CHƯƠNG
II.
2.2 Thần Chú Đại Bi
Viên Ngọc của Người
Cùng Tử
Cửa Phật có đến tám vạn bốn
ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành tŕ, tu tập trải
qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ ǵ có thể lănh hội hết tất cả
nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo
căn cơ, duyên nghiệp, một khi đă phát tâm đi vào con đường giải
thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ
tŕ dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho
ḿnh một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến
trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định... Pháp
môn tuy có thể khác nhau, nhưng một khi đă tự xem ḿnh là trưởng tử
của Như Lai, hạnh nguyện của mỗi hành giả đều giống nhau, đó là noi
theo ánh sáng của chư Phật, quyết tâm xé bỏ bức màn vô minh, đạp qua
nẽo luân hồi sinh tử để đi vào con đường giải thoát, tiến đến đạo
qủa bồ đề, hầu mang lại an vui, phúc lợi không những cho riêng ḿnh
mà c̣n cho toàn thể chúng sanh.
"Chúng sanh vô biên thệ nguyện
độ", đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát
vào đời, dù khoác trên ḿnh chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ.
Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ư đến bao nhiêu mà không có khả
năng thực hiện được ư nguyện của ḿnh th́ thiện tâm hảo ư cũng trở
thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới
ḍng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân ḿnh
lại không biết lội, chẳng những đă không cứu được người, vừa thiệt
thân mạng ḿnh một cách vô ích, lại c̣n gây trở ngại thêm cho công
tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là
phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn
thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ
mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác
ngộ.
Có
thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ
không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định.
Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ cũng đều đă phải trăi qua con đường đó.
Chính Đức Thế Tôn đă từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền
định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm,
tiêu trừ phiền năo." (Samyutta, 16:13 - Tạp A Hàm), và chính Ngài
cũng đă trải qua 49 ngày đêm thiền định rốt ráo trước khi chứng đạt
được đạo quả bồ đề. Chúng ta, những người học Phật, dĩ nhiên cũng
không có một lựa chọn nào khác hơn. Tuy nhiên, một vấn nạn lớn đặt
ra cho những người mới tập tểnh bước chân vào cửa Thiền, là làm sao
t́m ra cho ḿnh một phương pháp thích ứng để con đường tu chứng của
ḿnh mau đạt được kết quả mà không bị lạc lối trong rừng Thiền mênh
mông, chẳng những đă không đạt được cứu cánh giác ngộ mà đôi khi lại
c̣n có thể bị rơi vào con đường ma đạo.
Muốn học đạo phải t́m thầy. Có
rất nhiều minh sư ở khắp mọi nơi để Phật tử có thể t́m đến tham cầu,
nhưng nếu v́ một lư do nào đó mà hành giả không có cơ duyên hay
phương tiện để gặp gỡ họ, hôm nay chúng tôi sẽ xin giúp hướng dẫn
qúy vị đến gặp một vị Đại minh sư, một "Người" rất quen thuộc, luôn
luôn gần gũi bên cạnh chúng ta, luôn luôn lắng nghe những lời khẩn
cầu của chúng ta với tất cả sự quan tâm và tấm ḷng thương yêu rộng
lớn để sẵn sàng giúp đỡ mà không cần đ̣i hỏi một điều kiện thù đáp
nào. Vị minh sư đó không ai khác hơn là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và
với phương tiện thiện xăo của Ngài, thần chú "Thiên Thủ Thiên Nhăn
Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai khi tŕ tụng
Thần chú này đúng phương pháp chắc chắn sẽ mau chóng bước chân vào
cơi Thiền, cũng như đạt được mọi điều sở nguyện.
A. TỔNG
QUÁT
1.
Lư Do Ra Đời Của Thần Chú và
Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế
Âm
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ
Kinh Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô
Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong
một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh
chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha
Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một
hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát
Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi v́ Kinh
Thiên Thủ Thiên Nhăn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A
Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài
A Nan và Đức Thế Tôn đă được ghi lại ở trong kinh.
Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán
Thế Âm v́ tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho "chúng sanh
được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có,
được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa ĺa chướng nạn, được
tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện
căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hăi, được mau đầy đủ tất cả những
chỗ mong cầu" mà nói ra Thần Chú này.
Ngài cho biết lư do ra đời của
Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang
Vương Tịnh Trụ Như Lai, v́ tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đă
nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ
tŕ tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong
đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi
nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng
trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời
vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần
chú này, th́ xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay".
Lập tức, Ngài thành tựu ư nguyện. Từ đó, h́nh ảnh của vị Bồ Tát Quán
Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu
tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất
cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự
tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp
của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi
cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như
Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh
tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh".
Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó
đă được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp)
một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên
đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và
được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai
lực và linh nghiệm đă được chứng minh qua không gian và thời gian,
thần chú Đại Bi đă được trân trọng tŕ tụng trong các khoá lễ, các
nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật
giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam,...
2. Công Năng, Oai Lực của Thần
Chú Đại Bi
Muốn biết công năng, oai lực
của Thần Chú Đại Bi, ta nên t́m hiểu xem mục đích, hạnh nguyện của
Bồ Tát Quan Thế Âm khi Ngài ban phát thần chú này. Bồ Tát Quán Thế
Âm đă phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh nào tụng tŕ thần chú Đại
Bi mà c̣n bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cơi Phật,
không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh
giác. Ngài c̣n nhấn mạnh: Nếu tŕ tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả
những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ư, th́ thần chú
này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ
mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành. Hơn
thế nữa, Bồ Tát c̣n cho ta biết ngay cả đối với những kẻ phạm những
tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người,
phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ
phạm hạnh nếu tŕ tụng thần chú Đại Bi thảy đều được tiêu trừ. V́
sao thế? Kinh Đại Bi cho biết mỗi lần hành giả tŕ tụng thần chú
này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả
các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ tŕ, thảy đều tiêu diệt.
Oai lực lớn lao của Thần Chú đă
được chính Đức Thế Tôn giảng rơ trong Kinh Đại Bi Tâm
Đà-Ra-Ni:
-"Ngài A Nan bạch Phật
rằng:
Bạch Đức Thế Tôn! Chú này tên
gọi là chi? Con nên thọ tŕ như thế nào?
Đức Phật bảo : Thần chú này có
những tên gọi như sau :
Quảng Đại Viên Măn Đà-Ra-Ni
Vô
Ngại Đại Bi Đà-Ra-Ni
Cứu Khổ Đà-Ra-Ni
Diên-Thọ Đà-Ra-Ni
Phá Ác-Nghiệp-Chướng Đà-Ra-Ni
Măn-Nguyện Đà-Ra-Ni
Tuỳ-Tâm Tự-Tại Đà-Ra-Ni
Tốc Siêu Thượng Địa Đà-Ra-Ni."
(1)
Từ
lời dạy trên của Đức Phật với ngài A Nan, chúng ta hiểu được những công
năng chính của thần chú:
Bất cứ một ai khi tŕ tụng thần
chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những
điều mong cầu, ước nguyện bởi v́ oai lực của Thần chú là rộng khắp,
vô biên, không có ǵ có khả năng ngăn ngại nỗi. Trong cơi dục giới
này, con người đâu có mong cầu điều ǵ hơn ngoài an lạc, hạnh phúc
và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước
muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đă khả hứa.
Một công năng khác của Thần chú
là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ,
tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy ḿnh rơi vào con đường
cùng, bế tắc, không c̣n lối thoát; hăy vững niềm tin vào Đức Bồ Tát
Quán Thế Âm, nhất tâm tŕ tụng Thần chú Đại Bi, chắc chắn Ngài sẽ
giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến
nơi an lạc, hạnh phúc. Tuy nhiên, để Thần chú phát huy được oai lực
của nó, khi tŕ tụng ta phải tự ḿnh quán chiếu tại sao ta lại rơi
vào cảnh khổ mà người khác lại không, và tại sao Thần chú lại có
công năng cứu khổ? Giáo lư của nhà Phật cho chúng ta biết rằng tất
cả mọi việc trên cỏi đời này không có ǵ xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp
sống hiện tại: gông cùm tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn,... là kết quả
của những ác nghiệp mà ta đă gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong
kiếp này, nay đến lúc ta phải trả. Sở dĩ Thần chú Đại Bi có khả năng
đưa ta vượt qua khỏi cơn khổ nạn v́ công năng siêu tuyệt của nó là
Phá Ác Nghiệp Chướng như đă nói ở trên.
