|
Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con
Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản
(*)
Khi mùa Xuân tới
Cây lá đâm chồi
Hoa nở thắm tươi
Nhưng những trẻ thơ
Như lá rụng rơi
Trong mùa Thu qua
Không hề trở lại
RYOKAN (1)
(Cho các bé thơ đă bỏ ḿnh trong bệnh dịch đậu
mùa)
|
1. Theo
Dấu Chân của Bồ Tát Địa Tạng.
Trong
năm vị Bồ Tát lớn của Phật giáo
Đại Thừa –Quan Âm, Thế Chí, Địa
Tạng, Văn Thù, và Phổ Hiền- th́ Bồ tát Địa Tạng đại biểu cho một
khuôn mẫu tốt đẹp và tích cực nhất của lư tưởng Bồ tát đạo, qua hành
động dấn thân, lăn xả vào chốn địa ngục lầm than để cứu độ chúng
sinh với lời nguyện bất hủ: Khi nào trong cơi địa ngục c̣n một chúng
sinh khổ đau, Ngài sẽ không bao giờ trọn thành Phật đạo. Thế nên
được tôn sùng như là vị “U Minh Giáo Chủ”, Bồ tát Địa Tạng cùng với
Bồ Tát Quán Thế Âm đặc biệt đă được quần chúng Phật tử tại Á Châu
theo truyền thống Bắc Tông tôn thờ kính ngưỡng. Thế nhưng cũng không
phải là không có những tư tưởng phản bác, cho rằng Bồ Tát Địa Tạng
chỉ là một nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong
phú của người Trung Hoa, và thậm chí c̣n bài bác quan niệm địa ngục
trong Phật giáo xem đó như là một sự hù dọa tôn giáo. Để trả lời cho
vấn nạn này, các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần
đây đă trưng ra rất nhiều bằng chứng xác định rằng tín ngưỡng tôn
thờ Bồ Tát Địa Tạng
(Kshitigarbha)
đă được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu
thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc
với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2)
mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan
về Ngài đă được đưa vào chương tŕnh học tập, nghiên cứu tại Đại học
cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
Khi Phật giáo bắt đầu
được du nhập vào vùng Trung Á, vào khoảng năm 140 C.E., và trạm dừng
chân đầu tiên của bánh xe Pháp là Turkestan, tín ngưỡng tôn thờ Bồ
Tát Địa Tạng cũng theo bước chân của những tăng đoàn truyền giáo du
nhập vào vùng này thông qua "Con Đường Lụa" nổi tiếng trong lịch sử.
"Con Đường Lụa" như mọi người đều biết, dài trên hai ngàn dặm từ Ấn
Độ vào Trung Hoa đi xuyên qua những địa thế rất gian nan hiểm trở,
với những vùng khí hậu khắc nghiệt của cả núi cao lẫn sa mạc,
thêm vào đó những vùng biên địa giữa những tiểu quốc lại đầy rẩy
những thú dữ và những băng đảng cướp của giết người cũng như những
bộ lạc c̣n rất dă man. Rất nhiều những kẻ lữ hành -kể cả các tăng sĩ
truyền giáo- đă phải bỏ mạng trên đoạn đường này, đến độ theo du kư
của những khách hành hương trong tinh thần "Nhập Trúc cầu Pháp" c̣n
để lại, những bộ xương khô rải rác ở bên đường dọc theo sa mạc đă
được dùng như là những dấu mốc cho kẻ lữ hành cho biết là họ đang đi
đúng hướng. Đối diện với những nỗi hiểm nguy lớn lao như thế, việc
tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng như là vị Bồ Tát bảo vệ kẻ lữ hành là
một điều dễ hiểu nếu không nói là một nhu cầu hiện thực, v́ như
trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phật thuyết:
"Lại
vầy nữa, nầy Quán Thế Âm Bồ Tát! Về đời sau nếu có người thiện nam
thiện nữ nào, hoặc nhơn sự làm ăn, hoặc nhơn sự công chuyện tư, hoặc
nhơn sự sanh cùng tử, hoặc nhơn việc gấp mà phải vào trong rừng núi,
hay là qua sông vượt biển, hoặc gặp nước lụt lớn, hoặc đi ngang
đường hiểm trở. Người ấy trước khi đi nên niệm danh hiệu của ngài
Địa Tạng Bồ Tát một muôn biến, được thế thời đi qua nơi chốn nào
cũng có các vị quỉ thần hộ vệ, lúc đi đứng, khi nằm ngồi, đều được
an ổn vui vẻ luôn, cho đến dầu gặp loài hùm sói sư tử... nhưng tất
cả thứ độc hại đều không thể phạm đến người đó được.”
(3)
Hàng ngàn h́nh tượng Bồ
Tát Địa Tạng được tôn thờ trong những hang động tại vùng Long
Môn và
Đôn Hoàng, Turkestan trong khu vực được gọi là Vạn Phật đă nói lên
niềm tin tưởng của dân chúng địa phương về sự hộ tŕ của Bồ Tát Địa
Tạng đối với khách lữ hành và là một bằng chứng sống động cho thấy
rằng Bồ Tát Địa Tạng không phải là sản phẩm hư cấu của người Trung
Hoa.
Từ cửa ngỏ Turkestan,
Phật giáo được du nhập vào Trung quốc và chỉ trong ṿng vài thế kỷ
sau, khoảng năm 400 C.E., Phật giáo coi như đă hoàn toàn hội nhập
vào vùng đất mới. Tại đây cây Bồ Đề đă bắt đầu bám rễ một cách vững
chắc góp phần vào việc phát triển một nền văn hoá Trung Hoa đa dạng,
phong phú và rực rỡ. Đồng thời tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng
cũng đă bộc phát mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ giữa cho
đến cuối niên kỷ 500 C.E. do niềm tin của một giáo phái Phật giáo,
"Tam Giai Giáo" (4), cho rằng, theo kinh Phật, đây là thời kỳ Mạt
Pháp, và trong giai đoạn này việc thờ phượng Bồ Tát Địa Tạng là
thích hợp nhất. Tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng đạt lên đến đỉnh
cao khi người Trung Hoa chọn ngọn núi Cửu Hoa Sơn làm nơi trụ tích
của Bồ Tát mà theo truyện tích c̣n để lại th́ Bồ Tát đă hóa thân
thành một nhà sư Triều Tiên đến Trung Hoa hoằng pháp và liễu
đạo tại đây.
