Tác phẩm: TÁNH VÀ TƯỚNG,

Vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo
 

APPEARANCE & REALITY,

The Two Truths in the Four Buddhist Tenet Systems

 

Tác giả: Prof. Guy Newland, Ph.D., 2000

Khoa Trưởng Phân Khoa Triết Học và Tôn Giáo, Đại Học Michigan/USA
Dịch giả: Tâm Hà Lê Công Đa, 2002.

 

 

CHƯƠNG 1

VẤN ĐỀ NHỊ ĐẾ TRONG TỨ ĐẠI THUYẾT PHÁI

 

Nhị Đế bao gồm Chân Đế (don dam bden pa - paramarthasatya) và Tục Đế (kun rdzob bden pa - samvriti satya). Những kiến giải liên quan đến vấn đề phân biệt giữa Nhị Đế giữ một vị thế quan trọng trong sự khẳng định nội dung của  mỗi một trong bốn tứ đại thuyết phái mà Hoàng Mạo phái của Phật giáo Tây Tạng nh́n nhận như là những phát biểu có hệ thống và chân xác nhất của giáo lư Phật đà. Cũng giống như một nhà công chứng đóng dấu vào một văn kiện công nhận giá trị chân thực của nó, mỗi một bốn tứ đại thuyết phái này đều mang đầy đủ những dấu ấn được coi như phản ảnh một cách trung thực giáo lư Phật đà, đó là tứ pháp ấn:

1.  Vô thường: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường.
2.  Khổ: Chư hành là khổ.
3.  Vô Ngă : Chư pháp đều vô ngă.
4.  Niết Bàn: Niết bàn là tịch tỉnh.

Xếp hạng từ cao -tức là mức độ sâu sắc uyên áo nhất- cho đến thấp, bốn đại thuyết phái cùng chia xẻ những quan điểm này, gồm:

Các truyền thống Đại thừa :
1.  Trung Quán tông (Madhyamika);
2.  Duy Thức học (Cittamatra)
.

Các truyền thống Tiểu thừa :
1.  Kinh Lượng Bộ (Sautrantika);
2.  Phân Biệt Thuyết hay Đại T́ Bà Sa (Vaibhasika).

 

Trung Quán tông cũng được chia ra thành hai bộ phái là Độc Lập Biện Chứng phái và Quy Mậu Biện Chứng phái và Kinh Lượng Bộ cũng được chia thành hai phái là Kinh Thủ và Luận Lư, v.v... Hoàng Mạo phái cho rằng bất cứ ai cho là ḿnh đi đúng theo giáo lư Phật đà đều có thể được xem như thuộc về một trong bốn đại thuyết phái nói trên. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó bao gồm tất cả những người theo đạo Phật, bởi v́ có rất nhiều người có niềm tin sâu xa vào Tam Bảo -và dĩ nhiên họ là những Phật tử thuần thành- nhưng không tự xem ḿnh thuộc về một thuyết phái nào. Và một điều cũng nên biết rằng để được coi như là hành giả của một thuyết phái, điều cần thiết là phải thực chứng được lư vô ngă giảng dạy bởi tông phái đó. Một cách cụ thể, chẳng hạn như một người không thể trở thành một hành giả của Trung Quán tông cho đến khi nào họ thực chứng được tánh không theo cách lư giải của Trung Quán.

Thế nên danh từ được diễn dịch như là “thuyết phái” ở đây hàm chứa ư nghĩa thành tựu rốt ráo, và bởi vậy, để được coi là hành giả của một thuyết phái không phải là người chỉ có thiện cảm với một vài quan điểm của thuyết phái đó mà phải là người nhận thức được  rằng đó là chân lư đúng đắn và quyết theo đuổi cho đến cùng. Tuy nhiên những kiến giải được xem như là nền tảng và là kiến thức cơ bản của một thuyết phái lại có thể bị xem như là nông cạn hoặc thậm chí là sai lầm đối với cái nh́n của một thuyết phái cao hơn. Cái ẩn dụ chính đằng sau công cuộc nghiên cứu của Hoàng Mạo phái về các thuyết phái Phật giáo không theo cách nh́n theo lối nhà trường của Tây phương -nghĩa là đi theo một tŕnh tự thời gian từ thấp đến cao- mà xem đó như là một  cái thang mà những bậc thang là những thuyết phái. Mỗi nấc thang cao hơn cho ta một cái nh́n rơ ràng bao quát hơn là những nấc thang dưới thấp, tuy nhiên chỉ khi nào ta đạt đến nấc thang cao nhất - Quy Mậu Biện chứng phái của Trung Quán- ta mới có thể thấy được sự vật hiện hữu như chính nó. Nói một cách khác, dù đứng trên bất cứ nấc thang nào cũng đều cho ta một cái nh́n rơ ràng hơn là đứng trên mặt đất. Những thuyết phái thấp hơn, cũng giống như những bậc thang, giúp cho ta phương tiện để vươn đến những bậc thang cao hơn.

