LƯ TƯỞNG BỒ TÁT và BỒ TÁT ĐẠO
 

 

 

CHƯƠNG III.

 

Học Phật Đạo, Hành Bồ Tát Đạo:

Những Phong Trào Cư Sĩ Lớn

Tại Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam.

 

Chúng ta đă có dịp viếng thăm ba vị Bồ Tát lớn của Phật giáo Đại Thừa: Quán Âm, Văn Thù và Địa Tạng. Đến đây, là Phật tử, chúng ta có cần nêu nghi vấn  rằng những nhân vật này có thật hay chỉ là thần thoại? Chắc chắn là không. Bàn bạc, thảo luận về những chuyện như vậy chẳng dẫn chúng ta đi đến đâu. Ngày xưa khi đối diện với những thắc mắc thuộc loại này, Đức Phật đă trả lời bằng im lặng. Đó là câu trả lời hay ho nhất. Bởi v́ vấn đề căn bản đặt ra cho một người thực hành đạo Phật –hay bất kỳ tôn giáo nào- là vấn đề SỐNG ĐẠO. Đời sống –với những khổ đau hệ lụy của nó, là những ǵ rất mực cụ thể chứ không phải là những ǵ trừu tượng vượt ra khỏi tầm hiểu biết của con người. Đối diện với những khổ đau này và giải phóng con người ra khỏi những khổ đau đó, là những ư nghĩa và thông điệp mà ba vị Đại Bồ Tát đă tượng trưng. Thông điệp này v́ thế vẫn c̣n vang vọng măi muôn đời như tiếng hải triều âm, thể nhập trong ḍng bất tận của nhân sinh, thúc đẩy chúng ta đi vào đời với trái tim từ bi của Quán Âm, với trí tuệ siêu việt của Văn Thù, và với đại nguyện dũng mănh của Địa Tạng. Từ Bi, Trí Tuệ và Hạnh Nguyện là xương sống, là cốt tủy của lư tưởng Bồ Tát. 

Chính lư tưởng Bồ Tát đă thắp sáng đạo Phật qua bao thế kỷ, là ngọn hải đăng cơ hồ như không bao giờ tàn lụi. Nó soi đường cho nhân sinh vượt qua biển cả trầm luân. Nó thăng hoa đời sống con người, và xă hội. Mang lư tưởng Bồ Tát, bao nhiêu thế hệ  Phật tử đă đi vào đời bằng những cách thế khác nhau. Có những bước đi rất mực âm thầm không hề lưu lại dấu vết, bước đi của những con người rất mực b́nh thường nhưng những đóng góp khiêm nhượng của họ vẫn đủ để làm cho đời sống nở hoa. Cũng không thiếu những bước chân đă ghi lại những dấu ấn đậm nét, toả ngát mùi hương mà cuộc đời của họ là nguồn cảm hứng  bất tận cho bao nhiêu thế hệ về sau. Trong các quốc gia Á Châu tiếp cận với lư tưởng Bồ Tát của Đại Thừa, giới cư sĩ đă phát huy được khía cạnh tích cực của giáo lư Phật giáo trong nỗ lực góp phần xây dựng một xă hội tốt đẹp, ta sẽ điểm qua ba phong trào cư sĩ có ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, đă thể hiện trọn vẹn tinh thần: Học Phật Đạo, Hành Bồ Tát Đạo.

I. Bạch Liên Giáo, Phong Trào Cư Sĩ Phật Tử Đầu Tiên Tại Trung Quốc.

Phật giáo được xem như chính thức du nhập vào Trung Quốc từ những năm đầu Công nguyên, dưới thời Hậu Hán rồi nhanh chóng bén rễ vào vùng đất mới và trở thành một trong ba tôn giáo lớn của Trung Hoa. Cộng đồng Phật giáo từ thời nguyên thủy đă bao gồm tứ chúng: tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc (nam cư sĩ), ưu bà di (nữ cư sĩ). Lịch sử Phật giáo Trung quốc v́ thế bao gồm cả những người xuất gia và tại gia. Khối cư sĩ Phật giáo dĩ nhiên đă hiện hữu tại Trung quốc khá lâu đời. Jacques Gernet cho chúng ta biết rằng những dấu vết của khá nhiều tổ chức cư sĩ, gọi là “ấp” hoặc “xă” đă được t́m thấy tại Đôn Hoàng trong suốt từ thời Liệt Quốc cho đến thời Tùy, Đường. Những hoạt động của những tổ chức này rất đa dạng, cụ thể như: điêu khắc tượng, trang hoàng hang động, xây dựng chùa chiền, tổ chức các buổi hội hè, lễ vía, sao chép và tŕ tụng kinh điển. Như là những người làm công quả, thành viên của các tổ chức này hy vọng sẽ tạo ra công đức thông qua những việc thiện ḿnh làm. Nét đặc biệt nổi bật nhất của các tổ chức sơ khởi này là các tăng sĩ thường nắm vai tṛ lănh đạo. “Không phải chỉ những tổ chức Phật giáo gọi là ấp hay xă này ban đầu thường do các tăng sĩ lập ra mà một điều ít thấy là không có một tổ chức nào lại không có một vị thầy lănh đạo tinh thần” (1).

Đến thời Tống, những tổ chức cư sĩ đă trở nên phổ biến trong môi trường Phật giáo, đặc biệt là dưới sự lănh đạo của những tăng sĩ cụ thể như ngài Trí Lễ, một vị tổ của Thiên Thai Tông, đă lập ra “Niệm Phật Tịnh Xá” (2). Người ta có thể đi ngược thời gian để t́m lại dấu vết của những tổ chức tương tự, cụ thể như Bạch Liên Xă của ngài Huệ Viễn mà theo Phật Tổ Thống Kỷ là được thành lập vào năm 416 tại Lư Sơn với 123 hội viên cả tăng sĩ lẫn cư sĩ để tŕ niệm danh hiệu Phật Di Đà (3). Cũng cùng một kiểu mẫu như thế, những tổ chức cư sĩ được thành lập dưới thời Tống chủ yếu là những “niệm Phật hội”. Trong những lần gặp gỡ định kỳ, các hội viên thường cùng nhau tŕ niệm danh hiệu Phật A Di Đà để tích lũy công đức với hy vọng được mau chóng tái sanh về cơi Cực Lạc Tây Phương. Những hội viên của tổ chức này cũng tham dự vào những hoạt động từ thiện xă hội, tuy nhiên niệm Phật vẫn là mục tiêu chủ yếu. Trên phương diện này, họ đă tiêu biểu cho một sự đổi hướng so với những tổ chức cũ, thế nhưng, điểm giống nhau vẫn là việc tăng sĩ đóng vai tṛ chủ đạo c̣n cư sĩ trông chờ ở họ sự hướng dẫn.

Tuy nhiên đến đầu thế kỷ thứ 12 phong trào cư sĩ Phật giáo Bạch Liên ra đời tự gọi là “Đạo Dân”, mở ra một chương mới trong lịch sử cư sĩ Phật giáo Trung quốc. Những công tŕnh nghiên cứu mới đây của Chikusa Msaaki (4) và Barend ter Haar (5) đă cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thấu đáo hơn về phong trào này trong giai đoạn phôi thai. Phong trào Bạch Liên do Mao Tử Nguyên (1086/8-1166), người tự gọi ḿnh là Bạch Liên Đạo Sư, sáng lập. Ông giảng pháp cho giới cư sĩ, viết một số sách đưa ra những hướng dẫn chung về cách thức thờ phượng và nghi lễ. Ông lập Bạch Liên Sám Hối Đường cạnh hồ Thiên Sơn (Tien-shan) tỉnh Giang Tô, kế cận chùa Phổ Quang Vương,  trung tâm của giáo phái tôn thờ Tăng Già, một nhà sư được coi như là hoá thân của Thập Nhất Diện Quán Âm. Các tín đồ của phong trào này thường dùng hai chữ đầu là Phổ hoặc Giác để đặt pháp danh. Về sau, trước khi mất ông đă cho phép tín đồ dùng thêm hai chữ nữa là Diệu và Đạo.

Những phong cách cư sĩ Phật tử mới mẻ này -được học giả ter Haar gọi là những “nhà hoạt động” cư sĩ Phật tử- đă dùng rất nhiều “danh hiệu” khác nhau để tự gọi ḿnh. Những danh hiệu này, theo ter Haar giải thích, được dùng như là một phần quan trọng trong việc biểu hiện ư niệm về ḿnh đồng thời cũng là một cách thế để những người ngoài có thể nhận ra và phân biệt họ với những tổ chức cư sĩ Phật tử khác. Trong số những danh hiệu này có thể kể: “Đạo Dân”, “Đạo Nhân”, “Đạo Giả”, “Đạo Công”, “Đạo Cô”, “Đạo Nữ”, và đặc biệt có ư nghĩa hơn cả là “Bạch Y Đạo Giả” (6). Trên một số phương diện, họ cũng giống như những cư sĩ Phật giáo truyền thống, có nghĩa là họ cũng ăn chay, đọc kinh, niệm Phật và làm các điều thiện như ấn tống kinh sách, làm đường sửa cầu, phân phát trà, nước uống cho khách qua đường, những người hành hương. Thế nhưng có một điểm rất ư nghĩa và rất khác biệt, đó là, không giống với những tổ chức cư sĩ trước đây thường đặt ḿnh dưới sự lănh đạo của các tăng sĩ, phong trào cư sĩ này hành hoạt Phật đạo một cách độc lập, không ở dưới sự chỉ đạo hay hướng dẫn của giới tăng lữ. Họ thực hiện các chức năng tôn giáo và hành hoạt như là những tăng sĩ, cụ thể như tiến hành các nghi lễ tôn giáo cho hội viên trong khi vẫn tiếp tục sống một đời sống b́nh thường trong gia đ́nh và ngoài xă hội. Đặc biệt hơn, những hội viên khá giả đă lập ra những “am”, “đường” tư nhân để làm cơ sở hoạt động. Không giống như những chùa chiền tự viện được đặt dưới sự kiểm soát của triều đ́nh thông qua một hệ thống giáo phẩm được sắc phong chức tước, những điện thờ tư nhân này thường được chính quyền nh́n bằng cặp mắt nghi ngờ. Cụ thể như Chu Hy vào năm 1190 khi làm quan tại Tràng Châu đă cảnh cáo những người đang sinh sống trong các am miếu và ra lệnh cho các nữ tu phải trở lại cuộc sống b́nh thường. Tuy nhiên, mặc cho những cấm đoán của chính quyền, qua các địa phương chí người ta đă thấy số lượng các am miếu này càng ngày càng gia tăng đáng kể bắt đầu từ thời Nam Tống và lên đến cao điểm vào thời Nguyên, phản ánh một cách rơ ràng cái năng lực của phong trào Bạch Liên. Chỉ vào đầu thời Minh th́ những miếu đường này mới bị ghép vào với các tự viện. (7)

Do những đặc tính này mà ter Haar cho rằng, “Đạo Dân phải được quan niệm như là một hiện tượng mới mẻ chứ không phải là một h́nh thức phát triển được bắt nguồn từ các hội niệm Phật trước đây. Đạo Dân đă rất hưng thịnh dưới thời Tống và rơ ràng là một tổ chức đă được xă hội chấp nhận”. Một số miếu đường cũng được dựng lên đặc biệt để thờ phượng tổ tiên và đây là cách thức tiếp nối truyền thống của những nhà từ đường vốn xuất hiện kể từ thời Đường. Một số khác được gọi là phần tự hay phần am, tức là những nhà mồ được xây cất cạnh lăng mộ của những vị có công khai khẩn, đă bao hàm một ư hướng phát triển mới (8). Tăng Ni thỉnh thoảng cũng được mời để chăm sóc những miếu đường này, nhưng cư sĩ là những người thực sự nắm quyền kiểm soát. Thờ phượng Quán Âm đă là một nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng của những người cư sĩ Phật tử tại gia, họ xây cất lên những am miếu, sảnh đường, cúng tặng đất đai hoặc bảo trợ cho những nơi thờ phượng này. Ter Haar đưa ra rất nhiều thí dụ dẫn chứng trong công tŕnh nghiên cứu của ḿnh, tất cả đều có niên đại thuộc về đời Nguyên, mặc dầu tập tục này đă được bắt đầu kể từ đời Tống, chúng ta rút ra hai trường hợp cụ thể sau đây:

