c̣n hiện hữu, đă không c̣n là những ngôn ngữ sống động. Khó có người hiểu được chúng –ngay cả những người đang sử dụng cũng không hiểu nốt.

 

Lối cầu nguyện ǵ mà lạ thế? Thế nhưng chắc hẵn phải có mục đích trong đó: Bởi v́ những ngôn ngữ đó đă biến mất, chúng trở nên rất mực cao xa, siêu nhiên, trừu tượng -bạn có thể xử sự với chúng dễ dàng. Chúng không có vẻ thông dụng chút nào, chúng trông rất đặc biệt. Nếu bạn đang đối thoại với Thượng Đế bằng thứ ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu được, như thế th́ b́nh dân quá, xoàng quá, chẳng có ǵ là màu sắc tôn giáo cả! Đây chỉ là loại ngôn ngữ mà bạn đang trao đổi với con người –làm sao lại đem ra dùng cùng thứ ngôn ngữ này với Thượng Đế được? Khó khăn lắm. Hoá ra là bạn đang hạ thấp Thượng Đế xuống ngang tầm với bạn chăng?

 

Thế nhưng chuyện này th́ có ǵ sai lầm? Thượng Đế phải được lôi xuống trần gian -chỉ như thế mới có thể có sự hiệp thông. Một là ông ta phải kéo bạn lên, hay là bạn phải kéo ông ta xuống -sự hiệp thông chỉ có thể xảy ra khi cả hai ở trên cùng một mặt bằng.

 

Chuyện này vẫn cứ tiếp tục xảy ra là v́ có cái ngă tế vi dính vào. Bạn không cần phải bức xúc ǵ cả. Và nếu như cái ngă mà bạn nâng niu yêu dấu đó đang bức xức, hăy chờ thêm một chút, tôi sẽ cho nó bức xúc thêm.

 

Bạn nói rằng, Tôi là một người rất mới ở đây… hẵn nhiên … và tôi cảm thấy bức xúc khi nghe ngài sử dụng những danh từ đại loại như “đám con hoang”, v.v… Tốt. Điều đó chúng tỏ rằng bạn đang c̣n sống: bạn c̣n có thể bị bức xúc. Có một số người ngay cả bức xúc cũng không hề có, họ chỉ là những xác chết biết đi.  Như vậy may ra một cái ǵ đó có thể xảy ra; như vậy may ra một cái ǵ đó có thể được khơi dậy ở trong bạn. Như vậy tối thiểu là khi tôi đang nói chuyện bạn vẫn luôn tỉnh táo, không hề ngủ gục.

 

Tôi không thể tin rằng một vị thánh lại sử dụng những ngôn từ như vậy. Chắc chắn là bạn là đang mang sẵn một ư niệm như thế nào đó về một vị thánh. Nếu bạn đang có bất cứ loại ư niệm nào về một vị thánh, ư niệm này sẽ phải được hủy diệt. Ít nhất ở chỗ này, bạn không được phép mang theo những ư niệm như thế. Tôi là người chuyên đập vỡ thần tượng. Tất cả những nỗ lực của tôi ở đây là đập vỡ tất cả mọi mẫu mực lư tưởng, ư niệm, ư thức hệ.

 

Và đó là toàn bộ quan điểm của Thiền. Tại sao? Bởi v́ những ư niệm này sẽ là những chướng ngại. Nếu như bạn đang có một ư niệm nào đó rằng một vị thánh phải như thế này, thế nọ; thế là bạn không biết được rằng một vị thánh là không thể đoán trước được và bạn không thể nào gán cho ông ta bất cứ ư niệm nào. Tất cả những ư niệm sẽ biến thành một nhà tù –và một vị thánh đúng nghĩa như thế sẽ chẳng bao giờ muốn ḿnh bị giam hảm vào bất cứ ư niệm nào. Y hoàn toàn tự do. Không ai có thể vẽ một ṿng tṛn chung quanh y, và bảo rằng –“Đây là vị trí của ông, đừng có đi ra ngoài cái ṿng này nhé.” Nếu có ai đó chấp nhận chuyện này -chấp nhận chuyện bạn vẽ một cái ṿng với những định nghĩa này nọ và ở yên ở trong đó- chắc chắn y sẽ chẳng bao giờ là một vị thánh. Nên cảnh giác với y: y yên vị ở đó chỉ để làm một công việc duy nhất là lừa gạt bạn. Nếu y thuận theo những ư tưởng của bạn, cũng có nghĩa là y sắp lừa dối bạn đó thôi.

 

Nên đi t́m một vị thánh chẳng hề bận tâm ǵ đến những ư kiến của bạn đối với ḿnh. T́m kiếm  ai đó chẳng hề đếm xỉa đến những định kiến của bạn về một vị thánh như thế nào, và rồi bạn sẽ thấm nhuần ân sủng. Một vị thánh mà lại chạy theo bạn, chạy theo những ư niệm của bạn th́ quả t́nh chẳng đáng giá chút nào. Y chỉ là kẻ theo đuôi bạn. Không có một vị thánh nào –không có một ông Giêsu, ông Phật, ông Mahavira nào- lại chạy theo khuôn mẫu của bạn cả. Đó là lư do tại sao họ cứ gặp phải những rắc rối lôi thôi. Nếu chạy theo bạn, chắc hẵn là Chúa Giêsu đă không bị đóng đinh lên thập tự giá. Nếu chịu đóng khung trong ư niệm của bạn về một vị thánh, chắc hẵn là Mahavira đă không bị ném đá, trục xuất ra khỏi làng, đánh đập. Không bao giờ, ông ta sẽ chẳng bao giờ chạy theo bạn.

