Qua Kinh ĐỊA TẠNG BỔN
NGUYỆN
Tâm Hà Lê Công
Đa
"Từ nay đến tột số chẳng thể kể
xiết ở đời sau, tôi v́ những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà
giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả,
rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo".
Phát nguyện của Bồ Tát Địa Tạng -Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
Kinh
Địa Tạng Bổn Nguyện là một bộ kinh nói về công đức, oai lực của Bồ
Tát Địa Tạng thường được các chùa chiền tự viện tại các quốc gia
theo khuynh hướng Đại Thừa khai tụng trong suốt tháng bảy, đặc biệt
là vào dịp lễ Vu Lan, tức là mùa báo hiếu cha mẹ, tổ tiên theo
truyền thống của người con Phật.
Bộ
Kinh này đă được Hoà Thượng Trí Tịnh dịch từ Hán Tạng ra tiếng
Việt.
Lư Do Ra Đời Của Kinh Địa Tạng.
Kinh
Địa Tạng Bổn Nguyện được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A
Nan: "Ta nghe như vầy", có nghĩa là bộ Kinh này đă được Ngài A Nan
ghi nhớ lại lời Phật giảng dạy và sau đó truyền tụng cho đại chúng.
Ngay điểm mở đầu này có thể tạo nên một số nghi hoặc đối với đại
chúng nhất là những người có một số hiểu biết về lịch sử Phật giáo,
v́ ai cũng biết rằng Ngài A Nan chỉ đắc quả A La Hán và đạt được
thần thông sau khi Phật nhập diệt, chỉ vài giờ trước khi Ngài Ma Ha
Ca Diếp triệu tập Đại Hội tăng già kết tập kinh điển lần thứ nhất.
Như vậy, với tư cách là một phàm tăng, người ta tự hỏi, làm sao ngài
A Nan có thể đi cùng với Phật lên cung trời Đao Lợi để nghe Phật
thuyết pháp? Tuy nhiên, để giải tỏa mối nghi ngờ này, ta nên hiểu
rằng, trước khi nhận làm thị giả chính thức cho Đức Phật, Tôn giả A
Nan đă ra 8 điều kiện và được Phật chấp nhận, trong đó điều kiện thứ
tám nêu rơ:"Nếu Đức Thế Tôn thuyết pháp trong lúc A Nan Đa vắng mặt,
th́ ông xin Đức Bổn Sư lặp lại bài pháp ấy cho ông
nghe".
Kinh
Địa Tạng Bổn Nguyện do Đức Phật Thích Ca diễn nói tại cung trời Đao
Lợi, tức là từng trời thứ hai trong sáu từng trời của cơi Dục giới
nơi mà Thánh Ma Gia, thân mẫu của Đức Phật đă thác sanh về đây sau
khi hạ sanh Đức Phật được 7 ngày. Trước khi nhập Niết Bàn, v́ cảm ơn
đức sanh thành, Đức Phật đă diễn nói kinh Địa Tạng tại pháp hội ở
cung trời này. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do ḷng
hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sanh thành, Ngài đă tưởng nghĩ
đến mẹ khi biết rằng ḿnh sẽ không c̣n trụ thế bao lâu nữa nên đă
lập pháp hội tại cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân
mẫu.
Đây
là một pháp hội vô cùng quan trọng v́ có sự hiện diện đông đủ của
chư Phật khắp mười phương thế giới, chư Đại Bồ Tát như Quán Âm, Văn
Thù, Phổ Hiền... cùng các chúng Trời, Rồng, Quỉ, Thần khắp các cơi.
Diễn nói kinh Địa Tạng trong pháp hội này v́ thế mang một ư nghĩa vô
cùng lớn lao. Là bậc Cha lành trong bốn cơi, không một việc làm nào
dù nhỏ hay lớn mà Đức Thế tôn lại không nghĩ đến lợi lạc của tất cả
pháp giới chúng sanh. Trong pháp hội này Ngài v́ thân mẫu mà thuyết
pháp nhưng động cơ chính vẫn là ḷng từ bi lân mẫn đối với chúng
sanh ở cơi ta bà, đặc biệt đối với những chúng sanh cang cường đầy
tội khổ, khó khai hóa mà Ngài biết chắc chắn là sẽ "bị
đọa
vào đường dữ chịu nhiều sự thống khổ", v́ thế trong pháp hội
này Ngài đă phó chúc cho Bồ Tát Địa Tạng nhiệm vụ "gắng độ chúng sanh
trong cơi Ta bà đến lúc Phật Di Lặc ra đời, đều đặng giải thoát,
khỏi hẵn các điều khổ, gặp Phật, được Đức Phật thọ
kư".
(Quyển Thượng - Phẩm Thứ Hai: Phân Thân Tập Hội).
Như
vậy nội dung chính yếu của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ Hiếu, nói
lên những bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với người đă qúa
văng, cũng như nêu bật những tội phúc quả báo ở kiếp sống bên kia để
người Phật tử nương theo kinh này cùng dựa vào oai lực độ tŕ, gia
hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính ḿnh, cho
người thân cũng như tất cả chúng sanh đă quá văng khỏi rơi vào con
đường ác.