Từ Trung Hoa,
Phật giáo cùng với tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng bắt đầu du
nhập vào Nhật Bản thông qua cửa ngỏ Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ
Năm hoặc thứ Sáu C.E. Nhật Bản lúc bấy giờ so với Trung Hoa và ngay
cả Triều Tiên, là một quốc gia c̣n ở trong t́nh trạng bán
khai, lạc hậu. Bị hăm dọa thường trực bởi nạn động đất và núi lửa,
dân chúng Nhật Bản đa phần sống dưới những túp lều tranh đơn sơ
trong những ngôi làng bé nhỏ nghèo nàn, cai quản bởi những lănh chúa
địa phương. Họ chưa có thành thị, hệ thống tiền tệ, chữ viết, không
trường học và bất cứ một nghi thức tôn giáo nào. Tuy nhiên Phật giáo
đến với Nhật Bản không phải là để lấp chỗ trống tôn giáo này, v́ dân
Nhật vẫn có những tín ngưỡng đa thần cổ sơ, thờ cúng ông bà và tôn
sùng Thần Đạo. Ngược lại, Phật giáo đến với Nhật Bản như là biểu
trưng của một nền văn minh Trung Hoa đă chín mùi, đầy sức thu hút và
quyến rũ. Hơn thế nữa Phật giáo c̣n mang đến cho Nhật Bản những vị
Bồ Tát rất gần gũi với những nhu cầu của cuộc sống đời thường, mà cụ
thể là Bồ Tát Địa Tạng. Nếu như người Nhật trước đây tôn sùng Thần
Đạo, đă từng quen thuộc với những ông thần Núi, thần Sông, th́ nay,
Bồ Tát Địa Tạng -như tên gọi của Ngài- trong cảm quan người Nhật
chẳng khác ǵ một ông thần Đất thiết thân và gắn bó. Trong một sớm
một chiều, h́nh ảnh của Bồ Tát Địa Tạng đă lần hồi chiếm chỗ của
những vị thần đă ngự trị trước đây trong ḷng dân Nhật. Người nông
dân gặp khó khăn trong công việc đồng áng ư? Họ kêu cầu đến Bồ Tát
Địa Tạng. Gặp lúc trời hạn hán không mưa? Lại phải nhờ đến oai lực
của Bồ Tát Địa Tạng. Thậm chí gặp lúc đau mắt, nhức răng không biết
chạy đi đâu người ta cũng phải chạy đến cầu sự giúp đỡ của Ngài.
Ngài trở thành vị Bồ Tát bảo vệ thôn làng trước họa binh đao, nước
lửa; là người bảo vệ cho sản phụ mẹ tṛn con vuông, kẻ bảo hộ cho
những chiến sĩ được b́nh an trong trận mạc. Chưa hết, đến phút lâm
chung, cũng chính Bồ Tát Địa Tạng là người đến tiếp dẫn họ đến cơi
Tây phương Tịnh Độ của Phật A Di Đà, và chẳng may nếu một người nào
đó gây nên những ác nghiệp xấu xa phải rơi vào chốn địa ngục, nếu
biết ăn năn sám hối kêu cầu đến Ngài, Ngài cũng sẽ sẵn sàng lăn xả
vào chốn
địa ngục để đưa họ ra khỏi chỗ tối tăm...
Để tán thán công năng
cứu độ chúng sanh không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Địa Tạng, người dân
Nhật đă tạo ra không biết bao nhiêu những truyện tích, huyền thoại
để nói về Ngài. Với khuôn mặt dịu hiền khả ái và trên môi như luôn
luôn điểm một nụ cười, h́nh ảnh của Ngài đă hoà nhập vào tất cả mọi
nền nếp suy nghĩ, những lo âu trong cuộc sống đời thường của dân
chúng Nhật Bản. H́nh ảnh của Ngài làm người ta liên tưởng đến h́nh
ảnh của một vị y sĩ vùng quê sẵn sàng có mặt bất cứ lúc nào
cho bất cứ ai cần đến trong cơn đau đớn, sợ hăi, âu lo, hoạn nạn dù
lớn hay nhỏ. Cho đến bây giờ, không phải chỉ ở vùng quê mà
ngay tại những thành phố, kể cả những thành phố lớn đông đúc rộn rịp
như Đông Kinh hay cố đô Kyoto, nếu bạn cần đến sự giúp đỡ của Bồ Tát
Địa Tạng, có lẽ bạn cũng không cần phải đi đâu xa, bởi v́ chỉ cách
một vài góc phố, vài ngả tư đường người Nhật lại dựng lên một bàn
thờ nhỏ thờ Bồ Tát Địa Tạng, mà trên đó là những bó hoa tươi thắm,
những phẩm vật cúng dường đơn sơ nhưng chan chứa những t́nh cảm trân
trọng: vài viên kẹo, dăm trái quưt, và đôi khi cả những chén rượu
sake... Những bàn thờ này luôn luôn được chăm sóc sạch sẽ bởi cư dân
địa phương, điều này đă nói lên những t́nh cảm tin tưởng trân quư
của người Phật tử Nhật Bản luôn luôn hướng về Ngài. Ở những nơi thờ
phượng lớn hơn, người ta c̣n thấy Phật tử dâng cúng lên Ngài những
bộ áo quần trẻ con, những đôi giày, dép Nhật Bản, v́ người ta tin
tưởng rằng Bồ Tát Địa Tạng đă phải đi ṃn không biết bao nhiêu là
gót giày, tất bật tới lui không ngừng trên khắp nước Nhật để an ủi,
săn sóc bất cứ những ai cần đến Ngài giúp đỡ. Đặc biệt khi người ta
dâng cúng đến Ngài những bộ áo quần trẻ con là v́ do niềm tin theo
truyền thuyết, Ngài là người rất yêu thích trẻ con, là vị thần hộ
mệnh của những trẻ thơ bất hạnh. Đây có thể nói là một trong những
nét độc
đáo, đầy ư nghĩa của Phật giáo Nhật Bản.
2. Bồ Tát Địa Tạng,
Người Bảo Vệ Trẻ Con.
Theo niềm tin tưởng rất
lâu đời của Phật tử Nhật Bản kể từ thời Trung cổ th́ Bồ Tát Địa Tạng
rất thương yêu trẻ con và v́ thế Ngài là vị Bồ Tát có một sứ mệnh
rất đặc biệt là bảo vệ trẻ con. Chính v́ vậy mà đa phần những h́nh
tượng Bồ Tát Địa Tạng tại Nhật Bản đều mang một khuôn mặt trẻ thơ
rất đáng yêu. Trong các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại
thừa như Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam, v.v.. chỉ có Nhật Bản là
có truyền thống độc đáo này. Người ta không biết rơ niềm tin này
được phát xuất từ đâu, có thể là bắt nguồn từ cuốn Kinh Địa Tạng Bổn
Nguyện. Theo một phẩm ở trong cuốn Kinh này th́ vị quỉ thần trách
nhiệm về sinh mệnh và tuổi thọ của con người, Chủ Mạng Quỉ Vương,
cũng là một vị Bồ Tát do ḷng từ hóa hiện, trong khi cùng với các
vua Diêm La câu hội về cung trời Đao Lợi để nghe Phật thuyết pháp,
đă bạch Phật:
"Người
trong cơi Diêm Phù Đề lúc mới sanh, không luận là con trai hay con
gái, khi sắp sanh ra chỉ nên làm việc phước lành thêm sự lợi ích cho
nhà cửa, thời Thổ Địa vui mừng khôn xiết, ủng hộ cả mẹ lẫn con đều
đặng nhiều sự an vui, hàng thân quyến cũng được phước lợi.
