Thấu hiểu một
thuyết phái Phật giáo có nghĩa là phải thấu hiểu những điểm cơ
bản, đạo lộ, và đạo quả tu chứng của thuyết phái đó. Trong
những lư giải của Trung Quán Tông về Bồ tát đạo, điều này có
nghĩa là ta cần phải thấu hiểu :
(1) Phúc đế và
Chân đế;
(2) Thực hành phương tiện thiện xảo và trí tuệ ; và
(3) Sắc thân và chân thân của một vị Phật.
Mặc dù trọng tâm
nghiên cứu của cuốn sách này là những xác định chung quanh Nhị
Đế, chúng ta cũng đă cố gắng ghi nhận những khẳng định của tứ
đại thuyết phái Phật giáo về Nhị Đế trên cơ sở của đạo lộ và
đạo quả của từng trường phái một.
Nhận thức rơ
những phúc đế được thiết định như thế nào -ví dụ như con người
hiện hữu một cách công ước, những nghiệp hành, nghiệp quả,
v.v...- có thể làm phát khởi ḷng từ bi và tích lũy công đức
qua việc thực hành lục độ ba la mật như bố thí, tŕ giới, nhẫn
nhục, v.v... mà tất cả đều được thúc đẩy bởi động cơ chính là
ḷng từ vô hạn. Nếu một người mất khả năng thiết định phúc đế,
rơi vào chủ nghĩa hư vô, đoạn kiến, họ rất dễ dàng bị cuốn hút
vào những hành động vô luân mà hậu quả là dẫn đến những tái
sanh vào các cảnh giới xấu ác. Mặc dù ta không hoàn toàn hiểu
thấu được cái ư nghĩa cho rằng nghiệp hành và nghiệp quả đều
là những phúc đế, tức là “những chân lư nhận biết bởi vô
minh”, phải đợi đến sau khi ta thực chứng được tánh Không của
những hiện hữu tự thân để biết được chúng xuất hiện một cách
giả dối, niềm tin vào các hiện tượng giới công ước hiện hữu và
hành hoạt các chức năng của chúng là một điều cần thiết ngay
từ khởi điểm.
Trong khi một khả
năng thiết định phúc đế như con người, nghiệp hành và nghiệp
quả, v.v... là điều cần thiết để tích lũy công đức hầu tái
sanh vào những cảnh giới tốt đẹp hơn, sự giải phóng con người
ra khỏi ṿng luân hồi sinh tử là bất khả thi nếu không có tuệ
giác thực chứng được Chân đế, tức là tánh Không, cái bản thể
rốt ráo sau cùng của mọi hiện tượng giới. Như vậy sự nhận thức
vô phân biệt về Nhị Đế cho phép vị Bồ Tát gieo trồng công đức
lẫn hạt giống trí tuệ. Hai tập hợp của công đức và trí tuệ
mang đến đạo quả thể hiện qua “sắc thân” (sắc tướng xuất hiện
trong thế giới này và những thế giới khác để giáo hóa chúng
sanh) và “chân thân” (tuệ giác của một vị Phật và tánh Không
của tuệ giác đó) của một vị Phật.
Có người có thể
cho rằng quả là điều nghịch lư nếu không nói là phi lư khi một
vị Bồ tát triển khai ḷng đại từ bi đối với những chúng sanh
đă không hề tự khẳng định sự hiện hữu, những chúng sanh chỉ
thuần là những ư niệm giả lập; tuy nhiên trong thực tế tu
tập, từ bi và trí tuệ đă phát huy tác dụng khi được kết hợp
một cách viên dung. Thực chứng tánh Không hổ trợ, củng cố, và
hoạt động song hành cùng với từ bi và vị tha trong nhiều cách
thế khác nhau:
(1) Khi nhận
thấy rằng không có một cái hiện hữu tự thân khác nhau giữa một
cái ta và kẻ khác, nhà hành giả Du già xoá nḥa dần ḷng
thương yêu vị kỷ “chỉ biết t́m kiếm cái số một”, tức là cho
rằng có một cái ngă thực sự hiện hữu “ở đây” cần phải được bảo
vệ và nuông ch́u không cần đếm xỉa đến kẻ khác hoặc ngay cả
dưới cái giá phải trả của kẻ khác.
(2) Khi nhận
thấy rằng ḿnh chia xẻ cùng tất cả mọi loại chúng sanh một bản
thể cơ bản về tánh Không, nhà hành giả Du già củng cố cảm giác
sâu xa về mối thân cận và liên hệ với tha nhân, tức là yếu tố
chính của ḷng thương yêu và từ bi.
(3) Trong mối
khát khao vươn đến Phật quả v́ hạnh phúc của muôn loài, nhận
chân được rằng điều này đ̣i hỏi một nỗ lực cố gắng và hy sinh
vô cùng lớn lao, nhà hành giả Du già cần được vơ trang bằng
một niềm tin vững chắc rằng họ có thể trở thành một vị Phật.
Niềm tin này lớn mạnh qua sự nhận thức rằng những khả năng hữu
hạn của ta để giúp đỡ tha nhân trong hiện tại không phải là
bản tánh tự thân -bản tánh đó là tánh Không tinh khiết, vốn có
khả năng rộng mở không bờ bến về sự tự chuyển hóa.
(4) Cuối cùng,
khi một vị Bồ tát thực hành những hạnh nguyện do ḷng từ bi
thúc đẩy, cụ thể như bố thí ba la mật, tất cả những hành động
này đều được tịnh hoá để trở thành “viên măn” thông qua tri
kiến của vị bồ tát rằng người bố thí, vật bố thí và hành động
bố thí tất cả đều trống rỗng hiện hữu tự thân.
Trái lại, tinh
thần vị tha nâng cao khả năng phát triển trí tuệ bằng cách hổ
trợ một động cơ thúc đẩy rất tinh khiết và mạnh mẽ cho việc
thiền quán tánh Không. Theo trường phái Quy Mậu Biện Chứng,
những hành giả của Tiểu thừa cũng thực chứng một tánh Không
sâu sắc như một bậc Bồ tát thực chứng, đó là tánh Không của
hiện hữu tự thân. Tuy nhiên, những hành giả Tiểu thừa, do được
thúc đẩy bởi ư nguyện chính là đạt đến sự giải thoát cho riêng
cá nhân ḿnh, đă chỉ tiếp cận tánh Không thông qua một vài lư
do hạn định, nhằm vươn đến sự giải phóng an b́nh một cách cá
nhân như là những A la hán. Bậc Bồ Tát, trái lại trong khi t́m
kiếm mọi cách để gia tăng tối đa khả năng cứu độ chúng sinh,
đăphong phú hoá kinh nghiệm của ḿnh trong trăm ngh́n cách
tiếp cận việc thực chứng tánh Không. Thúc đẩy bởi ḷng vị tha
không bờ bến, họ tự trui rèn ḿnh trong việc vun trồng công
đức và trau dồi trí tuệ qua không biết bao nhiêu a tăng tỳ
kiếp. Với vô lượng công đức được tích luỹ này, không những cho
phép bậc Bồ Tát vượt qua những trở ngại trên hành tŕnh giải
thoát, mà c̣n cả những trở ngại nhằm vươn đến t́nh trạng nhất
thiết trí, toàn tri toàn giác.
11.14.02