Hành
Trạng Và Đại Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng
Bồ
Tát Địa Tạng là nhân vật như thế nào mà lại được Đức Phật giao phó
một trọng trách lớn lao và khó khăn như thế?
Bồ
Tát Địa Tạng là một vị Đại Bồ Tát thường được nhắc nhở đến trong rất
nhiều kinh điển Đại thừa v́ công năng, oai lực của vị Bồ Tát này vô
cùng lớn lao. Nếu chúng ta tôn xưng Đức Từ Phụ là Ta Bà Giáo chủ th́
Bồ Tát Địa Tạng cũng đă được tôn xưng như là vị U Minh Giáo Chủ, tức
là người tiếp trợ, giúp đỡ các chúng sanh ở thế giới bên kia, tức là
cơi âm. Ngài là nơi nương tựa, nguồn an ủi của những oan hồn vất
vưởng không nơi nương tựa đến những linh hồn v́ ác nghiệp bị giam
giữ và trừng phạt tận các tầng địa ngục. Tên gọi của Ngài cũng đă
mang một ư nghĩa như thế. Địa là đất cũng có nghĩa là dày chắc, Tạng
là cất giấu, chứa đủ. Danh hiệu của Ngài hàm ư rằng Ngài là đại địa
bao la, nơi ẩn chứa những kho tàng qúy giá, tức thiện căn. Địa Tạng
v́ thế như là h́nh ảnh của một người mẹ thiên nhiên ôm ấp, bảo bọc,
che chở tất cả muôn loài không phân biệt. Chẳng thế mà Đức Thế Tôn
đă lên tiếng tán dương: " Địa Tạng! Địa Tạng! Thần
lực của ông không thể nghĩ bàn, đức từ bi của ông không thể nghĩ
bàn, trí huệ của ông không thể nghĩ bàn, biện tài của ông không thể
nghĩ bàn."
Bồ
Tát Địa Tạng đă đạt đến qủa vị này là do một phát tâm từ bi dơng
mănh muốn cứu vớt tất cả những khổ đau của chúng sanh, đặc biệt là
những chúng sanh đang chịu khổ nạn trong địa ngục, được huân tập qua
một quá tŕnh tu tập trải qua hằng hà sa số kiếp, trong đó một vài
kiếp nổi bật đă được Đức Phật nhắc lại trong Kinh Địa Tạng Bổn
Nguyện như sau:
· Vị Trưởng giả dưới thời Phật Sư-Tử Phấn-Tấn
Cụ-Túc Vạn -Hạnh Như-Lai: Trong kiếp này Ngài là một vị Trưởng giả,
đă lập nguyện độ thoát tất cả chúng sanh bị khốn khổ mới chứng thành
Phật đạo.
·
Hiếu nữ Bà
La Môn dưới thời Giác Hoa Định Tự Tại Vương Phật: Trong kiếp này
Ngài là một thiếu nữ Bà La Môn hết ḷng sùng kính Tam Bảo nhưng bà
mẹ lại là một người mê tín tà đạo khinh chê Tam Bảo. V́ ác nghiệp
này mà sau khi chết bà đă bị đọa vào địa ngục vô gián. Tuy không
biết mẹ ḿnh thác sanh về nơi nào nhưng Thánh nữø biết rằng với
những tội lỗi mà bà đă gây ra, chắc chắn sẽ bị đọa vào con đường ác.
Là một người con hiếu thảo, đau ḷng v́ thương nhớ mẹ, Thánh nữ đă
tu tạo phước lành và cầu khẩn oai lực của Giác Hoa Định Tự Tại Vương
Phật giúp đỡ. Nhờ đó mà thân mẫu của bà chẳng bao lâu sau đă được
văng sanh lên cơi trời. Từ đây Thánh nữ lập nguyện: "Tôi nguyện từ
nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, th́ tôi
lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải
thoát."
·
Vị tiểu
vương dưới thời Phật Nhất-Thiết-Trí Thành-Tựu Như-Lai: Trong kiếp
này Ngài là quốc vương của một nước nhỏ, thương yêu dân như con,
luôn thực hành mười hạnh lành làm lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên
dân chúng của vương quốc này tánh t́nh rất ngang ngược, hung ác. Do
đó Ngài đă phát nguyện rằng: "Nếu chưa độ hết những chúng sanh tội
khổ đều đặng an vui chứng quả Bồ-Đề, thời tôi nguyện chưa thành
Phật."