Thần chú này c̣n có tên gọi là
Diệt Ác Thú. Nghe đến công năng này, một người sẵn mang tâm từ bi
tất sẽ không khỏi sinh ḷng nghi ngại. Ta đang tŕ tụng Thần chú Đại
Bi v́ phát khởi tâm Đại Từ Bi, nghĩa là yêu thương muôn loài không
phân biệt th́ tại sao lại phải Diệt Ác Thú trong khi ác thú cũng là
một loại chúng sanh cần được thương yêu, cứu vớt? Tuy nhiên, muốn
hiểu rơ công năng này, trước tiên ta hăy tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh
sống của những cư dân ở những chốn rừng thẳm, non cao, đặc biệt là
những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới như Ấn Độ, nơi đầy dẫy những ác
thú như hùm, beo, rắn rết... luôn luôn là một mối đe dọa lớn cho
sinh mạng con người. Không phải từ thời Đức Phật c̣n tại thế mà ngay
cả đến bây giờ, hàng năm đă có một số lượng lớn người bị mất mạng v́
ác thú, v́ thế để cho ác thú khỏi xâm phạm ta, Bồ Tát đă cho ta thần
chú Đại Bi, không có nghĩa là mỗi khi gặp chúng, hành giả đọc thần
chú này lên th́ tất cả ác thú đều ngả lăn ra chết, mà phải nên hiểu
rằng, đối với một người hành tŕ thần chú Đại Bi hằng ngày một cách
nghiêm túc, bên cạnh oai lực che chở hộ tŕ của chư thần, long,
thiên, hộ pháp, ở người tŕ chú cũng tự động phát ra một nguồn năng
lực mà không phải chỉ riêng đối với ác thú, ngay cả các loài độc
trùng khác cũng đều phải lánh xa.
Tuy nhiên, đối với người quyết
chí dấn bước trên con đường tu học, hai công năng quan trọng nhất
của Thần chú Đại Bi là tùy tâm tự tại và tốc siêu thượng địa. Ta
đang gặp khó khăn trong Thiền định, tâm ta loạn động không an trụ,
thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể nào tập trung được vào
việc hành thiền, từ trước đến nay ta đă t́m thử đủ mọi phương pháp
mà vẫn không kết quả, th́ nay Thần chú Đại Bi sẽ là một phương tiện
hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng
động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào
cảnh giới thiền một cách mau chóng và rốt ráo, rồi từ đó Thần chú sẽ
giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp, vấn
đề nhanh hay chậm là do duyên nghiệp của mỗi cá nhân, tuy nhiên kết
quả là chắc chắn, v́ trong Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm đă từng cho chúng
ta biết rằng Ngài chỉ mới nghe qua Thần chú này một lần, đă nhanh
chóng chứng quả từ ngôi sơ địa lên ngôi bát địa.
V́
những lư do trên mà thần chú này có tên gọi là Quảng-Đại Viên-Măn
Vô-Ngại Đại-Bi-Tâm Đà-Ra-Ni. Bởi vậy, Phật tử không nên khinh xuất
khi tŕ tụng chú Đại Bi mà phải tinh tấn và chí thành, cung kính,
giữ đúng lễ nghi. Tin tưởng vào ḷng thương yêu chúng sanh và khả
năng hộ tŕ của Bồ Tát Quán Thế Âm, hành giả có thể hành tŕ Thần
chú Đại Bi như là phương tiện chính của Thiền định trong khả năng
tập trung năng lực cũng như thiền quán hầu đạt đến an lạc hạnh phúc
trong cuộc sống thường ngày và từng bước tiến đến cứu cánh giải
thoát, giác ngộ.
3.
H́nh Trạng, Tướng Mạo của Đại Bi Thần Chú
(Mười Đặc Tính của Đại Bi
Tâm)
Tuy thần chú là những lời nói
nhiệm mầu, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lănh hội được
nội dung, ư nghĩa nhưng điều này không có nghĩa là khi tŕ tụng Thần
chú Đại Bi ta chỉ đọc tụng lên một cách máy móc. Một khi đă biết
được công năng và oai lực của Thần chú Đại Bi sẽ giúp ta hiểu được
tướng mạo của Thần Chú Đại Bi, hay nói một cách rơ ràng hơn, đặc
tính của Đại Bi Tâm. Những đặc tính này đă được Bồ Tát Quán Thế Âm
giải thích rơ ở trong kinh khi đáp lại lời thỉnh cầu của vua trời
Đại Phạm Thiên Vương, đó là :
-
Tâm Đại Từ Bi
-
Tâm B́nh Đẳng
-
Tâm Vô Vi
-
Tâm Chẳng Nhiễm Trước
-
Tâm Không Quán
-
Tâm Cung Kính
-
Tâm Khiêm Nhường
-
Tâm không Tạp Loạn
-
Tâm Không Chấp Giữ
-
Tâm Vô Thượng Bồ Đề.
(2)
Tâm là đối tượng của Thiền
định. An tâm hay định tâm là mục tiêu của hành giả khi hànhThiền.
Trong những giai thoại liên quan đến Thiền học chắc chắn ta đă từng
được nghe hơn một lần những mẫu chuyện liên quan đến đề tài này. Câu
chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả là một thí dụ nổi
tiếngï.
Hành giả tu tập thiền định có
thể nương vào thần lực của Thần Chú Đại Bi, như là một phương tiện
để định tâm và do khả năng chuyên chở mầu nhiệm của những âm thanh
vi diệu này, hoà nhập vào bản thể của chân tâm, đạt đến cứu cánh
giải thoát, niết bàn. Chân tâm là Phật tánh, vốn thường hằng, hiện
hữu trong mỗi chúng sanh. Ta không thấy được chân tâm của ḿnh v́ vô
minh, v́ tội ác, nghiệp chướng như rong rêu tích tụ từ hằng hà sa số
kiếp đang bao phủ nó. Bồ Tát Quán Thế Âm hằng thương yêu lo lắng cho
chúng sanh đă giúp ta phương tiện diệu dụng là Thần chú Đại Bi, như
chỉ cho ta một con đường tắt để hành tŕ tu tập, mau chóng tiến đến
Phật quả. Tŕ tụng Thần chú Đại Bi chắc chắn sẽ làm vỡ ra những mảng
tội ác, nghiệp chướng đă đeo đẳng, dính cứng vào thân ta từ bao đời,
oai lực của nó sẽ như ngọn đuốc bùng lên giữa đêm dài vô minh tăm
tối, làm bừng sáng, tỏ ngộ chân tâm. Mỗi tướng mạo của Thần Chú Đại
Bi v́ thế có thể là một đề mục lớn về Thiền quán cho hành giả suy
gẫm trong khi hành thiền đồng thời là một mục tiêu để vươn tới trong
hành tŕ tu tập.
Xuyên suốt và bao trùm lên tất
cả là Tâm Đại Từ Bi, tức là tâm thương xót và ư hướng, quyết tâm cứu
khổ. Khởi tụng thần chú Đại Bi cũng có nghĩa là khởi phát ḷng
thương xót đến tất cả chúng sanh. Trong cuộc sống đấùu tranh đầy
khắc nghiệt để sống c̣n, khi "con người là chó sói của người", bất
hạnh của kẻ khác đôi khi mang lại lợi lạc cho chính ta, ḷng từ của
con người đă bị thui chột. Nhưng nếu quả thật nhân loại cần t́nh
thương như một chất liệu để nuôi dưỡng đời sống và để thăng hoa,
Thần Chú Đại Bi chắc chắn sẽ là ḍng nước cam lồ tưới lên cành cây
khô thui chột, và từ đó hạt giống từ bi sẽ nẩy mầm trong mỗi chúng
ta.
