Mục Lục
LỜI NGƯỜI DỊCH
Tâm Hà Lê Công Hà
LỜI NÓI ĐẦU
Steven D. Goodman
PHẦN THỨ NHẤT
Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ
PHẦN THỨ HAI
Tâm Linh và Chính Trị
PHẦN THỨ BA
Bất Bạo Động: Một Tâm Gương Để Noi Theo
PHẦN THỨ TƯ
Vượt Khỏi Giáo Điều
PHẦN THỨ NĂM
Duyên Khởi và Tánh Không
Lời Người Dịch
Thế
giới bước vào thiên niên kỷ mới mang theo cùng với nó những vấn nạn
lớn của con người muôn thuở trên khắp các mặt chính trị, kinh tế, xă
hội, môi sinh, như là những hệ quả tiếp nối của một thế kỷ đầy biến
cố sôi động. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật với tốc độ phát triển
nhanh chóng đă mang đến cho nhân loại những thành tựu vượt bực, nổi
bật nhất là trong hai bộ môn Tin học và Sinh học. Tất cả đă góp phần
làm thay đổi khuôn mặt thế giới cả trên hai b́nh diện nhận thức lẫn
cơ cấu. Các quốc gia, các cấu trúc xă hội kể cả tôn giáo hiện đang
rung chuyển, và tùy theo mức độ của ḿnh đang cố gắng chuyển ḿnh để
bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng đó. Những đổi thay này cũng mang
đến cho con người của thiên niên kỷ mới những khủng hoảng mang tính
thời đại. Đó là các cuộc khủng hoảng về tâm linh, về bản sắc và cơ
cấu. Đối diện với các cuộc khủng hoảng sâu sắc này, những người tự
thấy có ư thức trách nhiệm góp phần mở ra những phóng lộ cho tương
lai không thể không quay trở về với những giá trị tinh thần đă được
thử thách với thời gian, trong đó có Phật giáo, và họ đă t́m đến một
khuôn mặt có trọng lượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười bốn là một
trong những nhà lănh đạo tinh thần được thế giới tôn kính, không
phải chỉ do những kiến thức uyên thâm của Ngài về giáo lư mà c̣n là
những hiểu biết sâu sắc của Ngài về những khía cạnh của cuộc sống
đời thường được nh́n qua lăng kính Phật giáo. Với kiến thức quảng
bác và một tầm nh́n rộng mở, không biên kiến, Ngài được xem như là
một vị cố vấn tinh thần của nhân loại trong thời đại ngày nay. Trong
chuyến viếng thăm nước Pháp vừa qua, một xứ sở từ lâu vẫn được coi
như là một trong những chiếc nôi của tư tưởng nhân loại, Ngài đă có
dịp gặp gỡ, trao đổi quan điểm với giới trí thức Âu Châu, cụ thể là
trí thức Pháp, liên quan đến tất cả các vấn đề đương đại. Tác phẩm
”Vượt Khỏi Giáo điều”
của Đức Đạt Lai Lạt Ma được ra đời trong khung cảnh này. Đó là một
tập hợp những bài nói chuyện, thuyết giảng, và đặc biệt là những
cuộc đối thoại phản ánh hầu hết những suy nghĩ , những lư giải về
các vấn nạn đang chi phối nhân loại trong thiên niên kỷ mới. Từ
những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân con người như
t́nh dục, ngừa thai, phá thai, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đề cập đến
những vấn nạn ở tâm mức cao hơn liên quan đến những bất công trong
xă hội, hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa các
quốc gia nhược tiểu và tiên tiến và đây chính là đầu mối của các
cuộc xung đột chính trị, hoặc đôi khi được núp bóng dưới danh nghĩa
tôn giáo, như đang xảy ra trên thế giới hiện nay.
Như một vị lương y nh́n rơ được bệnh thái,
thấy được nguyên nhân sâu xa những khổ nạn của con người, Đức Đạt
Lai Lạt Ma, với tư cách là một Phật tử có trách nhiệm, cũng đă cống
hiến cho nhân loại những phương thức trị liệu mà Ngài nghĩ rằng Phật
giáo có thể chia xẻ, góp phần để giải quyết những vấn nạn, khủng
hoảng này. Giải pháp mà Ngài đưa ra được xây dựng trên tinh thần
nhân bản và khai phóng của Phật giáo, lấy Đại Từ Bi làm nền tảng,
Trung Đạo là hướng đi chủ yếu, và Bất Bạo Động là phương châm hành
động. Đây là thông điệp chính mà Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn rao truyền
cho con người thời đại, là sợi chỉ vàng xuyên suốt tác phẩm
”Vượt Khỏi Giáo điều”.
