LƯ TƯỞNG BỒ TÁT và BỒ TÁT ĐẠO
 

 

PHỤ LỤC 1.

 

KINH TỪ BI

(HT Thích Thiện Châu dịch)

 

Ai khôn ngoan muốn  cầu hạnh phúc

Và ước mong sống với an lành

Phải tài năng, ngay thẳng, công minh

Nghe lời phải, dịu hiền, khiêm tốn.

 

Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng

Ít bận rộn, vui đời giản dị

Chế ngự giác quan và thận trọng

Không liều lĩnh chẳng mê tục lụy,

 

Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi

Mà Thánh hiền có thể chê bai

Đem an vui đến cho muôn loài

Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.              

 

Không bỏ sót một hữu t́nh nào

Kẻ ốm yếu hoặc người khoẻ mạnh

Giống lớn to hoặc loại dài cao

Cỡ trung b́nh, hoặc ngắn, nhỏ, thô.

Có h́nh tướng hay không h́nh tướng

Ở gần ta hoặc ở nơi xa

Đă sinh rồi hoặc sắp sinh ra

Cầu cho tất cả đều an lạc.                                 

Với ai và bất luận ở đâu

Không lừa dối, chẳng nên khinh dễ

Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ

Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.

 

Như mẹ hiền thương yêu con một

Dám hy sinh bảo vệ cho con

Với muôn loài ân cần không khác

Ḷng ái từ như biển như non.

Tung rải từ tâm khắp vũ trụ

Mở rộng ḷng thương không giới hạn

Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa

Không vướng mắc, oán thù, ghét bỏ.

Khi đi, khi đứng, hoặc nằm ngồi

Những lúc tinh thần được tỉnh táo

Phát triển luôn ḍng chính niệm này

Là lối sống đẹp cao nhất đời.

 

Đừng để lạc vào nơi mê tối

Đủ giới đức trí tuệ cao vời

Và dứt bỏ ḷng tham dục lạc

Được như thế thoát khỏi luân hồi.

 

Nghĩa tuyên cáo bài kinh Tâm Từ:

(Bản dịch của Sư Hộ Pháp)

 

1.

Thưa chư bậc Thiện Trí,

Hành giả thường tinh tấn,

Tiến hành rải tâm từ,

Ngày đêm không ngưng nghỉ,

Theo kinh TâmTừ này.

 

2.

Ngủ nghỉ được an lạc,

Không thấy mọi ác mộng,

Thức dậy được an lạc,

Có rất nhiều quả báu,

Trong bài kinh Tâm Từ,

Chúng tôi tụng niệm đây:

 

Nghĩa bài kinh Tâm Từ

 

3.

Bậc Thiện trí sáng suốt,

Biết cầu sự lợi ích,

Niết Bàn an tịnh lạc,

Tâm Từ làm nền tảng,

Thực hành Giới-Định-Tuệ.

Bước đầu nên thực hành,

Hành giả có đức tính:

- Có năng lực đức tin.

- Tính ngay thẳng chơn thật,

- Có tính t́nh trung thực.

- Người dễ dạy, dễ khuyên.

- Tính nhu ḿ hiền lành.

- Không ngă mạn, khiêm nhường.

- Biết tri túc hài ḷng.

- Người dễ nuôi, dễ sống.

- Người ít việc, ít công.

- Có đời sống nhẹ nhàng.

- Biết thu thúc lục căn.

- Có trí huệ thông suốt.

- Thân, khẩu, ư thuần đức.

- Không quyến luyến gia đ́nh.

- Không làm mọi điều ác.

Mười lăm pháp nền tảng,

Của pháp hành Tâm Từ.

 

4.

Khi hành giả tiến hành,

Niệm rải Tâm Từ rằng:

Cầu mong mọi chúng sinh,

Thân thường được an lạc,

Sốnh b́nh an vô sự,

Tâm an lạc trầm tĩnh.

 

5.

Tất cả chúng sinh nào,

Phân chia thành hai nhóm:

C̣n sợ và không sợ,

Thấy được và không thấy,

Ở gần và ở xa,

Đă sanh và c̣n sanh,

Cả thảy chúng sinh ấy,

Cầu mong thân và tâm,

Thường được hưởng an lạc.

 

6.

Tất cả chúng sinh nào,

Phân chia thành ba nhóm,

Có thân h́nh khác nhau:

Dài, ngắn, và trung b́nh,

To, nhỏ, và trung b́nh,

Mập, ốm, và trung b́nh,

Cả thảy chúng sinh ấy,

Cầu mong thân và tâm,

Thường được hưởng an lạc.

 

7.

Hành giả rải Tâm Từ,

Cầu mong mọi chúng sinh,

Không làm khổ lẫn nhau,

Niệm rải Tâm Từ rằng:

Xin cầu mong người này,

Không lừa đảo người kia.

Xin cầu mong người này,

Không khinh thường người kia.

Cầu mong mọi chúnh sinh,

Không làm khổ lẫn nhau.

 

8.

Tâm Từ, t́nh thương yêu,

Với tất cả chúng sinh,

Như một người từ mẫu,

Thương yêu đứa con một,

Bảo vệ đứa con ḿnh,

Bằng sanh mạng thế nào,

Hành giả rải tâm từ,

Vô lượng đến chúng sinh,

Cũng như thế ấy vậy.

 

9.

Hành giả rải Tâm Từ,

Đến tam giới chúng sinh,

Hướng trên: cơi vô sắc,

Gồm bốn cơi phạm thiên.

Hướng dưới: Cơi dục giới,

Gồm có mười một cơi,

Trời, người, và ác giới.

Hướng giữa: Cơi sắc giới,

Gồm có mười sáu cơi.

Với Tâm Từ vô lượng,

Không oan trái hận thù.

 

10.

Hành giả đang tiến hành,

Rải Tâm Từ vô lượng,

Đứng, đi hoặc ngồi, nằm,

Tinh tấn không buồn ngủ,

Tâm an trú trong thiền, Có Tâm Từ vô lượng,

Đức Phật dạy bảo rằng:

"Hành giả sống cao thượng".

 

11.

Thiền Tâm Từ nền tảng,

Tiếp, tiến hành thiền tuệ,

Diệt tà kiến ngũ uẩn,

Thành bậc Thánh Nhập Lưu,

Giới trong sạch thanh tịnh,

Chứng đắc bậc Bất Lai.

Diệt tham ái ngũ trần,

Chứng đắc A-la-hán,

Khi tịch diệt Niết Bàn,

Chấm dứt khổ tái sanh.

 

 

PHỤ LỤC 2.

 

Tác phẩm: BỒ TÁT HẠNH (trích)

     Tác Giả: Tôn Giả SANTIDEVA

Thích Trí Siêu dịch

 

CHƯƠNG I

Xưng Tán Bồ Đề Tâm 

1)  Sau khi thành tâm đảnh lễ tất cả chư Phật, chư Bồ Tát cùng tất cả thầy tổ đáng kính, tôi xin tŕnh bày sơ lược con đường tu tập mà tất cả hàng con Phật (Bồ Tát) đều đă đi qua. 

 2)  Về giáo pháp, tôi không có ǵ đáng nói thêm và tôi cũng không phải là một văn sĩ trước tác.  Tôi viết tập sách này với mục đích chính là để nhắc nhở và điều phục tâm ḿnh chứ không phải cho ai khác. 

3)  Nhờ sự nhắc nhở hướng thiện này mà căn lành nơi tôi được tăng trưởng.  Bởi thế, rất mong những ai đồng hoàn cảnh cũng có thể rút tỉa được sự lợi ích nơi đây.

4)  May mắn thay!   Hy hữu thay cho chúng ta đă gặp đủ thiện duyên để tu hành giải thoát.  Nhưng nếu không biết suy nghĩ thừa cơ hội trau giồi phước huệ th́ không biết đến bao giờ (kiếp nào) mới có lại được như ngày hôm nay.

