Quan Điểm  Về Tái Sanh, Luân Hồi

Trong Đạo Phật.

Tâm Hà Lê Công Đa

Các lư thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đă cố gắng đưa ra những lư giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá tŕnh tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong ṿng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noăn sinh – andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh- jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh -  samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh – oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.

Cho dù khoa học ngày càng tiến bộ, đặc biệt là trên lănh vực Sinh học với sự khám phá DNA, đă giải mả một số bí mật trong lănh vực Di truyền học, cùng với những nghiên cứu sâu rộng về tế bào mầm và kỹ thuật nhân giống  (cloning), câu hỏi về nguồn gốc con người cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên một điều mà chắc hẵn mọi người đều đồng ư với nhau là, con người được sinh ra đời do kết quả của sự thụ tinh, từ đó phôi bào được h́nh thành, nuôi dưỡng và nảy nở trong tử cung của người mẹ trong một khoảng thời gian  nào đó trước khi chào đời. Chúng ta tạm thời bắt đầu từ khởi điểm này, bởi v́ từ điểm cốt lỏi này, nhân loại hôm nay đang đối diện với một vấn đề  bao trùm trên khắp các mặt lương tâm, đạo đức, luân lư, và xă hội, một vấn đề hiện vẫn c̣n gây ra nhiều tranh căi và đôi khi dẫn đến đổ máu:  Phôi bào có thể xem như là một con người? Nếu quan niệm phôi bào là một con người tại sao luật pháp của các xă hội lại chấp nhận chuyện phá thai, không xem đó là một tội ác sát nhân?

Trước khi đi sâu vào nhận thức, quan điểm của Phật giáo vấn đề này, xin mời bạn đọc điểm qua một số huyền thoại, truyền thuyết dân gian của Phật giáo liên quan  đến cái chết của những hài nhi, đặc biệt là huyền thoại về một vị Bồ Tát chuyên bảo vệ trẻ con -thủy tử, của truyền thống Phật giáo Nhật Bản.

 

1. Từ Huyền Thoại Về Một Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con. 

           Theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản, để tưởng niệm những trẻ thơ chết khi c̣n ở trong bụng mẹ (sẩy thai, phá thai,...) hoặc chỉ trải qua một vài năm ngắn ngủi của đời người,  Phật giáo Nhật Bản có nghi lễ tôn thờ Địa Tạng Mizuko (Thủy Tử) -mà h́nh tượng là một nhà sư bồng một đứa trẻ ở trên tay và một hoặc hai đứa trẻ đang quấn quít dưới chân Ngài- vốn rất phổ thông trong đại chúng. Cũng theo niềm tin tưởng từ lâu đời, người Nhật cho rằng mọi sinh vật đều được sinh ra từ ḷng biển cả, kể cả đảo quốc và cư dân của đất Phù Tang, Thủy Tử (Mizuko) v́ thế được dùng để diễn tả phôi bào của những sinh vật đang trôi nổi b́nh bồng trong một thế giới đầy nước, chờ đợi được sinh ra đời.  Trước thế kỷ thứ 20, tỉ lệ tử suất của trẻ con ở Nhật Bản ở một mức độ rất cao, có không đến 50% trẻ em sống sót đến 5 - 7 tuổi. Tuy nhiên đây không phải là lư do chính để người Nhật tạo ra biểu tượng Địa Tạng Mizuko mà truyền thống nghi lễ này chỉ mới h́nh thành trong khoảng thập niên 1960, khi dân Nhật trăi qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế, hậu quả của Đệ Nhị Thế Chiến. Trong điều kiện này, chính phủ Nhật Bản khuyến khích mỗi gia đ́nh lư tưởng chỉ nên có hai con và phá thai v́ thế là một trong những biện pháp được sử dụng hợp pháp để đạt đến chỉ tiêu này.

Theo niềm tin tưởng rất lâu đời của Phật tử Nhật Bản kể từ thời Trung cổ th́ Bồ Tát Địa Tạng rất thương yêu trẻ con và v́ thế Ngài là vị Bồ Tát có một sứ mệnh rất đặc biệt là bảo vệ trẻ con. Chính v́ vậy mà đa phần những h́nh tượng Bồ Tát Địa Tạng tại Nhật Bản đều mang một khuôn mặt trẻ thơ rất đáng yêu. Trong các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam, v.v.. chỉ có Nhật Bản là có truyền thống độc đáo này. Người ta không biết rơ niềm tin này được phát xuất từ đâu, có thể là bắt nguồn từ cuốn Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Theo một phẩm ở trong cuốn Kinh này th́ vị quỉ thần trách nhiệm về sinh mệnh và tuổi thọ của con người, Chủ Mạng Quỉ Vương, cũng là một vị Bồ Tát do ḷng từ hóa hiện, trong khi cùng với các vua Diêm La câu hội về cung trời Đao Lợi để nghe Phật thuyết pháp, đă bạch Phật:

“Người trong cơi Diêm Phù Đề lúc mới sanh, không luận là con trai hay con gái, khi sắp sanh ra chỉ nên làm việc phước lành thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thời Thổ Địa vui mừng khôn xiết, ủng hộ cả mẹ lẫn con đều đặng nhiều sự  an vui, hàng thân quyến cũng được phước lợi. Hoặc khi đă hạ sanh rồi, nên cẩn thận chớ có giết hại sanh vật để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu ăn, cùng nhóm họp cả cả hàng quyến thuộc lại để uống rượu ăn thịt, ca xang đờn sáo, nếu làm những việc trên đó có thể làm cho người mẹ đứa con chẳng đặng an vui.” (1)

Trong một đoạn kinh khác, khi tán thán về công năng và oai lực của Bồ Tát Địa Tạng, Phật đă tuyên thuyết cùng Bồ tát Phổ Quảng: 

“Lại vầy nữa, nầy Phổ Quảng! Về trong thuở về sau này , nơi cơi Diêm Phù Đề, trong hàng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, tất cả các hạng người, và những dân tộc gịng họ khác, như có người nào mới sanh đẻ hoặc con trai hoặc con gái, nội trong bảy ngày, sớm v́ đứa trẻ mới sanh đó mà tụng kinh điển không thể nghĩ bàn này, lại v́ đứa trẻ mà niệm danh hiệu của Ngài Địa Tạng Bồ Tát đủ một muôn biến. Được vậy thời đứa trẻ hoặc trai hay là gái mới sanh ra đó, nếu đời trước nó có gây ra tội vạ chi cũng đặng thóat khỏi cả, nó sẽ an ổn vui vẻ dễ nuôi, lại thêm được sống lâu. C̣n như nó là đứa nương nơi phước lực mà thọ sanh, thời đời nó càng được an vui hơn cùng sống lâu hơn.” (2)