Mối liên hệ giữa Từ Bi và Trí
Tuệ là một mối liên hệ duyên khởi. Thành tựu Tâm Đại Bi là điều kiện
để phát sinh Trí Tuệ Bát Nhă, và Tâm B́nh Đẳng tức Tâm "Vô phân biệt
trí"cũng từ đó phát sinh. Tâm b́nh đẳng tức là tâm không phân biệt
trong nhận thức và đối xử đối với chúng sanh. Không c̣n thân, không
c̣n sơ, không c̣n màu da, chủng tộc, phái tính, không c̣n nghèo giàu
sang hèn, không c̣n loài này và loài khác, chư thiên, trời, người,
súc sanh, ngă quỹ... tất cả đều b́nh đẳng, đều là đối tượng được
thương yêu và cứu trợ khi cần thiết, bởi v́ tất cả đều mang Phật
tánh, đều là những vị Phật tương lai. Với Tâm B́nh đẳng phát triển,
mỗi hành giả sẽ là một hiện thân của Bồ Tát Thường Bấùt Khinh với
đầy đủ tâm cung kính, tâm khiêm nhường trong cung cách sống và cư xử
với mọi loại chúng sanh.
Có
thể xem Tâm Đại Từ Bi, Tâm B́nh Đẳng là hành trang cần thiết để đi
vào Tâm Không quán. Thực hiện Tâm không quán tức là bước đầu đi vào
triết học tánh Không của đạo Phật, là bắt đầu bước vào cửa ngỏ "Vô
Môn Quan", thấy được chân như, tự tánh. Có thể coi Bát Nhă Ba La Mật
Đa Tâm Kinh là một diễn giải đầy đủ ư nghĩa của Tâm không quán:
"Quán Tự Tại Bồ Tát -một tên gọi khác của Bồ Tát Quán Thế Âm- hành
thâm Bát Nhă, thường chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết
khổ ách": Bồ Tát Quán Thế Âm khi chứng được Trí Tuệ thâm sâu, Ngài
thấy vũ trụ muôn sanh kết hợp trên ḍng sông năm uẩn. Các pháp đều
do nhân duyên sanh, không có tự tánh, không có sanh diệt, không có
thêm bớt, không có tạo tác. Nhờ vậy Đức Quán Thế Âm thoát ra khỏi
mọi khổ đau, ách nạn.
Tâm Không quán v́ thế cũng bao
gồm cả Tâm không nhiễm trước, Tâm không tạp loạn, Tâm không chấp
giữ, tức là thực chứng Trí Tuệ Bát Nhă để từ đây hành giả sẵn sàng
tiến thêm một bước cuối cùng đạt đến Tâm Vô Vi, Tâm Vô thượng bồ đề,
tức cứu cánh giác ngộ, giải thoát.
Một cách tóm tắt, khi thấy được
tướng mạo của Thần chú Đại Bi, mỗi khi tŕ tụng thần chú này hành
giả phải phát tâm bồ đề rộng lớn, thề độ tất cả muôn loài, đối với
chúng sanh phải khởi ḷng b́nh đẳng và phải thường nên tŕ tụng chớ
nên gián đoạn. Thần Chú Đại Bi chắc chắn sẽ là phương tiện diệu dụng
giúp hành giả mau chóng đạt đến kết qủa trong Thiền
định.
B. Thần Chú Đại
Bi:
Một Pháp Môn Bao Gồm
Thiền-Tịnh-Mật.
1. Thần Chú Đại Bi, Vận Dụng
vào Thiền Định
Như đă nói ở trên, muốn đạt đến
cứu cánh giác ngộ không thể không thông qua phương pháp thiền định.
Nhưng khi nghe nói đến Thiền, một người Phật tử b́nh thường khó h́nh
dung ra nổi và nghĩ đến nó như là một cái ǵ đó mông lung, trừu
tượng, huyền bí. Thậm chí Phật tử rất hoang mang v́ trong thời đại
hiện nay, có rất nhiều loại "thiền" khác nhau xuất hiện trên thị
trường, được khai thác nhằm mục đích thương măi hơn là giúp con
người đạt đến bến bờ giải thoát, và đôi khi biến Thiền trở thành một
cái "mốt" thời thượng làm người ta bối rối và dễ bị mê lầm. Cho nên,
để có thể tu tập đúng hướng, hành giả cần phải có một số nhận thức
căn bản đúng đắn về các loại Thiền Phật giáo.
Khái
niệm về các loại Thiền Phật Giáo
Thiền
chỉ (Thiền định) và Thiền quán (Thiền minh sát)
Thông thường khi nói đến Thiền
là người ta thường nghĩ ngay đến thiền đốn ngộ, đến "dĩ tâm truyền
tâm", đến những công án hóc búa... H́nh ảnh của những vị Thiền sư
"hoát nhiên đạt ngộ" khi tâm thức bùng vỡ trước tiếng thét của một
bậc minh sư, khi soi mặt ḿnh trên một vũng nước mưa đọng trước hiên
nhà... bỗng trở thành như những câu chuyện thần thoại, người căn cơ
thấp kém khó mà lănh hội được ư nghĩa của sự đạt ngộ này. Như vậy
phải chăng Thiền là một thứ "xa xỉ phẩm" chỉ dành riêng cho những
bậc thượng căn đă đứng mấp mé ở bên bờ giác ngộ, chỉ cần chờ một sự
khai thị đúng lúc là tỏ ngộ chân lư? Dĩ nhiên Thiền không phải hoàn
toàn như thế, bởi lẽ nếu hiểu Thiền theo cung cách này th́ lịch sử
của tông phái Thiền Phật giáo trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua chỉ
sản xuất ra được mấy chục vị Tổ!
Phải nên hiểu rằng các pháp
hành thiền, như đă được lưu truyền đến nay trong kinh điển, đều được
căn cứ trên những phương pháp mà chính Đức Phật đă áp dụng, căn cứ
trên sự kinh nghiệm của chính bản thân Ngài trong suốt quá tŕnh tu
tập, trau giồi và phát triển tâm, pháp môn hành thiền đó đă đưa Ngài
đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và Niết Bàn.
Để
kiểm soát, uốn nắn và giải phóng tâm Phật giáo có hai loại Thiền
chính yếu sau đây:
-
Thiền chỉ hay Thiền định (samatha bhavana hay samadhi): là gom tâm
vào một điểm, hay thống nhất, tập trung tâm vào một đề mục
(cittekaggata, Sanskrit là cittaikagrata, nhất điểm tâm), tức là an
trụ tâm.
-
Thiền Quán hay Thiền Minh Sát (vipassana, Sanskrit là vipasyana hay
vidarsana), - cũng gọi là thiền tuệ – tức là hướng tâm soi vào đời
sống để chứng ngộ thực tướng của vạn pháp.
Thiền quán đă được một vị danh
tăng Phật giáo đương đại, Đại Đức Piyadassi giải thích như sau:
"... Danh từ vipassanà (vi +
passanà), trong một biến thể, có nghĩa là "thấy một cách phi
thường", thấy khác với lối thấy thông thường, do hai thành phần
"passati" là thấy và "vi" hàm ư đặc biệt, khác lạ hơn thông thường.