5)  Chúng sinh tuy trôi lăn trong sinh tử luân hồi, nhưng nhờ thần lực của chư Phật, lâu lâu cũng khởi được một niệm nghĩ đến điều lành.  Giống như trong đêm tối, bao phủ bởi mây đen, ánh sáng của sấm chớp lóe lên rồi liền tắt.

6)  Làm sao chống chọi được với nghiệp chướng sâu dày, khi căn lành tích tụ lại quá mỏng manh, nếu ta không biết nương theo Bồ Đề Tâm?

7)  Quán chiếu trong vô lượng kiếp, chư Phật đă t́m ra được bảo vật này (Bồ Đề Tâm) có thể đưa vô lượng chúng sinh đến bờ an vui giải thoát.

8)  Những ai muốn thoát khỏi đau khổ của luân hồi, cứu độ chúng sinh, an hưởng chân hạnh phúc, phải luôn luôn nhớ không được rời bỏ Bồ Đề Tâm.

9)  Tuy c̣n trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền năo, nhưng kẻ nào vừa phát Bồ Đề Tâm th́ ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ"   (Fils des Sugatas).  Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.

10)  Nước phép Bồ Đề Tâm sẽ biến thân thể bất tịnh này thành một ḥn ngọc vô giá v́ nó chứa đựng một đức Phật (tương lai).  Do đó hăy ǵn giữ cẩn thận Bồ Đề Tâm.

 11)  Là người trôi lăn trong ba cơi, muốn cầu giải thoát, bạn phải nắm giữ cẩn thận Bồ Đề Tâm.  Nó là ḥn ngọc vô giá đă được kiểm chứng và công nhận bởi các bậc Đạo Sư giải thoát duy nhất.

 12)  Tương tự như cây chuối, tất cả công đức khác đều tan biến sau khi đă cho ra quả.  Nhưng Bồ Đề Tâm là một loại cây công đức luôn luôn tăng trưởng, tiếp tục sinh hoa kết trái không bao giờ tàn lụi.

 13)  Một người, dù cho có phạm nhiều tội nặng đi nữa, chỉ trong một chốc lát cũng có thể giải trừ được nếu biết trở về với Bồ Đề Tâm.  Giống như thoát khỏi cơn hoạn nạn v́ biết t́m sự bảo vệ nơi kẻ có thế lực mạnh.  Chỉ có những kẻ vô ư mới không nương tựa Bồ Đề Tâm.

14)  Cũng như hỏa tai của kiếp hoại, Bồ Đề Tâm có thể đốt cháy tất cả tội lỗi, nghiệp chướng trong chốc lát.  Công đức vô lượng không thể nghĩ bàn của nó đă được Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) giảng nói cho Thiện Tài (Sudhana) (1).

15)  Tóm lại có hai loại Bồ Đề Tâm:  Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.

16)  Sự khác biệt có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi.

17)  Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đă mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức.

18-19)  Người nào mà trong tâm biết khởi một ư niệm nguyện cứu tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh khổ th́ dù ngay trong giấc ngủ hay những lúc lơ đễnh, công đức của người nay vẫn tiếp tục tăng trưởng, phủ khắp hư không.

20)  Công đức của Bồ Đề Tâm đă được chính đức Như Lai tuyên thuyết trong kinh Subahupriccha (2) để sách tấn những người chùn chân, muốn dừng bước nơi Nhị Thừa.

21-22)  Nhất tâm chữa trị bịnh nhức đầu cho vài người thôi cũng đă đem lại vô số công đức, nói chi đến muốn cứu độ tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ phiền năo, đưa họ đến chỗ an vui hạnh phúc.

23)  Từ xưa đến nay, đă có người cha nào, mẹ nào dám phát một lời nguyện rộng lớn như thế?  Có vị Trời nào, Đạo sĩ nào, Bà la môn nào?

24)  Chưa từng có một ai dám phát nguyện như thế, dù cho chính ḿnh, ngay trong giấc mơ, nói chi đến chuyện cứu độ kẻ khác!

25)  Ôi làm sao t́m ra được một vị Bồ Tát (ḥn ngọc vô giá) trong khi tất cả chúng sinh quá ích kỷ, không bao giờ biết làm điều lành cho kẻ khác?

26)  Nó là nguồn cội của hạnh phúc thế gian, là liều thuốc trị đau khổ cho nhân loại, là ngọc kim cương của tâm...  Làm sao kể cho hết giá trị của nó (Bồ Đề Tâm).

27)  Khởi một niệm lành đến một người thôi, công đức cũng đă hơn sự lễ Phật.  Thử hỏi công đức sẽ bao nhiêu nếu biết thực hiện an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh?

28)  Con người muốn chạy trốn đau khổ nhưng lại trầm ḿnh trong đau khổ; mong cầu hạnh phúc nhưng lại (vô t́nh) tàn hoại nguyên nhân của hạnh phúc, xem nó như kẻ thù.

29-30)  Ai sẽ cắt đứt sự hành hạ khổ đau cho chúng sinh, thỏa măn sự thèm khát hạnh phúc, cũng như sự điên cuồng của họ?  T́m đâu ra được một hiền giả, một thiện tri thức như thế?

31)  Người ta luôn luôn khen ngợi kẻ mang ơn mà biết đền ơn.  Vậy sẽ nói sao đây  đối với một vị Bồ Tát luôn luôn ban ơn mà không cần ai hỏi?

32)  Kẻ biết bố thí một bữa ăn cho vài người ăn xin cũng đă được xem như một hiền giả đạo đức.  Dù sự bố thí đó chỉ kéo dài một giờ đồng hồ, với những món ăn tầm thường vừa đủ để lót dạ nửa ngày cho những kẻ ăn xin khổ cực kia.

33)  Chúng ta phải nói sao đây đối với vị Bồ Tát đă bố thí trong vô lượng kiếp, cung cấp thỏa măn tất cả mong muốn hạnh phúc của vô số chúng sinh số lượng như hư không?

34)  Người nào khởi một niệm xấu ác trong bao nhiêu giây đối với bậc hiền giả Bồ Tát trên th́ sẽ phải đọa địa ngục bấy nhiêu kiếp.  Đức Như Lai đă tuyên bố như thế.

35)  Những kẻ nào, tâm biết trở về nương tựa nơi vị Bồ Tát trên th́ kẻ đó sẽ gặt hái rất nhiều công đức, dư đủ để tiêu trừ tội chướng quá khứ.

36)  Tôi xin đảnh lễ và xưng tán tất cả chư Bồ Tát, những người mà trong tâm đă làm phát sinh ra ḥn ngọc vô giá (Bồ Đề Tâm).  Các ngài luôn luôn đem lại hạnh phúc cho mọi người, ngay cả đối với những ai hủy báng, năo hại các ngài.  Tôi xin trở về nương tựa nơi chư Bồ Tát, nguồn cội của chân hạnh phúc. 

CHÚ THÍCH:

1.  Trong kinh Hoa Nghiêm (Gandavyuhasutra).

2.  Tô-bà-hô Đồng Tử Thỉnh Vấn Kinh

CHƯƠNG 3

Phát bồ đề tâm

(Bồ Đề Tâm Nguyện)

 

1)  Tất cả chúng sinh có bao nhiêu công đức, hạnh lành tôi đều xin tùy hỷ và nguyện cho họ được an vui hạnh phúc.

2)  Có bao nhiêu chúng sinh đă thoát khỏi đau khổ luân hồi, bao nhiêu hiền giả, hành giả đă chứng quả Bồ Tát, quả Phật, tôi đều xin vui mừng tán thán.

3)  Tôi xin tùy hỷ, xưng tán tất cả tâm nguyện rộng lớn như biển cả của các đấng Pháp Vương, luôn đem lại hạnh phúc cho chúng sinh.