 

Không có một vị thánh nào lại chạy theo ư niệm của bạn cả. Giây phút mà ai đó bắt đầu chạy theo những ư niệm của bạn, y không phải là một vị thánh. Y không hề biết giá trị của tự do –y không hề rơi tỏm vào cái tâm thức tự do vốn có ở trong y, y không hề biết ḿnh là ai. Cái bản ngă của y cũng là do bạn ban cho, cũng nhận được từ những ư niệm của bạn. Đây là cái tiêu chuẩn để phán đoán: Nếu bạn gặp một người chỉ biết hành xử, chạy theo một loại ư thức hệ nào đó … Một ông tu sĩ Kỳ Na th́ tuân theo những tư tưởng của Kỳ Na Giáo. Một ông tu sĩ Thiên Chúa Giáo th́ tuân theo những tư tưởng của Cơ Đốc giáo. Họ hành xử theo đúng bài bản. Đây là những kẻ nô lệ, không phải là những con người đích thực.

 

Một con người đích thực không thể bị giam giữ, cầm tù. Tôi không hề là một vị thánh theo cung cách như vậy, để rồi bạn có thể có những ư niệm như thế nào đó về tôi. Làm ơn quên những vị thánh của bạn đi. Cứ nh́n thẳng vào tôi. Cứ có mặt ở đây và nếm thử cái hương vị của tôi. Đừng mang theo bất cứ ư niệm nào -chắc chắn là tôi sẽ chẳng bao giờ bận tâm đến những điều như thế. Nếu bạn có bị bức xúc, đó là vấn nạn của chính bạn.

 

Tôi không vận dụng phương thức nào và cũng không có một nhu cầu nào để nhận bất cứ một căn cước nào từ bạn. Thế nên những điều bạn nói cũng chẳng sao cả. Nếu bạn đến đây để học hỏi một cái ǵ đó, cứ việc học hỏi. Và rồi bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều cơn bức xúc. Những cái bức xúc đó chính là những tiến tŕnh thực sự của hiểu biết; những cú “sốc” đó là những tiến tŕnh của học hỏi.

 

Nếu bạn là người can đảm, và chỉ như vậy may ra mới có thể hiện diện ở đây. Bằng không cứ việc ra đi, t́m kiếm các ông thánh bù nh́n của bạn ở một nơi nào khác.

 

 

Tại sao có một số từ ngữ lại bị lên án? Từ ngữ tự nó chỉ là những âm thanh –làm thế nào mà một số từ nào đó bị đem lên bàn mổ? Lư do tại đâu? Lư do là v́ bạn mang sẵn định kiến về một số sự việc nào đó. Chẳng hạn như, bạn là người chống đối t́nh dục, thế là tất cả những từ ngữ liên quan đến t́nh dục đều sẽ bị lên án. Nếu bạn đang chống lại một cái ǵ đó th́ rồi tất cả những từ nào liên quan đến cái đó đều bị vạ lây. Thực ra những từ ngữ này không có tội vạ ǵ cả -sự kết tội này chỉ cho thấy một điều là bạn đang lên án một cái khác. Nếu bạn là người chống đối t́nh dục, th́ ngay cả cái từ “t́nh dục” cũng làm bạn bức xúc. Thế rồi bạn không thể sử dụng cái từ đó -bạn phải dùng đến uyển ngữ, bạn phải nói loanh quanh.

 

Hàng thế kỷ qua người ta đă không dám nói đến t́nh dục. Đây là thế kỷ đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà con người có đủ can đảm để đối mặt với nó –suy nghĩ về nó, nghiên cứ về nó, t́m hiểu vấn đề. Thế rồi hàng ngàn sự kiện mà con người chưa hề biết đă được khám phá ra trong khoảng hai, ba mươi năm trở lại đây -bởi v́ trước đây đă không có ai dám nghĩ tới chuyện này.  Người nào muốn đi sâu vào lănh vực này dù mang tinh thần khoa học đều bị cho là khùng điên, bị giết, hành h́nh, thảm sát.

 

Đó là lư do tại sao một trong những năng lượng tiềm ẩn nhất trong con người vẫn chưa hề được khám phá. Chúng ta hiểu biết về mặt trăng c̣n nhiều hơn là hiểu biết về t́nh dục. Chúng ta hiểu biết về một hạt điện tử c̣n nhiều hơn là hiểu biết về t́nh dục. H́nh như đây là điều ngu xuẩn -bởi v́ t́nh dục là một nguồn năng lượng của con người. Chúng ta sinh ra  từ đó. Từ đó mà bạn có mặt trên cơi đời này, và rồi con cái bạn cũng thế -toàn bộ hiện hữu đều liên quan đến chuyện giới tính, nhục dục.

 

Nếu bạn không thấu hiểu được cái năng lượng được gọi là t́nh dục này, bạn cũng sẽ không bao giờ hiểu được sự sống. Và rồi làm sao bạn có thể hiểu được Thượng Đế nếu như bạn không hiểu được sự sống? Thế nhưng thực tế con người không mấy hiểu biết về nó. Đừng tưởng rằng bạn có ba đứa con là bạn hiểu biết về t́nh dục -chuyện sinh con đẻ cái chẳng liên hệ ǵ. Có con cái là một chuyện, hiểu biết về t́nh dục là chuyện khác. Ngay cả loài vật cũng sinh con đẻ cái vậy –nhưng chúng có hiểu biết ǵ về t́nh dục đâu.

 

Tại Phi Châu, từ hàng thế kỷ qua, có bộ lạc vẫn c̣n tin rằng chuyện đẻ con chẳng có liên hệ ǵ đến việc giao cấu mà đây là tặng phẩm của Thượng Đế. Lư do là v́ họ không biết cách tính toán đo lường, không biết đếm số lượng lớn; họ không có các phép tính số học. Đếm đến chín tháng là chuyện quá lớn lao không thể làm nổi. Mà phải sau chín tháng đứa trẻ mới ra đời –cũng có thể là không luôn luôn như vậy, có khi sinh ra có khi không. Như vậy làm sao có thể cho rằng sự ra đời của đứa trẻ dính líu đến chuyện giao cấu được? Mà đâu có chắc ǵ hễ mỗi lần giao cấu th́ sinh ra một đứa con –như vậy liên hệ như thế nào đây? Rồi lại có sự cách quảng trong ṿng chín tháng, một khoảng cách khá dài. Đối với các xă hội bán khai không hề biết đến phép tính số học, việc đếm đến chín tháng là chuyện không thể thực hiện. Làm sao mà đếm? Và ai là người làm công việc đếm này? Họ hoàn toàn không có một ư niệm nào. Họ cứ việc sinh con đẻ cái –nhưng hoàn toàn không có một ư niệm nào về chuyện này.