Có thể đẩy cái ẩn dụ này xa hơn một chút: Những nấc thang cao hơn có thể nguy hiểm cho những ai chưa được chuẩn bị để đón nhận. Đối với một số người, ở một thời điểm nào đó, có thể điều tốt nhất cho họ là nên an trúvới một thuyết phái thấp hơn. Tuy vậy cũng không phải là điều cần thiết để mọi người phải tiến từng bước một từ những nấc thang thấp đến cao của thuyết phái. Khi ta đi sâu vào việc học hỏi những thuyết phái, ta bước từ một thuyết phái này đến một thuyết phái khác, quán chiếu về những ǵ mà ḿnh đă lănh hội được từ mỗi mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi đă sẵn sàng để chọn lựa cho ḿnh một thuyết phái và cố gắng triển khai con đường thực chứng tâm linh theo quan điểm của thuyết phái này, một lời khuyên rất cổ điển là bạn nên chọn lựa cái cao nhất có thể được, dĩ nhiên là trong khuôn khổ mà bạn giữ được niềm tin tưởng một cách vững chắc vào nghiệp lực, và nhân quả. Bạn không nên hành tŕ theo những thuyết phái thấp hơn v́ lư do đơn giản là bạn cảm thấy khiêm tốn.

Chúng ta cần phải phát triển và giữ vững niềm tin rằng tất cả những hành động của chúng ta đều gây ra hậu quả, những ǵ mà chúng ta đang làm tạo nên những nghiệp quả khác nhau, rằng có không biết bao nhiêu người đang trầm luân trong bể khổ, v.v... Những giáo lư này ai cũng có thể cảm nhận được là cơ bản đối với Phật giáo hơn là giáo lư về tánh không. Nếu chúng ta thử để mắt nh́n vào đời sống thực tế để nh́n xem người Phật tử thực sự đang  hành tŕ cái ǵ nhất, chúng ta sẽ thấy rằng đa số đang hành tŕ theo các pháp ba la mật bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, và tinh tấn do thúc đẩy bởi một ư nguyện đơn giản là giúp đỡ tha nhân và hoặc là để cải thiện chính nghiệp qủa của ḿnh trong ḍng luân hồi.  Ư hướng muốn vượt thoát khỏi ṿng luân hồi sinh tử và nỗ lực thực sự để thực chứng tánh không quả thật rất hiếm hoi. Điều này cũng dễ hiểu bởi v́ con người thường có khuynh hướng thiên về những ǵ cụ thể hơn là vô h́nh, trừu tượng, thế nên niềm tin của một người Phật tử b́nh thường vào con người, nghiệp quả, giới hạnh, từ bi v.v... đều được trộn lẫn với khuynh hướng cụ thể hóa.
Nhà du già sư như thế phải t́m cách thế để loại bỏ những yếu tố cụ thể này mà không làm thương tổn đến niềm tin vào con người, nghiệp quả, v.v... Nếu đưa người ta vào một pháp tu đặc biệt nào đó đồng thời cũng có nghĩa là thúc đẩy họ vào niềm tin rằng chẳng có ǵ là quan trọng, chẳng có ǵ hiện hữu, chẳng có ǵ thay đổi, ta có hành động hay không cũng vậy... chắc chắn là họ sẽ bỏ đi ngay để t́m đến một thuyết phái “thấp” hơn. Những nấc thang cao hơn nguy hiểm là vậy, bởi v́ nó phủ nhận ngay cả những trạng thái vi tế nhất của thực tế và do đó rất dễ có nguy cơ bị rơi vào chũ nghĩa hư vô, đoạn kiến.