4)  Tôi chắp hai tay, khẩn cầu chư Phật mười phương, xin hăy thắp sáng ngọn đuốc pháp cho những kẻ lạc đường đang rơi trong hố thẳm đau khổ.

5)  Chư Phật muốn nhập Niết Bàn, tôi xin thành kính chắp tay, thỉnh cầu các ngài trụ thế vô lượng kiếp cho thế gian thoát khỏi tối tăm.

6) Bao nhiêu công đức góp nhặt được qua các hạnh lành trên, tôi hồi hướng nguyện sẽ làm người cứu khổ chúng sinh.

7)  Đối với chúng sinh đau bịnh, tôi nguyện sẽ là thuốc hay, là bác sĩ, là y tá cho đến khi nào không c̣n một ai đau ốm.

8)  Tôi nguyện sẽ dập tắt ngọn lửa đói khát nơi chúng sinh bằng những đám mưa cam lồ.   Trong thời nạn đói của kiếp hoại [1], chính tôi sẽ là đồ ăn và thức uống cho tất cả chúng sinh.

9)  Tôi nguyện sẽ là kho báu vô tận, cung cấp mọi điều cần thiết cho những kẻ nghèo khổ.

10)  Trong những kiếp vị lai, tất cả tài vật, công đức tích tụ trong ba đời, tôi sẽ xả bỏ không luyến.

11)  Niết Bàn chính là sự xả bỏ hoàn toàn.  Trước sau ǵ cũng phải xả bỏ, tốt hơn là nên bố thí, cúng dường cho tất cả chúng sinh.

12-13)  Tôi xin quên ḿnh để phụng sự chúng sinh.  Dù có bị đánh đập, mắng chửi, chém giết hay bị xem như một món vật mua vui đi nữa, tâm tôi vẫn vắng lặng. V́ tôi đă xả bỏ thân này cho họ rồi!   C̣n ǵ đâu mà lo lắng.

14)  Dù họ có sung sướng trong khi hành hạ thân này, tôi cũng xin  nguyện cho họ không bị quả báo.

15-16)  Dù họ có tức giận, ác ư với tôi, có vu khống, năo hại và chế diễu tôi, tôi cũng xin nguyện cho tất cả đắc quả Bồ Đề.

17-18)  Tôi nguyện sẽ là người bảo vệ cho những kẻ yếu đuối, người chỉ đường cho những hành khách, một con thuyền hay một cái cầu cho những kẻ muốn qua sông, một ngọn đèn cho những ai đi trong đêm tối, một cái giường cho những ai muốn nằm nghỉ, một kẻ nô lệ cho những ai cần nô lệ.

19)  Tôi nguyện sẽ là viên ngọc phép, một lu thần, một linh chú, một cỏ thuốc, một cây như ư và một con ḅ ước cho tất cả chúng sinh [2].

20-21)  Cũng như quả đất (đại địa) và các đại khác cần thiết cho đời sống của vô số chúng sinh trong khắp hư không, tôi nguyện sẽ là người lợi ích cho tất cả mọi loài cho tới khi nào không c̣n một ai là kẻ chưa giải thoát.

22-23)  Như chư Phật quá khứ đă phát Bồ Đề Tâm, thực hành Bồ Tát Hạnh, tôi đây cũng xin phát tâm Bồ Đề làm lợi ích chúng sinh và thực hành hạnh lành mà chư Bồ Tát đă trải qua.

24)  Sau khi đă sáng suốt phát Bồ Đề Tâm, hành giả cần phải nuôi dưỡng, tăng trưởng nó bằng những lời khích lệ sau:

25)  Ôi!  Từ đây cuộc đời ta đầy ư nghĩa, ta không được bỏ lỡ cơ hội làm người.  Ngay ngày hôm nay đây, ta được sinh trong gia đ́nh của chư Phật và làm con trai của Phật.

26)  Từ nay trở đi, ta sẽ cư xử, hành động đúng theo truyền thống của gia đ́nh Phật.   Nhất định không làm cho gia đ́nh thanh tịnh quư báu này mang danh xấu nhơ v́ ta.

27)  Như một  kẻ mù bắt được ngọc báu trong thùng rác, không biết nhờ phép lạ nào đă khiến cho Bồ Đề Tâm sinh khởi nơi tôi.

28-31)  Nó là một cây thuốc trường sinh khắc trừ sự chết, là một kho tàng vô tận thay thế sự nghèo khổ cho chúng sinh, là một phương thuốc vi diệu chữa trị tất cả bịnh tật thế gian, là một bóng cây mát nghỉ ngơi cho kẻ bộ hành mệt mỏi lang thang trên đường luân hồi, là  một cái cầu vĩ đại đưa mọi hành khách thoát khỏi hiểm đạo, là một bóng trăng xoa dịu vết thương ái nhiễm, là một mặt trời tỏ rạng đẩy lui đám sương mù vô minh, là một tô lạc mới làm bằng sữa diệu pháp.

32)  Những ai đang lang thang trên nẻo đường luân hồi, khao khát hạnh phúc, th́ đây, bữa tiệc hạnh phúc tôi đă dọn sẵn, hăy mau đến dự cho thỏa ḷng.

33)  Ngày hôm nay, trước sự chứng giám của chư Phật, Bồ Tát, con nguyện đưa hết chúng sinh đến Phật quả.  Tất cả chư Thiên, A tu La và mọi loài hăy vui mừng lên!

CHÚ THÍCH

[1] Trước khi măn một tiểu kiếp, sẽ xẩy ra 7 ngày binh đao chiến tranh, 7 tháng bịnh dịch hoành hành và 7 năm hạn hán đói khát

[2] Ngọc phép (cintamani) hay ngọc như ư:  khi tâm nghĩ điều ǵ th́ liền có điều đó.  Lu thần (bhadragata):  khi cần điều ǵ, chỉ cần tḥ tay vào lu là lấy được.  Linh chú (Siddhavidya): khi đọc câu chú này th́ mọi việc đều thành tựu.  Cỏ thuốc (mahaushadhi): là một cỏ chữa bá bịnh.  Cây như ư (kalpaviksha) và con ḅ ước (kamadhenu) là bảo vật của chư thiên. Trái cây và sữa ḅ cho ra tất cả điều ước.

Tiểu Sử Tôn Giả Santideva

Theo truyền thuyết, tôn giả Santideva sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7.  Ngài là thái tử con vua Surastra.

Từ những kiếp quá khứ, ngài đă cúng dường phụng thờ nhiều đức Phật và đă tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải thoát.  Nhờ phước đức ấy nên ngay từ lúc ấu thơ, ngài đă nhiều lần chiêm bao thấy Văn Thù Bồ Tát.  Lớn lên, đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi, một hôm ngài nằm mộng thấy hai vị Bồ Tát :  Văn Thù và Tara[2].  Bồ Tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng, bảo ngài rằng: "Ở đây không có chỗ cho hai người"; Bồ Tát Tara tưới nước nóng trên đầu ngài nói rằng: "Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi với nước này đây".

Tĩnh dậy, ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ Tát nên đêm hôm trước ngày lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng sâu. Sau 21 ngày lang thang trong rừng, vừa khát vừa đói, ngài gặp được một con suối, sắp sửa định uống th́ có một thiếu nữ xuất hiện bảo ngài đừng uống v́ đó là nước độc. Sau đó thiếu nữ dâng cho ngài một thứ nước thơm như cam lồ. Giải khát xong, ngài hỏi thiếu nữ:  "Cô ở đâu đến?" 