Từ Bi, Trung Đạo và Bất Bạo Động như thế phải được thể hiện ở mọi
cấp độ của cuộc sống, trong nhận thức lẫn hành động ngơ hầu xây dựng
được sự b́nh an nội tâm trong mỗi con người để tiến đến việc kiến
tạo một thế giới an lạc. Tin tưởng một cách vững chắc vào bản chất
thiện lương vốn có của con người, Ngài hy vọng tâm thức của nhân
loại sẽ chuyển hoá theo hướng tốt lành. Đó cũng là hy vọng của mỗi
chúng ta, những người Phật tử đang thực hành Bồ Tát Đạo trong tâm
nguyện chuyển hoá nhân gian thành Tịnh Độ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma qua
”Vượt Khỏi Giáo điều”
cũng đă phân tích một cách rơ ràng tinh thần Bất Bạo Động của Phật
giáo và khẳng định rằng t́m kiếm hoà b́nh qua đường lối bất bạo động
chính là sự kết hợp giữa trí tuệ và các phương tiện thiện xảo, đó là
lư do giải thích tại sao Ngài đă áp dụng phương sách này trong cuộc
đấu tranh chính nghĩa dành độc lập cho Tây Tạng hiện nay. Nhiều
người có thể không đồng ư với Ngài về phương thức đấu tranh bất bạo
động, nhưng một điều ta không thể không đồng ư với Ngài là dưới
chính sách diệt chủng và hủy diệt văn hoá của Trung Cộng, quốc gia
Tây Tạng hiện đang đứng bên bờ vực thẳm của nạn diệt vong. Dưới sự
thống trị của Trung Cộng, Tây Tạng hiện đang xuống cấp trầm trọng
trên các lănh vực môi sinh, nhưng điều tệ hại nhất theo Đức Đạt Lai
Lạt Ma, là việc Trung Cộng đă sử dụng toàn bộ đất nước này trở thành
kho chứa vũ khí nguyên tử, biến Tây Tạng thành một bải rác chứa các
chất thải nguyên tử của họ. Trước t́nh h́nh này, Ngài đă lên tiếng
cảnh báo cùng dư luận thế giới về hiểm hoạ ô nhiễm các gịng sông
lớn tại Á Châu do t́nh trạng nhiễm độc tại đầu nguồn, nói rơ ra là
tại Tây Tạng do Trung Cộng gây ra cho toàn khu vực và các quốc gia
sống dọc theo những ḍng sông này, kể cả Ấn Độ, Bangladesh, Hồi
Quốc, Thái Lan, Lào, và như một định mệnh lịch sử ,Việt Nam sẽ là
một quốc gia nạn nhân nằm ở điểm cuối của một trong những ḍng sông
lớn này, Cửu long giang.
”Vượt Khỏi Giáo điều”
không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó c̣n tiến xa
hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành
tŕnh tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải
thoát ngay trong kiếp sống này. Bằng một ngôn ngữ trong sáng và giản
dị, trong tác phẩm này Đức Đạt Lai Lạt Ma đă triển khai hai lư
thuyết triết học căn bản của Phật giáo là Duyên Khởi và Tánh Không,
đối chiếu và lư giải chúng dưới ánh sáng khoa học, làm nổi bật được
yếu tính của Phật giáo như là một tôn giáo được xây dựng trên cơ sở
thuần lư, không phải là một tôn giáo dựa trên những niềm tin mù
quáng. Ngài cũng vạch rơ cho ta thấy những tác hành của nghiệp báo
và luật nhân quả, những nguyên nhân đưa đến phiền năo khổ đau, của
ṿng luân hồi sinh tử không bao giờ chấm dứt. Và cuối cùng, bằng
hiểu biết và kinh nghiệm bản thân của một đời người hành tŕ, tu tập
cả Hiển giáo lẫn Mật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă chỉ cho ta con
đường vượt thoát vô minh để tự giải phóng ḿnh. Với bồ đề tâm kiên
cố, bằng quán chiếu và thiền định không mỏi mệt, con người cuối cùng
sẽ t́m thấy được bản tánh chân thật của ḿnh, đó là nguồn linh quang
trong suốt, đó là sự thực rốt ráo, là thực chứng Niết Bàn, là đạt
thành Phật quả.