Hoặc khi đă hạ sanh rồi, nên cẩn thận chớ có giết hại sanh vật để
lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu ăn, cùng nhóm họp
cả cả hàng quyến thuộc lại để uống rượu ăn thịt, ca xang đờn sáo,
nếu làm những việc trên đó có thể làm cho người mẹ đứa con chẳng
đặng an vui.”
(5)
Trong một đoạn kinh
khác, khi tán thán về công năng và oai lực của Bồ Tát Địa Tạng, Phật
đă tuyên thuyết cùng Bồ tát Phổ Quảng:
"Lại
vầy nữa, nầy Phổ Quảng! Về trong thuở về sau này , nơi cơi Diêm Phù
Đề, trong hàng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, tất cả các
hạng người, và những dân tộc gịng họ khác, như có người nào mới
sanh đẻ hoặc con trai hoặc con gái, nội trong bảy ngày, sớm v́ đứa
trẻ mới sanh đó mà tụng kinh điển không thể nghĩ bàn này, lại v́ đứa
trẻ mà niệm danh hiệu của Ngài Địa Tạng Bồ Tát đủ một muôn biến.
Được vậy thời đứa trẻ hoặc trai hay là gái mới sanh ra đó, nếu đời
trước nó có gây ra tội vạ chi cũng đặng thóat khỏi cả, nó sẽ an ổn
vui vẻ dễ nuôi, lại thêm được sống lâu. C̣n như nó là đứa nương nơi
phước lực mà thọ sanh, thời đời nó càng được an vui hơn cùng sống
lâu hơn."
(6)
Chăm lo cho hạnh phúc
trẻ thơ chưa đủ, Bồ Tát Địa Tạng c̣n chăm lo đến số phận của những
trẻ thơ bất hạnh đă ĺa đời ngay lúc c̣n thơ ấu, hoặc v́ lư do nào
đó đă chết khi đang c̣n là một bào thai ở trong bụng mẹ. Chết yểu,
theo quan niệm của người Á Đông là một điều bất hạnh. Càng bất hạnh
hơn nữa theo quan điểm Phật giáo là v́ trẻ thơ chưa có ư niệm về sự
sống, chết; thế nên trong giai đoạn thân trung ấm, thần thức của
chúng vẫn c̣n lảng vảng chung quanh những người thân yêu như cha mẹ
anh chị em, không chịu rời bỏ căn pḥng và ngôi nhà mà chúng đă từng
sinh sống. Hàng ngày chúng tiếp xúc với họ, nói chuyện với họ và cảm
thấy rất đau khổ v́ những người thân yêu này hầu như không ai nghe
lời chúng, không có vẻ ǵ quan tâm đến chúng cả. Chúng thật là cô
đơn, buồn tủi và rất đáng tội nghiệp. Chúng ta đừng vội nghĩ một
cách đơn giản rằng v́ trẻ con ngây thơ trong trắng, trong đời chúng
chưa hề gây ra một ác nghiệp nào nên khi chết là có thể được sanh về
những cảnh giới tốt đẹp. Sự thật không phải như vậy. Điều này đă
được Đức Thế Tôn giải thích một cách khá rơ ràng khi phản bác lập
luận của một người ngoại đạo cho rằng, nếu một người nào đó, thân
không làm những điều xấu ác, miệng không thốt những lời cay độc,
không có những tác ư xấu xa, không kiếm sống bằng những nghề
bất lương, người đó như thế đă hoàn tất những nỗ lực tu tập tinh
thần cần thiết và trở thành một bậc thánh, một bậc giác ngộ trong
kiếp sống này. Đức Thế tôn đă phản bác rằng:
"Một
hài nhi c̣n nằm ngữa chưa hề có ư niệm thế nào là "thân" làm
sao chúng có thể có những hành động xấu ác khi thân chỉ biết ḅ và
lật? Một hài nhi c̣n nằm ngữa ngay cả c̣n chưa biết "nói chuyện" th́
làm sao có thể thốt ra được những lời cay độc khi miệng chỉ biết
khóc nhè?... [Chúng] không hề có ư niệm thế nào là "tác ư" th́ làm
sao có thể có những tác ư xấu xa? [Chúng] không hề có ư niệm
thế nào là "nghề nghiệp sinh sống" th́ làm sao chúng có thể hành
nghề bất lương để kiếm sống ngoại trừ rúc vào vú mẹ? Nếu [tất cả
những ǵ mà ông nói] như thế, th́ một đứa hài nhi c̣n nằm ngữa là
một bậc thánh, và là [một bậc giác ngộ].
(7)
Như thế những linh hồn
trẻ thơ này sẽ đi về đâu trong và sau giai đoạn thân trung ấm và Bồ
Tát Địa Tạng làm thế nào
để cứu giúp chúng?
Bên
bờ sông Nại Hà
Theo sự tin tưởng của người Phật tử Nhật Bản, lứa tuổi trẻ con v́
trí óc c̣n non nớt chưa phát triển nên không thể phân biệt được phải
trái cũng như không thể thấu hiểu được những giáo lư của đạo Phật.
Dĩ nhiên v́ không thông hiểu giáo lư, chúng không thể tu tập để đạt
đến giác ngộ -như đoạn kinh Phật đă giải thích ở trên- v́ thế nên
tuy ngây thơ vô tội, sau khi từ giả cơi đời chúng không thể sanh vào
cảnh giới Phật, kể cả cảnh giới Tịnh Độ. Ngược lại chúng bị rơi vào
cơi u minh mờ mịt. Huyền thoại Á Đông thường đề cập đến một gịng
sông mà người chết trong giai đoạn thân trung ấm cần phải vượt qua,
đó là sông Nại hà.