-  Thiếu nữ trả lời:  "Ở giữa khu rừng mênh mông này là nơi thầy tôi ở, ngài rất đạo đức, từ bi và đă thành tựu phép tam muội của Văn Thù Kim Cang Sư Lợi (Sri Manjuvajra).   Tôi từ đó đến đây".  Vừa nghe như thế, tôn giả Santideva mừng rỡ như kẻ nghèo bắt được vàng, yêu cầu thiếu nữ dẫn ngài đến gặp vị thầy kia.  Đến nơi ngài thấy đó là một hành giả Du Già (Yogi) sống trong một cḥi lá.  Ngài liền đảnh lễ, xưng tán cúng dường và cầu xin được truyền phép tam muội của Văn Thù Bồ Tát.

Sau 12 năm ở đó tu tập, ngài chứng được phép tam muội trên, thấy được vị thầy kia chính là Văn Thù và thiếu nữ kia chính là Tara.

Kể từ đó, ngài luôn luôn được thấy Văn Thù Bồ Tát. Sau đó ngài đi về phương đông, xin vào làm việc trong triều của vua Pancamasimha.  Nhờ tài giỏi và thông minh nên ngài được vua trọng vọng cho làm Thừa Tướng.  Để tỏ ḷng thành kính nhớ ơn vị thần linh thủ hộ của ḿnh, tức Văn Thù Bồ Tát, ngài luôn đeo trên ḿnh một thanh kiếm gỗ[3].

Ngài giúp vua trị v́ đúng theo Phật Pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới lạ.  Điều đó khiến các vị đại thần khác ganh tức, t́m cách dèm pha và hăm hại ngài.  Họ bảo vua rằng: "Thừa tướng là một người gian xảo, luôn đeo trên ḿnh một thanh kiếm mà không bào giờ rút ra cho ai xem cả. Chúng tôi biết thanh kiếm ấy làm bằng gỗ. Gặp lúc nguy biến làm sao Thừa tướng có thể cứu nguy cho Bệ hạ được?  Xin Bệ hạ hăy khám nghiệm lại". Vua tin lời, cho triệu Thừa tướng vào bắt phải rút kiếm ra khỏi vỏ cho vua xem. Thừa tướng nói: "Kiếm của tôi, Bệ hạ không thể nh́n được, nếu không Bệ hạ sẽ hối hận". Nghe vậy, vua càng nghi ngờ nhất quyết đ̣i xem.  Cuối cùng Thừa tướng tâu: "Nếu Bệ hạ nhất quyết muốn xem th́ hăy theo tôi đến chỗ vắng, lấy tay che mắt phải lại, chỉ nh́n bằng mắt trái thôi". Vua chấp thuận và Thừa tướng rút kiếm ra, hào quang lóe lên quá mạnh khiến con mắt trái của Vua rơi xuống đất.  Vua liền ăn năn hối hận, biết ngài là một người đắc đạo, một Đại thành tựu giả[4] nên cầu xin sám hối.  Biết vua đă ăn năn, Thừa tướng nhặt mắt trái của vua bỏ vào tṛng lại khiến vua khỏi mù. 

Sau đó tôn giả từ bỏ chức Thừa tướng, t́m đến Tu viện Nalanda, xuất gia thọ giới, được đặt tên là Santideva. Sau khi nghe hết 3 tạng kinh điển, tôn giả thầm biên soạn 3 bộ luận: Siksasamuccaya, Sutrasamuccaya và Bodhicaryavatara. Ngài tu mật hạnh, học trực tiếp với Văn Thù Bồ Tát trong thiền định. Tất cả thời ăn, ngủ, đi, đứng, ngài đều thiền quán về Thanh Quang (Eussel, Clear Light). Tuy vậy chúng tăng bên ngoài thấy ngài chỉ ăn với ngủ không chịu văn, tư, tu ǵ cả. Thấy thế, một số Thượng tọa học giả họp nhau lại định tống khứ ngài ra khỏi tu viện. Có người cho ư kiến: "Nếu chúng ta họp lại, bắt mỗi người phải tuần tự trùng tuyên lại Kinh Luận, chắc chắn y sẽ phải tự động rút lui, rời bỏ Tu viện v́ y chỉ ăn với ngủ đâu có bao giờ tu học ǵ". Thế rồi đến phiên tôn giả Santideva phải trùng tuyên lại Kinh Luận, ban đầu ngài từ chối, nói rằng không biết ǵ. Chúng tăng muốn làm nhục ngài nên làm bộ nài nỉ, cuối cùng ngài nói: "Nếu vậy phải làm cho tôi một ṭa sư tử[5] tôi mới trùng tuyên". Nghe vậy có vài người đâm ra nghi ngờ, nhưng đa số chấp thuận v́ tin rằng ngài không thể trùng tuyên Kinh Luận ǵ được. 

Sau khi lên ngồi ṭa sư tử, ngài hỏi:  "Các vị muốn tôi tụng lại Kinh Luận đă có từ trước hay những sáng tác mới sau này". V́ muốn chế diễu ngài nên đại chúng nói: "Những sáng tác mới sau này".Thế là ngài bắt đầu tụng lên Bồ Tát Hạnh (Bodhisattva-carya-vatara).  Khi tụng đến câu: "Khi Có và Không không c̣n khởi lên trong tâm..." th́ ngài bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài c̣n vọng lại cho đến câu kệ cuối cùng của Bồ Tát Hạnh.  Không thấy ngài nữa, tăng chúng hối hận trở về pḥng ngài t́m kiếm, thấy trên bàn để lại 3 quyển:  Sutrasamuccaya[6], Siksacamuccaya và Bodhicaryavatara.

Chú thích

[1] Trích kinh Bảo Tích do T.T. Đức Niệm dịch

[2] Tara là một hóa thân h́nh nữ của Quán Thế Âm, trong Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng được nói đến rất nhiều.  Quán Thế Âm, khi nh́n thấy chúng sinh đau khổ, ngài nhỏ lệ từ bi và giọt lệ này rơi xuống hóa thành Tara.

[3] Văn Thù Bồ Tát, thường hiện thân, tay phải cầm kiếm trí tuệ, tay trái cầm kinh Bát Nhă.

[4] Mahasiddha:  người tu hành đắc đạo có thần thông.

[5] Simhasana:  ṭa ngồi chỉ dành cho những hàng Tỳ Kheo Trưởng lăo Pháp sư.

[6] Hai tập Siksasamuccaya (Giáo Tập Yếu) và Bodhicaryavatara (Bồ Tát Hạnh) chắc chắn tác giả là ngài Santideva, riêng tập Sutrasamuccaya, đa số các học giả đều công nhận tác giả là ngài Long Thọ (Nagarjuna). Tiểu sử này tôi rút tỉa từ 2 tài liệu History of Buddhism in India của Taranatha và La Légende de Santideva trong indo-iranian Journal Volume XVi.  Trong tạng luận của Tây Tạng có nói đến bộ Mdo.sde.sna.tshogs.kyi.mdo.btus.pa mà học giả Marcelle Lalou đă chuyển sang lại Sanskrit là Visvasutrasamuccaya, tập này ngày nay đă bị mất tích. Theo học giả J.W.DeJong th́ có lẽ 2 tập này tương tựa nhau nên các sử gia Tây Tạng và luận gia Ấn Độ cùng cho tác giả của Kinh Tập Yếu (Sutrasamuccaya) là ngài Santideva.  Kinh Tập Yếu đă được Ḥa Thượng Linh Sơn thượng Huyền hạ Vi dịch từ Hán văn ra Việt văn năm 1985 với tựa đề là Yếu Nghĩa Phật Pháp.

 

PHỤ LỤC 3.

 

 Đại sư Thật Hiền

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm

HT Trí Quang dịch

 

Thật Hiền tôi, một kẻ xuất gia phàm phu, đă bất tiếu lại ngu hèn, khóc mà lạy, khẩn thiết khuyến cáo đại chúng hiện tiền, cũng như nam nữ có đức tin thuần thành trong th́ vị lai. Xin qúy vị thương xót, gia tâm một chút mà nghe và xét cho.

Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo th́ sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành th́ sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập th́ chúng sanh độ nỗi, tâm phát th́ Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, th́ dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa Nghiêm đă nói, quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp th́ gọi là hành động theo ma vương. Quên mất c̣n thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như lai thừa th́ trước phải phát bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.

 

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều sắc thái khác nhau, nếu không tŕnh bày th́ làm sao biết mà xu hướng. Nay xin v́ đại chúng mà nói vắn tắt. Sắc thái tâm nguyện có tám, là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên.

Tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên là thế nào? Đời có kẻ tu hành mà chỉ tu hành một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là tà. Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ v́ thoát sinh tử, v́ chứng b62 đề: phát tâm như vậy gọi là chánh. Ư niệm này nối tiếp ư niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nh́n xuống mà hoá độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh giới hết nguyện ta mới hết, bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành: phát tâm như vậy gọi là đại. Coi ba cơi như lao ngục, nh́n sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người: phát tâm như vậy gọi là tiểu. Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo, rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan: phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng, phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được: phát tâm như vậy gọi là viên.

 

Biết tám sắc thái khác nhau trên đây là biết cứu xét, biết cứu xét th́ biết lấy bỏ, biết lấy bỏ là có thể phát tâm. Cứu xét như thế nào? Là coi cái tâm của ta phát ra, trong tám sắc thái trên đây, nó là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, ngụy, tiểu, thiên, lấy chánh, chân, đại, viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát bồ đề tâm.

Bồ đề tâm là chúa tể mọi thứ thiện pháp, phát khởi tất phải có lư do. Lư do ấy, nay nói tóm lược th́ có mười thứ, là 1- nhớ ơn nặng của Phật, 2- nhớ ơn cha mẹ, 3- nhớ ơn sư trưởng, 4- nhớ ơn thí chủ, 5- nhớ ơn chúng sanh, 6- nhớ khổ sanh tử, 7-trọng linh tánh của ḿnh, 8-sám hối nghiệp chướng, 9-cầu sanh tịnh độ, 10- làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.

 

Nhớ ơn nặng của Phật là thế nào? Thích Ca Như Lai của ta, lúc mới phát tâm, đă v́ ta mà thực hành bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ khổ cực. Khi ta tạo tội, Phật đă xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không biết tin tưởng, tiếp nhận. Ta đọa địa ngục, Phật càng đau xót, muốn chịu thay khổ sở cho ta, nhưng nghiệp ta quá nặng, hết cách cứu vớt. Ta sinh loài người,  Phật liền dùng phương tiện làm cho ta gieo trồng thiện căn. Đời đời kiếp kiếp, Phật theo dơi ta, ḷng không lúc nào rời bỏ chốc lát. Khi Phật xuất thế th́ ta c̣n ch́m đắm, nay được thân người th́ Phật đă diệt độ. Tội lỗi ǵ mà phải sinh nhằm thời kỳ mạt pháp, phước đức nào lại được dự vào hàng ngũ xuất gia, nghiệp chướng ǵ mà không thấy được thân vàng của Phật, may mắn nào lại được thân gặp xá lợi của ngài. Suy nghĩ như vậy mới th61y, giả sử quá khứ không trồng thiện căn th́ làm sao được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp th́ làm sao biết được lúc nào cũng hưởng thụ ân đức của Phật. Ân đức như vậy, núi non cũng khó sánh cho bằng. Trừ phi phát tâm quảng đại, làm hạnh bồ tát, xây dựng Phật pháp, giáo hóa chúng sanh, th́ dẫu xương tan thịt nát cũng khó mà đáp trả. Đó là lư do thứ nhất của sự phát bồ đề tâm.

 

Nhớ ơn cha mẹ là thế nào? Thương thay cha mẹ sinh ta cực nhọc, mười than ba năm thai mang bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt. Mới được thành người, đă đặt hy vọng tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Vậy mà nay ta đă xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật lạ đă không cung phụng, cúng tế chạ dẫy càng không chu tất. Sống, ta dă không có khả năng nuôi dưỡng cơ thể, chết, ta lại bất lực trong việc tiếp dẫn nghiệp thức. Phương diện thế gian ta đă rất hại, phương tiện xuất thế ta lại vô ích. Hai đường mất cả th́ tôi nặng khó mà thoát cho khỏi. Suy nghĩ như thế mới thấy chỉ c̣n có cách thường hành Phật đạo trong trăm ngàn đời kiếp, khắp độ chúng sanh trong mười phương ba đời. Như vậy th́ không phải chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều kiếp đều được siêu thăng. Đó là lư do thứ hai của sự phát bồ đề tâm.

 

Nhớ ơn sư trưởng là thế nào? Cha mẹ tuy sinh dưỡng thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian th́ không biết lễ nghĩa, không có sư trưởng xuất thế th́ không hiểu Phật pháp. Lễ nghĩa không biết th́ khác ǵ cầm thú, Phât pháp không hiểu th́ cũng như phàm tục. Nay ta được biết qua loa về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, giới pháp thấm ḿnh, cà sa phủ thân, hết thảy ân đức ấy đều nhờ sư trưởng mà có được. Vậy nếu ta chỉ cầu quả vị nhỏ nhặt th́ chỉ ích lợi được cho bản thân mà thôi. Hăy theo Đại Thừa, nguyện ước ích lợi hết thảy chúng sanh. Như thế th́ sư trưởng thế gian cũng như sư trưởng xuất thế đều được ích lợi mà ta cung hiến. Đó là lư do thứ ba của sự phát bồ đề tâm.

 

Nhớ ơn thí chủ là thế nào? Chúng ta ngày nay, mọi thứ nhu yếu đâu phải của ḿnh. Cơm cháo ba buổi, quần áo bốn mùa, tật bịnh cần dùng, thân miệng tiêu thụ, toàn xuất từ sức lực kẻ khác mà đem đến cho ta hưởng dụng. Họ dốc sức cày cấy, vẫn khó nuôi miệng, ta ngồi không mà ăn, c̣n không vừa ư. Họ dệt đan măi hoài mà vẫn chịu khốn khổ, c̣n ta bận mặc thừa thải mà không biết thương tiếc. Họ nhà tranh cửa lá, cực nhọc suốt đời, c̣n ta pḥng lớn sân rộng, thong thả cả năm. Đem cái cực nhọc của họ cung phụng cái an nhàn cho ta, làm sao yên bụng. Lấy cái nhu dụng của người cung cấp cái thân xác của ḿnh, làm sao hợp lẽ. Do đó, trừ phi vận dụng song song cả hai thứ bi trí trang nghiêm đồng đều cả hai mặt phước tuệ, để thí chủ nhờ ơn, chúng sanh được phước, th́ dẫu gạo chỉ một hạt, vải chỉ một tấc đi nữa, vẫn có phần trong sự trả nợ, vẫn khó tránh trong quả báo xấu. Đó là lư do thứ tư của sự phát bồ đề tâm.

Nhớ ơn chúng sanh là thế nào? Ta với chúng sanh, từ bao kiếp đến giờ, đời đời làm cha mẹ nhau, có ơn với nhau. Nay tuy cách đời mờ ám, không biết nhau được, nhưng lấy lẽ mà suy cứu th́ làm sao có thể không có sự báo bổ. Ngày nay là thú vật, nhưng biết đâu ngày trước ta đă không là con cái của chúng. Hiện tại là vi sinh, nhưng biết đâu quá khứ chúng đă không là cha mẹ của ta. Thường thấy nhỏ mà xa cha mẹ th́ lớn lên đă quên hết h́nh dáng song thân, huống chi cha mẹ bà con đời trước, th́ ngày nay kẻ họ Trương người họ Vương, khó mà nhớ nhau cho được. Họ gào thét trong địa ngục, ngất ngư trong ngạ quỉ, thống khổ ai biết, đói khát kêu ai. Ta dẫu không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu cầu vớt. Kinh mới dạy được việc ấy, Phật mới tả rơ cảnh này, c̣n kẻ tà kiến th́ đâu có đủ sức mà biết. Nên bồ tát nh́n sâu kiến cũng thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai, thường nghĩ cách lợi ích cho chúng và thường nhớ trả ơn cho chúng. Đó là lư do thứ năm của sự phát bồ đề tâm.

