Tác phẩm: TÁNH VÀ TƯỚNG,

Vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo
 

APPEARANCE & REALITY,

The Two Truths in the Four Buddhist Tenet Systems

 

Tác giả: Prof. Guy Newland, Ph.D., 2000

Khoa Trưởng Phân Khoa Triết Học và Tôn Giáo, Đại Học Michigan/USA
Dịch giả: Tâm Hà Lê Công Đa, 2002.

 

 

CHƯƠNG 6

TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁN 

 


Thánh giả Long Thọ, người tiên phong của trường phái Trung Quán, trong “Nhập Trung Quán Luận” và những công tŕnh luận giải khác đă biện giải rằng ư nghĩa đích thực những lời dạy của Đức Bổn sư về tánh Không, Chân đế là khi ta phân tích tra vấn đến tận cùng mọi vật có vẽ như có thật, ta không hề t́m thấy chúng. Thế nên, không có ǵ được gọi là hiện hữu một cách chân thật hay tuyệt đối. Jamyang đă đưa ra một định nghĩa tổng quát về trường phái Trung Quán như sau :

Một người theo Trung Quán là người hoàn toàn phủ nhận biên kiến chấp thường, tức là chấp mọi hiện tượng giới hiện hữu một cách rốt ráo, cũng như hoàn toàn phủ nhận biên kiến chấp đoạn, tức là chấp rằng mọi hiện tượng giới đă không hiện hữu một các công ước. (1)

 Biên kiến chấp thường là thái độ cụ thể hoá hiện tượng giới, gán cho chúng một cách thế hiện hữu mà chúng không hề có. Biên kiến chấp đoạn là thái độ phản bác hiện tượng giới bằng cách phủ nhận một h́nh thái hiện hữu đă có mặt.

 

 Trong thực tế, mọi thuyết phái Phật giáo đều tuyên bố là ḿnh đi theo con đường trung đạo, ở giữa hai biên kiến chấp thường và chấp đoạn, và mỗi trường phái đều xem các trường phái khác hoặc ngoại đạo là rơi vào biên kiến. Tuy nhiên nh́n một cách bao quát, nếu như ta bước dần lên những bậc thang thuyết phái theo quan điểm của Hoàng Mạo phái, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả những ǵ mà các thuyết phái phủ nhận -chống lại biên kiến chấp thường- ngày càng một nhiều hơn, trong khi đó tất cả những ǵ mà các thuyết phái khẳng định -chống lại biên kiến chấp đoạn- ngày càng ít hơn.

 

 Phân Biệt Thuyết đă bác bỏ biên kiến chấp thường bằng cách khẳng định rằng tất cả các pháp hữu vi đều tan ră hoại diệt trong từng sát na, đồng thời bác bỏ biên kiến chấp đoạn bằng cách khẳng định rằng mọi sựï vật là những hiện thể (substantial established, rdzas grub, dravya-siddha). Phân Biệt Thuyết là trường phái duy nhất phân biệt giữa hiện thể và sự hữu (substantial existence, rdzas yod, dravya-sat). Chỉ có những Chân đế (ví dụ như các hạt bất khả phân hoặc các sát na bất khả phân của ư thức) mới được coi như là những sự hữu, c̣n tất cả hiện tượng giới đều là những hiện thể, có nghĩa rằng chúng sở hữu những thực chất của riêng chúng. Phân Biệt Thuyết mạnh mẽ khẳng định rằng tất cả mọi vật phải sở hữu “thực chất” riêng để có thể hiện hữu như là nó được hiện bày. 

 

Phái Luận Lư của Kinh Lượng Bộ đă đi một bước tách rời khỏi khái niệm về thực tính này (biên kiến chấp thường) bằng cách  cho rằng một vài hữu thể (cụ thể như hiện tượng giới thường hằng, con người) đều chỉ là những hiện hữu giả lập (btags yod, prajnapti-sat). Điều này có nghĩa là những sự vật có thể hiện hữu mà không cần phải có thực chất riêng, không cần phải là những tự thể hoàn toàn độc lập. Con người chẳng hạn, chỉ là những gán đặt do những ư niệm nắm bắt các sắc uẩn về tâm-vật lư. Đồng thời, Kinh Lượng Bộ cũng bác bỏ quan điểm biên kiến chấp đoạn bằng cách khẳng định rằng mọi hiện tượng giới được thiết định bởi những phẩm tánh riêng của chúng như là những giả danh, ngôn thuyết và thuần tuư khái niệm.

 

Những người theo Duy Thức bác bỏ biên kiến chấp thường bằng cách phủ nhận một phần nội dung mà Kinh Lượng Bộ xác quyết -sự hiện hữu của hiện tượng giới bởi những phẩm tánh của chúng như là những giảdanh và thuần tuư khái niệm. Họ cũng bác bỏ biên kiến chấp đoạn vốn cho rằng mọi Chân đế đều được thiết định một cách rốt ráo, và hiện hữu do tự tánh của chúng, trong khi đó những Tục đế được gọi là thường hằng cũng chỉ là “thực hữu” ở một mức độ nào đó bởi v́ chúng thực ra là sản phẩm cấu thành bởi nhân duyên.

 

Và cuối cùng, trường phái Trung Quán Tông vốn xem các thuyết phái thấp hơn là rơi vào con đường biên kiến chấp thường, đă bác bỏ thái độ biên kiến này bằng cách khẳng định rằng chẳng có ǵ được gọi là hiện hữu một cách chân thực hay rốt ráo. Trung Quán Tông cũng bác bỏ biên kiến chấp đoạn bằng cách khẳng định mọi hiện tượng giới chỉ hiện hữu một cách công ước. Một khi mà tất cả mọi sự vật hiện hữu chỉ hiện hữu một cách công ước, không có cái ǵ hiện hữu một cách rốt ráo, th́ vấn đề quan trọng  đặt ra là, (i) ta không nên mơ hồ giữa hiện hữu rốt ráo và Chân đế, và (ii) ta cũng không nên mơ hồ giữa hiện hữu thông tục và Tục đế hay phúc đế. Nên nhớ rằng tất cả tứ đại thuyết phái đều coi Nhị Đế là những đối thể của tri lượng, nghĩa là chúng hiện hữu. Chỉ khác một điều là đối với Trung Quán Tông, Nhị Đế chỉ hiện hữu một cách thông tục, không phải hiện hữu một cách rốt ráo.

 

Một điểm nữa, bởi v́ tánh Không (Chân đế) là phẩm tánh vốn không có sự hiện hữu rốt ráo, thế nên một nhận thức đúng đắn về Chân đế sẽ đưa ta đến nhận thức làm thế nào để phủ nhận loại hiện hữu được cường điệu (hiện hữu rốt ráo) mà do vô minh chúng ta đă nh́n thế giới này như thế.  Cũng tương tự như vậy, hiểu biết về phúc đế  cũng có nghĩa sẽ đưa ta đến sự hiểu biết bằng cách nào mà con người, những hành động và hậu quả của chúng, cũng như các sắc thái muôn màu của hiện tượng giới thông tục đă hiện hữu một cách công ước như thế. Thế cho nên, Nhị Đế được vận dụng như là một khung sườn để qua đó có thể lư giải được cách thế mà sự vật đă hiện hữu một cách không chân thực và rốt ráo.

 

CHÚ THÍCH

(1)  Great Exposition of Tenets, trích dẫn và dịch bởi Hopkins trong “Meditation on Emptiness”. London: Widom, 1983. 451.
 

  BACK (MUCLUC)   NEXT (CHƯƠNG 7)

[HOME]