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, những trẻ con yểu tử sau khi chết
đều tụ tập ở bên bờ sông này. Do ḷng thương nhớ khôn nguôi đến
những người thân yêu, tại đây chúng nhặt những ḥn đá cuội sắp xếp
thành những ngôi nhà để tưởng nhớ đến cha mẹ, anh chị em. Khi hoàn
tất xong một cái, chúng bảo rằng: "Cái nhà này là của mẹ, người bảo
bọc tôi. Cái nhà này là của cha, người nắm tay tôi dẫn dắt tôi trên
đường đời. Cái này là của anh, chị, em tôi..."
Một số huyền thoại cho rằng chính trong lúc này Bồ Tát Địa Tạng đă
hiện ra để chơi với chúng, khuyến khích, tiếp tay xây dựng những
ngôi nhà trẻ con này hầu giúp chúng tích lũy công đức để nhờ đó có
thể vượt qua gịng sông Nại hà, trong khi chờ đợi chúng lớn khôn với
đầy đủ trí phán đoán để có thể đi đầu thai sang kiếp khác. Tuy nhiên
trong số những truyền thuyết này, cũng có chuyện đă kể lại một cách
thương tâm và ghê rợn hơn. Truyện mô tả là không khí bên bờ sông Nại
hà rất là đ́u hiu và thê lương, trẻ con th́ không ngớt khóc than v́
không c̣n cha mẹ để nương tựa, bám víu. Trong lúc này một mụ phù
thuỷ độc ác tên là Datsuba với một con mắt cháy đỏ hung dữ hiện ra,
lột hết áo quần của tất cả bọn chúng treo lên cành cây. Mụ không
ngớt nguyền rủa chúng là do chết yểu nên chúng đă không hoàn tất bổn
phận của người con là phải săn sóc, giúp đỡ cha mẹ lúc cha mẹ già
yếu. Để bù lại, mỗi ngày mụ bắt chúng phải ở trần truồng xây những
căn nhà bằng đá cuội như là một sự trừng phạt. Nhưng rồi cứ mỗi buổi
chiều tối, khi những căn nhà đă sắp hoàn thành xong th́ một bầy quỉ
hung ác khác, đầu sừng răng nanh hiện ra, dùng gậy sắt đập phá hết
tất cả những công tŕnh xây dựng của bọn trẻ, miệng không ngừng la
lối nạt nộ: "Khốn nạn cho tụi bây chết trước cha mẹ! Tụi bây đâu đă
biết cầu nguyện là ǵ!!"
Chính lúc này th́ Bồ Tát Địa Tạng hiện ra và bọn trẻ trong lúc đang
kinh hoàng vội vàng chạy đến chui vào tăng bào của Ngài để t́m chỗ
ẩn trốn. Những đứa nhỏ hơn v́ chạy không kịp đến trễ th́ vội
đeo vào cánh tay hay thiền trượng của Ngài. Bồ Tát Địa Tạng liền an
ủi vỗ về chúng: "Không có ǵ các con phải sợ hăi cả. Từ đây ta là Mẹ
là Cha của các con." Bọn quỉ đă xúm lại đ̣i Bồ Tát Địa Tạng phải
trao đám trẻ con lại cho chúng, nhưng Ngài đă dùng uy lực của ḿnh
phóng ra những vầng hào quang rực rỡ khiến bọn chúng đều khiếp sợ bỏ
đi. Huyền thoại này của người Nhật đă mô tả lại những nỗi khổ đau mà
ngay cả một đứa trẻ nhỏ bé ngây thơ vô tội cũng phải gánh chịu ở thế
giới bên kia và chỉ có Bồ Tát Địa Tạng là người duy nhất đă cứu vớt
những linh hồn bé nhỏ
đó.
Người ta không biết nguồn gốc của huyền thoại về gịng sông Nại hà
được phát xuất từ đâu. Có thể là bắt nguồn từ truyện Thập Điện Diêm
Vương trong các cuốn kinh Ngọc Lịch Minh Kinh của người Trung Hoa,
xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ Tám, nói rơ chi tiết cuộc hành tŕnh
về bên kia cỏi chết mà mỗi người phải trải qua. Theo niềm tin của
người Trung Hoa th́ trong tuần lễ thứ hai của giai đoạn thân trung
ấm, mỗi linh hồn đều phải vượt qua gịng sông Nại hà này. Có ba cách
để đi qua sông. Người nhiều công đức th́ thong dong đi qua
cầu. Kẻ ít công đức hơn th́ được phép lội qua ở chỗ cạn. Kẻ không có
chút công đức nào lại mang nhiều tội ác th́ phải lội qua con
sông với gịng cuồng lưu chảy xiết đầy sóng to gió lớn. Đa số đều bị
chết đuối. Những người vượt thoát qua được gịng sông Nại hà đều lần
lượt tùy theo tội ác nặng nhẹ sẽ được Thập Điện Diêm vương phân xử,
kết án và tống vào các cửa ngục. Đến cửa ngục thứ mười tức là cửa
ngục cuối cùng, cũng là nơi mà tội nhân phải gánh chịu những h́nh
phạt nặng nề nhất, Bồ Tát Địa Tạng xuất hiện xin với Diêm Vương cho
tội nhân được giảm khinh. Bởi v́ các vua Diêm Vương đều kính nễ Bồ
Tát Địa Tạng, thế nên nếu chỉ cần t́m ra một điểm tốt nhỏ nhất của
tội nhân, vua Diêm Vương cũng nễ lời Bồ Tát Địa Tạng sẵn sàng cho họ
được hưởng
án giảm khinh.
Chính v́ tin tưởng vào gịng sông Nại hà này cũng như vào Bồ Tát Địa
Tạng mà người Nhật Bản trong hàng thế kỷ qua đă xây dựng lên rất
nhiều đền đài, lăng tẩm để thờ phượng Ngài dọc theo các bờ sông hay
các ghềnh đá bên cạnh bờ biển, mà một địa điểm nổi tiếng là "Sai
(Nại hà) no kawara of Numa no Uchi" được xây dựng từ thời Edo (Uế
Thổ). Tại đây những người cha mẹ đau khổ v́ mất con đă đến sắp xếp
những mộ tháp bằng đá cuội, hoặc đặt vào đó những viên đá nhằm tưởng
niệm những đứa con đă qua đời trước bức tượng của Bồ Tát Địa Tạng.
Có nơi người ta sắp xếp hàng trăm bức tượng nhỏ khuôn mặt của Bồ Tát
Địa Tạng cùng với đồ chơi trẻ con xen kẻ bên cạnh những ḥn đá
tưởng niệm. Lâu ngày, những mộ tháp càng lớn dần lên do những người
tin tưởng đến viếng thăm bỏ thêm vào những viên đá, không phải chỉ
để tưởng nhớ đến những đứa con thân yêu của ḿnh mà cho cả những
linh hồn của những trẻ thơ bất hạnh đă đi qua cơi đời này kể cả
những trẻ đă chết ngay từ lúc chưa sinh.