·
Hiếu nữ
Quang Mục dưới thời Phật Thanh-Tịnh Liên-Hoa-Mục Như-Lai: Cũng như
câu chuyện của Thánh nữ Bà La Môn, Quang Mục là một thiếu nữ rất
hiếu thảo đối với mẹ. Sau khi mẹ mất, nàng băn khoăn không biết mẹ
ḿnh nay đă thác sanh về đâu. Nhờ ḷng hiếu thảo và công đức cúng
dường một vị La Hán đầy phước đức, Quang Mục biết được mẹ đang chịu
khổ nạn tại địa ngục do hai tội ác giết hại sanh vật và chê bai mắng
nhiếc người khác gây ra lúc c̣n tại thế. Do phước lực của nàng và
oai lực của Phật Thanh-Tịnh Liên-Hoa-Mục Như-Lai, bà mẹ sau đó đă
phải trở lại đầu thai vào làm con của người đầy tớ trong nhà Quang
Mục chịu kiếp hạ tiện cho đến năm 13 tuổi mới được văng sanh về cơi
trời. Nàng Quang Mục v́ thương mẹ mà đă phát nguyện rộng lớn như
sau:
· "Từ ngày nay nhẫn về sau
đến trăm ngàn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các chúng
sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt
chúng đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo : địa ngục, súc
sanh, và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy
sau tôi mới trở thành bậc Chánh Giác."
Đức Thế Tôn đă v́ mẹ mà
t́m đến cung trời Đao Lợi. Tôn giả Xá Lợi Phất trước khi biết ḿnh
sắp nhập Niết Bàn đă quay về mái nhà xưa để độ thoát cho mẹ già.
Trong những câu chuyện về tiền kiếp của Bồ Tát Địa Tạng được Đức
Phật nhắc lại ở trên, hai h́nh ảnh nổi bật nhất vẫn là hai thiếu nữ
hiếu thảo hết ḷng cứu mẹ. Chữ Hiếu như thế, rất quan trọng trong
đạo Phật. Biết thương yêu mẹ mới biết thương yêu chúng sanh. Hiểu
được những nỗi khổ mà mẹ đang chịu đựng mới có thể hiểu được những
nỗi khổ của chúng sanh. Từ đó mới phát đại nguyện cứu vớt chúng
sanh. Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng khi đă chia xẻ kiếp người, cũng chia
xớt với chúng ta những t́nh cảm như thế, cho nên chúng ta, những
người con Phật, những hiếu tử, có ai nghĩ về mẹ mà không nước mắt
rưng rưng? Nhưng làm thế nào để giúp mẹ, để cứu vớt những người thân
trong lúc lâm chung hay đă qua đời? Kinh Địa Tạng cùng với công
năng, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng sẽ giúp ta thực hiện được điều
đó.
Công N ăng, Oai Lực của Bồ Tát Địa Tạng
và
Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện
Công
năng, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng bao trùm khắp ba cơi Trời, Người
và cơi âm. Nói theo danh từ nhà Phật, oai lực đó là không thể nghĩ
bàn. Riêng trong cơi thế gian này, Đức Thế Tôn qua Kinh Địa Tạng Bổn
Nguyện đă cho chúng ta biết rằng bất cứ chúng sanh nào hoặc được
nghe danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát rồi chí tâm quy y hoặc cúng
dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ h́nh tượng, đảnh lễ Bồ Tát, chắc chắn sẽ
đạt được những lợi ích lớn lao sau đây:
1.
Lợi ích trong cuộc sống hiện tại:
- Những nguyện lớn mau chóng thành
tựu: Những ước muốn mong cầu trong đời hiện tại hoặc vị lai, chắc
chắn sẽ được thành tựu. Tất cả những ai phát nguyện lớn lao, muốn
cứu độ chúng sanh, muốn đạt đạo quả Bồ đề đều được oai lực của Bồ
Tát trợ giúp để đạt thành ư nguyện.
-
Được trí huệ lớn: Đối với những người kém trí nhớ, nghe rồi quên,
kinh điển đọc tụng bao nhiêu lần cũng không nhớ nỗi, Phật dạy nên
dùng một chén nước trong để trước tượng Bồ Tát một ngày một đêm rồi
chí tâm cung kính quay mặt về phương nam thỉnh nước này để uống, sau
đó phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi... giữ ǵn 5 giới
trong ṿng 7 hoặc 21 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.
- Tai Nạn Tiêu Trừ : Tất cả những ai luôn bị
tai vạ theo đuổi, thân luôn mang tật bệnh, gia đạo không an, người
thân ly tán... Nếu chuyên tâm tŕ tụng danh hiệu của Bồ Tát từ một
muôn biến trở lên, tất cả mọi hoạn nạn sẽ dần dần được tiêu
trừ.
- Thoát khỏi hiểm
nguy: Nếu
gặp cảnh ngộ phải xông pha vào chốn hiểm nguy, trước khi ra đi
chuyên tâm niệm danh hiệu của Bồ Tát trên một muôn biến, sẽ thoát
khỏi khổ nạn hiểm nguy.