Như vậy, vipassanà là thấy vượt ra ngoài cái ǵ thông thường, là
minh tuệ. Đây không phải là nh́n thoáng qua. Cũng không phải chỉ
nh́n bên trên bề mặt, ở mặt ngoài mà nh́n sâu vào bên trong Thực Tại
của đời sống. Chính nhờ cái nh́n sâu sắc căn cứ trên tâm hoàn toàn
vắng lặng ấy mà hành giả tẩy sạch mọi bợn nhơ, mọi ô nhiễm ngủ ngầm
để thành mục tiêu cuối cùng, Niết Bàn. Thiền minh sát (vipassanà
bhàvanà) là loại thiền mà chính Đức Phật đă t́m ra, đă thực hành, đă
thành công và đă ban truyền, trước kia chưa từng có, và ngoài Phật
Giáo không có ..." (3)
Pháp hành "thiền chỉ" trong
Phật Giáo đưa đến tột đỉnh là đắc Thiền (Jhana), trong khi pháp hành
"thiền quán" dẫn đến bốn tầng Thánh mà bậc Thánh cuối cùng là A La
Hán, hay tiến thêm một bước nữa là đạt quả vị Phật, giải
thoát.
Đi
trên con đường Bồ Tát Đạo, cứu cánh tu tập của chúng ta dứt khoát là
không nhắm đến trạng thái Định hay thư giản. Ta vận dụng công năng,
oai lực của Thần Chú Đại Bi -bằng cách chuyên tâm tŕ tụng Thần chú
này một số biến nhất định- như là một pháp hành của Thiền Chỉ, và
chỉ xem đó như là một cổ xe đưa ta đến bến bờ giác ngộ. Cho nên, khi
tâm đă an trụ vững vàng, chúng ta bắt đầu bước vào Thiền minh sát,
lúc này dùng h́nh trạng và tướng mạo của Thần chú Đại Bi làm nội
dung thiền quán: Tâm Đại Từ Bi, Tâm B́nh Đẳng, Tâm Vô Vi,Tâm Không
Quán... và nên được bắt đầu bằng Tâm Đại Từ Bi.
Tại sao chúng ta bắt đầu nội
dung Thiền quán bằng Tâm Đại Từ Bi? Trước tiên, đây là một yêu cầu
của Bồ Tát. Tŕ Chú Đại Bi sẽ không linh nghiệm nếu không được phát
khởi bằng Đại Bi tâm. Thứ hai, khi chọn phương pháp thiền định dùng
Thần Chú Đại Bi như là phương tiện - vắn tắt xin được tạm gọi là
Thiền Quán Âm- chúng ta đă phát tâm noi theo hạnh nguyện ban vui cứu
khổ của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, tự nguyện trở thành một cánh tay,
một chiến sĩ trong đạo quân t́nh thương của Ngài, đem gieo rắc ánh
sáng từ bi đến khắp muôn loài chúng sanh, góp phần xây dựng một cơi
Tịnh Độ Nhân Gian trên cơi thế. Thiền Quán Âm như thế là một loại
thiền tích cực, đi thẳng vào đời sống, tác động vào đồng loại, chúng
sanh và môi trường sống. Hành giả khi dùng Thiền quán sẽ vận dụng
Tâm Đại Bi làm ngọn đuốc soi đường, rọi chiếu vào tất cả ngỏ ngách
tâm linh và hành động của chính ḿnh trong từng mỗi phút giây hiện
tại.
Làm
Thế Nào Để Thực Hiện Đại Từ Bi Tâm Quán?
Từ
Bi Quán là phương thức để huân tập ḷng Từ Bi. Trong đạo Phật có rất
nhiều phương pháp thực hành Từ bi quán mà cố Hoà Thượng Thích Thiện
Hoa đă giảng rơ trong cuốn "Phật Học Phổ Thông", ở đây xin được tóm
tắt lại bằng ba phép quán từ thấp đến cao như sau
:
a. Quán chúng sinh duyên từ
: Quán sát
cảnh khổ của chúng sinh ở trong cơi dục giới mà phát khởi ḷng
từ.
-
những kẻ bị đọa ở địa ngục hiện đang bị hành phạt, loài ngạ quỷ đói
khát;
-
loài súc sanh (trâu, ḅ heo, gà...) bị hành h́nh, phân thây xẻ thịt
làm thức ăn cho loài khác;
-
loài a tu la phải đấu tranh chém giết;
-
chúng sanh ở cơi trời khi hết phước đức cũng phải bị đọa lạc;
-
những cảnh khổ của kiếp người...
Thấy được những cảnh khổ của
chúng sinh, để cho ḷng từ bi phát khởi, Phật dạy ta phải xem tất cả
chúng sinh như là bà con thân thuộc trong một đại gia đ́nh. Nhân
loại như đang sống trong một ngôi nhà lớn và rộng ra các loài khác
cũng là thành phần của một đại gia đ́nh, do nghiệp duyên ràng buộc,
có thể họ đă là bà con quyến thuộc của ta trong kiếp trước hoặc sẽ
là anh em cha mẹ ta trong những kiếp tương lai...
b. Quán Pháp duyên từ :
Cao hơn một bậc, hành giả có
thể quán sát thấy tất cả chúng sanh đều có chung pháp tánh cho nên
nói như ngài Duy Ma Cật, "v́ chúng sanh bệnh nên ta bệnh", chúng
sanh khổ nên ta khổ và v́ thế ta t́m cách cứu độ chúng sanh. Ta cứu
khổ nhưng không cần biết đối tượng được cứu khổ và cũng không chấp
rằng ta đang cứu khổ v́ ta và chúng sanh đă đồng một bản thể, đồng
một pháp giới tánh.
c. Quán Vô duyên từ :
Đây là ḷng từ
bi của chư Phật, theo thể tánh chơn tâm mà phát ra, bao la trùm
khắp, không thiên lệch một nơi nào như ánh sáng mặt trời chiếu rọi
khắp gần xa một cách vô tư, không dụng công và không bỏ sót một nơi
nào. Loại này chúng ta chỉ biết qua chứ không áp dụng vào thiền tập
v́ quá cao siêu.
Phương pháp thiền quán này đă được một vị tổ
Thiên Thai Tông, ngài Trí Lễ đem vào áp dụng trong một nghi lễ sám
hối nổi tiếng: Đại Bi Sám Pháp, vẫn c̣n được thực hành thường xuyên
cho đến ngày hôm nay. Nh́n vào bản cẩm nang thực hành Đại Bi Sám
Pháp do ngài Trí Lễ soạn, ta thấy ngài đă xem nặng việc phát
mười đại nguyện và tŕ tụng thần chú Đại Bi như là những chủ đề
trung tâm của sám pháp. Tuy nhiên những lời nguyện này đă được ngài
vận dụng một cách thông minh để không c̣n là những ước vọng đơn
thuần của một người tín đồ thuần thành chất phác, mà trở thành những
cánh cửa qua đó mười phương thức thiền quán căn bản có thể được thực
hành.
Cũng tương tự như thế, khi luận b́nh
về “chín loại tâm” tức là “h́nh trạng và tướng mạo” của thần
chú như đă tŕnh bày ở trên, ngài Trí Lễ đă làm cho cái ư nghĩa đáng
suy gẫm của chúng trở thành cái bầu khí của toàn thể buổi lễ khi mỗi
hành giả tham dự sám hội rút vào thiền quán một ḿnh. Với cung cách
này chẳng khác ǵ ngài đă chuyển hoá thần chú từ bùa chú thần bí trở
thành một cửa ngỏ bước vào giác ngộ.
Cũng theo ngài Trí Lễ, t́nh trạng nhất tâm
mà hành giả đạt được qua thiền quán sẽ không khác ǵ với thực tại
tuyệt đối trong đó bao gồm cả chư Phật và chúng sanh, chân lư và hư
vọng, từ đây bất cứ cái ǵ một người nghĩ đến cũng đều trở nên vô
cùng quan trọng. Từ luận lư này của ngài Trí Lễ, đi một bước xa hơn,
nếu một người nghĩ đến Quán Âm và rồi ăn năn về tội lỗi của ḿnh th́
cũng giống như nói rằng bản tánh của hư vọng và bản tánh của trí tuệ
đều luôn luôn là những thành phần trong một con người; nếu năng lực
của cái sau tăng lên th́ cái trước sẽ giảm xuống. Bởi v́ “Quán Âm là
bản tánh nguyên thủy của chúng ta”, như cách nói của ngài Trí Lễ,
một điều hoàn toàn dễ hiểu là tại sao nghi thức sám pháp này có thể
được dùng như là một phương tiện thiện xảo để chuyển hoá tâm linh.