Chăm lo cho hạnh phúc trẻ thơ chưa đủ, Bồ Tát Địa Tạng c̣n chăm lo đến số phận của những trẻ thơ bất hạnh đă ĺa đời ngay lúc c̣n thơ ấu, hoặc v́ lư do nào đó đă chết khi đang c̣n là một bào thai ở trong bụng mẹ. Chết yểu, theo quan niệm của người Á Đông là một điều bất hạnh. Càng bất hạnh hơn nữa theo quan điểm Phật giáo là v́ trẻ thơ chưa có ư niệm về sự sống, chết; thế nên trong giai đoạn thân trung ấm, thần thức của chúng vẫn c̣n lảng vảng chung quanh những người thân yêu như cha mẹ anh chị em, không chịu rời bỏ căn pḥng và ngôi nhà mà chúng đă từng sinh sống. Hàng ngày chúng tiếp xúc với họ, nói chuyện với họ và cảm thấy rất đau khổ v́ những người thân yêu này hầu như không ai nghe lời chúng, không có vẻ ǵ quan tâm đến chúng cả. Chúng thật là cô đơn, buồn tủi và rất đáng tội nghiệp. Chúng ta đừng vội nghĩ một cách đơn giản rằng v́ trẻ con ngây thơ trong trắng, trong đời chúng chưa hề gây ra một ác nghiệp nào nên khi chết là có thể được sanh về những cảnh giới tốt đẹp. Sự thật không phải như vậy. Điều này đă được Đức Phật giải thích một cách khá rơ ràng khi phản bác lập luận của một người ngoại đạo cho rằng, nếu một người nào đó, thân không làm những điều xấu ác, miệng không thốt những lời cay độc, không có những tác ư xấu xa, không kiếm sống bằng những  nghề bất lương, người đó như thế đă hoàn tất những nỗ lực tu tập tinh thần cần thiết và trở thành một bậc thánh, một bậc giác ngộ trong kiếp sống này.  Đức Phật đă phản bác rằng:

“Một hài nhi c̣n nằm ngữa chưa hề có ư niệm thế nào là “thân”  làm sao chúng có thể có những hành động xấu ác khi thân chỉ biết ḅ và lật? Một hài nhi c̣n nằm ngữa ngay cả c̣n chưa biết “nói chuyện” th́ làm sao có thể thốt ra được những lời cay độc khi miệng chỉ biết khóc nhè?... [Chúng] không hề có ư niệm thế nào là “tác ư” th́ làm sao có thể có những tác ư xấu xa?  [Chúng] không hề có ư niệm thế nào là “nghề nghiệp sinh sống” th́ làm sao chúng có thể hành nghề bất lương để kiếm sống ngoại trừ rúc vào vú mẹ? Nếu [tất cả những ǵ mà ông nói] như thế, th́ một đứa hài nhi c̣n nằm ngữa là một bậc thánh, và là [một bậc giác ngộ]. (3) 

Như thế những linh hồn trẻ thơ này sẽ đi về đâu trong và sau giai đoạn thân trung ấm và Bồ Tát Địa Tạng làm thế nào để cứu giúp chúng? 

 

 Bên bờ sông Nại Hà

Theo sự tin tưởng của người Phật tử Nhật Bản, lứa tuổi trẻ con v́ trí óc c̣n non nớt chưa phát triển nên không thể phân biệt được phải trái cũng như không thể thấu hiểu được những giáo lư của đạo Phật. Dĩ nhiên v́ không thông hiểu giáo lư, chúng không thể tu tập để đạt đến giác ngộ -như đoạn kinh Phật đă giải thích ở trên- v́ thế nên tuy ngây thơ vô tội, sau khi từ giả cơi đời chúng không thể sanh vào cảnh giới Phật, kể cả cảnh giới Tịnh Độ. Ngược lại chúng bị rơi vào cơi u minh mờ mịt. Huyền thoại Á Đông thường đề cập đến một gịng sông mà người chết trong giai đoạn thân trung ấm cần phải vượt qua, đó là sông Nại hà.

            Theo truyền thuyết của Nhật Bản, những trẻ con yểu tử sau khi chết đều tụ tập ở bên bờ sông này. Do ḷng thương nhớ khôn nguôi đến những người thân yêu, tại đây chúng nhặt những ḥn đá cuội sắp xếp thành những ngôi nhà để tưởng nhớ đến cha mẹ, anh chị em. Khi hoàn tất xong một cái, chúng bảo rằng: “Cái nhà này là của mẹ, người bảo bọc tôi. Cái nhà này là của cha, người nắm tay tôi dẫn dắt tôi trên đường đời. Cái này là của anh, chị, em tôi...”

            Một số huyền thoại cho rằng chính trong lúc này Bồ Tát Địa Tạng đă hiện ra để chơi với chúng, khuyến khích, tiếp tay xây dựng những ngôi nhà trẻ con này hầu giúp chúng tích lũy công đức để nhờ đó có thể vượt qua gịng sông Nại hà, trong khi chờ đợi chúng lớn khôn với đầy đủ trí phán đoán để có thể đi đầu thai sang kiếp khác. Tuy nhiên trong số những truyền thuyết này, cũng có chuyện đă kể lại một cách thương tâm và ghê rợn hơn. Truyện mô tả là không khí bên bờ sông Nại hà rất là đ́u hiu và thê lương, trẻ con th́ không ngớt khóc than v́ không c̣n cha mẹ để nương tựa, bám víu. Trong lúc này một mụ phù thuỷ độc ác tên là Datsuba với một con mắt cháy đỏ hung dữ hiện ra, lột hết áo quần của tất cả bọn chúng treo lên cành cây. Mụ không ngớt nguyền rủa chúng là do chết yểu nên chúng đă không hoàn tất bổn phận của người con là phải săn sóc, giúp đỡ cha mẹ lúc cha mẹ già yếu. Để bù lại, mỗi ngày mụ bắt chúng phải ở trần truồng xây những căn nhà bằng đá cuội như là một sự trừng phạt. Nhưng rồi cứ mỗi buổi chiều tối, khi những căn nhà đă sắp hoàn thành xong th́ một bầy quỉ hung ác khác, đầu sừng răng nanh hiện ra, dùng gậy sắt đập phá hết tất cả những công tŕnh xây dựng của bọn trẻ, miệng không ngừng la lối nạt nộ: “Khốn nạn cho tụi bây chết trước cha mẹ! Tụi bây đâu đă biết cầu nguyện là ǵ!!”

            Chính lúc này th́ Bồ Tát Địa Tạng hiện ra và bọn trẻ trong lúc đang kinh hoàng vội vàng chạy đến chui vào tăng bào của Ngài để t́m chỗ ẩn trốn. Những đứa nhỏ hơn  v́ chạy không kịp đến trễ th́ vội đeo vào cánh tay hay thiền trượng của Ngài. Bồ Tát Địa Tạng liền an ủi vỗ về chúng: “Không có ǵ các con phải sợ hăi cả. Từ đây ta là Mẹ là Cha của các con.” Bọn quỉ đă xúm lại đ̣i Bồ Tát Địa Tạng phải trao đám trẻ con lại cho chúng, nhưng Ngài đă dùng uy lực của ḿnh phóng ra những vầng hào quang rực rỡ khiến bọn chúng đều khiếp sợ bỏ đi. Huyền thoại này của người Nhật đă mô tả lại những nỗi khổ đau mà ngay cả một đứa trẻ nhỏ bé ngây thơ vô tội cũng phải gánh chịu ở thế giới bên kia và chỉ có Bồ Tát Địa Tạng là người duy nhất đă cứu vớt những linh hồn bé nhỏ đó.