 

Nhớ khổ sanh tử là thế nào? Ta với chúng sanh, bao kiếp đến giờ, ở măi trong phạm vi sanh tử, chưa được siêu thoát. Không ở trong loài người th́ ở trên loài trời, hết ở thế giớ này th́ ở thế giới khác, ra vào đủ cách, lên xuống liền liến. Thoáng cái làm trời, thoáng cái làm người, thoáng cái làm ngạ quỉ, địa ngục, súc sanh. Cửa đen sáng ra chiều vào, hang sắt mới thoát lại sa. Lên núi đao th́ cả ḿnh không c̣n mảnh da nguyên vẹn, víu cây kiếm th́ một vuông một tấc cũng bị cắt xả. Sắt nóng không hết đói, mà nuốt vào th́ ruột gan nát cả, đồng sôi đâu khỏi khát, mà uống vào th́ xương thịt tan hết. Cưa sắt mà xả th́ xả ra là liền lại, gió quái mà thổi th́ chết rồi lại sống lại ngay. Trong thành lửa dữ chỉ nghe cái thảm thét gào, trên bàn chưng nướng toàn nghe cái tiếng thống thiết. Băng tuyết đông lại th́ xanh như sen xanh hết nhụy, máu thịt ră rath́ đỏ như sen đỏ mới nở. Tại địa ngục, một đêm chết sống thường bị đến cả vạn lần, cũng ở đó, một buổi thống khổ mà nhân gian đă trăm năm. Măi hoài làm cho ngục tốt mệt nhọc, nhưng có ai chịu nghe Diêm vương khuyên bảo. Khi chịu mới biết quá khổ, dẫu hối hận cũng đâu có kịp; lúc thoát th́ lại quên ngay, sự tạo nghiệp vẫn y như cũ. Đánh con lừa đến đổ máu, đâu biết đó là cái thảm của mẹ ḿnh; lôi con heo đến ḷ thịt, nào hay đích thị cái đau của cha ta. Ăn thịt con ruột mà không biết, Văn vương c̣n như thế; ăn thịt cha mẹ mà không hay, phàm phu đều như vậy. Đời trước ơn nghĩa mà đời nay thành oán thù, ngày xưa oán thù mà ngày nay thành ruột thịt. Quá khứ là mẹ mà hiện tại là vợ, túc thế là cha mà hiện tiền là chồng. Nếu có cái trí túc mạng để biết th́ thật đáng hổ đáng thẹn, nếu có con mắt thiên nhăn để nh́n th́ quả đáng cười đáng thương. Trong rừng dơ bẩn mà mười tháng bị gói lại th́ thật khó chịu, ở chỗ máu huyết mà một lần bị dốc xuống quả thật đáng thương. Nhỏ th́ ngây ngô, trước mặt sau lưng cũng chẳng rơ, lớn lên hiểu biết, tham lam dục vọng đều tự hiện. Nhưng, thoáng cái là già bịnh truy tầm, chốc lát mà chết chóc hiện đến. Bấy giờ, gió với lửa giao tranh nên tâm thức bấn loạn trong đó, khí với huyết kiệt lực nên da thịt teo khô từ ngoài, không một sợi lông nào mà không như bị chích đốt, không một kẻ huyệt nào mà không như bị cắt xả. Con rùa đem nấu, sự thoát vỏ của nó tương đối c̣n dễ; nghiệp thức lúc tàn, sự thoát xác của nó quả thật khó khăn. Tâm không phải chủ thể vĩnh viễn nên in như thương khách bôn ba đủ chỗ, thân không có h́nh dáng cố định nên khác nào pḥng ốc thay đổi đủ cách. Bụi cả thế giới cũng khó sánh thân luân hồi, nước cả đại dương vẫn không bằng lệ biệt ly. Xương mà chất th́ hơn núi cao, thây mà sắp th́ tràn mặt đất. Giả sử không được nghe lời Phật th́ việc ấy ai thấy ai nghe, chưa được đọc văn Kinh t́ lẽ này ai hay ai biết. Vậy mà có kẻ hoặc vẫn tham luến như cũ, si mê như xưa, th́ chỉ e rằng muôn kiếp ngàn đời mới được làm người, nhưng một lần hư hỏng là hư hỏng đến cả trăm kiếp. Thân thể con người khó được mà dễ mất, th́ giờ quí báu dễ trôi mà khó kéo. Rồi đường hướng mờ mịt, biệt ly măi hoài, ác báo tam đồ lại phải tự chịu, thống khổ hết nói mà ai chịu thay. Mô tả đến đay, há chẳng buốt dạ. V́ vậy, hăy triệt ḍng sinh tử, vượt bể ái dục, để ḿnh người cùng thoát, cùng lên bờ giác. Hết thảy công việc phi thường trong bao đời kiếp sắp đến đều bắt nguồn từ cơ hội này.  Đó là lư do thứ sáu của sự phát bồ đề tâm.

 

Trọng linh tánh của ḿnh là thế nào? Nhất tâm hiện tiền của chúng ta cùng ngay với Đức Thích Ca Thế Tôn không khác. Vậy mà tại sao Thế Tôn từ vô lượng kiếp sớm thành chánh giác, c̣n chúng ta th́ ngu si thác loạn, vẫn làm phàm phu. Thế Tôn th́ có vô luợng thần thông tuệ giác, công đức trang nghiêm, c̣n chúng ta chỉ có vô biên nghiệp chướng phiền năo, sinh tử thắt buộc. Tâm tánh duy nhất mà mê ngộ lại một trời một vực. Lặng đi mà nghĩ mới thấy khả sỉ. Ngọc báu vô giá lún xuống bùn lầy mà nỡ coi như ngói gạch, không chút quí trọng. Hăy vận dụng vô lượng thiện pháp mà đối trị vô biên phiền năo. Tu đức có công, tánh đức mới lộ. Bấy giờ th́ như ngọc báu được rửa, treo trên phiến cao, ánh sáng rực rỡ, chói lấp tất cả. Thế mới gọi là không phụ sự giáo hoá của Phật, không phụ tánh linh thiêng của ḿnh. Đó là lư do thứ bảy của sự phát bồ đề tâm.

 

Sám hối nghiệp chướng là thế nào? Kinh dạy, phạm một kiết la cũng đọa địa ngục bằng năm trăm tuổi thọ của bốn Thiên Vương. Kiết la là tội nhỏ mà bị quả báo đến thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả. Nay chúng ta, hàng ngày, mỗi một cử chỉ cũng như mỗi một động tác, luôn luôn trái với giới luật, mỗi một bữa ăn cũng như mỗi một lần uống, thường thường phạm vào thi la. Một ngày tội lỗi phạm vào, theo lẽ cũng đă vô lượng, huống chi trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi phát ra quả báo khó mà nói hết. Hăy lấy ngũ giới mà nói, th́ mười người đă có đến chín kẻ vi phạm, bày tỏ th́ ít mà dấu diếm lại nhiều. Ngũ giớ chỉ là giới tại gia mà c̣n không giữ đủ, huống chi các giới sa di, tỷ kheo, bồ tát, thôi th́ khỏi nói. Hỏi cái tiếng th́ nói là tỷ kheo, hỏi cái thật th́ hăy c̣n chưa dủ làm ưu bà tắc, như thế mà không xấu hổ được sao. Phải biết, giới Phật không thọ th́ thôi, thọ th́ không được phạm, v́ không phạm th́ thôi, phạm th́ chung cục tất bị sai lạc. Trừ phi cảm thương thân ḿnh, lại xót xa kẻ khác, thân và miệng cùng bi thiết, tiếng và lệ đều tuôn đổ, để khắp v́ chúng sanh khẩn cầu sám hối, th́ ngàn đời muôn kiếp ác báo cũng khó tránh cho khỏi. Đó là lư do thứ tám của sự phát bồ đề tâm.