Và đó cũng là điều khá dễ hiểu tại sao ngài Trí Lễ lại soạn ra một
bộ sám pháp mới đặt căn bản trên cuốn Thiên Thủ Kinh. Bởi v́ bộ kinh
này và đặc biệt là Thần Chú Đại Bi đă rất phổ biến dưới thời Tống,
và bởi v́ Bồ Tát Quán Âm đă được thờ phượng tại Trung Quốc hơn sáu
trăm năm, quả là chuyện không có ǵ hợp lư hơn khi lấy một bộ thần
chú quen thuộc và một vị Bồ Tát được mọi người yêu mến để biến thành
những phương tiện trợ duyên cho sự cứu độ và giác ngộ của chúng
ta.(4)
2. Thần Chú Đại Bi, Một Con
đường tắt đến Tịnh Độ
Nói đến Thần Chú Đại Bi, nói
đến tu tập Thiền định, ta không thể không nói đến Tịnh Độ. Tại sao?
Bởi v́ chuyện sinh tử là chuyện quan trọng của đời người. Ta nhận
thức được rằng kiếp sống thế gian rất ngắn ngủi và ta cũng không
muốn luẩn quẩn măi trong cảnh luân hồi sinh tử cho nên ta tu tập để
mong cầu vươn đến một cảnh giới đích thực, vĩnh cữu. Cảnh giới đó có
thể mang tên là Niết Bàn. Cảnh giới đó cũng có thể là Tịnh
Độ.
Trước hết, khi nói đến Tịnh Độ,
Phật tử thường liên tưởng ngay đến một cảnh giới cực lạc. Đó là một
cảnh giới lư tưởng, đẹp đẽ, an lành mà bất cứ người con Phật nào
cũng thường ước mơ được văng sanh đến sau khi từ giă cơi đời. Đức
Thế Tôn đă tuyên xưng rất nhiều cảnh giới Tịnh Độ trong các kinh
sách, mà đặc biệt là cảnh giới Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà.
Để đạt đến cảnh giới này, pháp môn Tịnh Độ đặt nền móng tu tập trên
ba nguyên tắc căn bản: Tín, Nguyện và Hạnh. Trước hết là ḷng tin.
Ta tin có sự hiện hữu của cơi Tịnh Độ Tây phương do Đức A Di Đà làm
giáo chủ. Tin như thế ta Nguyện sẽ được văng sanh về cảnh giới này.
Nguyện được thể hiện bằng Hạnh qua phương thức tŕ danh, tức là
trong suốt hành tŕnh tu tập của ḿnh ta phải hành tŕ pháp môn niệm
Phật A Di Đà cho đến "nhất tâm bất loạn", th́ chắc chắn sẽ được Ngài
tiếp dẫn ta về cảnh giới này sau khi ta từ giă cơi đời.
Một cảnh giới Tịnh Độ khác cũng
thường được Đức Thế Tôn nhắc tới đó là cung trời Đâu Suất (Tutsia)
của Di Lặc, vị Bồ Tát đă được Phật Thích Ca thọ kư sau này sẽ trở
xuống cơi trần thành lập hội Long Hoa và trở thành vị Phật tương
lai. Nỗ lực của Ngài là hóa độ quần sanh, biến cơi nhân gian thành
Tịnh Độ. Quan niệm Tịnh Độ này rất phù hợp với niềm tin và hạnh
nguyện của người tu tập theo pháp hành Thiền Quán Âm bởi tính tích
cực của nó. Bắt nguồn từ phương châm "Học Phật đạo, hành Bồ Tát
đạo", ta sẽ không bao giờ mong cầu ḿnh được sanh về một thế giới
cực lạc, hoặc Niết Bàn cho riêng ḿnh. Đây là thông điệp chính yếu
của Thần chú Đại Bi, tiếng Phạn là Maha Karuna, mà Karuna có nghĩa
là "ngưng t́m kiếm hạnh phúc". Ta ngưng t́m kiếm hạnh phúc, Niết bàn
cho chính ta khi muôn loài chúng sanh chưa hạnh phúc, an lạc, chưa
đạt được cảnh giới Niết Bàn, như Đức Di Lặc đă thuyết trong kinh
Trang Nghiêm Minh Giác: "Với từ bi ta không trụ nơi cực lạc an
b́nh", có nghĩa là với Đại Từ Bi ta không mưu cầu sự giải thoát cá
nhân.
Như vậy, nếu hiểu Tịnh Độ là
pháp môn dựa trên căn bản Tín, Nguyện, Hạnh, th́ phương pháp hành
Thiền sử dụng Thần Chú Đại Bi cũng không xa ĺa pháp môn Tịnh Độ,
chỉ khác một điểm nhỏ là thay v́ tŕ tụng danh hiệu Phật A Di Đà,
chúng ta tŕ tụng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Bi Thần Chú.
Đến đây, những hành giả bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tư tưởng Tịnh Độ
-những người thường lo lắng đến hậu sự- chắc chắn sẽ nêu ra câu hỏi:
Nhưng rồi sau khi quá văng, chúng ta, những người tu tập Thiền định
-Thiền Quán Âm, nếu không đạt được giác ngộ trong hiện kiếp sẽ văng
sanh về đâu? Thưa bạn, câu hỏi đặt ra thật đúng lúc, v́ qủy vô
thường có thể đến thăm viếng ta bất cứ lúc nào, tốt hơn hết là ta
nên chuẩn bị. Tuy nhiên, bạn cũng đừng phí th́ giờ để lo nghĩ nhiều
đến vấn đền này v́ bạn nhớ không, trong kinh Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế
Âm đă khả hứa với chúng ta rằng những người tŕ tụng thần chú Đại Bi
chắc chắn sau khi chết sẽ không bị rơi vào con đường ác đạo. Những
điều Bồ Tát đă hứa là chắc chắn không thể nào thay đổi, có nghĩa là
bạn đă biết chắc một điều rằng ḿnh sẽ không bao giờ bị rơi vào con
đường ngạ quỹ, địa ngục hay súc sanh. Như vậy vấn đề c̣n lại quả
thật rất đơn giản: Bạn có quyền tự do lựa chọn cảnh giới Tịnh Độ mà
ḿnh mong muốn để được văng sanh kể cả về Tây Phương Cực Lạc của Đức
Phật A Di Đà. Tuy nhiên, do noi theo hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của
Bồ Tát Quán Thế Âm, người hành Thiền Quán Âm như đă nói ở trên,
không phải chỉ mưu cầu giải thoát cho riêng cá nhân ḿnh mà c̣n muốn
bắt tay vào việc căi thiện xă hội, môi trường, xây dựng một cơi Tịnh
Độ nhân gian trên cơi thế, cho muôn loài chúng sanh, trong thời đại
mà chúng ta đang sống cho nên gần gũi hơn với Tịnh Độ Di Lặc. Do
tính cách tích cực đó, xin được đề nghị thêm với bạn ba cảnh giới
sau đây để suy nghĩ và chọn lựa. Sau khi đă có quyết định, bạn phải
phát nguyện ngay cùng Bồ Tát Quán Thế Âm để Ngài thọ kư cho và chắc
chắn bạn sẽ được Ngài hiện đến tiếp dẫn trước phút lâm chung, hướng
dẫn bạn đến cảnh giới mong cầu:
Tái sanh trở lại cơi trần tiếp
tục hành Bồ tát đạo, hoằng pháp lợi sanh, biến cơi nhân gian thành
Tịnh Độ.