 

            Người ta không biết nguồn gốc của huyền thoại về gịng sông Nại hà được phát xuất từ đâu. Có thể là bắt nguồn từ truyện Thập Điện Diêm Vương trong các cuốn kinh Ngọc Lịch Minh Kinh của người Trung Hoa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ Tám, nói rơ chi tiết cuộc hành tŕnh về bên kia cỏi chết mà mỗi người phải trải qua. Theo niềm tin của người Trung Hoa th́ trong tuần lễ thứ hai của giai đoạn thân trung ấm, mỗi linh hồn đều phải vượt qua gịng sông Nại hà này. Có ba cách để đi qua sông.  Người nhiều công đức th́ thong dong đi qua cầu. Kẻ ít công đức hơn th́ được phép lội qua ở chỗ cạn. Kẻ không có chút công đức nào lại mang nhiều tội ác th́ phải lội qua  con sông với gịng cuồng lưu chảy xiết đầy sóng to gió lớn. Đa số đều bị chết đuối. Những người vượt thoát qua được gịng sông Nại hà đều lần lượt tùy theo tội ác nặng nhẹ sẽ được Thập Điện Diêm vương phân xử, kết án và tống vào các cửa ngục. Đến cửa ngục thứ mười tức là cửa ngục cuối cùng, cũng là nơi mà tội nhân phải gánh chịu những h́nh phạt nặng nề nhất, Bồ Tát Địa Tạng xuất hiện xin với Diêm Vương cho tội nhân được giảm khinh. Bởi v́ các vua Diêm Vương đều kính nễ Bồ Tát Địa Tạng, thế nên nếu chỉ cần t́m ra một điểm tốt nhỏ nhất của tội nhân, vua Diêm Vương cũng nễ lời Bồ Tát Địa Tạng sẵn sàng cho họ được hưởng án giảm khinh.

 Chính v́ tin tưởng vào gịng sông Nại hà này cũng như vào Bồ Tát Địa Tạng mà người Nhật Bản trong hàng thế kỷ qua đă xây dựng lên rất nhiều đền đài, lăng tẩm để thờ phượng Ngài dọc theo các bờ sông hay các ghềnh đá bên cạnh bờ biển, mà một địa điểm nổi tiếng là “Sai (Nại hà) no kawara of Numa no Uchi” được xây dựng từ thời Edo (Uế Thổ). Tại đây những người cha mẹ đau khổ v́ mất con đă đến sắp xếp những mộ tháp bằng đá cuội, hoặc đặt vào đó những viên đá nhằm tưởng niệm những đứa con đă qua đời trước bức tượng của Bồ Tát Địa Tạng. Có nơi người ta sắp xếp hàng trăm bức tượng nhỏ khuôn mặt của Bồ Tát Địa Tạng cùng với đồ chơi trẻ con xen kẻ  bên cạnh những ḥn đá tưởng niệm. Lâu ngày, những mộ tháp càng lớn dần lên do những người tin tưởng đến viếng thăm bỏ thêm vào những viên đá, không phải chỉ để tưởng nhớ đến những đứa con thân yêu của ḿnh mà cho cả những linh hồn của những trẻ thơ bất hạnh đă đi qua cơi đời này kể cả những trẻ  v́ lư do nào đó đă chết khi đang c̣n là một bào thai ở trong bụng mẹ.

Gần đây, vấn đề quan hệ t́nh dục nam nữ ngày càng trở nên dễ dăi, thêm vào đó để ngăn ngừa t́nh trạng nhân măn, trên thế giới -đặc biệt là tại các quốc gia đang mở mang- việc phá thai đă được nhà nước khuyến khích mà hậu quả là hàng năm đă có đến hàng triệu sinh mạng bị bóp chết ngay từ  khi c̣n là một phôi bào. Chỉ riêng tại Việt Nam, theo thống kê chính thức của chính quyền, (cập nhật ngày 19-08-2004): International Data for Evaluation of Abortion Services (IDEAS), th́ số phá thai hàng năm lên đến 1,566.046 vụ, chiếm tỉ lệ 8.3% (trong giới phụ nữ thuộc lớp tuổi 15-44). Việt Nam hiện đang đứng đầu thế giới về lănh vực này, tiếp theo là Cuba với 209,900 vụ chiếm tỷ lệ  7.77%. (4) Như vậy, đạo đức Phật giáo quan niệm như thế nào về vấn đề ngừa thai, phá thai và đặc biệt là sinh mệnh của phôi bào?

 

 2. Đến Quan Điểm của Phật Giáo Về Ngừa Thai, Phá Thai, Tái Sanh và Luân Hồi.

Trong dịp Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Âu Châu hồi gần đây, khi tiếp xúc với những nhà trí thức phương Tây, một số nhà khoa học Pháp đă nêu lên câu hỏi: “Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài tin rằng vào thời điểm nào trong quá tŕnh thụ thai của sinh vật bắt đầu hàm chứa  những hạt mầm tinh thần hay dấu hiệu thiêng liêng của sự sống?” 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đă trả lời rằng: 

“Phật giáo quan niệm rằng ư thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người và dĩ nhiên đây không phải là một việc làm chánh đáng. (5) 

Quan niệm này đă được Ngài khẳng định lại một lần nữa khi người ta nêu lên câu hỏi về vấn đề kiểm soát dân số:  

Thưa Ngài, quan niệm của Ngài như thế nào về việc kiểm soát sinh sản và Ngài có ư kiến ǵ về việc phá thai? 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đă trả lời như sau:

“Để trả lời cho câu hỏi này tôi thường giải thích theo quan điểm của người Phật tử vốn quan niệm rằng đời sống của tất cả mọi loài chúng sanh, kể cả côn trùng sâu bọ và đặc biệt là con người, đều rất qúy giá. Nếu nh́n vấn đề như thế  th́ tất cả mọi h́nh thứckiểm soát sinh sản đều cần phải được ngăn cấm. Tuy nhiên những sinh mạng qúy giá đó nay đă đạt đến một số lượng đáng kể, thế nên chúng ta không thể không khẩn thiết kêu gọi mọi người phải quan tâm đến vấn đề hạn chế sinh sản một cách nghiêm túc, v́ đó là phương cách duy nhất để hạn chế t́nh trạng gia tăng dân số. Như tôi đă từng đề cập, khi mà tài nguyên của trái đất đang khô kiệt dần, tôi chấp nhận chuyện hạn chế sinh sản một cách bất bạo động.