 

Sinh một đứa trẻ là chuyện hoàn toàn máy móc. Nó không bao hàm bất cứ một kiến thức nào về t́nh dục, nó không cần đến sự hiểu biết này. Thế nên nguồn năng lượng được gọi là t́nh dục vẫn c̣n là điều bí ẩn –chúng ta hiểu biết về ḍng điện c̣n nhiều hơn là về giới tính. Đây là điều xuẩn động, bởi v́ điện lực đâu có phải là một hiện tượng quan trọng như t́nh dục. Chúng ta gần gũi với t́nh dục hơn, gắn bó với t́nh dục hơn. Con người có thể sống không có điện nhưng con người không thể sống mà không có t́nh dục. Thế th́ tại sao cái từ này lại bị lên án? Bởi v́ người ta đă tạo ra cái ư niệm tội lỗi.

 

 

Như vầy tôi nghe…

 

Cô dâu tương lai:          Khi chúng con đámcưới, con sẽ nấu ăn cho chàng, may vá cho chàng, đánh giày cho chàng, mạng vớ cho chàng –c̣n điều ǵ mà người đàn ông muốn nữa hở mẹ?

 

Người mẹ:                    Không ǵ cả -trừ phi anh ta có tâm hồn hắc ám.

 

 

 

 

T́nh dục được xem như là một cái ǵ đó rất mực hắc ám. Một hiện tượng tự nhiên, ngây thơ vô tội như thế lại bị xem là chuyện hắc ám. Thế rồi tất cả mọi từ ngữ liên quan đến chuyện t́nh dục trở thành bất nhă –chúng không thể được mang ra nói trong một thế giới văn minh, trong một xă hội được xem là có văn hoá. Chúng ta đă loại trừ ư niệm tổng quát về t́nh dục và thế rồi tất că những từ ngữ nào dính líu đến nó cũng biến mất luôn. Cũng giống như trường hợp đối với cái chết –chúng ta đă không dám đả động nhiều đến cái chết. Ngay cả việc nói đến cái chết cứ như là một chuyện ghê tởm, phiền phức -người ta tránh nói đến nó.

 

Chỉ mới vài hôm trước đây, một nhà xuất bản Anh Quốc –Sheldon Press- có đề nghị với tôi để họ xuất bản cuốn “Đến Lúc Bạn Chết” –Until You Die. Họ đă viết thư cho tôi: “Cuốn sách thật tuyệt, nhưng chúng tôi không muốn có cái tựa đề như thế, v́ chính ư niệm liên quan đến cái chết, “Đến Lúc Bạn Chết” –Until You Die -sẽ làm người đọc lánh xa. Chúng tôi buộc ḷng phải thay đổi cái nhan đề,” họ nói như thế.

 

Chính cái tựa đề! Một cái tựa đề tuyệt vời như thế. Một phần câu nói của Chúa Giêsu! Ngay trên mảnh đất của Cơ Đốc giáo! Thế mà họ cho rằng cái nhan đề này không được chỉnh lắm, cần phải được thay đổi đi –“ngay chính cái ư niệm về nó sẽ làm độc giả lánh xa.”

 

Không có ai muốn nghĩ đến cái chết. Không có ai muốn nh́n thẳng vào cái chết. Thế nên những từ ngữ nào dính líu đến cái chết đều cần phải được đục bỏ.

 

Đối với tôi toàn bộ cuộc sống là rất mực thiêng liêng. Tất cả những ǵ hiện hữu đều rất mực thiêng liêng –thiêng liêng vô điều kiện. Tôi không hề lên án bất cứ cái ǵ. Thế rồi toàn bộ ngôn ngữ thế gian đều ở trong tầm tay của tôi.

 

 

 

Ngài Bhagwan thân mến: Đến Poona cũng chẳng lâu lắc ǵ, được biết Rajneesh, trở thành một hành giả, vắt kiệt hết sinh lực ḿnh, thực hành chung với vài nhóm, rồi rút vào ẩn dật, loại bỏ một vài thói quen cũ -cần sa ma túy đại loại như thế -đă yêu, cảm thấy ḿnh ngày càng được nâng cao thêm…

Thế nhưng công việc điểm hoá đó là ǵ? Vâng, tôi muốn nói đến thực chất của nó! Ngài biết chứ? Các vị Thầy đều nói đó là: T́m ra con đường của bạn, và rồi thực hành công phu ngay trên chính ḿnh. Một vài vị Thầy khác th́ gọi đó là “sự điểm đạo”. Cho đến nay, vẫn chưa t́m được một đầu mối để hiểu ư nghĩa đích thực của nó là ǵ.

 

 

Trước tiên: Không hề có một công việc điểm hoá nào ở đây. Ngay cái từ này đă không thích hợp với những ǵ đang xảy ra tại nơi đây. Đây là một cuộc chơi, không phải là một điểm hoá . Gọi đó là điểm hoá sẽ làm cho sự việc trở thành nghiêm trọng, gọi đó là điểm hoá cũng có nghĩa là mang cái bản ngă vào, tạo ra thêm những xung đột. Điểm hoá có nghĩa là xung đột –đó là lư do tại sao những người theo Gurdjieff đă dùng từ “điểm hoá ”. Toàn bộ hệ thống của Gurdjieff được biết đến như là “công phu hành tŕ”, bởi v́ ông ta tin vào sự ma xát, xung đột: người ta phải chiến đấu cật lực, phải hạ thủ công phu.

 

Đối với tôi, chẳng có ǵ gọi là điểm hoá . Sau khi tôi ra đi, nếu bạn muốn gọi những công việc của tôi bằng một danh xưng nào đó, hăy gọi đó là một “cuộc chơi”. Cuộc chơi đang tiếp diễn. Không phải xung đột, cũng chẳng phải ma xát, chỉ là thư giăn. Nó không làm công việc ǵ cả -mà ngược lại, chỉ để cho Thượng Đế hiển lộ tự nhiên. Đ́ều này hoàn toàn đối nghịch với cái được gọi là điểm hoá .