Bồ Tát Địa Tạng, như đă nói ở trên, không phải chỉ là vị Bồ Tát bảo
vệ trẻ con mà theo truyền thuyết của Nhật Bản, đặc biệt là dưới thời
đại Hean, đă xuất hiện dưới h́nh dạng của một đứa trẻ. Triều đại
Hean có thể được coi như là một triều đại đen tối trong lịch sử Nhật
bản. Chiến tranh, xă hội rối loạn, tai ương và dịch bệnh lan tràn
khắp nơi tạo nên bao thảm cảnh đau thương khốn khổ cho mọi người.
Những tín đồ Phật tử thuần thành tin rằng đây là giai đoạn mạt pháp
đă đến và trước những thảm cảnh này, may ra chỉ có những năng lực
thần linh mới có thể cứu văn được. Thế là người ta dốc ḷng tin
tưởng vào năng lực cứu độ của Bồ Tát Địa Tạng, và câu chuyện đă
được
truyền tụng như sau:
Dưới triều đại của Hoàng đế Go-Ichido, bệnh đậu mùa bộc phát và lan
tràn nhanh chóng. Lưỡi hái của tử thần đă cuốn đi không biết bao
nhiêu là sinh mạng. Nó không chừa bỏ bất cứ ai, bất kể quan
hay dân, người qúy tộc hay kẻ bần hàn. Trước nỗi khổ đau lớn lao này
của nhân sinh, với ḷng từ bi vô lượng, một nhà sư tên Ninko không
biết làm cách ǵ khác hơn là cầu nguyện đến sự giúp đỡ của Bồ Tát
Địa Tạng. Đêm đó trong giấc mơ nhà sư Ninko trông thấy một đứa trẻ
với khuôn mặt thanh tú xuất hiện, nói với ngài: "Nay th́ nhà ngươi
đă thấy rơ sự vô thường của kiếp sống". "Vâng, những người tôi vừa
mới gặp mới nói chuyện với họ hồi sáng đây, tối lại đă mất rồi. Ngay
cả chúng ta đang hạnh phúc hôm nay nhưng ngày mai những khổ đau,
thương tâm sẽ xảy đến. Không có ǵ là vĩnh cửu", sư Ninko trả lời.
Đứa trẻ mĩm cười: "Không có ǵ để phải than trách trước những đau
thương của kiếp sống. Có lúc nào mà con người lại không có những khổ
đau? Nếu một người muốn giải thoát khỏi những nỗi khổ đau, họ nên
nghe theo những lời dạy của Bồ Tát Địa Tạng".
Sư Ninko tỉnh giấc và vội vàng chạy đến t́m Kojo, nhà điêu khắc
tượng nổi tiếng ở địa phương và nhờ ông ta đúc một pho tượng Bồ Tát
Địa Tạng. Khi bức tượng hoàn thành, sư Ninko tổ chức một buổi
lễ khánh thành và thuyết giảng một thời pháp về giáo lư và công năng
của Bồ Tát Địa Tạng. Tăng chúng và quần chúng Phật tử
hoàn toàn chuyển động bởi thời pháp này và hết ḷng quy ngưỡng vào
Bồ Tát Địa Tạng. Tất cả những người có mặt tại ngôi chùa, và tất cả
những ai đến tham dự buổi lễ khánh thành này đều thoát qua khỏi kiếp
nạn đậu mùa. Những kẻ kiêu hảnh, không tin tưởng đều bị cuốn đi
trong cơn dịch bệnh này. Bệnh đậu mùa cũng đă chấm dứt không lâu sau
đó, nhưng cư dân do ḷng tin tưởng v́ được cứu thoát trong tai ương
vừa qua vẫn tiếp tục tôn sùng và thờ phượng Bồ Tát Địa Tạng.
Một câu chuyện nổi tiếng khác kể lại nỗi bất hạnh của một đứa trẻ
lâm vào t́nh trạng mẹ ghẻ con chồng:
Nếu như trong kho tàng truyện cổ của Việt Nam, ta có chuyện Phạm
Công - Cúc Hoa với bà kế mẫu Tào Thị như là một khuôn mẫu điễn h́nh
của những bà mẹ ghẻ độc ác nhất ở trên thế gian này th́ Nhật Bản
cũng có một câu chuyện tương tự như thế nhưng được lồng trong bối
cảnh hành hoạt của vị Bồ Tát chuyên cứu độ những trẻ thơ bất hạnh,
Địa Tạng. Truyện kể rằng khoảng một ngàn năm trước đây, tại một ngôi
làng nhỏ tên là Anwa có một người phụ nữ rất hiền lương mộ đạo, hết
ḷng sùng kính Bồ Tát Địa Tạng. V́ nhà nghèo cho nên bà luôn luôn ao
ước và vẫn thường cầu nguyện làm sao có được một pho tượng Bồ Tát
Địa Tạng để thờ phượng ở trong nhà. Một ngày nọ, trong khi đang giặt
giủ ở gịng sông trước mặt nhà, bà nhặt được một pho tượng Địa Tạng
bằng gỗ trôi tấp vào chỗ ḿnh đang đứng. Xiết đổi vui mừng, bà vội
vàng mang pho tượng về nhà và từ đó ngày hai buổi sớm tối công phu
thờ lạy Ngài rất nghiêm chỉnh. V́ chưa có con thế nên mỗi lần cúng
lạy bà cũng không quên khấn vái cùng với Bồ Tát Địa Tạng giúp cho bà
có một đứa con trai. Không bao lâu quả nhiên bà thọ thai và sanh
được một đứa con trai. Nhưng bất hạnh thay, khi đứa bé tṛn bốn tuổi
th́ người mẹ lâm bạo bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau đó th́ người
cha tục huyền với một người đàn bà khác. Bà này là một người rất
hung dữ và độc ác và đứa con chồng thường xuyên là nạn nhân cho
những cơn thịnh nộ của bà kế mẫu hung ác này.
Đứa bé ngay từ hồi nhỏ
do đă chịu ảnh hưởng của mẹ trong việc thờ cúng Bồ Tát Địa Tạng, cho
nên khi mẹ mất đi cũng không hề quên và xao lảng nghi lễ này, tuy
nhiên do sợ bà mẹ ghẻ đánh chữi, nó đă phải làm trong âm thầm lén
lút. Một hôm trong khi người cha có việc phải rời khỏi nhà đi ra
tỉnh, nhân lúc bà mẹ ghẻ đang ngủ trưa, đứa bé vào bếp kiếm được một
ít cơm nguội vội vàng đem dâng cúng lên bàn thờ của Bồ Tát Địa Tạng
và mẹ ḿnh. Quỳ trước bàn thờ, ḷng nhớ thương mẹ không nguôi đă làm
đứa bé bật khóc lên nức nở. Tiếng khóc của đứa trẻ làm bà mẹ
ghẻ tỉnh giấc và khi trông thấy đứa trẻ đang cúng lạy mẹ nó, bà liền
nổi cơn thịnh nộ và trong khi điên tiết lên v́ giận dữ, bà đă túm
lấy nó quẳng vào nồi cháo heo đang sôi sùng sục trên bếp lửa.