C̣n phá thai là một chuyện khác, đó là một hành động sát nhân. Truyền thống Giới Luật Phật giáo chỉ rơ rằng ta không được giết hại con người, cho dù đó là một bào thai. (6)

            Những phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi trả lời cuộc phỏng vấn nói trên, xem phôi bào như là một con người, đă phản ảnh một cách khá đầy đủ và đúng đắn quan điểm chính thức của Phật giáo đối với các vấn đề xă hội liên quan đến ngừa thai và phá thai. Nếu như khoa sinh vật học ngày nay đă chứng minh rằng phôi bào là sự kết hợp của hai thành tố, tinh trùng của người đàn ông và noăn châu của người đàn bà th́ trong rất nhiều kinh điển Phật giáo, h́nh thức thai sanh-sanh ra từ bào thai của người mẹ- đă từng được đề cập đến, có thể tóm tắt như sau : “Chúng sanh đầu thai này (Gandhabha), kẻ mang tâm thức, nhân cơ hội giao phối giữa một nam và một nữ, nhập vào cái phôi thai được h́nh thành qua sự giao phối ấy.” Như vậy, để một sự sống có thể được h́nh thành, trước tiên phải có một “chúng sanh đầu thai”, thế nên  ngoài hai yếu tố tinh trùng và noăn châu, theo Phật giáo c̣n có một yếu tố quan trọng thứ ba, đó là cái thức tái sanh (patisandhivinnâna), hay theo cách gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở trên, một cái ư thức, xuất hiện ngay chính vào lúc thụ thai.

Cái thức tái sanh này là ǵ và từ đâu ra, tại sao lại đợi đến lúc thụ tinh mới xuất hiện? Theo quan điểm của Phật giáo, đặc biệt là trường phái Duy Thức học, cái ư thức này c̣n được mang một cái tên khác là A Lại Da Thức, hay Tàng Thức. Tàng thức như tên gọi của nó  qua suốt một đời người đă tích lũy, dồn chứa -tức là huân tập- một số lớn chủng tử (bija), cùng kết hợp với những chủng tữ được tích lũy từ các đời trước tạo thành một yếu tố tâm vật lư dưới dạng năng lực.  Dạng năng lực này Phật giáo gọi là nghiệp lực trong đó một số chủng tử khi hội đủ các yếu tố trợ duyên, và được thúc đẩy bởi ḷng khát ái (tanha), tức là ḷng khao khát được hiện hữu đă làm sinh khởi, h́nh thành nên một đời sống mới của chúng sinh.  Như vậy, chính nghiệp hay nghiệp lực là sức đẩy chính cho cái mầm chúng sanh đầu thai này đi tái sanh, hay nói một cách cụ thể hơn, khi những điều kiện di truyền được thể hiện trong hoàn cảnh thuận tiện, một h́nh thức tâm vật lư xâm nhập vào, và qua đó sự sống được tiếp nối. Tiến tŕnh này đă được đức Phật thuyết giảng trong bộ Trung Bộ Kinh (MAJJHIMA NIKAYA,) phẩm AHATANHAKHAYA, số 38, tóm tắt như sau: Ở nơi nào ba thành tố nguyên thủy được cấu tạo chung th́ mầm sống được gieo trồng nơi ấy. Trong sự giao hợp của cha mẹ, nếu không nhằm lúc thọ thai của người mẹ, và không có chúng sanh đầu thai, th́ mầm sống không thể gieo trồng được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người mẹ mà không có chúng sanh đầu thai th́ mầm sống cũng không gieo trồng được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người mẹ và chúng sanh đi đầu thai cũng có mặt trong lúc giao hợp, nếu hội đủ ba nhân: tinh-trùng, noăn bào và thức, th́ mầm sống được gieo trồng: "Này các Tỳ-kheo, nơi nào có ba thành tố ấy hợp lại th́ tại nơi đó một mầm sống được gieo".

Trong ba thành tố này, thức đóng một vai tṛ rất quan trọng nếu không nói là chủ yếu trong tiến tŕnh đầu thai. Cuộc đối thoại sau đây giữa Đức Phật và Ngài A-nan đă làm nổi bật tính cách quan trọng này:

-         Này A-nan, nếu cái thức này không giáng nhập vào bụng người mẹ th́ tâm và thân có h́nh thành trong bụng người mẹ không?

-         Bạch Thế Tôn, không.

-         Này A-nan, nếu thức ấy, sau khi đă giáng nhập vào bụng người mẹ mà lại bỏ chỗ này đi th́ tâm và thức có tạo thành cái này hay cái nọ không?

-         Bạch Thế Tôn, không.

-         Này A-nan, c̣n nếu cái thức này đang ở trong một bé trai hay một bé gái khi mà các em này c̣n nhỏ, lại biến mất đi th́ tâm và thân có tăng trưởng, phát triển và lớn lên không?

-         Bạch Thế Tôn, không. --  (Dn,II,63)

Với Phật giáo Tây Tạng, cái thức này c̣n được gọi dưới một tên khác là thần thức. Thần thức chính là một tổng hợp của tất cả năng lực, ư chí, khát vọng của một con người trải qua nhiều kiếp sống, và khi cái xác thân hiện tại mà nó nương náu đi vào chu kỳ hoại diệt th́ ĺa bỏ đi t́m một xác thân mới để đầu thai. Cuốn “Tạng Thư Sống Chết của người Tây Tạng” đă mô tả một cách khá chi tiết về tiến tŕnh lựa chọn tử cung của thần thức trong giai đoạn thân trung ấm, c̣n được gọi là giai đoạn quá độ trước khi tái sanh, xảy ra trong ṿng 49 ngày sau khi ta chết. Trong giai đoạn này, có những chúng sinh do v́ nghiệp ác sâu dày, đă không văng sanh đến được những cảnh giới tốt đẹp sau khi ĺa đời, thần thức của họ sẽ phải lang thang đi t́m nơi chốn để đầu thai. Lúc này, do duyên may, nếu có một vị thầy với đạo lực vững chắc ở bên cạnh, hướng dẫn thực hiện năm phương pháp được gọi là đóng cửa tử cung, cũng có thể giúp cho thần thức một cơ hội cuối cùng để từ chối sự tái sanh. Nếu nỗ lực này thất bại v́ có nhiều hạng người do nghiệp lực quá mạnh mẽ, đen tối và cũng v́ trong quá khứ họ là những kẻ bất lương, đă không làm được những hành động tốt nên không thể đóng được cửa tử cung, thế nên họ đành phải chọn lựa cửa tử cung để tái sanh trở lại.

Tái sanh trở lại có nghĩa là thần thức của người chết sẽ đi vào một trong sáu cơi luân hồi: Trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ qủy, hay địa ngục. Lúc này, cũng theo cuốn Tạng Thư Sống Chết mô tả, các cảnh giới tái sanh sẽ xuất hiện. Thần thức của người chết có thể trông thấy một hồ nước, trên đó đang nổi trôi các con thiên nga đực và cái, hoặc là một hồ nước với những con ngựa đực và cái, hay là những bầy súc vật đang gặm cỏ trên bờ hồ, có những cây lớn chung quanh. Tạng Thư Sống Chết cảnh cáo rằng đây là những đại lục không tốt đẹp, v́ thiếu vắng tôn giáo, thần thức không nên bước vào.