- Tiêu tội chướng, bệnh tật:
Những người bị bệnh thập tử nhất sinh, nằm liệt giường, sống
dở chết dở, đó là do nghiệp-đạo luận tội chưa đi đến quyết định dứt
khoát nên khó chết cũng như khó lành. Trong lúc này người thân nên
dùng tài sản, vật qúy của người bệnh tô vẽ h́nh tượng, cúng dường Bồ
Tát rồi báo cho người bệnh biết cũng như tŕ tụng kinh này th́ người
đó v́ nghiệp báo mà phải mang lấy bệnh nặng sẽ được hết bệnh, sống
lâu, c̣n như nếu hết nghiệp lúc chết các nghiệp chướng sẽ được tiêu
trừ, không c̣n bị đọa vào ba đường ác mà sẽ được văng sanh về cơi
Trời.
-
Được quỉ thần hộ vệ: Những người cung kính đảnh lễ, dùng các h́nh
thức văn mỹ nghệ ca ngợi Bồ Tát Địa Tạng, khuyến khích những người
khác cùng làm theo như thế, trong đời này cũng như ở những kiếp sau,
họ sẽ được trăm ngh́n quỉ thần luôn theo hộ vệ ở bên ḿnh, không c̣n
bị mắc vào những tai họa nữa.
2. Lợi ích cho kiếp
sau:
- Thoát khỏi nữ thân: Những người nữ nào không
muốn mang thân gái ở kiếp sau, hàng ngày thành kính cúng dường,
chiêm ngưỡng, đảnh lễ Địa Tạng Bồ Tát sẽ được như ư
nguyện.
-
Được thân xinh đẹp: Những người nữ hiện tại mang thân h́nh xấu xí,
hay ốm đau bệnh tật trong những kiếp tới sẽ được thân h́nh xinh đẹp,
sinh vào nơi quyền qúy cao sang nếu cung kính đảnh lễ, tŕ niệm danh
hiệu Bồ Tát Địa Tạng.
- Thoát kiếp nô lệ: Những người sinh ra
trong kiếp tôi đ̣i, nô lệ nếu thành tâm tŕ tụng danh hiệu Bồ Tát
Địa Tạng liên tiếp trong 7 ngày, đủ một muôn biến, kiếp tới sẽ không
c̣n sinh vào nơi hạ tiện nữa.
3.
Lợi ích trước phút lâm chung.
Kinh
Địa Tạng Bổn Nguyện có thể xem là một quyển kinh gối đầu giường, một
cuốn chỉ nam cho người Phật Tử khi phải đối diện hoàn cảnh một người
thân yêu của ḿnh sắp mạng chung. Đây là giây phút hệ trọng nhất của
một linh hồn sắp giă từ cơi thế, khi mà tất cả những ham muốn, dục
vọng của cả một đời người tích tụ lại thành một năng lực quyết định
cho hướng đến của kiếp tương lai. Giống như sĩ tử trong kỳ thi cuối
cùng, đây chính là thời điểm thử thách, cân lường thiện nghiệp, ác
nghiệp của một đời người trước khi chuyển kiếp. Trong lúc này, Đức
Thế Tôn cho ta biết, "thần thức của người chết đang hôn mê, mờ mịt,
những quỉ thần, ma đạo đôi lúc c̣n biến h́nh ra cha mẹ, những người
thân thuộc để lôi kéo họ vào ác đạo, ngay cả đối với những người đă
tạo nghiệp lành trong hiện thế." (Quyển Trung-Phẩm Thứ Tám- Các Vua
Diêm La Khen Ngợi). Cho nên vai tṛ của người thân lúc này rất
quan trọng. Họ phải ở bên cạnh người sắp lâm chung, liên tục tŕ
tụng danh hiệu Phật, Bồ Tát làm sao cho lọt được vào lỗ tai người
chết, như vậy các ma quỉ, ác thần mới lui tan đi chỗ
khác.
Đức Phật cũng cho biết
những công việc cần làm của thân nhân trong suốt 49 ngày khi linh
hồn người chết đang c̣n vất vưởng, luôn trông ngóng thân quyến cốt
nhục tu tạo phước đức làm hành trang, vốn liếng cho họ được nhẹ bước
siêu linh. Nỗ lực chính yếu của thân nhân trong thời gian này nên
được thể hiện bằng những hành động tích cực như không được giết hại
sinh vật, cúng tế thần linh, ma quỉ. Sau 49 ngày th́ người chết sẽ
tùy theo nghiệp mà nhận lấy quả báo.