Những “quan điểm”  kiến giải khiến cho một thuyết phái này được xem như cao hơn một thuyết phái khác  bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan đến triết học, tâm lư học, mà vấn đề quan trọng nhất là câu hỏi liên quan đến cái ǵ tạo nên vô ngă, hay Không tánh. Bởi vậy, ta không nên lầm lẫn giữa tứ đại thuyết phái và bốn tông phái của Phật giáo Tây Tạng: Hoàng Mạo, Lam Thổ, Cổ Mật và Bố Y phái vốn được phân biệt do các nghi lễ và cách thức thiền định khác nhau. Kensur Yeshe Tupden giải thích rằng trong mỗi tông phái của Phật giáo Tây Tạng vẫn có những người theo đuổi các thuyết phái khác nhau, cũng như một số lớn Phật tử không theo một thuyết phái nào cả.

Trong những chương kế tiếp chúng ta sẽ t́m hiểu nội dung của vấn đề Nhị đế được tŕnh bày bởi tứ đại thuyết phái, bắt đầu bằng giáo lư của trường phái Phân Biệt Thuyết (Đại Tỳ Bà Sa) cho đến Trung Quán tông. Tuy nhiên, một điều cũng nên lưu ư rằng, chỉ có thuyết phái cao nhất, Trung Quán tông mới cho ta một cái nh́n sâu sắc nhất về vấn đề Nhị đế. Phái Phân Biệt Thuyết và Kinh Lượng Bộ đặt nặng sự quan tâm vào Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), trong khi đó phái Duy Thức chú trọng đến “tam tính”  (viên thành thật tính, y tha khởi tính, và biến kế sở chấp tính). Do Trung Quán tông đă có những kiến giải sâu sắc và chi tiết liên quan đến Nhị Đế thế nên khi xoáy sâu vào việc tứ đại thuyết phái đă kiến giải như thế nào về vấn đề Nhị đế, ở một mức độ nào đó ta không thể tránh được việc áp đặt cái nh́n của Trung Quán tông lên trên ba thuyết phái thấp hơn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp cận những thuyết phái thấp hơn qua góc độ lăng kính của Trung Quán tông, và bằng cách này chúng ta như dựng lên một tấm “phông” phản chiếu để có thể đánh giá một cách tốt hơn về những kiến giải của Trung Quán tông liên quan đến Nhị đế. 

Thánh giả Long Thọ, nhà triết gia tiên khởi của Trung Quán tông, trong tác phẩm Trung Quán Luận của Ngài đă nêu bật tính cách quan trọng của Nhị Đế:

8. Chư Phật y Nhị đế
Vi chúng sanh thuyết pháp
Nhất dĩ Thế tục đế
Nhị Đệ nhất nghĩa đế

9. Nhược nhân bất năng tri
Phân biệt ư Nhị Đế
Tắc ư thâm Phật pháp
Bất tri chân thật nghĩa
(Trung Luận XXIV. 8, 9)

8.  V́ chúng sanh, chư Phật đă y cứ vào Nhị đế  (hai chân lư) để thuyết giảng giáo pháp. Nhị Đế đó là Thế tục đế và Đệ Nhất nghĩa đế (Chân đế).


9.  Nếu người nào  đối với Nhị Đế mà không có khả năng tri nhận, phân biệt (để liễu giải toàn vẹn sự hổ tương quan hệ của nó) th́ kẻ đó không thể tri nhận được ư nghĩa chân thật của giáo pháp sâu xa vi diệu (thậm thâm) của chư Phật (Phật pháp).(1)

 

Trong nỗ lực đi đến một nhận thức thấu đáo về sự phân biệt giữa Nhị đế, người ta bắt đầu bằng một câu hỏi: Hai loại Nhị đế là ǵ?  hay một cách khác hơn, Cái ǵ khi được phân chia ra th́ trở thành Nhị Đế? Jamyang Shayba, tác giả một cuốn sách quan trọng về Trung Quán tông đă đưa ra nhận xét rằng, muốn hiểu được nét cá biệt giữa Nhị Đế mà không có một kiến thức về nền tảng của sự phân chia cũng chẳng khác ǵ  đang trèo trên những nhánh cây không rễ. Đă có rất nhiều ư kiến khác nhau về nền tảng của sự phân chia này, tuy nhiên đối với truyền thống Hoàng Mạo phái, tất cả đều đồng ư rằng  nền tảng của sự phân chia chính là sở tri (jneya), tức là những đối thể của nhận thức. Những luận điểm của Hoàng Mạo phái đưa ra sẽ được bàn đến sau này, được tŕnh bày trên quan điểm của Trung Quán tông, tuy nhiên kết luận của nó -những sở tri là nền tảng của sự phân chia của Nhị đế- có thể truyền tục vào cả ba hệ thống thuyết phái khác.