Trần Trợ (1214-1297), một học giả đương thời có quen biết với vị sư viện chủ của một ngôi chùa tại địa phương và được nhà sư cho biết ngôi chùa này nguyên thủy là tư gia của một góa phụ họ Trương. Bà là một Phật tử rất thuần thành, chuyên tŕ tụng kinh Pháp Hoa mỗi ngày. Một hôm bà nằm mơ thấy có bảy vị tăng được sinh ra từ một đóa hoa sen tại ngôi nhà mà bà đang cư trú. Thế nên vào năm 949 bà đă hiến tặng ngôi nhà này cùng một số lượng đất đai đáng kể cho một tăng sĩ và ngôi nhà được biến thành một cái am thờ phượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Sau đó, một số người khác cũng đă hiến tặng thêm đất đai (9). Tại Huệ Châu, tỉnh An Huy, cũng có một Quán Âm Đường nguyên là một tư gia được biến cải (trong khoảng từ 1290 đến 1307) mà tín đồ -thờ phượng Bồ Tát Quán Âm, Phật A Di Đà- thường tụ họp tại đây vào ngày rằm mỗi tháng để cùng tụng đọc kinh Kim Cang. Nhóm này đă được sự ủng hộ của những quan chức địa phương cùng các tăng sĩ tên tuổi. Tám trong số những miếu đường tại Huệ Châu lúc này đều có thể được xác định là thuộc phong trào Bạch Liên v́ danh tánh những người sáng lập đều có pháp danh bắt đầu bằng những chữ Giác, Phổ và Đạo. Tất cả các miếu đền này đều được thành lập vào thời Nguyên và đều y theo một kiểu cách chung là có sự dự phần của gia đ́nh, hỗ trợ của quan chức địa phương và thờ phượng Bồ Tát Quán Âm.

Bên cạnh việc lập ra những am miếu để thờ phượng Quán Âm, những tín đồ của phong trào Bạch Liên đồng thời cũng tham dự vào những công việc dựng tháp hoặc in kinh. Cụ thể như họ đă đóng góp vào việc xây dựng một ngôi tháp tại Hán Dương, tỉnh Hồ Bắc  vào năm 1307. Trong số danh sách những người tham gia công tác Phật sự được công bố ra, có rất nhiều phụ nữ với pháp danh được bắt đầu bằng chữ Diệu. Họ cũng tham gia vào việc in lại kinh sách cho Phật học viện Duyên Thánh Thích Sa. Người ta thấy tên tuổi của hơn phân nữa số người tham dự đều có pháp danh bắt đầu bằng chữ Giác hoặc Diệu. Ter Haar kết luận rằng kể từ thế kỷ thứ 12 trở đi và suốt trong thời Nguyên, phong trào Bạch Liên đă được nồng nhiệt đón nhận và là một bộ phận được tôn trọng trong xă hội. Những nhà tân-Khổng-giáo và văn học nổi danh đương thời như Âu Dương Huyền (1283-1357), Ngô Trừng (1249-1333) và Triệu Mạnh Phủ tất cả đều bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết những bài tựa trên văn bia hay mộ chí cho những hội viên của họ.

Đứng trên luận điểm của Ter Harr, khi kết luận về phong trào này, học giả Vu Chấn Phương đưa ra nhận định: “Bởi v́ một số phe phái về sau đă lợi dụng danh nghĩa này (Bạch Liên) để thực hiện những cuộc dấy loạn thế nên toàn bộ phong trào đă bị lên án là tà đạo, âm mưu bạo loạn, mà hậu quả là phong trào, như ter Harr đă phải gọi, là bị “bôi nhọ” và “chụp mũ” bởi chính quyền và những tăng sĩ thủ cựu. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, nghĩa là dưới thời Tống và Nguyên, phong trào Bạch Liên rất được sự kính trọng và hậu thuẩn của những thành phần ưu tú trong các giới chính trị, tôn giáo và nho gia.” (10)

 

T́nh h́nh phát triển và vị thế xă hội của phong trào Bạch Liên có thể đă diễn ra một cách tốt đẹp đúng như Giáo Sư học giả Vu Chấn Phương nhận định. Thế nhưng đó là chuyện xảy ra trước năm 1352. Bởi v́ thật ra vào những thập niên cuối của thế kỷ 13, trong dân chúng đă dấy lên một luồng sóng âm ỉ chống lại triều đ́nh Nhà Nguyên, v́ họ xem người Mông Cổ là một thế lực ngoại quốc đă chiếm đóng và thống trị Trung quốc. Trong làn sóng chống đối này chắc chắn phải có sự tham dự của Bạch Liên Giáo, không những tham dự mà c̣n có thế đóng vai tṛ lănh đạo, v́ như đă đề cập ở trên, họ là những khuôn mặt có uy tín, được xă hội tôn trọng. V́ lẽ đó mà triều đ́nh đă xem Bạch Liên là một giáo phái “tà đạo” và cấm hoạt động, các hội viên đă phải rút vào ṿng bí mật. Đây là điều không làm chúng ta ngạc nhiên. Bạch Liên Giáo kể từ khi được Mao Tử Nguyên (1086/8-1166) thành lập đến nay cũng đă trên 200 năm, phong trào cư sĩ này một khi dấn thân vào những hoạt động xă hội th́ chắc chắn phải sản sinh ra một bộ phận tích cực có khuynh hướng căi đổi xă hội mà ḿnh đang sống, phong trào Bạch Liên v́ thế không thể không gắn bó với những cuộc vận động xă hội, chính trị gắn liền với thời đại.

Cuối cùng một cuộc cách mạng ảnh hưởng bởi Bạch Liên Giáo đă bùng nỗ tại Quảng Châu vào năm 1352. Một nhà sư tên là Chu Nguyên Chương đă “cỡi áo cà sa khoác chiến bào” tham dự cuộc khởi nghĩa này. Do thông minh, tài trí ông đă nhanh chóng trở thành thủ lănh của đạo quân nổi loạn cũng như nhờ biết vận dụng những đạo lư căn bản của Phật giáo cụ thể như cấm quân lính không được cướp phá, tuân thủ theo những quy điều của Bạch Liên Giáo, ông đă được quần chúng ủng hộ mạnh mẽ. Ba năm sau, 1355, cuộc nổi dậy đă lan tràn ra khắp cả Trung Quốc và vào năm 1356, Chu Nguyên Chương chiếm được Nam Kinh, lập làm thủ đô, rồi chiếm Bắc Kinh năm 1368 buộc vị vua cuối cùng của triều đ́nh nhà Nguyên, Toghan Temur, phải chạy trốn về Karakorum, Mông Cổ. Nhưng phải đến mười năm sau, 1387, Chu Nguyên Chương mới giải phóng hoàn toàn Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Minh.  Tên của triều đại này được bắt nguồn từ những h́nh ảnh biểu hiện cứu độ Đại và Tiểu Minh Vương của Bạch Liên Giáo mà quần chúng tin tưởng là do Đức Phật Di Lặc phái xuống trần để mang lại ḥa b́nh và an lạc cho cơi thế.

Cuối thế kỷ 18 cũng đă có một phong trào nhằm lật đổ nhà Thanh dưới danh nghĩa Bạch Liên Giáo do Vương Luân lănh đạo và kết thúc vào năm 1804 sau khi nhà Thanh cải tổ chính trị và ban hành chánh sách khoan hồng đối với những người tham dự cuộc nổi loạn. Phong trào Bạch Liên như ta thấy, không những đă có những tác động lên đời sống chính trị, văn hoá, xă hội của Trung Quốc mà ảnh hưởng của nó c̣n lan tràn đến những quốc gia trong vùng, để lại những dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt văn hoá của các xă hội Á Đông. Các am miếu, nhà từ đường, phần am,… là một trong những nét biểu trưng văn hoá mà Việt Nam cũng đă tiếp thu được từ Trung Quốc, đặc biệt là từ phong trào Bạch Liên. Tuy nhiên một đặc điểm nổi bật hơn cả của phong trào cư sĩ này là, đạo Phật  qua Bạch Liên giáo, đă  đi vào nhân sinh một cách tích cực, hoà quyện với ḷng yêu nước và tinh thần dân tộc, phản ảnh tinh thần Tứ Ân của Phật giáo Ấn Độ thời sơ khai. Dân Tộc và Đạo Pháp v́ thế được xem như là hai vế cân bằng đă được một số các tổ chức Phật giáo tại các quốc gia  A Châu khai triển trong những phong trào vận động xă hội sau này.

 

II . Phật Giáo Ḥa Hảo của Việt Nam: Mang Đạo Vào Đời

Lịch sử Phật giáo Việt Nam là một gịng chảy liên tục và sinh động, từ bao đời qua không ngừng tưới tẩm những đợt phù sa tươi mát lên mạch sống tâm linh của đất nước, dân tộc. Khi bước đường Nam tiến của người Việt dừng lại ở vùng châu thổ sông Cửu Long, biến mảnh đất này thành một vựa lúa ph́ nhiêu, th́ đồng thời một bối cảnh văn hóa cá biệt cũng được h́nh thành, nảy nở, và trên cao hết, như một biểu hiệu của nền văn minh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng đă trở thành một nhu cầu thiết tha của quần chúng. Nếu như những thế hệ cha ông người Việt trước đây đă chọn Phật giáo như là một chỗ dựa tâm linh vững chắc th́ nay những lưu dân của vùng đất mới dĩ nhiên không thể không hướng vọng về đạo Phật. Thế nhưng, trong một địa bàn xă hội mà thành phần nông dân chiếm đến 85% dân số, quần chúng không cần đến một đạo Phật kinh viện với những triết lư sâu xa, những nghi thức rườm rà mà là một đạo Phật thực tiễn, sống động phù hợp với đạo lư đời thường và nếp nghĩ giản đơn. Phật Giáo Ḥa Hảo (PGHH) ra đời trong khung cảnh đó như là một hệ quả, một đáp ứng tất nhiên của những khát vọng sâu kín này. 

1. Vài Nét Về Tiểu Sử Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Người khai sáng PGHH là Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức là ngày 15 tháng Giêng năm 1919 tại làng Ḥa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trong một gia đ́nh trung lưu, phúc hậu. Thân phụ của Ngài là Đức ông Huỳnh Công Bộ, lúc bấy giờ làm Hương Cả làng Ḥa Hảo và thân mẫu là Đức Bà Lê Thị Nhậm.

Thuở nhỏ v́ thường đau ốm bệnh hoạn cho nên sau khi đậu bằng Tiểu học xong Ngài đă phải nghỉ học ở nhà để dưỡng bệnh cho đến năm 21 tuổi, sau một chuyến đi thăm viếng các am động tại vùng Thất Sơn, ngài bỗng nhiên đạt ngộ, lành bệnh và tỏ ra có những năng lực phi thường như tài trị bệnh, kể cả những bệnh rất hiểm nghèo chỉ với một phương pháp thật đơn giản là chỉ dùng lá cây, nước lă, giấy vàng, khiến nhiều người kinh ngạc. Song song với việc chữa bệnh Ngài lại có tài thuyết pháp thao thao bất tuyệt, nhiều nhà trí thức học giả đương thời nghe danh t́m đến chất vấn giáo lư nhà Phật đều phải công nhận Ngài là bậc siêu phàm.