Cũng trong lúc này, những ai phải sinh làm A Tu La th́ sẽ thấy, hoặc là một khu rừng tốt đẹp, hoặc là những ṿng tṛn lửa xoay ngược chiều nhau. Kẻ nào phải sinh làm súc sanh, sẽ thấy những hang đá, những lỗ sâu trong đất. Kẻ nào phải sinh làm ngạ qủy sẽ thấy những đồng bằng hiu quạnh, trống trơn, những hang động ít sâu, những rừng thưa trong rừng cấm, những vùng đất đầy rừng. Vào đó, sinh làm ngạ quỷ, sẽ phải chịu đói rét và đau khổ. C̣n những người nào phải thác sinh vào cỏi địa ngục, sẽ nghe những tiếng như những lời than văn và sẽ bị lôi kéo vào một cách không cưỡng lại được. Sẽ hiện ra những khoảng tối mù mịt, những nhà đen và trắng, những lỗ đen ng̣m trong đất, những con đường tối om mà người ta sẽ phải đi theo. Vào đó tức là vào cảnh giới địa ngục, người ta sẽ phải đau khổ v́ quá nóng hoặc quá lạnh và phải chịu đựng lâu dài khó thoát ra được.

Chỉ có hai cảnh giới mà thần thức cần lưu ư để bước vào: Cảnh giới loài người với những nhà cửa lớn, đẹp và cảnh giới của cơi trời với những đền đài xinh đẹp, xây dựng bằng kim loại qúy hiện ra.  (7)

Đến đây một câu hỏi sẽ được đặt ra: Lư do nào khiến thần thức khó có thể lựa chọn được cảnh giới tái sanh tốt đẹp theo ư muốn trong lúc này? Cuốn Tạng Thư Sống Chết giải thích: “Bấy giờ những cảnh cuồng nộ sẽ hiện ra trước mắt, những kẻ hung ác như muốn đ̣i mạng sẽ lôi kéo dẫn đường, những bóng tối, gió dữ, những tiếng động kinh khủng, bảo tuyết và những cơn mưa đá, giông tố kinh hồn, những luồng gió rét buốt tận xương xảy đến làm thần thức sợ hăi khởi lên ư tưởng trốn chạy, t́m chỗ ẩn nấp. Họ t́m vào trong các nhà cửa, hang đá, lỗ đất đào, cánh rừng,… (như đă miêu tả ở trên) để ẩn trốn. Núp ở đây người ta thoát khỏi sự sợ hăi dày ṿ và không muốn rời xa chỗ đó v́ nghĩ rằng “Ra khỏi đây bây giờ là không tốt.” Chỗ đang ẩn trốn mà thần thức nghĩ là an toàn đó, chính là tử cung của người mẹ.” (8)

Như vậy, do nghiệp dẫn dắt mà sinh ra thọ, để từ đó có thọ mạng và rồi theo luật thành, trụ, hoại, không những đời sống cứ tiếp nối măi không ngừng như những lượn sóng của một đại dương. Sự liên tục tiếp nối măi của sống chết, chết sống do nguồn năng lực của mỗi cá nhân tác động lên, được gọi là Luân-Hồi (samsàra).

Nhân Quả, Nghiệp Báo và Luân Hồi.

Thật ra lư thuyết về luân hồi tái sanh không phải là riêng của Phật giáo. Đây là gia sản tinh thần chung của cả nhân loại được kết tập lại qua hàng bao thế kỷ, Đức Phật chỉ là người với tuệ giác của ḿnh đă lư giải vấn đề một cách rơ ràng sáng tỏ, chỉ rơ ra cho nhân sinh những điểm c̣n mê mờ vướng mắc, đặc biệt là một số tà kiến, hiểu biết sai lầm về nhân quả lưu hành trước đó và đương thời. Lúc bấy giờ người ta đă hiểu, quan niệm về luật nhân quả một cách đơn giản, hời hợt, và đôi khi cực đoan, chẳng hạn như cho rằng hễ gieo nhân nào th́ gặt quả nấy, “trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu”, không thể nào tránh khỏi. Nhận thức này có một tác dụng tâm lư là tạo nên sự sợ hăi ở tín đồ khiến họ làm lành lánh dữ với hy vọng được hưởng phước báu trong đời này hoặc đời sau, tuy nhiên lại làm nảy sinh ra một thái độ tiêu cực là con ngựi sẽ thờ ơ, dửng dưng trước bất công xă hội và khổ đau của đồng loại. Người ta sẽ cho rằng, những kẻ làm ác nay phải gánh chịu hậu quả là đúng rồi, đâu có ǵ để họ phải than văn, và như vậy tại sao ta phải bày tỏ sự quan tâm đến họ làm ǵ? Quan niệm như thế rơ ràng là đă phản lại tinh thần từ bi, không nắm vững đạo lư nhân quả theo quan điểm của Phật giáo. Bởi v́ nếu hiểu theo tinh thần này  th́ những nỗ lực cá nhân nhằm thay đổi nghiệp quả trở nên phù phiếm, việc tu hành trở nên vô ích, và như vậy trong kinh sách Phật giáo c̣n được lưu truyền lại, làm ǵ có chuyện tướng cướp Vô Năo phạm những tội ác đại nghịch, kể cả âm mưu định giết mẹ, chỉ một phút buông dao đă trở thành Bồ Tát, đắc quả A-la-hán ngay trong hiện kiếp?

Trên một khía cạnh nào đó th́  luân hồi là hệ quả của luật nhân quả, thế nên muốn hiểu đúng luân hồi trước tiên phải hiểu đúng luật nhân quả. Theo quan điểm Phật giáo, luật nhân quả tựu trung bao hàm hai hệ thống được đan chồng vào nhau:

-         Đẳng lưu nhân quả: Tất cả vạn pháp hiện hành đều do những chủng tử của nó sinh khởi ra.

-         Dị thục nhân quả: Sự sống hiện hành là do nghiệp lực hiện khởi, vui là do nghiệp lực thiện, khổ là do nghiệp lực ác.

Nghiệp quả và luân hồi như vậy đă gắn bó chặt chẽ với nhau và trở thành một bộ phận quan trọng trong giáo lư của đạo Phật, một phần giúp lư giải sự hiện hữu của vạn pháp, mặt khác h́nh thành một nhân sinh quan đặc thù Phật giáo.

Thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng đă từng cất lên một tiếng thở dài:

Đă mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách hẵn trời gần, trời xa.

 

Thế nên cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều như đă được sắp sẵn, khó có thể cưỡng chống:

 

Ma đưa lối, qủy dẫn đường,

Cứ t́m những lối đoạn trường mà đi!