 

Đây không phải là chuyện mà bạn phải làm một cái ǵ đó để nó được sinh khởi ra, nhưng thực sự là, tất cả những công việc bạn làm là không làm ǵ cả -vô tác. Tất cả những điều bạn làm sẽ chỉ tạo ra thêm những cản trở, chướng ngại cho chính bạn -bởi v́ bạn càng làm chừng nào, th́ cái bản ngă của bạn càng lớn thêm chừng nấy. Không  thể như vậy, bạn phải chấm dứt mọi tác hành. Bạn phải bắt đầu thả trôi, như suối nguồn tuôn chảy. Hoàn toàn thư giăn. “Trôi đi”, đó là câu thần chú của tôi. Và khi bạn ở trong t́nh trạng hoàn toàn trôi-đi này, mọi việc rồi sẽ xảy đến. Không phải bạn làm –mà là tác hành của Thượng Đế, của cái toàn bộ. Bạn chỉ để cho nó xảy ra, đơn giản như thế.

 

Cũng chẳng khác ǵ buổi sáng bạn đang ở trong pḥng đóng kín cửa. Ngoài kia mặt trời vẫn có đó, yên lặng đợi chờ bạn. Nó sẽ không hề gỏ cửa, rung chuông, chỉ lặng yên chờ đợi. Và rồi khi bạn mở tung cánh cửa ra, nó sẽ ùa vào tràn ngập căn pḥng. Cũng giống y như thế, Thượng Đế luôn luôn chờ sẵn ở bên ngoài cánh cửa. Nó sẽ không gọi bạn, không gỏ cửa, không gào lên –và ngay cả không th́ thào với bạn. Nó sẽ chỉ đứng yên ở đó. Và tôi đang gọi Thượng Đế là “nó” chỉ là để hoà điệu với Thiền gia –khi họ gọi cái này bằng nó.

 

Nó sẽ vẫn tiếp tục đứng măi ở đó: và khi bạn mở cửa, nó bước vào. Tất cả những ǵ cần thiết là bạn không nên tạo ra bất cứ chướng ngại nào, bạn không chặn đường đón ngơ. Đừng cản trở lối đi, thế thôi. Toàn bộ công việc của tôi là -hướng dẫn bạn  làm thế nào để tiếp cận cuộc chơi, làm thế nào để trải ḷng ḿnh ra với hiện hữu, làm thế nào để bạn bén nhạy hơn, nhạy cảm hơn, sẵn sàng hơn. Để biết nh́n cây cỏ, biết lắng nghe tiếng chim chóc hát ca, và để tâm hồn bạn rộng mở đến trăng sao… như thê với thời gian, Thượng Đế bắt đầu tắm mát đời bạn với cơn mưa đến từ muôn hướng.

 

Bạn hỏi rằng, Công việc điểm hoá đó là ǵ? Th́ nó đă được bắt đầu rồi mà. Thế nhưng tất cả những chuyện lớn lao thường khởi đầu một cách lặng lẽ; chúng không bắt đầu bằng một tiếng nổ vang. Chúng bắt đầu một cách âm thầm, rất mực lặng lẽ -như một đứa trẻ thể nhập vào bào thai của người mẹ … cực kỳ yên lặng. Cũng chẳng khác ǵ một hạt giống rơi vào ḷng đất, lặng yên như thế … và rồi hạt giống nẩy mầm. Vâng, cũng giống y như vậy.

 

Nó đă được bắt đầu rồi. Đây là câu hỏi của Prashantam: Cái ngày mà bạn nh́n suốt vào mắt tôi và tôi nh́n suốt vào mắt bạn, nó được bắt đầu. Đây không phải là một nghi thức -sự điểm đạo đối với tôi không phải là một nghi thức. Có đôi khi nó bắt đầu ngay cả trước khi bạn gặp tôi, cách xa tôi cả ngàn vạn dặm.

 

Chỉ mới đêm kia đây, một phụ nữ xinh xắn đă đến quy y với tôi –tôi đă đặt pháp hiệu cho cô ta là “Paraveeta”. Suốt trong bao nhiêu tháng, cô ấy không ngừng viết thư đến, nói rằng: Tôi muốn đến đây, tôi muốn đến đây. Và cô ấy muốn được đảm bảo một điều rằng, khi cô ấy đến, tôi vẫn sẽ c̣n có mặt ở đây, bởi v́ cô có cảm giác rằng, mọi chuyện có vẻ như đă quá trễ, có thể là tôi đă qua đời và cô rất là lo lắng về chuyện này. Bây giờ th́ cô ấy đă đến. Cô ấy đă được điểm hoá ngay cả trước khi cô ấy đặt chân đến đây. Trước khi đến, cô ấy đă hoà nhập vào trong t́nh thương yêu với tôi. Tâm của cô ấy đă đến đây trước khi thể xác có mặt –cô ấy đă được liên thông; dù cách xa tôi cả hàng ngàn dặm.

 

Chuyện điểm hoá tiếp diễn ở đây –mà tôi không gọi bằng danh từ này- thật ra chỉ là chuyện thương yêu. Việc điểm đạo xảy ra ở đây không hề là một nghi thức. Sự điểm đạo xảy ra ở tận trong sâu thẳm của trái tim, trong chính con người bạn. Bạn Prashantam ạ, thực sự nó đă xảy ra rồi.