Có lẽ
quyển "Tạng Thư Sống Chết" của Phật Giáo Tây Tạng là quyển sách diễn
tả một các khá rơ ràng về những giai đoạn biến chuyển của thần thức
-hay thân trung ấm (bardo) con người từ giây phút lâm chung cho đến
49 ngày sau đó, phù hợp với giáo lư mà Đức Phật đă diễn nói trong
kinh Địa Tạng. Trong phần "Các cảnh báo trước nơi tái sanh" tác giả
cho biết: "Những người nào phải sanh vào địa ngục sẽ nghe những tiếng
như những lời than văn và sẽ bị bắt buộc phải đi vào một cách không
cưỡng lại được. Sẽ hiện ra những khoảng tối mù mịt, những ngôi nhà màu
đen
và trắng, những lỗ đen ng̣m trong đất, những con đường tối om mà
người ta sẽ phải đi theo. Bước vào đó là người ta vào địa ngục và sẽ
phải đau khổ v́ qúa nóng, qúa lạnh... và sẽ phải chịu đựng lâu dài
mới ra khỏi được". Bởi vậy, đối với người đang hấp hối, sự hiện
diện bên cạnh của vị bổn sư hay của một vị thiện trí thức mà đương
thời người hấp hối kính trọng, tin tưởng, đọc tụng cho họ những bổn
kinh hay tŕ niệm hồng danh chư Phật, chư Bồ Tát, cụ thể là Bồ Tát
Quán Thế Âm hay Bồ Tát Địa Tạng -hoặc vị Bồ Tát nào mà lúc sinh thời
người đó đă chọn thờ kính làm vị Đại sư của ḿnh -tương tự như vị
thánh bổn mạng của người Thiên chúa giáo- sẽ giúp ích lớn lao cho
người chết được mau chóng siêu thăng về cơi Phật.
4.
Lợi ích đối với người quá văng.
-
Siêu độ vong linh: Tại sao trong giấc ngủ ta nằm mơ thấy ma quỷ,
hoặc h́nh ảnh những người lạ tạo cho ta những ấn tượng lo buồn, hoặc
kinh sợ đến đổi phải thở than, khóc lóc hoặc kinh hoảng trong giấc
mơ? Đức Phật giải thích cho ta biết đó là do linh hồn những thân
quyến của ta đă chết trong kiếp này hay những kiếp trước bị đọa vào
ác đạo nên t́m đến ta để mách bảo hy vọng rằng v́ t́nh cốt nhục ta
sẽ t́m cách giúp họ thoát ra khỏi con đường ác đạo.
Để
giúp cho những vong linh này được siêu độ, Phật dạy ta nên chí tâm
đảnh lễ trước h́nh tượng của chư Phật hay Bồ Tát rồi tự ḿnh đọc
tụng kinh này hoặc nhờ người khác đọc tiếp từ 3 đến 7 biến tức thời
những linh hồn thân quyến kia sẽ được giải thoát không c̣n hiện về
trong giấc mơ nữa.
- Gặp
lại người thân đă quá văng: Những người nào gặp cảnh cha mẹ mất sớm từ lúc
vừa mới sanh ra cho đến trong ṿng mười tuổi, hoặc có anh chị em,
quyến thuộc đă qua đời, sau này khi họ lớn lên, nhớ tưởng đến những
người đă quá văngï, không biết thác sanh về đâu, trong kinh Địa Tạng
Bổn Nguyện, Phật dạy rằng hễ cứ mỗi lần nghe danh hiệu hoặc chiêm
ngưỡng h́nh tượng của Bồ Tát Địa Tạng th́ cung kính đảnh lễ một lần
trong suốt một ngày đến 7 ngày, những thân quyến quá văng dù có bị
đọa vào ác đạo cũng được siêu thăng lên cơi Trời. Nếu thực hiện công
hạnh này đủ 21 ngày và tŕ tụng một muôn biến danh hiệu của Bồ Tát
Địa Tạng sẽ được Ngài hiện về trong giấc mơ mách bảo cho biết nơi
thác sanh hoặc Ngài sẽ dẫn đến tận nơi để gặp lại người thân đă qua
đời.
Quan Niệm Về Địa Ngục, Tội
Phước Nghiệp Báo
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
Có
thể xem Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện là quyển kinh nói rơ nhất về thế
giới bên kia -tức cơi âm-, về địa ngục và những trừng phạt, về tội
phước và nghiệp báo.
1. Về
địa ngục:
Một
vấn nạn mà các triết gia Đông Tây thường nêu ra để t́m lời giải đáp
là sau khi chết, thần thức tức linh hồn của con người sẽ đi về đâu ?
Phải chăng có cơi địa ngục hiện diện ở thế giới bên kia và nếu có,
qua đó những kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt như thế
nào?
Câu
trả lời của Phật giáo rất rơ ràng. Trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện,
Đức Phật đă trả lời dứt khoát cho ta biết là có địa ngục và có sự
trừng phạt. Ngài chỉ rơ rằng những người sinh ra trong đời này hoặc
mang kiếp nghèo hèn,hoặc gia đ́nh quyến thuộc ḱnh chống nhau, hoặc
thân h́nh xấu xí tàn tật, đui, điếc, câm ngọng, không lưỡi, miệng
lở, điên cuồng mất trí, chết yểu,... hoặc sinh làm chim chóc, súc
sanh... đều là những chúng sanh đă tạo ác nghiệp từ thân khẩu ư từ
những kiếp trước, sau khi chịu qủa báo ở đời này, nếu không tu tập,
họ sẽ c̣n tiếp tục bị " đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc
nào thoát khỏi".