Cũng trong năm này, 1939, Ngài chính thức công bố mở đạo bằng lời tiên tri cảnh báo cho mọi người biết trước nguy cơ của cuộc Thế giới Đại Chiến Thứ Hai sắp bùng nổ, đồng thời cáo tri cho mọi người biết lai lịch và sứ mạng của ḿnh: Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Măo, v́ thời cơ đă đến, lư Thiên Đ́nh hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan. Ta đây tuy không thể đem pháp huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên, nhưng mà thử nghĩ: Sinh trong ṿng đất Việt Nam nầy, trải qua bao kiếp trong địa cầu lăn lộn thu thập những điều đạo học kinh nghiệm huyền thâm, ḷng mê si đă diệt, sự vị kỷ đă tan mà kể lại nguồn gốc phát sinh, trải bao đời giúp nước vùa dân cũng đều măi sinh cư nơi đất Việt. Những tiền kiếp dầu sống cũng là dân quan đất Việt, dầu thác, cũng quỷ thần đất Việt chớ bao ĺa. Những kiếp gần đây, may mắn gặp minh sư, cơ truyền Phật Pháp, gội nhuần ân đức Phật, ḷng đă quảng đại từ bi, hiềm v́ nỗi quốc phá, gia vong, máy huyền cơ đă định, ḷng thương trăm họ vướng cảnh đồ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vạn khổ….Ta nghĩ nhiều tiến kiếp Ta cũng hy sinh v́ Đạo, nào quản xác thân. Kiếp chót này đây há lại chi thân phàm tục, song v́ t́nh cốt nhục tương thân, cũng ủng hộ, chở che cho xác phàm bớt nỗi cực h́nh” “…nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Măo, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh. Tuy là nhơn dân mới rơ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cởi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đă từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Nên phương pháp của Ta tùy tŕnh độ cơ cảm của Tín Nữ Thiện Nam, trên th́ nói Phật Pháp cho kẻ có ḷng một Đạo quy căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành…”. (11)

Với khả năng phi thường, và giáo lư đơn giản khế hợp với ḷng người và thời đại, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi Ngài đă thu hút được trên hai triệu tín đồ tại vùng đồng bằng miền Tây Nam nước Việt. Xét qua lịch sử của các tôn giáo trên thế giới, chưa có một phong trào tôn giáo nào vừa mới phát khởi mà đă có được một hấp lực mạnh mẽ và thành công nhanh chóng như thế. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của Phật Giáo Ḥa Hảo có thể gây nên những mầm móng nguy cơ cho chế độ thuộc địa, nhà cầm quyền thực dân Pháp liền ra lệnh bắt Ngài đưa đi an trí tại làng Nhơn Nghĩa, Cần Thơ. Nhưng hễ Ngài đi đến đâu th́ quần chúng đi theo đến đó, những người từ trước đến nay chưa hề biết đến đạo Phật là ǵ cũng đă trên bộ, dưới sông, ghe xuồng tấp nập, lũ lượt kéo nhau đến xin quy y với Ngài. Thế là không c̣n một biện pháp nào khác hơn, thực dân Pháp liền đưa Ngài về Sài G̣n quản thúc tại Bệnh viện Chợ Quán (4-7-1940), lấy lư do là để chữa bệnh “điên” cho Ngài. Thế nhưng, đến bất cứ nơi đâu th́ Ngài lại thuyết pháp độ chúng đến đó, và điều nực cười là, Bác sĩ Trần Văn Tâm, người được giao nhiệm vụ điều trị bệnh “điên” –và cũng là để giám sát Ngài, lại bị Ngài thu phục, xin quy y rồi trở thành một đệ tử trung kiên của Ngài, cũng như của Phật Giáo Hoà Hảo sau này. Điều này lại càng làm cho thực dân Pháp lo lắng thêm, sợ nếu cứ tiếp tục để Ngài ở lâu tại Sài G̣n không chừng dân chúng tại thủ đô lại kéo nhau t́m đến quy y với Ngài tất cả! Thế là họ quyết định đưa Ngài về Bạc Liêu an trí vào ngày 11 tháng Năm, năm 1941.

Nhưng cuộc diện thế giới cũng như Việt Nam đă diễn biến đúng như Ngài tiên đoán trước đây, Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai bùng nổ năm 1939, cuộc chiến tranh càng ngày càng lan rộng và trở nên khốc liệt. Lúc này th́ người Nhật đang c̣n làm chủ t́nh h́nh tại Á Châu. Binh đội của Thiên Hoàng đă tràn vào đông Dương và lấn át quyền hành của chánh phủ thuộc địa Pháp tại đây. Chính quyền thực dân Pháp ở vào vị trí yếu thế nên không c̣n một lựa chọn nào khác hơn là thỏa hiệp và nhượng bộ. Nhưng t́nh h́nh này không kéo dài lâu, Nhật đă quyết định đảo chánh Pháp. Nhận thấy Phật Giáo Ḥa Hảo có một khối tín đồ đông đảo ở miền Nam, có thể lợi dụng ḷng yêu nước của họ để kéo lực lượng này về làm đồng minh với ḿnh, sở Hiến Binh Nhật đă tổ chức một cuộc giải cứu Đức Thầy, đưa Ngài từ Bạc Liêu về Sài G̣n trong đêm mồng 2 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (11-10-1942), lưu trú và bảo vệ tại sở Hiến Binh. Tuy nhiên đến đầu năm 1945 th́ t́nh h́nh quân sự của Nhật đă suy sụp nặng, buộc Nhật phải ra tay trước là đảo chánh lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương, hôm 9-3-1945. Lúc này một số người lo ngại rằng Ngài có thể bị Nhật mua chuộc, nhưng đáp lại sự lo lắng này Ngài đă trả lời họ bằng một câu nói có tính cách tiên tri: “Nhật Bổn ăn không hết một con gà!” Sự việc xảy ra quả đúng như thế! Năm 1945 tức là năm Ất Dậu (con gà), chưa hết năm này th́ Nhật đă buông súng đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện (Tháng 8-1945).

Đứng trước việc thay đổi đột ngột t́nh h́nh nước nhà, mang tâm nguyện bồ tát dấn thân vào đời cứu độ chúng sinh, Ngài nhận thấy có hai việc khẩn cấp cần phải thực hiện. Trước tiên là ngăn chận mọi sự trả thù trong dân chúng nhằm tránh những sự chém giết đổ máu không cần thiết. Ngài ra lời huấn lệnh tha thiết kêu gọi tín đồ:

“Hỡi tất cả thiện nam tín nữ!

Ngày mà chúng ta chịu khổ dưới gót giày của người Pháp và bọn quan lại hung tàn đă qua. Kể từ nay tôn giáo của chúng ta sẽ được tự do truyền bá. Vậy tôi nhân cơ hộ này tỏ cho các người được hiểu rằng:

Đạo Phật là đạo từ bi bác ái, dĩ đức háo sanh khoan hồng đại độ, tuy t́nh thế đổi thay chớ tấm ḷng nhơn chẳng đổi.

Vậy hăy coi toàn dân cũng như anh em một nhà, mong họ liên kết với chúng ta để kiến thiết lại quê hương cùng nền Đạo nghĩa. Những kẻ bạo tàn từ trước đến giờ, nay đă ăn năn giác ngộ th́ hăy dĩ đức nhiêu dung tội trạng của họ, để sau này quốc gia định đoạt, c̣n ḿnh chỉ khuyên họ trở lại đường lành, chớ chẳng nên làm điều ǵ thái quá mà động đến từ tâm của chư Phật.” (12)

Điều thứ hai, quan trọng hơn, là vận động một cuộc đấu tranh dành độc lập thật sự cho đất nước. Từ ư hướng này mà một số tổ chức đă được Ngài trực tiếp khuyến khích thành lập như: “Phật Giáo Liên Hiệp Hội”, “Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội”, và cuối cùng là “Việt Nam Dân Chủ Xă Hội Đảng”, được ra mắt quốc dân vào ngày 21-9-1946  với một cương lĩnh tiến bộ đi trước thời đại, chủ trương thực thi “triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: ‘chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân’…chống độc tài bất cứ h́nh thức nào”, và kiến tạo một xă hội mà trong đó “mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng của ḿnh”. (13)

Do những hoạt động này mà Ngài đă bị Ủy Ban Hành Chánh Việt Minh lúc đó tổ chức ám hại tại kinh Đốc Vàng (Đồng Tháp), ngày 16-4-1947. Ngài đă mất tích trong biến cố này và cho đến nay (2005) chính quyền Việt Nam hiện tại cũng như các sử gia vẫn chưa đưa ra một công bố chính thức nào về sự kiện này, thế nên sự mất tích này vẫn c̣n ở trong ṿng bí mật và mang đầy tính chất huyền thoại tôn giáo.

Trong suốt tám năm hành hoạt, Đức Huỳnh Phú Sổ đă để lại một số lượng đáng kể nhũng bài thuyết giáo, dưới dạng thơ lục bát thường được biết dưới tên gọi “Sám Giảng” cùng một khối lượng tín đồ đông đảo, ước lượng vào khoảng tám triệu người hiện nay, tại Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới. Với sự nghiệp này, Ngài đă được tuyên xưng là Bồ Tát và rất xứng đáng để nhận lănh danh hiệu này.

2. Một Phong Trào Cư Sĩ Gắn Liền Với Nỗ Lực Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam

Để có một cái nh́n thấu đáo hơn về bản sắc đặc biệt của Phật Giáo Ḥa Hảo, cũng như để giải đáp lư do tại sao chỉ trong một thời gian ngắn ngủi sau khi ra đời mà phong trào cư sĩ này đă có sức mạnh thu hút đến hàng triệu tín đồ như thế, ngoài yếu tố nhân cách phi thường của người khai sanh ra PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ, ta không thể không xét đến những yếu tố khách quan khác đă tác động vào công cuộc vận động tôn giáo rộng lớn có tính cách quần chúng, một phong trào đă tạo nên những ảnh hưởng lớn lao trên hàng triệu cư dân của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long trong nữa thập kỹ đầu của thế kỷ hai mươi và vẫn c̣n tiềm lực phát triển mạnh mẽ cho đến hôm nay. Trong những yếu tố này, nổi bật nhất phải kể đến phong trào canh tân, chấn hưng Phật giáo bộc phát tại Trung Quốc sau cách mạng Tân Hợi 1911 và bối cảnh lịch sử, xă hội của Việt Nam trong giai đoạn suy tàn của chủ nghĩa thực dân thống trị. 

Không ai có thể chối căi rằng Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đă chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Trung Hoa trên nhiều mặt chính trị, văn hoá, kể cả lănh vực tôn giáo. Nếu về mặt chính trị, chế độ quân chủ Việt Nam là một sao y bản chánh của mô thức quân chủ Trung quốc th́ về mặt tôn giáo, Phật Giáo Việt Nam cũng đă khoác lên người chiếc áo của Phật giáo Trung Hoa qua hàng bao nhiêu thế kỷ. Thế nên bất cứ những chuyển động nào tại Trung Hoa dù lớn hay nhỏ đều có những tác động đến Việt Nam. T́nh trạng suy thoái của Phật giáo trong những năm cuối cùng của vương triều Măn Thanh tại Trung Quốc đă góp phần tạo ra không ít những tệ trạng và bất công  xă hội. Trái với chủ trương từ bi, bác ái của đạo Phật, chùa chiền, tự viện lúc này đă không c̣n là nơi xiễn dương giáo lư của Đức Thích Ca mà trở thành những trung tâm ḅn rút sức người và sức của. Nhà chùa biến thành những chủ điền sở hữu ruộng đất cho nông dân thuê mướn cày cấy. Có nơi trở thành những trung tâm cho vay lăi với tiền lời cắt cổ. Chưa kể là t́nh trạng mất phẩm chất của hàng ngũ tăng lữ, thay v́ phục vụ lư tưởng độ sanh cao cả, đă bị thế tục hóa để trở thành một guồng máy phong kiến, một đẳng cấp mới ăn trên ngồi trước thụ hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi trong xă hội. Núp dưới chiếc áo cà sa, những tăng sĩ biến chất này tha hồ tom góp của cải của bá tánh và theo thời gian tài sản của họ càng ngày càng ph́nh ra trước sự đói nghèo của quần chúng. T́nh trạng này không khác ǵ mấy với khung cảnh của xă hội Âu Châu trước thời kỳ cách mạng Tư Sản Dân Quyền 1789, khi hai giai cấp qúy tộc và tăng lữ đă cấu kết chặt chẽ với nhau để thống trị và bóc lột đám nông nô nghèo khổ, suốt đời c̣ng lưng tận tụy phục vụ cho họ. Thế nên khi cuộc cách mạng Tân Hợi thành công, giới trí thức Trung Quốc -phát xuất từ các Đại học Bắc Kinh, và Giang Tô- bất măn trước những bất công to lớn này, đă vận động một phong trào cách mạng xă hội triệt để mà Phật giáo Trung Quốc cũng là một đối tượng bị đả phá mạnh mẽ. Họ chủ trương “Cần phải đả phá giai cấp tăng phiệt, hăy giải phóng cái khổ của tăng lữ ở dưới chế độ tăng phiệt, hăy tịch thu tất cả những tài sản của tự viện để bổ sung vào sự nghiệp của giáo dục...”(14). Trước áp lực mạnh mẽ của dư luận, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cuối cùng đă phải ban hành đạo luật “Tự miếu đăng kư” để điều tra tất cả tài sản của chùa miếu, và tiếp theo đó là đạo luật “Thần từ tồn phế tiêu chuẩn” để xem xét chùa miếu nào cần được giữ lại và chùa miếu nào cần phải được phá hủy. Phật giáo Trung Quốc lâm vào cơn pháp nạn.