Về
cảnh giới của Bồ Tát Địa Tạng, tức là xuống cơi địa ngục tiếp tục tu
tập cùng Bồ Tát, thực hành công hạnh theo lời nguyện: "Nếu con hướng
về cơi địa ngục, địa ngục liền mau tự tiêu tan".
Về
cơi Trời Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc để tiếp tục tu học, cho đến khi
nào Bồ Tát giáng trần ta sẽ cùng theo chân Ngài trở lại cơi thế dự
hội Long Hoa.
Tuy nhiên, xin được nhắc lại
một lần nữa, điều quan trọng nhất là chúng ta hiện đang sống trong
cơi thế này, trong giây phút hiện tại này, cho nên công việc trước
mắt của người Phật tử chúng ta là phải bắt tay ngay vào việc xây
dựng một cơi Tịnh Độ Nhân Gian, tức cũng là cơi Tịnh Độ Di Lặc mà
mọi Phật tử đều mong cầu, mơ ước. Đó cũng chính là thông điệp của
Thần Chú Đại Bi.
3. Thần Chú Đại Bi, Một Cánh
Cửa Rộng Mở Vào Mật Tông.
Ta đang tŕ tụng Đại Bi Thần
Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là ǵ? Đại Bi Thần Chú liên
hệ như thế nào đến Mật Tông?
Chú c̣n được biết dưới những
tên gọi khác là Thần Chú, Chân Ngôn hay Mật ngôn, tiếng Phạn là Đà
La Ni (Dhàrani), tức là những câu nói bí mật của chư Phật, chư Bồ
Tát. Những mật ngôn này đối với phái Mật Tông được sử dụng như là
những mật mă để chuyển âm những lời cầu nguyện của người hành tŕ
đến với chư Phật, chư Bồ Tát trong khắp mười phương và được các ngài
mau chóng cảm nhận để giúp đỡ hộ tŕ.
Đà
La Ni được dịch qua tiếng Trung Hoa có nghĩa là Tổng Tŕ, tức là một
loại thần lực có năng lực thâu nhiếp cùng bảo tŕ tất cả các pháp
thế gian và xuất thế gian không cho các thiện pháp bị tán loạn và
ngăn che các ác pháp không cho phát sanh.
Mật Tông c̣n đuợc gọi là Kim
Cang Thừa hay Tối Thượng Thừa, được du nhập từ Ân Độ vào Trung Quốc
kể từ đời Đường do công lao của ba vị đại sư tên tuổi: Thiện
Vô Úy, Kim Cương Trí, và Bất Không Kim cương đặt căn bản trên bộ
kinh Đại Nhật do chính Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết dưói danh hiệu
là Tỳ Lô Giá Na. Sở dĩ Mật Tông đưọc gọi là Tối Thượng Thừa bởi v́
đây là một pháp môn bí truyền và huyền diệu có thể giúp hành giả chỉ
trong một niệm có thể hoàn thành Bồ Tát Đạo, một đời giải thoát tức
là “Tức thân thành Phật”, trái với Hiển giáo, để thành tựu Phật quả
một người phải trải qua ít nhất là ba đại kiếp. Hiển giáo phải nương
vào Tam Tạng kinh điển để giác ngộ, trong khi Mật giáo chỉ y vào
nghi quỹ, tức là phép tụng tŕ mật chú và ấn quyết cùng mạn đà la để
tiêu trừ tội chướng.
Trong các bộ mật chú được
lưu truyền th́ Đại Bi Thần Chú với công năng không thể nghĩ bàn đă
được tŕ tụng rộng răi trong đại chúng kể từ đời Đường, Tống mà
những linh ứng được chứng minh qua thời gian, cụ thể trong “Tống Cao
Tăng Truyện” đă kể lại tiểu sử của ba vị danh tăng thời Tống như
sau:
Nhân vật đầu
tiên là sư Trí Huyền (809-881), người gốc gác ỏ Mai Châu, Tứ Xuyên.
Sư nổi tiếng là người học rộng và tinh thông Phật pháp, đặc biệt là
những kinh sách về Tịnh Độ. Lư Thương Ẩn và một số những khuôn mặt
trí thức nổi tiếng đương thời rất ái mộ ngài. Tuy nhiên khi sư được
mời để giảng pháp tại kinh đô, với thổ ngữ khá nặng của vùng Tứ
Xuyên, rất khó mà có người hiểu được ngài. Sư liền trở về quê nhà và
đi lên núi Tai Voi (Tượng Nhĩ Sơn) -một nơi tôn thờ tín ngưỡng Đại
Bi- và liên tục tŕ tụng Thần Chú Đại Bi. Một đêm nọ, sư nằm mơ thấy
một vị thần tăng đến cắt đứt lưỡi ngài và thay bằng một cái mới.
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, sư bắt đầu nói thổ ngữ của vùng Tràng An
một cách trôi chảy. (T 50:763c).
Vị sư thứ hai là
Thần Trí (819-886), người sống đồng thời cùng với sư Trí Huyền, đă
bắt đầu tŕ tụng thần chú khi mới lên 12 tuổi. Sau khi xuất gia vào
năm hai mươi tuổi, sư đă lặn lội đi khắp vùng Đông Nam Trung quốc
chữa trị đủ mọi loại bệnh bằng nước lă đă được gia tŕ chú Đại Bi.
Người ta lũ lượt t́m đến sư và v́ thế sư được gọi là “Đại Bi Tăng.”
Trong khoảng từ năm 847 đến 859 sư về kinh đô hoằng hoá và đă chữa
lành bệnh bị ma ám cho con gái của vị Thừa tướng đương triều, bằng
cách liên tục gia tŕ chú Đại Bi lên cô gái này trong suốt bảy
ngày.
Vị sư thứ ba, Đạo Châu
(863-941) vốn là một nhạc sĩ, nổi tiếng với giọng tán tụng kinh Phật
rất hay. Thúc đẩy bởi niềm tin sâu xa vào chú Đại Bi, sư đă lấy máu
của ḿnh vẽ lên một bức h́nh Bồ Tát đang đứng. Năm 882 Khi Hoàng Sào
nổi loạn chiếm đóng Tràng An, sư đă tự chặt cánh tay trái của ḿnh
(ngay tại cùi chỏ) và đốt lên để cúng dường Bồ Tát, cầu nguyện cho
hoà b́nh. Sư đồng thời cũng cắt lỗ tai trái của ḿnh trong khi đang
cầu mưa cho dân làng. Kết quả của niềm tin này là khi sư viên tịch ở
tuổi 78, thể xác của sư đă không bị śnh thối mà vẫn tươi nhuận như
là đang nhập định. Nhục thân của sư sau đó đă được sơn phết và ướp
xác để bảo quản. (5)
Ta không có tài liệu chính
thức để biết rơ việc Mật Tông cũng như Thần Chú Đại Bi đă được
truyền vào Việt Nam từ lúc nào, có thể là rất sớm, cụ thể là hai vị
danh tăng thần thông quảng đại nhất trong thời Lư cũng như trong
lịch sử Phật Giáo Việt Nam mà tiểu sử được kể lại trong “Thiền Uyển
Tập Anh,” Thiền sư Ma Ha và Thiền sư Từ Đạo Hạnh, đă đắc pháp là do
tŕ tụng Thần Chú Đại Bi:
Thiền Sư Ma Ha (Câu chuyện 46) (6).
Chùa Quan Ái, làng Đào Gia,
Cổ Miệt (7). Tổ tiên là giồng người Chiêm Thành, sau mạo tánh họ
Dương. Cha tên Bối Đà, rành về sách bối, làm quan dưới triều Lê với
chức Bối (xưa gọi là Đà Phan) (8). Lớn lên, sư là người hiẻu biết
thấu đáo mọi việc, học thông cả hai ngôn ngữ Hán và
Phạn.