Như đă tŕnh bày, tác phẩm này đă ghi
lại một cách trung thực những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại
của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Do chủ đích của người ghi chép muốn cố gắng
giữ đúng nguyên văn và tính cách sống động của cuộc đối thoại nên
người đọc có thể bắt gặp những đoạn có ư tưởng trùng lặp, hoặc đôi
khi có những chuyển ư đột ngột từ ư tưởng này qua ư tưởng khác mà
người ta thường gặp phải trong khi nói chuyện. Ngoài ra, v́ bối cảnh
của cuộc nói chuyện diễn ra tại Pháp, thế nên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma
đề cập đến các khái niệm Đông - Tây ta nên hiểu đó là hai khối Đông
Âu và Tây Âu (tức cộng sản và tự do trước thời chiến tranh lạnh), và
Nam - Bắc tức là các quố c gia Âu Châu phát triển so với các quốc
gia chậm tiến Phi Châu.
Bản dịch này được ra
đời trong khuôn khổ chương tŕnh dịch thuật của Đạo Phật Ngày Nay do
ĐĐ. Thích Nhật Từ chủ trương. Dịch giả nhân đây xin được chân thành
cảm tạ ĐĐ Nhật Từ cùng một số đạo hữu, đặc biệt ĐH Hoa Ngọc, đă tạo
điều kiện và thuận duyên để dịch phẩm này sớm được hoàn tất. Nếu
dịch bản này có những khiếm khuyết nào xin chư tôn đức, cùng qúy
thiện hữu trí thức hoan hỷ góp ư kiến để sửa chữa cho lần xuất bản
tới được hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra nếu có được chút công đức nào
trong việc dịch thuật này, dịch giả xin được hồi hướng đến muôn loài
chúng sanh để không c̣n oan trái lẫn nhau, nguyện cầu cho đất nước
và Phật giáo Tây Tạng sớm vượt qua khổ nạn, và riêng đối với cá
nhân, xin được cầu nguyện đến cửu huyền thất tổ được siêu sinh tịnh
độ.
Tâm Hà Lê Công Đa
20-02-2002
Email:
lecongda@aol.com
---o0o---
LỜI NÓI ĐẦU
Tenzin Gyatso tức Đức Đạt Lai Lạt Ma
đời thứ 14, có thể được xem như là một Phật tử nổi tiếng nhất trên
hành tinh của chúng ta. Người “tăng sĩ b́nh thường” này, Ngài thường
tự gọi ḿnh như thế, đă trở thành một nhân vật nổi bật trên trường
quốc tế kể từ thập niên 1950, khi mà hàng ngàn dân Tây Tạng, trẻ già
trai gái đă phải chạy trốn khỏi nơi chôn nhau cắt rốn để chấp nhận
cuộc sống lưu vong trên đất Ấn cũng như những nơi khác. Đoạt giải
thưởng Nobel Hoà B́nh năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă được hàng chục
ngàn người từ Á châu, đến tận vùng đất Sô Viết cũ cũng như cả phương
Tây coi như là vị Phật sống của thời đại.
Vượt Khỏi Giáo Điều
(Beyond Dogma) là một tuyển tập gồm
những bài nói chuyện, trao đổi đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma
trong chuyến viếng thăm Pháp quốc năm 1993. Được hiệu đính lại để có
thể giữ nguyên được tính chất sống động và bầu khí cởi mở của những
buổi gặp gỡ giữa Ngài và các nhóm tiếp xúc, cuốn sách này đă đưa
người đọc tiếp cận với tính cách đa dạng của những quán chiếu sâu
sắc liên quan đến các vấn nạn mà nhân loại có thể sẽ phải đương đầu
trước ngưỡng cửa của tân thiên niên kỷ.