Ta
tin lời Phật dạy là có địa ngục, nhưng địa ngục đó như thế nào? Để
trả lời những thắc mắc của Thánh mẫu Ma-Gia cũng như Bồ Tát Phổ Hiền
nêu ra trong pháp hội, Bồ Tát Địa Tạng đă tóm lược ra cho ta biết
tất cả những loại địa ngục, qua đó nạn nhân phải nhận chịu những
h́nh thức trừng phạt hết sức kinh khủng bởi những khí cụ tra tấn ghê
rợn trong từng các loại địa ngục, mà trong đó nặng nề nhất là địa
ngục Vô Gián. Đọc đến đoạn kinh này, những người mang tinh thần duy
lư có thể sẽ nêu nghi vấn, đặt vấn đề: Con người chỉ cảm nhận được
đau đớn khi có xác thân, nhưng sau khi chết rồi, xác thân tan rả th́
những h́nh phạt, tra tấn đâu có tác dụng ǵ nữa, như vậy phải chăng
địa ngục chỉ là sự hù dọa của tôn giáo đối với những kẻ yếu bóng vía
? Ta hăy xem Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện giải thích như thế nào về vấn
đề này.
Địa
ngục là ǵ? Trả lời Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài Địa Tạng nêu rơ :
" Đó
là do chúng sanh trong cơi Diêm-Phù-Đề làm những điều ác mà tùy
nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế" và ngay cả các khí cụ
tra tấn cũng được giải thích, "Khí cụ là do các hạnh nghiệp quấy
ác của chúng sanh mà cảm vời ra." (Quyển Thượng - Phẩm Thứ
Năm: Danh Hiệu của Địa Ngục). Thiết tưởng câu trả lời trên đây
đă diễn tả đầy đủ ư nghĩa về địa ngục. Địa ngục hiện hữu là do
nghiệp của mỗi chúng sanh mà CẢM ra. Có lẽ phải cần một cuốn sách
hay nhiều cuốn sách mới giải thích một cách đầy đủ quan niệm "tùy
nghiệp chiêu cảm", tuy nhiên để có thể h́nh dung một cách cụ thể
th́ nếu ta gây nghiệp ác, linh hồn ta sẽ không ngớt bị dày ṿ, chịu
trừng phạt đau đớn sau khi chết giống như ta đang sống trải qua một
cơn ác mộng. Trong ác mộng, tuy xác thân ta không bị hành hạ nhưng
ta cũng cảm thấy đau đớn, lo lắng, kinh hải, ta cũng rên la than
khóc, đổ mồ hôi hột trước những sự khủng khiếp mà ta đang chịu đựng
trong giấc mơ; nhưng may mắn cho ta, thần thức ta có chỗ dựa là xác
thân, khi sự kinh khủng lên đến cao độ ta tỉnh mộng và t́m được lối
thoát. Nhưng sau khi chết, linh hồn ta sẽ không c̣n chỗ dựa, ta
không c̣n lối thoát nào nữa, cơn ác mộng do đó sẽ kéo dài bất tận do
những nghiệp ác gây nên, cho đến khi nào nghiệp ác tự tiêu diệt hoặc
ta được những nguyện lực có khả năng cứu rổi ta siêu thoát qua cảnh
giới khác.
Hiểu
Địa ngục như thế để thấy cảm thương cho cha mẹ, thân quyến của ta,
của tất cả chúng sanh v́ nghiệp ác phải trả trong địa ngục, để hướng
từ bi tâm của ta nguyện cầu cho họ mau chóng siêu thoát hoặc tích
cực hơn, tŕ tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện để nhờ oai lực của Bồ Tát
cứu vớt họ đến những cảnh giới an lạc.
Vấn đề tội phước nghiệp
báo:
Khi
ta tin có Địa ngục tức là ta tin có vấn đề tội phước nghiệp báo,
trong kinh Địa Tạng bổn nguyện Đức Thế Tôn đă cho ta biết như thế.
Mọi việc xảy ra ở trên đời này không có ǵ là ngẫu nhiên. Ta như thế
nào trong kiếp sống hiện tại là kết qủa của nghiệp báo gây ra từ
những kiếp trước. Chính nghiệp -tốt hay xấu- của một người gây ra do
thân, khẩu, ư trong đời này lại sẽ là lực quyết định tương lai cho
những kiếp tới của cá nhân đó mà không là ǵ khác. Nghiệp là một nhà
phán quan vô tư không sai chạy. Hay ta có thể h́nh dung ra nghiệp
như là một nhà kế toán với phương tiện điện toán hiện đại nhất mà
tất cả những hành động tốt xấu của ta xảy ra sẽ được nó lưu trữ vào
bộ nhớ (memory) không sót một chi tiết nào. Đến giờ lâm tử, nó mới
bắt đầu giở sổ sách ra để tính toán với ta. Từ đó cánh cửa mở ra để
ta bước vào cơi Phật, cơi Trời, hoặc đầu thai trở lại làm người, làm
súc sanh, hay đi về địa ngục...