 

Cầu sanh tịnh độ là thế nào? Tu hành cơi này th́ sự tiến đạo rất khó, văng sinh cơi kia th́ sự thành Phật cũng dễ. Dễ nên một đời đă có thể thấu đáo, khó nên lắm kiếp vẫn chưa chắc hoàn thành. Do dó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, ai cũng khuynh hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, đâu cũng chỉ qui. Quả thật sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có cách nào hơn pháp ấy. Có điều kinh luận đă nói, điều lành mà tính chất nhỏ th́ không thể văng sanh, cái phước mang tính chất lớn mới chắc chắn đến được. Cái phước mang tính chất lớn th́ không chi bằng sự chấp tŕ danh hiệu, điều lành hàm tính chất to th́ không chi bằng sự phát tâm rộng lớn. Nên nhất tâm chấp tŕ danh hiệu của Phật hơn cả sự bố thí đến trăm năm, nhất niệm phát tâm bồ đề rộng lớn vượt cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Lư do là v́ niệm Phật vốn mong làm Phật, vậy tâm lớn không phát th́ có niệm cũng không làm ǵ, phát tâm vốn để tu hành, vậy tịnh độ không sanh th́ có phát cũng dễ thoái chuyển. Nên gieo giống bồ đề, cày bằng cái cày niệm Phật, th́ trái hạt tuệ giác tự nhiên lớn lên; ngồi thuyền đại nguyện, nhập vào bể cả Tịnh Độ, th́ Tây Phương Cực Lạc quyết định văng sanh. Đó là lư do thứ chín của sự phát bồ đề tâm.

 

Làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài là thế nào? Thế Tôn của ta, từ vô lượng kiếp, v́ ta mà tu đạo bồ đề, khó làm làm được, khó nhẫn nhẫn nổi, nhân trọn vẹn, quả đầy đủ, mới được thành Phật. Phật thành rồi, ngài giáo hóa châu đáo, và nhập vào Niết Bàn. Nay th́ thời kỳ Phật pháp nguyên chất và thời kỳ Phật pháp tương tự đă mất tất cả, c̣n lại chỉ là thời kỳ Phật pháp cuối cùng. Phật pháp có đó mà hành tŕ vô nhân, tà chánh bất phân, đúng sai hổn tạp, tranh dành nhân ngă, cầu trục danh lợi. Mở mắt ra là thấy nhan nhăn, cả thiên hạ đều như vậy. Chẳng ai biết Phật là bực nào, Pháp nghĩa là ǵ, Tăng là người chi. Suy tàn đến thế, bất nhẫn nói đến. Mỗi khi nghĩ ngợi, bất giác rơi lệ. Thân làm con Phật mà ta không thể báo đáp ân đức của ngài. Trong vô ích cho ḿnh, ngoài vô ích cho người, sống vô ích đương thời, chết vô ích mai hậu. Trời cao cũng không che ta nổi, đất dày cũng khó chở ta được. Tội nhân cực trọng, phi ta th́ ai. V́ thế mà đau đớn không thể nhẫn nỗi, nhưng toan tính th́ lại không thấy có cách ǵ khác hơn, nên quên ngay tư cách quê kệch, phát liền tâm chí rộng lớn. Như thế th́ dẫu không thể văn hồi mạt vận ngay lúc này, nhưng quyết có thể hộ tŕ Phật pháp trong mai sau. Nên hợp cùng thiện hữu, qui tụ đạo tràng, soạn thuật sám pháp, lập pháp hội này, phát đại nguyện đến bốn mươi tám điều mà nguyện nào cũng hoá độ chúng sanh, mong thâm tâm suốt trăm ngàn đời kiếp mà tâm nào cũng có thể làm Phật, khởi đầu từ ngày hôm nay cho đến cùng tận biên cương th́ gian. Hết một đời này th́ nguyện sanh Cực Lạc, lên chín phẩm xong th́ trở lại Ta bà. Mong sao mặt trời Phật pháp sáng lại, cửa ngơ Phật pháp mở nữa, để Tăng giới được trong lặng ở cơi này, dân chúng được tiếp hoá ngay nơi đây, vận hội nhờ đó mà kéo dài thêm nữa, Phật pháp v́ vậy mà tồn tại lâu bền. Đó là ưu tư chân thành, tha thiết ấp ủ. Đó là lư do thứ mười của sự phát bồ đề tâm.

 

 

Như vậy mười lư do đă biết, tám sắc thái đă rơ, th́ khuynh hướng có lối, khai phát có chỗ. Chúng ta đă được thân thể nhân loại, ở chỗ văn hoá, giác quan kiên toàn, cơ thể thanh thoát, ín tâm đầy đủ đă có, ma chướng may mắn lại không. Huống chi c̣n được xuất gia, được thọ cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, được chiêm bái xá lợi, được tu tập sám pháp, được hội ngộ thiện hữu, được hoàn cảnh tốt đẹp. Như vậy nếu ngày nay không phát tâm rộng lớn như trên, th́ c̣n chờ đến ngày nào.

 

Cúi xin đại chúng thương cho thành tâm ngu muội của tôi, xét cho chí nguyện khổ sở của tôi, mà cùng lập nguyện ấy, cùng phát tâm này. Chưa phát th́ nay phát, phát rồi th́ tiến triển, tiến triển rồi th́ liên tục. Đừng sợ khó mà khiếp hải, lùi bước, đừng cho dễ mà khinh thường, hời hợt, đừng ham mau mà không lâu bền, đừng biếng nhác mà thiếu dũng tiến, đừng uể oải mà không phấn khởi, đừng chần chờ mà kỳ hẹn măi, đừng v́ trí tuệ thiếu thông minh mà nhất thiết không lưu ư, đừng v́ tŕnh độ thiếu lanh lẹ mà tự khinh không có phần. Như trồng cây, trồng lâu th́ rễ cạn ngày càng xuống sâu; như mài dao, mài măi th́ dao cùn cũng thành bén sắc; không thể v́ cạn mà không trồng, mặc cây khô héo, v́ cùn mà không mài, để dao vô dụng.

 

Lại nữa, nếu cho tu là khổ sở th́ không biết nhác lại c̣n khổ hơn. Tu th́ khó nhọc tạm thời mà an vui vĩnh viễn, c̣n nhác th́ một đời thư thả nhưng lắm kiếp khổ đau. Huống chi lấy pháp môn Tịnh Độ làm thuyền tàu th́ lo ǵ thoái chuyển, lấy tuệ giác vô sanh làm sức nhẫn th́ sợ ǵ khó khăn. Nên biết, tội nhân địa ngục mà c̣n phát bồ đề tâm từ kiếp trước, huống chi đă làm người, lại làm con Phật, mà không lập đại nguyện ngay trong đời này. Vô thỉ hôn mê, cái ǵ qua rồi đă không thể cản, th́ ngày nay tỉnh ngộ, những cái sẽ đến c̣n có thể theo. Mê mà chưa tỉnh, cố nhiên đáng thương, biết mà không làm, mới càng đáng tiếc. Hễ sợ cái khổ địa ngục th́ tinh tiến tự sinh, nhớ cái mau chết chóc th́ tính biếng nhác tự diệt. Điều cần thiết là lấy Phật pháp làm roi dục, lấy thiện hữu làm tay dắt, trong cơn vội vă cũng không tách rời, suốt cả một đời vẫn cố bám víu, th́ không làm ǵ c̣n có sự thoái chuyển được nữa. Đừng nói chỉ nghĩ một thoáng là nhỏ nhẹ, đừng cho mới nguyện mà thôi là vô ích. Tâm chân th́ sự thật, nguyện rộng th́ hạnh sâu. Không gian đâu có lớn, tâm vương mới lớn. Kim cương đâu có chắc, nguyện lực mới chắc. Đại chúng qủa thật không bỏ lời tôi, th́ bà con giác ngộ từ đây kết hợp, bạn hữu sen vàng từ đây kết giao, sở nguyện đồng sanh Tịnh Độ, đồng thấy Di Đà, đồng hoá chúng sanh, đồng thành chánh giác. Như vậy th́ biết đâu bâm hai tướng hảo và trăm phước trang nghiêm sau này chẳng bắt đầu từ sự phát tâm lập nguyện trong ngày hôm nay. Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, như thế thật vô cùng may mắn.