Trong lúc này người cha
đang đi đường bỗng dưng cảm thấy ḷng dạ bồn chồn nóng lên như lửa
đốt khiến ông không thể cất bước được nữa và như có điều ǵ thúc dục
buộc ông phải quay trở về nhà. Đến đầu làng, ông bỗng gặp một
nhà sư cơng một đứa bé ở sau lưng đang than khóc thảm thiết, tiếng
khóc nghe rất quen thuộc. Không nghi ngờ ǵ nữa, đó là tiếng khóc
của chính con ông! Tuy vậy người cha v́ chưa thấy mặt nên c̣n bán
tín bán nghi hỏi nhà sư: "Thầy ơi, đứa trẻ nào đang khóc vậy?”
Nhà sư trả lời: "Ta đă đổi mạng ta cho đứa trẻ này khi người mẹ ghẻ
của nó đang t́m cách giết nó. Ngươi hăy t́m kẻ nào đáng tin cậy để
nuôi dưỡng và giáo dục đứa bé này." Nói xong nhà sư trao đứa bé vào
tay của người cha đang kinh hoàng run rẩy. Mang ơn nhà sư, người cha
vội hỏi "Thưa Thầy, Thầy đang trú tŕ ở chùa nào?" Nhà sư trả lời
"Ta ở gần đền thờ vua Thập Điện", xong biến mất. Sau khi đem con gởi
nhờ ở nhà ông bà nội, người cha quay trở về nhà và thấy bà vợ đang
ra sức đun củi vào bếp, trên đó là một nồi nước đậy nắp đang sôi.
Thấy chồng xuất hiện bất ngờ, bà ta có vẻ bối rối và t́m cách dập
tắt ngọn lửa. Anh ta liền hỏi vợ: "Thằng con tôi đâu rồi sao không
thấy?” Bà vợ gian hùng lúc này bèn giả bộ đau thương, sụt sùi kể lể
: "Thấy không có ông ở nhà, thằng nhỏ bỏ chạy ra chơi ở cạnh bờ sông
không may sẩy chân rớt xuống sông, nước cuốn mất xác rồi." Người
chồng không nói ǵ vội tiến đến cạnh nồi nước và mở nắp ra. Nổi ở
trên mặt nồi cháo heo đang sôi sùng sục là pho tượng của Bồ Tát Địa
Tạng, pho tượng ở trên bàn thờ mà người vợ trước của ông đă thờ cúng
hằng ngày! Bây giờ th́ anh ta mới hiểu hết ư nghĩa lời của nhà sư
nói "Ta đă đổi mạng ta” và biết rằng nhà sư mà ông vừa mới gặp không
ai khác hơn chính là Bồ Tát Địa Tạng đă hóa hiện ra để cứu con ḿnh.
Chán nản trước t́nh đời, cảm động trước sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ
Tát Địa Tạng, người đàn ông xuống tóc đi tu và trở thành một nhà sư
suốt đời tận tụy thờ phượng Bồ Tát Địa Tạng.
3. Bồ Tát Địa Tạng: V́ hạnh phúc của trẻ
thơ!
Tháng Bảy là tháng của
Bồ Tát Địa Tạng. Truyền thống Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam đă
chọn ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan và theo niềm tin tưởng của
Phật tử Á Đông, đây cũng là ngày "Xá Tội Vong Nhân" ‘ tức là ngày
các vua Diêm vương mở cửa ngục cho các hồn ma được thong thả rong
chơi, hoặc những hồn ma đói khát có cơ hội được đi kiếm ăn sau một
năm trời bị dày ṿ thiêu đốt bởi đói khát trong địa ngục. Trong khi
đó Phật giáo Nhật Bản chọn ngày 24 tháng Bảy Âm lịch là ngày vía của
Bồ Tát Địa Tạng và cũng là ngày lễ hội truyền thống của trẻ thơ. Đây
là ngày hội dành cho trẻ em dưới mười ba tuổi cùng với những người
lớn cùng tham dự để bày tỏ ḷng biết ơn đến Bồ Tát Địa Tạng, cũng
như nhắc nhở đến sứ mệnh thiêng liêng của Ngài là bảo vệ trẻ thơ
vượt qua giai
đoạn khó khăn nhất của đời người.
Theo thông lệ, sáng
ngày 24 một cái rạp được dựng lên trước đền thờ hay bức tượng
của Bồ tát Địa Tạng. Nếu là một nơi dân cư đông đúc, ngôi nhà gần
nhất cạnh đó sẽ được tăng cường thêm để có đủ chỗ cho lễ hội. Trong
ngày này, bàn thờ và tôn tượng của Bồ Tát được lau chùi sạch sẽ, sau
đó người ta quấn những lá cờ hai màu đỏ trắng chung quanh tôn tượng
của Ngài. Trước mỗi nhà, người ta treo những lồng đèn màu đỏ trên đó
ghi gịng họ của mỗi gia đ́nh. Những lồng đèn này sẽ được thắp sáng
vào buổi tối tạo nên một màu hồng lung linh huyền ảo trong suốt các
ngả đường trong đêm lễ hội.
Từ sáng sớm tinh mơ,
dân chúng địa phương mang hoa quả, trà bánh, và nhang đèn đến
để cúng lễ Bồ tát Địa Tạng. Sau đó trẻ con tụ hội và vui chơi ăn
uống suốt ngày. Tối đến người ta tham dự những cuộc đốt
pháo và ăn dưa hấu. Cha mẹ và trẻ con trong những bộ y phục kimono
sặc sỡ cổ truyền cùng tham dự vui chơi và đây cũng là dịp giao tế
làm nẩy nở t́nh thân giữa bà con xóm giềng ở trong vùng. Lễ hội
"Jizo (Địa Tạng) bon" này cũng là dịp mà con trẻ tận hưởng những
ngày hè tươi đẹp cuối cùng v́ sau
đó chúng bắt đầu
trở lại trường học.