Trước t́nh h́nh này, tuy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đă đi hơi quá đà nhưng không phải là không có lư do; những tăng sĩ, trí thức Phật giáo có tâm huyết không thể khoanh tay đứng nh́n mà không phản ứng. Một phong trào hộ pháp mạnh mẽ đă được phát khởi lên trong quần chúng. Tuy nhiên để cho công cuộc hộ pháp có hiệu quả, người Phật tử cũng không thể làm ngơ trước những vấn nạn ngay chính trong nội bộ ḿnh, v́ thế việc thanh lọc những con sư tử trùng đang tàn hại cơ thể của Phật giáo trở thành một yêu cầu cấp bách. Thế là kể từ năm 1912, tại Trung Quốc đă bắt đầu nhen nhúm lên ngọn lửa chấn hưng, canh tân Phật giáo.  Ngọn lửa này ngày càng cháy bùng lên mănh liệt với những khuôn mặt lănh đạo ưu tú như các ngài Thái Hư, Ấn Quang, Đế Nhàn, Đạo Giai, Viên Anh,... mà nổi bật nhất là ngài Thái Hư Đại sư với phong trào đoàn kết thống nhất Phật giáo, vận động chỉnh lư tăng già, canh tân nền giáo dục tăng lữ.  Đây là một công cuộc cải cách sơn môn rộng lớn mà cho đến khi nhắm mắt, với uy tín lớn lao của ḿnh, Thái Hư Đại Sư vẫn chưa vượt qua được những trở ngại của thành phần sơn môn thủ cựu đang cố gắng bám rễ vào t́nh trạng “chùa riêng“ để tận hưởng một cuộc sống xa hoa, vị kỹ, và cuối cùng Ngài nhận ra rằng: “Nguồn chủ lực và hướng hổ trợ cho Phong Trào Cách Mạng Tôn Giáo chỉ c̣n trông cậy vào các hàng cư sĩ hữu tâm, kiên tŕ và có khả năng.” (15)

Những tệ trạng của Phật Giáo Trung Hoa trong giai đoạn này, cụ thể là t́nh trạng “riêng Chùa, riêng Phật” cũng là một trong những tệ trạng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là tại miền Nam, nơi mà số lượng những tăng sĩ có phẩm chất không đủ  đáp ứng với yêu cầu của quần chúng. Đây cũng chính là hậu quả trực tiếp của chính sách chia để trị của thực dân Pháp trong ư đồ gây phân hoá chia rẻ làm suy yếu những thế lực dân tộc mà họ nghĩ là có thể tạo nên những nguy cơ cho kế sách thống trị lâu dài. Những biểu hiện của sự mất phẩm chất này đă được người thanh niên Phật tử nồng nàn tinh thần yêu đạo, Huỳnh Phú Sổ, ghi nhận như sau:

Tu c̣n ham chay to đám bự,

Đặng thế gian dâng cúng bạc tiền.

Dối rằng: lo tu bổ chùa chiền,

Mà làm của xài riêng cho thỏa

Bảo làm sao dân không sa ngă,

Nghe lời rù tông nọ phái kia.

Cả tăng đồ trong nước chia ĺa

Riêng Pháp bảo, riêng chùa, riêng Phật. (16)

 

 Đứng trước t́nh trạng suy đốn này, bất cứ những ai nặng ḷng với tiền đồ của đạo pháp và dân tộc-dù là ở trong giới tăng sĩ hay cư sĩ- đều không khỏi cảm thấy tủi hổ và đau xót, và đây là động cơ chính thúc đẩy họ phát khởi hùng tâm đứng lên gánh vác trách nhiệm duy tŕ lại mối đạo, làm sáng tỏ ư nghĩa giải thoát của nền “đạo diệu mầu (đang) gặp lúc truân chuyên”. Thế nên, kể từ năm 1920, khi ngọn gió canh tân, chấn hưng Phật giáo từ Trung quốc bắt đầu thổi vào đất nước Việt Nam, tất cả những người con Phật có tâm huyết từ Nam chí Bắc đều nhiệt liệt hưởng ứng để cùng bắt tay nhau “khơi ngọn đuốc từ bi chí thiện”, thắp sáng ngọn đèn Chánh Pháp đă bị lu mờ trong suốt gần một thế kỷ qua.

  
Nh́n lại phong trào “Chấn Hưng Phật Giáo” Việt Nam, người ta nhận thấy có hai sự kiện nổi bật đặc biệt có ư nghĩa:

Thứ nhất, hồi trống lệnh bát nhă đầu tiên của phong trào này đă được giục giă gióng lên không phải từ những vùng căn cứ địa lâu đời của Phật Giáo Việt Nam, tức là từ miền Trung hay miền Bắc, mà lại được phát khởi lên từ vùng đất sông nước bao la của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đây là một sự kiện có ư nghĩa, cho thấy chính từ khung cảnh địa lư chính trị của vùng đất mới này, với tinh thần phóng khoáng và sức sống không ngừng vươn lên mà con người dễ dàng mở rộng ṿng tay đón nhận những tư tưởng tự do tiến bộ.  Người góp công đầu của phong trào Chấn Hưng Phật giáo Việt Nam là Thiền sư Khánh Hoà, trú tŕ chùa Tiên Linh (Bến Tre), và do công sức bôn ba vận động không ngừng nghỉ của Ngài mà Hội Lục Hoà được thành lập (1923), quy tụ những thành phần tiến bộ trong cả hai giới cư sĩ và tăng sĩ.  Phong trào này ngày càng lớn mạnh với sự ra đời của  “Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học” (1932) sau đó mà cơ quan ngôn luận của hội, tạp chí Từ Bi Âm đă để lại những tiếng vang và dấu ấn mạnh mẽ trong hàng ngũ trí thức Phật Giáo. Bắt nguồn từ đây mà miền Trung nối gót với sự ra đời của “Hội An Nam Phật Học (1932) và rồi miền Bắc tiếp nối với “Hội Phật Giáo Bắc Kỳ”(1934) tạo một sức đẩy cho phong trào “Chấn Hưng Phật Giáo” Việt Nam tiến lên một bước cao hơn đóng góp những  nhân tố quan trọng cho công cuộc thống nhất  Phật giáo Việt Nam sau này.

Thứ hai, một điều đúng như nhận xét của Đại sư Thái Hư về vai tṛ của người cư sĩ, chính từ trong ḷng của phong trào Chấn Hưng Phật giáo này mà hai khuôn mặt cư sĩ lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam xuất hiện. Một Tâm Minh Lê Đ́nh Thám của miền Trung, người đă góp phần đào tạo nên những tăng tài kiệt xuất cho một thế hệ lănh đạo mới của Phật giáo Việt Nam sau này như qúy Ngài: Thiện Minh, Thiện Siêu, Trí Quang, Trí Tịnh,... Một Huỳnh Phú Sổ của miền Nam, người đă đại chúng hóa phong trào Chấn Hưng Phật giáo, trở thành một phong trào vận động cư sĩ lớn lao nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà thành quả là sự ra đời của tông phái PGHH. Trong tập “Khuyến Thiện”, Ngài đă đưa ra những lời hiệu triệu, kêu gọi chân thành và khẩn thiết để cổ xúy cho phong trào Chấn Hưng Phật giáo như sau:

 
Cả tiếng kêu cùng khắp chư Tăng

Với tín nữ thiện nam Phật giáo

Nên cố gắng trau thân ǵn Đạo

Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành

Làm cho đời hiểu rơ thinh danh

Công đức Phật từ bi vô lượng

Đồng dẹp bớt âm thinh sắc tướng

Lo CHẤN HƯNG Phập pháp mới là... (17)

Nếu như nguồn cảm hứng phong trào chấn hưng Phật giáo của Trung Quốc bắt nguồn từ cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 th́ phong trào Chấn Hưng Phật Giáo của Việt Nam đă được khai sanh và lớn mạnh trong bối cảnh của cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Trong suốt 80 năm, cả một đất nước, dân tộc bị đọa đày dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. T́nh trạng lầm than của xă hội thực không bút mực nào tả xiết:

“Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp, vừa là một quốc gia mất chủ quyền độc lập, lại vừa là một xă hội phân hoá bất công, đồng thời c̣n là một xă hội đang chuyển hướng văn hóa trong sự giao tiếp của nền văn minh truyền thống phương Đông với nền văn minh duy lư, kỹ thuật mới nhập cảng từ phương Tây. Đây là một xă hội đang bị đè nén dưới sực nặng của bộ máy cai trị thuộc địa. Nhưng cánh cửa đă hé mở đón nhận luồng gió mới thổi đến từ một chân trời mới, hai yếu tố nội tại và khách quan này khích động mạnh mẽ sự bùng nổ của một cuộc cách mạng đáp ứng nguyện vọng vươn lên đ̣i thay đổi, không những chỉ thay đổi thân phận mà con thay đổi cả lịch sử, thay đổi cả hướng đi tương lai. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang thống trị, và cũng là cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi t́nh trạng bất công xă hội.” (18)

Nạn nhân trực tiếp của t́nh trạng bất công xă hội này không ai khác hơn là những người nông dân, những tá điền nghèo khổ, sống dưới ách một cổ hai tṛng, vừa của chủ điền lẫn thực dân thống trị. Thống kê năm 1930 cho thấy tại Nam Kỳ số điền chủ sở hữu trên 50 mẫu đất chỉ có 2.5% nhưng chiếm đến 45% diện tích canh tác, nhiều đại điền chủ có trong tay trên 18,000 mẫu ruộng, trong khi đó có đến 71% nhân dân không có ruộng cày. (19)  Những người nông dân không có mảnh đất cắm dùi này không c̣n một con đường nào khác hơn là t́nh nguyện làm công suốt đời cho chủ điền trong t́nh trạng vay trước trả sau. Thêm vào đó, t́nh trạng sưu cao thuế nặng biến họ thành một con nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác. “Thuế má nặng nề, nhiều thứ, hoặc trực thu, hoặc gián thu, không một ngành hoạt động nào là không chịu thuế, và trong những món đồ thiết dụng hàng ngày như muối, rượu, người dân cũng đă phải trả cho Chánh phủ một món tiền thuế. Ngoài thuế đinh, thuế điền ra, người dân quê phải nạp những thứ thuế mà họ chưa từng thấy ở thời trước: Người đi chợ phải  nạp thuế chợ, kẻ đưa đ̣ phải nạp thuế đ̣, kẻ buôn bán phải nạp thuế môn bài, kẻ vào rừng làm săn, đốn củi, phải chịu thuế kiểm lâm,...” (20) T́nh trạng mù chữ là phổ biến với trên 80% dân số. Đời sống của người nông dân miền Nam càng trở nên bi đát hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1930 bắt đầu lan vào Việt Nam. Năm 1930 giá gạo tốt mỗi tạ (100Kg) là $13.10, th́ đến năm 1933 chỉ c̣n $3.20. Giới lao động, nông dân, thợ thuyền lâm vào cảnh thất nghiệp, đói rách.

Năm 1930, cũng là năm mà cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng của dân tộc Việt Nam bước vào một khúc quanh đẫm máu. 13 liệt sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng hiên ngang bước lên đoạn đầu đài. Màu tang tóc phủ lên trời Yên Bái. Cả đất nước cũng là một trời tang. Người nông dân Phật Tử Việt Nam -cụ thể là ở miền Nam không thể ngồi yên trước thảm cảnh của đồng bào, dân tộc. Noi gương các vị anh hùng cách mạng tiền bối trước đây: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Cố quản Trần Văn Thành,... họ lựa chọn thái độ dấn thân tích cực.  Trong năm này, nông dân của tỉnh Sa Đéc đă đứng dậy biểu t́nh đối đầu với chính quyền thống trị.  