Nghiệp là cái ǵ mà theo cách nói của thi hào Nguyễn Du có vẻ như chi phối hoàn toàn định mệnh của một con người như thế? Phải chăng tất cả những ǵ của chúng ta hôm nay đều là kết quả hành động của chúng ta từ bao nhiêu kiếp trước, và nó được an bài chi li cụ thể đến độ “nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định” ? Thuở Đức Phật c̣n tại thế, có một chàng thanh niên tên Sudha, cũng đă mang những thắc mắc như chúng ta hôm nay và t́m đến bạch Phật rằng:

"Bạch Đức Thế Tôn, v́ lư do nào và nguyên nhân nào trong đời có người yểu và có người thọ , người bệnh hoạn  và người khoẻ mạnh , người xấu xa  và người đẹp đẽ , có hạng người làm ǵ cũng không ai làm theo, nói chi cũng không ai nghe  và hạng người có thế lực, làm ǵ cũng có người theo, nói chi cũng có người nghe, có người nghèo khổ  và người giàu sang, có người sanh trưởng trong gia đ́nh bần tiện và có người ḍng dơi cao sang, có người ngu dốt và có người trí tuệ? »

Đức Phật đă trả lời vắn tắt như sau:

"Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp (Kamma) của chính ḿnh như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính v́ cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh. (9)

Cái dị đồng này chính là quả báo tức là kết quả của các hành động và khuynh hướng của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, tức là do nghiệp tạo ra. Như vậy, nghiệp là ǵ, đóng vai tṛ như thế nào trong tiến tŕnh đầu thai, tái sanh của chúng sinh?

Nghiệp nguyên ngữ tiếng Phạn  là Karma, Pāli là Kamma và Trung quốc phiên âm thành Yết-ma, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm, tức là hành vi tạo tác, là những ǵ đă tạo ra do tác dụng của ư chí v.v... Định nghĩa rốt ráo nhất của Nghiệp là Tác ư (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm, thường khởi xuất là do "ư muốn làm" tạo nên động cơ. Phật Giáo gọi ư muốn làm ấy là Tác ư (cetana). Tất cả những hành động có tác ư, dầu biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ư, đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ư, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Theo định nghĩa này th́ những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đă biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp. Đó là nội dung lời dạy của Đức Phật: "Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ư là Nghiệp. Do có ư muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ư. (10)  Từ Tác ư phát sinh ra hành động được thể hiện qua thân xác, lời nói và ư tưởng, thế nên, Nghiệp bao gồm Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ư Nghiệp trong đó Ư Nghiệp đóng vai tṛ trội bật v́ như đă nói, Tác ư chính là Nghiệp. Một cách cụ thể, tất cả những tác nhân trong hiện tại đều được chỉ đạo bởi ư chí phát sinh ra trong tâm thức, hay những tác động tâm ư khiến cho thân và miệng làm theo ư chí sai khiến, cho nên trong Kinh Trung A-hàm 32, Đức Phật đă khẳng định điều đó một cách rơ ràng: "Trong ba nghiệp thân, khẩu và, ư th́ ư nghiệp là tối quan trọng." (11)

 

Khi ta liệng một ḥn đá vào cửa kính, cửa kính sẽ bị vỡ để lại một cái lỗ hỗng. Lỗ hỗng lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào viên đá mà ta ném lớn hay nhỏ. Đây là một thí dụ đơn giản nhất về luật nhân quả trong đó nhân là hành động ném đá và quả là lỗ hỗng ở trên cửa kính. Trong quá tŕnh tạo nghiệp, theo định luật tự nhiên, tất cả các tác nhân đều đưa đến  kết quả. Quả, theo điều kiện nhân duyên sẽ được chín mùi vào một thời điểm nào đó ở ngay trong hiện kiếp hoặc các kiếp tương lai.  Quả báo như vậy luôn luôn tương ứng với tác nhân đă tạo ra, không thể nào tránh khỏi được. Như trong Tạp A-hàm, Ngũ Phần luật, Trường A-hàm kinh, Pháp cú (Dhammapada) 127, đức Phật đă dạy:  

"Hết thảy cái có sinh đều có tử, thọ mệnh cuối cùng rồi cũng phải hết.

 "Y vào nghiệp mà chịu duyên báo, thiện, ác đều có quả của nó.

 "Tu phúc được sinh lên cơi trời, tạo ác th́ phải vào địa ngục.

"Tu đạo th́ dứt được sống, chết, mà nhập niết-bàn vĩnh viễn.

"Không ở trên không, không dưới biển, không trong rừng núi, không một chỗ nào trốn được cái chết.

"Ngay đến chư Phật Bồ-tát, Duyên giác, Thinh văn c̣n phải bỏ cái thân vô thường, huống nữa là phàm phu." (12)

Các loại Nghiệp ảnh hưởng đến sự tái sanh.

Nghiệp như vậy gắn bó mật thiết với luật nhân quả. Tác nhân của những hành vi trong quá khứ, h́nh thành nên một năng lực liên tục cho đến ngày hôm nay thể hiện qua thọ quả. Từ nghiệp nhân đến nghiệp quả trải qua một ḍng tương tục như là một ngọn lửa từ một ngọn đèn được truyền nối qua những ngọn đèn kế tiếp, đây chính là sức mạnh của nghiệp mà thường trong Phật giáo gọi là nghiệp lực. Khi cái thọ mệnh cuối cùng của một đời người chấm dứt, như đă nói ở trên, cái nghiệp lực này sẽ dẫn dắt “chúng sanh đầu thai” đi t́m chỗ tái sanh. Cái nghiệp thức này về mặt giáo nghĩa có thể đă được lư giải khác nhau tùy theo quan điểm của các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa hay Đại thừa, bài viết này không có nhu cầu đi sâu vào việc nghiên cứu về chủ đề này, chỉ nhấn mạnh đến các loại Nghiệp đă có những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ vào tiến tŕnh đầu thai, đó là bốn loại Nghiệp tác động bao gồm Nghiệp Tái Tạo (Janaka Kamma), Nghiệp Trợ Duyên (Upatthambhaka Kamma), Nghiệp Bổ Đồng (Upapidaka Kamma), và Nghiệp Tiêu Diệt (Upaghataka Kamma); cùng bốn loại Nghiệp báo ứng bao gồm: Trọng Nghiệp (Garuka Kamma ), Cận Tử Nghiệp (Asanna Kamma ), Thường Nghiệp (Acinna Kamma ), và Tích Trữ Nghiệp (Katatta Kamma ).

Phật Giáo quan niệm rằng, những tư tưởng cuối cùng của con người trước phút lâm chung đóng một vai tṛ quan trọng trong việc quyết định cảnh giới tái sanh sắp tới. Đây là lúc mà Nghiệp lành hay dữ phát huy năng lực mạnh nhất tạo điều kiện cho sự đầu thai thế nên được gọi là Nghiệp Tái Tạo.Theo nhận thức thông thường, Nghiệp Tái Tạo này chính là những vốn liếng công đức, phẩm hạnh của cả một đời người, ai tích lũy thiện nghiệp sẽ được đầu thai về những cảnh giới tốt đẹp và ngược lại. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy, đôi lúc vẫn có những đột biến bất ngờ xảy ra trước phút lâm chung. Có người suốt đời gieo trồng thiện nghiệp nhưng trước khi ĺa đời do ảnh hưởng của ngoại cảnh, một niệm ác bỗng khởi lên đưa thần thức của họ đến những cảnh giới không tốt đẹp. Cũng có những trường hợp trái lại, một người suốt đời làm việc ác, nhưng trước phút lâm chung tỉnh ngộ và hối hận, tâm thức của họ khởi lên thiện niệm, họ liền hưởng được quả lành, thần thức nương vào đó mà được tái sanh vào những cảnh giới tốt đẹp hơn. Điều này giải thích tại sao một người trước phút lâm chung cần có một vị thầy hay một thiện hữu trí thức ở bên cạnh.