Năm 24 tuổi, Sư nối nghiệp
cha, tiếp tục trụ tŕ ngôi chùa cũ. Thường vào những lúc diễn tập
kinh bối, Sư thấy Hộ Pháp, Thiện Thần quở rằng: “Sao dùng cái học
bên ngoài đó, chác chắn không hiểu được nghĩa lư.” (9) Sư do đó bị
mù, rất tự hối lỗi. Khi sắp gieo ḿnh xuống vực sâu mà chết th́ gặp
Viễn Biệt chùa Đông Lâm ngăn rằng: “Đừng! Đừng!” Sư nghe lời đó liền
tỉnh ngộ.
Về sau, Sư đến chùa Cổ Sơn
tho giáo với Đỗ Pháp Thuận. Sư chuyên việc sám hối và tŕ tụng Đại
Bi Tâm Chú (10), trải ba năm chưa từng một chút biếng trễ bèn được
bồ Tát Quán Âm lấy nước sạch cành dương rưới lên đầu mặt, mắt bỗng
nhiên sáng lại và ḷng càng thêm thanh tịnh.
Năm Thuận Thiên thứ 5
(1014), Sư dời về núi Đại Vân (11) tại Trường An, ngày ngày siêng
năng tu tập, đạt được Tổng Tŕ Tam Muội và các ảo thuật, người đời
không lường nổi. Hoàng Đế Lê Đại Hành (12) ba lần mời Sư vào cung
thưa hỏi, Sư chỉ chắp tay cúi đầu mà thôi. Bắt đến lần thứ ba, Sư
mới đáp: “Cuồng tăng ở chùa Quan Ái”. Vua cả giận, sai giam Su tại
chùa Vạn Tuế trong đại nội, cho người khóa cửa canh gác. Đến sáng
th́ đă thấy Sư ở ngoài pḥng Tăng mà cửa vẫn khóa kín như cũ. Vua
rất ngạc nhiên, bèn cho phép Sư đi đâu th́ đi.
Sư đi về phía Nam đến Ái
Châu, ở trấn Sa Đảng (13). Phong tục ở trấn ấy ưa thờ cúng quỷ thần,
lại chuyên nghề sát sinh. Sư khuyên họ ăn chay, ho đều nói: “Thiên
thần của chúng tôi, họa phước không dám trái.”
Sư bảo: “Các ngươi nếu có
thể bỏ ác làm lành, giả như có quỷ thần xúc hại, lăo tăng sẽ tự chịu
thế cho.”
Dân làng thưa: “Gần đây có
người bệnh lâu sắp chết, thầy thuốc, đồng bóng đều bó tay. Nếu ông
chữa được bệnh này, chúng tôi sẽ theo lời khuyên”.
Sư bèn lấy nước đọc chú rồi
phun vào, người bệnh tức khắc bớt ngay. Họ tuy cảm phục nhưng thói
cũ ăn sâu, chưa thể chóng đổi. Có hương hào họ Ngô, nhân uống rượu
say, đem rượu thịt đến trước mat ép Sư: “Hoà Thượng có thể theo được
cuộc vui này th́ chúng tôi sẽ tuân theo lời ngài
dạy”.
Sư bảo: “Đă mời th́ chẳng
dám từ, chỉ sợ đau bụng đấy thôi”.
Họ Ngô mừng thưa: “Có đau
th́ Ngô tôi tự thay cho”.
Sư nhận lời làm theo rồi
bỗng giả bộ làm bụng śnh to, trong bụng tiếng sôi như sấm, hơi thở
hào hễn, van to: “Ông Ngô đâu chịu thay cho ta”. Họ Ngô xanh mặt,
chẳng biết làm ǵ. Sư tự chấp tay niệm: “Nam mô Phật, nam mô Pháp,
nam mô Tăng, cứu con với”. Giây lát bèn mửa ra, thịt th́ biến
thành thú chạy, cá th́ thành cá nhảy, rượu th́ hoá ra nước đồng. Mọi
người rất kinh hăi.
Sư bảo: “Thân các ngươi bị
bệnh, theo ta th́ lành ngay. Đến khi ta đau bụng, các ngươi không
thay thế ta được. Các ngươi nay chịu theo lời dạy của ta chưa?” Tất
cả dân làng đều bái tạ xin vâng.
Năm Thiên Thành thứ 2
(1029), Đô Úy Nguyễn Quang Lỵ (14) thỉnh Sư trú tŕ chùa Khai Thiên
ở phủ Thái B́nh (15). Được sáu năm, Sư lại từ chức lui về Hoan Châu.
Sau không biết Sư mất ở đâu.
Thiền Sư ĐẠO
HẠNH (? –
1117).
Câu chuyện 51. (16)
Chùa Thiên Phúc (17), núi
Phật Tích (18), họ Từ tên Lộ. Cha là Vinh, làm quan tới chức Tăng
quan đô án, thường đi học tại làng An Lăng (19), lấy một người con
gái họ Tăng rồi theo quê vợ. Sư là con nàng Tăng Thị vậy
(20).
Lúc nhỏ Sư ham chơi, tánh
t́nh hào hiệp, có chí lớn, lại có hành động nói năng người đời không
thể lường được. Sư thường kết bạn với nhà nho Phí Sinh, đạo sĩ Lê
Toàn Nghĩa và nghệ sĩ phường chèo Vi Ất. Đêm, Sư khổ công đọc sách,
ngày th́ thổi sáo, đánh cầu, đánh bạc làm vui. Thân phụ thường trách
Sư biếng nhác. Một hôm ông lén vào pḥng ngủ cua Sư đẻ ŕnh xem,
thấy ngọn đèn đă tàn, sách vở chất đống, Sư đang dựa án mà ngủ, tay
chưa rời quyển sách, tàn đèn rơi đầy mặt bàn. Từ đấy ông cụ không lo
nữa.
Sau đó ứng thi điện thí tăng
quan đỗ khoa Bạch Liên. Chẳng bao lâu cha Sư là Vinh dùng tà
thuật làm mất ḷng Diên Thành Hầu (21). Hầu nhờ Pháp sư Đại Điên
(22) dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch (23). Xác trôi
đến cầu Quyết (24) là chỗ nhà Hầu, bỗng đứng thẳng lên mà chỉ tay
vào nhà, suốt ngày không đi. Hầu sợ, đi báo cho Đại Điên. Đại Điên
đến nơi, đọc một câu kệ: “Tăng giận không cách đêm”. Đọc xong, xác
đáp lại, trôi đi.
Sư nghĩ cách phục thù cho
cha, nhưng t́m kế không ra. Một hôm, Sư ŕnh Điên đi khỏi nhà, muốn
đánh lén, chợt nghe trên không có tiếng la: “Đừng, đừng!” Sư sợ hăi
vứt cây mà chạy. Sư muốn sang Ấn Độ, t́m học phép linh dị để chốn
lại Đại Điên. Đi đến xứ Mọi răng vàng (25), đường xá hiểm trở, Sư
bèn trở về ẩn tại núi ấy, hàng ngày chuyên tụng chú Đại Bi Tâm đà la
ni đủ 10 vạn 8 ngàn biến. Một hôm Sư thấy thần nhân đến trước mặt
ḿnh nói: “Đệ tử là Tứ Trấn Thiên Vương (26), cảm công đức tŕ chú
của Sư, nên đến đây xin hầu để Sư sai bảo. Sư biết đạo pháp của ḿnh
đă thành, có thể trả thù cha, mới đến bến Quyết, cầm gậy, thử ném
xuống ḍng nước chảy xiết, gậy trôi ngược ḍng như con rồng, đến cầu
Tây Dương (27) dừng lại. Sư mừng nói: “Pháp ta thắng rồi”. Bèn đến
thẳng chỗ Đại Điên. Điên thấy nói:
“Ngươi không nhớ việc ngày
trước sao?”
Sư ngữa mặt nh́n lên trời,
lặng lẽ không nói ǵ, nhân đó đánh mạnh, Đại Điên phát bệnh
chết.