Tuy cuộc biểu t́nh bị đàn áp dă man với trên 11 người bị thiệt mạng nhưng đă châm lên một ng̣i lửa đấu tranh bất khuất. Ngọn lửa này đă lan đến tỉnh Vĩnh Long với một cuộc biểu t́nh quy mô hơn với trên 2500 người tham dự (21). Là một tôn giáo dân tộc, Phật Giáo Việt Nam chia xẻ số phận chung cùng với dân tộc. Khi dân tộc bị đọa đày, áp bức, Phật Giáo Việt Nam cũng bị đọa đày áp bức. Khi dân tộc vùng lên quật khởi, Phật Giáo Việt Nam cũng đứng dậy hoà ḿnh vào cuộc đấu tranh chung. Chính trong bầu khí sục sôi này mà PGHH ra đời tiếp nối chủ trương học Phật, tu Nhân của Bửu Sơn Kỳ Hương. Mà Tu Nhân là ǵ? Tu Nhân chính là trả nợ Tứ Ân, trong đó ÂN ĐẤT NƯỚC là một gánh nặng vô cùng lớn lao của đạo làm người. Mang tấm ḷng son sắt của một người Phật tử nặng ḷng v́ đất nước, Đức Huỳnh Giáo Chủ đă  thể hiện bằng một thái độ dứt khoát:

 
 
Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha

Đền xong nợ nước thù nhà 

Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô. (22)


Đây chính là tinh thần của Phật giáo Lư Trần, một thời đại mà có lúc số lượng tăng sĩ đă chiếm đến khoảng một nữa dân số (thiên hạ bán vi tăng), nhưng đứng trước họa ngoại xâm, trước sự điêu linh của dân chúng, giới tăng sĩ cũng không thể không phát khởi tâm từ bi, nổi máu Bồ Tát để  “Cởi áo cà sa khoác chiến bào”, cầm gươm lên ngựa xông vào chốn nước lửa để  cứu vớt sinh linh đang đồ thán. Thế nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng cái xă hội “bán vi Tăng” đó mà khi đất nước cần đến, phút chốc trở thành một đạo binh “ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu”, và cuộc kháng chiến của dân tộc ba lần đánh bại đội quân xâm lược thiện chiến Nguyên Mông được lănh đạo bởi hai vị vua thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam: Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông.

 
Một cách tóm tắt, có thể nói rằng Phật Giáo Hoà Hảo đă được khai sanh ra từ phong trào vận động CHẤN HƯNG Phật giáo của giới cư sĩ Phật tử Việt Nam, và phong trào này được lồng trong bối cảnh lịch sử của một cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn luôn xác nhận rằng ḿnh là một đệ tử của Phật gia và Phật Giáo Hoà Hảo là một phong trào của giới tại gia cư sĩ, một thành phần trong tứ chúng:
 
“Đây là hạng người học Phật , tu Nhân.

Bàn xét như trên, thấy rằng toàn thể trong Đạo chúng ta thuộc hạng tại gia cư sĩ.” (23)
 
Thế nên cũng có thể kết luận một cách dứt khoát rằng: “Trên phương diện chính danh, PGHH không phải là một tôn giáo mới hay một đạo Phật canh tân. Về mặt tổ chức, PGHH mới xuất hiện từ 1939. Nhưng về mặt giáo lư, PGHH không phải là một tín ngưỡng mới, hay tín ngưỡng cải cách. Giáo lư PGHH chính là đạo Phật, bắt nguồn từ tinh hoa cốt tủy của giáo thuyết mà Đức Thích Ca đă khởi truyền từ trên 25 thế kỷ trước đây.” (24)  Tuy nhiên đứng trên b́nh diện nhận thức và cảm quan của một người Phật tử b́nh thường, một câu hỏi sẽ được đặt ra là, nếu ta xem PGHH là một tông phái của đạo Phật th́ đây là đạo Phật theo khuynh hướng, truyền thống nào? Căn cứ theo xuất xứ, hành trạng và giáo lư của Đức Thầy c̣n lưu truyền lại, ta có câu trả lời ngay không mấy khó khăn: Đây là một đạo Phật Việt Nam theo khuynh hướng Đại Thừa, hay nói rơ hơn, PGHH là một tông phái của Phật Giáo Việt Nam theo truyền thống Tịnh Độ, trong đó đặc biệt xiễn dương vai tṛ của giới cư sĩ .

III. Phong Trào SOKA GAKKAI cuả Giáo Hội Nhật Liên Tông, Nhật Bản.

Một trong những tổ chức tôn giáo năng động và được coi là thành công nhất trong nỗ lực phổ truyền giáo lư Phật giáo trên thế giới trong thời đại ngày nay là phong trào SOKA GAKKAI (Sáng Giá Hội), một tổ chức cư sĩ hoạt động trong khuôn khổ của Giáo hội Phật giáo Nhật Liên Tông, Nhật Bản. Mặc dầu tổ chức này được h́nh thành và lớn mạnh tại Nhật do đáp ứng đúng yêu cầu tâm linh của quần chúng, tuy nhiên v́ đây là một phong trào Phật giáo, đối tượng cuối cùng của nó vẫn là con người, là nhân loại, thế nên mục tiêu của phong trào SOKA GAKKAI nói chung đă được xây dựng trên một niềm tin vững chắc, rằng sự cải thiện trong mỗi con người không những có năng lực chuyển hoá nghiệp lực của mỗi cá nhân mà c̣n cả quốc gia và nhân loại nữa. Cho nên ta có thể mô tả một cách ngắn gọn mục tiêu của tổ chức này, đó là vận động thực hiên một Cuộc Cách Mạng Con Người

Tsunesaburo Makiguchi (1871 - 1944)

và Josei Toda (1900 - 1958),

Những Sáng Lập Viên Tiên Khởi của Phong Trào Soka Gakkai.

Theo đuổi mục tiêu này hoàn toàn là một hành động thuộc lănh vực niềm tin tôn giáo. Các nhân vật lănh đạo tiên khởi của phong trào Soka Gakkai trong thời Đệ Nhị Thế Chiến đă hành xử đức tin tôn giáo của ḿnh một cách đúng đắn qua việc bày tỏ lập trường kiên định là không tán đồng, phục vụ cho một tôn giáo mà họ không tin là chân chính –Thần Đạo- đang đưa nước Nhật vào thảm họa chiến tranh, không lối thoát. Hậu quả là tất cả những nhân vật sáng lập phong trào đều bị chính quyền quân phiệt Nhật bắt giam và vị chủ tịch tiên khởi, Makiguchi, đă bỏ ḿnh  trong tù vào năm 1944 như một kẻ tuẩn giáo. Josei Toda, người kế vị và là vị chủ tịch thứ hai của phong trào, sống sót sau hơn hai năm bị giam cầm, được phóng thích chỉ vài tuần lễ trước khi cuộc chiến kết thúc. Là một nhân vật có đầu óc tổ chức, ông là người đă mở ra một chương mới cho lịch sử Soka Gakkai, thế nên khi nói đến Soka Gakkai, ta không thể không nói đến Josei Toda.

Xuất thân là một giáo viên Tiểu học, cuộc đời của Josei Toda  thực sự thay đổi khi ông gặp Makiguchi vào mùa hè năm 1920, lúc đó đang là Hiệu trưởng của trường Tiểu học Nishimachi tại thủ đô Tokyo. Trong vị trí này, Makiguchi đă giúp Toda giữ một chân giáo viên tại đây và rồi trở thành một vị thầy, một người hướng dẫn tâm linh cho Toda trong suốt cuộc đời c̣n lại. Thế nên vào năm 1928, khi Makiguchi chính thức quy y Nhật Liên Tông th́ Josei Toda cũng lập tức theo bước chân thầy, trở thành một đệ tử trung kiên của giáo phái này. Makiguchi là người đề xướng ra một phương pháp sư phạm mới được gọi là “sáng tạo giá trị”, soka, và lập ra hội Soka Kyoiku Gakkai –Sáng Giá Học Hội, một tổ chức giáo dục chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nhật Liên Tông. Năm 1922 Toda xin từ nhiệm vai tṛ giáo viên, đem phương pháp của Makiguchi áp dụng vào hệ thống giáo dục lớp đêm do ông sáng lập. Doanh nghiệp này đă thành công rực rỡ cho ông đủ vốn liếng để mạnh dạn đi hẵn vào thương trường, thành lập một loạt các công ty xuất bản, một cơ sở tài chánh cùng một hăng đầu tư chứng khoán. Đến năm 1943 th́ Toda đă làm chủ tất cả mười bảy công ty và sắp sửa mua thêm một mỏ than tại Kyushu và một công ty sản xuất dầu tại Osaka. Thế nhưng tất cả đều sụp đổ trong năm này. Tháng 7 năm đó, chính quyền ra lệnh tất cả mọi công dân Nhật Bản phải tôn thờ một đạo bùa chú của Thần Đạo để tỏ ḷng trung thành với Thiên Hoàng. Để bày tỏ đức tin tôn giáo của ḿnh, Makiguchi từ chối, không những thế ông c̣n cấm tất cả hội viên của  Soka Kyoiku Gakkai tuân theo lệnh này. Makiguchi lập tức bị bắt giữ và Josei Toda, với một đức tin vững mạnh cũng đă chấp nhận từ bỏ tất cả tài sản, danh vọng để đứng cạnh và chia xẻ số phận cùng với Makiguchi. Hai ngày sau, Toda cùng hai mươi nhân vật lănh đạo khác của phong trào Soka Kyoiku Gakkai vào tù.

Ra khỏi tù với một thân thể đau ốm bệnh hoạn, không một đồng xu dính túi, trong bối cảnh của một nước Nhật hoàn toàn đổ nát v́ chiến tranh, tuy nhiên Toda đă không một chút năn chí, vội vàng bắt tay ngay vào việc tái tổ chức, xây dựng lại phong trào. Việc đầu tiên là ông loại bỏ chữ Kyoiku –có nghĩa là giáo dục- trong danh xưng cũ, biến thành Soka Gakkai, một tổ chức thuần túy tôn giáo.  Với sự hoạt động năng nổ của ông và người kế vị, vị chủ tịch đương nhiệm Daisaku Ikeda, phong trào Soka Gakkai với số lượng hội viên lúc ban đầu chưa đếm đủ trên đầu ngón tay, nhưng chỉ trong ṿng ba thập niên sau đă thu hút một khối lượng quần chúng đông đảo lên tới mười hai triệu hội viên tại Nhật Bản, và trên 400,000 hội viên ở khắp nơi trên thế giới trong đó tại Mỹ có khoảng 200,000 người. Điều có ư nghĩa hơn cả là phong trào Soka Gakkai đă đạt đến một thành tựu trên lănh vực tinh thần song hành với sự thành công của dân Nhật về mặt vật chất trong lănh vực kinh tế.

Và rồi người ta không thể không ngạc nhiên nêu lên câu hỏi: Cái ǵ đă làm cho một tổ chức cư sĩ Phật giáo chỉ mới được h́nh thành từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đă đạt đến một thành công nhanh chóng như thế? Thiết tưởng ta có câu trả lời không mấy khó khăn. Nguyên nhân căn bản vẫn là đức tin. Đức tin đă làm cho tập thể và những nhà lănh đạo phong trào trong thời đại này gắn bó lại cùng nhau hướng về vị sáng lập Nhật Liên Tông, tuy đă qua đời hơn bảy thế kỷ trước nhưng tư tưởng và cuộc đời của ông vẫn là nguồn cảm hứng bất tận. Chính đức tin đă làm cho những thành viên của phong trào Soka Gakkai có đủ can đảm để chịu đựng và vượt qua sự bách hại tôn giáo đồng thời vẫn mở rộng ḷng từ hướng đến tha nhân, từ đó khai mở tâm hồn và trái tim họ quay về với Chánh Pháp. Thế nên khi cơn bách hại tôn giáo chấm dứt với sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ độc tài quân phiệt tại Nhật Bản vào tháng Tám năm 1945, Soka Gakkai đă có sẵn một miếng đất thuận tiện để gieo trồng niềm tin tôn giáo.