 

Tiểu Truyện ngài Thật Hiền (1685-1734).

HT Trí Quang dịch.

 

Đại sư húy Thật Hiền, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, con nhà họ Thời đất Thường Thục. Vốn ḍng Nho giáo. Sinh ra (1685) là đă không ăn mặn. Tóc chởm là có chí xuất trần. Cha mất sớm. Mẹ là Trương Thị, biết đại sư có túc căn nên cho làm con Phật. Lên 7, lạy ngài Dung Tuyển ở am Thanh Lương làm bổn sư. Thông minh dị thường, kinh điển qua mắt là nhớ kỹ. Năm 15 tuổi thế phát, thông suốt cả sách vở thế gian, lại hay thơ và giỏi cách viết. Tiền bối có nhiều người kết giao làm bạn. Nhưng không khoảnh khắc nào đại sư không nhớ sinh tử là đại sự. Tính chí hiếu. Mẹ mất, quỳ trước Phật tụng kinh Báo Ân đến bảy thất. Hàng năm gặp ngày Vu Lan lại thiết cúng.

 

Một hôm đến chùa Phổ Nhân, thấy một vị Tăng ngă xuống đất, đại sư thấm thía cái lẽ vô thường nên càng tinh tiến. Năm 24, thọ cụ túc giới tại Chiêu Khánh, nghiêm tập giới luật, không rời y bát, ngày ăn một bửa, thường không ngủ nghỉ. Năm Canh Dần (1710) y chỉ Cừ Thành pháp sư nghe giảng Pháp Hoa, yết kiến Thiệu Đàm pháp sư học tập Duy Thức, Lăng Nghiêm, Chỉ Quán. Nghiên cứu ngày đêm, chưa hết ba hạ mà tôn chỉ của quán và thừa, học thuyết về tánh và tướng, thông suốt tất cả. Thiệu Đàm pháp sư liền thọ kư làm thế hệ thứ 4 của ngài Linh Phong thuộc Thiên Thai chánh tông.

 

Năm Giáp Ngọ (1714) yết kiến Linh Thứu Ḥa thượng tại Sùng Phước, tham thiền với công án “Ai niệm Phật”. Tham cứu nghiêm mật, đến nỗi tháng 4 năm ấy đă hoát nhiên đạt ngộ “ta tỉnh mộng rồi”. Từ đó ứng cơ vô ngại, biện tài vô cùng. Linh Thứu Hoà thượng muốn phú y bát cho, đại sư từ mà đi, cấm túc ở chùa Chân Tịch, ngày đọc Tam Tạng kinh điển, đêm niệm danh hiệu Di Đà. Ba năm hết kỳ hạn, chúng trong chùa thỉnh giảng Pháp Hoa, đại sư giảng như sông suối tuôn trào. Đầu xuân năm Mậu Tuất (1718) đại sư ở chùa Long Hưng thuộc Hàng Châu, Thiệu Đàm pháp sư bảo giảng kinh luật thay cho ḿnh và ca tụng hết sức.

 

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (1719) đến Tứ Minh, núi A Dục, chiêm bái xá lợi, trước sau đốt 5 ngón tay cúng Phật. Mỗi năm đến ngày Phật niết bàn, đại sư giảng hai kinh Di Giáo và Di Đà, khai thị cái nghĩa Tâm này là Phật. Mười năm như vậy, pháp hóa khắp cả mọi nơi. Nhưng không bao lâu, đại sư lại thoái ẩn ở chùa Tiên Lâm, Hàng Châu, không ra khỏi cửa, nỗ lực tu tập Tịnh Độ. Mùa Đông năm Kỷ Dậu (1729), Tăng tín đồ Hàng Châu thỉnh ngài chủ tŕ chùa Phạn Thiên, núi Phụng Sơn. Đại sư liền tuyệt hết mọi việc, chỉ nêu Tịnh Độ, hạn định trường kỳ, nghiêm lập quy ước, suốt ngày đêm dục nhau nỗ lực, nên ai cũng cho đại sư là ngài Vĩnh Minh tái sinh.

 

Trước sau đại sư làm chủ các chùa hơn mười năm, đệ tử đến vài trăm. Ai học thi văn th́ đại sư thống trách, “mạng người chỉ ở trong hơi thở ra vào, đâu lại có rảnh mà học tập văn tự thế gian; sơ sẩy một chút là đă qua kiếp khác, muốn được giải thoát thật vô cùng khó khăn”.

 

Năm Quư Sửu (1733) ngày Phật thành đạo, đại sư bảo đệ tử, 14 tháng 4 sang năm ta đi luôn rồi đó. Từ đó đại sư đóng cửa niệm Phật, tự hạn mười vạn tiếng trong mỗi ngày đêm. Qua năm Giáp Dần (1734), mồng 2 tháng 4, đại sư mở cửa, ngày 12 bảo đại chúng, 10 ngày trước đây ta thấy Tây Phương Tam Thánh, nay lại thấy nữa th́ ta sẽ sanh Tịnh Độ. Rồi dặn ḍ công việc tự viện, từ biệt và khuyến khích mọi người, và bảo, ngày 14 tôi nhất định văng sanh, vậy các người tập hợp niệm Phật giúp tôi. Ngày 13 bỏ ăn uống, khép mắt ngồi yên. Canh năm tắm rửa thay đồ, quay mặt về hướng Tây mà ngồi. Giờ Tỵ mọi người vân tập, gạt lệ, lạy mà thưa, xin đại sư ở lại hoá độ cho người. Đại sư lại mở mắt, bảo ta đi là trở lại liền; sinh tử là việc lớn, ai nấy hăy tự tịnh tâm mà niệm Phật. Nói rồi, chấp tay niệm danh hiệu của Phật mà tịch. Giây lát, chỉ lỗ mũi hơi xoi xóp, c̣n nhan sắc tươi măi, khi liệm cũng không biến. Linh cốt của đại sư ban đầu để ở tháp xây phía tây đồi Phất Thủy của sông Cẩm Xuyên, Càn Long thứ 7 (1742), rằmtháng 2, ngày Phật niết bàn lại dời về tháp mới, xây ở phía hữu chùa A Dục. Tháp cũ th́ tàng y bát của đại sư.

 

Đại sư sinh  ngày 8 tháng 8 năm Khang Hy 24 (1685), 49 tuổi, trong đó có 25 tuổi hạ. Tác phẩm có Tịnh Độ thi (108 bài), Chú Tây Phương phát nguyện văn, Tục Văng Sinh truyện, Đông Hải Nhược Giải, Xá Lợi Sám và Niết Bàn Sám, tất cả đều lưu hành nhân gian.

 

Đồng học là Luật Nhiên, thuật vào ngày Trùng Dương năm Ất Sửu (1745).

 

 

 

 

[2.1] [2.2] [2.3] [2.4] [2.5] [HOME]

 

This site was last updated 08/15/05