 

Và bạn bảo, Thế nhưng công việc điểm hoá đó là ǵ? Vâng, tôi muốn nói đến thực chất của nó! Th́ cái chân thực đă xảy ra rồi và bây giờ  bạn lại đang hỏi đến cái không thực. Bạn muốn một vài chỉ dấu của nó có thể thấy được tận mắt, bạn muốn trông thấy một cái ǵ đó rất mực cụ thể, vật lư. Không, tôi sẽ không cho bạn đâu. Đó là cái ǵ thuộc về lănh vực tinh thần và bạn phải nh́n sâu vào trong bạn. Nó đă xảy ra rồi. Cái hạt giống đă vỡ ra, những mầm non đă đâm chồi. Có thể là phải cần một khoảng thời gian lâu hơn để bạn có thể nhận ra chúng, bởi v́ chúng đang c̣n ở dưới mặt đất. Nhưng rồi chúng sẽ nhú ra khỏi mặt đất ngay: hăy sẵn sàng để săn sóc chúng.

 

Các vị Thầy đều nói đó là: T́m ra con đường của bạn, và rồi thực hành công phu ngay trên chính ḿnh. Đối vớí tôi: T́m ra con đường của bạn -chỉ chừng ấy là đủ rồi. Rồi th́ ta cứ việc rong chơi trên con đường đó. Không có vấn đề điểm hoá được đặt ra; tất cả công việc điểm hoá là trước khi bạn t́m ra đạo lộ. Vâng, nếu có chuyện điểm hoá –th́ đó là việc bạn phải t́m kiếm cho ra con đường. Một khi đạo lộ đă mở ra -điều mà Phật Tổ gọi là srotaapanna- một khi bạn đă trôi đi cùng với suối nguồn, hăy để cho suối nguồn làm công việc đó.

 

Bây giờ th́ bạn có quyền thư giản! Bây giờ  ngay cả việc lội theo gịng cũng là chuyện lăng phí. Đừng có phí phạm năng lượng của bạn như thế. Bây giờ th́ gịng sông đă tiếp cận bể cả rồi … Ta đang thể nhập vào cùng với đại dương mênh mông. Nếu bạn đă trở thành một hành giả, bạn cũng trở thành một -bạn đă nhập vào gịng. Bạn đâu có cần lội ở trong tôi nữa, chỉ việc thư giăn, bởi v́ bạn đă hoà nhập với tôi làm một … và rồi bạn sẽ tiếp cận với bể cả. Hăy thư giăn đi –đó là ư nghĩa của sự buông bỏ.

 

 

 

Theo Thiền, một cách chính xác,

bệnh hoạn căn bản nhất của nhân loại là ǵ?

 

 

Tham cầu, dục vọng, mong muốn được là. Luôn luôn khát khao thèm muốn một cái ǵ đó -tiền bạc, Thượng Đế, niết bàn. Luôn luôn khát khao thèm muốn một cái ǵ đó –quyền lực, danh vọng, thế lực. Luôn luôn khát khao thèm muốn một cái ǵ đó. Sống mà không bao giờ hiện hữu ở đây, luôn luôn có mặt ở một nơi khác: Đó là căn bệnh cơ bản nhất của nhân loại, căn bệnh được gọi là “mong muốn trở nên”. Bạn là một con người. Bạn đă là cái mà bạn có thể trở thành -bạn không có nhu cầu để trở thành một cái ǵ cả. Bạn đă là cái mà bạn hiện đang cố gắng  để trở thành.

 

Đó là lư do tại sao nếu bạn đến t́m gặp một vị Thiền sư và hỏi: “Tôi muốn trở thành một ông Phật”, ông ta chắc chắn sẽ cho bạn một trận đ̣n. Và rồi ông ta sẽ la lên, “Nếu ta không đánh ngươi, cả thế giới này sẽ cười vào mặt ta. Ngươi đang là một vị Phật -thế mà ngươi lại hỏi ta làm thế nào để trở thành một vị Phật?”

 

Bạn là những chư thiên, thiên nữ: Đó là điểm mấu chốt nhất ở đây. Tất cả những ǵ cần thiết là nhận thức được chuyện này –ngoài ra không có điều ǵ khác. Bạn không là cái sẽ thành. Làm thế nào bạn có thể trở thành một cái ǵ đó nếu như bạn không sẵn sàng? Người ta chỉ trở thành cái mà người ta đang là. Bạn không thể trở thành một cái ǵ khác, vô phương! Làm thế nào mà một cái bông hồng có thể trở thành một cái hoa sen? Bông sen chỉ trở thành bông sen và bông hồng chỉ là bông hồng.

 

Nếu có ai đó trở thành một vị Phật, điều này có nghĩa là ông ta đă là một vị Phật. Nếu ai đó trở thành Chúa th́ bởi v́ ông ta đă là Thiên Chúa –dĩ nhiên là cần thời gian để ông ta nhận ra được điều này. Kẻ đần th́ cần một khoảng thời gian lâu dài hơn, thế thôi. Kẻ trí th́ không cần phải lâu lắc như thế. Kẻ toàn tri, toàn giác th́ không cần đến một mảy may. Chỉ trong một sát na là hoàn toàn nhận biết. Chỉ một thoáng gật đầu là mọi chuyện hoàn tất.

 

Cái dục vọng này tạo nên sự mê đắm ở con người. Nó tạo nên vô minh, nó tiềm ẩn trong vô thức, và bạn trở thành một bợm ghiền. Bởi lẽ bạn không hiện hữu ở đây –làm thế nào mà bạn có thể bám rễ được? làm thế nào mà bạn có thể đứng vững đôi chân trên mặt đất? làm thế nào mà bạn có thể trở thành trung tâm điểm? Thế là bạn đi lang thang quanh thế gian này, khắp cùng thế giới -trở thành cái này, trở thành cái nọ, ở nơi kia, ở nơi khác… Thay v́ t́m ra chính ḿnh ngay tại chỗ này, bạn lại chạy đi ở chỗ khác. Thay v́ bạn là chính bạn ngay tại khoảnh khắc này, bạn lại muốn đi t́m ḿnh ở các khoảnh khắc nào đó. Bạn cứ nghĩ đến đời sống ở thế giới bên kia -thế nhưng bạn không bao giờ sống một đời sống thực sự trước khi chết.