Hoàn cảnh của Nhật Bản vào năm 1945 cũng gần giống như hoàn cảnh của Đế Quốc La Mă vào năm 311 khi chính quyền La Mă từ bỏ chính sách bách hại nhắm vào người người Cơ Đốc giáo. Trong cả hai trường hợp, xă hội đều bày ra một khoảng trống tâm linh và sự suy sụp trong đời sống vật chất. Đế quốc La Mă lúc đó đă bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc xâm lăng, cùng một lúc các giá trị tôn giáo cũ hầu như không c̣n đủ hấp lực thu hút trái tim lẫn tâm hồn của con người đương thời. (25) Nhật Bản cũng thế, Thần Đạo trở thành quốc giáo –cổ vơ và cấu kết quyền lực với thế lực quân phiệt gây hấn- cuối cùng đă không c̣n ai tin tưởng nữa. Chủ nghĩa quân phiệt, sau những thắng lợi quân sự trong suốt nửa thế kỷ đă cáo chung bằng hai trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki. Giấc mộng Đại Đông Á cuối cùng đă tan thành mây khói khi Nhật Hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện vào ngày 15 tháng Tám năm 1945. Dân Nhật thoát khỏi cơn ác mộng chiến tranh nhưng rồi rơi vào cảnh nghèo đói, khoảng mười lăm triệu người đă lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, không có lấy một mái nhà để trú thân. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là sự mất mát, thiếu vắng niềm tin.  Từ lâu dân Nhật đă được bộ máy tuyên truyền của chính quyền quân sự nhồi nhét vào đầu cho rằng ḿnh thuộc về một giống dân siêu đẳng, có sứ mệnh chinh phục thế giới; nhưng bây giờ th́ thực tế ngược lại, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, quốc gia của họ đă  bị chiếm đóng bởi một lực lượng quân sự ngoại quốc. Đây có thể là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Soka Gakkai trong kỷ nguyên hậu chiến. Giữa cơn tuyệt vọng, thui chột niềm tin, và tan vỡ ảo tưởng, cái cộng đồng nhỏ bé này –Soka Gakkai- bắt tay ngay vào việc xây dựng lại niềm tin, khẳng định rơ mục tiêu của ḿnh và tin tưởng rằng ḿnh có thể đi đến đích. Đó chính là điều mà không làm ai ngạc nhiên chỉ trong ṿng ba thập niên sau, Soka Gakkai đă đạt đến vị trí hiện nay.

Sự phát khởi của phong trào Soka Gakkai trong thời hậu chiến ngay tự khởi thủy không hẵn hoàn toàn là mối quan tâm riêng dành cho Nhật Bản. Soka Gakkai là một phong trào mang tầm vóc quốc tế. Đây là một tổ chức Phật giáo, và Phật giáo là một tổ chức truyền giáo đầu tiên trên thế giới đă gởi thông điệp của ḿnh đến toàn thể nhân loại. Ngài Nhật Liên, cũng như những tín đồ của Nhật Liên Tông hiện nay, yêu đất nước Nhật Bản, dĩ nhiên nhưng chân trời và mối quan tâm của họ không hề hạn hẹp lại trong phạm vi bờ biển Nhật Bản. Ngài Nhật Liên tin tưởng vững chắc rằng Phật giáo là một đại phương tiện để cứu độ chúng sanh ở khắp mọi nơi, mọi thời đại và Soka Gakkai như thế, đang gánh vác trọng trách mà ngài Nhật Liên đề xướng trước đây: vận động, thúc đẩy cho một cuộc cách mạng tâm linh trong mỗi con người.

Nhật Liên (Nichiren Shonin)

Người Sáng Lập Nhật Liên Tông

Ngài Nhật Liên (Nichiren Shonin), tục danh là Zennichimaro, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1222 tại Kominato, quận Chiba, phía đông Nhật Bản. Trong tự truyện, Ngài Nhật Liên đă nói về ḿnh như sau: “Tôi là con trai của một ngư phủ ở Tojo, một làng chài lưới hẻo lánh vùng duyên hải tỉnh Awa” và rất hănh diện khi nhận ḿnh là “đứa con của đại chúng”. Đứa con trai của người đánh cá nghèo hèn ở tận cùng của bức thang xă hội này đă lớn lên cùng với tiếng sóng vỗ của biển Thái B́nh và nhận ra rằng ḿnh thuộc về cái đám đông không tên tuổi đó và có nghĩa vụ phải cứu độ họ. Niềm khát khao này đă đưa Nhật Liên đến sự khám phá rằng ḿnh là hoá thân của Bồ Tát Tịnh Hành, một người sinh ra từ giai cấp bần cùng và đă phổ truyền bộ kinh Pháp Hoa. Chúng ta nên lưu ư rằng ngài Nhật Liên tuyên bố điều này vào một thời điểm mà xă hội Nhật đang c̣n ở trong t́nh trạng kỳ thị do đẳng cấp xă hội, đồng thời cũng là một giai đoạn đang có những thay đổi lớn lao, từ một xă hội của giai cấp quư tộc bước sang một xă hội của giai cấp chiến sĩ.

Xuất gia năm 11 tuổi  và thọ giới tỳ kheo năm lên 15 tuổi với pháp hiệu Rencho, Nhật Liên đă phát nguyện rằng ông phải hoàn thành Phật quả để cứu độ cha mẹ. Tuy c̣n ở tuổi thiếu niên, nhưng Nhật Liên đă bắt đầu mang một thắc mắc lớn, là tại sao Đạo Phật chỉ có một mà hiện nay lại có đến 9, 10 tông phái? Để t́m câu trả lời đâu là Đạo Phật chân chính, năm 17 tuổi nhà sư trẻ Rencho rời quê hương đi Kamakura, thủ phủ chính trị của Nhật Bản lúc bấy giờ, đến tham học tại chùa Onjo, Kyoto được coi như trung tâm văn hoá của Nhật và một số chùa chiền danh tiếng khác, sau cùng là chùa Tỉ Duệ Sơn (Mt. Hiei,) một Phật học viện hàng đầu của Nhật Bản lúc bấy giờ. Cuối cùng, đến năm 31 tuổi ngài Nhật Liên đi đến kết luận rằng chỉ có kinh Pháp Hoa mới đúng là lời dạy chân thật do chính Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết và tin rằng ḿnh là người mang trọng trách xiễn dương giáo lư của Pháp Hoa để cứu độ nhân sinh. Trong niềm tin tưởng như thế, ngài Nhật Liên đă viết bài pháp luận “Bốn Phê Phán” có nội dung phê b́nh các tông phái Thiền, Tịnh Độ, Chân Ngôn, và Luật Tông của Phật giáo Nhật Bản lúc bấy giờ.

Năm 1253 ông trở về ngôi chùa cũ ở quê hương, đổi pháp hiệu từ Rencho thành Nhật Liên (Nichiren) và chính thức tuyên bố thành lập giáo phái Nhật Liên Tông, đặt căn bản trên bộ kinh Pháp Hoa. “Nichi” -Nhật, bao hàm ư nghĩa rằng vĩ nghiệp của Đức Phật giống như mặt trời, mặt trăng xoá tan bóng đêm u tối, và “Ren”-Liên, hoa sen, một loài hoa mang phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhật Liên như thế bao hàm ư nghĩa rực rỡ như mặt trời và tinh khiết như hoa sen.

Ban đầu số lượng tín đồ tham dự rất khiêm nhượng, khoảng 2, 3 người lại bị phái Tịnh Độ phản ứng gay gắt t́m cách đuổi ra khỏi chùa, ngài Nhật Liên lên đường đến Kamakura lập một ngôi làng nhỏ tại Matsubagayatsu làm cơ sở hành đạo. Trong thời gian này Nhật Bản đang gặp khó khăn bởi thiên tai và dịch tể tàn phá, thây người chết đói và chết dịch nằm đầy trên khắp các ngả đường. Ngài Nhật Liên liền viết một bài pháp luận dâng lên vị tướng quân nhiếp chính đương thời, cho rằng những vị thần bảo hộ Nhật Bản đă ĺa bỏ đất nước này v́ dân chúng hiện tin vào tà thuyết, cụ thể như Tịnh Độ tông đă từ bỏ Đức Phật Thích Ca, không tin vào sự cứu độ ở thế gian này mà chỉ mong cầu ở kiếp sau. Đó là lư do tại sao Nhật Bản phải chịu những tai ương ở trong nước và họa ngoại xâm sắp cận kề. Để thoát khỏi kiếp nạn này, dân Nhật không c̣n một lựa chọn nào khác là quay trở về với Pháp Hoa, tức là với những lời dạy chân thật của Đức Phật Thích Ca.

Bốn tháng sau, để trả lời cho bài pháp luận này, tín đồ phái Tịnh Độ với sự đồng ư của vị tướng quân đă tấn công phóng hỏa ngôi làng Matsubagayatsu và t́m giết Nhật Liên. Ông thoát chết trong vụ tấn công này nhưng sau đó đă bị lưu đày ra đảo Izu trong gần hai năm. Khi được phóng thích ông trở về thăm lại quê hương và rồi trong một buổi thuyết pháp ở đây, ông đă lọt vào một cuộc phục kích khác quy mô hơn của phái Tịnh Độ với một rừng gươm giáo và tên bắn như mưa. Ông lại thoát chết trong trận phục kích này nhưng một số tín đồ đă bị thiệt mạng. Đó là năm 1264. Ba năm sau, đầu tháng Giêng năm 1268, Hoàng đế Mông Cổ sau khi thôn tính xong lục địa Á Châu đă hạ chiến thư với Nhật Bản. Thế là lời tiên đoán của Nhật Liên đă thành sự thật. Nhân dịp này, ông đă gặp vị tướng quân đương nhiệm, Taira Saemon-no-jo, đ̣i hỏi một cuộc tranh luận công khai với các tông phái Phật giáo khác cùng thái độ đối xử đúng đắn của chính quyền đối với tôn giáo. Vị Tướng quân này đă nổi giận, cho bắt giam Nhật Liên, tuy nhiên hội đồng sứ quân lại muốn mang Nhật Liên ra chém đầu ngay lập tức vào ngày hôm đó để diệt trừ hậu hoạn. Tại pháp trường, một phép lạ đă xảy ra: “một khối lửa tṛn như mặt trăng bay đến từ hướng Enoshima, đánh ngă tất cả các binh sĩ tại hiện trường”. Kết quả là không ai c̣n dám hành h́nh Nhật Liên nữa. Ông bị lưu đày ra đảo Sado.

Được ân xá vào năm 1274, Nhật Liên trở lại Kamakaru và gặp Tướng quân Saemon lần nữa cùng với những yêu sách cũ. Đây là lần chỉ trích chính quyền lần thứ ba của ngài Nhật Liên, chứng tỏ rằng với một đức tin mạnh mẽ, con nguời không có ǵ phải sợ hăi trước bạo lực của thế quyền, như ngài đă viết: “Khi một người được sinh ra trong một vương quốc, thể xác y có thể bị bắt buộc phải vâng lệnh kẻ cầm quyền nhưng tâm hồn th́ không bao giờ”. Câu hỏi đầu tiên của Tướng quân Saemon là: “Bao giờ th́ Mông Cổ xâm lăng Nhật Bản”. Ngài Nhật Liên trả lời dứt khoát: “Chắc chắn nội trong năm này”. Lần này th́ hội đồng sứ quân đă phải dịu giọng và t́m cách mua chuộc bằng cách mời ngài về trú tŕ ngôi quốc tự Aizen tại thủ đô. Ngài Nhật Liên đă từ chối lời đề nghị này và rút  về ẩn cư tại núi Minobu đồng thời xây dựng cơ sở phát triển tín ngưỡng của tông phái ḿnh. Tại đây, vào ngày 24 tháng 11 năm 1281, ngôi chùa đầu tiên của Nhật Liên Tông đă được khánh thành.