Cuốn sách này được phân bố thành năm
phần chính. Trong bốn phần đầu của cuốn sách, Đức Đạt Lai Lạt Ma
phản ánh những suy nghĩ của Ngài về tất cả những vấn nạn xă hội,
chính trị mà nhân loại hiện đang phải đối diện, và trong phần cuối
của cuốn sách, Ngài trả lời những câu hỏi liên quan đến bản chất rốt
ráo của thực tại cũng như vị trí của con người trong vũ trụ. Tuy
nhận thức được những thách đố khó khăn mà mọi công dân cũng như các
nhà lănh đạo thế giới hiện phải đối đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng
giúp cho ta nh́n về tương lai với niềm hy vọng, trên căn bản của một
tâm hồn tỉnh thức biết tận dụng mọi cơ hội để chuyển hóa và bảo tồn
các giá trị tốt đẹp, cao qúy nhất. Ngài cũng cho ta thấy bằng cách
nào mà mọi chiều kích của hiện thể duyên sinh của chúng ta đă tham
dự một cách hoà điệu vào khúc luân vũ của sự sống c̣n và phục hưng,
sự hoà điệu của tinh thần con người được khúc xạ thông qua lăng kính
của các thói tục: tâm lư, văn hoá và chính trị.
Trong Phần thứ nhất, “Những Quán tưởng
về Tân Thiên niên kỷ”, Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà khoa học chính
trị nắm bắt được các thách đố của thời hậu Chiến Tranh Lạnh. Bắt đầu
với một nhận xét đơn giản: Giống như tất cả mọi con người đang sống
trên trái đất này, thỉnh thoảng Ngài cũng bị vây bủa bởi những nỗi
khó khăn, đối diện với những phiền muộn, lo lắng, hoang mang. Và bởi
v́ không có một giải pháp rốt ráo nào cho nỗi khổ đau, con người
thường phải chấp nhận những vấn nạn này, thế nên Ngài có thói quen
thường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hạnh phúc và sự thành đạt,
mà Ngài xem đó như là “ cứu cánh của đời người”.
Trong Phần Thứ Hai, “Tâm Linh và Chính
Trị”, Đức Đạt Lai Lạt Ma khảo sát tỉ mỉ về vai tṛ của ḷng từ ái và
xem đó như là nền tảng cho một xă hội có đạo lư. Cùng với sự tu
dưỡng hạnh nhẫn nhục, ḷng từ ái tạo ra một bối cảnh hài hoà cho
nền giáo dục khoa học kỹ thuật đi đôi với đạo đức học. Áp dụng vào
lănh vực nhân quyền trên b́nh diện quốc tế, những phẩm chất tốt đẹp
của từ bi và nhẫn nhục có thể được kết hợp với việc thực hành tinh
thần bất bạo động trên căn băn của ḷng nhân đức và vị tha. Những
thái độ này là một cách thế giải trừ mầm móngï cạnh tranh độc hại
hiện nay, hậu qủa của sự tích lũy những cái nh́n thiển cận.
Trong Phần Thứ Ba, “Bất Bạo Động: Một
Tâm Gương Để Noi Theo“, Đức Đạt Lai Lạt Ma thảo luận một cách thẳng
thắn cùng chúng ta về những bài học được rút ra từ lịch sử đau
thương của quốc gia Tây Tạng, tương lai của quốc gia này trong mối
quan hệ với Trung quốc, cũng như những đổi thay trong vai tṛ của
Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là một nhà tư duy luôn luôn mang tinh thần độc
lập, Ngài cũng đề cập đến khả năng có thể có một vị nữ Đạt Lai Lạt
Ma trong tương lai, và phát biểu về vấn đề này một cách giản đơn:
“Không có trở ngại nào trên mặt lư thuyết”. Liên quan đến những khát
vọng đấu tranh vũ trang dành độc lập mà giới trẻ Tây Tạng đang bày
tỏ hiện nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă tỏ ra thông cảm những t́nh cảm
bức xúc của họ nhưng đồng thời cũng lên tiếng cảnh giác chống lại
thái độ bạo động. Phần này được kết thúc bàng bài thơ “Ngôn Đế” do
Đức Đạt Lai Lạt Ma sáng tác như một lời nguyện cầu chấm dứt những
đau thương, thống khổ của đất nước Tây Tạng.