Tuy nhiên đến đây có người sẽ đặt vấn đề: Nếu cho rằng cảnh giới tái sanh tùy thuộc vào một niệm phát khởi trước phút lâm chung th́ như vậy kẻ làm thiện hay ác đến phút cuối đời đâu có ǵ khác nhau? Về vấn đề này chúng ta phải nên hiểu rằng chuyện đột biến chỉ là những trường hợp cá biệt và cũng đều có nhân duyên của nó, hơn nữa cho dù có đột biến xảy ra bởi ngoại cảnh, những nghiệp lành hay dữ mà một cá nhân tích lũy trong kiếp sống sẽ không mất đi, nó trở thành Nghiệp quá khứ và tác động trở lại vào Nghiệp Tái Tạo khi hội đủ nhân duyên trong ḍng luân hồi bất tận của một chúng sanh. Nếu Nghiệp quá khứ này chen vào hỗ trợ cho Nghiệp Tái Tạo trong chiều hướng tích cực tức là giúp thần thức đầu thai về những cảnh giới tốt đẹp hơn th́ được gọi là “Nghiệp Trợ Duyên” c̣n nó làm ngăn trở, chướng ngại theo chiều hướng tiêu cực th́ gọi là “Nghiệp Bổ Đồng”. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn quyết định này, đột nhiên một Nghiệp quá khứ khác nghịch chiều và mạnh hơn,  xuất hiện một cách bất ngờ, có khả năng tiêu diệt hoàn toàn năng lực của các Nghiệp khác, tác động ngay vào tiến tŕnh đầu thai th́ được gọi là  “Nghiệp Tiêu Diệt” (Upaghataka Kamma).

 Về mặt Nghiệp quả, tức là khả năng báo ứng (vipakadanavasena), loại Nghiệp đầu tiên được nói đến là “Trọng Nghiệp" (Garuka Kamma ), tức là Nghiệp nặng, lành hay dữ, được gây ra do một hành động đặc biệt nghiêm trọng. Loại Nghiệp này sẽ tạ nên một hậu quả tức thời ngay trong hiện kiếp hoặc trở thành nhân tố chính dẫn đến sự tái sanh trong kiếp kế tiếp. Nếu lúc tái sanh mà không có một Trọng Nghiệp làm điều kiện cho sự đầu thai vào kiếp kế tiếp th́ “Cận Tử Nghiệp” (Asanna Kamma ) sẽ là nghiệp lực dắt dẫn thần thức đi thọ sanh. Cận Tử Nghiệp là hành vi cuối cùng, hay cũng có thể là bất cứ h́nh ảnh, ư niệm nào mà chập tư tưởng cuối cùng nhớ đến trước khi lâm chung. Về mặt tác dụng, loại Cận Tử Nghiệp này gần giống với loại Nghiệp Tái Tạo như đă nói ở trên. Trong giai đoạn thân trung ấm, nếu tiến tŕnh đầu thai không bị tác động bởi hai loại Nghiệp trên th́ loại nghiệp thứ ba tức là “Thường Nghiệp” (Acinna Kamma) sẽ phát huy tác dụng. Thường Nghiệp là tất cả những hành động, việc làm, thói quen mà ta thường lập đi lập lại trong đời sống hằng ngày, un đúc trở thành tập khí, tâm tánh của mỗi con người. Đó cũng là những điều mà ta thường tưởng nhớ đến hoặc ưa thích hơn hết trong kiếp sống hiện tại, chẳng hạn như những t́nh cảm yêu thương gắn bó trong mối liên hệ gia đ́nh, cha mẹ, vợ chồng, con cái,… và rồi trong  phút lâm chung chúng sẽ trở nên những h́nh ảnh gắn bó với thần thức, tạo nên tác động ảnh hưởng vào tiến tŕnh đầu thai. Cuối cùng những trường hợp nào không thuộc vào một trong ba loại nghiệp kể trên th́ đưọc gom chung lại thành một loại là Nghiệp Tích Trữ (Katatta Kamma) tức là cái vốn dự trữ của một cá nhân.

3. Tạm Kết Luận

Chúng ta đă đi qua một số khái niệm cơ bản về luật nhân quả, nghiệp báo và luân hồi làm nền tảng cho lư thuyết đầu thai, tái sanh theo quan điểm Phật giáo. Tuy nhiên để tạm thời kết thúc vấn đề này có hai điểm mà chúng ta không thể không lưu ư:

Thứ nhất,  thuyết tái sanh luân hồi không phải là một học thuyết của riêng Phật giáo. Như đă tŕnh bày ở trên, đây là một gia sản tinh thần của nhân loại được chia xẻ bởi hầu hết các tôn giáo lớn trên địa cầu. Ngay cả Cơ Đốc Giáo, niềm tin này cũng đă phảng phất trong Thánh kinh Tân Ước, cụ thể như trong “Tin Lành Theo Thánh Ma-Thi-Ơ”:

Khi Jêsus đến trong địa phận Sê-sa-rê Phi-líp bèn hỏi môn đồ rằng : Người ta nói Con người là ai ?

Họ thưa rằng : Người th́ nói Giăng Báp-Tít, kẻ th́ nói Ê-li, kẻ khác lại nói Giê-rê-mi hay là một tiên tri nào đó. (Matthew 16 :13-14) 42.

Hoặc một đoạn trong Tin Lành Theo Thánh Giăng :

Khi Jêsus đi qua, thấy một người mù từ thuở sanh ra. Môn đồ hỏi Ngài rằng : Ra-bi, ai đă phạm tội, người này hay là cha mẹ người, mà người sanh ra th́ mù?