Đúng như lời tiên đoán của ngài Nhật Liên, tháng 10 năm 1274 quân Mông Cổ đổ bộ vào Kyushu xâm lăng Nhật Bản, chiếm đóng hai ḥn đảo Iki và Tsushima sau khi đánh bại quân trú pḥng. Đạo Phật của ngài Nhật Liên là một đạo Phật gắn liền với thế gian, với những khổ đau của nhân sinh, đặc biệt là những đau thương của dân tộc ông trong cuộc chiến đấu chống quân Mông Cổ, điều này đă được ông gởi gắm qua những đoạn văn thể hiện t́nh cảm yêu nước nồng nàn: “Làm sao tôi có thể quay lưng lại với thực tế khi mà cư dân của hai đảo Iki và Tsushima trong phút chốc đă hoàn toàn biến mất vào hôm tháng Mười năm 1274? Vĩ đại thay là những nỗi buồn đau của người lính chiến phải giă từ cha già mẹ yếu, vợ dại con thơ cùng mái nhà thân yêu để lên đường bảo vệ những vùng duyên hải xa lạ chống lại kẻ xâm lăng. Khi người lính trông thấy những đám mây trời, họ tưởng như đó là cờ xí của quân thù, khi họ thấy những chiếc ghe chài, họ cứ ngỡ như là đoàn chiến hạm của quân xâm lược với xiết bao kinh hoàng. Ngày, một, hai lần trèo lên núi cao; đêm, ba, bốn lần leo lên lưng ngựa, họ không lúc nào rời mắt theo dơi kẻ thù. Họ có cảm giác như ḿnh đang sống trong một thế giới không ngừng tranh chiến, thế giới của A tu la”. (26)

Trải qua những lần bị bách hại và thoát chết cũng như những lời tiên đoán của ông đều trở thành sự thật, ngài Nhật Liên khẳng định niềm tin rằng lịch sử của Phật giáo như được Đức Phật tuyên thuyết trong kinh Pháp Hoa đă được chứng nghiệm bởi chính cuộc đời ông và ông chính là người được Đức Phật chọn lựa trong sứ mệnh phổ truyền giáo lư Pháp Hoa. Suốt một đời hoạt động sôi nổi, không ngừng tranh luận với giới chức quyền thế để bênh vực quyền lợi cho đại chúng dân nghèo, lấy giáo lư Đại thừa để huấn luyện tinh thần dân tộc làm lợi ích cho quê hương xứ sở về phương diện thế gian, dân Nhật v́ thế tôn sùng ông như một nhà tiên tri, một vị thánh. Ngài Nhật Liên viên tịch vào ngày 13 tháng Mười năm 1282 tại tỉnh Musashi (Tokyo), để lại lời di chúc: “Xin vui ḷng an táng tôi trên ngọn núi Minobu, nơi mà trái tim tôi an trú vĩnh viễn”. (27)

Tương truyền mặt đất đă chấn động và hoa anh đào lập tức nở rộ phủ đầy khắp ngọn núi Minobu như một lời đưa tiễn.  

 

IV. Yết Đế. Yết Đế. Ba La Yết Đế. Ba la Tăng Yết Đế...

 

Chúng ta đă có một cái nh́n khái quát về ba phong trào cư sĩ lớn tại ba quốc gia tiêu biểu của Phật giáo Đại Thừa. Các phong trào này cho dù được phát khởi ở bất kỳ quốc độ nào, dưới bất cứ danh hiệu nào, một điều không ai có thể phủ nhận được rằng, điểm cơ bản chung vẫn là xuất phát từ bồ đề tâm, và đại bi tâm của người Phật tử trong ư hướng góp phần xây dựng, cải tạo nhân gian thành một nơi chốn tốt đẹp. Với bồ đề tâm ta mong ước trọn thành Phật quả, không phải là để vào cơi niết bàn mà là ở lại thế gian này để cứu đô nhân sinh. Với đại từ bi -tiếng Phạn karuna có nghĩa là ngưng t́m kiếm hạnh phúc-  ta từ chối niết bàn riêng rẽ của cá nhân, không trụ lại nơi cực an b́nh. Đó là thực hiện lư tưởng Bồ Tát, đó là học Phật Đạo để hành Bồ Tát Đạo, hay như cách nói của Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận: “Trao cho thời đại một nội dung Phật chất”.

 

Chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi và chính chúng ta cũng đang thay đổi trong từng giây phút, nếu không nói là trong từng sát na. Thay đổi là một trong ba pháp ấn của Phật giáo dưới tên gọi Vô Thường. Thế nhưng con người lại sợ thay đổi. Người ta chỉ muốn bước đi trên những lối ṃn. Người ta chỉ muốn bỏ neo đời vĩnh viễn ở một bến đổ nào đó có tên gọi là hạnh phúc hay tương tự như thế. Chỉ là một ảo tưởng thôi, bởi v́ dù có cố gắng thế mấy đi nữa, không có bất cứ loại neo nào có thể giúp ta bám vững, đứng yên lại một chỗ, cho dù loại neo được mang cái tên gọi văn hoa là “Truyền Thống”. Bởi v́ nếu quả t́nh có một loại neo như thế th́ làm ǵ hôm nay chúng ta lại có Phật giáo Đại Thừa?  Thế nên vấn đề của chúng ta, những người Phật tử trong thời đại này, là hăy nhổ neo, căng buồm lên, cỡi theo ngọn gió đổi thay để cùng với mọi người mau chóng đến bờ bên kia –đáo bỉ ngạn, thể hiện tinh thần Bát Nhă. “Yết Đế. Yết Đế. Ba La Yết Đế. Ba la Tăng Yết Đế. Bồ Đề. Tát Bà Ha.” Phải đi, phải vượt lên, vượt qua hết, phải thay đổi không ngừng. Ngôn ngữ thế gian gọi sự thay đổi đó là cách mạng. Daisaku Ikeda, chủ tịch đương nhiệm của phong trào Soka Gokkai gọi đó là cuộc cách mạng trong mỗi con người –The Human Revolution. Một cuộc cách mạng bản thân hay nói rơ hơn, một cuộc cách mạng tâm linh.

 

Cách mạng có nghĩa là thay đổi. Thay cái xấu bằng cái tốt, thay con người cũ bằng con người mới. Thực hành lư tưởng Bồ Tát chính là thực hiện cuộc cách mạng tâm linh này, một cuộc cách mạng không mang màu đỏ hay màu xanh, không cần phải mang bất kỳ một nhăn hiệu nào, nhưng một điều chắc chắn, nó sẽ lau khô đi những gịng nước mắt của nhân gian và thay vào đó bằng những nụ cười. Hăy thử đi vào một vài nét phác chủ yếu của cuộc cách mạng tâm linh này.

 

1. Một Nền Tảng Giáo Lư.

 

Một cách tóm tắt, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo và Lục Độ Ba La Mật là những pháp hành căn bản cho những ai muốn đi trên con đường Bồ Tát Đạo. Kinh điển, các vị luận sư lẫy lừng của Phật giáo, chư tổ, các bậc cao tăng thạc đức đều đă khẳng định điều này, ta không có ǵ nghi ngờ để bàn căi. Thế nên một người khi đă phát bồ đề tâm, nguyện đi trên con đường thực hiện lư tưởng Bồ Tát, hay cụ thể hơn, sống trọn vẹn ư nghĩa của một người Phật tử, bước đầu tiên là phải học tập những bài học căn bản này, và cho dù những ai đă học rồi th́ cũng vẫn phải học đi học lại cho thật nhuần nhuyễn những bài học nền tảng đó. Nó cung cấp cho ta nguồn tư lương bất tận đủ để đưa chiếc thuyền đời của ta đáo bỉ ngạn. Học dĩ nhiên luôn đi đôi với hành, có nghĩa là biết vận dụng vào đời sống thực tiễn một cách thông minh, tùy theo hoàn cảnh điều kiện của mỗi cá nhân. Như thế, may ra ta  mới có thể nói đến chuyện trao truyền cho thời đại một nội dung Phật chất. Bạn muốn trao cho ai ánh sáng, trước tiên bạn phải là một ngọn đèn. Thế nên sẽ đừng bao giờ nói tới những chuyện chấn hưng, cải cách, canh tân,… xă hội thực sự nếu tất cả không được bắt đầu bằng sự chấn hưng, canh tân, cải tạo trong mỗi con người.

 

2. Một Pháp Môn Đại Chúng.

 

Người Phật tử hôm nay cần một pháp môn cụ thể, mang tính đại chúng mà  bất cứ căn cơ, tŕnh độ nào cũng có thể lănh hội, thực hành được, tông phái nào cũng có thể chấp nhận được. Nói đại chúng tức là nói đến đám đông, và đây mới là đối tượng cần được cứu độ. Thuở Đức Phật c̣n tại thế, Ngài đâu phải chỉ nhắm đến cứu độ những nhà đại trí thức danh tiếng lừng lẫy đương thời như Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất,... những người trong hoàng tộc hay thuộc giai cấp sang cả, mà với ḷng từ bi vô lượng, những người nghèo hèn bần cùng bị khinh rẽ trong xă hội như người thợ cạo, kẻ hốt phân, thậm chí đến những tay  tướng cướp lừng danh đều cũng được Ngài ra tay cứu độ. Tuy nhiên, khi nói đến pháp môn, người học Phật không khỏi bối rối. Chúng ta có quá nhiều pháp môn, biết phải chọn lựa con đường nào cho phù hợp đây ? Đơn giản nhất là nếu ta đă quyết tâm đi trên con đường thực hành Bồ Tát Đạo, tốt nhất là ta hăy chọn một vị Bồ Tát làm Bổn Tôn cho ḿnh. Vị Bổn Tôn này sẽ là vị thiện trí thức đi cạnh ta trên suốt con đường dài tu tập, và cũng là người sẽ chờ đợi, đón tiếp ta khi từ giă cơi đời, v́ ta biết chắc một điều, khi đă bước chân vào hành tŕnh tu tập, trong tương lai ta sẽ có không biết bao nhiêu những vị «Bồ Tát bất thối là bạn hữu». Như vậy, khi một người chọn Bồ Tát Quán Thế Âm làm Bổn Tôn, họ sẽ dùng Thần chú Đại Bi của Ngài làm phương tiện tu tập, nếu chọn Bồ Tát Địa Tạng họ sẽ dùng Thần chú Địa Tạng, và nếu chọn Bồ Tát Văn Thù họ sẽ dùng Thần chú Văn Thù.

 

3. Một Tinh Thần Kỷ Luật:

 

Nh́n vào những sinh hoạt thường nhật của tín đồ một số tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, ta thấy họ đều có những cách thức biểu hiện đức tin tương đối giống nhau. Người Hồi giáo dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc ǵ cũng đều nhớ đến thực hiện 5 buổi nghi lễ cầu kinh lễ lạy trong ngày. Người Công Giáo thuần thành cũng thế, cả gia đ́nh đều tụ họp đọc kinh, cầu nguyện ngày hai lần sáng, tối. Đây là lúc mà những thành viên trong cái cộng đồng gia đ́nh nhỏ bé có cơ hội quây quần lại với nhau trong yêu thương, gắn bó. Ở Việt Nam, trước năm 1975, nếu ai có dịp đi về miền Tây ngang qua những vùng  Phật Giáo Ḥa Hảo như các tỉnh An Giang Sa Đéc, sẽ bắt gặp h́nh ảnh thân thương quen thuộc của người chủ gia đ́nh, sáng chiều ra đứng thắp hương, khấn nguyện ở bàn thờ thông thiên trước sân nhà. Tất cả đă toát ra một không khí thanh b́nh êm ả đầy đạo vị và phải chăng do sự thành tâm đó mà hai vùng đất này đă được các thiện thần bảo vệ, tránh khỏi được những thảm họa của cuộc chiến khốc liệt vừa qua ?

 

Đối với những Phật tử của phong trào Soka Gakkai, việc cầu kinh vào một giờ nhất định trong ngày là một yêu cầu bắt buộc cho tất cả hội viên. Cẩm nang thực hành của Nhật Liên Tông ghi rơ giáo lệnh đó như sau :

 

«Đúng 8 giờ mỗi buổi sáng, chúng ta, những thành viên của Nhật Liên Tông, dù bất cứ ở nơi đâu, làm bất cứ công việc ǵ, cũng đều phải hướng tâm ḿnh về Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, cùng Ngài Nhật Liên trụ xứ tại núi Minobu, niệm danh hiệu Odaimoku và đọc lời nguyện cầu bảo vệ Chánh Pháp.