Trong Phần Thứ Tư, “Vượt Khỏi Giáo
Điều,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đă phác thảo một phương thức tiếp cận với
cái mà chúng tôi tạm gọi là “Chủ thuyết tâm linh hoàn vũ”, đồng thời
đề nghị một số phương thức giúp chúng ta cảnh giác chống lại sự cám
dỗ của h́nh thức tôn giáo kinh viện mang tính xơ cứng, giáo điều,
thường là mảnh đất ươm mầm tinh thần bất khoan dung trong tôn giáo.
Trong khi nhấn mạnh đến tính cách quan quan trọng của sự hoà đồng
tôn giáo, Ngài đồng thời cũng nêu rơ rằng mỗi tôn giáo đều có nét
độc đáo riêng, những phẩm chất đặc biệt của nó. Như vậy tất cả mọi
truyền thống tôn giáo đều có cùng chung một mục tiêu, đó là mang
niềm hạnh phúc chân thật đến cho con người. Vấn đề là làm thế nào
để ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc vượt qua khỏi giáo điều
ràng buộc? “Bạn phải luôn luôn giữ cho tâm hồn ḿnh hạnh phúc và
biết mĩm cười!“
Phần Thứ Năm, “Duyên Khởi và Tánh
Không,” chứa đựng những quán chiếu tinh tế và khoa học mà các nhà
khoa học và triết gia đă chất vấn Ngài trong các cuộc trao đổi, gặp
gỡ. Trong phần này Ngài đă vận dụng nguồn mạch phong phú của triết
học và luận lư học Phật giáo, cùng với những kiến thức đáng kể của
Ngài về khoa học kỹ thuật Tây phương, để soi chiếu vào tận cùng các
bí ẩn của kiếp nhân sinh và vũ trụ. Đi đến cốt lơi của vấn đề, các
nhà vật lư lượng tử và Phật tử cùng đồng ư với nhau rằng, thực tại
là nghịch lư. Nhưng làm thế nào để các nguyên lư của vật lư học cùng
với những tuệ giác bí truyền của các nhà du già có thể bổ túc cho
nhau và bằng cách nào thức giác trở thành phần cấu trúc cơ bản của
vũ trụ?
Bằng những quán sát được rút ra một
cách chọn lọc từ giáo lư căn bản của Phật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma
cũng giải thích cho chúng ta làm thế nào mà những năng lực của trùng
trùng duyên khởi chính là sự hiển lộ của trí tuệ sâu sắc không c̣n
bị giới hạn, thành kiến trói buộc. Như thế, điểm cốt lơi nhất của bí
mật giáo truyền, là pháp vượt ra ngoài mọi giáo điều, học thuyết,
pháp không là thực thể để có thể được tàng trữ, cất giữ. Quả là tin
mừng. Một tâm thức hoàn toàn rộng mở giúp chúng ta lư do để hy vọng,
không cần biết bao nhiêu lần chúng ta bị tách rời khỏi nguồn linh
quang trong suốt, tri kiến về nó vẫn luôn luôn hiện hữu. Nguồn linh
quang này chính là nhịp đập tuôn chảy không ngừng như một biểu hiện
của ḷng từ ái. Nó hiện hữu trong tất cả mọi dạng của đời sống,
trong mọi tâm hồn mà các triết gia, nhà khoa học, thánh nhân đều có
thể nhận biết được.
Vượt Khỏi Giáo Điều
chứa đựng một thông điệp phổ quát. Trong thời buổi đói khát tinh
thần này, những cuộc đối thoại, những bài nói chuyện của Đức Đạt Lai
Lạt Ma, một con người mà mối quan tâm chính là muốn rao truyền thông
điệp của ḷng hy vọng và từ ái, giúp cho ta cảm giác như được vỗ về,
nuôi dưỡng. Là một người giàu óc khôi hài tế nhị, Đức Đạt Lai Lạt Ma
đă cống hiến trọn cả đời ḿnh để mang lại an ủi, hiểu biết cho bất
cứ ai muốn t́m kiếm một cuộc sống măn nguyện và hạnh phúc.
Steven
D. Goodman
Institute of Buddhist Studies
Berkley,
California
May, 1996
[MUCLUC]
[CH1]
[CH2]
[CH3]
[CH4]
[CH5][HOME]