Một điểm rất quan trọng cũng cần phải lưu ư là Tục đế và Chân đế không phải là hai loại quan điểm hay bối cảnh về hiện tượng giới, càng không phải là hai “mức độ khác nhau của thực tại”, cũng như không phải là hai loại chân lư -như mọi người thoạt tưởng. Chúng là những đối thể và do đó có thể được nhận biết. Hữu thể và sở tri là tương đương -có nghĩa là bất cứ cái ǵ thuộc về cái này cũng đồng thời thuộc về cái kia. Một khi tất cả những ǵ hiện hữu đều là đối thể của nhận thức, mọi hữu thể phải thuộc về hoặc Tục đế hoặc Chân đế. Nhị đế v́ thế không hề bị g̣ ép vào trong khuôn khổ của những cảnh giới lư tưởng, trừu tượng như chúng ta thường được nghe qua những thành ngữ quen thuộc chẳng hạn như “chân, thiện, mỹ” hay “vén màn chân lư”... Ngược lại chúng ta có thể nắm bắt bất cứ cái ǵ hiện hữu và nêu lên câu hỏi, Cái này là Tục đế hay Chân đế? Một cái bàn chẳng hạn, đối với các trường phái Trung Quán tông, Duy Thức, và Phân Biệt Thuyết là Tục Đế nhưng là Chân đế đối với trường phái Luận Lư của Kinh Lượng Bộ.

Từ sự khẳng định rằng những sở tri là nền tảng của sự phân chia của Nhị đế, các vị đại sư của Hoàng Mạo phái đưa ra quan điểm rằng ta có thể biết, có thể lănh hội được Nhị đế. Một vài trường phái thường cho rằng có những bí mật quá thâm diệu, những chân lư quá uyên áo mà tâm của ta, cho dù được rèn luyện và thanh lọc thế mấy đi nữa, cũng sẽ không bao giờ có thể nhận thức thấu đáo được. Đối với Hoàng Mạo phái, không hề có chuyện như vậy. Ngay cả một số vấn đề quan trọng nhất, chẳng hạn như tánh không, được biết là cực kỳ khó khăn để thành tựu, cũng như một số vấn đề khác chẳng hạn như những chi tiết vi tế nhất về mối liên hệ giữa một hành động nào đó với hệ quả luân lư của nó mà chỉ chư Phật mới có thể thấu hiểu được. Tuy nhiên, ngay cả một người trước khi trở thành Bồ tát, điều hiển nhiên là họ phải thành tựu rốt ráo tánh Không, thực chứng được Chân đế thông qua phương tiện thiện xăo của thiền quán phân tích. Hơn thế nữa, mỗi chúng sanh hăy nên mang ư nguyện, cũng như có khả năng chuyển hóa tâm thức của ḿnh thành tâm nhất thiết trí của Phật, tức là tâm thức có khả năng hiểu biết trực tiếp và đồng thời những ǵ đang hiện hữu -tất cả Chân đế lẫn Tục đế. Và Nhị Đế như thế chính là hai loại h́nh sự vật mà mỗi một người Phật tử chúng ta đều có thể nhận ra và nên khao khát t́m cầu học hỏi.
 

CHÚ THÍCH:

(1)  Madhyamakasastra (Treatise on the Middle Way), P5224, Vol. 95, ch. 24, vs. 8-9.
Có thể đọc thêm một bản dịch mới với những chú giải triết học của một triết gia Tây phương: The Fundamental Wisdom of the Middle Way. Jay Garfield. New York: Oxford, 1995. 
Đoạn trích dẫn ở trên là bản Việt dịch Trung Luận của TT Thích Viên Lư.


BACK (MUCLUC)    NEXT (CHƯƠNG 2)

[HOME]