Từ đấy oán xưa rửa sạch,
niệm tục tiêu tan. Sư dạo khắp tùng lâm, hỏi xin ấn chứng. Nghe Kiều
Trí Huyền hoá đạo ở Thái B́nh (28), Sư nhún ḿnh đến tham yết,
tŕnh hỏi chân tâm bằng bài kệ:
“Lâu lẫn bụi đời chửa biết
vàng
Chẳng hay đâu chốn, ấy ḷng
chân
Nguyện xin chỉ rơ bày phuơng
tiện
Thấy trọn như như khỏi nhọc
t́m.”
Trí Huyền đáp lại bằng một
bài kệ:
“Tiếng ngọc lặng đưa lời
nhiệm mầu
Ở trong tỏ rơ ư thiền
nao
Bồ đề đạo đó hà sa
cơi
Muốn tới c̣n xa mấy vạn
sào.”
Sư mù mị không hiểu, mới đến
giảng hội của Sùng Phạm chùa Pháp Vân hỏi: “Thế nào là chân
tâm?”
Phạm hỏi lại: “Cái ǵ chẳng
phải chân tâm?”
Sư tỉnh ngộ, nói: “Làm thế
nào bảo đảm?”
Phạm đáp: “Đói ăn, khát
uống”. (29)
Sư lễ tạ, từ giă ra đi. Từ
đấy pháp lực có thêm, duyên thiền càng thục, có thể sai rắn núi, thú
rừng, họp nhau đến chịu thuần phục. Sư đốt ngón tay cầu mưa, đọc chú
dùng nước chữa bệnh, không ǵ là không tức khắc ứng
nghiệm.
Có vị Tăng hỏi: “Đi, đứng,
nằm, ngồi đều là tâm Phật, thế nào là tâm Phật?”.
Sư dạy bài
kệ:
Tạo có, mảy may
có
Làm không, tất cả
không,
Có không như trăng
nước,
Chớ vướng có không
không”.
Lại bảo:
Trời trăng đỉnh núi
cao
Người người mất hết
châu
Kẻ giàu có ngựa
tốt
Đi bộ chẳng cởi
câu”.
Bấy giờ, vua Lư Nhân Tông
không có con nối ḍng. Tháng 2 năm Hội Tường Đại Khánh thứ ba
(1112), người phủ Thanh Hoá dâng sớ tâu rằng: “Trên bải cát biển, có
đứa bé linh dị, tuỏi mớ lên ba mà đă biết nói, tự xưng con đích của
bệ hạ tên là Giác Hoàng. Hết thảy những ǵ bệ hạ làm, không ǵ là nó
không biết”.
Vua sai trung sứ đến xem,
quả đúng như lời, bèn xin rước về kinh đô, để ở chùa Báo Thiên. Vua
thấy đứa bé thông minh khác thường, rất đỗi thương mến, sắp lập làm
hoàng thái tử. Quần thần hết sức can gián, cho là không được, và
nói: “Nếu đứ bé kia quả hật linh dị th́ nên thác sinh vào cung cấm,
sau mới có thể lập”. Vua theo lời, truyền mở đại hội bảy ngày đêm,
làm phép thác thai.
Sư nghe chuyện, riêng nói
rằng: “Thằng kia yêu dị, làm mê hoặc người lắm. Ta há nhẫn tâm, ngồi
nh́n chẳng cứu, để nó làm loạn ḷng người, phá rối Chánh Pháp
sao!”
Nhân thế, sai chị ḿnh giả
làm người đi xem hội, bí mật đem vài hạt châu do Sư kiết ấn, treo
trên mái diềm. Hội đă ba ngày, Giác Hoàng nhuốm bệnh, nói với mọi
người: “Đầy khắp cả nước đều có lưói sắt bủa vây, tuy muốn thác
sinh, mà sợ không có đường vào”.
Vua nghi Sư chú giải, sai
người tra hỏi, Sư quả nhận tội, bị giam ở lầu Hưng Thánh, hợp quần
thần nghị tội. Khi Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Sư kêu van: “Xin hết
sức cứu bần tăng một phen, may thoát tội, ngày sau tất xin đầu thai
làm con để tạ ơn.”
Hầu nhận lời. Đến lúc hội
nghị, quần thần đều nói: “Bệ hạ v́ không có con, nên mới cho Giác
Hoàng thác sinh, thế mà Lộ liều lĩnh dám làm chú giải, nên kết án tử
h́nh, dể tạ ḷng thiên hạ.”
Hầu chậm răi thưa: “Nếu Giác
Hàng có thần lực, th́ dù có trăm Lộ chú giải cũng không làm hại
được. Nay trái lại như thế th́ Lộ vượt xa Giác Hoàng vậy. Thần ngu
muội trộm nghĩ, nó tỏ phục Lộ, th́ đừng cho y thác
sinh.”
Vua xá tội.
(30)
Sư đến nhà Hầu tạ ơn, gặp
lúc phu nhân đang tắm, Sư ép nh́n phu nhân. Phu nhân nổi giận, dem
chuyện thưa lại với Sùng Hiền Hầu. Hầu đă biết rơ nguyên nhân nên
rốt cuộc không hỏi han ǵ. Phu nhân từ đó biết ḿnh có thai. Sư dặn
Hầu rằng: “Khi nào lâm bồn th́ nên báo trước cho biết”.
Đến ngày đủ tháng, Sư nghe
tin báo, bèn thay áo quần, tắm rửa, bảo đồ chúng rằng: “Túc nhân ta
chưa hết, c̣n phải ra đời lại, tạm làm quốc vương (31). Đến khi thọ
chung, lại làm thiên tử trên cơi trời Tam thập tam. (32) Nếu thấy
chân thân hư nát, th́ lúc ấy ta mới vào Niết bàn, không ở cơi sinh
diệt nữa”.
Đồ chúng nghe xong, không ai
là không động ḷng rơi lệ. Sư nói bài kệ rằng:
Thu sang không báo nhạn về
đây
Cười nhạt người đời thương
xót thay
Nhắn bảo môn nhân thôi luyến
ái
Thầy xưa bao thuở vẫn thầy
nay.
Nói xong kệ, Sư nghiễm nhiên
mà hoá, đến nay xác thoát vẫn c̣n. (33)
Kết Luận.
Với công năng không thể nghĩ
bàn như thế ta sẽ không ngạc nhiên chút nào khi thấy việc sử dụng
Thần Chú Đại Bi đă có chiều hướng tiến triển từ việc tŕ tụng trong
những dịp đặc biệt được nói đến trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh
Quy (Những Quy Luật của Bách Trượng, theo Sắc Lệnh của Triều
Đ́nh, do Đắc Huệ (1142-1204) kết tập lần đầu tiên và bản tu chính đă
được ấn hành vào năm 1338) dưới thời Nguyên, hoặc trong các tự viện
của Thiên Thai Tông, được đề cập đến trong Tăng Tu Giáo Uyển
Thanh Quy (do Tự Khánh soạn vào năm 1347), và rồi kể từ đời
Thanh trở đi như được minh chứng qua Thiền Môn Nhật Khoá
việc tŕ tụng chú Đại Bi
cùng với Tâm Kinh Bát Nhă đă được đưa vào nhựt khóa của hai buổi
công phu sớm chiều trong tất cả các tự viện Trung quốc và Việt
Nam.
Như người cùng tử, suốt một đời
rong ruổi ngược xuôi, đến khi mang chiếc thân tàn trở về lại ngôi
nhà cũ của Cha ḿnh mới khám phá ra viên ngọc vô giá trong chiếc áo
rách nát tả tơi theo năm tháng mà ngày xưa người cha v́ ḷng yêu
thương đă khâu vào trước khi đứa con bỏ nhà đi hoang. Thần chú Đại
Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm
xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu
có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà c̣n là
chiếc ch́a khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác
ngộ, vô thượng bồ đề.
Xin chắp tay tŕ tụng và hồi
hướng công đức vô lượng của Thần Chú này đến muôn loài chúng
sanh...
[2.1]
[2.2]
[2.3]
[2.4]
[2.5]
[HOME]
|