 

 

Một hôm có một người đến gặp tôi và hỏi, “Ngài nói cho tôi biết đời sống sau khi chết là ǵ?” Tôi bảo, “Tôi không đề cập đến chúng. Tôi chỉ nói về đời sống trước khi chết.” Sau khi chết? Bạn đă không hề sống đời sống trước khi chết, thế mà bạn lại đang nói về đời sống sau khi chết là sao? Hăy sống trọn vẹn cuộc sống này! C̣n cái đời sống kia để tự nó lo liệu lấy.

 

Tham cầu, dục vọng tạo nên cơn ghiền. Khi đôi mắt của người ta trở nên đờ đẫn đi, người ta bắt đầu cảm thấy run rẩy, hết c̣n tỉnh táo. Dục vọng trở thành một tấm màn chắn ngăn che ư thức –đó chính là bệnh hoạn căn bản. Một khi bạn đắm ch́m trong dục vọng, bạn sẽ không bao giờ c̣n nh́n thấy chân lư. Chân lư chỉ được nhận ra khi nào cái bệnh ghiền mang tên là dục vọng đó biến mất. Lúc bấy giờ đôi mắt của bạn sẽ trở nên trong suốt, tinh anh. Lúc bấy giờ bất cứ cái ǵ là, sẽ xuất hiện đúng y như thế -bạn trở thành một tấm gương soi.

 

 

Một tên say rượu đang đứng cạnh chiếc máy bán thuốc lá đặt phía trước nhà hàng. Y bỏ một đồng tiền vào và rút ra một gói thuốc, và tiếp tục bỏ một đồng tiền khác vào rồi lấy ra một gói thuốc khác…

 

Một khách hàng khác đến gần. Đứng nh́n cái tṛ này tiếp diễn một lúc, không c̣n kiên nhẫn, anh ta bảo, “Bạn có thể nhường để cho tôi mua một gói được không?”

“Này, bạn có điên không đấy?!” tên say trả lời, “Bộ không thấy ta đang trong vận hên thắng bạc liên tiếp hay sao?”

 

 

Một câu chuyện khác…

 

Hai người lính đang ngồi uống rượu trong một quán nhậu tại tỉnh lẻ. Trên bàn của họ là một đống chai ngổn ngang đủ hiệu, và cứ từng chặp họ lại ngưng uống, nh́n chăm chăm vào một bà già ngồi ở bàn kế bên. Rồi người ta nghe khi th́ người này hoặc người kia th́ thào, “Chưa. Chưa đâu”.

 

Không dấu được ṭ ṃ, một khách bàng quan cuối cùng đă lên tiếng hỏi họ về thái độ khác thường này. Một người lính trả lời, “Ngay khi nào mà tụi này thấy cái bà kia trở thành một cô gái xinh đẹp, tụi này sẽ lại cụng ly t́ếp”.

 

Đúng vậy, khi bạn say quá mức, lúc đó mọi việc sẽ bắt đầu hiện ra hoàn toàn khác biệt. Một người xấu như ma cũng có thể thấy là xinh đẹp tuyệt trần, một bà già cũng có thể biến thành một cô gái trẻ. Lúc đó mọi thứ không c̣n hiện ra nguyên trạng nữa. Khi bạn đang say, bạn đang sống trong một thế giới riêng tư hoàn toàn.

 

 

Và một chuyện khác…

 

Một gả kia về nhà khuya, say sưa, ḅ lên giường ngủ trong đêm tối. Tỉnh giấc vào sáng hôm sau, y thấy có đến ba cặp chân tḥ ra khỏi tấm chăn đắp trên giuờng -một đôi chân màu đen. Y lay vợ dậy và bảo, “Này, Mary, coi ḱa -tại sao lại có đến ba cặp chân?!”

Bà vợ la lên, “Đừng có khùng quá vậy. Uống rượu cho lắm vào rồi say sưa lú lẩn cả người. Tụt xuống giường đi rồi đếm lại thử coi!”

 

Anh chồng leo ra khỏi giường, rờ rẩm đếm đi đếm lại mấy cái chân một cách kỹ lưỡng rồi bảo vợ: “Ừ nhỉ! Bà nói đúng đó -Chỉ có hai cặp thôi. Mà cặp chân của tôi sao nó đen đúa dơ dáy quá!”

 

T́nh huống là như thế. Bạn không thể trông thấy những gĩ đang xảy ra cho bạn. Bạn không thể nh́n thấy được nguyên trạng, bạn không thể thấy được những ǵ ngay bây giờ và ở đây. Bởi v́ bạn không có khả năng nh́n thấy. Bạn không thể trông thấy được ǵ cả -bạn đă mất thị giác, bạn đă bị đui mù! Dục vọng đă che lấp đôi mắt bạn, phủ lên cả một tầng lớp bụi mờ.

 

Đối với nhà Thiền, dục vọng là căn bệnh trầm kha nhất của nhân loại. Một khi bạn hiểu rơ điều này, cái dục vọng này sẽ biến mất. Thiền không hề bảo bạn: Hăy chống lại dục vọng. Thiền cũng không bảo bạn: Hăy chiến đấu với dục vọng -bởi lẽ khi bạn chiến đấu, bạn sẽ lại tạo ra những dục vọng khác. Đó là phương thế của dục vọng -tất cả mọi h́nh thái đấu tranh đều là phương thế của dục vọng. Nếu bạn muốn chiến đấu với dục vọng, bạn bắt buộc sẽ phải tạo ra một dục vọng khác. Thế là bạn sẽ thoát ra khỏi một chiếc bẩy sập để rồi lập tức lại rơi vào một chiếc bẩy sập khác.

 

Đó là những ǵ đang xảy ra với những người được gọi là có tín ngưỡng. Họ nhàm chán cái thế giới này và bắt đầu khởi ḷng tham cầu Thượng Đế, Niết Bàn -thế là dục vọng lại khởi dậy. Nên nhớ rằng tham cầu là thế tục. Bạn không thể tham cầu Thượng Đế; bất cứ bạn tham cầu điều ǵ đều là chuyện thế gian. Tham cầu là thế tục. Vô cầu là đi vào ḍng thánh. Vô cầu là niết bàn.