Chúng ta hăy cùng nhau thực hiện sự nguyện cầu này và khuyến khích những người chung quanh cùng làm như thế.

Cách thức tŕ niệm Odaikomu là tùy ở bạn. Có thể niệm thầm hay niệm lớn tiếng ; có thể niệm 3 lần hay 10 lần.

Vấn đề là tất cả mọi người dù sống ở bất cứ nơi đâu, đều cùng nhất tâm cầu nguyện vào một giờ nhất định. » (28)

 

Josei Toda, vị Chủ tịch thứ hai của Soka Gakkai, đă dạy cho đứa con trai của ḿnh ngay từ nhỏ bài kinh và nghi lễ cầu nguyện này. Trong thời chiến tranh, dù gia đ́nh bị phân tán, thân ḿnh đang ở trong tù, nhưng ông biết chắc một điều rằng vào giờ đó, dù bất cứ nơi đâu, cả gia đ́nh ông đều được sum họp, hiệp thông cùng nhau. Điều này sẽ trưởng dưỡng, làm lớn mạnh đức tin tôn giáo trong mỗi con người. Thế nên đă gọi là Phật tử, mà không thực hành ít nhất là một lần công phu trong ngày th́ có thể tự nhận ḿnh là Phật tử được không? Thế nên hăy bắt đầu thực tập SỐNG ĐẠO bằng cách đưa ḿnh vào kỷ luật, chọn cho ḿnh một giờ thích hợp trong ngày để cầu nguyện cùng nhau. Nếu Bổn Tôn của bạn là Bồ Tát Quán Thế Âm th́ hăy sử dụng Thần Chú Đại Bi mà hầu như mọi Phật tử ai cũng đều biết. Nghi thức thực hiện th́ có thể căn cứ theo cuốn Đại Bi Sám Pháp của Sư Giác Hải. C̣n Thần chú Địa Tạng th́ các bạn có thể xem lại chương 2, bài nói về « Bồ Tát Địa Tạng, người bảo vệ trẻ con trong truyền thống Phật Giáo Nhật Bản ». C̣n Bồ Tát Văn Thù th́ ta cũng được biết là, «Ngày xưa ở các Phật học viện Ấn Độ, Tây Tạng, Mông Cổ, trước khi buổi học bắt đầu, tất cả các học tăng đều xưng tán, đảnh lễ Văn Thù Bồ Tát, tŕ tụng câu chú 7 chữ, cầu Ngài gia hộ cho họ xa ĺa vô minh chấp ngă, chấp pháp, trí huệ sớm khai mở để thấu hiểu thực tánh các pháp. Ngày nay nếu bạn muốn, sáng sớm sau khi rửa mặt, súc miệng, bạn có thể xưng tán và tŕ tụng câu chú của ngài, ít nhất 7 lần, hoặc 21 lần, hoặc 100 lần. Cầu Ngài gia hộ cho bạn trí huệ khai mở, học hành sáng suốt, xa ĺa vô minh...

 

Con xin đảnh lễ

Văn Thù Sư Lợi

Đấng Pháp vương tử

Thầy của chư Phật

Gia hộ cho con

Trí huệ khai mở

Xa ĺa vô minh

Sớm mau giác ngộ

 

OM. A  RA  PA  TSA  NA  DHI » (7, 21, 100 lần) (29)

4. Một Loại H́nh Tu Sĩ Mới.

Trước những đổi thay và yêu cầu của thời đại, rơ ràng là Phật giáo cần có một loại h́nh tu sĩ mới, tạm gọi là mục sư Phật giáo (minister), một thế hệ lănh đạo tinh thần có năng lực và phẩm chất, một mẫu người biết thực hiện trọn vẹn tinh thần từ bi và trách nhiệm đối với đồng loại, muôn loài và môi trường sinh sống. Phát huy hai phẩm tính căn bản của đạo Phật là TỪ BI và TRÍ TUỆ, người tu sĩ tương lai lấy tinh thần từ ái bao dung làm yếu tố chủ đạo, đồng thời phát huy được tinh thần nhân bản, tự do, và khai phóng của đạo Phật trong việc nghiên cứu, phân tích và phê phán một cách độc lập làm cơ sở cho sự  phát triển TRÍ TUỆ, hướng đến Giác Ngộ.

Thật ra công việc đào tạo người mục sư Phật giáo (minister) cũng không phải là điều ǵ quá mới mẻ. Gần một ngàn năm trước đây, một tông phái Phật giáo Nhật Bản đă làm công việc này và làm rất thành công, đó là tông phái Tịnh Độ Chơn Tông  (Jodo Shinshu). Thành lập năm 1224 bởi Ngài Thân Loan (Shinran, 1173-1263), giáo phái Tịnh Độ Chơn Tông đă tách rời khỏi truyền thống Phật giáo kinh viện cổ điển để hướng vào tầng lớp quần chúng đông đảo tại nông thôn và đă được sự đáp ứng nồng nhiệt của họ. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, phong trào Tịnh Độ cư sĩ này đă được truyền đi nhanh chóng từ người này đến người khác, làng nọ đến làng kia, thu hút hàng trăm ngàn Phật tử  chỉ trong ṿng vài tháng. Tông phái Tịnh Độ Chơn Tông hiện có hàng chục triệu tín đồ tại Nhật Bản và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, kể cả các quốc gia phương Tây.

Ngài Thân Loan nguyên là một tăng sĩ Phật giáo thiền tông, đệ tử của ngài Jichin, một thiền sư nổi tiếng vào bậc nhất của Phật giáo Nhật Bản thời bấy giờ. Sau hơn hai mươi năm tinh tấn tu tập tại tu viện trên núi Tỉ Duệ Sơn nhằm hướng đến con đường giải thoát, Ngài đă không t́m thấy một ánh sáng kết quả nào nên đến năm thứ ba mươi, sau hơn một trăm đêm thiền định, đă dứt khoát quyết định cởi áo xuống núi. Trên đường đi, Ngài đă gặp lại một người bạn cũ cũng là một tăng sĩ, môn đệ của Thánh giả Pháp Nhiên (Honen), được coi như là vị tổ sư đương thời của tông phái Tịnh Độ Nhật Bản, truyền cho pháp môn này và rồi sau đó đă trở thành một đệ tử hữu hạng của Ngài Pháp Nhiên. Sau này khi phái Tịnh Độ Chơn Tông ra đời, Ngài Thân Loan đă cho biết sứ mạng của ḿnh là nhận chịu sự ủy thác của hai vị Bồ Tát Quan Âm và Thế Chí để rao truyền hạnh nguyện nguyên thủy của Đấng Giải Thoát là pháp môn Niệm Phật. Ngài Thân Loan c̣n đi một bước quyết liệt hơn khi cho rằng ư nghĩa và giá trị đích thực của sự truyền thừa giới  luật đă hoàn toàn mất dấu trong hàng ngũ Tăng già Nhật Bản, mà theo ông “Tỳ kheo chỉ c̣n trong danh nghĩa chứ không c̣n trong giới luật” v́ “nếu thọ giới mà không giữ giới th́ thà là không thọ giới.” Chính bắt nguồn từ nhận định này mà Ngài Thân Loan cổ xúy cho một loại h́nh tu sĩ Phật giáo mới, “không phải Tăng mà không phải tục”, tức là h́nh thái Mục sư Phật giáo (Minister) như ta thấy hiện nay. Nét đặc thù chính yếu của vai tṛ Mục sư được bắt nguồn từ cách nh́n của Ngài Thân Loan khi nhận ra tính cách tiêu cực của khuynh hướng HƯỚNG NGĂ của một vị Thầy trong khi giảng pháp. Ông đă nhận ra một điều là mặc dù chúng ta lúc nào cũng tự cho rằng ḿnh là người đại diện cho chân lư, nhưng trong thực tế chúng ta lại luôn luôn đem cái NGĂ của ḿnh ra để áp đặt lên tha nhân. Ư nghĩa quan trọng nhất của vai tṛ Mục sư Phật giáo v́ thế là sự canh cải trong tương quan đối đải giữa người giảng đạo và bổn đạo: KHÔNG XEM HỌ NHƯ LÀ NHỮNG VẬT SỞ HỮU CỦA M̀NH, mà tất cả đều chỉ là những ĐỒNG ĐẠO, đều b́nh đẳng trong niềm tin vào Đức Phật A Di Đà. Chính bản thân của Ngài Thân Loan cũng không có đệ tử v́ không nhận đệ tử.

Ngoài những đặc tính chính yếu nói trên, người Mục sư Phật giáo trong thời đại ngày nay, bên cạnh chức năng tôn giáo, c̣n đóng vai tṛ của một người cố vấn (counselor) cho những đồng đạo của ḿnh trong các lănh vực tâm lư, xă hội… Được quyền lập gia đ́nh, sống ḥa ḿnh với xă hội đầy sinh động, người Mục sư Phật giáo có những mặt thuận lợi hơn một vị Tăng sĩ Phật giáo sống đời độc thân, là người mục sư có thể nắm bắt dễ dàng những ước mơ, nguyện vọng của con người trong cuộc sống đời thường, sống gắn bó với họ để hướng dẫn họ một cách tích cực trên con đường tiến dến giải thoát. Ngoài ra một khía cạnh tích cực khác của vị Mục sư, là do được lập gia đ́nh, họ không bị lâm vào cuộc khủng hoảng t́nh dục gây nên bởi giới luật bắt buộc độc thân của đời sống tu sĩ. Cuộc khủng hoảng và những tai tiếng về t́nh dục trong giới tu sĩ Thiên Chúa Giáo La Mă tại Hoa Kỳ hiện nay, như mọi người đều biết hiện đang làm rung chuyển Toà Thánh Vatican. Với trên 2,000 Linh mục bị cáo buộc về tội sách nhiễu t́nh dục (30) và trước áp lực mạnh mẽ của dư luận, Đức Hồng Y Bernard Law của giáo phận Boston không những đă phải bỏ ra 30 triệu đồng để dàn xếp những vụ thưa gởi mà rồi cuối cùng cũng đă phải từ chức v́ dư luận kết án rằng Ngài đă bao che cho tệ trạng này. Không phải chỉ riêng Thiên Chúa giáo mà giới Tăng sĩ Phật giáo cũng không thoát khỏi t́nh trạng tai tiếng về t́nh dục. Mới đây, hai vị sư Chủ tịch Điều hành lẫn vị Tổng Thư Kư của Giáo Hội Phật giáo Thái Lan, hai nhân vật thực sự có quyền hành nhất của Giáo hội được coi như  là  Quốc giáo của Thái Lan đă bị tố cáo về các tội  biển thủ, thâm lạm hàng chục triệu đô la của công qũy để bao gái, hoặc có vợ riêng, hoặc đi chơi điếm… và ngay tại Hoa Kỳ, chỉ nội trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam cũng không thiếu những tăng sĩ người Việt đă bị đưa ra ṭa, vào tù về tội sách nhiễu t́nh dục! Trong t́nh h́nh này, vấn đề đào tạo mục sư cho PG lại càng trở nên một nhu cầu cấp bách và có nhiều thuận lợi hơn, đáp ứng đúng những yêu cầu của thời đại, lịch sử và tôn giáo, cũng như ḷng mong chờ khát vọng của đại khối quần chúng PG. Để đạt được mục tiêu này, người Phật tử Việt Nam không thể không nhớ lại lời khẳng định của Ngài Thái Hư Đại Sư trước đây trong phong trào Chấn Hưng Phật Giáo: “Nguồn chủ lực và hướng hổ trợ cho Phong Trào Cách Mạng Tôn Giáo chỉ c̣n trông cậy vào các hàng cư sĩ hữu tâm, kiên tŕ và có khả năng.”

Thế là người cư sĩ hôm nay đă có đủ những điều kiện và tư lương cần thiết để lên đường. Với bồ đề tâm dũng mănh, với đức tin vững chắc, với kỷ luật tu tập, ta chắc chắn sẽ đạt thành mục đích, thành tựu lư tưởng Bồ Tát.

 

[HOME]

 

This site was last updated 08/15/05