Vấn
đề luân hồi, tái sinh ngày nay không c̣n là một vấn đề siêu h́nh,
trừu tượng nữa mà đă trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa
học thực nghiệm. Hàng ngàn trường hợp đă được kiểm chứng một cách
khoa học và được phổ biến qua báo chí, sách vở. Ba nhà tiên phong
trong lănh vực này là Bác sĩ Ian Stevenson nguyên Giáo sư Đại học Y
Khoa Louisiana State University, Trưởng khoa Thần kinh Trường Đại
học Y Khoa University of Virginia; Tiến sĩ Bác sĩ Raymond Moody,
Jr., thường trú tại bệnh viện Đại học Y Khoa University of Virginia
và đặc biệt là Bác sĩ Nha Khoa Bruce Goldberg, hiện có pḥng mạch
tại Los Angeles, CA đă dùng "Thôi miên trị liệu pháp" (Hypnotherapy)
để cho bệnh nhân nhớ lại tiền kiếp. Trường Đại học Y Khoa Florida,
Hoa Kỳ, đă mở hẵn phân khoa "Thôi miên trị liệu pháp", dùng phương
pháp thôi miên để khám phá những căn bệnh mà họ không thể xác định
được căn nguyên. Với phương pháp này họ có khả năng làm cho người
bệnh nhớ lại tiền kiếp của ḿnh và nhờ đó mà khỏi bệnh. Bản báo cáo
của Trường Đại học này có ghi lại là trường hợp của một bệnh nhân bị
chứng đau bụng dưới kinh niên. Cơn đau kinh khủng đến độ bệnh nhân
tưởng như cơ thể, đất trời phải nổ tung ra, không thể chịu đựng nỗi.
Các phương tiện y khoa đều bó tay không t́m ra nguyên nhân căn bệnh,
cuối cùng phải nhờ đến phương thức trị liệu mới. Nhờ phương thức này
mà các bác sĩ chữa trị đă giúp bệnh nhân nhớ lại một trong những
tiền kiếp của ḿnh, khi anh là một cai tù tại một quốc gia Nam Mỹ
dưới thời thống trị của đế quốc Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 15. Anh
là một cai tù rất hung bạo. Những tù nhân nào qua tay anh đều bị anh
mang giày bốt đá vào bụng dưới; những nạn nhân này không bị dập gan,
dập ruột th́ cũng bể bao tử, đau đớn vô cùng. Thấy được tiền kiếp
này anh cảm thấy vô cùng hối hận và lành bệnh. Chính BS. Bruce
Goldberg trong tác phẩm của ông, "Past lives, Future lives" cũng đă
kể lại trường hợp ông đă chữa lành bệnh mù mắt cho một thiếu nữ khi
cho bệnh nhân này thấy lại tiền kiếp của ḿnh. (Sđd, trang
100-106).
Đức
Thế Tôn trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cũng đă nêu ra một số thí dụ
điễn h́nh về tội phước nghiệp báo. Ngài cho biết những hạng Tăng ni
giả danh, phá giới, phạm trai, những người chế diễu, phỉ báng những
kẻ tu hành th́ chắc chắn sẽ bị đọa và ngục Vô Gián, hoặc sanh làm
cầm thú đói khát suốt đời; nếu những người chuyên sát sanh hại vật
th́ kiếp tới sẽ bị chết yểu; những người không bao giờ toại chí,
trong cuộc sống làm việc ǵ cũng thất bại là v́ kiếp trước họ hà
tiện, bỏn xẻn, chẳng hề giúp người; những người hay chưỡi bới mắng
nhiếc, nói lời thô ác th́ bị quả báo không lưỡi, miệng lở, hoặc nội
bộ gia đ́nh quyến thuộc không an ổn,ḱnh chống lẫn nhau; những người
đời này mang thân xấu xí, tàn tật là do kiếp trước hay nóng
giận...
Là
Phật tử, khi đă hiểu rơ về tội phước nghiệp báo như thế, nếu ta có
gặp phải những bất hạnh trong kiếp sống này th́ nên nỗ lực tu tập để
hy vọng được sanh về những cảnh giới tốt đẹp hơn trong tương lai,
c̣n nếu ta đang tận hưởng tất cả những hạnh phúc, sung sướng, giàu
có, uy quyền trong kiếp sống hiện tại th́ lại càng phải nỗ lực tu
tập hơn nữa để tăng trưởng thiện nghiệp cho những kiếp sắp tới. Đức
Thế Tôn v́ ḷng đại bi, thương yêu chúng sanh như con nên đă chỉ cho
ta một con đường sáng tỏ như thế trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Lời
dạy của Ngài không cao xa mà rất cụ thể, chỉ cho ta phương pháp thực
hành rất dễ dàng để không c̣n bị rơi vào ác đạo: "Trong mỗi tháng
những ngày: Mùng một, mùng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm
bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi, mười ngày trên đây là ngày mà các
nghiệp tội kết nhóm lại để định là nặng hay nhẹ... Trong mười ngày
trai trên đây, nếu có thể mỗi ngày tụng một biến kinh này." (Quyển
Trung-Phẩm Thứ Sáu- Như Lai Tán Thán).