Tuy là một ngày hội
dành cho thiếu nhi vui chơi nhưng Phật tử Nhật Bản đă biến dịp này
thành một ngày lễ hội thắm đượm ư nghĩa tích cực của tôn giáo. Đây
là một tập tục rất hay mà người Phật tử Việt Nam không thể không học
tập. Ta đă có sẵn ngày Tết Nhi Đồng -tức là lễ Trung Thu- nhưng từ
trước đến nay đây chỉ là ngày để cho trẻ con vui chơi thuần túy.
Nhưng đâu có phải bất cứ trẻ thơ nào trên cơi đời này cũng có những
diễm phúc được vui chơi như thế? Trong xă hội chúng ta, và trên thế
giới này vẫn c̣n rất nhiều những trẻ thơ thiếu ăn thiếu mặc, sống
lăn lóc ở đầu đường xó chợ, suốt đời không hề được diễm phúc cắp
sách đến trường. Có không biết bao nhiêu những trẻ thơ bị hành
hạ, sách nhiễu (child abuse) đến thương tật hay mất mạng. Có những
bé gái bất hạnh bị cha mẹ bán tiết trinh hay xô đẩy vào chốn lầu
xanh để kiếm chút tiền nhỏ sống qua ngày. Và c̣n biết bao nhiêu thân
phận của trẻ thơ bị vùi dập trong những cuộc chiến tang thương. Thế
nên ngày Tết Trung Thu đối với người Phật tử Việt Nam, đặc biệt đối
với những tổ chức thanh thiếu niên Phật tử, nên là ngày giáo dục cho
trẻ thơ tinh thần Địa Tạng, nghĩa là dạy cho trẻ con tinh thần vị
tha biết yêu thương, đùm bọc và chia xẻ, nhờ vậy khi lớn lên, hiểu
được ư nghĩa của yêu thương, chúng sẽ không thể nào trở thành những
người gieo rắc tai ương cho xă hội.
Chăm lo cho hạnh phúc
của trẻ thơ chưa đủ, người Phật tử mang tinh thần Địa Tạng, mang sứ
mệnh Địa Tạng c̣n phải biết cách chăm lo cho những linh hồn những
trẻ thơ bất hạnh đă ĺa đời ngay lúc c̣n thơ ấu, hoặc v́ lư do nào
đó đă chết khi đang c̣n là một bào thai ở trong bụng mẹ. Một trong
những cách chăm lo tích cực nhất là ngăn ngừa t́nh trạng phá thai v́
phá thai cũng là một tệ trạng xă hội. Để ngăn ngừa t́nh trạng
nhân măn, trên thế giới -đặc biệt là tại Trung quốc và Việt
Nam- hàng năm đă có đến hàng triệu sinh mạng đă bị bóp chết ngay từ
khi c̣n là một cái bào thai. Thế nhưng, đạo đức Phật giáo quan niệm
như thế nào về vấn đề này?
Trong dịp viếng thăm Âu
Châu hồi gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi tiếp xúc với những nhà
trí thức phương Tây, một số nhà khoa học Pháp đă nêu lên câu hỏi:
"Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài tin rằng vào thời điểm nào trong quá
tŕnh thụ thai của sinh vật bắt đầu hàm chứa những hạt mầm
tinh thần hay dấu hiệu thiêng liêng của sự sống?"
Đức Đạt Lai Lạt Ma đă
trả lời rằng:
"Phật giáo quan niệm
rằng ư thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự
thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật.
Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi
sự sống của một con người và dĩ nhiên đây không phải là một việc làm
chánh đáng. (8)
Quan niệm này đă được
Ngài khẳng định lại một lần nữa khi người ta nêu lên câu hỏi về vấn
đề kiểm
soát dân số:
Thưa
Ngài, quan niệm của Ngài như thế nào về việc kiểm soát sinh sản và
Ngài có ư kiến ǵ về việc phá thai?
Ngài đă trả lời như
sau:
"Để trả lời cho câu hỏi
này tôi thường giải thích theo quan điểm của người Phật tử vốn quan
niệm rằng đời sống của tất cả mọi loài chúng sanh, kể cả côn trùng
sâu bọ và đặc biệt là con người, đều rất qúy giá. Nếu nh́n vấn đề
như thế th́ tất cả mọi h́nh thứckiểm soát sinh sản đều cần
phải được ngăn cấm. Tuy nhiên những sinh mạng qúy giá đó nay đă đạt
đến một số lượng đáng kể, thế nên chúng ta không thể không khẩn
thiết kêu gọi mọi người phải quan tâm đến vấn đề hạn chế sinh sản
một cách nghiêm túc, v́ đó là phương cách duy nhất để hạn chế t́nh
trạngï gia tăng dân số. Như tôi đă từng đề cập, khi mà tài nguyên
của trái đất đang khô kiệt dần, tôi chấp nhận chuyện hạn chế sinh
sản một cách bất bạo động.
C̣n phá
thai là một chuyện khác, đó là một hành động sát nhân. Truyền thống
Giới Luật Phật giáo chỉ rơ rằng ta không được giết hại con người,
cho dù đó là một bào thai. (9)
Trong tinh thần đó, cái chết của một bào thai vẫn được xem như là
cái chết của một con người và cần có những nghi lễ xứng đáng. Đối
với những người đă chết, Phật giáo chúng ta có nghi thức cầu siêu,
nhưng nghi thức cầu siêu chưa nói lên hết ư nghĩa đặc biệt của những
người chết trẻ, là đối tượng đặc biệt quan tâm của Bồ Tát Địa Tạng
theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản. Để tưởng niệm những trẻ thơ
chết khi c̣n ở trong bụng mẹ (sẩy thai, phá thai,...) hoặc chỉ trải
qua một vài năm ngắn ngủi của đời người, Phật giáo Nhật Bản có
nghi lễ tôn thờ Địa Tạng Mizuko (Ấu Thủy) -mà h́nh tượng là một nhà
sư bồng một đứa trẻ ở trên tay và một hoặc hai đứa trẻ đang quấn
quít dưới chân Ngài- vốn rất phổ thông trong đại chúng. Theo niềm
tin tưởng từ lâu đời, người Nhật cho rằng mọi sinh vật đều được sinh
ra từ ḷng biển cả, kể cả đảo quốc và cư dân của đất Phù Tang, Ấu
Thủy (Mizuko) v́ thế được dùng để diễn tả phôi bào của những sinh
vật đang trôi nổi b́nh bồng trong một thế giới đầy nước, chờ đợi
được sinh ra đời. Trước thế kỷ thứ 20, tỉ lệ tử suất của trẻ
con ở Nhật Bản ở một mức độ rất cao, có không đến 50% trẻ em sống
sót đến 5 - 7 tuổi. Tuy nhiên đây không phải là lư do chính để người
Nhật tạo ra biểu tượng Địa Tạng Mizuko mà truyền thống nghi lễ này
chỉ mới h́nh thành trong khoảng thập niên 1960, khi dân Nhật trăi
qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế, hậu quả của Đệ Nhị Thế Chiến.