 

Thế nên vấn đề không phải là tạo ra một tham cầu khác. Đó là điều đang xảy ra cho hàng triệu người. Một khi mà người ta đă chán ngấy cái thế gian này -mọi người không sớm th́ muộn cũng sẽ chán ngấy thế gian- người ta bắt đầu tạo ra một tham cầu mới, rất mực mới mẻ: Làm thế nào để vào nước thiên đường? Làm thể nào để đến với Thiên Chúa? Làm thế nào để sống trong cơi cực lạc? Ḷng tham cầu tuy chuyển hướng, nhưng không có ǵ đổi khác. Bâygiờ th́ người ta tham cầu tam ma địa, tất địa, thần thông, cái này, cái nọ  -nhưng dục vọng cứ tiếp tục măi. Nội dung, mục đích thay đổi, nhưng t́nh huống vẫn y nguyên.

 

Thiền nói rằng: Hăy cố để hiểu dục vọng. Cố để hiểu cái ḷng tham cầu này –cái cơ chế của nó. Biết được bằng cách nào nó đă dẫn bạn vào mê lộ. Cái biết này mang lại sự chuyển hoá. Rồi đến một ngày, khi nhận biết chúng một cách toàn bộ, hoàn toàn, đến tận cội nguồn, gốc rễ… đó là thực chứng, là hoát nhiên đạt ngộ. Bạn đă đi trở về lại ngôi nhà xưa, và bạn bỗng bật tiếng cười.

 

Đó là lư do tại sao người tăng sinh đă bảo, “Khi tổ sư đạp cho tôi một đạp, từ đó tôi không thể nào nhịn cười.” Cú đạp đó đó biến thành hoát nhiên đạt ngộ; cú đạp đó đă mở tung cánh cửa. Trong cú đạp đó, ḷng tham cầu biến mất và người tăng sinh đă có thể nh́n suốt chính ḿnh, bản lai diện mục.

 

Thế nên hăy nhớ kỹ điều này. Bằng không, bạn chỉ thay thế vấn nạn này bằng một vấn nạn khác, và bạn vẫn luôn đắm ch́m trong cùng một khổ nạn. Cái vấn nạn không hề thay đổi.

 

 

 

Ngày xưa có một cô nàng thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp đang đi dạo ngang qua một cánh rừng. Bỗng nhiên cô ta trông thấy một con cóc to lớn xù x́ ghê tởm đang ngồi trên một khúc cây. Điều ngạc nhiên hơn nữa là con cóc này biết nói tiếng người.

 

“Chào cô nương”, con cóc kêu lên oàm ạp, “Cô có thể ban cho tôi một ân huệ không? Điều này có thể rất là khó tin đối với cô, nhưng tôi vốn là một hoàng tử rất duyên dáng, đẹp trai, thế rồi bỗng dưng có một mụ phù thủy xấu xí và hung dữ đă đọc một lời nguyền độc địa biến tôi thành con cóc xấu xí này.”

 

“Ôi, thật là đáng thương cho chàng!” Cô thiếu nữ kêu lên. “Tôi sẽ làm bất cứ điều ǵ để giúp chàng bẻ găy lời nguyền này”

 

“Cũng dễ thôi, cô nương ạ,” con cóc trả lời, “phương cách duy nhất để lời nguyền này không c̣n tác dụng và tôi có thể trở lại thành một hoàng tử đẹp trai như xưa là có một cô gái xinh đẹp dễ thương nào đó chịu mang tôi về nhà và để tôi ngủ lại qua đêm dưới chiếc gối của nàng.”

 

Cô gái liền mang con cóc xấu xí về nhà và ngay đêm đó đặt nó xuống dưới chiếc gối của ḿnh trên chiếc giường ngủ. Sáng hôm sau khi thức giấc, quả đúng như điều con cóc nói, bên cạnh nàng trên chiếc giường là một chàng thanh niên tuấn tú đẹp trai, cốt cách rơ ràng của một chàng hoàng tử.

Và rồi họ đă sống một cuộc đời hạnh phúc măi măi kể từ hôm đó, chỉ có một điều đáng nói là, măi cho đến nay, cha mẹ nàng vẫn không tin ở câu chuyện của con gái ḿnh.

 

 

Cũng như vậy, toàn bộ cuộc đời của bạn chẳng là ǵ cả ngoại trừ những câu chuyện đại loại như thế, bởi v́ tất cả ḷng tham cầu chỉ đẻ ra toàn những chuyện tưởng tượng. Tất cả ḷng tham cầu đều là hoang đường, tất cả ḷng tham cầu đều tạo ra những ảo tượng. Và bạn th́ không ngừng thay đổi –thay đổi ảo tượng này sang ảo tượng khác, chạy từ ảo tượng này đến ảo tượng khác. Bạn không ngừng thay đổi những ảo tượng, từ cái này đến cái khác trong suốt cuộc đời bạn.

 

Một khi bạn hiểu rơ đến tận gốc nguồn cơ cấu của những ảo tượng như thế, sẽ xảy ra một sự bùng vỡ, một đột phá. Tâm thức bạn chiếu dọi một ánh b́nh minh mới. Trong khoảnh khắc đó, không những thế giới này trở thành vô nghĩa, mà ngay cả toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới cũng trở thành vô nghĩa nốt. Trong khoảnh khắc đó, sẽ không c̣n có ǵ để tham cầu nữa. Không tham cầu ngay cả chuyện vô cầu, bởi v́ không c̣n có ǵ để tham cầu. Bỗng nhiên ḷng tham cầu không c̣n hiện hữu, làn khói mù đă tan biến đi, và ánh sáng cháy bùng lên rực rỡ.

 

Hăy nhớ đừng thay đổi những vấn nạn, chạy từ ảo tượng này sang ảo tượng khác. Nó chẳng hề giúp ích ǵ cho bạn cả.

 

 

 

Một cô bé bị bài giảng của vị linh mục về sự cách biệt giữa một con chiên và bầy dê gây ấn tượng mạnh mẽ. Đêm đó khi nghe cô bé thút thít ở trong pḥng ngủ, người mẹ liền vào t́m hiểu lư do.