Jêsus đáp rằng : Người này không phạm tội, cha mẹ người cũng không, nhưng ấy để cho công việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người. (John  9 :1-2) 256

Thứ hai, định luật Nghiệp Báo của Phật giáo hoàn toàn khác biệt với Thuyết Định Mệnh hay Tiền Định ở một số tín ngưỡng khác. Với Phật giáo, số phận của một con người không hề được an bài, sắp đặt bởi bàn tay của một đấng chủ tể hay Thượng Đế nào, và do đó không ai có thể căi đổi được. Tuy cho rằng nguyên nhân tạo nên hoàn cảnh chênh lệch trong đời sống của con người  là sự khác biệt giữa cái Nghiệp mỗi chúng sanh tạo ra, nhưng Phật Giáo không bao giờ xem Nghiệp là một nguyên nhân duy nhất và điều quan trọng hơn, Phật giáo c̣n quan niệm rằng ḍng sinh mệnh của một con người là một ḍng chảy liên tục và sống động mà mỗi con người có khả năng góp phần vào làm chuyển đổi ḍng chảy đó ngay trong kiếp sống này. Tinh thần này đă được thể hiện rơ ràng trong lời Đức Phật phê phán về sự hiểu biết về Nghiệp và luật nhân quả một cách cứng ngắt:

Nếu luận như vậy và quả quyết rằng do những hành động trong quá khứ mà con người trở thành sát nhân, trộm cướp, dâm loàn, láo xược, thô lỗ, nhảm nhí, tham lam, xảo quyệt, hư hèn, th́ ta có lư do để ỷ lại, dựa trên quá khứ mà không muốn thực hiện, không cố gắng thực hiện,và cũng không cần thiết phải thực hiện, hay không thực hiện, một hành động, dầu hành động ấy có đáng thực hiện hay không.

Tóm lại, trên cơ sở của những học thuyết và niềm tin về giáo lư tái sanh, luân hồi, Phật giáo xem phôi bào là một sinh mệnh, v́ đây là một “chúng sanh đầu thai”.  Gần đây, qua những công tŕnh nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi, mà nổi bật nhất là của BS/GS Ian Stevenson, Khoa trưởng Phân Khoa Thần Kinh và Phân Tâm, Đại Học Y Khoa Virginia, HK (1957-1967), đă đưa ra rất nhiều những bằng chứng có tính thuyết phục, vấn đề tái sanh, đầu thai, tiền kiếp, hậu kiếp trong thời đại ngày nay đă không c̣n là chuyện mê tín, hoang đường. Viện thống kê Gallup danh tiếng của Hoa Kỳ trong năm 1999 đă thực hiện một cuộc thăm ḍ về đề tài này, kết quả cho thấy đă có đến trên 20% người Cơ Đốc tin tưởng vào chuyện tái sanh. Dr. Christopher Bache tác giả cuốn “Life Cycles: Reincarnation and the Web of Life và đồng thời cũng là Giáo sư giảng dạy bộ môn tôn giáo tại Trựng Đại học Youngstown State University trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho hăng AOL mới đây, đă khẳng định rằng, Với các chứng nghiệm càng ngày càng mạnh mẽ hơn, các nhà thờ rồi đây sẽ phải chấp nhận chuyện này như là một vấn đề đơn giản trong cuộc sống. (13) Phát xuất từ những công tŕnh nghiên cứu này mà một phương thức trị liệu mới được chấp nhận để điều trị những căn bệnh bất trị, những căn bệnh mà các phương tiện y khoa hiện đại đă bó tay không t́m ra nguyên nhân, đó là bộ môn THÔI MIÊN TRỊ LIỆU PHÁP, qua đó những chuyên gia về thôi miên có thể giúp bệnh nhân đi trở ngược lại quá khứ, nhận ra rằng căn bệnh của họ có nguyên nhân từ những kiếp trước và nhờ thế được chữa khỏi bệnh.

Như vậy, nếu là Phật tử, tin tưởng vào lời Phật dạy: “Ta là Phật đă thành, các ngươi (tất cả chúng sanh) là Phật sẽ thành,” hành động phá thai cũng như hỗ trợ cho việc làm này, rơ ràng là hành động tước đi một cơ hội, một cơ may được giác ngộ, trở thành một vị Phật tương lai của những “chúng sanh đầu thai”. Khi nh́n vấn đề như thế, người Phật tử sẽ có những đóng góp tích cực hơn đối với, xă hội, nhân sinh, trong cách thế của ḿnh.

Tâm Hà Lê Công Đa

CHÚ THÍCH –. 

(1)   Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Tám, “Các Vua Diêm La Khen Ngợi”, Bản dịch của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh.

(2)   Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Sáu, “Như Lai Tán Thán”, Bản dịch của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh.

(3)   Xem “Jizo Bodhisattva, Modern Healing & Traditional Buddhist Practice”, Jan Chozens Bays, Tutle Publishing, 2002. P. 73.

(4) Dr. Phạm Hữu Trác, “Phận Thai Nhi”. Tạp chí Truyền Thông. Theo Stanley K. Henshaw, Susheela Singh và Taylor Haas, tỷ số phá thai tại Việt nam khá cao 83 phần ngàn, chỉ tính trong phạm vi các cơ quan y tế công lập, nếu kể thêm lănh vực tư chiếm khoảng 1/3 hoạt động y vụ phá thai, th́ con số sẽ lên đến 111 phần ngàn. Với tỷ số 8,3%, trung b́nh một phụ nữ đă phá thai 2,5 lần trong thời kỳ sinh nở.

(5)   Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. P. 11.

(6)   Beyond Dogma, HH the Dalai Lama .Rupa & Co., 1996. P. 43.

(7) The Tibetan Book of The Dead, Evans Wentz, p.p.183-184.

(8) The Tibetan Book of The Dead, Evans Wentz, p.186.

(9) Atthasalini, trang 63; The Expositor, phần I, trang 91.“LƯ NHÂN QUẢ, Nàrada Mahà Thera. Phạm Kim Khánh dịch -(Trích "Đức Phật và Phật Pháp", Chương 18-21)”

(10) Anguttara Nikaya, iii, 415; The Expositor phần I, trang 117; Atthasalini, trang 88 “LƯ NHÂN QUẢ, Nàrada Mahà Thera. Phạm Kim Khánh dịch -(Trích "Đức Phật và Phật Pháp", Chương 18-21)”

(11) Trung A-hàm 32, Đ. 1

(12) Tạp A-hàm 3, tr.891, Ngũ Phần luật, Đ.21, trang: 28a. Trường A-hàm, Đại 1, tr.127.

(13) Laura Sheahen phỏng vấn Life Cycles: Reincarnation and the Web of Life

SÁCH, TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bên Kia Cửa Tử -Trần Ngọc Anh.

- Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp - Đoàn Văn Thông.

- Kinh Thánh – The Gideons International.

- Kinh Trường A Hàm – Thích Thiện Siêu.

- Luật Quả Báo - Đoàn Văn Thông.

- Past Lives, Future Lives – Dr. Bruce Goldberg.

- Sự Sống và Sự Chết trong Phật Giáo - Thích Thiện Châu.

- Một nhận định về A-lại-da Thức - Ḥa thượng Walpola Ràhula - Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt.

- Luân hồi, nghiệp báo - Thích Đức Thắng.

- Nhân Quả - Thích Đức Thắng.

- Giáo lư Phật giáo về sự Tái Sanh - Đại Đức Narada Maha Thera - Bác sĩ Nguyễn Trạch Thiện dịch.

- Chết là ǵ? - Tenzin Gyatso- Thiện Tri Thức dịch.

- Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con trong Truyền Thống Phật giáo Nhật Bản –Tâm Hà Lê Công Đa.

 

[HOME]