Trong điều kiện này, chính phủ Nhật Bản khuyến khích mỗi gia đ́nh lư
tưởng chỉ nên có hai con và phá thai v́ thế là một trong những biện
pháp được sử dụng hợp pháp để đạt đến chỉ tiêu này.
Nghi lễ tưởng niệm trẻ
thơ phối hợp với tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng của truyền thống
Phật giáo Nhật Bản đă được Ni sư Jan Chozen Bays Roshi (10) du nhập
vào Hoa Kỳ, canh cải theo một mô thức thích hợp với con người, thời
đại và quốc độ rất đáng được cho chúng ta lưu ư. Là một Bác sĩ Nhi
Khoa, thọ Tỳ kheo giới năm 1979 theo một ḍng Thiền Nhật Bản, Ni sư
Chozen là một nữ tăng sĩ tiên phong người Hoa Kỳ mang tinh
thần Địa Tạng thể nhập vào cuộc sống đời thường, áp dụng vào lănh
vực bảo vệ và chăm sóc các trẻ em bị sách nhiễu (child abuse) tại
Portland, bang Oregon (HK) trong suốt hai mươi lăm năm qua, đồng
thời với tư cách là một Tu viện trưởng một Trung tâm Thiền học, Bà
đă tổ chức những buổi lễ tưởng niệm cho thân nhân những người mất
mát con em của họ theo một nghi thức mà những người ngoài Phật giáo
cũng có thể tham dự được, theo một kiểu mẫu và tŕnh tự như sau:
Địa
điểm
Địa điểm hành lễ là
những khuôn viên có thờ tôn tượng của Bồ Tát Địa Tạng, nơi mà h́nh
tượng của Ngài cũng như các vật tưởng niệm được bảo quản không bị hư
hại bởi bất cứ thời tiết nào và là nơi mà sau này thân nhân có thể
dễ dàng đến thăm viếng và tỉnh tọa để tưởng nhớ đến con em ḿnh.
Những
Người Tham Dự
Nghi lễ chỉ dành cho
thân quyến và những Phật tử tham dự buổi lễ. Không chấp nhận phóng
viên ngoại trừ họ là Phật tử và tham dự buổi lễ từ đầu chí cuối.
Tính cách tế nhị, riêng tư của người tham dự được tuyệt đối tôn
trọng và do đó không cho phép chụp h́nh.
Chủ Tŕ
Buổi Lễ
V́ đây là lễ tang -hay
là lễ tưởng niệm- theo truyền thống Phật giáo, ít nhất phải có một
Tăng sĩ Phật giáo -tốt nhất là có hai vị- chủ tŕ buổi lễ. Vị tăng
sĩ chủ tŕ này nên là người có kinh nghiệm và được huấn luyện để có
thể thích nghi với những buổi lễ đông đảo tang quyến của nhiều gia
đ́nh khác nhau cùng tham dự.
Chuẩn
Bị Cho Buổi Lễ
Nên có một pḥng riêng
để cho tang quyến chuẩn bị những ǵ cần thiết trước cho buổi lễ, nơi
mà thân nhân có thể an ủi lẫn nhau cũng như hoàn tất những
phẩm vật tưởng niệm. Đây cũng là nơi mà người tham dự có thể nghỉ
ngơi, dùng trà, cà phê... sau buổi lễ.
Giới
Thiệu Nghi Lễ
Người trách nhiệm tổ
chức cũng nên thông báo một vài chi tiết ngắn gọn về những ǵ sẽ xảy
ra trong buổi lễ, kể cả những yêu cầu chung mà những người tham dự
nên chấp hành. Tốt hơn hết là chương tŕnh về buổi lễ nên được in
sẵn và phát ra cho tất cả những người tham dự. Sự tích của Bồ Tát
Địa Tạng và ư nghĩa của buổi lễ cũng nên được giới thiệu trong
chương tŕnh nghi lễ này.
NGHI
THỨC TIẾN HÀNH TƯỞNG NIỆM
Vị Chủ Lễ:
Luật nhân quả không
ngừng diễn tiến
Thực tại xuất hiện dưới
mọi dạng thể h́nh
Nếu như bất cứ ai hiểu
rơ định luật này
Sẽ tự giải phóng ḿnh
ra khỏi mọi khổ
đau.
Tất cả chúng sanh xuất
hiện trên thế gian này, vốn từ Nhất Thể
Rồi sẽ đi qua cơi đời
này trong một vài giây phút hay tháng năm
ngắn ngủi
Để trở về lại Bản Thể
Uyên Nguyên từ lúc chưa sinh
Cuộc đời chúng ta chỉ
là những
đợt sóng cồn
Trong
đại dương của
Bản Thể Chân Như
Vốn không sanh và không
diệt
Hôm nay chúng ta tụ hội
cùng nhau ở đây để tưởng niệm đến những con em của chúng ta vừa mới
qua đời cũng như để bày tỏ và chia xẻ niềm yêu thương và hỗ trợ đến
cha mẹ, thân quyến và bằng hữu của tất cả tang quyến.
Tất Cả Cùng Đọc:
-
Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh (1 lần);
-
Kinh Từ Bi (1 lần);
-
Chú Địa Tạng: OM. HA-HA-HA-VIS-MA-YE. SVA-HA (9 lần)
Vị Chủ Lễ:
Bản Thể Chân Như bàng
bạc khắp tận cùng Vũ trụ
Đang hiện hữu cùng
chúng ta tại đây, ngay tại phút giây này.
Bằng cách tụng đọc Tâm
Kinh, Từ Bi Kinh và Địa Tạng Thần Chú chúng ta dâng lời nguyện cầu
đến:
(Tên và pháp danh những trẻ em vừa qua
đời)
Cùng tất cả pháp giới
chúng sanh trong lục
đạo luân hồi
Cầu cho ánh sáng của
đạo mầu xuyên qua bóng tối của vô minh
Cầu cho mọi nghiệp lực
bị xóa tan để đóa tâm hoa bừng nở trong mùa Xuân vĩnh cữu
Cầu cho tất cả chúng ta
cùng nhau tu tập, đạo quả viên thành
Tất Cả Cùng Đọc:
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG
THƯỜNG TRÚ TAM BẢO.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI
HẢI CHÚNG BỒ TÁT MA HA TÁT.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA
TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT.
Chấm Dứt Buổi Lễ.
OM. HA-HA-HA-VIS-MA-YE. SVA-HA.
|