Tu
Tập, Hành Tŕ
Theo Hạnh Nguyện
Của Bồ Tát Địa Tạng
Đọc
tụng kinh Địa Tạng, tŕ niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, ta phải thấy
được hạnh nguyện cao cả của Ngài: "Nếu trong địa ngục c̣n một chúng
sanh bị đau khổ, tôi thề sẽ không thành Phật", để từ đó những người
phát tâm Bồ Tát nỗ lực tu tập, hành tŕ theo hạnh nguyện của Ngài,
theo gót chân Ngài, nương theo oai lực của Ngài đi vào chốn địa ngục
để cứu vớt những linh hồn bất hạnh hầu đền trả ơn Tam Bảo, ơn cha
mẹ, tổ tiên.
Nhưng
địa ngục ở đâu? Có lẽ ta không cần phải t́m địa ngục ở đâu xa, bởi
v́ địa ngục không nhất thiết là ở thế giới bên kia, địa ngục tồn tại
ngay trong kiếp sống này, trên thế giới này; bởi v́ nơi nào có ngục
tù, có giam cầm, tra tấn, có tiếng rên xiết, thở than là ở đó có địa
ngục. Phật giáo là tôn giáo của Từ Bi, ra đời v́ những khổ đau của
nhân loại, cho nên người Phật tử phải là những nhân tố tích cực có
mặt hàng đầu tại những nơi khổ nạn mà chốn ngục tù là một thí dụ
điễn h́nh. Chưa hết, c̣n bao nhiêu oan hồn vất vưởng, nạn nhân của
những cuộc chiến kinh hoàng, những pḥng hơi ngạt, những trại tập
trung, những trại cải tạo, trên Biển Đông, trong những ngục tù oan
khuất... đang cần được siêu độ. Đọc tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện,
tŕ niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, được phần công đức nào ta nên
hồi hướng đến những chúng sanh bất hạnh này và nguyện cầu cho linh
hồn họ mau chóng siêu thoát.
Địa
ngục cũng có thể ở chung quanh ta, đó là môi trường không thoải mái
mà ta phải sống hoặc làm việc. Đó là những người sống bên cạnh ta,
là bạn đồng sở, hàng xóm láng giềng, thậm chí ngay cả cha mẹ, vợ
chồng, anh em, con cái... những người ta không thích nhưng do nghiệp
duyên ta phải gần gũi, chung đụng mà đôi khi họ đă tỏ ra rất độc ác,
biến đời sống ta thành cơi địa ngục. Jean Paul Sartre, một triết gia
nỗi tiếng của Pháp đă từng nói "L’enfer c’est les autres" -Địa ngục
tức là những người chung quanh- cũng trong ư nghĩa này. Địa ngục
cũng ở ngay chính trong ta, đó là tham lam, giận dữ, hận thù, đố kị,
si mê, mù quáng... đă hàng ngày không ngớt xâu xé ta, biến ta thành
những con người ngập ch́m trong vô minh tăm tối, bị chế ngự bởi
những thú tính thấp hèn. Tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng v́
thế cũng có nghĩa là thể hiện những hành động tích cực biến cải
chính con người ta, môi trường sống chung quanh ta từ địa ngục trở
thành Tịnh Độ.
Từ
những công hạnh và nỗ lực tu tập này, người Phật tử thực hành Bồ tát
đạo, khi giă từ cơi thế lập tức phát khởi tâm đại từ bi, dâng lời
phát nguyện xin bước theo Bồ Tát Địa Tạng đi về chốn địa ngục để lập
thêm công đức, cho đến khi nào Đức Phật Di Lặc chuẩn bị ra đời, ta
lại xin được trở về cơi Trời Đâu suất, tiếp tục tu học để cùng với
Phật Di Lặc trở lại cơi thế trong hội Long Hoa, xây dựng một cơi
Tịnh độ mới cho nhân loại. Chắc chắn Ngài sẽ tiếp nhận
ta.
H́nh
ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ
lư, tay cầm tích trượng là một h́nh ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm
của những người con Phật, đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu.
Chiếc thiền trượng của Bồ Tát Địa Tạng đă, đang và sẽ gỏ măi vào
cánh cửa địa ngục. Năng lực của tâm đại bi sẽ làm mở tung tất cả
những cánh cửa hắc ám, làm tan rả những xiềng xích trói buộc, giải
cứu tất cả những ai c̣n bị đọa đày trong cơi vô minh, tù ngục để từ
đó những hạt giống bồ đề, những hạt giống thương yêu sẽ nẩy mầm mạnh
mẽ trong những linh hồn đau khổ của anh, của chị, của chúng ta, của
tất cả những thân bằng quyến thuộc, đang sống hay đă qua đời... Đó
chính là thông điệp của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN
ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỔ TÁT. NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.
Tâm Hà Lê Công
Đa
|