 

“Đó là câu chuyện về đàn dê!” Cuối cùng cô bé Jenny đă thú nhận như thế. “Con sợ rằng con là một con dê và như thế con sẽ không bao giờ vào được nước thiên đàng. Chuá ơi, Con sợ rằng con là một con dê quá chừng.”

 

“Con à,” người mẹ vỗ về đứa con gái đang khóc, “Con là một con chiên bé nhỏ đáng yêu. Ngay cả nếu con chết tối nay, con cũng sẽ vào thẳng nước thiên đường ngay lập tức.” Lời an ủi này đă có hiệu quả, cô bé nín khóc và đi ngủ trở lại.

 

Thế nhưng vào đêm sau, cô bé Jenny lại tiếp tục khóc lóc ở trong pḥng, và khi người mẹ bước vào th́ Jenny lại càng nức nở lớn hơn, “Con rất lo sợ về chuyện những con dê.”

“Nhưng Mẹ đă bảo rằng con là một con chiên nhỏ dễ thương, không có ǵ để con phải lo lắng về chuyện trở thành một con dê cả.”

 

Lần này th́ lời an ủi xem chừng không hiệu quả và cô bé vẫn tiếp tục nức nở.

“Vâng, Mẹ à, con biết như thế nhưng con vẫn lo sợ -rất mực lo sợ về chuyện mẹ là một con dê.”

 

Cứ như thế, người ta chạy từ một vấn nạn này sang một vấn nạn khác … thế nhưng cái vấn nạn căn bản th́ vẫn c̣n y nguyên. Đây không phải là phương cách để giải quyết vấn nạn -người ta phải nh́n sâu vào cội rễ để xem từ đâu mà vấn nạn khởi sinh.

 

Thế nên Thiền gia không gọi giận dữ, không gọi t́nh dục, không gọi tham lam, không gọi gây hấn, bạo lực là một vấn nạn. Thiền cho rằng cội rễ vấn nạn là ḷng tham cầu, và tất cả mọi vấn nạn đều được sinh khởi từ ḷng tham cầu. Cắt đứt gốc rễ này, toàn bộ cái cây cũng biến mất theo.

 

 

 

Tôn giả Bhagwan, sự thực là ngài đang làm ǵ ở đây?

 

 

Bán nước cạnh bờ sông.

 

Thiền sư Sogaku Harada viên tịch vào năm 91 tuổi. Hôm tang lễ của ngài, người ta treo lên một bức thư hoạ do chính tay ngài viết, có nội dung như sau:

 

Suốt bốn mươi năm qua ta làm người bán nước

Ngay bên cạnh bờ sông.

Hô, hô!

Chỉ làm chuyện bao đồng.

 

 

 

Điều này chỉ được nói ra bởi một vị Thiền sư. Trước tiên ông ta bảo “Bán nước ngay bên cạnh bờ sông” -tức là làm một chuyện thực sự không cần thiết ǵ cả. Ḍng sông đang tuôn chảy kia, bạn chỉ việc nhảy vào và tha hồ uống nước. Thế nhưng con người thường xuẩn động như thế, người ta vẫn cần đến những người đi bán nước, cho dù là ở kế cận ngay bờ sông.

 

Rồi ông ta bảo, “Hô hô! Chỉ làm chuyện bao đồng.” Đây là một câu nói vô cùng ư nghĩa. Những vị Thiền sư cho rằng ngay cả bạn làm điều tốt cũng là chuyện vô ích. Bởi v́ ngay từ căn bản mọi chuyện đều tốt –làm thế nào để bạn có thể làm điều tốt hơn? Nếu bạn làm cho người ta giác ngộ -th́ đâu là mục tiêu? bởi v́ họ đă giác ngộ rồi -bạn có làm thêm được điều ǵ mới mẻ đâu? “Hô hô! Chỉ làm chuyện bao đồng.”

 

Trước hết, chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm cái chuyện bán nước bên cạnh bờ sông? Hừm, phải không? Bởi v́ chỉ cấn một chút thông minh là bạn đă có thể nhảy xuống ḍng sông để uống nước rồi. Để rồi cuối cùng chúng ta biết được rằng tất cả mọi nỗ lực đều vô nghĩa, vô ích. Bởi v́ ngay cả nếu bạn được giác ngộ, bạn cũng chẳng được thêm cái ǵ cả. Bạn đă luôn luôn giác ngộ.

 

Tuy nhiên điều này chỉ có thể được nói ra bởi một vị Thiền sư –với cái nh́n thấu suốt vào tận cùng sự vật. Cả hai chuyện đều vô cùng sâu sắc. Không có ai cần phải được giác ngộ, bởi v́ mỗi người đều đă giác ngộ rồi. Thế nên quả là chuyện khôi hài khi có người lại đi làm công chuyện giác ngộ bạn.

 

Cũng quả là chuyện khôi hài khi mỗi ngày tôi lại cứ tiếp tục công việc giác ngộ bạn. Và bạn th́ lại rất mực bướng bỉnh… thế là bạn sẽ không bao giờ trở nên giác ngộ. Và tôi lại cứ tiếp tục đi làm cái chuyện bán nước cạnh bờ sông… C̣n bạn th́ cứ t́ếp tục trả tiền nước! Bạn sẽ chẳng bao giờ chịu nh́n vào cái gịng sông đang tuôn chảy cạnh đó. Nó vẫn luôn có mặt ở đó mà –ngay cả trước khi cái khát có mặt, ḍng sông đă có mặt ở đó. Sự thỏa măn đă có trước cả sự tham cầu.

 

Thế mà bạn hỏi. Tôn giả Bhagwan, sự thực là ngài đang làm ǵ ở đây? Th́ đang bán nước cạnh bờ sông, Hô, hô!

 

 

 

[MUCLUC] [CH1] [CH2] [CH3] [CH4] [CH5] [CH6] [CH7] [CH8] CH9] [CH10] [SACH] [HOME]

 

For any questions, send Email to:  lecongda@aol.com
Copyright © 2006. lecongda. All rights reserved.
Revised: 12/14/06